Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề tài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa lý gì.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.21 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................2
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.......................2
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc.......................................................................2
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc..................................................4
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội...............................................5
4. Mối quan hệ giữa độc lập với tiến lên xã hội chủ nghĩa.......................................5
II. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân..........................6
III. Làm rõ ý nghĩa luận điểm đối với Việt Nam hiện nay...........................................8
C. PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................11


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, dân tộc Việt Nam đã trải qua bao nhiêu
cuộc đấu tranh với các thế lực thù địch để giữ lấy nền độc lập dân tộc. Tuy nhiên đích
đến cuối cùng của quá trình đấu tranh dài dằng dẵng của dân tộc ta khơng chỉ gói gọn
trong mỗi “độc lập, tự do”. Một dân tộc vững mạnh không chỉ là dân tộc độc lập, đánh
đuổi mọi thế lực xâm lược mà còn là một dân tộc mà nhân dân có một cuộc sống ấm
no, hạnh phúc. Vì vậy, trách nhiệm của Nhà nước “do dân, vì dân” chính phải chăm lo,
quan tâm đến mọi mặt của đời sống nhân dân, nhân dân sống hạnh phúc, tự do thì Nhà
nước đó mới vững mạnh.
Tư tưởng đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện xuyên suốt thời gian hoạt
động cách mạng. Sinh thời, Người đã có nhiều khẳng định về tầm quan trọng của hạnh
phúc tự do của nhân dân với nền độc lập dân tộc. Người từng nói “Ở đời và làm người
phải thương nước, thương dân, thương nhân loại bị áp bức đau khổ”, “Nói một cách
đơn giản và dễ hiểu là: Chủ nghĩa xã hội không ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”. Người từng bộc bạch khao
khát của mình: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai


cũng được học hành.”
Một trong những luận điểm thể hiện tư tưởng “Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự
do, hạnh phúc của nhân dân” của Hồ Chí Minh là: “Nước độc lập mà dân không
hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Đây là luận điểm có ý
nghĩa to lớn khơng chỉ với tình hình thực tiễn Cách mạng Việt Nam năm 1945 mà cịn
có vai trị to lớn với Đảng và Nhà nước ta trong tình hình thực tiễn ngày nay, làm kim
chỉ nam để Đảng và Nhà nước ta có những chính sách chăm lo đến đời sống của nhân
dân Việt Nam.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc
Quan điểm của Mác và Ăng-ghen về dân tộc
Mác và Ăngghen nêu ra các quan điểm có tính chất phương pháp luận để giải quyết
các vấn đề dân tộc. Trên cơ sở đó, cùng với sự phân tích hai xu hướng của vấn đề dân
tộc, V.I.Lênin đã nêu ra "Cương lĩnh dân tộc" tao cơ sở cho đường lối, chính sách dân
tộc cho các Đảng cộng sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa với ba nội dung cơ bản:
các dân tộc hồn tồn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân
1


tất cả các dân tộc. Đây được coi là cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin. Độc
lập dân tộc phải đi đôi với liên kết dân tộc.
Quan điểm của Lênin về dân tộc
Lênin đã nhấn mạnh rằng, vấn đề dân tộc là vấn đề bộ phận phụ thuộc vào vấn đề
giai cấp, vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, ông phê phán xu hướng tuyệt
đối hóa vấn đề dân tộc, đặt vấn đề dân tộc lên trên vấn đề giai cấp, biến vấn đề dân tộc
thành thứ “bái vật”. V.I.Lênin kiên quyết đấu tranh chống xu hướng coi nhẹ vấn đề dân
tộc, chỉ thấy vấn đề giai cấp mà không thấy vấn đề dân tộc. hát triển dân tộc. Tiếp tục
nghiên cứu vấn đề dân tộc ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin phát hiện hai xu
hướng phát triển khách quan của dân tộc. Xu hướng thứ nhất là: Sự thức tỉnh của đời

sống dân tộc và của các phong trào dân tộc, cuộc đấu tranh chống mọi ách áp bức dân
tộc, việc thiết lập các quốc gia dân tộc. Xu hướng thứ hai là: Việc phát triển và tăng
cường đủ mọi thứ quan hệ giữa các dân tộc, việc xóa bỏ những hàng rào ngăn cách các
dân tộc và việc thiết lập sự thống nhất quốc tế của tư bản, của đời sống kinh tế nói
chung, của chính trị, của khoa học...” (V.I.Lênin: Toàn tập. Tập 24, 1980, tr.158). Xu
hướng thứ nhất là xu hướng phân lập; xu hướng thứ hai là các dân tộc xích lại gần
nhau. Hai xu hướng cùng tác động trong cả hai giai đoạn của chủ nghĩa tư bản, nhưng
xu hướng thứ nhất tác động mạnh hơn ở giai đoạn đầu, còn xu hướng thứ hai tác động
mạnh hơn ở giai đoạn sau.
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là một bộ phận không thể tách rời
trong cương lĩnh cách mạng của giai câp công nhân; là tuyên ngôn về vấn đề dân tộc
của đảng cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và
giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc. Cương lĩnh đã trở thành cơ sở lý luận cho
chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc của các đảng cộng sản và nhà nước xã hội
chủ nghĩa.
Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề thuộc địa
Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, về thực chất, là vấn đề dân tộc thuộc
địa trong thời đại cách mạng vô sản và độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả
xâm phạm của tất cả các dân tộc. Ở đó, có sự kết hợp nhuần nhuyễn lập trường dân tộc
với lập trường giai cấp vô sản trong bản chất và tổng thể. Nhưng trong giai đoạn cách
mạng giải phóng dân tộc, lợi ích giai cấp thống nhất với lợi ích dân tộc, nhiệm vụ giải
phóng giai cấp gắn liền với nhiệm vụ giải phóng dân tộc và do vậy, lợi ích và nhiệm vụ
giải phóng giai cấp phải gắn liền với lợi ích và nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Xét đến
cùng và trong tồn cục thì cách đặt vấn đề như vậy về dân tộc cũng là vì giai cấp cơng
nhân. Từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp vô sản là bước nhảy vọt căn bản về
nhận thức mà Hồ Chí Minh là người đầu tiên thực hiện trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam. Nhờ giác ngộ giai cấp mà Người hiểu sâu hơn vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai
2



cấp công nhân, đồng thời càng sâu sắc hơn trong giác ngộ dân tộc, xác định và kiên trì
lý tưởng phục vụ lợi ích giai cấp cơng nhân và dân tộc. Với Người, cách mạng giải
phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, phải do Đảng
của giai cấp công nhân lãnh đạo, phải xây dựng được khối đoàn kết toàn dân trên nền
tảng của liên minh công nông, phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và phải được
thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
Độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
Hồ Chí Minh nói rằng, cái mà tơi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ
quốc tôi được độc lập. Quả đúng là như vậy, một nền độc lập dân tộc luôn là khao khát
lớn lao của dân tộc ta bao đời này. Người đã sớm nhận thức được đầy đủ quyền dân
tộc, ý thức dân tộc và chủ động, tích cực đấu tranh giành lại quyền thiêng liêng đó.
Từ bản Yêu sách của nhân dân An Nam với hai nội dung chính là địi quyền bình
đẳng về mặt pháp lý và địi các quyền tự do, dân chủ cho tới bản Tuyên ngôn độc lập,
Người tiếp tục khái quát nên chân lý về quyền cơ bản của mọi dân tộc: “Tất cả dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng
và quyền tự do… Đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được”.
Người đã xác định rõ mục tiêu đấu tranh là đầu tiên là giành lại độc lập cho dân tộc:
a, Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến.
b, Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập
Đồng thời Người đã khẳng định độc lập dân tộc là quyền thiêng bất khả xâm phạm
và sự quyết tâm của nhân dân Việt Nam chiến đấu hy sinh để bảo vệ nền độc lập dân
tộc. Trong thư gửi Liên hợp quốc 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ Nhân dân
chúng tơi thành thật mong muốn hịa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũn kiên quyết
chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ
quốc và độc lập cho đất nước”.
Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn tồn và triệt để.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
trên tất cả các lĩnh vực: “Độc lập mà người dân khơng có quyền tự quyết về ngoại giao,
khơng có qn đội riêng, khơng có nền tài chính riêng…, thì độc lập đó chẳng có ý

nghĩa gì.” Theo đó, độc lập dân tộc phải là do người dân Việt Nam làm chủ trên mọi
mặt của đất nước.
Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân: “Nếu nước độc
lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chả có ý nghĩa gì.”

3


Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân. Người khẳng
định người dân Việt Nam đương nhiên cũng phải được hưởng tự do và bình đẳng về
quyền lợi. Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, Người cũng đã xác định rõ ràng mục
tiêu đấu tranh của cách mạng là “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập…dân
chúng tự do…thủ tiêu hết các thứ quốc trái…thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa
làm công chia cho dân cày nghèo. Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo…thi hành luật ngày
làm 8 giờ”. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công, nước nhà được độc lập
và một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định độc lập phải gắn với tự do: “Nước độc lập mà
dân khơng hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”
Đồng thời, độc lập cũng phải gắn với hạnh phúc của nhân dân. Bởi vậy khi đất
nước giành được độc lập từ tay đế quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu chính phủ cách
mạng phải quan tâm đến đời sống thiết thực của nhân dân, làm cho dân có ăn có mặc,
có chỗ ở, được học hành. Người cho rằng phải thực hiện thành cơng bốn điều đó để
dân ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức cho tự do độc lập.
Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Trong suốt chiều dài dân tộc, dân tộc ta luôn đấu tranh với các âm mưu chia cắt
nước ta của rất nhiều các thế lực thù địch khác nhau. Thấm nhuần tư tưởng đó, có thể
khẳng định rằng tư tưởng độc lập gắn liền với thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ là
tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Người
kiên trì đấu tranh vì một đất nước Việt Nam thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Tháng 2
năm 1958, Người khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Người khẳng định mục
đích của cách mạng Việt Nam là tiến đến chủ nghĩa hội, rồi đến chủ nghĩa cộng sản.
Mặc dù còn tồn đọng nhiều tàn dư của xã hội cũ, nhưng chủ nghĩa xã hội khơng cịn
áp bức, bóc lột, nhân dân làm chủ, trong đó con người được sống ấm no, tự do, hạnh
phúc, quyền lợi của cá nhân và tập thể vừa thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau.
4. Mối quan hệ giữa độc lập với tiến lên xã hội chủ nghĩa
Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội
Theo Hồ Chí Minh, con đường cách mạng Việt Nam có hai giai đoạn: cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, giành độc lập dân
tộc sẽ là mục tiêu đầu tiên của cách mạng, là cơ sở, tiền đề cho mục tiêu tiếp theo – chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân càng sâu sắc
triệt để thì càng tạo ra những tiền đề thuận lợi, sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Mặt khác, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ngay từ đầu đã là con đường
4


cách mạng vơ sản, vì vậy nền độc lập dân tộc khơng chỉ là tiền đề mà cịn là nguồn sức
mạnh cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để bảo đảm nền độc lập dân tộc
Ở Việt Nam, chủ nghĩa xã hội vừa là một chế độ dân chủ, vừa là một xã hội tốt đẹp.
Trước hết, chủ nghĩa xã hội là một xã hội do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản. Chế độ dân chủ được thể hiện ở tất cả các mặt của đời sống xã hội,
được thể chế hoá bằng pháp luật. Đây là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo nên độc
lập dân tộc, tạo ra nền tảng ý thức xã hội bảo vệ chủ quyền dân tộc, kiên quyết đấu
tranh chống lại mọi âm mưu xâm lược, đe doạ đến nền độc lập tự do của dân tộc.
Ngoài ra, xã hội chủ nghĩa cịn là một xã hội bình đẳng, cơng bằng và hợp lý, khơng
cịn áp bức bóc lột. Vì vậy đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được đảm bảo,
mọi mặt của đời sống được nâng cao, hoà nhập với các quốc gia trên thế giới.
Vì vậy, xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng cơ sở cho phát triển của đất nước
trên mọi lĩnh vực. Chủ nghĩa xã hội có khả năng tạo ra nền tảng vững chắc để bảo vệ

nền độc lập dân tộc, là bài học kinh nghiệm cho các quốc gia khác. Đồng thời, vì chủ
nghĩa xã hội là điều kiện đảm bảo nền độc lập của mỗi dân tộc, điều đó cũng góp phần
bảo vệ nền hồ bình trên thế giới nói chung.
Điều kiện bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Một là, phải đảm bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong suốt q trình
cách mạnh. Vai trị của Đảng khơng chỉ có ở trong con đường cách mạng giành độc lập
dân tộc mà còn phải được tăng cường trong vai trò lãnh đảo trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa để củng cố và giữ vững chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Hai là, phải tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh
cơng nơng, vì đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự thành cơng của cách mạng.
Ba là, phải tăng cường đồn kết quốc tế. Gắn bó chặt chẽ với cách mạng thế giới
cũng góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc của mỗi quốc gia, đồng thời bảo vệ nền hồ
bình tồn cầu.
II. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giành được độc lập dân tộc và đem lại cuộc sống ấm
no, hạnh phúc là hai nội dung xuyên suốt, gắn liền với tiến trình cách mạng Việt Nam.
Người khẳng định: “Nước độc lập mà người dân khơng được hưởng hạnh phúc tự do
thì độc lập cũng chả có nghĩa lý gì.”
Quan niệm của Hồ Chí Minh về tự do hạnh phúc của nhân dân

5


Tự do là một quyền cơ bản của mỗi dân tộc, điều này đã được thừa nhận bởi chính
các các nước đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1919, đây cũng chính
là cơ sở đến Hồ Chí Minh soạn ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới hội nghị
Vécxây nhằm đấu tranh cho quyền tự do chân chính của dân tộc Việt Nam. Theo Hồ
Chí Minh, tự do là kết quả của một quá trình đấu tranh và bền bỉ của một dân tộc, và
bắt buộc phải thông qua đấu tranh cách mạng. Mỗi dân tộc phải “tự lực cánh sinh”, Hồ
Chí Minh đã từng căn dặn: “Mỗi một người dân phải hiểu: có tự lập mới độc lập, có tự

cường mới tự do”.
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, tự do là gắn liền với hạnh phúc của nhân dân. Tự
do là nền tảng tiến tới để tới đời sống hạnh phúc, thịnh vượng. Theo Người, người dân
chỉ có hạnh phúc khi được thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất và đời sống tinh
thần. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đất nước bị tàn phá, những hậu quả của
chế độ thực dân, đất nước ta mn vàn khó khăn, vừa phải khắc phục hậu quả chiến
tranh, xây dựng xã hội chủ nghĩa, vừa phải tiếp tục chiến đấu với các thế lực thù địch
để bảo vệ nhà nước non trẻ. Tình cảnh đất nước lúc bấy giờ khó khăn chồng chất khó
khăn, và một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu được đưa ra là phải chăm lo
cho đời sống của nhân dân về mọi mặt. Đảng và nhà nước ta đã không chỉ quan tâm
đến nhu cầu về đời sống vật chất của nhân dân, cùng nhân dân phát triển kinh tế, mà
còn chăm lo đến đời sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là tập trung phát triển dân
trí, nâng cao trình độ của mỗi người dân Việt Nam. Theo Người, “Chúng ta phải thực
hiện ngay:
Làm cho dân có ăn.
Làm cho dân có mặc.
Làm cho dân có chỗ ở.
Làm cho dân có học hành”
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi cơng dân Việt Nam có đầy đủ các quyền tự do
cơ bản và quyền mưu cầu hạnh phúc. Điều này đã được khẳng định và bảo vệ bởi Hiến
pháp và pháp luật của Việt Nam.
Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc với tự do hạnh phúc của nhân dân
Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc
và tự do hạnh phúc của nhân dân, đây là mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ, khơng
thể tách rời, có tác động bổ trợ qua lại lẫn nhau.
Một là, độc lập dân tộc là cơ sở, điều kiện đảm bảo mang lại tự do hạnh phúc của
nhân dân. Người khẳng định “Tổ quốc là tổ quốc chung. Tổ quốc độc lập, thì ai cũng
được tự do. Nếu mất nước, thì ai cũng phải làm nơ lệ.” Tự do của mỗi cá nhân gắn liền
với tự do của cả dân tộc, những nhu cầu của cá nhân chỉ có đạt được khi cá nhân đó ở
6



trong một cộng đồng tự do. Lợi ích của cá nhân khơng thể vượt lên trên lợi ích của cả
dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, sự nghiệp giải phóng dân tộc được tiến hành triệt để và
thắng lợi bao nhiêu thì sự nghiệp giải phóng giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động,
giải phóng con người càng thuận lợi bấy nhiêu. Hơn nữa, mục tiêu độc lập dân tộc
không phải là mục tiêu cuối cùng của cách mạng mà là cơ sở để tiến tới cách mạng xã
hội chủ nghĩa.
Hai là, tự do hạnh phúc của nhân dân là để đảm bảo độc lập dân tộc được thực hiện
trọn vẹn. Một nền độc lập không thể bền vững nếu người dân của đất nước đó khơng
được hưởng tự do hạnh phúc. Người từng nói: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi
mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng khơng làm gì. Dân chỉ biết rõ giá
trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, tự do hạnh phúc của nhân dân là con đường, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội,
muốn đi đến cuộc sống tự do hạnh phúc thực sự triệt để cho nhân dân thì phải đi lên
chủ nghĩa xã hội.
III. Làm rõ ý nghĩa luận điểm đối với Việt Nam hiện nay
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, trong thời kỳ hội nhập phát triển, với cách
mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, luận điểm của Hồ Chí Minh vẫn giữ một
vai trị vơ cùng to lớn và sâu sắc. Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những
năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tập trung phát triển toàn diện mọi mặt của
đời sống xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, đồng bộ cơng cuộc đổi mới vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tuy vẫn là một nước đang
phát triển, nhưng trên hành trình tiến hành cơng cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Về kinh tế
Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phất triển
kinh tế đang đẩy mạnh. Những sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ sản xuất và tiêu
dùng của dân cư đều tăng cả chất lượng và số lượng, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng
trong nước và tham gia xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch khá rõ rệt, điều đó

được thể hiện ở sự giảm tỷ trọng ở khu vực I và tăng tỷ trọng ở khu vực II và III. Tổng
sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72% (quý II tăng 4,14%),
cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023.
Trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản ln đóng vai trị là trụ đỡ cho nền
kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và là mặt hàng xuất khẩu truyền thống
của Việt Nam, đồng thời khu vực dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực du lịch đang trên đà
phục hồi mạnh mẽ sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Trong năm 2023, trong bối cảnh kinh tế tồn cầu đang có diễn biến tiêu cực, các
doanh nghiệp và các hội sản xuất cũng khơng thể tránh khỏi ảnh hưởng của tình hình
7


chung, mặc dù vậy Chính phủ ln đồng hành và hỗ trợ với phương châm: “Đoàn kết
kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả.”.
Về văn hóa – xã hội
Nhờ kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm liền nên đời sống
vật chất, văn hóa và tinh thần của dân cư được cải thiện rõ rệt. Hệ thống giáo dục và y
tế được chú trọng phát triển và đạt nhiều thành tựu. Các trường Đại học của Việt Nam
liên tục thăng hạng trên các bảng xếp hạng thế giới. Năm 2023, Việt Nam lần đầu có 7
đại diện vào bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới, được đánh giá cao về chất lượng
giảng dạy và chuyển giao công nghệ.
Về chính trị - quốc phịng an ninh
Vai trị lãnh đạo của Đảng luôn được giữ vững và không ngừng được củng cố. Các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và Chính phủ về kinh tế
hướng tới sự hiệu quả, ổn định và phát triển chung của xã hội, củng cố khối đại đoàn
kết toàn dân tộc; đồng thời củng cố nền độc lập dân tộc trước mọi âm mưu, thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch, phản động trong thời đại hiện nay. Đồng thời, nền
quốc phòng và an ninh được giữ vững, sức mạnh tổng hợp của đất nước luôn được
củng cố từng ngày.
Trong thời kỳ thế giới có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, đồng thời đang phục

hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội, đồng thời cũng
rất nhiều những thách thức do ảnh hưởng theo xu thế chung của thế giới. Vì vậy, tư
tưởng Hồ Chí Minh, nhất là quan điểm độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh
phúc của nhân dân càng phải được phát huy triệt để, sâu sắc, phù hợp với tình hình
thực tế của đất nước bằng các nhiệm vụ sau:
Một là, phải nâng cao nhận thức, và tăng cường thực hành tư tưởng Hồ Chí Minh
nói chung và tăng cường đời sống đầy đủ, hạnh phúc của nhân dân nói riêng. Luận
điểm này phải được đặt là mục tiêu hàng đầu của các chính sách và nhiệm vụ chiến
lược. Đồng thời, các cán bộ các cấp, từ trung ương đến địa phương phải thấm nhuần tư
tưởng trên để nâng cao đời sống của người dân, từ đó giữ vững nền độc lập dân tộc.
Hai là, phải tăng cường bảo vệ đất nước, nhân dân trước các thế lực thù địch trong
và người nước, tập trung ngăn chặn “diễn biến hồ bình”, bảo vệ người dân khỏi các tư
tưởng chống phá nhà nước từ các thế lực bên ngoài, củng cố tinh thần yêu nước và tư
tưởng Hồ Chí Minh trong mỗi người dân Việt Nam.
Ba là, phải xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, văn minh, với mục tiêu phục vụ
nhân dân. Đảng luôn nắm vai trò lãnh đạo đất nước, là cơ sở tiền đề để giữ vững nền
độc lập dân tộc nói chung, và phát triển nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân nói
riêng
8


Bốn là, phải tăng cường phát triển kinh tế - xã hội, gắn với sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá đất nước. Khoa học kỹ thuật phát triển, nền kinh tế càng được củng
cố, đời sống của nhân dân càng được cải thiện trên mọi mặt. Nắm bắt các cơ hội phát
triển kinh tế, tăng cường hợp tác quốc tế đồng thời tận dụng hiệu quả các nguồn tài
nguyên sẵn có để cải thiện kinh tế - xã hội.
Năm là, phải đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện. Con người chính là chìa
khố cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Xây dựng con người Việt Nam với những
phẩm chất đáng quý, tốt đẹp vốn có từ bao thế hệ, đồng thời học tập, tiếp thu có chọn
lọc các tinh hoa văn hoá của nhân loại, tăng cường củng cố các kĩ năng gắn liền với

công nghiệp hố, hiện đại hố khơng chỉ là nhiệm vụ riêng của hệ thống giáo dục mà
phải là nhiệm vụ hàng đầu của cả xã hội.
Mặc khác, mỗi công dân Việt Nam cũng phải có trách nhiệm duy trì nền độc lập, tự
do, hạnh phúc dân tộc. Trước hết, việc tu dưỡng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là
điều cần thiết, đặc biệt với mỗi công dân trẻ - tương lai của đất nước. Mỗi một công
dân phải ý thức được để được một cuộc sống hạnh phúc tự do như bây giờ, dân tộc ta
phải trải qua quá trình đấu tranh cách mạng đầy khó khăn để giữ lấy nền độc lập dân
tộc, và giữa hạnh phúc tự do của cá nhân và độc lập dân tộc có mối quan hệ qua lại lẫn
nhau. Mỗi công dân cần phải trau dồi tình yêu cuộc sống, tình yêu Tổ quốc, và các mối
quan hệ xung quanh, tích cực học tập, lao động để phát triển bản thân, đáp ứng được
những mục tiêu cao hơn về vật chất và tinh thần. Đồng thời mỗi người cũng cần phải
có ý thức chính trị đúng đắn, theo đường lối của Đảng và Nhà nước, cần phải phát huy
tinh thần chủ động, sáng tạo để đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Luận điểm “Nước được độc lập mà dân khơng được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc
lập cũng khơng có nghĩa lý gì” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một luận điểm chính xác
và có ý nghĩa to lớn đối với thực tiễn ngày nay. Người đã khẳng định độc lập tự do của
dân tộc phải gắn liền với hạnh phúc tự do của nhân dân. Đấu tranh giành độc lập là để
tiến tới dân chủ và cuộc sống phồn vinh đầy đủ của nhân dân và đồng thời mỗi người
dân đạt được hạnh phúc tự do sẽ là nền tảng để giữ vững nền độc lập dân tộc. Chính vì
vậy, trong suốt q trình hoạt động cách mạng của mình, Người ln hướng đến hạnh
phúc, ấm no của nhân dân, sao cho mỗi người dân đều được đầy đủ về vật chất lẫn tinh
thần, cũng đảm bảo quyền tự do – quyền cơ bản của mỗi người. Thấm nhuần tư tưởng
Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn chăm lo cho đời sống của nhân dân về
mọi mặt, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế lẫn lẫn đời sống tinh thần của nhân.
Luận điểm trên chính là nền tảng để Nhà nước ta đưa ra những nhiệm vụ chiến lược để
hướng tới sự phát triển của đất nước, bảo vệ tự do hạnh phúc của nhân dân và nền độc
9



lập dân tộc. Đồng thời mỗi cá nhân cần phải ý thức về tầm quan trọng của tự do hạnh
phúc trong nền độc lập dân tộc và tu dưỡng rèn luyện bản thân, đóng góp cho sự phát
triển quê hương, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
2023.
2. Hồ Chí Minh: Nhà nước và pháp luật, NXB Pháp lý, Hà Nội, 1990.
3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 13, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.
4. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.
5. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.
6. Hoàng Trần Như Ngọc, Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và tự do hạnh phúc
của nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Đại học Huế:
Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2022.
7. Tạp chí Cộng sản,
cập
nhật 01/10/2020, truy cập 01/10/2023
8. Tổng cục Thống kê,
cập nhật 10/07/2023, truy cập
01/10/2023
9. V.I.Lênin: Toàn tập, tập 24, NXB Tiến bộ, 1980.

11




×