Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự. Cho ví dụ minh họa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.41 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
I, ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................2
II, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.........................................................................................................2
1, Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước..........................................2
1.1,Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là gì?......................................................................2
1.2,Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự..................2
2, Phạm vi trách nhiệm BT của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự……..3
2.1, Ra quyết định thi hành án không đúng hoặc cố ý không ra quyết định thi hành án........3
2.2, Ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án không đúng hoặc
cố ý không ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án...................4
2.3, Ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng hoặc cố ý không ra quyết định
áp dụng biện pháp bảo đảm...........................................................................................................5
2.4, Ra quyết định cưỡng chế thi hành án không đúng hoặc cố ý không ra quyết định cưỡng
chế thi hành
án....................................................................................................................................6
2.5, Ra quyết định thi hành án, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
hoặc cố ý không ra quyết định thi hành quyết định áp dụng thi hành quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời.....................................................................................................................8
2.6, Ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án không đúng hoặc cố ý không ra
quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án...................................................................9
2.7, Ra quyết định tiếp tục thi hành án không đúng hoặc cố ý không ra quyết định tiếp tục thi
hành án.............................................................................................................................................10
2.8, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên có hành vi trái pháp luật trong quá
trình tổ chức thi hành các quyết định của cơ quan thi hành án hoặc cố ý không tổ chức thi
hành các quyết định của cơ quan thi hành án...........................................................................11
3, Thực trạng giải quyết bồi thường thiệt hại trong thi hành án dân sự........................12
3.1, Thành tựu của việc áp dụng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong thi
hành án dân sự........................................................................................................................12
3.2, Những hạn chế còn tồn tại....................................................................................................13
3.3, Kiến nghị khắc phục hạn chế...............................................................................................13
III, KẾT LUẬN……….............................................................................................................14


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................15
I, ĐẶT VẤN ĐỀ
Thi hành án đang là một vấn đề rất phức tạp ở Việt Nam chúng ta hiện nay với một cơ chế
thi hành án còn rất sơ khai và đơn điệu, nhất là trong lĩnh vực thi hành án Dân sự. Bởi chúng
ta vẫn chưa có một cơ chế đảm cỏa chắc chắn rằng quyết định thi hành án của cơ quan thi
hành án sẽ được thực hiện trên thực tế. Bởi vì, hiện nay, trong lĩnh vực thi hành án dân sự
1


đang có những hiện tượng tiêu cực xảy ra lại chính từ phía cơ quan chức năng, thủ trưởng
các cơ quan thi hành án và chấp hành viên. Vấn đề đặt ra là họ vi phạm thì ai sẽ bồi thường?
Vì vậy để đảm bảo cho quyền và lợi ích của bên bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cơ
quan chức năng, thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên gây ra, Nhà nước ta đã xây
dựng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để qua đó, Nhà nước sẽ thực hiện nghĩa vụ
bồi thường khi mà người của Nhà nước cấu hành vi vi trái pháp luật trong khi thi hành công
vụ, cụ thể là trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Để biết phạm vị trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ra sao, dưới đây em xin đi vào phân tích đề tài:
“Xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi
hành án dân sự. Cho ví dụ minh họa.”
II, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1, Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
1.1, Khái niệm Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là trách nhiệm pháp lý trong đó nhà nước có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây
ra trong một số lĩnh vực hoạt động của nhà nước.
1.2, Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự.
Điều 1 của Luật Thi hành án dân sự quy định:
“Thi hành án dân sự là hoạt động thi hành án trong đó: bản án, quyết định dân sự; quyết
định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành
chính của Tòa án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải

thi hành án của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quy định của Trọng tài thương mại.”
Thi hành án dân sự là hoạt động khá phức tạp, hơn nữa lại rất dễ xâm phạm đến quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể cho nên việc Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do hành vi trái pháp luật của chấp hành viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án gây ra là
điều cần thiết phải đặt ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chấp hành viên lần đầu tiên được quy định tại
Điều 14 Pháp lệnh thi hành án dân sự (PL THADS) năm 1993; Điều 38 Luật trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước; Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật thi hành án dân sự
năm 2010; Thông tư 24/2011/TTLT-BTP-BQP ngày 15/12/2011 hướng dẫn thực hiện trách
nhiệm bồi thường Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự. Các quyết định và hành vi
trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên là các quyết định, hành vi
vi phạm các quy định của Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
2


này. Tuy nhiên, không phải tất cả các quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ
quan thi hành án, chấp hành viên trong quá trình thi hành án dân sự thì Nhà nước đều phải
chịu trách nhiệm bồi thường. Muốn đặt ra vấn đề thi bồi thường của Nhà nước trong vấn đề
thi hành án dân sự thì phải đáp ứng đủ các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, phải là các quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành
án dân sự, chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự.
Thứ hai, các quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự,
chấp hành viên thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước quy định tại Điều 38, Luật
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Thứ ba, các quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự,
chấp hành viên đã gây ra thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích và nghĩa
vụ liên quan đến thi hành án dân sự.
Thứ tư, các quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự,
chấp hành viên phải được xác định trong quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết

định giải quyết khiếu nại lần hai của cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi
hành án dân sự theo quy định tại Mục 1, Chương VI của Luật thi hành án dân sự năm 2010
hoặc quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong thi hành
án dân sự theo quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật thi hành án dân sự năm 2010.
2, Phạm vi trách nhiệm BT của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự.
2.1, Ra quyết định thi hành án không đúng hoặc cố ý không ra quyết định thi hành án.
Như đã biết, việc ra quyết định thi hành án dân sự là một trong các căn cứ để tổ chức
thi hành án dân sự. Sau khi xem xét, nếu thấy có đủ điều kiện ra quyết định thi hành án thì
thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án. Tuy nhiên, nếu không có đủ điều
kiện ra quyết định thi hành án mà thủ trưởng cơ quan thi hành án vẫn ra quyết định thi hành
án và việc ra quyết định thi hành án không đúng này gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ
chức có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan trong thi hành án thì Nhà nước phải bồi thường.
Trường hợp ra quyết định thi hành án không đúng gồm:
+ Ra quyết định thi hành án đối với bản án, quyết định không thuộc các trường hợp được
đưa ra thi hành án theo quy định tại Điều 2 của Luật thi hành án dân sự năm 2010;
+ Ra quyết định thi hành án đối với bản án, quyết định hết thời hiệu yêu cầu thi hành án;
+ Ra quyết định thi hành án không đúng thẩm quyền;
+ Ra quyết định thi hành án không đúng với nội dung bản án, quyết định của tòa án hoặc
quyết định của các cơ quan khác.
+ Ra quyết định thi hành án dân sự dựa trên đơn yêu cầu của người không có quyền yêu cầu
thi hành án.

3


Ví dụ: Trường hợp của chị Nguyễn thị A (ở Đồng Văn, Hà Nam), chị A là người được thi
hành án với số tiền hơn 70 triệu đồng. Bản án có hiệu lực năm 2005. Tuy nhiên, do người
phải thi hành án lại là anh A người quen biết với chị A cho nên chị A đã không đòi anh A thi
hành án mặc dù quyết định thi hành án đã có hiệu lực. Đầu năm 2012, do gia đình chị kinh
doanh làm ăn thua lỗ, thêm việc nợ đến kỳ phải trả, chị mới đến cơ quan thi hành án đề nghị

được thi hành số tiền nói trên đối với anh A.
Tuy nhiên, khi chị A yêu cầu thi hành án thì thời hiệu thi hành án đã hết, những do làm
việc tắc trách mà cơ quan thi hành án vẫn ra quyết định thi hành bản án đã hết thời hiệu yêu
cầu thi hành án. Trong trường hợp này, nếu quyết định của cơ quan thi hành án gây thiệt hại
cho chị A thì nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2.2, Ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án không đúng
hoặc cố ý không ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án.
Không phải bất cứ khi nào quá trình thi hành án cũng đúng, vẫn có những sai sót còn
tồn tại khi ra quyết định thi hành án, căn cứ ra quyết định thi hành án không còn, quyền và
nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao. Chính những lý do này mà pháp luật thi hành án dân
sự đã quy định người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án có quyền ra quyết định thu
hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án khi có căn cứ quy định tại Điều 37 Luật
thi hành án dân sự. Khi người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án ra quyết định thu hồi,
sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định thi hành án không đúng quy định tại Điều 37 Luật thi hành
án dân sự mà gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên
quan đến thi hành án dân sự thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường như sau:
+ Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án ra quyết định thu hồi quyết định thi hành
án không đúng quy định tại khoản 1, Điều 37 Luật thi hành án dân sự.
+ Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
ra quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án không đúng quy định tại khoản 2, Điều
37 Luật thi hành án dân sự.
+ Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
ra quyết định hủy quyết định thi hành án không đúng quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật thi
hành án dân sự.
Ngoài ra trong trường hợp có các căn cứ thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi
hành án theo quy định tại Điều 37 Luật thi hành án dân sự mà người có thẩm quyền ra quyết
định thi hành án cố ý không ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi
hành án mà gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích và ghĩa vụ liên quan
đến thi hành án dân sự thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường.
4



Ví dụ: Bản án dân sự sơ thẩm số 10/DSST ngày 20/11/2007 của Tòa án nhân dân thành phố
X tỉnh Y buộc ông A phải trả lại mảnh đất cho ông B. Sau đó ông A kháng cáo yêu cầu tòa
án nhân dân tỉnh X xét xử lại vụ án dân sự giữa ông và ông B. Bản án phúc thẩm số
21/DSPT (30/1/2008) của tòa án nhân dân tỉnh X xét xử phúc thẩm vụ án trên quyết định:
chấp nhận đơn kháng cáo của ông A, xử y án sơ thẩm. Anh B có đơn yêu cầu cơ quan thi
hành án tỉnh N thi hành bản án phúc thẩm số 21/DSPT của Tòa án nhân dân tỉnh N. Cơ quan
thi hành án tỉnh N ra quyết định thi hành án. Tuy nhiên, việc cơ quan thi hành án tỉnh N ra
quyết định thi hành án là không đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 35 Luật thi hành án
dân sự. Vì vậy cần phải ra quyết đinh thu hồi quyết định thi hành án nói trên theo quy định
tại điểm a, khoản 1, Điều 37 Luật thi hành án dân sự “quyết định về thi hành án được ban
hành không đúng thẩm quyền”. Trong trường hợp này, nếu người có thẩm quyền ra quyết
định thi hành án cố ý không ra quyết định thu hồi, sửa đổi quyết định thi hành án nói trên,
gây thiệt hại cho A thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường.
2.3, Ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng hoặc cố ý không ra quyết
định áp dụng biện pháp bảo đảm.
Trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án nói
chung và thi hành án dân sự nói riêng, biện pháp bảo đảm sẽ được áp dụng theo quy định tại
Điều 66 Luật thi hành án dân sự: “Khi chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp bảo
đảm không đúng, gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc người thứ ba
thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường”. Các trường hợp này bao gồm:
+ Trường hợp: chấp hành viên tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm nhưng
quyết định đó không có cơ sở, không đáp ứng được các điều kiện do Luật thi hành án dân sự
và các văn bản pháp luật có liên quan quy định đối với biện pháp bảo đảm và đã gây thiệt hại
cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc người thứ ba thì Nhà nước phải bồi thường.
+ Trường hợp: chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của
đương sự thì về nguyên tắc, nếu đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng
mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc người thứ ba thì người yêu
cầu phải bồi thường. Nhưng nếu chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm

khác với biện pháp bảo đảm mà đương sự yêu cầu hoặc ra quyết định áp dụng biện pháp bảo
đảm vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm của đương sự mà gây thiệt hại cho người
bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc người thứ ba thì Nhà nước phải bồi thường.
Ví dụ: Bản án dân sự sơ thẩm đã buộc anh Nguyễn Văn A phải trả cho chị Phạm Thị B 100
triệu đồng tiền mảnh đất mà anh A đã mua của chị B theo hợp đồng mua bán quyền sử dụng
đất mà hai bên đã kí kết. Chị B có đơn yêu cầu thi hành án đối với cơ quant hi hành án. Sau
5


khi thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án thì chấp hành viên nhận thấy
rằng anh A có khả năng tẩu tán số tiền trong tài khoản của anh A tại Chi nhánh ngân hàng
VietTinBank nhưng lại không có cơ sở nào chứng minh được việc này. Tuy nhiên, chấp
hành viên vẫn quyết định ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm phong tỏa tài khoản đối
với anh A, Điều này dẫn đến thiệt hại cho anh A. Vì vậy, Trong trường hợp này, Nhà nước
có trách nhiệm bồi thường cho anh A những thiệt hại do việc áp dụng biện pháp bảo đảm
không đúng.
Tuy nhiên, trong trường hợp này nếu có đủ chứng cứ chứng minh anh A đang có hành
vi tiêu tán khoản tiền dùng để thi hành án mà anh A gửi trong ngân hàng VietTin Bank,
nhưng, chấp hành viên lại có tình biết mà không ra quyết định phong tỏa tài khoản đối với
anh A thì Nhà nước trong trường hợp này vẫn phải bồi thường cho người nào có quyền và
lợi ích bị xâm phạm. Trong trường hợp này là chị B.
2.4, Ra quyết định cưỡng chế thi hành án không đúng hoặc cố ý không ra quyết định
cưỡng chế thi hành án.
Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự dùng quyền lực Nhà
nước buộc người phải thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ đã
được xác định trong bản án, quyết định của tòa án hoặc quyết định của các cơ quan khác, do
chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện để thi hành án
nhưng họ không tự nguyện thi hành án (Điều 70 và Điều 127 Luật thi hành án dân sự). Việc
áp dụng các biện pháp cưỡng chế phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc quy định tại Điều 45,
46 và Điều 71 Luật thi hành án dân sự và Nghị quyết số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009.

Do đó, khi chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế thi hành án mà vi phạm một trong các
nguyên tắc như: ra quyết định cưỡng chế khi chưa hết thời hạn tự nguyện thi hành án do
chấp hành viên ấn định trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; ra quyết định áp dụng
biện pháp cưỡng chế không tương ứng với nghĩa vụ của người thi hành án... Việc ra quyết
định cưỡng chế không đúng này gây thiệt hại cho người có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên
quan trong thi hành án thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường.
Mặt khác, khi có đủ căn cứ để ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chấp hành viên
vẫn cố ý không ra quyết định cưỡng chế thi hành án và việc cố ý không ra quyết định này đã
gây thiệt hại cho người có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan trong thi hành án thì Nhà
nước có trách nhiệm bồi thường. Các trường hợp đó bao gồm:
+ Hết thời gian tự nguyện thi hành án do chấp hành viên ấn định, nếu người phải thi hành án
có đủ điều kiện thi hành án mà không thi hành án nhưng chấp hành viên không ra quyết định
cưỡng chế thi hành án.
6


+ Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc
trốn tránh việc thi hành án nhưng chấp hành viên không ran gay quyết định cưỡng chế thi
hành án.
+ Có đủ các điều kiện để áp dụng các biện pháp cưỡng chế cụ thể nhưng chấp hành viên cố
ý không ra quyết định cưỡng chế thi hành án.
+ Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm nếu người phải thi hành án không tự
nguyện thi hành án và có căn cứ khẳng định tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người phải
thi hành án mà trong thời hạn do pháp luật thi hành án quy định, chấp hành viên vẫn cố ý
không ra quyết định cưỡng chế thi hành án.
Ví dụ: Ông A là Việt Kiều đã từ rời Việt Nam định cư tại Pháp từ năm 1954. Năm 2010,
ông A có í định muốn sống tại Việt Nam nên trở về và hiện tại ở nhờ tại nhà anh trai là ông
B, trên mảnh đất 50m2 tại huyện M. Trên mảnh đất có một ngôi nhà bằng do ông B tu sửa
nhà mà cha mẹ ông để lại. Sauk hi về nước được 5 tháng ông A tuyên bố với ông B rằng đây
là nhà của cha mẹ để lại ông B không có quyền hưởng một mình, mặt khác ông B hiện tại

đang sinh sống cùng với gia đình mình trên mảnh đất khác cho nên, mảnh đất cha mẹ để lại
phải thuộc quyền sở hữu của ông A. Biêt được ông A đang có í định làm sổ đỏ trên mảnh đất
của mình ông B đã kiện ông A ra tòa. Kết quả Tòa tuyên án oog B thắng và yêu cầu ông A
phải di chuyển nay khỏi mảnh đất của ông A. Nhưng, mặc dù đã hết thời hạn thi hành án mà
ông A vẫn cố tình ở tại căn nhà bằng trên mảnh đất đó cho nên ông B yêu cầu ra quyết định
cưỡng chế thi hành đối với ông A. Tuy nhiên, do ông A có quan hệ khá mật thiết với cán bộ
thi hành án nên cơ quan thi hành án đã cố tình không ra quyết định cưỡng chế thi hành án
đối với ông A dẫn đến ông B bị thiệt hại cho nên trong trường hợp này Nhà nước phải bồi
thường thiệt hại.
2.5, Ra quyết định thi hành án, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không
đúng hoặc cố ý không ra quyết định thi hành quyết định áp dụng thi hành quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự, để giải quyết nhu cầu cấp bách của đương
sự, bảo vệ bằng chứng, bảo đảm ngăn chặn việc đương sự tầu tán, hủy hoại tài sản nhằm
chốn tránh thực hiện nghĩa vụ trong thi hành án, tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của
đương sự ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT). Do tính chất đặc
biệt của biện pháp này nên quyết định áp dụng BPKCTT, quyết định thay đổi, bổ sung hoặc
hủy bỏ BPKCTT cần được thi hành nhanh chóng và kịp thời. Trong trường hợp sau khi tòa
án ra quyết định áp dụng BPKCTT mà tòa án ra quyết định thay đổi, bổ sung quyết định áp
dụng BPKCTT thì theo quy định tại Điều 131 Luật thi hành án dân sự, khi nhận được quyết
7


định thay đổi hoặc áp dụng bổ sung quyết định áp dụng BPKCTT, thủ trưởng cơ quan thi
hành án phải ra ngay quyết định thi hành án đồng thời thu hồi quyết định thi hành đối với
quyết định áp dụng BPKCTT bị thay đổi. Trong trường hợp tòa án ra quyết định hủy bỏ
quyết định áp dụng BPKCTT thì theo quy định tại Điều 132 Luật thi hành án dân sự thì ngay
sau khi nhận được quyết định của Tòa án, thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định đình
chỉ thi hành quyết định áp dụng BPKCTT.
Trong trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành quyết định áp dụng

BPKCTT, ủy thác thi hành quyết định áp dụng BPKCTT, quyết định đình chỉ thi hành quyết
định áp dụng BPKCTT không đúng quy định của Luật thi hành án dân sự mà gây thiệt hại
cho người có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan trong thi hành án thì Nhà nước có trách
nhiệm bồi thường. Hoặc khi nhận được quyết định áp dụng BPKCTT, quyết định thay đổi,
bổ sung quyết định áp dụng BPKCTT, quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng BPKCTT của
tòa án nhưng thủ trưởng cơ quan thi hành án trong thời hạn do pháp luật quy định cố ý
không ra quyết định thi hành quyết định áp dụng BPKCTT dẫn đến gây thiệt hại cho người
có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan trong thi hành án thì Nhà nước có trách nhiệm bồi
thường.
Ví dụ: Năm 2004, bà Phạm Thị A và Phạm Thị B, (trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội) khởi kiện
đến Tòa án nhân dân (TAND) TP. Hà Nội đề nghị chia nhà đất của bố mẹ để lại hiện đang
do anh trai là Phạm Văn C đang quản lý tại Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tòa án đã thụ lý và trong
quá trình xét xử, ngày 1/10/2006, TAND thị xã Quốc Oai đã ra quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời “buộc ông C phải giao nhà đất cho đại diện nguyên đơn quản lý”.
Quyết định này đã gặp phải sự phản ứng gay gắt từ phía ông C vì Ông C không hề có bất cứ
hành vi nào làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án cũng như quyền lợi của đương sự.
Trong trường hợp này, Tòa án đã tùy tiện ra quyết định áp dụng BPKCTT không có sự xem
xét thấu đáo trước khi đưa ra quyết định. Trường hợp này, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án chỉ
cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) “cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang
tranh chấp hoặc cấm chuyển dịch tài sản” chứ không thể tiến hành cưỡng chế và tạm giao
nhà đất cho đại diện nguyên đơn quản lý được. Vì vậy, nếu có thiệt hại xảy ra cho ông C thì
Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường.
2.6, Ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án không đúng hoặc cố ý không
ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án.
Cơ quan thi hành án có thể ra các quyết định hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án
và đình chỉ thi hành án nếu trong quá trình thi hành án gặp những trở ngại dẫn đến việc thi
8


hành án chưa thể thực hiện được. Việc hoãn thi hành án được thực hiện theo quy định tại

Điều 48, tạm đình chỉ thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 49 và đình chỉ thi
hành án dân sự được quy định tại Điều 50 của Luật thi hành án dân sự năm 2010. Trường
hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án
không đúng quy định tại các Điều 48, 49, 50 Luật thi hành án dân sự mà gây thiệt hại cho
người có quyền và nghĩa vụ liên quan thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường.
Bên canh đó, trường hợp khi có các căn cứ quy định tại Điều 48, 49, 50 Luật thi hanh án dân
sự nhưng thủ trưởng cơ quan thi hành án cố ý không ra quyết định hoãn, đình chỉ, tạm đình
chỉ thi hành án thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường.
Ví dụ: Chị A và anh B kết hôn năm 2009, nhưng do quan hệ vợ chồng có sự dạn nứt đến
mức không thể hòa giải được cho nên anh B và chị A đã quyết định ly hôn. Tòa án đã ra
quyết định Ly hôn đối với anh B và chị A, đồng thời quyết định tài sản chung của anh chị là
1 tỷ đồng hiện đang đứng tên anh B trong tài khoản ngân hàng sẽ được chia đôi và yêu cầu
Anh B phải thực hiện nghĩa vụ trả cho chị A một nửa số tiền đó. Chị A gửi đơn yêu cầu cơ
quan thi hành án ra quyết định thi hành án đối với anh B vì anh B không có định định trả tiền
cho chị A. Sauk hi xem xét, thủ trưởng Cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án
buộc anh B phải hoàn trả cho chị A số tiền là 500.000.000 đồng. Khi cơ quan thi hành án
đang thi hành quyết định thì do anh B có quan hệ mật thiết với Thủ trưởng của Viện kiểm sát
cho nên, Viện Kiểm sát đã cố tình ra quyết định hoãn thi hành án mà không đưa ra bất kỳ lý
do gì. Trong trường hợp này, do Viện kiểm sát cố tình ra quyết định hoãn thi hành án dẫn
đến thiệt hại cho chị B cho nên, Nhà nước phải bồi thường thiệt hại.
2.7, Ra quyết định tiếp tục thi hành án không đúng hoặc cố ý không ra quyết định tiếp
tục thi hành án.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định tiếp tục thi hành án trong các trường hợp quy
định tại khoản 4, Điều 48 và khoản 3 Điều 49 Luật thi hành án dân sự: Căn cứ hoãn thi hành
án không còn; hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng
nghị; nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn
cứ kháng nghị; nhận được quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền; nhận được
quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của tòa án giữ nguyên bản án, quyết định bị kháng nghị;
nhận được quyết định của tòa án về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục
phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

Trong quá trình thi hành án mà thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định tiếp tục thi hành
án khi không có một trong các căn cứ nêu trên hoặc cố ý không ra quyết định tiếp tục thi
9


hành án khi có các căn cứ trên mà gây ra thiệt hại cho người có quyền, lợi ích và nghĩa vụ
liên quan trong thi hành án thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường.
Ví dụ: Bản án sơ thẩm số 07/2008/LĐ-ST ngày 15/6/2008, Tòa án nhân dân tỉnh X quyết
định buộc doanh nghiệp N phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho ông B các khoản tiền sau:
tiền trợ cấp mất việc làm 1 năm/1 tháng lương; bồi thường lương và phụ cấp từ tháng
12/2007 đến tháng 6/2008; trợ cấp 45 ngày không báo trước; tiền bảo hiểm xã hội được
hưởng theo chế độ 1 năm/1 tháng lương; tiền phép năm 2007. Tổng cộng là 30 triệu đồng.
Ông A có đơn yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án đang tổ chức thi hành án thì Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu hoãn thi hành án. Thủ trưởng cơ quan thi
hành án ra quyết định hoãn thi hành án. Sau đó, chưa hết thời hạn hoãn thi hành án theo quy
định tại Điều 48 Luật thi hành án dan sự thì thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định tiếp
tục thi hành án. Việc ra quyết định tiếp tục thi hành án trong trường hợp này là không có căn
cứ, nếu gây thiệt hại cho Doanh nghiệp N thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2.8, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên có hành vi trái pháp luật trong quá
trình tổ chức thi hành các quyết định của cơ quan thi hành án hoặc cố ý không tổ chức
thi hành các quyết định của cơ quan thi hành án.
Khi thi hành các bản án, quyết định của tòa án hoặc quyết định của các cơ quan khác, cơ
quan thi hành án có trách nhiệm thi hành đầy đủ, kịp thời và đúng đắn các bản án, quyết định
dân sự; phải thi hành đúng nội dung bản án, quyết định trừ trường hợp các đương sự thỏa
thuận. Để thi hành đúng, đầy đủ và kịp thời các bản án, quyết định dân sự, các cơ quan thi
hành án phải áp dụng đúng các quy định của pháp luật trong việc ra các quyết định trong quá
trình tổ chức thi hành án cũng như phải tuân thủ triệt để trình tự, thủ tục thi hành án và thời
hạn thi hành án do pháp luật quy định. Các quyết định có giá trị bắt buộc các chủ thể khác
phải chấp hành. Do đó, trong quá trình tổ chức thi hành án các quyết định của cơ quan thi
hành án mà thủ trưởng cơ quan thi hành án có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người

có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan trong thi hành án thì Nhà nước có trách nhiệm bồi
thường.
Ngoài ra, khi cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án; quyết định thu hồi, sửa đổi,
bổ sung, hủy quyết định về thi hành án; quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;
quyết định cưỡng chế thi hành án; quyết định thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời của Tòa án; quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án; quyết định tiếp
tục thi hành án mà thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên cố ý không tổ chức thi

10


hành các quyết định này dẫn đến gây thiệt hại cho người có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên
quan trong thi hành án thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường.
Ví dụ: Ông A là giám đốc phòng khám răng An Lợi, năm 2010, ông A muốn đầu tư trang
thiết bị để trạng bị mới cho phòng khám, do thiếu kinh phí nên ông đã vay của ông B với tư
cách là giám đốc phòng khám số tiền là 70 triệu đồng trong thời hạn 1 năm. Sau 1 năm do
phòng khám làm ăn thua lỗ nên ông A chưa trả hết nợ cho ông B số tiền còn nợ lại là 35
triệu đồng. ông B đã gửi đơn đến tòa kiện ông B và yêu cầu ông phải thực hiện nghĩa vụ trả
nợ do ông B phát hiện ra hành vi tẩu tán tài sản của ông A để không phải thực hiện nghĩa vụ
trả nợ. Ông B yêu cầu ra quyết định phong tỏa tài sản đối với thiết bị của phòng khám An
Lợi của ông A để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Sau khi xem xét các căn cứ, cơ quan thi hành án
đã ra quyết định phong tỏa tài sản của Phòng khám An Lợi. Tuy nhiên, thủ trưởng của cơ
quan thi hành án này là ông C, vì có quan hệ thân thiết với giám đốc phòng khám An Lợi là
ông A nên đã cố ý không tổ chức thi hành quyết định phong tỏa phòng khám của cơ quan thi
hành án dẫn đến việc gây thiệt hại cho ông B(trong trường hợp ông A đã bán tài sản của
mình) thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông B.
3, Thực trạng giải quyết bồi thường thiệt hại trong thi hành án dân sự.
3.1, Thành tựu đạt được.
Qua quá trình áp dụng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và Nghị định số
16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, đã góp phần tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc, tạo cơ sở pháp lý, đồng bộ trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại
do người thi hành công vụ của cơ quan Nhà nước gây ra nói chung và do người thi hành
công vụ của cơ quan thi hành án dân sự gây ra nói riêng. Vì vậy, thực tiễn áp dụng Luật
Trách nhiệm bồi thường của nhà nước và Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của
Chính phủ tại các cơ quan Thi hành án dân sự đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, cụ thể:
- Đối với cơ quan Thi hành án dân sự: Lãnh đạo, chấp hành viên và công chức của các cơ
quan thi hành án dân sự đã nhận thức rõ trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong lĩnh vực
thi hành án dân sự. Nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng và nâng cao năng lực chuyên môn
nghiệp vụ cho lãnh đạo, chấp hành viên và công chức các cơ quan Thi hành án dân sự, tránh
những sai sót có thể gây thiệt hại dẫn đến phải bồi thường; thì trong thời gian qua, công tác
tổ chức cán bộ tại các cơ quan Thi hành án dân sự các cấp được kiện toàn, tương đối đảm
bảo về số lượng và năng lực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, góp phần thực
hiện tốt nhiệm vụ chung của Ngành.
11


- Tạo cơ sở pháp lý để thương lượng với đương sự chấp hành việc giải quyết bồi thường
thiệt hại về tài sản, nhằm giải quyết xong một số vụ việc khiếu nại và yêu cầu bồi thường
thiệt hại, tồn đọng, kéo dài.
- Đối với người phải thi hành án: người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan thì một số đương sự (chủ yếu là người phải thi hành án) đã nhận thức được các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình được pháp luật bảo vệ; trong trường hợp nếu Thủ
trưởng, chấp hành viên và công chức các cơ quan Thi hành án dân sự có hành vi vi phạm
pháp luật gây thiệt hại cho họ, thì có quyền khiếu nại các hành vi đó và yêu cầu bồi thường
thiệt hại.
3.2, Những hạn chế còn tồn tại.
Sự ra đời của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và Nghị định số
16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ, Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự năm 2011

đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và đồng bộ trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại trong
hoạt động thi hành án dân sự.
Tuy nhiên, qua những thực tiễn áp dụng tại các Cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn
các tỉnh, huyện vẫn còn nhiều hạn chế phát sinh trong thực tế hoạt động, cụ thể:
+ Gây khó khăn vướng mắc do người bị thiệt hại không thực hiện đúng quy định của pháp
luật về yêu cầu bồi thường thiệt hại.,
+ Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự thường khó
xác định.
+ Khó khăn, vướng mắc trong việc cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường.
+ Khó khăn về trình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường.
Đặc biệt, mặc dù xuất phát từ thực tiễn hoạt động giải quyết bồi thường trong thi hành án
dân sự mà pháp luật đã quy định cụ thể về việc cấp kinh phí bồi thường, nhưng trên thực tế,
vẫn còn tồn tại việc cấp kinh phí bồi thường chưa được thực hiện kịp thời. Cho nên, việc
chậm cấp kinh phí chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại cũng là khó khăn trong trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước trong thi hành án dân sự.
3.3, Kiến nghị, giải pháp khắc phục
Để triển khai thực hiện tốt Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động thi
hành án dân sự tại các cơ quan Thi hành án dân sự; đồng thời, để hoạt động thi hành án dân
sự đúng quy định của pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do người thi
hành công vụ của các cơ quan Thi hành án dân sự gây ra có khả năng dẫn đến bồi thường,
cần áp dụng một số giải pháp như:
- Kiện toàn hơn nữa về công tác tổ chức cán bộ cả về số lượng lẫn chuyên môn, đảm bảo tất
cả các cơ quan Thi hành án dân sự đủ số lượng cán bộ, công chức theo biên chế được phân
12


bổ; đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời, tăng cường biên chế cho các cơ quan thi
hành án dân sự nhằm thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho thủ trưởng đơn vị theo
dõi công tác giải quyết bồi thường để kịp thời thực hiện thủ tục giải quyết bồi thường khi
người bị thiệt hại có đơn yêu cầu bồi thường; đôn đốc, chỉ đạo việc giải quyết bồi thường

thuộc trách nhiệm của các cơ quan thi hành án dân sự nhằm bảo đảm thực hiện bồi thường
công bằng, khách quan, đúng pháp luật và thống nhất;
- Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng đối với chấp hành viên, công chức các cơ quan
thi hành án dân sự (đặc biệt là đội ngũ tham mưu, giúp việc cho chấp hành viên như: thư ký,
thư ký trung cấp…) nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ để góp phần hạn chế
những sai phạm đến mức phải bồi thường trong quá trình thực thi công vụ;
- Chú trọng công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo cho công dân, đảm bảo việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp cho người dân, tạo niềm tin cho công dân trong việc chấp hành pháp luật.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc
chấp hành pháp luật; phổ biến, tuyên truyền sâu rộng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước và các văn bản có liên quan cho nhân dân biết và hiểu nguyên tắc cơ bản Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước là cán bộ, công chức nhà nước làm sai mà gây thiệt hại cho
dân thì Nhà nước sẽ phải bồi thường.
- Cần kịp thời cấp kinh phí bồi thường khi có đề nghị của cơ quan Thi hành án dân sự địa
phương để chi trả kịp thời cho người bị thiệt hại.
III, KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên có thể thấy, việc Nhà nước chịu trách nhiệm đối với những thiệt
hại do thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên gây ra trong quá trình tổ chức
thi hành án dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó góp phần đảm bảo được quyền và lợi
ích của bên chủ thể bị thiệt hại được bảo đảm an toàn hơn do hành vi trái pháp luật của người
thi hành công vụ. Mặt khác thể hiện được chính sách pháp luật khuyến khích, quan tâm và
đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu trong các văn bản pháp lý có hiệu lực cao của hệ
thống pháp luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước theo Pháp luật hiện hành. Qua đây
cũng nhận rõ sự ngày càng quan tâm của nhà nước hơn đối với đời sống của người dân, đây
là một việc hết sức có lợi và ý nghĩa. Tuy nhiên, cũng không thể không tránh khỏi một số
hạn chế còn tồn đọng vì vậy, cần có sự đảm bảo chặt chẽ hơn nữa từ pháp luật thực định của
Nhà nước cũng như có sự nghiêm minh trong công tác thực thi pháp luật của người thi hành
công vụ để pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được hoàn thiện hơn.
13



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011.
2, BLDS năm 2005.
3, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
4, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.
5, Luật thi hành án dân sự năm 2010.

14


15



×