Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 157 trang )

Zc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐỖ HỒNG HẢI

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM
PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐỖ HỒNG HẢI

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM
PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Mã số: 60.14.01.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trịnh Thị Xim

HÀ NỘI, 2017




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn TS. Trịnh Thị Xim,
ngƣời đã chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Giáo dục mầm non, Phòng đào
tạo sau đại học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó tôi xin chân thành cảm Ban giám hiệu, tập thể các cô giáo
cùng các cháu mẫu giáo trƣờng mầm non tỉnh Bắc Ninh: trƣờng Mầm Non
Việt Đoàn, trƣờng Mầm Non Phật Tích, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi
tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các thành viên trong gia đình đã động viên,
ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn
thành bản luận văn của mình.
Trân trọng!
Hà Nội, tháng 7 năm 2017
Tác giả

Đỗ Hồng Hải

.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát
huy tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tỉnh Bắc Ninh”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là
trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất

cả những tham khảo và kế thừa đều đƣợc trích dẫn và tham chiếu đầy đủ
Hà Nội, tháng 7 năm 2017
Tác giả

Đỗ Hồng Hải


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
7. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5
8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI NHẰM PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Ở TRƢỜNG MẦM NON ........................................................................................... 6
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 11
1.2.1. Một số khái niệm về tổ chức, hoạt động ngoài trời, và tổ chức hoạt
động ngoài trời ................................................................................................. 11
1.2.2 Khái niệm về sáng tạo ............................................................................. 13
1.3. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 5 - 6 tuổi ................................................. 21
1.4. Tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính sáng tạo
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non ..................................................................... 24
1.5. Quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính sáng tạo cho
trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non ............................................................................ 25

1.5.1. Mục đích của hoạt động ngoài trời ........................................................ 26
1.5.2. Nội dung của tổ chức HĐNT .................................................................. 28
1.5.3. Phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời ......................... 29
1.5.4. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời ........................................... 32
1.5.5. Các phương tiện tổ chức hoạt động ngoài trời ....................................... 33
1.5.6. Đánh giá hoạt động ngoài trời................................................................ 34


1.5.7. Kết quả tổ chức hoạt động ngoài trời .................................................... 34
1.6 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm
phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5- 6 tuổi ở trƣờng mầm non.................................. 35
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................. 38
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NHẰM PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ
TRƢỜNG MẦM NON TỈNH BẮC NINH .............................................................. 39
2.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu ................................................................... 39
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội tỉnh Bắc Ninh............................................ 39
2.1.2. Đặc điểm các trường mầm non tỉnh Bắc Ninh ....................................... 40
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng .................................................... 41
2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................... 41
2.2.2 Nội dung khảo sát .................................................................................... 41
2.2.3 Khách thể khảo sát .................................................................................. 41
2.2.4 Phương pháp khảo sát ............................................................................. 42
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ........................................................................... 42
2.3.1. Thực trạng về nhận thức của giáo viên về tổ chức hoạt động ngoài
trời nhằm phát hiện tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.......... 42
2.4. Đánh giá chung về thực trạng ........................................................................ 60
2.4.1. Những kết quả đạt được ......................................................................... 60
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại. ....................................................................... 61
2.4.3. Nguyên nhân thực trạng ......................................................................... 63

Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................. 64
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM
PHÁT TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI ....................................... 65
VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................................................. 65
3.1. Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính sáng
tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non ............................................................... 65


3.1.1. Một số yêu cầu khi đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động hoạt động
ngoài trời nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ..... 65
3.1.2. Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát
huy tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non .................................... 66
3.2. Thực nghiệm .................................................................................................. 82
3.2.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................ 82
3.2.2. Nội dung thực hiện ................................................................................. 82
3.3.3. Chọn mẫu thực hiện ................................................................................ 83
3.2.4. Thời gian thực hiện: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2017 ........................ 83
3.2.5. Tổ chức thực nghiệm .............................................................................. 83
3.2.6. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................... 85
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 100
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ


BGDĐT

Bộ giáo dục và đào tạo

CMĐ

Có mục đích

ĐC

Đối chứng

ĐHSP

Đại học sƣ phạm

GV

Giáo viên



Hoạt động

HĐNT

Môi trƣờng hoạt động ngoài trời

MN


Mầm non

MGL

Mẫu giáo lớn

MG

Mẫu giáo

ST

Sáng tạo

SPST

Sản phẩm sáng tạo

TB

Trung bình

TST

Tính sáng tạo

TC HĐNT

Tổ chức hoạt động ngoài trời


TST

Tính sáng tạo


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của biện pháp tổ chức hoạt động
ngoài trời nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng
mầm non ....................................................................................................44
Bảng 2.2. Ý kiến của giáo viên về những biểu hiện tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi
trong hoạt động ngoài trời .........................................................................45
Bảng 2.3 Các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển tính sáng
tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi mà giáo viên hay sử dụng khi tổ chức hoạt động
ở trƣờng mầm non .....................................................................................49
Bảng 2.4. Thực trạng mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ ở hai trƣờng
mầm non Việt Đoàn và mầm non Phật Tích (Lấy phần trăm của các
mức độ xếp loại). .......................................................................................56
Bảng 3.1. Mức độ biểu hện sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động ngoài trời
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trƣớc thực nghiệm (theo
mức độ) ......................................................................................................85
Bảng 3.2: mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động ngoài
trời nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm (theo mức độ) .....87
Bảng 3.3: So sánh mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi nhóm trƣớc
thực nghiệm và sau thực nghiệm ...............................................................91
Bảng 3.4: So sánh mức độ biểu hiện phát triển tính sang tạo của trẻ 5- 6 tuổi
nhóm đối chứng trƣớc và sau thực nghiệm ...............................................93
Bảng 3.5: Kiểm định kết quả thực nghiệm ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng sau thực nghiệm ..............................................................................94
Bảng 3.6: Kiểm định kết quả thực nghiệm của nhóm thực nghiệm trƣớc và sau
thực nghiệm ...............................................................................................94



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ ở hai trƣờng mầm non Việt
Đoàn và mầm non Phật Tích (lấy phần trăm của các mức độ
đƣợc xếp loại). ...........................................................................................56
Biểu đồ 3.1: Kết quả biểu hiện mức độ sáng tạo của trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động
ngoài trời nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trƣớc thực nghiệm
(theo mức độ) .............................................................................................85
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ kết quả mức độ biểu hiện tính sáng tạo của 2 nhóm sau thực
nghiệm (theo mức độ) ................................................................................88


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
HĐNT là loại hình hoạt động hàng ngày của trẻ ở trƣờng MN. Đây là một trong
những lọai hình HĐ đem lại cho trẻ nhiều cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên, ở đó, trẻ có
thể tìm tòi, khám phá thiên nhiên và thoả mãn nhu cầu vận động của mình. Đối với
trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, qua chơi trẻ đƣợc phát triển chức năng
tâm lý và hình thành nhân cách. Khi chơi cũng là dịp tốt để trẻ khám phá môi trƣờng
xung quanh, qua đó kích thích tính tò mò, khả năng quan sát, năng lực phán đoán, trí
tƣởng tƣợng… của trẻ. Trẻ cần chơi nhƣ cần ăn no, mặc ấm, cần đƣợc yêu thƣơng.
Trò chơi nuôi dƣỡng tâm hồn trẻ mà không có gì thay thế đƣợc
HĐNT là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của
trẻ. Bởi thông qua đó, trẻ đƣợc tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không
khí trong lành, đồng thời đƣợc khám phá, thoả mãn trí tò mò. HĐNT cũng chính là
hoạt động vui chơi có mục đích, hƣớng trẻ đến những khám phá tìm hiểu về thế giới
tự nhiên, về những mối quan hệ giữa tự nhiên với con ngƣời và giữa ngƣời với
ngƣời Vui chơi là một hoạt động luôn đi cùng và gắn bó với cuộc sống của con

ngƣời ngay từ thuở thơ ấu cho đến khi trƣởng thành. Tuy nhiên nội dung và hình
thức chơi ở mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi có khác nhau song cũng chung một mục
đích là thoả mãn nhu cầu hoạt động của con ngƣời trong cuộc sống của trẻ.
Giai đoạn bé đi mẫu giáo là giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời của
bé. Ở giai đoạn này, trẻ hình thành, phát triển giao tiếp xã hội, phát triển về mặt tƣ
duy, trí tuệ, thể chất và nhiều kĩ năng khác. Nếu không đƣợc tham gia hoạt động
ngoài trời, sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng giao tiếp của trẻ,
có thể khiến trẻ mất tự tin, thiếu sự linh hoạt, khó hòa đồng. Tuy nhiên, trong thực
tế giáo dục ở Việt Nam, loại hình hoạt động này vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức
so với vị trí và tầm quan trọng vốn có của nó. Ngƣời ta quan niệm rằng, HĐNT là
để trẻ đƣợc tự do khám phá thế giới xung quanh. Do đó, mặc dù các nhà giáo dục
học, các nhà khoa học nghiên cứu về khoa học giáo dục có chú ý đến việc lập kế
hoạch và đƣa ra những công trình nghiên cứu khảo sát đánh giá thực nghiệm cho


2
loại hình hoạt động này nhƣng hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung chú ý đến phát
triển thể chất cho trẻ mà chƣa thực sự quan tâm đến phát triển nhận thức, sáng tạo
cho trẻ thông qua các HĐNT.
Bên cạnh đó. Hiện nay, việc tổ chức HĐNT cho trẻ ở các trƣờng mẫu giáo còn
gặp nhiều khó khăn nhƣ:
Về mặt nhận thức của giáo viên, do những hiểu biết về cách thức TC HĐNT
còn chƣa phù hợp nên hiệu quả đạt trên trẻ chƣa cao giáo viên chƣa quan tâm đánh
giá đúng tầm quan trọng của HĐNT cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Trên thực tế
hiện nay đa số giáo viên chƣa thực sự đầu tƣ cho HĐ này. Trong HĐNT hiện nay
giáo viên cho trẻ chơi tự do mà rất ít quan tâm nhằm hƣớng trẻ đến các mục đích
khám phá tăng cƣờng phát huy tính sáng tạo ham hiểu biết tò mò của trẻ. Chính vì
vậy hiện nay sức sáng tạo của trẻ ngày càng hạn chế từ đó nền móng đầu tiên đã bị
thui chột, từ đó trẻ ngày càng xa rời môi trƣờng tự nhiên và không hào hứng với
những buổi HĐNT có chủ đích nhàm chán ít đổi mới không hấp dẫn, trẻ chuyển

hứng thú sang một số hoạt động thụ động khác nhƣ điện tử, vi tính, công nghệ. Điều
đó làm mất sự cân bằng cho trẻ cả về thể chất, tinh thần, và đặc biệt là hạn chế tiềm
năng sáng tạo của trẻ.
Về mặt cơ sở vật chất cũng còn nhiều khó khăn. Đặc biệt trong điều kiện hiện
nay, môi trƣờng HĐNT bị thu hẹp hầu hết phần diện tích của sân trƣờng bị bê tông
hóa. Khoảng không gian tiếp xúc với môi trƣờng tự nhiên bị thu hẹp, số lƣợng học
sinh quá đông, giáo viên còn thiếu, phƣơng tiện hoạt động không đổi mới (nhƣ đồ
chơi ngoài trời, đồ dùng dụng cụ thí nghiệm, trải nghiệm của trẻ còn sơ sài không
hiệu quả, GV chƣa tận dụng các nguyên liệu có sẵn từ tự nhiên…).
Về phía Ban quản lí lãnh đạo các cấp, một số chƣa thực sự quan tâm sát sao chƣa
quan tâm ủng hộ tạo lập môi trƣờng, phƣơng tiện, thiết bị khoảng không phù hợp cho
công tác tổ chức hoạt động ngoài trời. Do nhận thức chƣa đúng đắn về tầm quan trọng
của HĐNT đến sự phát triển toàn diện về thể chất tinh thần của trẻ nên dẫn đến những
hạn chế nhất định trong sự phát huy tối đa tiềm năng của trẻ trong HĐNT
Từ thực trạng công tác TC HĐNT cho trẻ ở một số trƣờng mầm non chúng tôi
nhận thấy sự cần thiết phải có giải pháp để HĐNT thực sự mang lại hiệu quả và


3
phát huy đƣợc tác dụng to lớn của HĐ này đối với những tiềm năng của trẻ về mọi
mặt, để hoàn thiện con ngƣời mới trong tƣơng lai. Từ đó chúng tôi mạnh dạn đƣa ra
đề tài nghiên cứu “Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính sáng tạo cho
trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tỉnh Bắc Ninh”. Với đề tài trên chúng tôi
hy vọng sẽ thực sự đóng góp một phần nhỏ bé vào quá trình đổi mới giáo dục hiện
nay để xây dựng con ngƣời mới cho tƣơng lai từ những mầm non của đất nƣớc.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc TC HĐNT nhằm phát huy TST
cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Đề xuất biện pháp TC HĐNT nhằm phát huy TST cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số
trƣờng mầm non tỉnh Bắc Ninh góp phần nâng cao chất lƣợng của hoạt động này ở

trƣờng MN.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ ở trƣờng mầm non .
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5
- 6 tuổi ở một số trƣờng mầm non tỉnh Bắc Ninh
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay ở trƣờng MN việc TC HĐNT nhằm phát huy TST cho trẻ 5 - 6 tuổi
còn nhiều hạn chế. Nếu TC HĐNT nhằm phát huy TST cho trẻ bằng cách vận dụng
các nhóm biện pháp nhƣ: cho trẻ chọn chủ đề theo hứng thú từ quan sát đó đƣa ra
nội dung tổ chức phù hợp, tạo môi trƣờng mở tự nhiên đa dạng, tạo bầu không khí
học tập vui chơi thân thiện giữa cô và trẻ, tạo ra tình huống hấp dẫn, khuyến khích
trẻ đƣa ra ý tƣởng, thì sẽ phát huy đƣợc tính sáng tạo của trẻ
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lí luận của việc TC HĐNT nhằm phát huy TST cho trẻ 56 tuổi.
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc TC HĐNT nhằm phát huy TST cho
trẻ 5- 6 tuổi tại một số trƣờng mầm non tỉnh Bắc Ninh.


4
5.3 Đề xuất biện pháp TC HĐNT nhằm phát huy TST cho trẻ 5 - 6 tuổi.
5.4 Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả
giáo dục của các hoạt động đã đề xuất.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến TC HĐNT
nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát giáo viên TC HĐNT cho trẻ và quan sát biểu hiện của trẻ 5 - 6 tuổi
trong HĐNT để điều tra thực trạng của đề tài.
6.2.2 Phương pháp sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến
Phiếu hỏi GV về quá trình TC HĐNT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trƣờng MN nhăm
phát huy TST cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trƣờng MN .
6.2.3 Phương pháp đàm thoại
Trao đổi trò chuyện với giáo viên phụ trách nhóm trẻ 5 - 6 tuổi; trao đổi trò
chuyện với cán bộ quản lý ở 2 trƣờng mầm non tỉnh Bắc Ninh để thu thập thông tin
liên quan đến đề tài.
6.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu kế hoạch giáo dục, giáo án, đồ dùng nguyên vật liệu, sản phẩm
của trẻ nhằm tìm hiểu thực trạng của việc TC HĐNT cho trẻ 5 -6 tuổi ở 2 trƣờng
mầm non tỉnh Bắc Ninh.
6.2.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
Nghiên cứu những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến đề tài.
6.2.6 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo những ý kiến của các chuyên gia giáo dục mầm non về chƣơng
trình thực nghiệm và các tiêu chuẩn đánh giá của đề tài.
6.2.7 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm trên trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi để xác định tính
khả thi và hiệu quả của mô hình đề xuất.


5
6.2.8 Phương pháp sử lí số liệu
Sử dụng các công thức toán học để sử lí số liệu và phân tích kết quả nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng về TC HĐNT nhằm phát huy TST cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
một số trƣờng MN tỉnh Bắc Ninh.

- Biện pháp TC HĐNT nhằm phát huy TST cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trƣờng
MN tỉnh Bắc Ninh.
7.2 Địa bàn nghiên cứu
Hai trƣờng mầm non trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh:
Trƣờng mầm non Việt Đoàn - huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh
Trƣờng mầm non Phật Tích - huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh.
7.3 Giới hạn về khách thể nghiên cứu
50 giáo viên MN ở 2 trƣờng MN
20 giáo viên trƣờng MN Việt Đoàn- huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh,
30 giáo viên trƣờng MN Phật Tích - huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh
100 trẻ MGL 5 - 6 tuổi ở 2 trƣờng MN
50 trẻ ở trƣờng MN Việt Đoàn - huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh,
50 trẻ Trƣờng MN Phật Tích - huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy
tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non
Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính sáng tạo cho
trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trƣờng mầm non tỉnh Bắc Ninh
Chƣơng 3: Đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động ngòai trời nhằm phát triển tính
sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi và thực nghiệm sƣ phạm


6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NHẰM PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƢỜNG
MẦM NON
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
HĐNT nhằm phát huy TST cho trẻ mầm non là vấn đề đƣợc các nhà nghiên

cứu rất quan tâm. Bởi thông qua đó, trẻ đƣợc tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên, hít
thở bầu không khí trong lành, đồng thời đƣợc khám phá, thoả mãn trí tò mò của trẻ.
Giai đoạn bé đi mẫu giáo là giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời của bé. Ở
giai đoạn này, trẻ hình thành, phát triển giao tiếp xã hội, phát triển về mặt tƣ duy, trí
tuệ, thể chất và nhiều kĩ năng khác. Nếu không đƣợc tham gia các HĐNT, sẽ ảnh
hƣởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng giao tiếp của trẻ, có thể khiến trẻ
mất tự tin, thiếu sự linh hoạt, khó hòa đồng…
Từ thế kỉ 18 các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới đã thực sự coi giáo dục
tự nhiên gắn với môi trƣờng ngoài lớp học có tầm quan trọng đặc biệt không gì có
thể thay thế. J.Rut-xô (1712-1778) đã kêu gọi phải tiến hành giáo dục tự nhiên và tự
do vì “Thiên nhiên mong muốn rằng trẻ em phải là trẻ em trƣớc khi trở thành ngƣời
lớn” [57; tr 104]. Ông còn cho rằng trẻ em thời kì từ 3-12 tuổi là thời kì phát triển
mạnh mẽ các giác quan nên hoạt động thực tiễn là không gì có thể thay thế đƣợc.
Ngƣời lớn không đƣợc áp đặt ý muốn chủ quan lên trẻ, chỉ nên tạo điều kiện để trẻ
hoạt động tìm hiểu theo ý muốn bản thân trẻ.
Bƣớc sang thế kỉ 19 Jonh Deway (1859-1952) đã đề cao tính tự do học hỏi tìm
tòi của trẻ trong các hoạt động thực tiễn ông viết “Học sinh là mặt trời, xung quanh
chúng quy tụ mọi phƣơng tiện giáo dục. Nói không phải là dạy, nói ít hơn chú ý
nhiều đến việc tổ chức hoạt động của học sinh.” [58; tr13] Ngoài ra các nhà tâm lí
học

giáo

dục

học

nhƣ

A.P.Uxova,


A.U.Zaporojet.,

N.N.Potdiacop,

A.A.Liublinxkaia đã nhấn mạnh quan điểm giáo dục mọi lúc mọi nơi, coi trọng các
hoạt động đƣợc tổ chức ở phạm vi ngoài lớp học nhƣ sân trƣờng, các giờ hoạt động
ngoài trời. [45],[46]
Ngoài ra tổ chức HĐNT cho trẻ còn là phƣơng tiện để hạn chế những nhƣợc
điểm diễn ra trong quá trình tổ chức hoạt động có chủ đích ở môi trƣờng trong lớp


7
học. Mặt khác theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm thì việc tổ chức HĐNT còn tạo
ra môi trƣờng để trẻ tích cực hoạt động, chủ động sáng tạo theo khả năng nhu cầu
của bản thân, kích thích sự tò mò để trẻ có cơ hội tìm tòi, khám phá. Với môi trƣờng
HĐNT trẻ có đủ không gian thời gian để hoạt động tìm tòi thỏa mãn nhu cầu của
bản thân cũng chính là trẻ tự trải nghiệm hoạt động học tập trong thực tiễn.[42]
Những nghiên cứu trƣớc đây cho thấy khi cuộc sống bận rộn hơn kết hợp với
cảm giác sợ hãi ngày một lớn trong xã hội, trẻ em càng ít có cơ hội để khám phá
môi trƣờng xung quanh. Điều này đang cản trở sự phát triển kỹ năng xã hội, và khả
năng tƣ duy sáng tạo của trẻ em cũng nhƣ sự phát triển lâu dài về thể chất, tinh thần
và sức khỏe. Do đó, điều quan trọng là các trƣờng không bỏ qua cơ hội mà học tập
ngoài trời mang lại để xóa bỏ những ngăn cản này.
Với tác giả Sue Waite: “Thời điểm này, nếu học tập ngoài trời là một phần
trong chƣơng trình giảng dạy ở Anh thì nó sẽ đƣợc chú trọng vì các giáo viên đều
nhận ra giá trị của hình thức học này. Việc tập trung nhiều vào trình độ học vấn có
thể gây áp lực cho giáo viên trong việc học trên lớp. Trẻ em đang mất dần những
trải nghiệm thực tế có ích thông qua cuộc sống của chúng”. Trực tiếp liên hệ các
hoạt động ngoài trời tới kết quả học tập sẽ cho phép nó trở thành một phần của

chƣơng trình giảng dạy và do đó sẽ không cần tìm thêm thời gian cho việc giáo
dục ngoài trời. Bà bổ sung: “Đƣa giáo dục ngoài trời vào chính sách sẽ đảm bảo
việc giáo viên coi đó là một hoạt động đáng để làm” Tác giả Karen Malone đồng
tác giả nghiên cứu với bà Waite, cho biết: “Nghiên cứu đã đƣa ra bằng chứng để
khuyến khích các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách thấy đƣợc sự tƣơng
đồng giữa nghiên cứu và quy định nhằm định hình tƣơng lai tƣơi đẹp cho con em
chúng ta” [61].
Trẻ tham gia HĐNT nhiều hơn sẽ có sức khỏe tim, phổi cao hơn so với những
bé chỉ chơi với các thiết bị điện tử. Do đó, nên khuyến khích trẻ vận động nhiều
hơn, nên để bé đƣợc chơi đùa, vận động ngoài trời tối thiểu một giờ mỗi ngày. Điều
này giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, trí thông minh và tăng khả năng tập trung. Các


8
nhà nghiên cứu cho rằng tuổi thơ của trẻ thay đổi rõ rệt nếu có nhiều cơ hội và thời
gian ở ngoài trời [66].
Theo quan điểm của Timo Heikkinen “Bọn trẻ sẽ không thể học nếu chúng
không đƣợc vui chơi" và cho rằng, vui chơi luôn là cách đơn giản nhất kích thích trẻ
tìm đƣợc hạnh phúc chứ không phải một ngƣời thành công bằng mọi giá. Bạn không
muốn tuổi thơ của trẻ bị vùi lấp trong những trang sách, muốn trẻ có những trải
nghiệm thực tế và tự khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng của trẻ. [47]
chƣơng trình giáo dục này đƣợc thiết kế dành riêng cho trẻ từ 3-7 tuổi nhằm giúp các
bé thoải mái vận động, thỏa sức sáng tạo trong một không gian xanh mát gần gũi
thiên nhiên Cùng quan điểm trên những nhà giáo dục Phần Lan đã đƣa ra những biện
pháp kế hoạch tạo ra sự đổi mới và thành công trong giáo dục với một hệ thống giáo
dục độc đáo và tuyệt vời đƣợc xếp hạng đứng đầu châu Âu qua phƣơng pháp "học
mà chơi". Ở Phần Lan, học tập thông qua vui chơi là phƣơng pháp giáo dục đầu đời
mang ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc học tập trên lớp, học sinh còn đƣợc dành
nhiều thời gian cho việc tự học, tự tìm hiểu và vui chơi... Học sinh thƣờng đƣợc tham
gia các tiết học ngoại khóa ngoài trời, không khí lớp học luôn vui vẻ, không áp lực

khiến cho học sinh cảm thấy thích thú và háo hức khi đến trƣờng.[67]
Hơn thế nữa, khi trẻ có cơ hội tiếp xúc tham gia các HĐNT trẻ đƣợc trải
nghiệm khám phá sẽ giúp trẻ tăng cƣờng phát huy năng lực sáng tạo từ đó gìn giữ
rèn luyện cho trẻ mỗi ngày để năng lực sáng tạo không bị thui chột, mai một theo
thời gian.
Đối với trẻ mầm non tính sáng tạo vô cùng phong phú. Nó không chỉ xuất
hiện ở trẻ thông minh, tính sáng tạo có tự nhiên ở bất cứ trẻ nào khi có cơ hội thuận
lợi. Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu của Kohns Neethling - Học Viện
thành tựu Quốc Tế ở 15 quốc gia ở trẻ từ 3 - 5 tuổi khả năng sáng tạo đạt 98% và
giảm xuống 2% ở tuổi 25. Nếu trẻ không đƣợc giúp đỡ bảo vệ gìn giữ trẻ sẽ mất hết
năng lực sáng tạo.[49]
Dựa trên những thành tựu nghiên cứu trên thế giới, các công trình nghiên cứu
về tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời ảnh hƣởng sâu sắc đến sự phát triển toàn


9
diện của trẻ. các nhà nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam, cũng nhận thức đƣợc tầm
quan trọng của HĐNT với đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Về mặt thể chất các nhà nghiên cứu cho rằng: nƣớc, ánh sáng, không khí trong
lành thực sự là một liều thuốc bổ tích cực đối với sức khỏe con ngƣời, đƣợc vận
động trong môi trƣờng tự nhiên còn tốt hơn nhiều.
Về mặt tinh thần, thiên nhiên mang lại cho trẻ nguồn cảm hứng để trẻ tƣởng
tƣợng, sáng tạo vô tận.
Tác giả Trịnh Thị Xim khẳng định: Sẽ hiệu quả hơn rất nhiều khi giáo viên
dạy trẻ về cách thức hoạt động học tập vui chơi không chỉ qua lời nói mà qua chính
những hoạt động trải nghiệm của trẻ trong khi chơi. Trong một số nghiên cứu tác
giả cũng chỉ ra tầm quan trọng của môi trƣờng học tập vui chơi ngoài lớp học là đặc
biệt quan trọng và cần thiết nhƣ một nhu cầu tất yếu để hình hình thành và hoàn
thiện quá trình phát triển tâm lí, phát huy tính độc lập sáng tạo ở trẻ mầm non. “Nếu
biết cách khơi gợi thì các hoạt động nhƣ cuốc đất, trồng rau, nhổ cỏ dại cũng tạo

ra những âm thanh hạnh phúc cho trẻ khi đƣợc tham gia"[67]
Trong chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" tác giả
đã nhấn mạnh vai trò của môi trƣờng hoạt động ngoài lớp học đặc biệt nhấn mạnh
vai trò của HĐNT: Nó đƣợc ví nhƣ ngƣời giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức,
hƣớng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua
đó, nhân cách của trẻ đƣợc hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trƣờng sạch
sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận
tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa
mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực,
sáng tạo. Xây dựng tốt môi trƣờng giáo dục trong trƣờng mầm non là phƣơng tiện,
điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm
mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ mầm non vào học lớp
1 trƣờng tiểu học; phù hợp với phƣơng châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ
đạo: "Học bằng chơi, chơi mà học"[42]
Trong một tài liệu nghiên cứu về tâm lí của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết khẳng
định: “có thể nói rằng nơi nào có đất, cát sỏi, đá, nƣớc non, cỏ cây, hoa lá thì nơi đó


10
có sức quyến rũ mãnh liệt đối với trẻ nhỏ. Mặc dù có những lúc bị cấm đoán, ngăn
cản chúng vẫn cứ sấn đến một cách công khai hoặc lén lút để chơi nghịch. Trẻ đến
với thiên nhiên một cách thích thú nhƣ thế đó chẳng khác nào nhƣ xà vào lòng mẹ
vậy. Chúng ta cần tạo mọi điều kiện để cho trẻ sớm đƣợc tiếp xúc với thiên nhiên
ngay từ tấm bé.”[36]
Nhƣ vậy tiếp xúc với thiên nhiên nhƣ một nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ
thơ. Tuy nhiên ngƣời lớn chúng ta dù đã trải qua tuổi thơ với những mong muốn
đƣợc đắm mình trong thế giới thiên nhiên. Nhƣng một bộ phận không nhỏ đã vô
tình quên đi sự gắn bó mật thiết của con ngƣời với thiên nhiên mà đƣa ra những áp
đặt sai lầm cho trẻ. Nhƣ cấm đoán trẻ không cho trẻ chơi nghịch đất cát. Không cho
trẻ tiếp xúc trải nghiệm với môi trƣờng tự nhiên bên ngoài. Yên tâm cho rằng để bé

suốt ngày ở trong nhà tránh mƣa gió nóng bức, nắng nôi, rét mƣớt nhƣ vậy sẽ khiến
trẻ khỏe mạnh không bị lây nhiễm bệnh tật. Nhƣng thực tế đã chứng minh ngƣợc
lại. Những trẻ thƣờng xuyên tiếp xúc với môi trƣờng tự nhiên, tiếp xúc càng sớm thì
tỉ lệ thích nghi càng cao, trẻ càng khỏe mạnh nhanh nhẹn, ít lây nhiễm bệnh tật đề
kháng cao, tƣ duy nhạy bén, mạnh dạn, tự tin, nhận thức tốt hơn những trẻ bị cha
mẹ o bế trong môi trƣờng khếp kín tiện nghi trong nhà. Do các vật liệu từ tự nhiên
nhƣ đất, đá, cỏ, cây vừa là phƣơng tiện khích thích trẻ sáng tạo. [36]
Đào Thanh Âm đã nêu những cơ sở lí luận về việc tổ chức các hoạt động giáo
dục ở trƣờng mầm non, nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động ngoài trời, nêu
rõ: cần phải có kế hoạch và các phƣơng pháp, biện pháp có hiệu quả để tổ chức
HĐNT cho trẻ.(3)
Nhóm các tác giả Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Sinh, Điền Sinh đã
cụ thể hóa HĐNT bằng một cấu trúc chặt chẽ gồm ba phần và đi sâu vào nội dung,
phƣơng pháp, biện pháp, tổ chức HĐNT đã đƣợc nêu đầy đủ, giúp sinh viên hình
dung một cách cơ bản HĐNT diễn ra nhƣ thế nào ở một trƣờng mầm non. Nhận
thức đƣợc tầm quan trọng của HĐNT đối với độ tuổi mầm non các nhà nghiên cứu
hoạch định đã kéo dài khung thời gian hoạt động lên từ 30 - 50 phút so với trƣớc đó
chỉ từ 10 - 15 phút.(9)


11
Trong chƣơng trình giáo dục mầm non hiện nay. Vấn đề “xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đƣợc các trƣờng mầm non triển khai trong
những năm gần đây đã nhấn mạnh hai yếu tố cần chú trọng, đó là môi trƣờng giáo
dục trong lớp học và môi trƣờng giáo dục ngoài lớp học. Môi trƣờng ngoài lớp học
là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lƣợng chăm sóc giáo
dục toàn diện trẻ.(8)
Tuy nhiên dƣới góc độ riêng biệt và chuyên sâu, HĐNT ở trƣờng mầm non
còn ít đƣợc các nhà khoa học giáo dục dành thời gian và công sức đi sâu nghiên
cứu. Luận án TS hầu nhƣ không có công trình nào, luận văn thạc sỹ của TG.

Nguyễn Thị Tuyết Ánh có đề tài nghiên cứu về cách thức tổ chức HĐNT chủ yếu
nhằm phát huy kĩ năng vận động cho trẻ bất cập khó khăn của việc TC HĐNT
đặc biệt là những địa phƣơng còn khó khăn về kinh tế
Do chƣa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu trong vấn đề này nên trong ngành
mầm non tài liệu hƣớng dẫn TC HĐNT còn hạn chế, nên giáo viên, sinh viên hầu
hết có tổ chức hoặc ít tổ chức HĐNT nhƣng thiếu khoa học và chƣa quan tâm đến
hiệu quả giáo dục trong các buổi HĐNT. Từ những nguyên nhân chủ quan và khách
quan nêu trên, dẫn đến những thiệt thòi, thiếu hụt, mất cân bằng cho độ tuổi vàng
của chính con em chúng ta.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Một số khái niệm về tổ chức, hoạt động ngoài trời, và tổ chức hoạt động
ngoài trời
1.2.1.1 Khái niệm về tổ chức
* Tổ chức hoạt động giáo dục là sự sắp xếp, bố trí hoạt động giáo dục nhằm
đạt mục đích giáo dục
1.2.1.2 Khái niệm về hoạt động ngoài trời
* Khái niệm về hoạt động: Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động:
Thông thƣờng ngƣời ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lƣợng thần kinh và cơ bắp
của con ngƣời khi tác động vào hiện thực khách quan, nhằm thoã mãn những nhu
cầu của mình.[73]


12
Về phƣơng diện triết học, tâm lý học ngƣời ta quan niệm hoạt động là phƣơng
thức tồn tại của con ngƣời trong thế giới
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con ngƣời với thế giới (khách
thể) để tạo ra sản phẩm cả về thế giới cả về phía con ngƣời (chủ thể)
* Khái niệm ngoài trời: là khoảng không gian thoáng, trong môi trƣờng tự
nhiên hoặc nhân tạo không phải ở trong nhà hay nơi có mái che kiên cố[73]
* Vậy HĐNT là hoạt động được chủ thể tiến hành một cách có mục đích trong

môi trường không gian tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể.
Đối với HĐNT ở trƣờng mầm non cũng là HĐNT nhƣng về cơ bản nó mang
tính đặc trƣng riêng biệt. Đây là dạng hoạt động đƣợc tổ chức có kế hoạch nhằm đạt
mục tiêu giáo dục là thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ trong độ tuổi mầm non.
Đặt mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non chú trọng yêu cầu, mục tiêu lấy trẻ
làm trung tâm thông qua các chuyên đề tập huấn đào tạo đổi mới nội dung phƣơng
pháp phù hợp. Có thể nêu ra ở đây một cách khái quát về nội dung và cấu trúc của
một buổi hoạt động ngoài trời nhƣ sau:[8]
- Hoạt động có chủ đích: trẻ đƣợc làm quen với các sự vật hiện tƣợng của thế
giới xung quanh.
Ôn luyện củng cố kiến thức đã học ở trên lớp
- Trò chơi vận động: trẻ đƣợc chơi 1- 2 trò chơi vận động trong một buổi HĐNT
- Chơi tự chọn: trẻ đƣợc chơi theo ý thích với các đồ chơi ngoài trời hoặc các
phƣơng tiện do giáo viên tự tạo hoặc tự tìm kiếm dƣới sự điều khiển hƣớng dẫn của
giáo viên.
Thời gian cho một buổi HĐNT thƣờng từ 20 - 50 phút tùy theo độ tuổi và tình
hình thời tiết.
Thời điểm là vào buổi sáng mỗi ngày sau giờ học trên lớp của trẻ.
* Khái niệm về tổ chức hoạt động ngoài trời
Vậy từ những khái niệm trên ta có thể đưa ra khái niệm về TC HĐNT ở trường
mầm non là sự sắp xếp, bố trí hoạt động giáo dục tiến hành một cách có mục đích


13
trong môi trường không gian tự nhiên theo kế hoạch dựa trên hứng thú và điều kiện
phù hợp với yêu cầu khách quan, chủ quan của đối tượng muốn hướng đến nhằm
đạt mục đích giáo dục theo kế hoạch yêu cầu của HĐNT cho trẻ ở trường mầm non.
1.2.2 Khái niệm về sáng tạo
1.2.2.1 Quan niệm về sáng tạo
Theo L.X Vƣgotxki cho rằng: ST là bất cứ hoạt động nào của con ngƣời tạo

ra đƣợc cái gì đó mới không kể cái đó đƣợc tạo ra ấy là một vật cụ thể hay là sản
phẩm của trí tuệ hoặc tình cảm chỉ sống và biểu lộ bản thân con ngƣời.[46]
Theo triết học: ST là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về
vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ
thuộc vào những cái đã có [69]
Nguyễn Đức Uy lại cho rằng ST là sự đột khởi bằng hành động của một sản
phẩm liên hệ mới mẻ, nảy sinh độc đáo của một cá nhân. Quan điểm này cho rằng
không có sự phân biệt về ST, nghĩa là sáng tạo dù ít dù nhiều đều là sáng tạo[38]
Từ các khái niệm trên chúng tôi thấy dù có nhiều cách giải thích về ST nhƣng
các tác giả đều thống nhất: ST là một phẩm chất trí tuệ đặc biệt của con ngƣời nó
diễn ra mọi lúc mọi nơi luôn say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới
về vật chất tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó
phụ thuộc vào những cái đã có. Trong quá trình tiến hành hoạt động, con ngƣời luôn
luôn suy nghĩ tìm tòi và học hỏi để tìm ra cái mới, cách giải quyết tốt nhất để đạt
đƣợc hiệu quả tốt nhất. Hoặc chỉ đơn giản là dám làm ra một cái gì đó mới mẻ, táo
bạo, khác thƣờng nhƣng vẫn rất hữu dụng. Tuy là nhiều quan điểm nhƣng hầu hết
các tác giả đều nhấn mạnh đến cái mới của sản phẩm đƣợc tạo ra có giá trị lợi ích
cho bản thân cá thể ấy hoặc cho một tập thể hay toàn xã hội. Từ đó mỗi tác giả đều
nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của sản phẩm ST.
Vậy sáng tạo là loại tư duy có khuynh hướng phát hiện và giải thích bản chất
sự vật theo lối mới, hoặc tạo ra ý tưởng mới cách giải quyết mới không theo tiền lệ
đã có.


14
1.2.2.2 Bản chất của sáng tạo
Khi tìm hiểu về hoạt động ST các nhà nghiên cứu đã xác định bản chất của
hoạt động này ở những vấn đề sau:
Thứ nhất, hoạt động ST của con ngƣời mang bản chất xã hội.
Charles Van Doren đã viết “Nhu cầu kích thích hoạt động ST là lòng ham hiểu

biết cái mới và không bằng lòng cái hiện có. Nó xuất phát từ lòng hiếu kì và sự bất
toại”[52] . Nhƣ vậy hoạt động ST xuất phát từ chính nhu cầu của bản thân mỗi con
ngƣời và nhu cầu của xã hội nhằm giải quyết các tình huống đã đặt ra. Khi xã hội
phát triển các điều kiện thực tiễn không còn đáp ứng một cách phù hợp cho nhu cầu
xã hội thì buộc con ngƣời phải tìm ra cách giải quyết mới, hƣớng đi mới hoặc cải
biến cái cũ để phục vụ nhu cầu ấy.
Nhà tâm lí học L.X. Vƣgotski khẳng định: “sáng tạo là một quá trình thừa kế lịch
sử, trong đó bất cứ hình thức kế tiếp nào cũng đƣợc quy định bởi những hình thức
trƣớc đó”. Ông chỉ rõ: “Nhà phát minh nào, nhà thiên tài, bao giờ cũng là cái cây mọc
bên trong thời đại và trong môi trƣờng của mình” [46; tr.86].
Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động ST của con ngƣời bao giờ cũng
mang bản chất xã hội. ST xuất phát từ chính nhu cầu phát triển của xã hội và phục
vụ cho chính nhu cầu xã hội đó.
Thứ hai, bản chất của quá trình sáng tạo là do các yếu tố tâm lí tham gia.
Khi bàn về vấn đề này có nhiều quan điểm đƣợc đƣa ra. Tuy nhiên để xác định
đƣợc yếu tố tâm lí nào là mắt xích trung tâm của quá trình ST thì còn nhiều ý kiến
khác nhau.
Một là, những ý kiến cho rằng linh cảm, cảm hứng vô thức là mắt xích trung
tâm của quá trình sáng tạo. Đại diện cho quan điểm này là nhà nghiên cứu: B.M
Kedrow, ông coi linh cảm là giác quan thứ sáu hay tri giác phi giác quan. Theo ông
đó là khả năng hành động một cách đúng đắn trƣớc một tình huống quyết định,
nguy cấp mà con ngƣời lại không biết tại sao mình lại làm đƣợc nhƣ vậy.[53]
Theo B.M. Kedrow thì trung tâm của ST gắn liền với cơ chế linh cảm. Ông
cho linh cảm trong ST nhƣ một linh cảm ngẫu nhiên, nhƣ là hiệu quả của sự giao


15
nhau giữa các sự kiện không liên quan tới nhau. Thực tế có những linh cảm, cảm
hứng hay trực giác trong ST chính là kết quả của sự lao động không mệt mỏi của bản
thân mỗi con ngƣời, sự của tƣ duy ấy là kết quả của sự tích lũy kiến thức, sự say mê,

kiên trì suy nghĩ sáng tạo. Phát minh không nằm ngoài tầm hoạt động kiên trì với
định hƣớng khoa học nghiêm túc. Linh cảm, trực cảm không đến với những ngƣời
lƣời biếng, đó chỉ là yếu tố bổ xung tuyệt vời cho kinh nghiệm và hiểu biết.[53]
Hai là những ý kiến cho rằng tƣ duy, tƣởng tƣợng mới là mắt xích của trung
tâm sáng tạo. Đại diện cho quan điểm này là các nghiên cứu nhƣ:
L.X Vƣgotski, A.N Leonchiev, X.L Rubinstein, cho rằng hoạt động ý thức
của con ngƣời có vai trò quan trọng trong HĐST[46],[69],[50].
A.N Leonchiev đã đề cập đến vấn đề này trong các nghiên cứu của mình, ông
cho rằng tƣ duy là vấn đề tham gia chính vào việc ST chứ không phải linh cảm.[70]
Có thể thấy rằng, hai quan niệm đƣa ra đều đúng nhƣng không trọn vẹn. Thực
tế những yếu tố linh cảm, tƣ duy, tƣởng tƣợng không thể tách rời nhau trong HĐST.
Linh cảm cung cấp cho lí trí những dữ kiện quý giá để lí trí phân tích sàng lọc, thử
nghiệm và khẳng định. Và ngƣợc lại sự nỗ lực nghiêm túc, kiên trì tƣ duy và tƣởng
tƣợng sẽ tạo điều kiện cho linh cảm xuất hiện. Rõ ràng, nếu chúng ta làm việc thật
sự căng thẳng và nghiêm túc trong một thời gian dài thì đến một thời điểm nào đó
chúng ta sẽ giải quyết đƣợc nhiệm vụ một cách tốt nhất nhƣ một sự lóe sáng.[70]
Tóm lại bản chất của hoạt động sáng tạo của con người có nguồn gốc từ hiện
thực khách quan và mang bản chất xã hội. Sáng tạo là hoạt động khó khăn, vất vả
của con người nhằm cải thiện cuộc sống và thúc đẩy xã hội phát triển. Nó là hoạt
động có ý thức và có mục đích của con người chứ không phải là hoạt động mang
tích chất huyền bí hay là sự may rủi và càng không phải là món quà Thượng đế ban
tặng cho.
1.2.2.3 Đặc điểm sáng tạo và đặc điểm sáng tạo của trẻ mẫu giáo nói chung và
trẻ 5- 6 tuổi nói riêng ở trường mầm non.

* Đặc điểm sáng tạo
Trong nghiên cứu về ST, đã có nhiều quan niệm về các đặc trƣng (thuộc tính)
của ST. Các quan niệm đều tập trung cho rằng tính linh hoạt, tính nhuần thục, tính



×