Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.06 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM
GVHD: THS. LÊ THANH TRÚC
Nhóm thực hiện:
1. Trần Chí Bình
2. Hồ Hải Đăng
3. Hoàng Đình Nguyên Thảo
4. Nguyễn Văn Huy
5. Hồ Đình Thắng
6. Trương Hữu Nghĩa Khánh
7. Nguyễn Lý Lan Anh
8. Nguyễn Văn Tuấn
9. Đỗ Thị Thái Hằng
10. Nguyễn Thành Chung
11. Trịnh Văn Thuỷ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
1
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP 4
1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội (TNXH) 4
1.2 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội 5
1.2.1 Khía cạnh kinh tế 6
1.2.2 Khía cạnh pháp lý 7
1.2.3 Khía cạnh đạo đức 8
1.2.4 Khía cạnh nhân văn (lòng bác ái) 8
1.3 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội 10
1.3.1 Phân biệt giữa “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” 10
1.3.2 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau 11
1.4. Phát triển bền vững - mục tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp 12


CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM 13
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM 13
2.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM 16
2.3. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH 17
2.4. TRIẾT LÝ KINH DOANH 17
2.5. LIXIL KÝ TÊN THAM GIA MẠNG LƯỚI HIỆP ƯỚC TOÀN CẦU LIÊN HỢP QUỐC
(UNGC) 18
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM 21
3.1. PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM
21
3.1.1. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG 21
3.1.2. HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH TRÁI TIM CHO EM 21
2
3.1.3. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG MÙA XUÂN NĂM 2015 CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC VÀ ĐOÀN THANH NIÊN TẠI TỈNH HOÀ BÌNH VÀ THÀNH PHỐ HUẾ.23
3.1.4. HỢP TÁC QUỐC TẾ CÙNG VỚI NPO ĐỂ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG 25
3.1.5. TRAO HỌC BỔNG CHO SINH VIÊN XUẤT SẮC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC HUẾ & TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 32
3.2 Ý NGHĨA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM 33
3.2.1. Ý nghĩa đối với DN 33
3.2.2. Ý nghĩa đối với XH (DN VN nói chung, và đưa ví dụ cụ thể của INAX) 34
3.2.3. Khó khăn của DN để thực hiện trách nhiệm XH 34
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 37
3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội (TNXH)
Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện cách đây hơn 50

năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân”
(Social Responsibilities of the Businessmen) (1953) nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người
quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm
bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được hiểu theo nhiều
cách khác nhau.
• Một số người xác định “trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức
phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” (Prakash, Sethi, 1975: 58
– 64).
• Một số người khác hiểu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã
hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất
định” (Archie. B Carroll, 1979), v.v
Hiện đang tồn tại hai quan điểm đối lập nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
• Quan điểm thứ nhất cho rằng: Doanh nghiệp không có trách nhiệm gì đối với xã hội mà chỉ có
trách nhiệm với cổ đông và người lao động của doanh nghiệp, còn nhà nước phải có trách
nhiệm với xã hội; doanh nghiệp đã có trách nhiệm thông qua việc nộp thuế cho nhà nước.
• Quan điểm thứ hai cho rằng: Với tư cách là một trong những chủ thể của nền kinh tế thị
trường, các doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn lực của xã hội, khai thác các nguồn lực tự
nhiên và trong quá trình đó, họ gây ra những tổn hại không tốt đối với môi trường tự nhiên. Vì
vậy, ngoài việc đóng thuế, doanh nghiệp còn có trách nhiệm xã hội đối với môi trường, cộng
đồng, người lao động, v.v
4
Còn ở Việt Nam, trong những năm gần đây, người ta thường sử dụng định nghĩa của Nhóm phát
triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo đó,
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) là sự cam kết của
doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng
cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã
hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc
tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC). Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ

mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa
các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội. Là lựa chọn các hành
động nhằm bảo vệ và cải thiện lợi ích của xã hội trong quá trình tìm kiếm lợi ích cho mình.
- Đạo đức kinh doanh là quy tắc ứng xử của doanh nghiệp trong kinh doanh.
1.2 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội
Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia vào
các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà
tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù
các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty. Quan trọng hơn, một
doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường hoạt
động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển
kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải
thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Nếu
doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách
cải thiện nó. Và là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó
Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của
một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái.
5
*Tháp trách nhiệm xã hội
1.2.1 Khía cạnh kinh tế
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch
vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ
của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn
tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như
hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi
cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
 Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức
thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng

thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư,
cá nhân ở nơi làm việc.
 Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch
vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản
phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh.
6
Nghĩa vụ đạo đức
Nghĩa vụ pháp lí
Nghĩa vụ
nhân văn
Nghĩa vụ kinh tế
 Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là bảo tồn và phát
triển các giá trị và tài sản được ủy thác. Những giá trị và tài sản này có thể là của xã hội hoặc
cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp – mà đại diện là người quản
lý, điều hành – với những điều kiện ràng buộc chính thức.
 Đối với các bên liên đới khác, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối đa và
công bằng cho họ. nghĩa vụ này được thực hiện bằng việc cung cấp trực tiếp những lợi ích
này cho họ qua hàng hóa, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi nhuận đầu từ,….
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của
doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa
vụ pháp lý.
1.2.2 Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện
đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này
sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn
và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện
trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:
(1) Điều tiết cạnh tranh
(2) Bảo vệ người tiêu dùng
(3) Bảo vệ môi trường

(4) An toàn và bình đẳng
(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp
nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình.
1.2.3 Khía cạnh đạo đức
7
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động
mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không
được thể chế hóa thành luật.
Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những
yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng
đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật. Các
công ty phải đối xử với các cổ đông và người có quan tâm trong xã hội bằng một cách thức có đạo
đức vì làm ăn theo một cách thức phù hợp với các tiêu chuẩn của xã hội và những chuẩn tắc đạo đức
là vô cùng quan trọng. Vì đạo đức là một phần của trách nhiệm xã hội nên chiến lược kinh doanh cần
phải phản ánh một tầm hiểu biết, tầm nhìn về các giá trị của các thành viên trong tổ chức và các cổ
đông và hiểu biết về bản chất đạo đức của những sự lựa chọn mang tính chiến lược
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá
trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các
công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi
thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
1.2.4 Khía cạnh nhân văn (lòng bác ái)
Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động thể
hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội. Ví dụ như thành lập các tổ
chức từ thiện và ủng hộ các dự án cộng đồng là các hình thức của lòng bác ái và tinh thần tự nguyện
của công ty đó.
Những đóng góp trên có thể kể trên bốn phương diện: Nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt
gánh nặng cho Chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức
của người lao động.
Khía cạnh này liên quan đến những đóng góp về tài chính và nguồn nhân lực cho cộng đồng và xã

hội lớn hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Khía cạnh nhân ái của trách nhiệm pháp lý liên quan
tới cơ cấu và động lực của xã hội và các vấn đề về chất lượng cuộc sống mà xã hội quan tâm. Người
ta mong đợi các doanh nghiệp đóng góp cho cộng đồng và phúc lợi xã hội. Các công ty đã đóng góp
những khoản tiền đáng kể cho giáo dục, nghệ thuật môi trương và cho những người khuyết tật. Các
8
công ty không chỉ trợ giúp các tổ chức từ thiện địa phương và trên cả nước mà họ còn tham gia gánh
vác trách nhiệm giúp đào tạo những người thất nghiệp. Lòng nhân ái mang tính chiến lược kết nối khả
năng của doanh nghiệp với nhu cầu của cộng đồng và của xã hội.
Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm. Chẳng ai có thể bắt buộc các doanh nghiệp
phải bỏ tiền ra xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa hay lớp học tình thương ngoài những thôi thúc
của lương tâm. Tuy nhiên thương người như thể thương thân là đạo lý sống ở đời. Nếu đạo lý đó ràng
buộc mọi thành viên trong xã hội thì nó không thể không ràng buộc các doanh nhân. Ngoài ra, một xã
hội nhân bản là rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh. Bởi vì trong xã hội như vậy, sự giàu có sẽ
được chấp nhận. Thiếu điều này, động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ.
Dưới đây, chúng ta sẽ kiểm định 4 thành tố của trách nhiệm xã hội: Thông qua trách nhiệm pháp lý
– cơ sở khởi đầu của hoạt động kinh doanh, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được
chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của
mình. Bước tiếp theo mà các tổ chức cần lưu tâm là trách nhiệm đạo đức. Các công ty phải quyết định
những gì mình cho là đúng, chính xác và công bằng theo những yêu cầu nghiêm khắc của xã hội.
Nhiều người xem pháp luật chính là những đạo đức được hệ thống hoá. Một sự quyết định tại thời
điểm này có thể sẽ trở thành một luật lệ trong tương lai nhằm cải thiện tư cách công dân của tổ chức.
Trong việc thực thi trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm xã hội của mình, các tổ chức cũng phải lưu
tâm đến những mối quan tâm về kinh tế của các cổ đông… Thông qua hành vi pháp lý và đạo đức thì
tư cách công dân tốt sẽ mang lại lợi ích lâu dài. Bước cuối cùng của trách nhiệm xã hội là trách nhiệm
của lòng bác ái. Bằng việc thực thi trách nhiệm về lòng bác ái, các công ty đóng góp nguồn lực về tài
chính và nhân lực của cộng đồng để cải thiện chất lượng cuộc sống. Khía cạnh lòng bác ái và kinh tế
của trách nhiệm xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau bởi vì tổ chức càng làm được nhiều lợi
nhuận bao nhiêu thì cơ hội họ đầu tư vào các hoạt động nhân dức càng lớn bấy nhiêu. Mỗi khía cạnh
của trách nhiệm xã hội được dịnh nghĩa một lĩnh vực mà các công ty phải đưa ra quyết định biểu thị
dưới dạng những hành vi cụ thể được xã hội đánh giá

9
1.3 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
1.3.1 Phân biệt giữa “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội”
Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng lẫn lộn. Trên thực
tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinh
doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã
hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với
xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế
giới kinh doanh. Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh
doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính
những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy.
Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá
nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã
hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách
nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài
10
Tóm tắt thành bảng so sánh giữa “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội”
Đạo đức kinh doanh Trách nhiệm xã hội
 Những quy định và các tiêu chuẩn chỉ
đạo hành vi trong giới kinh doanh
 Các quy định phẩm chất đạo đức của tổ
chức kinh doanh, ảnh hưởng đến quá
trình ra quyết định của tổ chức
 Liên quan đến các nguyên tắc và quy
định chỉ đạo những quyết định của cá
nhân và tổ chức
 Mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên
trong
 Nghĩa vụ doanh nghiệp hay cá nhân phải

thực hiện đạt mặt tích cực và giảm tiêu
cực
 Xem như cam kết với xã hội
 Quan tâm đến hậu quả của các quyết
định của tổ chức tới xã hội
 Mong muốn kỳ vọng xuất phòng từ bên
ngoài
1.3.2 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau.Đạo
đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của
các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Có nhiều bằng chứng cho thấy trách
nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận.
Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thường được dàn xếp thông qua
những hành động pháp lý dân sự. Các ví dụ:
Tổng công ty Bausch & Lomb đã phải chịu một vụ thua lỗ khoảng 54% thu nhập sau khi các nhà
quản lý “đùa giỡn và bỏ qua các quy định kế toán và đạo đức”.
Công ty Pennzoil đã phải chi trả 6,75 USD để dàn xếp vụ kiện về phân biệt chủng tộc, công ty này đã
bị quy kết là đã trả lương cho những nhân viên người da đen thấp hơn và cho họ ít cơ hội đựoc thăng
tiến hơn so với những nhân viên da trắng.
11
Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp luôn phải
tìm cách hài hoà lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn của xã hội. Khó khăn trong các
quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích cần được tôn trọng, mà còn cân đối,
hài hoà và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận. Chính vì vậy, khi vận dụng đạo
đức vào kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh doanh, và các
trách nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn, trách nhiệm xã hội.
1.4. Phát triển bền vững - mục tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp.
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng
đến khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thế hệ tương lai
- Phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi

trường được bảo vệ, giữ gìn. Để đạt dược điều này tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm
quyền, các tổ chức xã hội,… phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực
chính: kinh tế - xã hội – môi trường
12
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH
LIXIL INAX VIỆT NAM
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM
Tên công ty : Công ty TNHH LIXIL VIỆTNAM
Trụ sở chính : Xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội.
Giấy CNĐT số : 011043001029 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 31/10/2014
(chứng nhận thay đổi lần thứ 5 )
Mã số thuế: 0100.113.381
Thị trường: Toàn Quốc & Quốc Tế
Chứng nhận ISO 9001:2008, ISO 14001:2004
Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu các sản phẩm sứ vệ sinh,
gạch ngoại thất, cửa nhôm, máy nước nóng.
Vốn điều lệ: 38.100.000 USD
Nhà đầu tư: LIXIL CORPORATION có địa chỉ tại 2-1-1, Oojima, Koto-ku,Tokyo, Nhật Bản
Người đại diện theo pháp luật: Ông SHINJI ITO, hộ chiếu số TK1731007 do bộ ngoại giao
Nhật Bản cấp ngày 27/04/2010, chức vụ : Tổng Giám Đốc, địa chỉ thường trú : P1408 Lancaster,
20 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội
Tập đoàn LIXIL có bề dày lịch sử gần 90 năm phát triển và thành công để trở thành nhà cung
cấp sứ vệ sinh hàng đầu tại thị trường Nhật Bản. Thương hiệu LIXILVIET NAM là nền tảng của
tập đoàn LIXIL, nhà sản xuất hàng đầu của Nhật Bản về gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, bình nước
nóng, cabinet gắn với chậu rửa,vật liệu xây dựng cho các tòa nhà, khu dân cư, thương mại và công
cộng.
Tháng 1 năm 1998 nhà máy đầu tiên tại Việt Nam (VINAX) bắt đầu hoạt động, cung cấp các
sản phẩm sứ vệ sinh và phụ kiện chất lượng cao mang nhãn hiệu INAX. Đến nay tại Việt Nam,
LIXILVIET NAM đã và đang đầu tư 100% vốn và công nghệ tổng trị giá gần 170 triệu USD với
13

nhiều nhà máy tại Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Nam, Vũng Tàu Với Quy trình sản xuất, chất
lượng sản phẩm của các nhà máy được tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn quốc tế về quản
lý chất lượng ISO-9001 và tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường ISO-14001, tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm của Nhật Bản JIS (Japanese Industrial Standard). Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra
một ngôi nhà và một không gian sống toàn diện với thương hiệu INAX, từ vật liệu xây dựng, gạch
ốp trang trí đến các thiết bị cho phòng vệ sinh, nhà bếp, phòng tắm, bình nước nóng, cabinnet,tủ
bếp
Sau nhiều năm đi vào hoạt động, đến nay LIXILVIET NAM đã trở thành một thương hiệu
mạnh và phát triển vượt bậc. Sự tin tưởng và thỏa mãn của khách hàng đối với LIXILVIET NAM
là sự thành công của chúng tôi trong thời gian qua cũng như trong tương lai.
PHƯƠNG CHÂM CỦA LIXILVIỆT NAM
o Nghĩ về con người
o Nghĩ về chất lượng
o Nghĩ về dịch vụ
o Vững vàng trong thử thách
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
o Tháng 05 năm 1996: Nhận giấy phép đầu tư, thành lập Công ty.
o Tháng 09 năm 1996: Khởi công xây dựng nhà máy.
o Tháng 11 năm 1997: Hoàn thành việc xây dựng nhà máy, chuẩn bị đưa vào sản xuất.
o Tháng 01 năm 1998: Bắt đầu hoạt động sản xuất.
o Tháng 04 năm 1998: Bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang Nhật.
o Tháng 09 năm 1999: Bắt đầu sản xuất nắp xí bệt tại Việt Nam.
o Tháng 01 năm 2000: Nhận bằng khen “Công ty hoạt động hiệu quả năm 1999” từ Uỷ ban
nhân dân Thành phố Hà Nội.
o Tháng 12 năm 2000: Tham gia dự án sân bay Nội Bài, Hà Nội.
14
o Tháng 02 năm 2001: Nhận chứng chỉ ISO 9002.
o Tháng 09 năm 2001: Khánh thành đầu tư tăng sản xuất (tăng thêm lò nung lại), bắt đầu đưa
vào sản xuất.
o Tháng 04 năm 2002: Quyết định xây dựng nhà máy số 2, bắt đầu các công tác chuẩn bị.

o Tháng 08 năm 2002: Lễ khởi công xây dựng nhà máy số 2 và tiến hành công việc xây
dựng.
o Tháng 11 năm 2002: Nhận chứng chỉ ISO 14001.
o Tháng 07 năm 2003: Khánh thành nhà máy số 2.
o Tháng 08 năm 2003: Nhận chứng chỉ JIS
o Tháng 05 năm 2004: Quyết định xây dựng nhà máy số 3, bắt đầu các công tác chuẩn bị
o Tháng 12 năm 2004: Lễ khởi công xây dựng nhà máy số 3 và tiến hành công việc xây dựng
o Tháng 02 năm 2006: Khánh thành nhà máy số 3
o Tháng 02 năm 2006: Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập công ty tại Việt Nam.
o Tháng 06 năm 2007: Lễ khởi công xây dựng nhà máy số 4 và tiến hành công việc xây dựng
o Tháng 09 năm 2008: Khánh thành nhà máy số 4
o Tháng 02 năm 2009: Lễ khởi công xây dựng nhà máy Sen vòi Đà Nẵng
o Tháng 09 năm 2009: Lễ khởi công xây dựng nhà máy số 5 và tiến hành công việc xây dựng
o Tháng 02 năm 2010: Khánh thành nhà máy sen vòi tại Đà Nẵng
o Tháng 09 năm 2010: Khánh thành nhà máy số 5
o Tháng 09 năm 2010: Lễ khởi công xây dựng nhà máy số 6, 7 và tiến hành công việc xây
dựng
o Tháng 07 năm 2012: Khánh thành nhà máy Bình nước nóng tại Khu CN Phố Nối A.
15
o Ngày 20 tháng 8 năm 2014 : Ký HĐ sát nhập công ty thành viên : Công ty TNHH sản xuất
LIXIL INAX Sài Gòn, Công ty TNHH sản xuất LIXIL INAX Đà Nẵng, đổi tên thành công ty
TNHH LIXIL VIỆT NAM, hợp đồng sát nhập có hiệu lực chính thức từ ngày 31/10/2014.
2.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM.
2.3. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH
16
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc
QMR
Phòng Hành
Chính

Bộ phận
Mua - Bán
Bộ Phận
Hành Chính
Bộ Phận
Nhân Sự
Phòng Kế
Toán
Bộ phận Tài
Chính
B.P Xuất-
Nhập Khẩu
Bộ phận Kế
Toán
Phòng Sản
Xuất
Bộ phận
Đúc
Bộ phận
Phun Men
Bộ phận Lò
Nung
Bộ phận
Kiểm Tra
Ban Quản Lý
Chất Lượng
Phòng Bán
Hàng
Chi Nhánh
Hà Nội

Chi Nhánh
HCM
Chi Nhánh
Đà Nẵng
Chi Nhánh
Nha Trang
Chi Nhánh
Cần Thơ
 Mục tiêu của Lixil: tạo ra một lối sống bền vững hài hoà với trái đất.
 Giá trị Lixil mang tới: chất lượng đáng tin cậy, kỹ thuật tiên tiến, vẽ đẹp môi trường, tác
động cảm xúc.
 Tầm nhìn Lixil: Lixil sẽ nổ lực trở thành tập đoàn hàng đầu về nguyên vật xây dựng và
thiết bị nhà ở, đồng thời sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ khắng khít với tất cả với tất cả
các đối tác bao gồm các khách hàng và các cổ đông. Mục tiêu của Lixil là trở thành người
dẫn đầu trong ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và thiết bị nhà ở trên toàn cầu
 Sứ mệnh của Lixil: xây dựng những mối liên kết hướng tới cuộc sống tốt đẹp.
 Giá trị của Lixil: khát vọng đạt được mục tiêu, sẵn sàng cho những thử thách và thay đổi,
nhanh tay hành động, tiến bộ và hoàn thiện, một tổ chức rộng mở, chân thành và tinh tế,
đỉnh cao của chất lượng, loại bỏ sự không hiệu quả, tận trung vào công việc tập thể và sự
phát triển cá nhân.
 Phần cốt yếu của Lixil: những sản phẩm và dịch vụ, chất lượng cao của tập đoàn góp phần
nâng cao sự thoải mái và nâng cao chất lượng sống của mọi người
2.4. TRIẾT LÝ KINH DOANH
Chúng tôi nổ lực cống hiến để đem đến cuộc sống tương lai tiện nghi và đầy đủ cho mọi người
trên khắp thế giới thông qua những sản phẩm và dịch vụ ưu việt của chúng tôi.
GIÁ TRỊ CHUNG - LIXIL VALUE
1. Quyết tâm đạt được mục tiêu.
2. Mang ý chí quyết tâm và sẵn sàng hành động một cách triệt để để đạt được mục tiêu.
3. Đương đầu với thách thức và sẵn sàng thay đổi.
4. Không thỏa mãn với những gì đang có, luôn tìm kiếm sự thay đổi và chấp nhận thách

thức mới. Không ngừng vươn lên, chấp nhật rủi ro, không ngại thử thách.
5. Hành động nhanh chóng.
6. Nhờ vào quyết định nhanh chóng, không lưỡng lự và hành động cương quyết, đem lại
thành quả vững chắc.
7. Khát vọng vươn lên không ngừng.
8. Luôn luôn học hỏi, thu nhận kiến thức và năng lực mới để nâng cao thành tựu của công
ty cũng như tự hoàn thiện bản thân. Không giữ mãi cái cũ mà luôn tìm cách cải tiến
bằng những ý tưởng sáng tạo linh hoạt.
9. Tổ chức mở rộng.
10.Không tạo ra rao cản giữa con người hay tổ chức mà xây dựng văn hóa tổ chức mang
tính toàn cầu với cách nhìn phóng khoáng tự do, có thể giao tiếp thẳng thắn cởi mở.
11.hành động công bằng, trung thực.
17
12.Luôn suy nghĩ theo quan điểm của khách hàng và hành động công bằng, theo lẽ phải,
tôn trọng luật pháp và đạo đức kinh doanh để giành được uy tín trong xã hội.
13.Chất lượng thượng hạng.
14.Hiểu được “Chất Lượng” là nguồn gốc của việc đạt được sự tin cậy của khách hàng và
xã hội, cũng như lợi nhuận của công ty và luôn vươn tới chất lượng thượng hạng trong
sản xuất, dịch vụ và trong mọi công việc kinh doanh.
15.Loại bỏ lãng phí hoàn toàn.
16.Xem xét một cách triệt để mọi sự lãng phí hay dư thừa và luôn hành động hợp lý, đem
lại hiệu quả kinh tế.
17.Đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác làm việc theo nhóm.
18.Phát huy năng lực tối đa của nhóm nhờ vào sự tôn trọng và truyền cảm hứng cho nhau.
Nhận thức được con người chính là tài sản quan trọng nhất của công ty và luôn nổ lực
để đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai.
2.5. LIXIL ký tên tham gia Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu Liên hợp quốc (UNGC)

Tập đoàn LIXIL thể hiện cam kết của mình để trở thành Nhà lãnh
đạo toàn cầu thực sự bằng cách ký tên tham gia Mạng lưới Hiệp

ước toàn cầu Liên hợp quốc (United Nations Global Compact –
UNGC).
UNGC được Liên hợp quốc phát triển từ năm 2000, và đến tháng
06/2013 đã có gần 11.500 công ty và các tổ chức thuộc 145 quốc
gia đã chính thức ký cam kết, nhằm tích cực thúc đẩy sự phát
triển bền vững và lãnh đạo có trách nhiệm bằng cách duy trì thực
hiện 10 nguyên tắc của UNGC.
Các sáng kiến liên quan đến CSR (Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp) của Tập đoàn LIXIL sẽ kết hợp những mục tiêu liên quan đến UNGC vào các hoạt
động quản trị để đẩy mạnh theo đuổi không ngừng Sự Xuất Sắc toàn cầu.
10 NGUYÊN TẮC:
18
Nhân quyền
Nguyên tắc 1: Doanh nghiệp phải ủng hộ và tôn trọng các
Quyền con người đã được Quốc tế công bố;
Nguyên tắc 2 : Cam kết không đồng lõa với việc lạm dụng
nhân quyền.
Lao động
Nguyên tắc 3 : Doanh nghiệp phải ủng hộ việc tự do thành
lập hiệp hội và thừa nhận quyền thương lượng tập thể;
Nguyên tắc 4 : Loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng
bức và lao động bắt buộc;
Nguyên tắc 5 : Thật sự xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em;
Nguyên tắc 6 : Loại bỏ sự phân biệt đối xử trong tuyển dụng
lao động và việc làm.
Môi trường
Nguyên tắc 7 : Doanh nghiệp phải ủng hộ các phương án
phòng ngừa đứng trước thách thức về môi trường;
Nguyên tắc 8 : Thực hiện các sáng kiến để nâng cao hơn nữa
trách nhiệm đối với môi trường;

Nguyên tắc 9 : Khuyến khích phát triển và phổ biến công
nghệ thân thiện với môi trường.
Chống tham
nhũng
Nguyên tắc 10 : Doanh nghiệp phải chống lại nạn tham nhũng
dưới mọi hình thức, kể cả hối lộ và nhận hối lộ.
19
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL INAX
VIỆT NAM
3.1. PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT
NAM
3.1.1. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta và trên trái đất đang được cả thế giới báo động.
Chính vì vậy Inax đã nung nấu ý tưởng tìm kiếm “sự sáng tạo và cung cấp vẻ đẹp môi trường cho
con người và trái đất” trong mọi hoạt động của mình theo chính sách môi trường của tập đoàn
Lixil.
Inax liên tục thực hiện cải tiến hệ thống quản lý môi trường, thiết lập chỉ tiêu, mục tiêu, thực
hiện các chương trình đề ra nhằm làm giảm gánh nặng môi trường và phòng chống ô nhiễm cụ
thể là: giảm lượng khí thải CO2, cắt giảm chất thải chôn lắp và nổ lực thu hồi nguồn nguyên liệu
tái chế.
Inax sẽ tích cực tham gia vào các chủ đề môi trường của tập đoàn Lixil, đồng thời triệt để
tuân thủ pháp luật, các yêu cầu về luật môi trường và các yêu cầu khác.
Inax sẽ làm ra sản phẩm ít gánh nặng môi trường, thực hiện tiết kiệm năng lượng và cắt
giảm sử dụng nguồn tài nguyên.
Inax sẽ tiến hành đào tạo ở mọi cấp, để toàn thể các bộ nhân viên thực hiện được chính sách
môi trường, cũng như nhận biết về mối liên hệ giữa hệ sinh thái với hoạt động kinh doanh, đồng
thời nỗ lực giữ gìn và khôi phục hệ sinh thái. Luôn công khai chính sách môi trường và cung cấp
cho cơ quan hữu quan khi cần thiết.
3.1.2. HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH TRÁI TIM CHO EM

Ý tưởng thực hiện chương trình: Hàng năm theo thống kê, có khoảng hơn mười sáu nghìn
trẻ em trên toàn quốc mắc bệnh tim bẩm sinh một tỷ lệ không nhỏ trong số đó phải tiến hành phẫu
20
thuật thì trẻ mới có cơ hội sống. Tuy nhiên, chi phí trung bình một ca phẫu thuật thường từ 35 đến
60 triệu đồng, một số tiền tương đối lớn đối với hầu hết các gia đình nông thôn Việt Nam, đặc biệt
đối với các hộ nghèo. Do vậy, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn rất ít cơ hội chữa
bệnh. Và mỗi ngày trên cả nước vẫn có hàng trăm trẻ em tử vong do không được phẫu thuật kịp
thời. Đây cũng là lý do thúc đẩy INAX mạnh dạn thực hiện chương trình này.
Chương trình được bắt đầu từ tháng 10/2008, Quỹ Tấm lòng Việt Đài THVN và Tổng công
ty Viễn thông Quân đội Viettel, Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ đã chính thức phối hợp thực hiện
chương trình "Trái tim cho em", hỗ trợ mổ tim nhân đạo đối với tất cả các em dưới 16 tuổi có
hoàn cảnh khó khăn. Chương trình nhằm góp phần mang lại cho các em một trái tim khoẻ mạnh,
một cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác. Đồng thời giúp nâng cao năng lực của ngành tim
mạch nhi Việt Nam cả về số lượng lẫn chất lượng
Công ty TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM, với quan điểm: “Mặc dù là một công ty Nhật
Bản, khi đầu tư vào Việt Nam chúng tôi xác định mình là một thành viên của Việt Nam và thấy
mình phải có trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng.”.
Tháng 10/2009, LIXIL INAX VIỆT NAM đã quyết định tài trợ cho chương trình “Trái tim
cho em” 1 tỷ đồng để hỗ trợ cứu sống hơn 40 em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó
khăn. Dưới 2 dạng: tặng máy thở & máy siêu âm tim cho Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
đồng thời thực hiện những ca phẫu thuật tim cho các em khuyết tật trên toàn quốc
Ngày 08/09/2010 tại Hà Nội, công ty này ký cam kết tiếp với Đài Truyền Hình Việt Nam -
đơn vị đại diện “Quỹ Tấm Lòng Việt” về việc tiếp tục tài trợ thêm 1 tỷ đồng cho chương trình
“Trái tim cho em”. Như vậy đây là năm thứ 2 liên tiếp LIXIL VIET NAM tham gia tài trợ cho
chương trình với tổng số tiền tài trợ lên đến 2 tỷ đồng.
Từ năm 2011 đến năm 2014, Công ty TNHH LIXIL INAX Việt Nam đã ký cam kết với Quỹ
Tấm lòng Việt – Đài Truyền hình Việt Nam về việc tiếp tục tài trợ mỗi năm 1 tỷ đồng cho chương
trình “Trái tim cho em”. Với bản cam kết này thì đây là năm thứ 5 liên tiếp LIXIL INAX Việt
Nam tham gia tài trợ cho chương trình với tổng số tiền tài trợ lên đến 5,2 tỷ đồng.
Đến nay công ty vẫn tiếp tục tài trợ cho chương trình “Trái tim cho em” nhằm giúp các em

nhỏ có hoàn cảnh vô cùng đáng thương có cuộc sống tốt hơn, vượt qua bệnh tật và có một trái tim
21
khoẻ mạnh như bao người bình thường khác. INAX cũng nhấn mạnh mục tiêu của chương trình
từ thiện này với câu slogan “Từ thiện để tri ân, không phải PR”.Chương trình này đã lan tỏa khắp
trong và ngoài nước, nhận được sự quan tâm và ủng hộ của rất nhiều người.
3.1.3. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG MÙA XUÂN NĂM 2015 CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ ĐOÀN THANH NIÊN TẠI TỈNH HOÀ BÌNH VÀ
THÀNH PHỐ HUẾ
Ngày 1 tháng 3: Lớp học giáo dục môi trường tại trụ sở ủy ban nhân dân xã Nam Sơn,
Huyện Tân Lạc, Tỉnh Hòa Bình.
Xã Nam Sơn là một vùng cao của tỉnh Hòa Bình, với 98 % dân số là người dân tộc Mường.
Đây là buổi học thứ 2 tổ chức cho 63 em học sinh, 16 đoàn viên thanh niên mà chưa được tham
gia đào tạo giáo dục môi trường tại xã này.
Ngày 1/3/2015 Đoàn của tổ chức Lixil và tổ chức STT đã tiến hành giảng dạy cho các em học
sinh và đoàn viên Thanh Niên các kiến thức về nhà vệ sinh. Giáo trình giảng dạy là tài liệu “Cùng
bàn luận về nhà vệ sinh” với nhiều nội dung giảng dạy phong phú phù hợp với các em nhỏ như
phân và nước tiểu được hình thành như thế nào, lịch sử và bối cảnh ra đời của nhà vệ sinh, nhà vệ
sinh gồm có những loại nào, ưu nhược điểm của từng loại nhà vệ sinh này, cách dùng phân để chế
tạo thành phân bón cho cây trồng, cách sử dụng nhà vệ sinh, cách vệ sinh lau dọn nhà vệ sinh như
thế nào thì đúng cách…
Để củng cố các kiến thức đã giảng cho các em, nhóm đã tổ chức buổi thảo luận về vấn đề sử
dụng nhà vệ sinh dựa trên các hình ảnh số liệu điểu tra được từ 7 xóm trong xã. Trong buổi thảo
luận, các em cùng đưa ra nhận xét, so sánh về ưu nhược điểm của từng loại nhà vệ sinh, tình hình
sử dụng các loại nhà vệ sinh trong xóm mình.
Cũng theo chia sẻ của các em, trong xóm vẫn còn nhiều nhà vệ sinh tạm bợ lí do là do kinh tế
còn khó khăn và do thói quen sinh hoạt của người dân, nguyện vọng của các em mong muốn có
nhà vệ sinh sạch sẽ hơn. Phần lớn các em đều thấy rằng với nhà vệ sinh hai ngăn không tự hoại là
loại vừa phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên của người dân mà vừa tận dụng được nguồn phân
bón cho cây trồng.
22

Ngày 3, ngày 4 tháng 3: Lớp học giáo dục môi trường tại trường tiểu học Thủy Xuân Thành
Phố Huế.
Trường tiểu học Thủy Xuân nằm ở nằm trên đường Lê Ngô Cát Ngoại ô Thành Phố Huế, năm
nay là năm thứ 3 liên tiếp tiến hành giáo dục môi trường cho các em học sinh nhỏ.
Thành viên của Lixil và nhân viên của tổ chức BAJ tiến hành giảng dạy các kiến thức về môi
trường nước cho các em học sinh tiểu học lớp 3 và lớp 4 với giáo trình “chúng ta cùng suy nghĩ
và bàn luận về nước”. đầu tiên từng thành viên của Lixil giới thiệu về bản thân , về gia đình, về
công việc. Nội dung giáo trình khá gần gũi với cuộc sống nên các em học sinh rất hào hứng, sôi
nổi thảo luận. Từ nội dung bài học này các em sẽ hiểu rõ hơn vấn đề nước có vai trò như thế nào
đối với cuộc sống hằng ngày của chúng ta? Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức
khỏe con người ra sao? chúng ta cần làm gì để bảo vệ cho nguồn nước không bị ô nhiễm.
Ngày 4/3/2015 Ngày làm việc thứ 2 ở trường tiểu học Thủy Xuân, học sinh khối lớp 4 có 79 em
được chia làm 03 lớp là 4-1, 4-2 và 4-3. Buổi sáng sau phần giới thiệu bản thân của các thành viên
trong đoàn các bạn học sinh khối 4 báo cáo về những hoạt động của các em trong năm vừa qua:
làm sách về nội dung khi nào phải rửa tay, vẽ tranh về ô nhiễm mô trường, kết quả thực nghiệm
về hệ thống xử lý nước thải hình chữ T của thầy Kitawaki. Các em đã thể hiện ra bằng những hình
vẽ rất sinh động. Sau khi kết thúc mỗi bài báo cáo, các nhân viên bên phía Lixil đều đưa ra nhận
xét, góp ý cho các em.
Kết thúc phần báo cáo của các em là phần thực nghiệm làm xà phòng tái chế từ xà phòng vụn.
sau khi nghe Ms.Hồng hướng dẫn cách làm xà phòng tái chế cùng với sự hướng dẫn của nhân
viên BAJ các em học sinh đã có thể tự mình tiến hành làm thực nghiệm. sự say sưa hào hứng và
thích thú thể hiện trên từng nét mặt của các em , vì các em đều hiểu được rằng mình đang được
làm công việc có ích là tiết kiệm cho xã hội, giảm thiểu rác thải ra môi trường.
Ngày 3, ngày 4 tháng 3: Lớp học giáo dục môi trường tại trường Lâm Mộng Quang.
Ngày 5/3, các thành viên của đoàn tiếp tục đến với trường THCS Lâm Mộng Quang ở xã Vinh
Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế hơn 1 tiếng đi xe. Câu
lạc bộ môi trường của các em học sinh ở đây được hình thành từ tháng 11 năm 2013. Trong câu
lạc bộ, các em có thể cùng nhau đưa ra các vấn đề liên quan đến môi trường xung quanh mình và
23
tìm hướng giải quyết. Ngày 5/3, 4 nhân viên Lixil đã tham gia buổi sinh hoạt câu lạc bộ của các

em, sau phần tự giới thiệu bản thân chúng tôi đã được nghe các em báo cáo về các chủ đề hoạt
động trong năm qua của các em như: tìm hiểu về dầu ăn thừa tại chợ và tại gia đình, sử dụng các
thiết bị tiết kiệm điện của các em lớp 7 và ô nhiễm môi trường của các em lớp 6.
Vì hoạt động này khá thiết thực và thú vị nên hầu hết các em đều rất hứng thú. Từ những chất
thải trong sinh hoạt, các em có thể tái chế thành một đồ vật vô cùng hữu ích. Việc này vừa tránh
lãng phí, vừa góp phần giảm lượng chất thải thải ra môi trường bên ngoài.
Sau 3 ngày làm việc với các em học sinh ở trường THCS Lâm Mộng Quang và trường tiểu học
Thủy Xuân, tất cả chúng tôi đã cùng với các nhân viên BAJ họp để đưa ra ý kiến cải tiến cho
những hoạt động lần sau.
3.1.4. HỢP TÁC QUỐC TẾ CÙNG VỚI NPO ĐỂ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC MÔI TRƯỜNG
Công ty cổ phần LIXIL ( trụ sở chính : Tokyo, Tổng giám đốc: Fujimori Yoshiaki) và công ty
con - Công ty TNHH LIXIL INAX Việt Nam (LIXIL VIETNAM) đang tổ chức “hoạt động giáo
dục về môi trường nước” cho trẻ em các địa phương từ năm 2007. Hiện tại cùng hợp tác với hai tổ
chức NPO quốc tế là “Bridge Asia Japan (BAJ)” và “Seed to Table(STT)” để thực hiện các hoạt
động này.
Công ty LIXIL đứng đầu về thị phần gốm sứ vệ sinh tại thị trường nội địa Việt Nam. Cùng với
sự phát triển của Việt Nam và với vị trí hiện tại đã đạt được của công ty, công ty luôn mong muốn
đóng góp cho xã hội Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở hoạt động hỗ trợ kinh phí đơn thuần, nhân
viên của LIXIL sử dụng tài liệu giáo khoa tự biên soạn như là “Cùng bàn luận về vấn đề nhà vệ
sinh”, “Chúng ta cùng nghĩ và nghiên cứu về nước”, trực tiếp giảng dạy. Qua đó tiến hành giáo
dục về môi trường một cách đều đặn bằng những đề án và những nội dung liên quan đến vấn đề
môi trường cũng như tình hình xã hội Việt Nam. Hoạt động giáo dục môi trường lần thứ 13 từ 11
tới 14 tháng 8 với các lớp học về môi trường đã được tổ chức tại tỉnh Hoà Bình và tỉnh Thừa
Thiên - Huế, kết hợp với các buổi tham quan nhà máy LIXILVIETNAM.
Ngày 11 tháng 8, lớp học môi trường tại Xã Địch Giáo với STT
24
Huyện Tân Lạc,tỉnh Hoà Bình cách Hà Nội 125 km, thuộc vùng tây bắc Việt Nam, là đất đồi
núi với dân cư canh tác trên vùng đất nông nghiệp có độ dốc cao. Người dân nơi đây có phong tục
tập quán và ngôn ngữ riêng được lưu truyền từ nhiều đời. Xã Địch Giáo có 14 làng với hơn 800

hộ dân, 3600 nhân khẩu sinh sống, là nơi LIXIL tổ chức các hoạt động. Trong hoạt động lần này,
87 người từ đoàn thanh niên cùng với trẻ em địa phương đã tham gia buổi học về môi trường.
Trong buổi sáng, đoàn nhân viên LIXIL từ Nhật Bản và LIXIL VIETNAM tổ chức buổi học sử
dụng tài liệu giáo khoa tự biên soạn “Cùng bàn luận về vấn đề nhà vệ sinh”. Đây là lần thứ hai
buổi học về môi trường được tổ chức tại Xã Địch Giáo. Trẻ em đã được học về nước qua đó đã
hiểu được không có nhà vệ sinh trong đời sống sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ô
nhiễm nguồn nước. Do đó lần này, chúng tôi đã tổ chức lớp học về lịch sử, cách sử dụng và tầm
quan trọng của việc làm sạch nhà vệ sinh. Trong buổi chiều, chúng tôi tổ chức buổi phát biểu và
sử dụng ảnh chụp được để tổng hợp về nhà vệ sinh đã điều tra tại các làng. Vận dụng lớp học buổi
trưa để tìm ra những điểm tốt, điểm xấu và đặc điểm của các nhà vệ sinh. Dựa vào phát biểu của
từng nhóm để biết được hiện trạng nhà vệ sinh của các làng khác, cũng như là cơ hội để xem lại
nhà vệ sinh của mình. STT hiện đang hỗ trợ một phần kinh phí nhằm tiến hành xây dựng nhà vệ
sinh tại Xã Địch Giáo, và LIXIL cũng đang hỗ trợ cho hoạt động này. Cùng với sự hợp tác của
đoàn thanh niên, đã điều tra hiện trạng nhà vệ sinh của tất cả các làng, ưu tiên những làng ở
thượng nguồn. Đến tháng 3 năm 2013 đã có hơn 50 hộ gia đình đã được trang bị nhà vệ sinh. Tại
những khu vực mà cơ sở hạ tầng của hệ thống cấp thoát nước chưa được trang bị, thì nhà vệ sinh
tự hoại để chuyển đổi chất thải thành phân bón được khuyến khích.
Ngày 12 tháng 8, thăm quan nhà máy và báo cáo hoạt động tại LIXIL VIETNAM
Ngày thứ hai, 90 người dân trong làng - bao gồm đại diện của Xã Địch Giáo và những trẻ em
đã tham gia lớp học giáo dục về môi trường - đã đến LIXIL VIETNAM tham quan nhà máy và
báo cáo nội dung hoạt động môi trường tại làng. Người dân đã phát biểu về tình hình nhà vệ sinh
của làng đã được tổng hợp tại hôm trước đó, và những hoạt động môi trường đang được thực hiện
dưới sự hỗ trợ của STT. Người dân đã tự hào phát biểu bằng chính lời nói của mình. Sau báo cáo
hoạt động, đã tổ chức thăm quan nhà máy. Những người tham gia vừa được xem khu vực sản xuất
hoạt động trên thực tế, vừa được nghe giải thích về những thiết bị vệ sinh được sản xuất như thế
nào. Người dân đã rất háo hức với buổi tham quan lần này, nên đã vô cùng thích thú chăm chú
25

×