Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Phân tích luận điểm của hồ chí minh” nước việt nam là một, dân tộc việt nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.96 KB, 33 trang )

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc.

TIỂU LUẬN

Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân.
Khoa: Lý luận Chính Trị.
Bài tập lớn môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Lớp: Tư tưởng Hồ Chí Minh_22.

Sinh viên: Đặng Hoàng Định.
Mã sinh viên: CQ510951.
Lớp: Công nghệ thông tin

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2010.

1


ĐỀ BÀI: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh” Nước Việt Nam
là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn,
song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”
ĐỀ CƯƠNG:
1) Cơ sở lý luận hình thành luận điểm.
1.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
2) Truyền thống dân tộc hoặc kinh nghiệm các nước
2.1. Truyền thống dân tộc
2.1.1.Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng
đồng của dân tộc
Việt Nam.


2.2. Kinh nghiệm từ các nước
Nước “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”
2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử
2.2.2. Bài học kinh nghiệm
3) Thực tiễn Việt Nam
3.1. Hoàn cảnh.
3.1.1. Hoàn cảnh lịnh sử Việt Nam.
3.1.2. Hoàn cảnh thế giới.
3.2. Nhận xét
4) Nội dung của luận điểm
4.1. Nội dung bao trùm và hoàn cảnh câu nói của Hồ Chí Minh.
4.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết dân tộc.
5) Tính đúng đắn của luận điểm
+ sự kiện 1954 ở Việt Nam

2


Nội Dung Chi Tiết:
1) Cơ sở lý luận hình thành luận điểm:
1.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin về vấn đề dân tộc:
1.1.1.Dân tộc là vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ về
chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hóa giữa các dt,
các nhóm dt và bộ tộc.
1.1.2.Theo quan điểm của CNMLN, dt là sản phẩm của quá trình
phát triển lâu dài của ls.
1.1.3.Hình thức cộng đồng tiền dt như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc. Sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của dt TBCN. CNTB
bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc thi hành
chính sách vũ trang xâm lươc, cướp bóc, nô dịch các dt nhỏ từ đó xuất

hiện vấn đề dt thuộc địa. Mác và Ăngghen nêu lên quan điểm cơ bản
có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết vấn đề
nguồn gốc, bản chất của dt, những quan hệ cơ bản của dt,thái độ của
gc công nhân và Đảng của nó về vấn đề dt.
1.1.4.Lênin đã phát triển quan điểm này thành hệ thống lý luận
toàn diện và sâu sắc về dt, làm cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính
sách của các đảng cộng sản về vấn đề dt.
1.1.5.Sự phát triển của vấn đề dt, theo Lênin có 2 xu hướng trong
điều kiện của CNTB:
+ Sự thức tỉnh ý thức dt, phong trào đấu tranh chống ap bức dt sẽ dẫn
đến hình thành các quốc gia dt độc lập.
+ Với việc tăng cường và phát triển các mối quan hệ giữa các dt sẽ
3


dẫn tới việc phá hủy hàng rào ngăn cách giữa các dt, thiết lập sự thống
nhất quốc tế của CNTB, của đời sống KT-CT-XH . . .
1.2.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:
1.2.1.Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ chủ nghĩa
Mác - LêNin, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng, nhưng tư
tưởng Hồ Chí Minh cũng là sự kế thừa, phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần
đoàn kết dân tộc, và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, cả phương
Đông và phương Tây.
1.2.2. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng
Mác - LêNin, bắt nguồn chủ yếu từ chủ nghĩa Mác - LênNin, nhưng
không hoàn toàn đồng nhất với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà là sự tổng
hòa, sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh hoa
văn hóa nhân loại với chủ nghĩa Mác - LêNin, trên nền tảng chủ nghĩa
Mác - LêNin.

2)Truyền thống dân tộc và kinh nghiệm các nước:
2.1.Truyền thống dân tộc:
2.1.1.Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết dân tộc
Việt Nam:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống
quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh
thần ấy lại sôi nổi. nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to
lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ
bán nước và lũ cướp nước”
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định
trên. Từ thế kỷ thứ III tr. CN., dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược
4


đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ
năm 179 tr. CN. đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của
phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước
mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn
lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh
liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác:
Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân
Thanh... Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó,
lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần
dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên
trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi
cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ
quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi
thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến
trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra

mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Có những bà mẹ
có tới chín người con trai, một người con rể và cả chồng là liệt sĩ! Đây
là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn
của dân tộc ta. Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng, tư
tưởng yêu nước không phải là một triết lý đế án đàm, nó là kim chỉ
nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta
tiến lên.
2.2.Kinh nghiệm các nước: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

5


2.2.1.Hoàn cảnh lịch sử: Năm 1945, cuộc kháng chiến chống Nhật
của nhân dân Trung Quốc kéo dài nhiều năm cuối cùng đã giành được
thắng lợi. Tháng 9 -1945, Nhật Bản chính thức tuyên bố đầu hàng
Đồng minh.
Lợi dụng danh nghĩa tiếp quản, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã chiếm
nhiều ngân hàng xí nghiệp công nghiệp và tài sản thương nghiệp quốc
gia mà trước đây phát xít Nhật chiếm giữ.
Lúc này, cục diện cách mạng ở Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung
Quốc lãnh đạo đã có nhiều biến đổi quan trọng. Lực lượng quân đội
phát triển nhanh chóng, vùng giải phóng được mở rộng. Đảng Cộng
sản Trung Quốc chủ trương lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành hoà
bình, độc lập dân tộc. Nhờ vận dụng linh hoạt đường lối chiến tranh,
nhân dân, Đảng Cộng sản và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
đã dần dần giành lại thế chủ động. Tháng 10-1945, Đảng Cộng sản và
Quốc dân Đảng kí hiệp ước chấm dứt nội chiến và triệu tập hội nghị
chính trị hiệp thương để xây dựng lại đất nước. Mặc dù đã tiến hành
hội nghị hiệp thương nhưng tập đoàn Tưởng Giới Thạch - với sự giúp
đỡ của đế quốc Mỹ - vẫn ráo riết chuẩn bị nội chiến.

Tháng 7 - 1946, Quốc dân Đảng đồng loạt tấn công vào các vùng giải
phóng do Đảng Cộng sản kiểm soát. Từ cuối 1946, Đảng Cộng sản
tiếp tục tổ chức các lực lượng nông dân trong các vùng mới giải
phóng giành lại ruộng đất từ tay phong kiến, địa chủ, thực hiện dần
từng bước nền dân chủ mới. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
đã thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, không giữ đất đai mà chủ
yếu nhằm tiêu diệt sinh lực địch và xây dựng lực lượng.
6


Từ tháng 7 đến tháng 9 - 1946, Quân Giải phóng đã chuyển từ phòng
ngự sang phản công trên quy mô cả nước. Sau đó, các vùng Liêu
Ninh, Thẩm Dương, Thiên Tân…lần lượt được giải phóng. Tháng 4 1949, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vượt sông Trường
Giang tấn công vào sào huyệt của Quốc dân Đảng. Nền thống trị của
Quốc dân Đảng chính thức sụp đổ. Từ 21 đến 30 - 9 - 1949, Hội nghị
chính trị hiệp thương được triệu tập tại Bắc Kinh để thông qua Cương
lĩnh chung, bầu Hội đồng Chính phủ do Mao Trạch Đông làm Chủ
tịch. Hội đồng đã cử Chu Ân Lai làm Thủ tướng Quốc vụ Viện kiêm
bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ngày l - l0 - 1949, nước Cộng hoà Nhân
dân Trung Hoa chính thức được thành lập.
Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc hoàn thành thắng lợi năm
1949 là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại trên thế
giới. Cuộc cách mạng đã kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị
của đế quốc, phong kiến tư sản mại bản. Cách mạng 1949 ở Trung
Quốc mở đầu thời kì lịch sử mới - thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Trung Quốc. Với diện tích bằng 1/4 châu Á và dân số gần 1/4 dân số
thế giới, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã góp phần quan trọng
tăng cường ảnh hưởng và lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới.

2.2.2.Bài học kinh nghiệm:
Thay đổi đường lối và phương pháp cách mạng cũ bằng Chính sách
kinh tế mới (NEP). Thực hiện chính sách kinh tế mới thì một vấn đề
cực kỳ quan trọng là phải chấn chỉnh bộ máy nhà nước, phải làm cho
7


nó tinh gọn, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Đã qua rồi cái thời cứ
nói mãi về canh tân, về đổi mới vì vấn đề bây giờ là thực hiện nó như
thế nào chứ không cần “nói những lời rỗng tuếch, những lời ba hoa...
chạy ngược, chạy xuôi tíu tít... cải tổ các cơ quan và lập ra các cơ quan
mới”. Khi mà công việc quản lý nhà nước có nhiều bê trễ, tình trạng
quan liêu, thói a dua chạy theo hình thức, xa hoa, lãng phí, không có
kiểm kê, kiểm soát, không biết tính toán tiền nong cho kỹ lưỡng, tình
trạng tham nhũng, ăn hối lộ lây lan như bệnh dịch thì không những
không thực hiện được chính sách kinh tế mới vì mục tiêu tốt đẹp của
CNXH mà còn làm cho những người lao động mất cảm hứng, mệt mỏi
và họ sẽ chê trách, nhạo báng những người cộng sản. Lênin thẳng thắn
nhận định: “Hiện nay, nông dân và công nhân sẽ cười, nếu người ta cứ
ra lệnh cho họ thành lập, cải tổ cơ quan này hay cơ quan khác. Hiện
nay người công nhân và nông dân bình thường sẽ không thiết tha đến
việc đó nữa, và họ làm như thế là phải, vì trọng tâm không phải là ở
đấy”. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ quần chúng nhìn thấy rất rõ nhiều cán
bộ không tương xứng với chức quyền, là ở chỗ tổ chức đã sai lầm
trong công tác nhân sự, đặt người không đúng chỗ, là giao cho những
người cộng sản không biết làm việc nhưng lại cản trở không cho quần
chúng biết rõ sự thật vì đằng sau những người ấy “là cả một bọn ăn
cắp và bọn con buôn lẩn lút rất tài”. Điểm căn bản, theo Lênin, là
không có sự kiểm tra nghiêm túc và thường xuyên tình hình chấp
hành, chứ không phải là ở chính trị theo nghĩa hẹp của từ này, không

phải là câu chuyện huyên thuyên về chính trị, cũng không phải ở các
nghị quyết, ở các công sở, ở việc cải tổ cơ quan... nếu cần thì vẫn làm
nhưng căn bản và mấu chốt là “hãy chọn những người xứng đáng và
8


phải kiểm tra việc chấp hành thực tiễn: làm như thế nhân dân sẽ tán
thành. Vì trong quần chúng nhân dân, chúng ta chỉ tựa như một giọt
nước trong đại dương, và chỉ khi nào biểu hiện được đúng ý nguyện
của nhân dân, thì chúng ta mới quản lý nhà nước được.
3) Thực tiễn Việt Nam
3.1.Hoàn cảnh
3.1.1.Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam:
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đặt ách đô hộ và thi
hành các chính sách phản động phản diện.
- Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp mọi
quyền hành đều nằm trong tay bọn tư bản Pháp, vua quan phong kiến
nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn tay sai. Chúng dùng chính sách: chia để trị,
thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ; thẳng tay đàn áp và khủng bố khốc
liệt các tư tưởng, hoạt động yêu nước làm cho dân tộc Việt Nam lâm
vào cảnh ngột ngạt về chính trị.
- Về kinh tế, chúng tiến hành tiến hành chương trình khai thác thuộc
địa đại quy mô nhằm khai thác tài nguyên, bóc lột nhân công, cướp
ruộng đất của nhân dân, biến Việt Nam và Đông Dương thành thị
trường độc quyền của Pháp.
- Về văn hóa, xã hội, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân lập
nhiều nhà tù hơn trường học. Đầu độc thanh niên bằng rượu, thuốc
phiện; mị dân, tuyên truyền xuyên tạc lịch sử văn hóa Việt Nam .
Tuyên truyền văn hóa thực dân vong bản nhằm thủ tiêu tinh thần yêu
nước và nền văn hóa của dân tộc ta. Việt Nam từ xã hội phong kiến

9


độc lập đã trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Dân tộc Việt
Nam bị mất tự do, kinh tế không phát triển, đời sống vô cùng cực khổ.
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp tình hình giai cấp – xã hội Việt
Nam đã có những biến đổi sâu sắc.
- Ngoài hai giai cấp cũ là giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân, xã
hội Việt Nam xuất hiện các giai cấp mới: giai cấp công nhân, giai cấp
tiểu tư sản và giai cấp tư sản.
- Bộ phận phản động của giai cấp địa chủ phong kiến làm tay sai cho
thực dân Pháp.
- Giai cấp nông dân bị bần cùng hóa vì chính sách bóc lột tàn bạo của
đế quốc, phong kiến, họ khao khát độc lập và ruộng đất, là lực lượng
chủ lực của phong trào giải phóng dân tộc.
- Giai cấp công nhân: Mới ra đời, số lượng ít nhưng nhanh chóng
trưởng thành. Do những ưu thế đặc biệt nên sẽ là lực lượng lãnh đạo
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Giai cấp tiểu tư sản: Mới xuất hiện, ngày càng đông đảo, bị đế quốc
phong kiến bóc lột chèn ép. Họ rất nhạy cảm, có tinh thần dân tộc, yêu
nước.
- Tư sản mại bản gắn liền với lợi ích tư sản Pháp, tham gia vào đời
sống chính trị, kinh tế của thực dân Pháp.
- Tư sản dân tộc: mâu thuẫn với tư bản Pháp và địa chủ phong kiến, có
tinh thần dân tộc dân chủ, nhưng thế lực kinh tế yếu ớt, phụ thuộc, do
đó có khuynh hướng chính trị cải lương.
Với những biến đổi xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX thì ngay trong lòng xã hội đã xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản phải
giải quyết đó là:
10



- Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc, tay sai
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam (nông dân) với địa chủ phong
kiến.
3.1.2.Hoàn cảnh thế giới:
Đầu thế kỉ XX, trên phạm vi quốc tế, sự thức tỉnh của phong trào dân
chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ Cách mạng 1905 ở Nga đã tạo thành
một cao trào thức tỉnh các dân tộc phương Đông. Năm 1917, Cách
mang tháng Mười Nga thành công. Đối với nước Nga, đó là cuộc cách
mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga
thì đó là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách
mạng”nước Nga là nhà tù của các dân tộc”. Tháng 3-1919, Quốc tế
Cộng sản được thành lâp. Tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản(1920),
sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của V.L.Lênin được công bố. Với thắng lợi của Cách mạng
Tháng Mười Nga vá sự ra đời của Quốc tế Cộng sản, nhiều đảng cộng
sản trên thế giới đã được thành lâp.
3.2.Nhận xét:
Thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga là thắng lợi của chủ nghĩa
Mác-Lênin, của những ước mơ cao đẹp của loài người, có ảnh hưởng
rất lớn và mang tính quyết định đến sự chuyển biến tư tưởng và lập
trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Người đã có sự lựa chọn dứt
khoát đi theo Cách mạng tháng mười Nga, đi theo Lê-nin, tin theo
Quốc tế III rồi trở thành một trong những người sáng lập ra Đảng
cộng sản Pháp (1920). Người đã sớm khẳng định con đường giải
11


phóng cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới, trong đó có Việt

Nam chúng ta là phải đi theo tiếng gọi của Cách mạng tháng Mười.
Bác viết: "Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu
sáng năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc
lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách
mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế".
Bác là người Việt Nam yêu nước đầu tiên tiếp thu ánh sáng của Cách
mạng tháng Mười, Người viết: "Cách mạng tháng Mười, chủ nghĩa
Mác-Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân
Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là
cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi
tới thắng lợi cuối cùng". Tin theo Lê-nin, tin theo Cách mạng tháng
Mười, Người khẳng định: "Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không
có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản".
Con đường cứu nước, giải phóng dân tộc mà Bác chịu ảnh hưởng là
con đường của Cách mạng tháng Mười, Người đánh giá cao: "Trong
thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công, và thành
công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do,
bình đẳng thật sự… Cách mạng tháng mười Nga đã đuổi được vua, tư
bản, địa chủ rồi, lại tiếp sức cho công nông các nước và dân tộc bị áp
bức các thuộc địa làm cách mệnh để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa
và tư bản trong thế giới".
4) Nội dung của luận điểm:

12


4.1. Nội dung bao chum và hoàn cảnh ra đời câu nói của Hồ Chí
Minh:
Câu nói:” Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có
thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” được

chích dẫn trong Hồ Chí Minh toàn tập.
Bao chùm câu nói chính là ý nguyện đoàn kết mọi dân tộc anh em trên
đất nước Việt Nam!
4.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết dân tộc.
Lịch sử của Việt Nam đã chứng minh trong cộng đồng các dân tộc ở
nước ta khồng hề có dân tộc lớn (dân tộc nhiều người) đi áp bức, bóc
lột dân tộc nhỏ (dân tộc ít người), mà quan hệ giữa các dân tộc với
nhau là quan hệ anh em, ruột thịt. Truyền thống quý báu đó của dân
tộc Việt Nam như Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Đồng bào Kinh hay
Thổ, Mường hay Mán, Giarai hay Êđê, Xơđăng hay Bana… đều là
con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có
nhau, sướng khổ cùng nhau, nó đói giúp nhau.”
Bên cạnh việc lên án thủ đoạn đê hèn của bọn thực dân, phong kiến
dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ các dân tộc Việt Nam và
để kìm hãm các dân tộc trong vòng nghèo nàn và dốt nát, Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ tính ưu việt của chế độ mới để nhằm giải quyết đúng
đắn vấn đề dân tộc ở Việt Nam: “Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước ta là: Các dân tộc đều bình đẳng và phải đoàn kết chặt chẽ,
thương yêu giúp đỡ nhau như anh em. Đồng bào miền xuôi phải ra sức
giúp đỡ đồng bào miền ngược cùng tiến bộ về mọi mặt.”
Hậu quả của chế độ thực dân phong kiến và các thế lực thù địch chống
phá cách mạng để lại ở Việt Nam là rất nặng nề; để khắc phục hậu quả
13


đó nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và xây dựng
cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào miền xuôi cũng như miền
ngược, Hồ Chí Minh luôn coi trọng tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ
lẫn nhau giữa các dân tộc anh em ở trong nước. Bởi, chỉ có trên cơ sở
đoàn kết mới tạo nên sức mạnh to lớn cho cách mạng Việt Nam để

thực hiện thắng lợi các mục tiêu của cách mạng đã đề ra.
Sau khi chủ trì Hội nghị Trung ương lần thức Tám (5 – 1941), nhận
thấy cơ hội cứu nước đang đến gần, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng
bào cả nước, trong thư Người viết: “…Hỡi các bậc phú hào yêu nước,
thương nòi! Hỡi các bạn công nông, binh, thanh niên, phụ nữ, công
chức, tiểu thương! Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn
hết thẩy
Tóm lại, quan điểm của Hồ Chí Minh tâp trung vào những y sau:
Một là, đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
thành công của cách mạng.
Hai là, đoàn kết là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng.
Ba là, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
Bốn là, đoàn kết phải thể hiện bằng hành động.
Năm là, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên của Mặt trận, vừa
là lực lượng lãnh đạo, xây dựng khối đoàn kết.
Sáu là, đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế.
5) Tính đúng đắn của luận điểm:
5.1.Thời kì phong kiến:
14


Sáu chiến thắng oanh liệt có ý nghĩa quyết định của quân và dân ta
trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời kỳ phong kiến
độc lập mang đậm nét đoàn kết dân tộc:
- Chiến thắng Như Nguyệt năm 1077.
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
- Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động năm 1426.
- Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang năm 1427.
- Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785.

- Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789.
Do vị trí địa lý - chính trị của mình, nét nổi bật của lịch sử dân tộc
Việt Nam từ thời dựng nước cho đến nay là biết lợi dụng những ưu đãi
của thiên nhiên khắc phục những khắc nghiệt của thiên nhiên, đồng
thời đấu tranh liên tục kiên cường chống ngoại xâm, giành độc lập và
bảo vệ độc lập dân tộc. Việt Nam là một nước đã chịu đựng nhiều
cuộc chiến tranh dai dẳng, dài nhất qua nhiều thời kỳ chống lại kẻ xâm
lược mạnh hơn mình nhiều lần. Ngày nay, tuy sống trong hòa bình,
Việt Nam vẫn phải đối phó trên nhiều mặt để bảo vệ độc lập, chủ
quyền trên toàn bộ lãnh thổ của mình.
Đặc điểm địa lý - chính trị đã tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, chí
kiên cường, bất khuất, tạo nên một chủ nghĩa yêu nước nồng nàn hiến
có của nhân dân, một biểu thị cao nhất của văn hóa truyền thống Việt
Nam. Nhưng mặt khác, tình hình chiến tranh kéo dài gây nên sự mất
ổn định trong xã hội, mất cân bằng trong đời sống; mỗi cuộc chiến
tranh để lại những mất mát khôn nguôi trong các thế hệ, gây nhiều tổn
15


thất về tâm lý của con người Việt Nam. Thực tế lịch sử này làm cho
con người Việt Nam luôn luôn phải tìm cách thích ứng với tình hình,
phát huy chủ động sáng tạo trong cuộc sống và đối phó kịp thời chống
lại những thủ đoạn của kẻ thù để tồn tại. Do đó tinh thần cộng đồng và
tình tương thân tương ái là những đặc điểm sâu đậm của xã hội Việt
Nam, của văn hóa Việt Nam.
5.2.Thời kì Pháp thuộc đến nay:
5.2.1.Đỉnh cao của tình đoàn kết quân dân-Trận Điện Biên Phủ:
Vào những ngày đầu tháng 03 này của 55 năm trước (3 - 1954),
thung lũng Mường Thanh đang chuẩn bị diễn ra những trận bão lửa
sôi sục chí căm hờn. Cách đó vừa một tuần lễ, ngày 4 – 3- 1954, tổng

tư lệnh Nava thân chinh lên thị sát tình hình bố phòng của Tập đoàn
cứ điểm Điện Biên Phủ và y không thể ngờ rằng, đó là lần cuối cùng
con người kiêu ngạo ấy có mặt tại xứ sở Mường Trời. Cũng như Nava,
Chính phủ Pháp, Bộ Quốc phòng Pháp, cả tướng Cônhi (Tư lệnh quân
viễn chinh Pháp ở Việt Nam), cùng Đờcát và hầu hết sỹ quan Pháp lúc
này rất mong một cuộc tấn công vào Điện Biên Phủ, để qua đó, họ hy
vọng sẽ thu được một chiến thắng lớn về quân sự nhằm cứu nguy quân
Pháp trên khắp các chiến trường Đông Dương. Chả thế mà trước đó,
vào đúng ngày mồng một Tết Giáp Ngọ (tức 3 – 2 - 1954), Nava còn
gửi ra cho Bộ Chỉ huy của ta một lá thư với lời lẽ thách đố thật cao
ngạo. Bên cạnh đồng minh Mỹ, người Pháp với tư tưởng hãnh tiến
cho rằng Điện Biên Phủ là “cơ hội vàng” để họ đánh bại quân đội Việt
Nam non trẻ (!). Mặc dầu vậy, linh cảm một điều gì đó không thật yên
tâm, nên Nava cho rằng cần xây dựng thêm một trung tâm đề kháng
nữa đề phòng Việt Minh thay đổi chiến thuật khi mùa mưa tới. Tuy
16


nhiên, Đờcát với tư cách Chỉ huy trưởng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên
Phủ đã phản đối, rồi cả Cônhi cũng phủ nhận quan điểm của Nava
bằng câu nói hài hước: “Không nên làm Việt Minh thay đổi quyết
định. Cả Tập đoàn cứ điểm đều trông đợi một chiến thắng lớn bằng
phòng ngự. Sẽ là một thảm họa về tinh thần nếu Việt Minh không
đánh”…
Và cái gì xảy ra đã lập tức xảy ra. Việt Minh không chỉ chủ động tấn
công, mà còn chủ động quyết định đánh vào lúc nào, tấn công cứ điểm
nào trước. Nhiều căn cứ hỏa lực của Đờ-cát bị phá nát ngay trong đợt
tấn công thứ nhất chiều ngày 13-3-1954. Điều khiến các binh sỹ Pháp
kinh ngạc là những đồn bốt kiên cố của chúng bị pháo kích dữ dội, từ
ngay các ngọn núi tưởng rất yên bình xung quanh lòng chảo. Nơi mà

theo tính toán của họ, Việt Minh không thể kéo những khẩu pháo
trọng lượng hàng tấn ngược lên các sườn dốc cheo leo. Trái với lời
hứa “sẽ khóa mõm pháo binh Việt Minh chỉ trong vài phút”, trung tá
Pi-rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ, đã “nhận trách
nhiệm” bằng quả lựu đạn tự kết liễu trong hầm cố thủ.
Quân ta dành chiến thắng hoàn toàn.Nhân sự kiện này, có lần tại chiến
khu Việt Bắc, một nhà báo Ba Lan phỏng vấn Bác Hồ về nguyên nhân
quan trọng nhất làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bác khoan thai
xòe bàn tay ra, rồi nắm lại, nói chỉ ngắn gọn: “Đoàn kết!”. Với trận
Điện Biên Phủ, tình đoàn kết của chúng ta đã hóa thân vào mỗi chiến
công; trở thanh chất keo sơn gắn bó giữa miền xuôi với miền ngược,
giữa đơn vị này với đơn vị khác, giữa chỉ huy với chiến sỹ, giữa chiến
sỹ với nhau và đặc biệt giữa bộ đội với nhân dân. Còn nhớ tháng 31944, tại “Đại hội Các đoàn thể cách mạng Việt Nam” tổ chức ở Liễu
17


Châu (Trung Quốc), trong bài phát biểu, Bác nói: “Quân thù không sợ
các gì, chỉ sợ nhân dân Việt Nam đoàn kết”. Đối với Bác Hồ, đoàn kết
là một truyền thống thể hiện tư tưởng và bản chất của cách mạng Việt
Nam, của toàn thể dân tộc Việt Nam. Được biết tại chiến dịch Điện
Biên Phủ, trong nguồn cung cấp hậu cần cho bộ đội ăn no đánh thắng,
có một phần thực phẩm tại chỗ của nhân dân vùng lòng chảo. Trong
lúc phải lẩn tránh các cuộc càn quét của lính Pháp, rất nhiều bà con
dân tộc đã tự nguyện đuổi gia súc lên rừng với lời nhắn: “Của nhân
dân mình đấy, bộ đội Vịêt Minh cứ việc mổ thịt mà ăn!”. Đó là một
bằng chứng cụ thể và đầy yêu thương, xúc động, nói lên tình cảm của
nhân dân với bộ đội. Chính vì lường trước điều này, nên cuối năm
1953 ngay sau khi tái chiến thung lũng Mường Thanh, Đờcát đã hạ
lệnh dồn dân vào sống trong 4 trại tập trung như những nhà tù.
Hơn nửa thế kỷ qua, bên cạnh những ý nghĩa to lớn về quân sự, chính

trị, xã hội, ngoại giao … Chiến thắng Điện Biên Phủ được giới nghiên
cứu trong nước cũng như quốc tế, đánh giá là chiến thắng của sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Hồ
Chủ tịch, Đảng ta đã dương cao ngọn cờ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn
kết”, tập hợp rộng rãi các thành phần xã hội, các lực lượng cách mạng,
các giới quốc dân đồng bào với tinh thần đã là người Việt Nam thì
phải anh dũng đứng lên khi đất nước bị xâm lăng. Hơn bao giờ hết,
Chiến thắng Điện Biên Phủ chính là sự kết tinh vĩ đại, thiêng liêng và
kỳ diệu của sức mạnh đại đoàn kết dựng nước và giữ nước ấy …

18


Lời kết: ” Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông
có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay
đổi”, câu nói của bác sẽ trường tồn mãi cùng thời gian. Nó là hiện
thân cho giá trị trân lý, cho truyền thông dân tộc, cho khát vọng
được sống trong hòa bình, đôc lập của dân tộc Việt Nam.

19


20


21


22



23


24


25


×