Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận môn Đạo đức nghề nghiệp luật sư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.02 KB, 18 trang )

/

/

BÀI TIỂU LUẬN
LUẬT SƯ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ
Môn học :
Mã hồ sơ :
Diễn lần :
Ngày diễn :
Giáo viên hướng dẫn: ................................................

Họ và tên :
Sinh ngày :
Lớp

:

SBD

:

… , ngày … Tháng … năm …

0


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.
CHƯƠNG I: MỘT SÓ VÁN ĐĖ LÝ LUẬN VẺ LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY.


1. Khái niệm về luật sư và nghề luật sư.
1.1 Luật sư
1.2 Nghề luật sư
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT
SƯ VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Tinh hình chung của đội ngũ luật sư.
1.1 Ưu điểm.
1.2 Nhược điểm
2. Phạm vi hành nghề của luật sư:
3. Cơ cấu tổ chức và thực trạng quản lý luật sư
4. Tinh hình hoạt động hành nghề luật sư tại Việt Nam hiện nay
4.1.

Ưu điểm

4.2.

Nhược điểm

CHƯƠNG III: MỘT SÓ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG HÀNH NGHÈ LUẬT SƯ VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư.
2. Quản lý hoạt động hành nghề luật sư
KẾT LUẬN

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay ở Việt Nam, nghề luật sư bắt đầu trở thành ngành nghề có vị trí cao trong

xã hội. Từ phát triển của nền kinh tế thị trường, với sự am hiểu pháp luật và những kinh
nghiệm trong hoạt động pháp luật, luật sư dần dần khẳng định vai trị của mình trong các
vấn để tư vấn, hướng dẫn các cá nhân, tổ chức đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp
pháp của họ trong mọi lĩnh vực. Nhà nước đã quan tâm và tạo điều kiện để phát triển hoạt
động luật sư bằng việc ban hành các văn bản quy phạm phạm pháp luật trên cơ sở quy
định của Hiến pháp. Nghề luật sư Việt Nam đã sản sinh ra nhiều thế hệ luật sư khơng chỉ
giỏi về chun mơn mà cịn có nhiều đóng góp cho xã hội.
Để có thể thực hiện tốt điều đó và đúng pháp luật thì trong hoạt động nghề nghiệp
của mình, luật sư bị ràng buộc bởi những quy định về quyền và nghĩa vụ được quy định
tại các văn bản pháp luật liên quan. Tuy nhiên có tình huống nảy sinh trong thực tiễn giao
tiếp không nằm trong phạm vi điều chinh của pháp luật, ứng xử nghề nghiệp phải được
điều chỉnh bằng các quy định đạo đức tương ứng. Đó là các quy định về căn cứ, chuẩn
mực đã được xác định trong bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Từ đó,
chủng ta có thể thấy rằng ngành nghề luật sư đã được Nhà nước chú ý hơn và đưa ra các
chính sách nhằm đào tạo, cái thiện năng lực và chất lượng của luật sư. để phát triển đội
ngũ luật sư chuyên nghiệp hội tụ đầy đủ các tố chất, đạo đức, trinh độ chun mơn để
đóng góp vào cơng cuộc cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù chất lượng luật sư đang được phát triển bởi các đường lối, chính sách của
Nhà nước và rèn luyện dưới sự đào tạo nghiêm ngặt của các tổ chức đảo tạo luật sư,
nhưng hiệu quả đạt được chưa theo kịp với sự phát triển của xã hội và chưa loại bỏ được
các hạn chế, khó khăn trong hoạt động hành nghề của luật sư, cũng như chưa giành được
niềm tin của cơng dân khi họ đang có vướng măc pháp lý. Những điểm hạn chế này có
thể phát sinh từ nhiều lý do khác nhau. Đây không chỉ là nỗi lo riêng của mỗi luật sư Việt
Nam mà đối với các cơ quan nhà nước quản lý liên quan cũng có nỗi lo tuơng tự. Xét về

2


góc độ nghề nghiệp, các luật sư hành nghề ln luôn quan tâm đến những chất lượng
hành nghề của minh, tìm ra nguyên nhân để cải thiện và nâng cao chất lượng, hoạt động

hành nghề với mục đích thu hút khách hàng, tạo sự uy tín trong giới làm luật. Xét về góc
độ quản lý, Nhà nước và các cơ quan quản lý liên quan đều mong muốn tìm ra các giải
pháp, chính sách đúng đắn để cải thiện các điểm hạn chế cũng như nâng cao trình độ
chun mơn, tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghể luật sư. Như vậy, chất lượng
hành nghề của luật sư Việt Nam hiện nay thực sự cài thiện ra sao? Có những điểm mạnh,
điểm yếu nào? Làm thế nào để khắc phục những điểm thiếu sót? Nhận thấy tầm quan
trọng của các vấn đề trên, học viên xin chọn viết về đề tài "
Tổ chức và hoạt động hành
nghề luật sư ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển"
.
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Khái niệm về luật sư và nghề luật sư
1.1 . Luật sư
Theo quy định tại Điều 2 của Luật sư 2006 (bản sửa đổi năm 2012): "Luật sư là người
có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ theo
yêu cầu của cá nhân nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng) ." Đây là
khái niệm hiện hành, được sử dụng để đưa ra cách hiểu thống nhất cho mọi người về khái
niệm luật sư.
Khái niệm luật sư bắt đầu xuất hiện tại Pháp lệnh Luật sư năm 2001.Tuy nhiên, tham
khảo kinh nghiệm nước ngoài cho thấy, việc đưa ra khái niệm hoặc định nghĩa luật sư chỉ
mang tỉnh quy ước, quy định để hiểu một cách thống nhất. Vì vậy, quy định về luật sư
trong Pháp lệnh Luật sư chủ yếu để đưa ra cách hiểu thuật ngữ chủ không hàm ý đưa ra
khái niệm.
Tại Khoản 1 Điều i Pháp lệnh Luật sư nam 2001 quy dịnh: luật sư là người có đủ điều
kiện hành nghề luật sư. Người muốn hành nghề luật sư phải gia nhập Đồn luật sư và có
Chứng chỉ hành nghề luật sư (Điều 7 Pháp lệnh Luật sư) mà không quy định về tiêu
chuẩn luật sư, thủ tục và thầm quyền công nhận luật sư. Người được gia nhập Đoàn luật


3


sư, để trở thành luật sư phải qua tập sư và kỳ kiếm tra hết tập sự và nếu đạt u cầu thì
được Ban chủ nhiệm Đồn luật sư để nghị Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
(Điều 13 Pháp lệnh Luật sư). Kỳ kiểm tra hết tập sự do Bộ Tư pháp tổ chức.
Theo quy định Điều 29 của Nghị định 94/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hånh Pháp lệnh Luật sư rằng: Thė luật sư là giấy chứng nhận tư
cách thành viên Đoàn luật sư của người được cấp thẻ.
Như vậy, Chứng chỉ hành nghề do Bộ Tư pháp cấp là giấy tờ xác nhận tư cách luật sư,
là giấy chứng nhận của Nhà nước về quyển hành nghề luật sư của người được cấp Chứng
chỉ. Thẻ luật sư là giấy chứng nhận tư cách thành viên Đoàn luật sư của người được cấp
Thẻ. Chứng chỉ hành nghề luật sư là giấy tờ chứng minh một người là luật sư và luật sư
sử dụng khi hành nghề.
Từ đó, có thể thấy rằng, khái niệm luật sư trong Luật luật sư 2006 (sửa đổi năm 2012)
so với Pháp lệnh Luật sư năm 2001 về tiêu chuẩn luật sư (Điều 10) là một điểm mới của
Luật Luật sư và điều kiện hành nghề luật sư, cụ thể nếu như Điều 7 Pháp lệnh Luật sư
năm 2001 quy định: “Người muốn hành nghề luật sư phải gia nhập một Đồn luật sư và
có Chứng chỉ hành nghề luật sư"thì Điều 11 Luật Luật sư năm 2006 quy định một chu
trinh ngược lại là:". muốn hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia
nhập một Đoàn luật sư". Luật Luật sư đưa ra quy định về khái niệm luật sư (Điều 2 Luật
Luật sư), tiêu chuẩn luật sư được quy định tại (Điều 10 Luật Luật sư): “Công dân Việt
Nam trung thành với Tổ quốc, tuần thủ Hiển pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức
tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sr, đã qua thời gian tập sự hành
nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư".
Theo quy định của pháp luật định nghĩa rằng, “Chứng chỉ hành nghề luật sư" là văn
bản do cơ quan nhà nước cấp cho người có đủ tiêu chuẩn luật sư, công nhận tư cách luật
sư của người họ. Còn “Thẻ luật sư" là thẻ hội viên, là giấy tờ xác nhận từ cách thành viên
của Đoàn luật sư, thành viên của Liên đoàn luật sư.Theo cách hiểu đó, chứng chỉ hành
nghề luật sư xét về bản chất mới thật sự là văn bản công nhận một người trở thành luật

sư. Và Thẻ luật sư chỉ có một chức năng duy nhất công nhận một luật sư trở thành thành
viên của Đoàn luật sư và Liên đoàn luật sư.

4


1.2. Nghề luật sư
Nghề luật sư là nghề tự do, các luật sư hành nghế độc lập theo quy định của pháp
luật. Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vi ngồi 5 những u
cầu về kiến thức, trình độ chun mơn thi việc hành nghề luật sư còn phải tuần thủ theo
Quy chế đạo đức và ứng xử nghế nghiệp. Người luật su khi hành nghề phải sử dụng vốn
sự hiểu biết pháp luật và áp dụng pháp luật.Chức năng cơ bản của nghề này là phụng sự
cơng lý và mục đích cao cả của hoạt động tư pháp. Xét về tính chất, nghề luật sư có ba
tính chất cơ bản như sau:
Thứ nhất, tính chất trợ giúp: nghĩa là nói đến sự giúp đỡ, bênh vực không vụ lợi
của luật sư cho những người ở vào vị thế yếu thế. Những người được trợ giúp thường là
người bị ức hiep, bị doi xử bải công trái pháp iuật trong xã hội hay những người nghèo,
người già cô đơn, người chưa thành niên neo dơn không nơi nương tựa. Do đó, tính chất
này thể hiện hoạt động của nghề luật sư không chỉ là bổn phận mà còn là thước đo lòng
nhân ái và đạo đức của luật sư.
Thứ hai, tính chất hướng dẫn: luật sư thực hiện việc hướng dẫn cho khách hàng
hiểu đúng tinh thần và nội dung của pháp luật, để từ đó họ biết cách tháo gỡ vướng mắc
sao cho phù hợp với pháp lý và đạo lý, cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích chính đảng
của họ.
Thứ ba, tính chất phản biện: lập luận phản bác lại lý lẽ, ý kiến quan điểm của
người khác mà mình cho là không phù hợp với pháp lý và dạo lý. Luật sư lấy pháp luật
và đạo đức xã hội làm chuẩn mực để xem xét mọi khía cạnh của sự việc nhằm xác định rõ
phải trái, đúng sai. Tính chất phản biện trong hoạt động của luật sư, thông thường thể
hiện ở lĩnh vực tố tụng. Hoạt động phản biện của luật sư là lây pháp luật và đạo đức xã
hội làm chuẩn mực để xem xét mọi khía cạnh của sự việc nhằm xác định rõ phải trái,

đúng sai...từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp bảo vệ lẽ phải, loại bỏ cái sai, bảo vệ
công lý.

5


CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ơ VIỆT
NAM HIỆN NAY
1. Tình hình chung của đội ngũ luật sư
1.1 Ưu điểm
Sau khi Luật Luật sư sửa đổi được han hành, đội ngũ luật sư đã có sự phát triển vượt trội
cả về số lượng lẫn chất lượng. So với thời kỳ trước năm 1987 đến nay, đội ngũ luật sư có
những thånh tựu xuất sắc, khẳng định được vai trò của minh trong đời sống xã hội.
Sau 7 năm đội ngũ luật sư ở nước ta đã và đang phát triển nhanh về số lượng, tính
chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề cũng từng bước được nâng cao. Tỉnh đến thời
điểm hiện nay, trong cả nước đã thành lập 62 Đoàn luật sư 63 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương với hơn 8.250 luật sư và 3000 người tập sự hành nghề luật sư hoạt động
trong hơn 2.750 tổ chức hành nghề luật sư. Cùng với sự phát triển về số lượng, chất
lượng của đội ngũ luật sư ở nước ta đã và đang từng bước được nâng cao, bước đầu đáp
ứng yêu cầu chuyên nghiệp hố.
Hoạt động luật sư trong thời gian qua khơng những đã đáp ứng kịp thời nhu câu giúp
đỡ pháp lý ngày càng cao của cá nhân, tổ chức, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ
quyển, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác, phục vụ tích cực cho
cơng cuộc cải cách tư pháp, mà cịn góp phần tạo lập mối trường pháp lý thuận lợi và tin
cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại, đồng thời là nhân tố hỗ trợ tích
cực trong việc phát triển các quan hệ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
về dịch vụ pháp lý khác. Ngồi lĩnh vực truyền thống như hình sự, dân sự, lao động,
hơn nhân gia đình các luật sư đã mở rộng và phát triển tư vấn trong các lĩnh vực kinh tế,

đầu tư, thương mại quốc tế.
1.2 Nhược điểm

6


Ngoài những thành tựu đạt đưoc của đội ngũ luật sư như trên.thực trạng về chất lượng
của đội ngũ luật sư cũng như phạm vi phân bổ luật sư trên tồn quốc cịn gặp một số
điểm hạn chế như sau:
Thứ nhất, số lượng luật sư hiện có so với dân số cịn rất thấp. Ước tính đến năm
2021, cả nước có 63/63 tinh có Đồn luật sư với gần 20.000 luật sư và hơn 3.000 tổ chức
hành nghề luật sư. Tỷ lệ luật sư trên số dân là thấp khi so sánh với nước phát triển ở Châu
Á, đặc biệt là các nước ở Châu Âu. Tại Việt Nam, số lượng luật sư chưa đủ để đáp ứng
nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng tăng của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ngay cả hoạt
động của các cơ quan tiến hành tố tung. Trên thực tế, chỉ khoảng 30% vụ án hình sự
trong cả nước có sự tham gia của luật sư. Nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý ở các tỉnh,
huyện, nơng thơn cịn hạn chế vì nền kinh tế chưa phát triển, mặt bằng dân trí thấp cùng
với lối ứng xử truyền thống của văn hóa Việt Nam “dĩ hịa vi q", thiêng về tình cảm.
Cho nên, người dân ở các khu vực này không để cao cách thức giải quyết vấn đề bằng
pháp luật. Ngược lại, ở các khu vực thành thị, với sự hội nhập văn hóa từ các quốc gia
trên thế giới cũng như sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng dịch vụ
pháp lý rất cao. Theo đó, hình thành hiện tượng số lượng luật sư phân bố không đồng đều
giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, trung du. Luật sư chủ
yếu tập trung ở các thành phố lớn và phát triển như TP. Hồ Chỉ Minh, Hà Nội, Đà Nẵng
để hành nghề.
Thứ hai, chất lượng của đội ngũ luật sư còn hạn chế. Nhiều luật sư hiện nay chưa
nắm được kỹ năng cơ bản khi hành nghề. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật Việt Nam vừa
trải qua một cuộc cải cách rất lớn cùng với sự thay đổi chủ trương, chính sách của nhà
nước và các Bộ luật, văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, rất nhiều luật sư không năm bắt
kịp thời với các điểm thay đổi về luật nội dung cũng như về luật hình thức. Các luật sư

vẫn cịn thiếu kinh nghiệm trong việc thu thập tài liệu, tình tiết liên quan đến quá trình
bào chữa, tranh luận, đưa ra yêu cầu, kiến nghị tại phiên tồ. Trong q trình hành
nghể,một số luật sưr cịn có thai độ ứng xử nghề nghiệp chưa đúng mực trong quan hệ
với các cơ quan tiền hành tổ tụng, người tiến hành tổ tụng và luật sư đồng nghiệp, làm
ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ luật sư. Hơn nữa, luật sư nước ta còn yếu trình độ

7


ngoại ngữ cùng như kiến thức về pháp luật quốc tế. Trình độ ngoại ngữ cịn hạn chế, đặc
biệt là anh văn pháp lý do đó Việt Nam chưa có một đội ngũ luật sư có trình độ ngoại ngữ
giỏi để tham gia giải quyết các vụ kiện quốc tế tại toà án nước ngoải. Trong một sổ
trường hợp, này làm hạn chế đối tượng khách hàng nước ngồi có nhu cầu sử dụng dịch
vụ pháp lý của luật sư. Kỹ năng sử dụng máy vi tính, ứng dụng phần mềm vào công việc
của các luật sư cũng hạn chế, thái độ phục vụ thiếu chuyên nghiệp. Điều này dẫn đến
thực trạng hiện nay những luật sư giỏi có lượng khách hàng lớn, trong khi có những luật
sư rất ít việc hoặc khơng có việc. Tỷ lệ thất nghiệp trọng giới luật sư được đánh giá là
cao.
Thứ ba, về mức độ chun mơn hố trong hành nghề. Pháp luật Việt Nam cho phép
luật sır được hành nghề tư vấn trong mọi lĩnh vực và được quyền tranh tụng tại các toà
án. Đặc trưng hoạt động hành nghề của luật sư là hoạt động tranh tụng, hầu như khi nhắc
đến luật sư, mọi người đều nhớ đến hình ảnh luật sư bào chữa, bảo vệ cho các đương sự
tại các phiên tòa xét xử. Tuy nhiên, hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế và quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế đã dẫn đến một tình trạng số lượng luật sư tham gia hành nghề
tranh tụng tại tòa án giảm dần trong khi các luật sư hành nghề tư vấn tăng lên. Các lĩnh
vực tư vấn chủ yếu liên quan đến vấn đề thương mại, doanh nghiệp, đầu tư của các
thương nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Đặc biệt, dịch vụ tư vấn cho các lĩnh
vực này có phi dịch vu rất cao, do đó, đã thu hút rất nhiều luật sư tham gia hoạt động tư
vấn pháp lý. Điều này dẫn đến hệ quả, luật sự tranh tụng ngày cảng giảm và luật sư tư
vấn ngày càng tăng, làm mất cân bằng trong phân cơng lao động. Đó cũng là lý do các vụ

án lớn mà xã hội quan tâm chỉ có một số luật sư có tên tuổi tham gia, điều này cũng làm
cho các luật sư có tên tuổi bị sức ép về cơng việc và dẫn đến tình trạng khơng đám bảo
chất lượng bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy số lượng
luật sư ở nước ta trong những năm gần đây tăng lên đáng kể, nhưng vẫn chưa hình thành
được đội ngũ các luật sư chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Hầu hết, các luật sư đều muốn
trở thành luật sư đa năng, gặp gì làm đó nhưng lại hạn chế về tầm hiểu biết và chun
mơn. Số lượng luật sư có đủ kinh nghiệm, kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương

8


mại quốc tế, đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế chiếm lệ rất thấp. Có rất ít luật sư có
trình độ ngang tầm với luật sư khu vực.
2. Phạm vi hành nghề của luật sư:
Căn cử tại Điều 22 Luật luật sư 2006 (sửa đổi năm 2012), phạm vi hành nghề của
luật sư bao gồm các hoạt động tham gia tổ tụng; tư vấn pháp luật: đại diện ngoài tổ tụng
và các dịch vụ pháp lý khác. Phạm vi hành nghề của luật sư đã có bước phát triển, dịch
vụ pháp lý của luật sư tăng đáng kể về số lượng và nâng cao một bước về chất lượng, cụ
thể như:
Tham gia tổ tụng là lĩnh vực hành nghề điển hình và chủ yếu của các luật sư hiện
nay. Vai trị của luật sư trong q trình tham gia tổ tụng đã có những bước phát triển.
Pháp luật Viet Nam đã mở rộng các quyền cho luật sư bảo chữa, bảo vệ các đương sự.
Các cơ quan tiến hành tố tụng đã quan tâm hơn đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho luật
sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo, đương sự.
Những luật sư có tên tuổi thường hoạt động tham gia tổ tụng, trong đó, các luật sư hoạt
động này khơng chỉ thể hiện cách nhìn đa chiều về vấn đề mà cịn phải có kỹ năng thuyết
trình, lập luận chặt chẽ, hợp tình và hợp lý. Việc tham gia tố tụng của các luật sư không
những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các đương sự khác, mà còn
giúp các cơ quan tiên hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật
khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Tư vấn pháp luật là lĩnh vực hành nghề quan trọng của luật sư, hiện nay, nhu cầu vể
tư vấn pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhanh. Với điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế, các luật sư hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật đang phát huy vai trò quan trọng
trong việc tư vấn cho các doanh nghiệp đảm phản, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh
chấp phát sinh đặc biệt trong các lĩnh vực mới như đầu tư nước ngồi, sở hữu trí tuệ,
quan hệ thương mại hàng hố có yếu tố nước ngồi.
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp
pháp lý theo pháp luật quy định, cụ thể là người nghèo, người già neo đơn, đổi tượng
chính sách xã hội, người chưa thành niên nhưng khơng có sự đùm bọc của gia đình. Luật
sư khi tham gia trợ giúp pháp lý có nhiệm vụ hỗ trợ các đối tượng trên bảo vệ quyền, lợi

9


ích hợp pháp của họ, nâng cao hiều biết pháp luật, ý thức tơn trọng và chấp hành pháp
luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ cơng lý, bảo đảm cơng bằng
xã hội, phịng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.Có thể nói, tuy cịn nhiều
hạn chế, nhưng hoạt động của luật sư thời gian qua đã đáp ứng một phần quan trọng nhu
cầu giúp đỡ pháp lý, đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người được trợ giúp pháp lý.
Đại diện ngoài tổ tụng là đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc được
quy định trong các điều khoản về phạm vi, nội dung ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý
giữa luật sư và khách hàng hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành
nghể với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động. Luật sư có thể đại diện theo
hai hình thức gồm: đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền để xác lập, thực
hiện giao dịch ngoài phạm vi tổ tụng do Toà án tiến hành.
Hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư là các hoạt động giúp đỡ khách hàng
thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; về pháp luật trong trường hợp giải
quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực
hiện công việc khác theo quy định của pháp luật. Hoạt động đại diện ngoài tố tụng hiện

nay cũng rất phổ biến trong các cơng ty, chức hành nghề luật sư. Ví dụ nhır thực hiện thủ
tuc xin cấp giấy chúng nhận đăng ký doanh nghiệp. giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc
dịch vụ hợp pháp lãnh sự đối với tài liệu nước ngồi... Hình thức tổ chức hành nghề luật

Theo quy định tại Điều 23 Luật Luật sư sửa đổi, luật sư được quyền tự do lựa chọn
hình thức hành nghề, có thể hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề
cách cá nhân dưới hình thức tự minh nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng
theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, hoặc làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao
động.
Trong đó,theo quy định tại Điều 32 Luật luật sư sửa đổi thì tổ chức hành nghề luật
sư bao gồm:

10


Văn phòng luật sư là tổ chức hành nghề luật sư do một luật sư thành lập được tổ
chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân; Cơng ty luật bao gồm công ty
luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là Cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Như vậy, hình thức tổ chức hành nghề luật sư cũng được mở rộng, tạo điều kiện
cho các luật sư có thể lựa chọn hình thức tổ chức hành nghề phù hợp, hiệu quá nhất. Tuy
nhiên, trên thực tế, các tổ chức hành nghề luật sư cịn nhỏ lẻ, ít có tính liên kết, doanh thu
đạt được chưa cao.
3. Cơ cấu tổ chức và thực trang quản lý luật sư:
Theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính Trị về chiến lưoc cái cách tư pháp đến
năm 2020 đã nêu rõ: "đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, phẩm chất chính
trị, đạo đức, có trình độ chun mơn. Hồn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt
việc tranh tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ, trách nhiệm đối với luật sư. Nhà
nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tố chức luật sư, đề cao

trách nhiệm của tổ chức luật sự đối với thành viên của mình".
Luật luật sư sửa đổi đã quy định hệ thống tổ chức luật su từ Trung trơng đến các địa
phương, đó là Liên đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương.
Liên đoàn luật sư Việt Nam được thành lập từ năm 2009, với việc quy định về Tổ
chức luật sư toàn quốc và nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức này. Các Đoản luật sư đã thực
hiện tương đối tốt công tác giám sát, kiếm tra việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Điều lệ đoàn luật sư của luật sư, tổ chức hành
nghề luật sư; kịp thời nhắc nhở và có biện pháp xử lý nghiêm minh các trường hợp luật
sư vi phạm. Các đồn luật sư tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, tham
gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, trợ giúp pháp lý, tư vấn
miễn phí, bảo chữa miễn phí.
Như vậy, nghề luật sư ở Việt Nam đang phát triển theo hướng ngày càng chuyên
nghiệp hóa. Quy định của pháp luật đối với nghề luật sư đã có những bước chuyển lớn và

11


là nền tàng để chúng ta tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, nhằm tạo điều kiện tốt nhất
cho nghề luật sư phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập đã và
đang nãy sinh trong hoạt động nghế nghiệp cũng như công tác quản nghề luật Thiết nghĩ,
cơ quan có thẩm quyền cầnthực hiện những giải pháp để nâng cao chất lượng, uy tín của
nghề luật sư trong xã hội, cũng như để khẳng định vị thế của luật sư Việt Nam trên
trường quốc tế.
4. Tinh hình hoạt động hành nghề luật sư tại Việt Nam hiện nay
4.1 Ưu điểm
Hiện nay, luật sư đã thực hiện được vai trị phản biện của mình một cách chủ động,
sôi nổi hơn khi tham gia vào bàn bạc, đánh giá các vãn bản pháp luật mà nhà mước ban
hành. Vai trò này của luật sư hết sức quan trọng góp phần đưa ra những chính sách pháp
luật đúng đắn.Sự tham gia của luật sư trong tổ tụng không chỉ giúp bị can, bị cảo bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mả cịn góp phần trong việc xác định sự thật khách
quan của vụ án, giúp việc điều tra, truy tổ và xét xử được nhanh chóng, chính xác, tránh
làm oan người vơ tội, để lọt tội phạm.
Nhà nước đã đưa ra các chủ trương, chính sách mới nhằm nâng cao vai trị của luật
sư, tạo các điều kiện thuận lợi, ảnh hưởng tích cực đến hoạt động hành nghề luật su trong
thời gian này. Theo đó, tại Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính Trị về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu rõ: "đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng,
phẩm chất chính tri, đạo đức, có trình độ chun mơn. Hồn thiện cơ chế bảo đàm để luật
sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ, trách nhiệm
đổi với luật sư. "Đây có thể xem là lời hửa hẹn cho sự phát triển đối với hoạt động hành
nghề luật sư Việt Nam trong thời gian sắp tới.
4.2 Nhược điểm
Liên doàn Luật sư Việt Nam cho biết hiện nay trong các vi phạm của Luật sư có
80%-90 % thuộc về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Đây là một con số thật lớn cho thấy
được thực trạng đội ngũ luật sư đang dần bị suy thoái về đạo đức và càng ngày gia
tăng.Một số trương hợp vi phạm đạo dức và ứng xử nghề nghiệp mà luật sư thường
xuyên mắc phải trong thực tế hiện nay:

12


-

Luật sư với nạn chạy án.

-

Lợi dụng danh nghĩa luật sư để thực hiện hành vi chống phá nhà nước.

-


Luật sư vi phạm chuẩn mực ứng xử. Luật sư lợi dụng danh nghĩa để thực hiện các
hành vi lừa đảo, chiếm doạt tài sản cơng dân.

-

Móc ngoặc luật su đồng nghiệp để trục lợi cá nhân gây thiệt hại quyền lợi cho
khách hàng.
Tiếng nói của Luật sư trong phiên tồ rất mờ nhạt, chưa được coi trong đúng mức.

Trong nhiều phiên tồ sự có mặt của Luật sư chi mang tính hình thức, trong q trình xét
xử. Có thẩm phản coi thường và phủ nhận vai trò của Luật sư, gây khó khăn cho hoạt
động bào chữa và bảo vệ các quyền và lợi ich hợp pháp của bị cáo. Bài bào chữa cùng
các để nghị của Luật sư ít khi được Hội đồng xét xử xem xét. Những biểu hiện về sự coi
thường pháp luật, xâm hại đến quyền hành nghề của luật sư cả trong và ngoài phiên tỏa
khơng cịn xa lạ, tuy nhiên vẫn chưa có những giải pháp thực sự hữu hiệu để đảm bảo
rằng luật sư được hành nghề với dầy đù quyền của mình, như quyền tiếp xúc với bị can,
đồng thời được bảo vệ khỏi sự xâm hại về sức khỏe và tính mạng, vị trí, vai trị của luật
sư trong xã hội và trong tham gia tổ tụng còn hạn chế, chưa được nhìn nhận đúng đẫn
theo tinh thần của Nghj quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.
CHƯƠNG III
MỘT SĨ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG HÀNH NGHÈ LUẬT SƯ
VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư
Thứ nhất, mỗi bản thân luật sư phải ý thức nâng cao chất lượng chun mơn, đạo
đức trong q trình hoạt động hành nghề luật sư. Mỗi luật sư cần phải tự khẳng định chất
lượng dịch vụ pháp lý do mình cung cấp để tự xây dựng uy tín với khách hàng và làm
thay đổi nhận thức, thái độ của cơ quan tiến hành tổ tụng đối với hoạt động nghề nghiệp
của mình. Đối với khách hàng, luật sư phải thể hiện thái độ ân cần, chu đáo và sự chuyên
nghiệp khi tiếp xúc với khách hàng. Nếu yêu cầu của khách hàng thuộc vào các trường

hợp trái pháp luật và vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề luật sư, luật sư phải tìm

13


cách ứng xử phù hợp để tránh vi phạm đáng tiếc. Để làm được điều này bên cạnh sự nỗ
lực của các luật sư cần phải có sự chung tay của tổ chức đào tạo luật sư và các cơ quan
quản lý trong việc đào tạo và nâng cao tính chuyển nghiệp trong hành nghề cho luật sư.
Luật sư cần tập trung nâng cao trình độ chun mơn cũng như kỹ năng ngoại ngữ, sử
dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho hoạt động hành nghề luật sư. Việc nâng cao
trình độ ngoại ngữ cịn có thể đưa luật sư Việt Nam tham gia vào các phiên tòa mang tầm
cỡ quốc tế, sánh vai cùng với cường quốc năm châu, tạo cơ hội phát triển chất lượng hành
nghề luật sư.
Thứ hai, nhắc đến chất lượng chuyên môn của luật sư, chúng ta khơng thể bỏ qua vai
trị của tổ chức đào tạo luật sư và các phương pháp giảng dạy đồi với lĩnh vực luật học.
Hiện nay, điều kiện để trở thành luật sư tại Việt Nam khá đơn giản, theo quy định hiện
hành, theo quy định của Luật luật sư cá nhân chi cần tốt nghiệp đại học chuyên ngành
Luật, dù là bắng chính quy hay đào tạo tại chức, đều có thể tham gia khóa học đào tạo
luật sư trong vòng 01 năm để lấy chứng chi đào tạo hành nghề, sau đó, học viên thực tập
thêm 01 năm tại tổ chức hành nghề luật sư và thi tốt nghiệp để chinh thức trở thành luật
sư. Tại Việt Nam, khơng có điều kiện về kinh nghiệm hành nghề luật để trở thành luật sư,
thậm chỉ, cử nhân Luật tốt nghiệp đại học, không tham gia hoạt động hành nghề luật sư
vẫn có cơ hội trở thành luật sư, mở một cơng ty luật cho riêng mình. Điểu này dẫn đến hệ
quả, luật sư với độ ti cịn quá trẻ, thiểu kinh nghiệm chuyên môn trong nghê luật sư có
quyền cung cấp dịch vụ hành nghể luật sư hoặc thành lập một cơng ty luật cho riêng
mình, khiến cho chất lượng hoạt động hành nghề luật sư Việt Nam có nguy cơ giảm sút
trấm trọng. Đế khắc phục tình trạng này, ngồi các u cầu về bằng cấp như: chứng chi
hành nghề luật sư, thẻ luật sư... Nhà nước cần xem xét bổ sung đieu kiện về kinh nghiệm,
thâm niên trong hoạt động lĩnh vực tư pháp, chuyên mơn luật.
Thứ ba, chun mơn hố, chun nghiệp hố hoạt động dịch vụ pháp lý. Hiện nay,

luật sư Việt Nam tham gia hoạt động hành nghề luật sư với nhiều chức năng, vai trò khác
nhau. Tùy vào yêu cầu của khách hàng, luật sư có thể dảm nhận cung cấp dịch vụ pháp lý
về nhiều lĩnh vực khác nhau như: dân sự, hình sự, thương mại, hơn nhân gia đình... Tuy
nhiên, sự hiểu biết là có hạn, việc ơm đồm quá nhiều phạm vi như thế sẽ làm dịch vụ

14


cung cấp pháp lý không đảm bảo chất lượng. Do đó, để cải thiện vấn để này, tổ chức đào
tạo luật sư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xem xét đào tạo chun sâu, chun
mơn hóa mảng lĩnh vực mà học viên đó lựa chọn.
2. Quản lý hoạt động hành nghề luật sư
Thứ nhất: Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành các quy
định pháp luật điều chinh và giám sát về hoạt động đào tạo đội ngữ luật sư nhằm cải tiến
nội dung, phương pháp để nâng cao chất lương đào tạo nghề luật sư. Đồng thời, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cần chú ý nâng cao chất lượng tập sự hành nghề luật sư thơng
qua việc các Đồn luật sư thực hiện nghiêm túc cơ chế giám sát người tập sự hành nghề
luật sư, luật sư hướng dẫn, tổ chức hành nghề luật sư trong việc tuân theo quy chế tập sự
hành nghề luật sư; tạo điều kiện thuận lợi để người tập sự được nghiên cứu, tiếp cận
những kiến thức pháp luật mới, phổi hợp với tổ chức hành nghề luật, tạo cơ hội cho
người tập sự được trực tiếp tham gia hoạt động nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng hành nghề
luật sư.
Thứ hai, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có những chính sách nhằm khuyến
khích nhiều luật sư tham gia bào chữa chỉ định và trợ giúp pháp lý, tuyên truyền pháp
luật miễn phí để luật sư có cái nhìn mới về pháp luật tổ tụng Việt Nam, họ có trách nhiệm
hơn, chuyên nghiệp hơn đối với nghề nghiệp, mặn mà hơn đối với những vụ án chỉ định
góp phần tạo thêm uy tín đổi với khách hàng.
Thứ ba, Ủy ban nhân dân cấp tinh tiếp tục chi dạo các Sở Tư pháp, Đoàn luật sư
trong việc tăng cường công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương. Chú
trọng công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi vi

phạm pháp luật của luật sư và tạo điều kiện mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức trên
thế giới phù hợp với quy định pháp luật và tình hình thực tiễn tại Việt Nam.
Thứ tư, cần thiết xây dựng điều khoản mới về tội danh xâm phạm quyến bảo chữa và
nhờ người khác bào chữa của công dân trong Bộ luật hình sự: sửa đổi và bố sung một số
quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự ve tu cách tham gia luật sư, thời điểm tham gia
bào chữa, việc tiếp xúc bị can, bị cáo trong trại tạm tố tụng của giam, quyền điều tra và
thu thập chứng cu, cũng như một số hoạt động nghề nghiệp khác của luật sư; hoàn thiện

15


quy định để từng bước mở rộng tranh tụng tại phiên tòa, đảm bảo quyền bào chữa của
luật sư được thể hiện một cách thực chất.
Thứ năm, Tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghế nghiệp luật sư trong
công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư, đảm bảo tuân thủ pháp luật, tuân theo quy
tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.Bên cạnh đó. Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, Liên đồn luật sư, Đồn luật sư cần có những hoạt động tích cực trong việc tăng
cường tuyên truyền để người dân biết tới luật sư, vai trò của người luật sư trong xã hội
nhiều hơn; nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa; tiếp tục phát huy vai trò của luật
sư trong phát hiện oan sai, kể cả phát hiện việc để lọt, sót tội phạm hay sử dụng nhục
hình, góp phần bảo vệ pháp luật.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền
kinh tế hội nhập thế giới, Việt Nam lần lượt trở thành thành viên các cam kết, thỏa ước
quốc tế,chính điều này đã tạo nhiều cơ hội cho luật sư phát triển quan hệ với các đổi tác
nước ngoài. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước nhu cấu sử dụng dịch vụ pháp
lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp cũng gia tăng nhanh chóng. Từ
những sự thay đổi đó, nhà nước dưa ra một trong các yêu cầu cấp thiết đó là cái cách
chính trị, cải cách hành lang pháp lý và đảm bảo các hoạt động trong xã hội tn thủ theo
pháp luật. Theo đó, vai trị và vị trị của luật sư cũng bắt đầu được nhà nước chú trọng

nâng cao, tạo cơ hội để đội ngũ luật sư Việt Nam hoàn thiện, nâng cao đủ về số lượng,
giỏi về chun mơn và có đạo đức hành nghề luật sư.
Mặc dù tỉnh hinh chất lượng hành nghề luật sư tại Việt Nam hiện nay đã có các
thành tựu vượt trội nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, khó khăn cần hồn thiệt khắc phục
như sau:
Thứ nhất, số lượng luật sư hiện nay còn quá thấp so với dân số của Việt Nam, sự
phân bổ và phát triển luật sư chưa đồng đều, luật sư và nghề luật sư tập trung chủ yếu tại
các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội, cịn những khu vực vùng trung
du, miễn núi, tỉnh huyện thi còn mõng, nhỏ lẻ và kém phát triển.

16


Thứ hai, hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, liên đoàn luật sư và đoàn luật
sư chưa thực hiện tốt, chưa tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất cho sự phát triển của đội ngũ
luật sư. Vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư còn chưa thực hiện tốt.
Thứ ba, chất lưrợng chương trình đào tạo tại các cơ sở đảo tạo luật sư còn mang nặng lý
thuyết.
Thứ tư, chất lượng luật sư chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp và hội
nhập kinh tế. Một số luật sư vẫn chưa nhận thức đầy đủ về việc tuân thủ đạo đức nghề
nghiệp. Để đạt được những mục tiêu, mục địch đặt ra cần phải thực hiện tối các giải pháp,
để nghị đã đưa ra, không những cơ quan Nhà nước, cơ quan ban ngành, Liên đoàn Luật
sư Việt Nam, chính bản thân luật sư mà cịn có sự chung tay góp sức của tất cả mọi người
dân Việt Nam chúng ta, đến lúc đó đội ngũ luật sư đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng
sẽ thể hiện hết trách nhiệm, khả năng, trình độ đồi với xã hội, xứng đáng với sự tin tưởng
của xã hội thể hiện dúng đắn nghể luật sư là nghề góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ pháp
chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơng dân, các tổ chức kinh tế - xã hội,
góp phẩn xây dựng Nhà nước pháp quyền và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

17




×