Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đề số 05 phân tích nội dung của nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong hoạt động tư vấn pháp luật cho ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.99 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------

BÀI TIÊU LUÂN HỌC KÌ
MƠN KỸ NĂNG CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LT

Đề số 05: Phân tích nội dung của nguyên tắc “Tránh xung
đột lợi ích” trong hoạt động tư vấn pháp luật. Cho ví dụ
minh họa
Họ và tên: 
Mã SV: 
Lớp:

--------



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................................1
PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT.............................1
1. Khái niệm “Tư vấn pháp luật”................................................................................1
2. Đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật...............................................................2
3. Các nguyên tắc của hoạt động tư vấn pháp luật......................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC TRÁNH XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG
HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT.........................................................................4
1. Khái niệm về xung đột lợi ích trong hoạt động tư vấn pháp luật............................4
2. Cơ sở của nguyên tắc “Tránh xung đột lợi ích” trong tư vấn pháp luật..................4
3. Ý nghĩa của nguyên tắc “Tránh xung đột lợi ích” trong hoạt động tư vấn pháp luật
.....................................................................................................................................6


4. Phạm vi của nguyên tắc “Tránh xung đột lợi ích” trong hoạt động tư vấn pháp
luật...............................................................................................................................6
KẾT LUÂN....................................................................................................................10


TVPL

Tư vấn pháp luật

XĐLI

Xung đột lợi ích
TỪ NGỮ VIẾT TẮT


MỞ ĐẦU
Hội nhập, hợp tác cùng phát triển là xu thế chung của quan hệ quốc tế hiện nay.
Cùng với đó hệ quả chính là sự phát triển phức tạp của các mối quan hệ xã hội trong
nền kinh tế thị trường. Những quan hệ này, một phần tiến triển theo chiều hướng tích
cực; một mặt nảy sinh ra nhiều vấn đề vướng mắc, hoặc vi phạm pháp luật. Vì thế,
hoạt động tư vấn pháp luật của người có chuyên mơn về pháp luật ngày càng đóng vai
trị trọng yếu. Tư vấn pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng của luật sư,
là việc mà luật sư giải đáp pháp luật cũng như hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng
 pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lí khác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
khách hàng. Để hoạt động tư vấn pháp luật có hiệu quả, ngồi chun mơn pháp lý thì
người thực hiện tư vấn cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Đặc biệt, là
nguyên tắc “Tránh xung đột lợi ích”. Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc này, em xin chọn
đề số 05 làm bài tiểu luận kết thúc học phần với đề tài: “Phân tích nội dung của
nguyên tắc “Tránh xung đột lợi ích” trong hoạt động tư vấn pháp luật. Cho ví dụ
minh họa”. 

NỘI DUNG
PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
1. Khái niệm “Tư vấn pháp luật”
 Tư vấn pháp luật (TVPL) có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2012) đã đưa ra
định nghĩa như sau về hoạt động TVPL: “Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn,
đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện
quyền, nghĩa vụ của họ”. 
Theo đó ta có thể hiểu hoạt động TVPL là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng
xử đúng pháp luật, cung cấ dịch vụ pháp lý nahwmf giúp khách hàng bảo vệ quyền và
1


lợi ích hợp pháp của họ. 1 Hay nói cách khác, TVPL là một hoạt động dịch vụ nghề
nghiệp, người có trình độ hiểu biết pháp luật cung cấp ý kiến pháp lý về các vấn đề
liên quan đến pháp luật hoặc thực hiện các cơng việc chun mơn khác ngồi tố tụng
theo yêu cầu của khách hàng.
2. Đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật
Hoạt động TVPL có những đặc trưng sau, đó là:
 Bản chất của hoạt động TVPL là một loại dịch vụ pháp lý. Có thể nói dịch vụ
 pháp lý có thể bao gồm rất nhiều đối tượng trợ giúp pháp lý nhằm mục đích thu lợi
nhuận hoặc khơng thu lợi nhuận các đối tượng có hiểu biết pháp luật trong đó có của
luật sư bao gồm tham gia tố tụng, TVPL, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các
dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên
quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu
nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công
việc khác theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có
quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chủ thể của hoạt động tư vấn pháp luật là người tư vấn. Không phải ai cũng có
thể tư vấn pháp luật mà phải là những người có kiến thức pháp luật trong các lĩnh vực

của đời sống xã hội và đạt trình độ chun mơn nghiệp vụ nhất định, có kinh nghiệm
tư vấn pháp luật và khả năng chuyên sâu. Trong hoạt động tư vấn pháp luật thì đa số
mọi người có kiến thức và am hiểu pháp luật lấy pháp luật làm công cụ để giải quyết
các vấn đề pháp cho mọi người dựa trên pháp luật, tuân thủ pháp luật, quy chế và trách
nhiệm nghề nghiệp để tư vấn pháp luật. Có thể nói hoạt động tư vấn pháp luật là một
trong những ngành nghề lao động trí óc địi hỏi người tư vấn pháp lý chịu trách nhiệm
cá nhân cao, có tính độc lập khách quan, trung thực để thực hiện đúng theo các quy
định của pháp luật.
1

 Học viện Tư pháp, TS. Phan Chí Hiếu, Ths. Nguyễn Thị Hằng Nga (Củ biên), Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật, Nxb.
Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2012, tr10.
2


 Mục đích của hoạt động TVPL là người tư vấn tìm được giải pháp phù hợp
 giải quyết vụ việc của khách hàng yêu cầu. Trong hoạt động TVPL, người tư vấn sử
dụng pháp luật là công cụ để giải quyết các vấn đề pháp lý mà khách hàng yêu cầu.
Bản thân người tư vấn hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật và quy chế, trách
nhiệm nghề nghiệp. Người tư vấn pháp luật trong hoạt động tư vấn pháp luật đối với
xã hội, đối với nghề nghiệp cần có sự cần mẫn, khả năng phán đoán và giải quyết vấn
đề đòi hỏi biết sử dụng các khả năng nghề nghiệp một cách thành thạo, chuẩn xác phải
có sự chặt chẽ cẩn thận để trợ giúp pháp lý cho mọi người trong xã hội.
Cơ sở pháp lý để hình thành quan hệ TVPL là hợp đồng TVPL.  Trong tất cả
các hoạt động của đời sống xã hội nhất là trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ
 pháp lý để cung cấp dịch vụ để đưa ra các biện pháp đảm bảo tính chặt chẽ và an tồn
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, các doanh nghiệp trong nước
và có vốn nước ngồi đang hoạt động tại Việt Nam. Do đó, hợp đồng TVPL quan
trọng phịng tránh các rủi ro có thể xảy ra và khắc phục những vấn đề gặp phải nếu có.
3. Các nguyên tắc của hoạt động tư vấn pháp luật

 Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, bao trùm và có giá trị
 bắt buộc chung đối với mọi chủ thể tham gia vào hoạt động mà nguyên tắc đó điều
chỉnh. Thơng thường, mỗi hoạt động đều có ngun tắc riêng của nó nhằm tạo nền
tảng, trật tự ổn định và ấn định khuôn khổ xử sự tối thiểu cho các chủ thể tham gia.
Không ngoại lệ, hoạt động TVPL cũng được tiến hành theo những nguyên tắc cơ bản
sau đây:
1) Nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp;
2) Nguyên tắc trung thực, tôn trọng sự thật khách quan;
3) Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích;
4) Ngun tắc bảo mật thơng tin của khách hàng;
5) Nguyên tắc bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng, chịu trách nhiệm trước
 pháp luật về nội dung tư vấn;
3


Trong đó, ngun tắc “Tránh xung đột lợi ích” là một trong những nguyên tắc cơ 
 bản và quan trọng trong hoạt động TVPL. Phần tiếp theo em sẽ làm rõ hơn một số nội
dung của ngun tắc và có ví dụ thực tiễn chứng minh.
PHẦN II. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC TRÁNH XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG
HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
1. Khái niệm về xung đột lợi ích trong hoạt động tư vấn pháp luật
 Xung đột lợi ích (XĐLI) trong hoạt động TVPL là sự xung đột về mặt lợi ích
giữa người tư vấn và khách hàng, giữa luật sư và nhà nước và giữa khách hàng và nhà
nước phát sinh trong hoạt động tư vấn của người tư vấn.
XĐLI trong hoạt động TVPL là những XĐLI liên quan đến những vấn đề do
 pháp luật điều chỉnh, nói cách khác là các quan hệ nhân thân và các quan hệ tài sản.
Theo đó, người thực hiện TVPL khơng được tư vấn cho cả hai bên có quyền lợi đối
lập nhau trong cùng một vụ việc. Việc luật sư độc lập trong hoạt động TVPL phải
được hiểu là độc lập trong tổ chức hành nghề, không phải độc lập trong từng người tư
vấn. Việc mâu thuẫn về lợi ích cũng có thể phát sinh sau khi bắt tay vào công việc.

 Người tư vấn phải ngừng ngay công việc TVPL cho khách hàng khi có sự phát sinh
đối kháng về quyền lợi giữa các khách hàng này.
2. Cơ sở của nguyên tắc “Tránh xung đột lợi ích” trong tư vấn pháp luật
 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012)
Pháp luật về người tư vấn có quy định rất rõ về việc hạn chế XĐLI trong TVPL.
Cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012)
quy định như sau:
“1. Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong 
cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc
khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc)”
4


Vì vậy, người tư vấn khơng được tư vấn cho cả hai bên có quyền lợi đối lập nhau
trong cùng một vụ việc. Việc hạn chế tư vấn cho các bên có quyền lợi đối lập nhau
trong một vụ việc cũng được áp dụng đối với các luật sư trong cùng một văn phịng
luật sư hay cơng ty luật. Ví dụ như trong cùng một cơng ty luật thì khơng được nhận
TVPL cho bên nguyên lẫn bên bị đơn của cùng một vụ án. Trong trường hợp phát hiện
có mâu thuẫn trong khi bắt tay vào công việc, Luật sư phải ngừng ngay cơng việc cho
khách hàng khi có sự phát sinh đối kháng về quyền lợi giữa các khách hàng này.


Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam cũng đã đặt ra
những quy tắc cụ thể để hạn chế việc cung cấp dịch vụ pháp lý đối lập dẫn đến XĐLI.
Đó là:
1) Quy tắc 9.1.5. quy định Luật sư từ chối nhận vụ việc của khách hàng khi nhận
thấy có sự xung đột về lợi ích mà khơng giải quyết được nếu tiếp nhận vụ việc

đó.
2) Quy tắc 9.2.7 quy định Luật sư từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc đã nhận của
khách hàng trong trường hợp phát hiện vụ việc có sự XĐLI.
3) Quy tắc 11 quy định rõ, XĐLI là sự đối lập về quyền lợi vật chất hay tinh thần
đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra giữa hai hay nhiều khách hàng của luật sư;
giữa luật sư, nhân viên, chồng, vợ, con, cha mẹ, anh em của luật sư với khách
hàng trong cùng một vụ việc hoặc trong những vụ việc khác có liên quan đến
vụ việc đó.
Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp do Liên đồn luật sư ban hành có quy
định cụ thể hơn và dự liệu nhiều trường hợp có thể dẫn đến XĐLI hơn so với quy định
của Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012). Bộ quy tắc quy định nguyên
tắc không chỉ phát sinh giữa khách hàng của luật sư với nhau mà còn dự liệu xung đột
giữa luật sư với khách hàng trong cùng một vụ việc 2. Đồng thời, cũng quy định
2

 Xem Bạch Thị Nhã Nam (Chủ biên), 2019, Đạo đức Nghề luật, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.100.
5


nguyên tắc không chỉ xác định trong phạm vi một vụ việc cụ thể mà còn áp dụng giữa
các vụ việc có liên quan với nhau trong khi đó Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ
sung năm 2012) chỉ cấm luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý đối với khách hàng có
quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc.
3. Ý nghĩa của nguyên tắc “Tránh xung đột lợi ích” trong hoạt động tư vấn
pháp luật
 Nguyên tắc tránh XĐLI trong hoạt động TVPL có ý nghĩa to lớn. Không những
chỉ nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng, mà đồng thời
giảm thiểu những rủi ro trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của người tư vấn, bởi
nếu tạo ra XĐLI với khách hàng mà không giải quyết được dẫn tới ảnh hưởng quyền
lợi của họ thì uy tín, hình ảnh của người tư vấn sẽ bị giảm đáng kể.

Bên cạnh đó một trong những yêu cầu của người tư vấn khi cung cấp dịch vụ
 pháp lý đó là phải lựa chọn cho mình vụ việc mà khơng có bất kì XĐLI giữa các
khách hàng hay giữa khách hàng với người thân của mình, mục đích là để người tư
vấn có thể đưa ra được những lời tư vấn vô tư cho khách hàng của mình. Điều này
cũng có nghĩa là người tư vấn khơng được nhận việc nếu có nguy cơ xung đột về
quyền lợi với các khách hàng khác. Chỉ khi hồn tồn khơng bị vướng mắc, khơng bị
áp lực hay ảnh hưởng của các bên có liên quan thì người tư vấn mới có thể đảm bảo
một cách tốt nhất quyền và lợi ích cho họ.
4. Phạm vi của nguyên tắc “Tránh xung đột lợi ích” trong hoạt động tư vấn
pháp luật
 Người tư vấn phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ
việc trong các trường hợp nhận thấy các tình huống có XĐLI trong mối quan hệ giữa
người tư vấn và khách hàng 3. Như vậy, có một số khả năng xảy ra trường hợp XĐLI
trong thực tiễn, đó là:
3

 Xem Quy tắc 15 Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề Luật sư Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐHĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng Luật sư toàn quốc).
6


Trường hợp 1 : XĐLI giữa hai hay nhiều khách hàng của người tư vấn
Trước hết là tình huống người tư vấn phát hiện có XĐLI giữa hai hay nhiều
khách hàng bao gồm giữa các khách hàng mới, giữa khách hàng hiện tại và khách
hàng mới, giữa khách hàng cũ và khách hàng mới trong cùng một vụ việc, trong một
vụ việc khác không liên quan hay vụ việc khác có liên quan trực tiếp.
Ví dụ: A và B là hai đối tác trong một hợp đồng hợp tác kinh doanh, sau đó cả
hai nảy sinh tranh chấp. A đến văn phòng Luật sư và đề nghị Luật sư M bảo vệ quyền
lợi cho mình. Sau khi nghe A trình bày, Luật sư M nhận lời và kí hợp đồng dịch vụ tư
vấn pháp lý cho A. Một tháng sau, Luật sư M thông báo cho A rằng do bận việc nên
không thể tiếp tục hỗ trợ pháp lý cho A được và yêu cầu thanh lý hợp đồng. A và Luật

sư M đồng ý thanh lý hợp đồng. Hai tháng sau, khi tham dự phiên tòa, A bất ngờ gặp
Luật sư M cũng tham gia phiên tòa nhưng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của B. Trong tình huống này Luật sư M nhận vụ việc với khách hàng B khi
đã kết thúc hợp đồng dịch vụ pháp lý cho A, khi mở rộng xem xét khả năng XĐLI
giữa khách hàng cũ với khách hàng mới trong cùng vụ việc và kể cả vụ việc khác có
liên quan.4
Mặc dù nghĩa vụ bảo mật thông tin và tránh XĐLI là hai nguyên tắc tách rời
nhau, nhưng chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau. Nguyên tắc này đảm bảo rằng
người tư vấn sẽ khơng bị đặt vào vị trí là phải đưa ra lựa chọn bất khả thi giữa hai
khách hàng hay đưa ra quyết định sẽ gây tổn hại cho người này và có lợi cho người
kia. Điều này cũng phản ánh niềm tin tồn tại giữa khách hàng đối với người tư vấn.
Khách hàng cần hoàn toàn cởi mở, thoải mái trao đổi để người tư vấn có thể được đưa
ra lời tư vấn pháp lý và bào chữa chính xác và tốt nhất, nếu khách hàng luôn sợ rằng
thông tin họ đưa ra có thể được sử dụng để giúp đỡ khách hàng khác hoặc chính người
tư vấn, lúc này khách hàng sẽ ít cung cấp thơng tin và điều đó sẽ gây tổn hại cho việc
cung cấp tư vấn pháp lý nói chung. Do đó, buộc phải ưu tiên lựa chọn bảo mật thơng
4

 Trích nh huống có thật theo Đức Trí, “Tư vấn bên này, bảo vệ bên kia”, được đăng tải trên
hps://www.nguoiduan.vn/luat-su-co-duoc-tu-van-ben-nay-bao-ve-ben-kia-a98875.html.
7


tin khách hàng cũ, từ chối khách hàng mới có XĐLI thậm chí trong các vụ việc khơng
liên quan.
Trường hợp 2: XĐLI giữa chính người tư vấn, nhân viên, vợ, chồng,
con, cha, mẹ, anh em của Luật sư với khách hàng hoặc vụ việc của
khách hàng do cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của người tư vấn
đang cung cấp dịch vụ pháp lý có quyền lợi đối lập với khách hàng của
người tư vấn

XĐLI trong hoạt động tư vấn có thể là sự đối lập về quyền lợi vật chất hay tinh
thần đã xảy ra hay có khả năng xảy ra giữa người tư vấn, nhân viên, vợ, chồng, con,
cha mẹ, anh em của người tư vấn của khách hàng trong cùng một vụ việc hoặc trong
những vụ việc có liên quan đến vụ việc đó. Thực tế người tư vấn khơng được nhận vụ
việc nếu lợi ích của người tư vấn đối lập với lợi ích của một khách hàng, bởi vì nếu
nhận vụ việc thì sẽ phải hành động theo lợi ích riêng của mình 5. Thân nhân của người
tư vấn trong quy tắc này giới hạn trong phạm vi là vợ, chồng, con, cha mẹ, anh em của
họ. Quy tắc này được đặt ra nhằm tránh vì sự chi phối của tình cảm, tình thân mà
người tư vấn không thể đưa ra những lời khuyên cơng tâm, dẫn đến khơng thể hết
mình bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng một cách tốt nhất. Hơn nữa, người cùng
một nhà thì việc bảo mật thơng tin của khách hàng có sự đối lập với nhau về lợi ích sẽ
khơng cịn được khách quan. Nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động cung cấp
dịch vụ pháp lý và đặc biệt là ảnh hưởng đến uy tín và thanh danh của người tư vấn.
Ví dụ: Trong vụ tranh chấp đất giữa ông A và ông B. Ông A là bố của Luật sư X.
Trong trường hợp này nếu B có đến tìm Luật sư X nhờ cung cấp dịch vụ pháp lý cho
mình thì Luật sư X khơng được nhận vụ việc này. Vì vụ việc này có liên quan đến lợi
ích trực tiếp của bố Luật sư X (bố Luật sư X và ông B có quyền lợi đối lập nhau).

5

 Xem Nguyễn Văn Tuân, 2014, Pháp luật về Luật sư và đạo đức nghề nghiệp Luật sư, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.322.
8


Trường hợp 3 : Vụ việc người tư vấn đã tham gia giải quyết với tư cách
người tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức khác trong cơ quan nhà
nước, trọng tài viên, hòa giải viên
Trước khi hành nghề tư vấn pháp luật, người tư vấn có thể là người tiến hành tố
tụng, cán bộ, công chức khác trong cơ quan nhà nước, trọng tài viên, hòa giải viên…
 Nhằm tránh tình huống những thơng tin bí mật của Nhà nước mà trước kia người tư

vấn được biết bị tiết lộ cho cơng chúng hoặc người tư vấn khơng có đặc quyền pháp
luật cho phép để tiết lộ thông tin. Hay người tư vấn đã từng là thẩm phán hoặc hoặc
thư ký Tòa án, người tiến hành tố tụng, hoặc là trọng tài viên, hịa giải viên của vụ
việc thì Luật sư không được nhận vụ việc của khách hàng, trừ trường hợp được sự
đồng ý của khách hàng.
 Ngoài ra, trong thực tế cịn có các thỏa thuận riêng biệt giữa người tư vấn và
khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý để tránh các XĐLI xảy ra trong phạm vi
ngành, nghề hay lĩnh vực hoạt động. Hiện nay, các cơng ty hay doanh nghiệp lớn có
xu hướng sử dụng dịch vụ pháp lý từ người tư vấn hay các hãng luật cung cấp cho
riêng mình và khơng muốn người tư vấn hay hãng luật đó làm việc cho các đối thủ
cạnh tranh. Dù việc này khơng có XĐLI theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
Luật sư tại Việt Nam, nhưng những khách hàng này thường sử dụng quy định mang
tính chất áp đặt này để ngăn chặn việc bí mật kinh doanh hay vấn đề cần bảo mật
thơng tin tuyệt đối.
Ví dụ: một hãng luật khơng thể vừa cung cấp dịch vụ pháp lý cho hãng KFC và
hãng Lotteria dù công việc làm cho hai hãng này là hồn tồn khơng liên quan đến
nhau.
Trường hợp 4: Khách hàng yêu cầu tư vấn về một tài liệu mà Văn
 phòng của người tư vấn đã soạn thảo cho một khách hàng khác.
Tài liệu mà văn phòng TVPL đã soạn thảo cho khách hàng của mình có thể là
hợp đồng mua bán, di chúc, thỏa thuận về phân chia tài sản chung, v.v… nhằm đạt
9


được hiệu cả kinh tế cao nhất cho khách hàng của mình. Nếu có một khách hàng khác
đến u cầu tư vấn về tính đúng sai, các khía cạnh pháp lý, lợi ích của các tài liệu nói
trên mà người tư vấn lại nhận lời tư vấn thì rõ ràng người tư vấn đã vi phạm vào điều
cấm của Luật Luật sư năm 2006 (sửa đỏi, bổ sung năm 2012) và nguyên tắc đạo đức
nghề nghiệp của mình là tiết lộ bí mật của khách hàng, được quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đỏi, bổ sung năm 2012).

Ví dụ: Tư vấn, soạn thảo Hợp đồng đại lý bán hàng giữa một doanh nghiệp Trung
Quốc và một Công ty thương mại Việt nam về bán sản phẩm kim khí cao cấp và máy
nơng nghiệp; Tư vấn cho một công ty cổ phần để xác định việc không áp dụng quy
định về thuế thu nhập bồ sung khi thực hiện một luật thuế mới (giảm hàng trăm triệu
đồng so với mức cơ quan thuế dự kiến ấn định).
KẾT LUÂN
Tóm lại, nguyên tắc “Tránh xung đột lợi ích” giữa người tư vấn và khách hàng
trước hết xuất phát từ tinh thần thiện chí đến từ hai phía, cả hai phải tơn trọng pháp
luật và đối tác của mình, người tư vấn phải hành động vì quyền lợi tối đa và hợp pháp
của khách hàng, trong khi đó khách hàng cũng phải cung cấp những thơng tin chính
xác và có thái độ, hành động phù hợp đối với Luật sư của mình. Trước khi nhận một
vụ, việc nào đó, người tư vấn phải kiểm tra các khả năng xung đột có thể xảy ra, từ đó
cân nhắc quyết định đồng ý hay từ chối nhận vụ việc. Khi xung đột lợi ích đang trong
giai đoạn tiềm ẩn, người tư vấn phải có trách nhiệm cảnh báo với khách hàng của
mình nhằm giúp hạn chế đến mức tối thiểu các diễn biến, hậu quả xấu có thể xảy ra.
Khi xung đột lợi ích xảy ra, người tư vấn cần dừng lại việc cung cấp dịch vụ pháp lý
với sự đồng ý của khách hàng nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi cho khách hàng của
mình, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây thiệt hại cho khách hàng, tổn hại đến uy tín và
danh dự của người tư vấn và tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012).
2. Quy tắc 15 Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề Luật sư Việt Nam (Ban hành
kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng Luật
sư tồn quốc).
3. Thơng tư 01/2010/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về

tư vấn pháp luật.
4. Giáo trình kĩ năng tư vấn pháp luật, Họ viện Tư pháp, TS. Phan Chí Hiếu, ThS.
 Nguyễn thị Hằng Nga (chủ biên), NXB Công an nhân dân, năm 2012.
5. Đặng Thị Huyền, “Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật” ,
Luật Minh Khuê, truy cập cập ngày 15/4/2022.
6. Nguyễn Văn Tuân, 2014, Pháp luật về Luật sư và đạo đức nghề nghiệp Luật sư,
 Nxb. Chính trị Quốc gia.
7. Bạch Thị Nhã Nam (Chủ biên), 2019, Đạo đức Nghề luật, Nxb. Đại học Quốc
gia TP. Hồ Chí Minh.
8. Trích tình huống có thật theo Đức Trí, “Tư vấn bên này, bảo vệ bên kia”, được
đăng tải trên cập ngày 15/4/2022.

11



×