Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

HƯỚNG DẪN ÔN THI VÀO LỚP 10 PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.66 KB, 27 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I- Lý thuyết
1. Về hình thức
- Đối với đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ thì học sinh phải trình bày theo đúng hình
thức của một đoạn văn (tức là khơng được xuống dịng) dung lượng hợp lý nhất là
khoảng 2/3 tờ giấy thi.
- Tuy nhiên các em có thể viết thêm vài dịng cũng khơng ảnh hưởng đến kết quả.
Giám khảo sẽ không ai ngồi đếm số câu, số chữ nên các bạn có thể hồn tồn n tâm
miễn sao là bài viết đủ ý, diễn đạt trong sáng, khơng mắc lỗi chính tả.
2. Về nội dung
Dù đoạn văn dài hay ngắn cũng phải đầy đủ các ý chính sau:
- Câu mở đoạn: Có tác dụng dẫn dắt vấn đề. Các em có thể viết theo cách diễn dịch,
câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn. Các câu sau có nhiệm vụ làm rõ nội dung của câu chủ
đề. Khi kết đoạn nên có một câu gắn gọn nêu ý nghĩa, nội dung, ý nghĩa hoặc quan
điểm cá nhân của người viết để bài văn được sâu sắc hơn.
- Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về tư tưởng đạo lý cần có các ý cơ bản sau: Giải
thích tư tưởng, đạo lý, biểu hiện cụ thể. Tiếp theo là phân tích và chứng minh rồi mở
rộng vấn đề, nêu ý nghĩa và bài học nhận thức…
- Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về đời sống cần nêu được: Nêu hiện tượng đó
(biểu hiện, mức độ…). Phân tích tác động tích cực/tiêu cực của hiện tượng đó. Tuy
nhiên các bạn có thể viết linh hoạt theo ý của mình, cần có yếu tố sáng tạo, tránh máy
móc, sáo rỗng.
- Trong cấu trúc đề thi THPT câu viết đoạn văn nghị luận xã hội thường kết hợp kiến
thức tiếng Việt.
*Lưu ý làm các dạng bài nghị luận
- Đây là phần dễ kiếm điểm nhất trong cấu trúc đề thi. Với thiết kế đề thi như vậy, các
em sẽ rất dễ dàng triển khai vấn đề.
- Dung lượng yêu cầu khoảng 200 chữ, vì vậy cần viết ngắn gọn súc tích. Đi thẳng
trực tiếp vào vấn đề, chia luận điểm, luận cứ rõ ràng.
Thời gian viết bài nghị luận dao động từ 20-25 phút. Tránh tập trung quá nhiều vào


dạng bài này mà mất thời gian câu sau.
*Lưu ý đối với cách trình bày: trình bày như 1 đoạn văn, khơng có ngắt xuống dịng.
Tuy vậy, vẫn đảm bảo đủ 3 phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Bài 200 chữ ứng
với khoảng 20 dòng, 2/3 tờ giấy thi.
1


CÁCH LÀM BÀI CỤ THỂ
DẠNG 1: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ.
Mở đoạn. Giới thiệu vấn đề:Trích dẫn dắt vấn đề nghị luận.
Thân đoạn
Bước 1. Giải thích: Cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói:
giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có)=> rút ra ý
nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý.
(Thực chất là trả lời các câu hỏi)
+ Là gì?
+ Như thế nào?
Bước 2: Biểu hiện:Thường là đặt câu hỏi: “ …được biểu hiện như thế nào trong đời
sống”
Bước 2: Bàn luận: Phân tích , chứng minh các mặt đúng của tư tưởng đạo lý dùng
dẫn chứng để CM. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống
xã hội.
Thực chất là trả lời cho 2 câu hỏi.
Câu hỏi 1:
- Tại sao cần phải....?
Hoặc Vì sao............?
- Dẫn chứng (Phải cập nhật, phải phù hợp)
Câu hỏi 2:
- Nếu khơng có ... thì sẽ thế nào?
Bước 3: Bàn luận mở rộng (Lật ngược vấn đề/ phản đề)

(-) Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, bên cạnh những con người có ....cịn có.....->
những con người đó đáng bị lên án/ phê phán/ ghét bỏ/ không ai yêu quý, tẩy chay...
(+) Tùy từng đề mà áp dụng viết phản đề (+)
Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động.
-Nhận thức: Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như
trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả
lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với
tâm hồn, lối sống bản thân?...)
- Bài học hành động: Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ
thể ( Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)
Kết thúc đoạn: Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)
2


- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người/ Kết thức bằng
một khẩu hiệu, câu ca dao…
- Liên hệ bản thân
DẠNG 2: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG TRONG XÃ HỘI.
Mở đoạn. Giới thiệu vấn đề: Trích, dẫn vào vấn đề nghị luận.
Thân đoạn:
Bước 1. Giải thích: Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống
mà đề bài đề cập…
Bước 2: Trình bày thực trạng – diễn ra như thế nào, ở đâu.
Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung
chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
Bước 3: Phân tích những nguyên nhân của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.
+ Nguyên nhân khách quan (…)
+ Nguyên nhân chủ quan (…)
Bước 4: Hậu quả(Tác hại).
- Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.

- Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý
nghĩa thời đại.
Bước 5: Đề xuất những giải pháp:
Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
- Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu
quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):
+ Đối với bản thân…
+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…
+ Đối với xã hội, đất nước: …
+ Đối với toàn cầu.
Kết đoạn + Liên hệ bản thân:
- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…). Lời nhắn gửi đến tất cả mọi
người/ Kết thức bằng một khẩu hiệu, câu ca dao…
II- BÀI TẬP VẬN DỤNG
DẠNG 1: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ.
Đề 1:Viết đoạn văn nghị luận về sống có ích
Mở đoạn:
Cách để sự tồn tại của mỗi con người trở nên tốt đẹp - ấy chính là sống sao cho có ý
nghĩa, sống sao cho có ích.

3


Hoặc: Sống sao cho có ý nghĩa, sống sao cho có ích là cách để sự tồn tại của mỗi con
người trở nên tốt đẹp.
Thân đoạn:
Bước 1:Giải thích:
Vậy thế nào là sống cho ý nghĩa? Sống có ích- là lối sống cao đẹp, cao thượng,
biết làm nhiều việc tốt, việc thiện, biết hi sinh và cống hiến; sống cho mọi người và
sống hết mình. Quả đúng như vậy, ý nghĩa cuộc sống hình thành trên vơ vàn phương

diện khác nhau.
Bước 2: Biểu hiện:
- Đặt ra mục tiêu cho bản thân mình và cố gắng, phấn đấu hồn thành mục tiêu đó.
- Ln giúp đỡ những người xung quanh, khơng màng đến lợi ích cá nhân của bản
thân.
- Cống hiến năng lực, trí tuệ của bản thân mình có sự nghiệp phát triển nước nhà.
Bước 3:Bàn luận: ( Phân tích, chứng minh, dẫn hứng)
Câu hỏi 1: Tại sao chúng ta cần phải sống có ích?
+ Bởi sống có ích chính là lối sống tích cực phù hợp với thời đại; làm đẹp cho cuộc
sống bản thân, sống hòa hợp với mọi người xung quanh, được nhiều người thừa
nhận.
+ Sống có ích cịn phải có những hành động, tình cảm, việc làm thiết thực đem lại
hiệu quả cho cá nhân cũng như cho cộng đồng.
+ Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người khác, biết hi sinh những cái nhỏ
nhặt, và biết rộng mở vịng tay để có chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh hơn
chúng ta và biết cách đối nhân xử thế với mọi người, giúp đỡ những người đang
hoạn nạn, lắng nghe và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh....
Dẫn chứng: 1,Một học sinh sống có ích là một học sinh chăm ngoan học giỏi, nghe
lời thầy cô, cha mẹ. Luôn biết giúp đỡ bạn bè yếu kém, hơn mình hoặc những bạn
có hồn cảnh gia đình khó khăn, biết chung tay tham gia những hoạt động ý nghĩa
của xóm làng hoặc hoạt động từ thiện nhà trường như ủng hộ hs khuyết tật, vùng lũ
lụt đó chính là người có ích.
2, Hiện nay đại dịch covid đang ngày càng lây lan nhanh ở các tỉnh
thành nước ta, các bác sĩ ngày đêm không làm việc hết sức mình họ đã phải xa gia
đình, xa con nhỏ để lên đường tới .....
Câu hỏi 2: Nếu chúng ta mà khơng biết sống có ích thì xã hội này sẽ chẳng bao giờ
trở nên tốt đẹp được, sẽ cịn tồn những xấu xa, sẽ có những mảng tối trong cuộc
sống. Vì thế chúng ta hãy làm nên sự khác biệt, hãy biết sống có ích mỗi ngày.
Bước 4: Phản đề:
4



Tuy nhiên bên cạnh những con người sống có ích, đang ngày ngày làm việc cống
hiến sức lực, trí tuệ của mình để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, tốt đẹp hơn
thì vẫn có những con người sống hồi, sống phí, lêu lổng làm ảnh hưởng tới gia đình
và xã hội những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án và chỉ trích. .
Dẫn chứng: Những học sinh chơi bời lêu lổng, nghiện game, nghiện ma túy rồi
trộm cắp tài sản của người khác gây mất trật tự an ninh…Đó chính là những người
sống vơ ích, là nỗi ám ảnh của toàn thể xã hội văn minh tích cực.
Bước 5: Bài học nhận thức hành động
Sống có ích là một nếp sống cần có ở mỗi con người ,vì vậy mỗi chúng ta hãy là
một tấm gương, hãy tìm một mục đích sống của mình để sống có ích từng ngày từng
giờ, đừng lãng phí một thời gian nào cả và chúng ta sẽ giúp thế giới trở thành một ngôi
nhà tốt đẹp cho mọi người.
Kết đoạn + Liên hệ bản thân
Tóm lại, sống có ích là lối sống đẹp trong cuộc đời này vì thế là 1 học sinh còn
đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta hãy cố gắng học tập thật tốt và luyện rèn
tư cách đạo đức để trở thành một người cơng dân tốt có ích cho xã hội; biết yêu
thương đồng loại vì “ sống là để cho đi đâu chỉ nhận cho riêng mình”
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
Cách để sự tồn tại của mỗi con người trở nên tốt đẹp - ấy chính là sống sao
cho có ý nghĩa, sống sao cho có ích. Vậy thế nào là sống cho ý nghĩa? Sống có ích- là
lối sống cao đẹp, cao thượng, biết làm nhiều việc tốt, việc thiện, biết hi sinh và cống
hiến; sống cho mọi người và sống hết mình. Quả đúng như vậy, ý nghĩa cuộc sống
hình thành trên vơ vàn phương diện khác nhau.Sống có ích được biểu hiện ở việc đặt
ra mục tiêu cho bản thân mình và cố gắng, phấn đấu hồn thành mục tiêu đó.Ln
giúp đỡ những người xung quanh, khơng màng đến lợi ích cá nhân của bản thân.Cống
hiến năng lực, trí tuệ của bản thân mình có sự nghiệp phát triển nước nhà. Tại sao
chúng ta cần phải sống có ích? Bởi sống có ích chính là lối sống tích cực phù hợp với
thời đại; làm đẹp cho cuộc sống bản thân, sống hòa hợp với mọi người xung quanh,

được nhiều người thừa nhận. Sống có ích cịn phải có những hành động, tình cảm, việc
làm thiết thực đem lại hiệu quả cho cá nhân cũng như cho cộng đồng. Sống có ích là
khi chúng ta biết nghĩ đến người khác, biết hi sinh những cái nhỏ nhặt, và biết rộng
mở vịng tay để có chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh hơn chúng ta và biết cách đối
nhân xử thế với mọi người, giúp đỡ những người đang hoạn nạn, lắng nghe và chia sẻ
với những mảnh đời bất hạnh.... Một học sinh sống có ích là một học sinh chăm ngoan
học giỏi, nghe lời thầy cô, cha mẹ. Ln biết giúp đỡ bạn bè yếu kém, hơn mình hoặc
những bạn có hồn cảnh gia đình khó khăn, biết chung tay tham gia những hoạt động
5


ý nghĩa của xóm làng hoặc hoạt động từ thiện nhà trường như ủng hộ hs khuyết tật,
vùng lũ lụt đó chính là người có ích. Nếu chúng ta mà khơng biết sống có ích thì xã
hội này sẽ chẳng bao giờ trở nên tốt đẹp được, sẽ cịn tồn những xấu xa, sẽ có những
mảng tối trong cuộc sống. Vì thế chúng ta hãy làm nên sự khác biệt, hãy biết sống có
ích mỗi ngày. Tuy nhiên bên cạnh những con người sống có ích, đang ngày ngày làm
việc cống hiến sức lực, trí tuệ của mình để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, tốt
đẹp hơn thì vẫn có những con người sống hồi, sống phí, lêu lổng làm ảnh hưởng tới
gia đình và xã hội những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án và chỉ trích. Sống
có ích là một nếp sống cần có ở mỗi con người ,vì vậy mỗi chúng ta hãy là một tấm
gương, hãy tìm một mục đích sống của mình để sống có ích từng ngày từng giờ, đừng
lãng phí một thời gian nào cả và chúng ta sẽ giúp thế giới trở thành một ngôi nhà tốt
đẹp cho mọi người. Tóm lại, sống có ích là lối sống đẹp trong cuộc đời này vì thế là 1
học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta hãy cố gắng học tập thật tốt
và luyện rèn tư cách đạo đức để trở thành một người công dân tốt có ích cho xã hội;
biết u thương đồng loại vì “ sống là để cho đi đâu chỉ nhận cho riêng mình”.
Đề 2: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vai trò của quê hương trong cuộc
đời mỗi con người trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái, gạch
chân thành phần tình thái đó.
Mở đoạn:

Q hương có ý nghĩa vơ cùng quan trọng không thể thiếu trong đời sống tâm
hồn của mỗi con người.
Thân đoạn:
Bước 1: Giải thích:
Quê hương - nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mảnh đất cho ta sự sống sẽ ghi dấu
lại những kỉ niệm của ta, cho ta những nhận thức căn bản về cuộc đời. Mỗi người có
một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm
hồn con người khác nhau vô cùng phong phú.
Bước 2: Bàn luận( Phân tích, chứng minh, dẫn chứng)
- Câu hỏi 1:Tại sao quê hương lại có vai trị quan trọng trong cuộc đời mỗi con
người?
+ Bởi con người khi sinh ra và lớn lên chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa của quê hương,
từ đó hình thành nên tính cách, tư duy và suy nghĩ cá nhân, có thể thấy quê hương
đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành nên con người.
+ Quê hương rộng hơn là đất nước, nơi nhiều nền văn hóa khác nhau cùng hịa hợp để
con người cùng học tập, giữ gìn và phát huy.

6


+ Tình u q hương đất nước nói cách khác chính là lịng căm thù giặc khi đất nước
bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy.
Dẫn chứng: Chắc hẳn, chúng ta sẽ khơng qn được hình ảnh Trần Quốc Tuấn trong
"Hịch tướng sĩ', từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày
xéo dưới gót giày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như
cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù."
Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi
hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Câu hỏi 2: Nếu sống mà quên đi cội nguồn quê hương của mình thay vì sống theo
đạo lí 'uống nước nhớ nguồn", sống một cách vơ nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá

trị dân tộc. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng
giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.
Bước 3:Phản đề:
Tuy nhiên trong xã hội ngày nay vẫn cịn có nhiều bạn chưa có nhận thức được tầm
quan trọng của quê hương, đất nước đối với bản thân mình và sự phát triển của mình.
Lại có những người tuy có nhận thức đúng và đủ về tầm quan trọng của quê hương đối
với đời sống tâm hồn của mình nhưng lại chưa có ý thức xây dựng quê hương thêm
giàu đẹp hơn,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
Bước 4: Bài học nhận thức hành động.
Quê hương có vai trị to lớn đối với cuộc đời mỗi chúng ta như vậy cho nên mỗi
chúng ta cần phải biết chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá
nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của dân tộc.
Kết đoạn + Liên hệ bản thân
Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.
Mỗi người đều có một q hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi cịn
đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai
sau có thể đóng góp sức mình dựng xây q hương. Đó là tình u lớn lao nhất.
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
Q hương có ý nghĩa vơ cùng quan trọng không thể thiếu trong đời sống
tâm hồn của mỗi con người. Quê hương - nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mảnh đất cho
ta sự sống sẽ ghi dấu lại những kỉ niệm của ta, cho ta những nhận thức căn bản về
cuộc đời. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau
nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú. Tại sao quê
hương lại có vai trị quan trọng trong cuộc đời mỗi con người? Bởi con người khi sinh
ra và lớn lên chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa của quê hương, từ đó hình thành nên tính
cách, tư duy và suy nghĩ cá nhân, có thể thấy q hương đóng vai trị quan trọng trong
7


việc hình thành nên con người. Quê hương rộng hơn là đất nước, nơi nhiều nền văn

hóa khác nhau cùng hịa hợp để con người cùng học tập, giữ gìn và phát huy.Tình u
q hương đất nước nói cách khác chính là lịng căm thù giặc khi đất nước bị xâm
lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Chắc hẳn, chúng ta sẽ khơng qn được hình ảnh
Trần Quốc Tuấn trong "Hịch tướng sĩ', từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi
chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót giày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn,
nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da,
nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa
đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ
cướp nước. Nếu sống mà quên đi cội nguồn quê hương của mình thay vì sống theo đạo
lí 'uống nước nhớ nguồn", sống một cách vơ nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị
dân tộc. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cơ đơn lạc lõng giữa
tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.Tuy nhiên trong xã hội ngày nay vẫn cịn có
nhiều bạn chưa có nhận thức được tầm quan trọng của quê hương, đất nước đối với
bản thân mình và sự phát triển của mình. Lại có những người tuy có nhận thức đúng
và đủ về tầm quan trọng của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mình nhưng lại
chưa có ý thức xây dựng q hương thêm giàu đẹp hơn,… những người này đáng bị xã
hội thẳng thắn lên án.Q hương có vai trị to lớn đối với cuộc đời mỗi chúng ta như
vậy cho nên mỗi chúng ta cần phải biết chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện
bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của dân tộc. Quê hương
gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về. Mỗi người đều có
một q hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế
nhà trường mỗi chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóng
góp sức mình dựng xây q hương. Đó là tình u lớn lao nhất.
Bài 3:Trình bày suy nghi về tinh thần trách nhiệm (Trong đoạn văn có sử dụng
phép liên kết chỉ ró phép liên kết đó)
Mở đoạn:
Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con
người.
Thân đoạn:
Bước 1: Giải thích:

Vậy tinh thần trách nhiệm là gì? Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công
việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
Bước 2: Biểu hiện:

8


Người có tinh thần trách nhiệm ln mong muốn sự cầu tồn, khơng muốn bản
thân mắc phải những sai lầm nên họ sẽ tập trung cao độ trong công việc mà họ làm.
Khơng tìm cách đổ lỗi và ln tơn trọng sự cố gắng của người khác.
Bước 3: Bàn luận:
Câu hỏi 1:Taị sao trong cuộc sống chúng ta cần phải có tinh thần trách nhiệm ?
+ Bởi trong cơng việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trị vơ
cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân,
nâng cao các kĩ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chun mơn.
+ Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lịng tin, sự tơn trọng và yêu
quý từ bạn bè, đồng nghiệp và đối tác, từ đó dễ dàng vươn tới thành cơng hơn.
Dẫn chứng:1, Trong thời đại 4.0 là nơi của sự kết nối và truyền tải, nếu bạn không
muốn dễ dàng mất điểm trước mọi người một cách cơng khai nhanh chóng, thì chính
bạn đã dám làm thì cần phải có can đảm chịu trách nhiệm trước điều đó.
2, Những thiên thần áo trắng họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.....
Câu hỏi 2: Nếu trong học tập, công việc nếu thiếu đi tinh thần trách nhiệm sẽ để lại
nhiều hậu quả khác nhau, đồng thời xói mịn niềm tin của con người với nhau.....
Bước 4:Phản đề :
Tuy nhiên trong xã hội ngày nay bên cạnh những con người sống trách nhiệm cịn
có những kẻ vơ trách nhiệm thường khơng quan tâm, mặc kệ những cơng việc mà
bản thân mình được giao, khơng hồn thành đúng hạn cơng việc hoặc chất lượng cơng
việc khơng được tốt; khơng dám nhìn nhận thực tế vào những lỗi lầm của mình những
con người đó đáng bị lên án, phê phán.
Bước 5: Bài học nhận thức hành động.

Sống có trách nhiệm là một lối sống đúng đắn cần phải được cổ động và thực hiện
phổ biến trong cộng đồng. Vì thế mỗi con người cần phải sống có trách nhiệm để góp
sức mình xây dựng quê hương, đất nước. Hãy sống có trách nhiệm với cuộc đời mình
vì chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn mong muốn.
Kết đoạn + Liên hệ bản thân: Tóm lại, sống có trách nhiệm là lối sống cao đẹp, thể
hiện nhân cách cao cả, hướng đến người khác, là 1 học sinh còn đang ngồi trên ghế
nhà trường mỗi chúng ta hãy cố gắng học tập thật tốt để trở thành người biết sống có
trách nhiệm.
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con
người. Vậy Tinh thần trách nhiệm là gì? Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ,
công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người
khác.
9


Người có tinh thần trách nhiệm ln mong muốn sự cầu tồn, khơng muốn bản thân
mắc phải những sai lầm nên họ sẽ tập trung cao độ trong công việc mà họ làm. Khơng
tìm cách đổ lỗi và ln tơn trọng sự cố gắng của người khác.Tại sao trong cuộc sống
chúng ta cần phải có tinh thần trách nhiệm ? Bởi trong công việc và cả cuộc sống,
tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trị vơ cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực
thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kĩ năng giải quyết tình huống
cũng như trình độ chun mơn. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm
được lịng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và đối tác, từ đó dễ dàng
vươn tới thành công hơn. Trong thời đại 4.0 là nơi của sự kết nối và truyền tải, nếu
bạn không muốn dễ dàng mất điểm trước mọi người một cách công khai nhanh chóng,
thì chính bạn đã dám làm thì cần phải có can đảm chịu trách nhiệm trước điều đó. Nếu
trong học tập, công việc nếu thiếu đi tinh thần trách nhiệm sẽ để lại nhiều hậu quả
khác nhau, đồng thời xói mòn niềm tin của con người với nhau.....Tuy nhiên trong xã
hội ngày nay bên cạnh những con người sống trách nhiệm cịn có những kẻ vơ trách

nhiệm thường khơng quan tâm, mặc kệ những cơng việc mà bản thân mình được giao,
khơng hồn thành đúng hạn cơng việc hoặc chất lượng cơng việc khơng được tốt;
khơng dám nhìn nhận thực tế vào những lỗi lầm của mình những con người đó đáng bị
lên án, phê phán. Sống có trách nhiệm là một lối sống đúng đắn cần phải được cổ động
và thực hiện phổ biến trong cộng đồng. Vì thế mỗi con người cần phải sống có trách
nhiệm để góp sức mình xây dựng q hương, đất nước.Hãy sống có trách nhiệm với
cuộc đời mình vì chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn mong muốn.Tóm lại, sống
có trách nhiệm là lối sống cao đẹp, thể hiện nhân cách cao cả, hướng đến người khác,
là 1 học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta hãy cố gắng học tập thật
tốt để trở thành người biết sống có trách nhiệm.
Phép liên kết:Phép lặp: tinh thần trách nhiệm; trách nhiệm
Bài 4: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy
nghĩ về tính kiên nhẫn. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối, chỉ rõ phép nối đó.
Mở đoạn:
Trên con đường thành cơng của mỗi con người khơng thể thiếu lịng kiên trì.
Thân đoạn:
Bước 1: Giải thích:
Kiên trì là sự nhẫn nại, bền bỉ, vững vàng, không cúi đầu trước thất bại, không
buông bỏ cho đến khi đạt được mục tiêu đặt ra.
Bước 2: Biểu hiện:

10


Người có lịng kiên trì ln biết cố gắng phấn đấu, khơng ngại khó khăn, thất bại
trên con đường dẫn đến thành công.
Bước 3:Bàn luận:
Câu hỏi 1: Tại sao kiên trì lại có vai trị quan trọng trên bước đường thành cơng
của con người?
- Bởi kiên trì giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực từ đó khơng dễ dàng bị vấp ngã.

- Kiên nhẫnlàm cho con người trở nên bản lĩnh hơn, không sợ hãi hay lùi bước trước
những khó khăn có thể xảy đến trong cuộc sống.
- Đức tính kiên nhẫn làm khởi sinh những phẩm chất đẹp, là chìa khóa dẫn đến sự
thành cơng trong nhiều lĩnh vực.
- Trước khó khăn hay thất bại, người có lịng kiên trì tích góp được cho mình nhiều
kinh nghiệm quý giá và sự dẻo dai, bền bỉ.
* Dẫn chứng: 1,Thầy Nguyễn Ngọc Kí tuy bị liệt cả hai tay nhưng với lịng quyết tâm
cao, thầy đã kiên trì rèn luyện viết được bằng đôi chân.
2 , Bác Hồ đã làm đủ nghề từ việc làm bồi bàn, làm thợ rèn... khơng quản gian
khổ, vất vả để tìm ra con đường đấu tranh ....
Câu hỏi 2: Nếu mà trong cuộc sống thiếu đi lịng kiên nhẫn thật khó làm nên
những điều lớn lao thậm chí sẽ nhận lấy những thất bại đớn đau…..
Bước 4: Phản đề:
Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, bên cạnh những con người có đức tính kiên
nhẫn thì vẫn cịn tồn tại khơng ít người thiếu kiên trì, cả thèm chóng chán, nhanh gục
ngã , “vừa thấy sóng cả mà ngã tay chèo” dễ thụt lùi trước những khó khăn , trở ngại.
Những kẻ đó dễ thất bại trên đường đờiBước
Bước 5: Bài học nhận thức hành động.
Lịng kiên trì thực sự rất quan trọng đối với nhiều người chúng ta vì vậy mỗi
người cần ý thức để rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại khi bắt tay vào việc để đi đến
thành cơng. Đó cũng là góp một phần nhỏ vào việc xây dựng cho xã hội ngày càng
tiến lên.
Kết đoạn + Liên hệ bản thân:Tóm lại, kiên trì là chiếc chìa khóa vạn năng giúp
chúng ta mở ra cánh cửa của sự thành công.Là 1 học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà
trường mỗi chúng ta hãy cố gắng học tập và rèn luyện, trau dồi cho mình đức tính
kiên trì bởi chỉ có đức tính ấy mới giúp em biến ước mơ thành hiện thực đó là bước
chân vào cổng trường cấp 3.
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
Trên con đường thành công của mỗi con người khơng thể thiếu lịng kiên trì.
Kiên trì là sự nhẫn nại, bền bỉ, vững vàng, không cúi đầu trước thất bại, không buông

11


bỏ cho đến khi đạt được mục tiêu đặt ra. Người có lịng kiên trì ln biết cố gắng phấn
đấu, khơng ngại khó khăn, thất bại trên con đường dẫn đến thành cơng. Tại sao kiên trì
lại có vai trị quan trọng trên bước đường thành công của con người? Bởi kiên trì giúp
con người rèn luyện ý chí, nghị lực từ đó khơng dễ dàng bị vấp ngã. Kiên nhẫn làm
cho con người trở nên bản lĩnh hơn, không sợ hãi hay lùi bước trước những khó khăn
có thể xảy đến trong cuộc sống. Đức tính kiên nhẫn làm khởi sinh những phẩm chất
đẹp, là chìa khóa dẫn đến sự thành cơng trong nhiều lĩnh vực.Trước khó khăn hay thất
bại, người có lịng kiên trì tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá và sự
dẻo dai, bền bỉ. Minh chứng tiêu biểu cho lịng kiên trì ta khơng thể khơng nhắc tới
Thầy Nguyễn Ngọc Kí tuy bị liệt cả hai tay nhưng với lòng quyết tâm cao, thầy đã
kiên trì rèn luyện viết được bằng đơi chân.Nếu mà trong cuộc sống thiếu đi lịng kiên
nhẫn thật khó làm nên những điều lớn lao thậm chí sẽ nhận lấy những thất bại đớn
đau….Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, bên cạnh những con người có đức tính kiên
nhẫn thì vẫn cịn tồn tại khơng ít người thiếu kiên trì, cả thèm chóng chán, nhanh gục
ngã , “vừa thấy sóng cả mà ngã tay chèo” dễ thụt lùi trước những khó khăn , trở ngại.
Những kẻ đó dễ thất bại trên đường đời. Lịng kiên trì thực sự rất quan trọng đối với
nhiều người chúng ta vì vậy mỗi người cần ý thức để rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại
khi bắt tay vào việc để đi đến thành cơng. Đó cũng là góp một phần nhỏ vào việc xây
dựng cho xã hội ngày càng tiến lên. Tóm lại, kiên trì là chiếc chìa khóa vạn năng giúp
chúng ta mở ra cánh cửa của sự thành công. Là 1 học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà
trường mỗi chúng ta hãy cố gắng học tập và rèn luyện, trau dồi cho mình đức tính
kiên trì bởi chỉ có đức tính ấy mới giúp em biến ước mơ thành hiện thực đó là bước
chân vào cổng trường cấp 3.
Phép nối: Vì vậy
Bài 5: Viết đoạn văn nghị luận về lịng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ,
trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ ( gạch chân thành phần khởi
ngữ đó).

Mở đoạn:
Cách 1:Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người.
Cách 2:Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyền thống quý báu của dân
tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người
Thận đoạn:
Bước 1:Giải thích:
Người con hiếu thảo ln biết kính trọng và u thương cha mẹ của mình. Cha mẹ
ni con khơng bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi
người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu.
12


Bước 2: Biểu hiện:
Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc
sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình u thương,
cảm thơng sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành,
nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo,
biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì khơng chỉ tạo ra niềm
vui, niềm hạnh phúc mà cịn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn.
Bước 3: Bàn luận:
Câu hỏi 1: Tại sao chúng ta cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ tổ tiên?
- Bởi họ chính là người đã sinh ra ta, cho ta một cơ thể khỏe mạnh, một trái tim biết
yêu thương, nuôi ta khôn lớn thành người.
- Khơng chỉ vậy, họ cịn dạy ta nên người, ln dành cho ta những thứ tốt nhất để ta
lớn lên thật vẹn tồn, khơng thua kém ai.
- Đối với chúng ta, cha mẹ, người thân luôn là chỗ dựa vững chắc phía sau cổ vũ,
động viên, nâng đỡ mỗi chúng ta trên chặng đường đời, là bến đỗ bình yên nhất ln
dang tay chào đón chúng ta.
Dẫn chứng: Những câu chuyện về con người hiếu thảo như vua Thuấn dù bị cha
đánh chửi, bị mẹ kế và em trai hãm hại nhưng vẫn ln hiếu kính họ, vẫn ln bảo vệ

cha những lúc ông gặp nguy hiểm, nhường nhịn em trai mình; hay như Chử Đồng Tử
lấy chiếc khố duy nhất táng cha; những cơ cậu bé cịn nhỏ tuổi nhưng đã vừa học vừa
làm chăm sóc cha mẹ ơng bà bị bệnh của mình…
Câu hỏi 2: Nếu khơng biết hiếu thảo với cha mẹ sẽ trở thành kẻ bất hiếu sẽ
không được mọi người tôn trọng, yêu mến.
Bước 4: Phản đề:
Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, bên cạnh những người con hiếu thảo với cha mẹ
thì vẫn có những kẻ sống thờ ơ, vô cảm, bội bạc, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi
cha mẹ mình, ln làm cha mẹ đau lịng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã
hội.
Bước 5: Bài học nhận thức hành động:
Hiếu thảo khơng chỉ là trách nhiệm mà cịn là nghĩa vụ của mỗi người con, người
cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách
nhiệm, ln u thương, kính trọng bề trên, khơng ngừng cố gắng để đền đáp cơng ơn,
tình cảm to lớn của cha mẹ.
Kết đoạn + Liên hệ bản thân:
Tóm lại, hiếu thảo là một đức tính mỗi người cần phải có, khơng chỉ đơn giản là
để ta sống cho trọn vẹn mà còn là hành trang cần thiết để ta bước vào đời.
13


+ Liên hệ bản thân: Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta hãy phấn
đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân
tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ.
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, và
đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người. Người con hiếu
thảo ln biết kính trọng và u thương cha mẹ của mình. Cha mẹ ni con khơng bao
giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng
dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình

cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng,
cũng có thể là tình u thương, cảm thơng sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc
để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc
sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong
gia đình thì khơng chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà cịn góp phần làm cho xã
hội văn minh hơn.Tại sao chúng ta cần phải hiếu thảo với ơng bà cha mẹ tổ tiên? Bởi
họ chính là người đã sinh ra ta, cho ta một cơ thể khỏe mạnh, một trái tim biết yêu
thương, nuôi ta khơn lớn thành người. Khơng chỉ vậy, họ cịn dạy ta nên người, luôn
dành cho ta những thứ tốt nhất để ta lớn lên thật vẹn tồn, khơng thua kém ai. Đối với
chúng ta, cha mẹ, người thân luôn là chỗ dựa vững chắc phía sau cổ vũ, động viên,
nâng đỡ mỗi chúng ta trên chặng đường đời, là bến đỗ bình n nhất ln dang tay
chào đón chúng ta.Những câu chuyện về con người hiếu thảo như vua Thuấn dù bị cha
đánh chửi, bị mẹ kế và em trai hãm hại nhưng vẫn ln hiếu kính họ, vẫn ln bảo vệ
cha những lúc ông gặp nguy hiểm, nhường nhịn em trai mình; hay như Chử Đồng Tử
lấy chiếc khố duy nhất táng cha; những cơ cậu bé cịn nhỏ tuổi nhưng đã vừa học vừa
làm chăm sóc cha mẹ ông bà bị bệnh của mình…Nếu không biết hiếu thảo với cha mẹ
sẽ trở thành kẻ bất hiếu sẽ không được mọi người tôn trọng, yêu mến.Tuy nhiên trong
xã hội ngày nay, bên cạnh những người con hiếu thảo với cha mẹ thì vẫn có những kẻ
sống thờ ơ, vơ cảm, bội bạc, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, ln làm
cha mẹ đau lịng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Hiếu thảo khơng
chỉ là trách nhiệm mà cịn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình.
Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, ln u thương,
kính trọng bề trên, khơng ngừng cố gắng để đền đáp cơng ơn, tình cảm to lớn của cha
mẹ. Tóm lại, hiếu thảo là một đức tính mỗi người cần phải có, khơng chỉ đơn giản là
để ta sống cho trọn vẹn mà còn là hành trang cần thiết để ta bước vào đời.Riêng bản
thân em khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở

14



thành con ngoan, trị giỏi, trở thành những cơng dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào
cho ba mẹ.
DẠNG 2: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG TRONG XÃ HỘI
Bài 1: Trình bày suy nghĩ về hiện tượng nghiện facebook ( Trong đoạn văn có 1
câu có TP phụ chú, 1 câu có thành phần tình thái- gạch chân).
Mở đoạn:
Cách 1: Sinh động, mới mẻ, hấp dẫn… là những gì mà con người ta có thể cảm nhận
thấy khi sử dụng Facebook- nơi đánh dấu một bước tiến lớn trong thời đại công
nghệ số của nhân loại, nhưng mặt trái của nó cũng khơng nhỏ.
Cách 2: Xã hội ngày phát triển, nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng tăng,mạng
facebook được tạo ra giúp mọi người dễ dàng kết nối ,tuy nhiên càng ngày hiện tượng
nghiện facebook lại càng phổ biến.
Thân đoạn:
Bước 1. Giải thích
- Facebook: mạng xã hội tiện ích do Mark Zuckerberg sáng tạo ra cho phép mọi người
kết nối với nhau mà không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý.
- Nghiện facebook là hiện tượng người sử dụng luôn chăm chăm vào mạng facebook,
không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không thể sống được nếu thiếu facebook.
Bước 2:Thực trạng
- Lượng người truy cập Facebook rất cao.
- Theo thống kê, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng facebook nhiều nhất,
lâu nhất đứng hàng đầu thế giới.
Bước 3: Nguyên nhân
- Nhu cầu kết bạn toàn cầu tăng, hội nhập với thế giới cũng được đề cao.
- Trên mạng xã hội, người sử dụng thoải mái được bày tỏ ý kiến mà khơng sợ bị kiểm
sốt
- Người sử dụng có thể dùng Facebook để che dấu bản thân, sống ảo với nhiều người
khác, là một con người khác nên họ thích sử dụng mạng xã hội nhiều hơn
- Có lẽ, Facebook là nơi có nhiều người được nổi tiếng, khiến nhiều người ham muốn
được nổi tiếng mà sử dụng nhiều hơn, thường xuyên hơn.

Bước 4: Hậu quả
- Tốn thời gian
- Dễ dàng bị mất thông tin cá nhân.
- Dễ dàng sống trong thế giới ảo mà quên mất bản thân mình và trở nên tự ti ở ngoài
15


- Gây ra tính cách xấu cho người dùng: tự ti, mặc cảm, đố kị, ghen ghét.
Bước 5: Biện pháp khắc phục
- Quản lý thời gian sử dụng hợp lý, tự ý thức được bản thân mình
- Nhà nước phải đưa ra các chính sách sử dụng phù hợp và quản lý chặt chẽ các trường
hợp xấu
- Đối với học sinh: học tập, sử dụng facebook là công cụ giải trí, kết bạn lành mạnh
dưới sự quản lý của cha mẹ, nhà trường.
Kết đoạn + Liên hệ bản thân: Tóm lại, Face book khơng phải là tác hại nhưng nó sẽ
là tác hại cho những ai lạm dụng nó “nghiện nó” mà quên đi một thế giới thực bên ta.
Mỗi học sinh nhận thức được tác hại của nghiện facebook như vậy nên chúng ta hãy
cùng nhau tham gia những hoạt động ngồi giờ bổ ích.
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
Sinh động, mới mẻ, hấp dẫn… là những gì mà con người ta có thể cảm nhận thấy
khi sử dụng Facebook- nơi đánh dấu một bước tiến lớn trong thời đại công nghệ số
của nhân loại, nhưng mặt trái của nó cũng khơng nhỏ.Facebook: mạng xã hội tiện ích
do Mark Zuckerberg sáng tạo ra cho phép mọi người kết nối với nhau mà không bị cản
trở bởi khoảng cách địa lý.Nghiện facebook là hiện tượng người sử dụng luôn chăm
chăm vào mạng facebook, không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không thể sống
được nếu thiếu facebook.Lượng người truy cập Facebook rất cao.Theo thống kê, Việt
Nam là nước có số lượng người sử dụng facebook nhiều nhất, lâu nhất đứng hàng đầu
thế giới.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiệm facebook đó là do nhu cầu
kết bạn tồn cầu tăng, hội nhập với thế giới cũng được đề cao.Trên mạng xã hội, người

sử dụng thoải mái được bày tỏ ý kiến mà khơng sợ bị kiểm sốt. Người sử dụng có thể
dùng Facebook để che dấu bản thân, sống ảo với nhiều người khác, là một con người
khác nên họ thích sử dụng mạng xã hội nhiều hơn Có lẽ, Facebook là nơi có nhiều
người được nổi tiếng, khiến nhiều người ham muốn được nổi tiếng mà sử dụng nhiều
hơn, thường xuyên hơn. Việc nghiệm facebook như vậy gây ra một tác hại đó là tốn
thời gian. Dễ dàng bị mất thông tin cá nhân. Dễ dàng sống trong thế giới ảo mà quên
mất bản thân mình và trở nên tự ti ở ngồi.Gây ra tính cách xấu cho người dùng: tự ti,
mặc cảm, đố kị, ghen ghét.Để khắc phục tình trạng này mỗi người cần tự quản lý thời
gian sử dụng hợp lý, tự ý thức được bản thân mình. Nhà nước phải đưa ra các chính
sách sử dụng phù hợp và quản lý chặt chẽ các trường hợp xấu. Đối với học sinh: học
tập, sử dụng facebook là cơng cụ giải trí, kết bạn lành mạnh dưới sự quản lý của cha
mẹ, nhà trường. Mạng xã hội khơng hề xấu hay có hại, có chăng là người sử dụng
16


chưa biết tận dụng đúng cách. Hãy để mạng xã hội dừng lại ở mức là món ăn tinh thần,
là phương tiện kết nối bạn bè, đem lại lợi ích thật. Hãy xem facebook như trang thông
tin cá nhân, cần coi trọng thơng tin của mình cũng như của người khác. Tóm lại, Face
book khơng phải là tác hại nhưng nó sẽ là tác hại cho những ai lạm dụng nó “nghiện
nó” mà quên đi một thế giới thực bên ta.Mỗi HS nhận thức được tác hại của nghiện
facebook như vậy nên chúng ta hãy cùng nhau tham gia những hoạt động ngồi giờ bổ
ích.
- Thành phần phụ chú: - nơi đánh dấu một bước tiến lớn trong thời đại cơng nghệ
số của nhân loại,
- Thành phần tình thái: Có lẽ
Bài 2:Trình bày suy nghĩ về việc nói chuyện riêng trong giờ học.
Mở đoạn:
Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu cần phải loại bỏ, mỗi chúng ta
hãy chung tay góp sức vì mơi trường học đường văn minh, vì tương lai tươi sáng của
đất nước.

Thân đoạn:
Bước 1: Giải thích
Nói chuyện riêng giờ học là rì rầm bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ, chuyện lớn
lao… không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô đang giảng trên lớp.
Bước 2: Thực trạng
Trong các lớp học, giờ học khơng khó để bắt gặp những em học sinh nói chuyện,
cười đùa, không tập trung vào bài giảng.Trao đổi, bàn tán về một vấn đề nào đó mà
chúng ta đang quan tâm. Cho dù những chuyện đó là nhỏ hay lớn đều được đem ra bàn
luận rất hào hứng bằng nhiều hình thức: viết giấy, hành động, cử chỉ.
Bước 3: Nguyên nhân
+ Do ý thức kém, chưa chú ý học tập chưa chú ý vào vấn đề học tập, chưa coi việc học
là việc quan trọng hàng đầu.
+ Do học kém, do bị bạn bè rủ rê, lơi kéo nói chuyện.
+ Do tị mị thích khám phá những vấn đề của người khác hoặc thích người khác chú ý
đến mình, do thầy cô chưa nghiêm khắc hoặc xử phạt quá nhẹ với học sinh vi phạm.
 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nói chuyện riêng trong giờ học nhưng cho
dù là ngun nhân gì đi chăng nữa thì việc nói chuyện riêng là một thói xấu đáng chê
trách cần phải loại bỏ.
Bước 4:Tác hại:
17


+ Mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đã giảng
+ Không hiểu bài giảng của thầy cô dẫn đến chán học, bỏ học, chơi bởi lêu lổng
+ Ảnh hưởng tới người xung quanh, làm cho mọi người xung quanh có ấn tượng
khơng tốt với mình
+ Hao tốn tiền bạc của gia đình là cho cha mẹ phải lo lắng
+ Ảnh hưởng đến qua trình giảng bài của thầy cơ có thể thầy cơ bị ức chế khơng thể
giảng bài hay không thể chuyền tải đủ lượng kiến thức như vậy học sinh mất đi lượng
kiến thức.

Bước 5: Biện pháp:
Đây là một hành vi xấu, vì vậy mỗi chúng ta cần khắc phục những thói xấu đó bằng
nhiều cách
+ Cách 1: Rèn luyện về ý thức, xây dựng mục đích học tập đúng đắn khi đến trường
+ Cách 2: Quan tâm đến vấn đề thầy cô đặt ra trong quá trình giảng bài bằng cách
hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.
+ Góp ý, phê bình với những bạn hay nói chuyện riêng. khơng những tập thể phê bình
mà mỗi cá nhân trong lớp cũng phải có trách nhiệm phê bình, thầy cơ phải xử phạt thật
nghiêm khắc đối với những bạn nói chuyện riêng trong giờ, bị nhắc mà không sửa đổi.
Kết đoạn + Liên hệ bản thân: Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu
cần phải loại bỏ, mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức vì mơi trường học đường văn
minh, vì tương lai tươi sáng của đất nước. Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà
trường phải chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, tập trung vào học tập để hiểu kỹ, hiểu
sâu kiến thức, muốn được như vậy thì ngay từ hơm nay chúng ta cần phải loại bỏ thói
xấu này để khơng cịn tồn tại trong ngôi trường học tập của chúng ta
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu cần phải loại bỏ, mỗi chúng
ta hãy chung tay góp sức vì mơi trường học đường văn minh, vì tương lai tươi sáng
của đất nước. Nói chuyện riêng giờ học là rì rầm bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ,
chuyện lớn lao… không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô đang giảng trên lớp.
Trong các lớp học, giờ học không khó để bắt gặp những em học sinh nói chuyện, cười
đùa, không tập trung vào bài giảng.Trao đổi, bàn tán về một vấn đề nào đó mà chúng
ta đang quan tâm. Cho dù những chuyện đó là nhỏ hay lớn đều được đem ra bàn luận
rất hào hứng bằng nhiều hình thức: viết giấy, hành động, cử chỉ. Nguyên nhân chủ yếu
là do ý thức kém, chưa chú ý học tập chưa chú ý vào vấn đề học tập, chưa coi việc học
là việc quan trọng hàng đầu. Cịn có nguyên nhân nữa là do học kém, do bị bạn bè rủ
rê, lơi kéo nói chuyện.

18



Ngồi ra cịn do tị mị thích khám phá những vấn đề của người khác hoặc thích người
khác chú ý đến mình, do thầy cơ chưa nghiêm khắc hoặc xử phạt quá nhẹ với học sinh
vi phạm.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nói chuyện riêng trong giờ học nhưng
cho dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì việc nói chuyện riêng là một thói xấu đáng
chê trách cần phải loại bỏ. Nói chuyện riêng mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đã
giảng. Không hiểu bài giảng của thầy cô dẫn đến chán học, bỏ học, chơi bởi lêu
lổng.Ảnh hưởng tới người xung quanh, làm cho mọi người xung quanh có ấn tượng
khơng tốt với mình. Hao tốn tiền bạc của gia đình là cho cha mẹ phải lo lắng. Ảnh
hưởng đến qua trình giảng bài của thầy cơ có thể thầy cơ bị ức chế không thể giảng bài
hay không thể chuyền tải đủ lượng kiến thức như vậy học sinh mất đi lượng kiến thức.
Đây là một hành vi xấu, vì vậy mỗi chúng ta cần khắc phục những thói xấu đó bằng
nhiều cách như rèn luyện về ý thức, xây dựng mục đích học tập đúng đắn khi đến
trường. Quan tâm đến vấn đề thầy cơ đặt ra trong q trình giảng bài bằng cách hăng
hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.Góp ý, phê bình với những bạn hay nói
chuyện riêng. khơng những tập thể phê bình mà mỗi cá nhân trong lớp cũng phải có
trách nhiệm phê bình, thầy cô phải xử phạt thật nghiêm khắc đối với những bạn nói
chuyện riêng trong giờ, bị nhắc mà khơng sửa đổi.Nói chuyện riêng trong giờ học là
hành động xấu cần phải loại bỏ, mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức vì mơi trường
học đường văn minh, vì tương lai tươi sáng của đất nước.Học sinh chúng ta khi còn
ngồi trên ghế nhà trường phải chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, tập trung vào học tập
để hiểu kỹ, hiểu sâu kiến thức, muốn được như vậy thì ngay từ hơm nay chúng ta cần
phải loại bỏ thói xấu này để khơng cịn tồn tại trong ngơi trường học tập của chúng ta
Bài 3:Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời chào hỏi của học sinh hiện
nay.
Mở đoạn:
Có người cho rằng cử chỉ khoanh tay, cúi đầu khi chào hỏi là rất đẹp vì thế ơng
cha ta mới có nhận định: lời chào hơn mâm cỗ ,tuy nhiên trong thực tế không phải ai
cũng thực hiện được điều này nhất là đối với giới trẻ hiện nay.
Thân đoạn:

Bước 1:Gải thích:
Chào hỏi là q trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người, họ chào nhau
bằng lời nói, cử chỉ hay hành động, có rất nhiều cách chào hỏi, ở nhiều hồn cảnh khác
nhau, vì thế người giao tiếp cần lựa chọn tình huống giao tiếp cho phù hợp.
Bước 2: Thực trạng

19


- Lời chào đã và đang dần dần mất đi vai trị của nó trong cuộc sống khi mà khơng ít
người xem đó chỉ là hình thức, là xã giao khơng cần thiết.
- Tình trạng con cái về nhà khơng thèm hỏi cha mẹ; học sinh tới trường gặp thầy cơ
khơng chào; ra ngồi xã hội con cháu khơng chào người lớn tuổi... Vơ hình chung, họ
đang vơ tình hay cố ý làm mất đi phép lịch sự tối thiểu, nét văn hóa tốt đẹp trong ứng
xử thiết yếu của cuộc sống.
Bước 3:Nguyên nhân
- Do ý thức của con người rất kém, thiếu hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc thực dụng ích kỉ,
thiếu sự hịa đồng với mọi người xung quanh.
- Do mơi trường giáo dục gia đình - cái nôi sinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát
triển nhân cách của con người: cha mẹ ít quan tâm tới con cái, không bảo ban, dạy dỗ
về tầm quan trọng của lời chào.
- Môi trường giáo dục nhà trường chỉ quan tâm tới dạy kiến thức hàn lâm mà khơng
chú trọng dạy kĩ năng mềm - văn hóa ứng xử cho người học.
Bước 4:Hậu quả
- Làm mất đi truyền thống văn hóa ứng xử đẹp của cha ơng ta xưa: "Làm người chữ
"Lễ" đứng đầu/ Kế đến chữ "Nghĩa" ngàn sau để đời".
- Người có văn hóa ứng xử kém, mà trước hết là lời chào hỏi khơng có được thì chắc
chắn đạo đức cũng khơng tốt, sẽ bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, ảnh hưởng rất lớn tới
cuộc sống và cơng việc của bản thân mình...
Bước 5: Biện pháp

- Đối với người bề trên thì lễ phép, kính trọng; đối với bạn bè cùng trang lứa thì hịa
đồng, gắn bó, sẻ chia.
- Các bậc phụ huynh và nhà trường, xã hội cần chú trọng giáo dục con em mình về văn
hóa ứng xử giao tiếp, sao cho họ nhận thức được tầm quan trọng của lời chào và lời
chào là văn hóa truyền thống của cha ơng ta: "Tiên học lễ - hậu học văn".
Kết đoạn + Liên hệ bản thân:
Tóm lại, lời chào hỏi là một nét đẹp văn hóa ứng xử, thể hiện nhân cách, đạo đức,
trình độ văn minh hiện đại của con người, xã hội. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức giữ
gìn, phát huy và ln răn dạy những thế hệ tiếp nối cần chú trọng tới lời chào hỏi: “Lời
nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”.
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
Có người cho rằng cử chỉ khoanh tay, cúi đầu khi chào hỏi là rất đẹp vì thế ơng
cha ta mới có nhận định: lời chào hơn mâm cỗ ,tuy nhiên trong thực tế không phải ai
cũng thực hiện được điều này nhất là đối với giới trẻ hiện nay. Chào hỏi là quá trình
giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người, họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ hay hành
20



×