Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn học hát, để phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 16 trang )

PHÒNG GD & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS

HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2022- 2023

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN MƠN HỌC HÁT ĐỂ PHÁT HUY
TÍNH SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LỚP 7 - TRƯỜNG THCS 1

1. Lí do chọn biện pháp
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách
quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Với học sinh
THCS môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực
hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho HS nhằm góp phần giáo dục
tồn diện cho HS theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con
người mới Việt Nam. Tuy nhiên âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách
là một mơn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục
đích của việc dạy và học môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo
dục văn hoá âm nhạc cho HS nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ
bản các kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện
nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt
động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ
thuật và nhu cầu âm nhạc.
Học sinh THCS đang trong thời kì phát triển nhanh về thể chất, tâm sinh
lí, giai đoạn này các em có nhiều ước mơ, suy nghĩ về cuộc sống. Trong quá
trình học âm nhạc, đây là giai đoạn rất thích hợp để phát huy tính sáng tạo
của học sinh.
Ba mức độ biểu hiện của học tập tích cực là bắt chước - tìm tòi - sáng
tạo. Sẽ thiệt thòi cho các em về nghệ thuật âm nhạc, nếu giáo viên không tạo
điều kiện để HS học tập, rèn luyện và thể hiện sự sáng tạo của mình. Dạy âm
nhạc để phát huy tính sáng tạo có nhiều mức độ, từ dễ đến khó, từ sáng tạo ở


mức độ thấp đến cao. Môn âm nhạc ở THCS cũng như trong chương trình
học lớp 7 gồm 4 nội dung là: Học hát, tập đọc nhạc, nhạc lí và âm nhạc
thường thức. Vậy, phải dạy như thế nào để phát huy được tính sáng tạo của
HS?


Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan nêu trên tôi mạnh dạn
trao đổi kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy đó là: “Biện pháp nâng cao
chất lượng phân mơn học hát, để phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp
7 - Trường THCS 1”
2. Nội dung biện pháp
2.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
Trong q trình thực hiện tơi nhận thấy thực trạng gặp được những thuận lợi và
còn phải đối mặt với những khó khăn sau:
Về phía nhà trường.
Thuận lợi:
- Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và
học nghiêm túc, có kiểm tra đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những
tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học.
- Nhà trường và BGH quan tâm thường xuyên.
- Có máy tính, máy chiếu để phục vụ dạy học.
- Giáo viên nắm chắc về chun mơn, tích cực tìm tịi, nghiên cứu
những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy
Khó khăn:
- Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc ở THCS thiếu thốn, nhà trường
mới có phịng học chức năng Âm nhac, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học
bộ mơn âm nhạc cịn thiếu.
- Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm
tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học.
Về phía học sinh.

Thuận lợi:
- Học sinh ngoan, đa số các em rất u thích mơn Âm nhạc. Đặc biệt là phân
môn học hát. Học sinh cảm nhận giai điệu các bài hát khá tốt. Thực hiện các
bài hát với đàn hoặc đĩa tương đối tốt.
Khó khăn:


- Đối với HS trường THCS 1 nói chung, HS lớp 7 nói riêng, là xã thuần nơng
nằm ở phía nam của huyện nên đa phần các em là con nhà nơng và lao động tự
do. Vì thế, các em ít được quan tâm đến việc học tập. Với môn học âm nhạc
cũng khơng ngoại lệ, HS ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang cịn
hạn chế, chưa sâu rộng, khơng kích thích các em học tập. Đa phần HS bị chi
phối, ảnh hưởng về các mơn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào sao nhãng
việc học môn âm nhạc.
- Mặt khác, trong những năm gần đây CNTT, mạng internet được phổ biển rộng
rãi nên các em bị chi phối về việc thích nghe, thích hát nhạc người lớn dẫn đến
việc học các bài hát ở chương trình mơn âm nhạc các em khơng hứng thú không
say mê trong học tập nên kết quả học tập chưa cao, hát chưa đúng giai điệu,
chưa thuộc lời ca…
Đầu năm học

Số HS

2020 - 2021

37

Đ
SL
25


Nhóm HS lên bảng trình bày bài hát (có video)


%
67,5

SL
12

%
32,5


2.2. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vẫn đề
- Biện pháp 1: Học sinh hát và tự kiểm tra lẫn nhau.
Trong quá trình học hát, các em hát đúng về lời ca, giai điệu, để các em
thuộc bài nhanh và nhớ giai điệu bài hát, giáo viên có thể chia nhóm để các em
tự ơn tập và kiểm tra lẫn nhau.
*Ví dụ: Bài hát Khúc hát chim Sơn ca, giáo viên chia lớp thành 2 nhóm. Lần
lượt từng nhóm trình bày, sau đó GV gọi từng nhóm nhận xét các bạn hát.
Hoặc GV chia nhóm và vận dụng hình thức hát đối đáp:
Nhóm 1 hát câu 1 đoạn 1, câu 1 đoạn 2.
Nhóm 2 hát câu 2 đoạn 1 và câu 2 đoạn 2.
GV có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ để các em hát và lựa chọn hình thức
trình bày bài hát phù hợp như:
1 HS nam hát lĩnh xướng câu 1 đoạn 1, 1 HS nữ hát câu 2 đoạn 1, đoạn 2 HS
hát tập thể.
Với phương pháp này học sinh có thể tự kiểm tra lẫn nhau và chủ động trong
cách trình bày bài hát.


Nhóm HS lên bảng trình bày bài hát


- Biện pháp 2: Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh.
Để học sinh không bị thụ động trong cách lựa chọn tiết tấu cho bài hát, GV
khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh bằng cách như sau: GV
thay đổi tiết tấu, tốc độ hay dịch giọng bản nhạc để học sinh nhận biết và thực
hành
*Ví dụ 1: Bài hát Chúng em cần hồ bình.
GV đàn cho HS hát với tiết tấu Disco. Rồi lần lượt chuyển tiết tấu Chacha...,
yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn.
? Các em hãy cho cô giáo biết sự thay đổi tiết tấu như cô và các em vừa trình
bày có phù hợp với bài hát không?
HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân.

HS trình bày bài hát (có video)
*Ví dụ 2: Bài hát Khúc hát chim Sơn ca.
GV dịch giọng bài hát xuống một quãng 2, GV bắt nhịp HS trình bày bài hát.
? Em có nhận xét gì khi cô dịch giọng bản nhạc xuống một quãng 2?


HS trả lời: Khi dịch giọng bản nhạc xuống một qng 2 sẽ khơng phù hợp vì
với bài hát Khúc hát chim Sơn ca cần thể hiện được giọng hát cao, hồn nhiên,
trong sáng của trẻ thơ.

HS trình bày bài hát (có video)
- Biện pháp 3: Học sinh phát biểu cảm nhận về bài hát dưới nhiều hình thức
khác nhau.
Trong học tập, so với bắt trước và tìm tịi sáng tạo là hình thức cao nhất thể

hiện tính tích cực học tập của HS, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạn
nói lên những cảm nhận của mình về mơn học, về bài hát. HS có thể khơng
ủng hộ ý kiến của GV, của bạn bè, có thể trình bày những ý kiến, tư tưởng của
mình. Đó là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn. GV cần tạo điều kiện để HS
tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo
hướng tích cực.
*Ví dụ:
Cách 1:
- Sau khi cho HS nghe hát mẫu và đọc lời ca, GV đặt câu hỏi:


? Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát Chúng em cần hồ bình?
HS sẽ trả lời qua phần gợi mở của GV về nội dung bài hát nói lên điều gì? Giai
điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em học tập được gì?
(Quyền và nghĩa vụ của em ở trong đó) bởi cái hay cái đẹp của bài hát gắn liền
với chính nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
Cách 2:
- Học xong bài hát, GV chia lớp thành 2 nhóm. Lần lượt từng nhóm
viết lời giới thiệu cho bài hát. GV nhận xét, chấm điểm.
+ Lời giới thiệu nhóm 1:
Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ của nhạc sỹ Phạm Tuyên sáng tác
hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế Ngọn cờ hồ bình năm 1985 để nói
lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống yên vui đầy tình thân ái.
Hơm nay chúng em xin được gửi đến cô giáo và các bạn một thông điệp như
thế qua một bài hát với giai điệu vui tươi, trong sáng và cũng được rất nhiều
các bạn thiếu nhi yêu mến. Đó là ca khúc Chúng em cần hồ bình của nhạc
sỹ Hồng Long - Hồng Lân.

HS lên bảng trình bày lời giới thiệu bài hát (có video)



+ Lời giới thiệu nhóm 2:
Trẻ em trên trái đất đều mơ ước được học hành, được sống trong tình
yêu thương của cha mẹ, thầy cô và bạn bè - một cuộc sống yên vui, đầy tình
thân ái. Chúng em mong sao trên trái đất sẽ khơng cịn chiến tranh, khơng
cịn tiếng đạn bom đau thương, chia lìa. Hành tinh của chúng em sẽ tràn ngập
màu xanh của hồ bình và hạnh phúc.
Hôm nay tổ 2 chúng em xin được gửi đến cô giáo và các bạn ca khúc
Chúng em cần hồ bình (Nhạc và lời: Hồng Long - Hồng Lân) để nói lên
ước vọng của trẻ thơ trên hành tinh chúng em đang sống và học tập.

HS lên bảng trình bày lời giới thiệu bài hát (có video)
- Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh biểu diễn bài hát.
Thông thường mỗi bài hát giáo viên đều hướng dẫn học sinh hát kết
hợp vận động giúp cho các em tự nhiên khi hát. Tuy nhiên, ở một số bài GV
có thể dạy HS một vài động tác tay hoặc múa đơn giản, phù hợp để các em
có thêm những lựa chọn khi biểu diễn bài hát.
*Ví dụ 1:


Với bài hát Đi cắt lúa, GV hướng dẫn một số động tác múa Tây
Nguyên sẽ không chỉ giúp cho cách trình bày bài hát thêm sinh động mà các
em cịn được tìm hiểu về những điệu múa của dân tộc Tây Nguyên rất cuốn
hút và đặc sắc.

HS trình bày động tác múa Tây Nguyên

HS trình bày động tác múa Tây Nguyên



*Ví dụ 2:
Khi học bài Mái trường mến yêu GV đưa ra yêu cầu:
? Tự chọn nhóm 4 - 5 HS và biểu diễn bài hát có động tác phụ hoạ.
- HS tự chọn nhóm có giọng hát thích hợp về âm vực để trình bày bài
hát: GV khơng nên áp đặt các em vào từng nhóm, để các em tự chọn sẽ làm
HS phấn khởi, vui thích khi được làm việc trong nhóm phù hợp về sở thích,
về âm vực, chất giọng…
- HS tự chọn cách trình bày bài: Các em có thể trình bày bài Mái
trường mến u một hoặc hai lần, mỗi câu hát sẽ do em nào đảm nhiệm hay
cả nhóm cùng hát. Bài hát gồm hai đoạn, GV cũng có thể gợi ý, các em hát
đoạn 2 trước, đoạn một sau cũng được. Ngoài ra, HS có thể chọn để sử dụng
các cách hát như lĩnh xướng, hồ giọng, đối đáp… Như vậy hình thức trình
bày bài hát của mỗi nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo.
- HS tự chọn động tác phụ hoạ cho bài hát: HS có thể nghĩ ra động tác
phù hợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp (hát kết hợp vận
động hoặc múa, hát kết hợp một vài động tác diễn xuất).
- Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, GV cần tạo điều kiện về
thời gian cho HS chuẩn bị. Thông thường GV thông báo trước một tuần để
HS chọn nhóm và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát.
Với những bài hát khác, GV vẫn có thể vận dụng các kĩ năng dạy học
trên. HS càng quen cách làm, khả năng kết hợp theo nhóm và tư duy sáng tạo
của các em càng phát triển.
- Biện pháp 5: Chơi trò chơi.
- Sau khi học sinh hát đúng giai điệu của bài hát GV hướng dẫn học sinh
chơi trị chơi: Giáo viên làm kí hiệu tay theo các chữ cái A, U, I. Khi GV đưa
tay theo kí hiệu, học sinh hát giai điệu chỉ với 3 chữ cái theo đúng kí hiệu GV
hướng dẫn trước lớp.
*Ví dụ 1:
Bài hát: Lí cây đa



Câu 1, GV đưa tay kí hiệu chữ A, HS hát "A" theo giai điệu của câu 1.
Câu 2, Gv đưa tay kí hiệu chữ I, HS hát "I" theo giai điệu của câu 2.
GV tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát.
Trị chơi này giúp các em thay đổi khơng khí học tập, đồng thời để kiểm
tra việc ghi nhớ giai điệu của HS .

HS trình bày phần trị chơi


HS trình bày phần trị chơi
- Biện pháp 6: Sáng tác lời ca mới.
Đây là một hoạt động sáng tạo và đòi hỏi rất nhiều kỹ năng của học
sinh. Phần lớn nội dung này là bài tập nâng cao giành cho những học sinh
khá giỏi và có
năng khiếu Âm nhạc. Tuy nhiên, các em cũng rất có hứng thú và yêu thích
hoạt động này.
*Ví dụ 1: Lời ca mới do em Mai Ngọc Anh - học sinh lớp 7A trường
THCS 1 năm học 2020 – 2021 sáng tác dựa trên giai điệu bài hát Tiếng ve
gọi hè (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn).

Ơi mái trường mến yêu em học ngày ngày
Rộn vang khúc nhạc tuổi thơ - cô thầy bạn bè
Lời cô nhắc em, thật chăm học hành
Ngày mai đây em khôn lớn sẽ đi xây dựng đất nước
Thầy cô mang bao kiến thức giúp em hành trang bước vào cuộc đời
Mơ ước tràn sắc hoa sân trường rộn ràng
Hoạ mi hát hồ tiếng ca nắng đẹp dịu dàng
*Ví dụ 2: Lời ca mới do em Mai Ngọc Anh - học sinh lớp 7A trường
THCS 1 năm học 2020 – 2021 sáng tác dựa trên giai điệu bài hát Ca-chiu-sa

(Nhạc: Blan-te, Lời việt: Phạm Tuyên).
Lời 1:
Ngày đất nước, giặc Mĩ đến xâm lược ngang tàn

Thật đau thương, cuộc sống chiến tranh chia lìa
Dù khói bom nát tan những ngơi làng yên bình
Vẫn ngày đêm gìn giữ mỗi tấc đất vàng
Dù khói bom nát tan những ngơi làng n bình


Vẫn ngày đêm gìn giữ mỗi tấc đất vàng.
Lời 2:
Người Việt Nam, dòng máu bất khuất lòng kiên cường
Cùng anh dũng, cùng chiến đấu quên thân mình
Nguyện quyết tâm đứng lên hi sinh vì quê nhà
Giữ bình yên, tự do ấm no muôn đời
Nguyện quyết tâm đứng lên hi sinh vì q nhà
Giữ bình n, tự do ấm no mn đời.
2.3. Hiệu quả của biện pháp đối với yêu cầu nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy, phù hợp với đối trượng học sinh, thực tiễn nhà trường, địa
phương.
Môn học âm nhạc ở trường cấp THCS mỗi tuần chỉ có một tiết, nhưng các em
được làm quen với: Học hát, TĐN, nhạc lí, âm nhạc thường thức là một tác động
lớn vào thế giới tinh thần của các em. Với những biện pháp đã áp dụng, trong
những năm qua đối với việc học âm nhạc ở trường THCS 1, tôi thấy kết quả
chất lượng được nâng lên rõ rệt, các em đã biết trình bày hồn chỉnh một bài hát
(hát kết hợp vận động nhẹ, biểu diễn) biết cảm nhận về nội dung bài hát. Bởi các
em được hướng dẫn tận tình gợi mở và gần gũi luyện tập của GV, kết hợp giữa
nhạc cụ, bảng phụ, đài, băng nhạc và làm mẫu chính xác của GV đã động viên
cổ vũ các em kịp thời bằng những con điểm tốt. Nhắc nhở các em sau khi học

bài mới thì các em phải có sự ơn luyện ở nhà để ghi nhớ và khắc sâu kiến thức,
do đó trong giờ học rất sôi nổi và thoải mái, các em thi đua nhau trả lời câu hỏi
của GV đưa ra, tự giác xung phong lên trình bày bài trước lớp, đem lại cho các
em lòng tự tin, sự hứng thú say mê trong học tập, tình cảm cơ trị ln gần gũi
gắn bó. Các em hát đúng trường độ giai điệu, thuộc lời ca. Việc học tốt trong
giờ học chính khố đã giúp cơ trị chúng tơi thành cơng trong các hoạt động
ngoại khoá, cụ thể như sau:
2.4 Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện
pháp


Cuối năm học
2020-2021

Số HS
37

Đ
SL
37


%
100

Nhóm HS lên bảng trình bày bài hát (có video)

SL
0


%
0


Nhóm HS lên bảng trình bày bài hát (có video)
3. Kết luận
Trên đây là một số kinh nghiệm cũng là bài học kinh nghiệm của tôi về :
“Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn học hát, để phát huy tính sáng
tạo của học sinh lớp 7 - Trường THCS 1” Biện pháp này có thể áp dụng với
tất cả các đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau
Tơi rất mong được sự góp ý trao đổi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp
cũng như của những người u thích mơn âm nhạc, để đưa ra được những
phương pháp tối ưu nhất nhằm giúp HS có hứng thú và ham mê học âm nhạc,
từ đó giáo dục óc thẩm mĩ cho các em, giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp
có tình u q hương đất nước, tình yêu con người hướng tới những điều tốt
đẹp trong cuộc sống
4. Cam kết
Tôi xin cam đoan đây là biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
, ngày tháng 11 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Người báo cáo




×