Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích luận điểm sau của hồ chí minh “nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.71 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

BÀI TẬP MÔN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Lưu Thị Ngọc Ánh
Mã sinh viên: CQ530319
Lớp: Kiểm toán CLC
Khóa: 53


Hà Nội 2013

2


Đề tài: Phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh:
“Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc
lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì”.
Liên hệ sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam hiện nay.”
BÀI LÀM
I. Đặt vấn đề
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận thiên tài của
cách mạng Việt Nam. Người đã để lại một hệ thống quan điểm toàn diện và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, một cuộc cách
mạng vừa phải giành độc lập dân tộc thực sự, vừa phải giải quyết vấn đề dân
chủ triệt để, giải phóng nhân dân lao động hoàn toàn thoát khỏi áp bức, bóc
lột. Và, luận điểm trung tâm, xuyên suốt để giải quyết triệt để cả hai vấn đề
ấy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã


hội, như thế, vấn đề dân tộc cần phải được giải quyết theo lập trường của giai
cấp vô sản. Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức, bóc lột; thiết lập một
nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, mới bảo đảm cho người lao động
có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và
xã hội, giữa độc lập với tự do và hạnh phúc của con người. Hồ Chí Minh nói:
“Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập
cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Câu nói trên của Người thật đúng.
Gần một thế kỷ qua, dưới sự soi lối, chỉ đường của tư tưởng Hồ Chí
Minh, sự lãnh đạo tài tình của Đảng, với đường lối độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội, dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập, tự do, tiến lên
chủ nghĩa xã hội với những thắng lợi to lớn, căn bản, có ý nghĩa lịch sử và
thời đại.
Và qua bài nghiên cứu này, chúng ta cùng làm rõ luận điểm trên của
Người, cũng như liên hệ với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay.
II. Giải quyết vấn đề
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm trong luận điểm của
Người.
Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia
bởi chính người dân sinh sống ở đó, có nghĩa là có chủ quyền tối cao. Độc
lập có thể là tình trạng ban đầu của một quốc gia mới xuất hiện, nhưng nó
thường là một sự giải phóng từ sự thống trị. Độc lập cũng có thể nói theo
nghĩa phủ định: là tình trạng không bị điều khiển, cai trị bởi một thế lực khác
thông qua chủ nghĩa thực dân, sự bành trướng hay chủ nghĩa đế quốc. Độc
3


lập có thể giành được nhờ việc chống lại thực dân hóa (phi thực dân hóa)
chống lại sự chia cắt.
Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn

một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc
cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và
thường chịu tác động của lý trí.
Tự do là một khái niệm dùng trong triết học chính trị mô tả tình trạng
khi một cá nhân có thể có khả năng hành động theo đúng với ý chí nguyện
vọng của chính mình.
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, độc lập ở đây chính là độc lập dân
tộc, là đưa đất nước thoát khỏi ách áp bức, đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế
quốc, giành lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, xây dựng nên một nhà nước mới.
Nhưng như thế chưa đủ, theo Người, nếu đất nước được độc lập mà
dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý
gì, có nghĩa là, nếu đất nước được độc lập, nhà nước mới được hình thành,
nhưng nhà nước đó không quan tâm đến dân chúng, không tạo ra cho dân
chúng có một cuộc sống tự do, no ấm, hạnh phúc thì độc lập đó không có ý
nghĩa. Do đó, sau khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,
làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người được sung sướng tự do.
Người khẳng định: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu
chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày
một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”(1).
Khác với con đường cứu nước của cha ông, gắn độc lập dân tộc với chủ
nghĩa phong kiến (cuối thế kỷ XIX), hoặc chủ nghĩa tư bản (đầu thế kỷ XX),
con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
Với quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, sau
gần mười năm qua nhiều châu lục, tìm hiểu chủ nghĩa thực dân, đế quốc cả ở
“chính quốc” và thuộc địa của chúng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức
được xu hướng phát triển tất yếu của thời đại, Người đã gặp chủ nghĩa Mác Lê-nin và trở thành người cộng sản. Người cộng sản Nguyễn Ái Quốc khẳng
định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người
không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn

kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui,
hòa bình, hạnh phúc...”(2). Người chỉ rõ: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ
nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh
nhất là chủ nghĩa Lê-nin”(3).
Năm 1920, ngay khi quyết định phương hướng giải phóng và phát triển
dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn
4


bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội.
Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam mới thành lập (3/2/1930), trong
Chính cương vắn tắt do Người khởi thảo đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc
trong triển vọng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Người đã làm sáng tỏ mối quan hệ
hữu cơ giữa giải phóng dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đặt nền tảng cho bước
chuyển biến từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta. Người khẳng định: chỉ có hoàn thành cách mạng giải
phóng dân tộc mới có điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội, và chỉ có làm cách
mạng xã hội chủ nghĩa mới giữ vững những thành quả do sự nghiệp giải
phóng dân tộc mang lại.
Sau cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa được ra đời, trong ngày quốc khánh thiêng liêng và đầy trang trọng
(2/9/1945), trên quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
trịnh trọng tuyên bố trước nhân dân cả nước và với toàn thế giới rằng: “Nước
Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự
do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”(3).
Ngay sau khi nước nhà mới được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh
đạo toàn dân đấu tranh xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền non trẻ.
Để giữ vững thành quả cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những biện

pháp cần thiết để xây dựng hệ
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.9, tr.173
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, tr.461
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.2, tr.268
thống chính quyền dân chủ nhân dân từ Trung ương tới địa phương, một
chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân. Lần đầu tiên trong lịch sử đất
nước, người dân được cầm lá phiếu đi bầu cử người lãnh đạo, vị lãnh tụ cho
mình. Người dân đã được tự do chọn người quyết định cho vận mệnh của cả
đất nước cũng như vận mệnh của chính bản thân mình. Sau độc lập, nhân
dân phải đối mặt với vô vàn khó khăn, giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm
hoành hành. Hồ Chí Minh đã đề ra ngay những giải pháp cấp bách, các
chương trình cứu trợ nhân dân, như “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”, tổ
chức tuần lễ vàng, quỹ độc lập… Mở lớp bình dân học vụ, “Kêu gọi toàn
quốc kháng chiến”… Với tình yêu thương nhân dân, luôn mong đồng bào
được no ấm, hạnh phúc, Hồ Chí Minh đã quên đi thân phận lãnh tụ của mình,
nhường cơm sẻ áo với nhân dân, nhịn ăn để góp gạo cho dân nghèo, đến tận
nơi thăm hỏi, động viên nhân dân. Với sự chung sức, đồng lòng của Đảng,
của nhân dân, giặc đói, và giặc dốt đã được đẩy lùi. Khuyến khích dân thi
đua, tăng gia sản xuất; hiểu được những khó khăn của người nông dân,
5


Chính phủ đã từng bước thực hiện các chính sách về ruộng đất, giảm tô,
giảm tức. Trong những năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp trở
lại xâm lược trên chiến khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh cũng như các vị lãnh đạo
trong Đảng vẫn sát sao, quan tâm tới dân chúng. Người trực tiếp ra chiến
trường chỉ huy, động viên các chiến sĩ, cử các cán bộ về dưới địa phương,
động viên nhân dân tiếp tục sản xuất, góp hết sức cho tiền tuyến. Từ một nền
kinh tế lạc hậu, kiệt quệ vì sự bóc lột lâu dài của đế quốc và phong kiến, dân
tộc ta đã đứng lên kháng chiến 9 năm gian khổ chống thực dân Pháp, kết

thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh
lại tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta bước vào một thời kỳ mới: miền Bắc quá độ
tiến lên xã hội chủ nghĩa, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng độc lập dân tộc
trong cả nước.
Người cùng Chính phủ hết sức quan tâm đến đời sống, sản xuất, chiến
đấu của nhân dân; đã thực thi nhiều chủ trương, chính sách kinh tế, tài chính
tích cực, trong đó nổi bật nhất là cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có
ruộng. Đất nước vẫn còn phần lớn là làm nông nghiệp nên Bác rất quan tâm
đến người nông dân, luôn mong cho người nông dân được cơm no áo ấm,
nên dù bận việc đại sự, nhưng Người vẫn về từng vùng nông thôn, thăm hỏi,
động viên bà con nông dân sinh sống, sản xuất và chiến đấu.
Mục tiêu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ
Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nhà nước độc lập, nhân dân
được hưởng cuộc sống âm no hạnh phúc, tức là sau khi giành được độc lập
dân tộc, nhân dân ta sẽ xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.
Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, cuộc đấu tranh gay gắt ở miền Nam,
cuộc tấn công phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, nhưng Hồ Chí Minh cùng
nhân dân quyết tâm giữ vững lập lập trường trên con đường đã chọn, xây
dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ
có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại đem lại cho mọi
người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng bác ái,
đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm
vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính,
xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách
tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu
thương nhau”(4).
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, tr.461
Sau khi miền Bắc được giải phóng, người chỉ rõ nhiệm vụ của cách

mạng Việt Nam lúc này “là ra sức xây dựng và củng cố miền Bắc, đưa miền
Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất
6


nước nhà, nhằm xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ và giàu mạnh”(5). Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
(tháng 3-1960), luận điểm này đã được tái khẳng định, những năm tháng
cuối đời, Người vẫn không quên căn dặn đảng viên: “không được phút nào
quên lý tưởng cao cả của mình là: suốt đời làm cách mạng phấn đấu cho tổ
quốc hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới”(6). Chỉ hơn một tháng
trước khi từ trần, trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Nhân đạo, Người đã
tiếp tục khẳng định thêm một lần nữa: “chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân
toàn thế giới”(7).
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ xã hội đã
định hướng chính trị, chỉ đạo nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn
dân ta trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm,
khẳng định thành công trong giai đoạn Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta tiến
hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1945-1954), giai đoạn tiến hành
đồng thời hai chiến lược cách mạng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, trong đó cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là cơ sở vững chắc của cuộc đấu tranh thống
nhất nước nhà (1954-1975), cũng như giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn kế tiếp, đặc biệt là nó vẫn luôn có
ý nghĩa thời sự đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Có thể nói, trong mọi hoàn cảnh, Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm
đến việc giành độc lập cho dân tộc mà còn luôn trăn trở với việc làm sao cho

dân chúng được tự ho, hạnh phúc. Và lựa chọn con đường tiến lên xã hội chủ
nghĩa là một lựa chọn hoàn toàn sáng suốt và đúng đắn của chủ tịch Hồ Chí
Minh, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là chế độ chính trị do người dân làm
chủ, một chế độ không còn người bóc lột người, và là một chế độ xã hội có
nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật,
về văn hóa, đạo đức. Phát triển chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
chính là tạo ra một xã hội, một đất nước cho mọi người dân được hưởng tự
do, hạnh phúc.
Hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc phải gắn liền với
quyết tâm chính trị lớn nhằm đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ, văn minh” đang được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào sự
nghiệp đổi mới nhằm ra sức phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững
độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội trên đất nước ta, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân
dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đại hội
7


XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta tận
dụng tốt thời cơ, vượt qua thách thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện
công cuộc đổi mới, phát
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.9, tr.156
(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, tr.93
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, tr.474
triển đất nước nhanh, bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”(8)
Sau nước nhà hoàn toàn được giải phóng (1975), đất nước hoàn toàn
thống nhất, nhân dân ta hăng say bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát
triển xã hội chủ nghĩa. Thời gian đầu, gây dựng lại đất nước sau sự tàn phá

của chiến tranh, nhân dân ta gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vẫn còn theo
chế độ quan liêu, bao cấp. Nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân
gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy sự khủng hoảng trong kinh tế, đường lối
chính trị, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI năm 1986, đã quyết
định xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những chủ trương,
chính sách mới đã gợi mở, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển,
giải phóng năng lực sản xuất của xã hội để mở đường cho phát triển sản xuất.
Từ đó đến nay, đất nước ta đã đạt được không ít những thành tựu to lớn trên
khắp tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Nhân dân thực
sự được hưởng cuộc sống thái bình, tự do, no ấm, hạnh phúc.
Tuy còn nhiều hạn chế, cũng như những khuyết điểm, thiếu sót, sai lầm
nhưng những thành tựu nổi bật mà sự nghiệp cách mạng nước ta đạt được
trong những năm gần đây:
Trên lĩnh vực chính trị - xã hội: vững bước xây dựng đất nước theo con
đường xã hội chủ nghĩa mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn, các cán bộ lãnh
đạo Đảng Cộng Sản nước ta là những người có đầy đủ năng lực, phẩm chất
đạo đức, đã lãnh đạo, đề ra các chính sách chủ trương đường lối đúng đắn
trên tất cả các mặt xã hội của đất nước. Hệ thống chính trị được kiện toàn từ
Trung ương đến địa phương. Bộ máy hành chính các cấp cũng được hoàn
thiện. Đưa nước ta chính thức gia nhập tổ chức ASEAN (năm 1995), ngày
càng nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực Đông Nam Á cũng như Châu
Á. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO (năm 2007)
cũng đánh dấu một bước phát triển mới của Việt Nam trên trường quốc tế.
Mở cửa, hội nhập với thế giới, nước ta cũng không tránh khỏi, sự thù địch,
chống phá của các thế lực thù địch, núp dưới chiêu bài “Diễn biến hòa bình”,
chúng âm mưu bạo loạn, lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân
8



quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
…các âm mưu khủng bố… Nhưng Đảng ta đã nhanh chóng phát hiện, ngăn
chặn tất cả các âm mưu và hành động của bọn phản động, bảo đảm vững
chắc an ninh cho nhân dân. Ngoài ra còn có các tranh chấp chủ quyền trên
biên giới, biển đảo, nhưng Đảng và Nhà nước ta quyết giữ vững độc lập chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, bằng mọi biện pháp,
hòa bình lẫn bạo lực.
Trên lĩnh vực kinh tế: thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa đã mang lại nhiều thành tựu cho nước ta. Thoát khỏi tình trạng
bao cấp khủng hoảng, đạt nhiều bước tiến vượt bậc. Các ngành nông lâm
ngư nghiệp phát triển mạnh nhờ áp dụng được nhiều thành tựu khoa học - kỹ
thuật trong sản xuất. Điển hình đó là, từ một nước thiếu lương thực, Việt
Nam đã đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước và còn vươn lên trở
thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới (sau Thái Lan). Các ngành công
nghiệp, dịch vụ cũng phát triển rất mạnh mẽ, ngày càng đóng góp tỷ trọng
cao trong cơ cấu GDP. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới, nhiều nước trên thế giới có mức tăng trưởng âm,
nhưng Việt Nam vẫn tăng
(8) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 tr 266
trưởng dương (5,3% năm 2009, 6,8% năm 2010 và 5,9% năm 2011), tình
trạng thất nghiệp cũng không tăng cao, vẫn đảm bảo ổn định cuộc sống cho
đại đa số công nhân lao động.
Trên lĩnh vực y tế: Hệ thống bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh phát
triển rộng khắp cả nước. Đội ngũ y bác sĩ ngày càng có tay nghề trình độ
cao. Người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiên tiến
hiện đại, các căn bệnh nan y cũng đã được chữa trị thành công. Nhiều kỹ
thuật y tế phức tạp, hiện đại cũng đã được nghiên cứu, áp dụng thành công
tại Việt Nam (như ghép gan, ghép thận…) mang lại niềm vui và hạnh phúc
cho nhiều người dân. Trước Cách mạng Tháng Tám, cả nước chỉ có 771 cơ

sở khám chữa bệnh (KCB), phục vụ chủ yếu cho thực dân phong kiến. Tổng
số giường bệnh có 13,9 nghìn, bình quân 1 vạn dân có 6,1 giường. Tổng số
bác sĩ có 212 người, bình quân 1 vạn dân chỉ có 0,094 bác sĩ. Tổng số y sĩ có
439 người. Số dược sĩ trung cấp và cao cấp của cả nước chỉ có 32 người. Sau
Cách mạng Tháng Tám lịch sử và Quốc khánh 2/9/1945 đến nay, sự nghiệp y
tế của đất nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện cả nước có
13.455 cơ sở KCB, với 234.000 giường bệnh; bình quân 1 vạn dân có 20,7
giường bệnh (không kể số giường của trạm y tế xã, phường, thị trấn và trạm
y tế các cơ quan). Tổng số bác sĩ là 62,5 nghìn người; bình quân 1 vạn dân
có 7,2 bác sĩ. Cả nước có 53,3 nghìn y sĩ; 75,9 nghìn y tá, 27 nghìn nữ hộ
9


sinh, 5,7 nghìn dược sĩ cao cấp, 16 nghìn dược sĩ trung cấp, 8,3 nghìn dược
tá. Những phát triển trong đời sống xã hội và sự phát triển của công tác chăm
sóc sức khỏe nhân dân đã góp phần làm cho tuổi thọ của người dân nước ta
tăng nhanh - hiện đạt 74,3 tuổi, đứng thứ 54/182 nước và vùng lãnh thổ trên
thế giới, cao hơn nhiều so với thứ bậc 129 về GDP bình quân đầu người, cao
hơn nhiều tuổi thọ bình quân 67,5 tuổi của toàn thế giới, góp phần quan
trọng để chỉ số phát triển con người của Việt Nam cao hơn những nước có
GDP bình quân đầu người cao hơn.
Trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục: dưới một nền chính trị ổn đinh, kinh
tế phát triển, văn hóa - giáo dục nước ta cũng thu được những thành tựu đáng
kể. Cuộc sống của người dân về vật chất, tinh thần, văn hóa ngày càng được
cải thiện, nâng cao, người dân từ vùng sâu vùng xa cho đến thành thị, từ
nông thôn cho đến hải đảo, biên cương xa xôi, mọi người dân đều được tiếp
cận với những tiến bộ khoa học, được tiếp cận với nhiều nền văn hóa, trong
nước và quốc tế. Lĩnh vực giáo dục trong những năm gần đây cũng thu được
nhiều thành tích đáng tự hào: Việt Nam hoàn toàn có khả năng hoàn thành
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) về phổ cập giáo dục tiểu học trước

năm 2015. Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy đủ các
cấp học ở mọi vùng, miền với nhiều loại hình trường lớp với số lượng học
sinh đến trường ở các cấp ngày một tăng. Năm học 2004 - 2005, đã có hơn
22 triệu học sinh, sinh viên theo học trong hơn 37.000 cơ sở giáo dục - đào
tạo. Giáo dục đại học, cao đẳng cũng ngày càng được mở rộng về quy mô
đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp, chương trình đào tạo dần
dần được đổi mới. Nền giáo dục đại học Việt Nam một mặt đã đáp ứng xu
hướng thế giới là tiến tới phổ cập giáo dục đại học, mặt khác vẫn giữ nền
tảng giáo dục tinh hoa. Trong những năm qua, để thúc đẩy giáo dục và đào
tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, Nhà nước đã thực hiện xã hội hóa để
huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế cho giáo dục và đào tạo.
Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ 15% năm
2000 lên 18% năm 2005 với cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ trọng tâm
của ngành như đổi mới chương trình, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường giáo
dục miền núi. Việt Nam được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá là
nước có những thành tựu đáng kể về giáo dục, đào tạo so với nhiều nước có
thu nhập tính theo đầu người tương đương.
Tóm lại, hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đang vững chắc
đi lên con đường chủ nghĩa xã hội theo đúng tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhân dân ta đang được sống trong một quốc gia độc lập, bình yên,
phát triển về nhiều mặt, nhân dân được hưởng một cuộc sống no ấm, hạnh
phúc, và ngày càng phát triển cao về vật chất, tinh thần.
III. Kết thúc vấn đề
10


Chúng ta cùng nhớ lại câu nói của Người, một câu nói dường như đã đi
sâu vào tâm trí mỗi người Việt:
“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước
tôi được hoàn toàn độc lập, dân tôi được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng

có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái
nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc, để câu cá, trồng hoa, sớm chiều
làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu”.
Với tình yêu nước, thương dân bao la, vô bờ bến, cả cuộc đời cống hiến
cho sự nghiệp cách mạng, cho nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ mong
nước nhà được độc lập và đồng bào ta được no ấm, hạnh phúc. Thật vậy,
“Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập
cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Bước tiếp tư tưởng của Người, cũng như những thành tựu trong sự
nghiệp cách mạng đã đạt được hiện nay, thế hệ trẻ chúng ta hiện nay, đặc
biệt là thế hệ sinh viên Việt Nam, cần ra sức trau dồi hơn nữa kiến thức, đạo
đức, phẩm chất, tư tưởng cách mạng, để sau này xây dựng đất nước ta ngày
một giàu đẹp hơn, dân ta ngày một sung sướng, hạnh phúc hơn, như những
tâm nguyện của Người lúc sinh thời.

11



×