Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.83 KB, 2 trang )
Cảm nhận về bài thơ "Khi con tu hú” của
nhà thơ Tố Hữu
Tố Hữu viết bài thơ "Khi con tu hú' vào tháng 7 năm 1939
sau gần 100 ngày "ác mộng" bị cùm trói trong nhà lao
Thừa Thiên. Khơng gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật,
tâm trạng nghệ thuật, đồng hiện qua 10 câu thơ lục bát da
diết và ám ảnh.
Tố Hữu viết bài thơ "Khi con tu hú' vào tháng 7 năm 1939 sau gần 100 ngày "ác mộng" bị
cùm trói trong nhà lao Thừa Thiên. Khơng gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tâm trạng
nghệ thuật, đồng hiện qua 10 câu thơ lục bát da diết và ám ảnh. Cái mùa hè hơn 70 năm về
trước ấy thật khơng bao giờ có thể qn!
1. Tiếng chim tu hú vọng qua song sắt nhà tù hay tiếng chim trong nỗi nhớ, trong hồi niệm?
Chim thì "gọi bầy". Lúa chiêm thì "đương chín". Trái cây thì "ngọt dần". Âm thanh ấy, hương
vị ấy thể hiện nỗi nhớ đồng quê, nhớ làng xóm thân u. Chữ "đương chín" và "ngọt dần" gợi
tả thời gian đang lặng lẽ trôi qua. Một giọng thơ bồi hồi tha thiết: "Nghe chim như nhắc tấm
lồng thần hôn" (Truyện Kiều):
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"
Giữa chốn ngục tù "lịng sôi rạo rực", người chiến sĩ trẻ nhớ "tiếng ve ngân", nhớ màu "vàng"
của bắp, nhớ màu "đào" của nắng. Cánh sắc đồng quê trong hoài niệm trào lên trong tâm hồn
biết bao bình dị, thân thiết, yêu thương:
"Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào".
Có khao khát sống mới có nỗi nhớ ấy. Vần thơ đầy màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Tiếng ve
chứa đầy tâm trạng. Ve không kêu mà là "ve ngân". Sáu trăm năm về trước, Nguyễn Trãi lấy
tiếng ve để nói về cảnh tình mùa hè:
"Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
(Quốc âm thi tập)
Sau này, trong bài "Việt Bắc”, Tố Hữu lại viết:
"Ve kêu rừng phách đổ vàng".