Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.19 MB, 199 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

ĐINH THANH TUYẾN

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ 9-18 THÁNG TUỔI
THƠNG QUA TƯƠNG TÁC MẪU TÍNH

Chun ngành: Lý luận và PPDH Văn và Tiếng Việt
Mã số: 62.14.10.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Lê A

HÀ NỘI, NĂM 2013

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!!


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

ĐINH THANH TUYẾN

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ 9-18 THÁNG TUỔI
THƠNG QUA TƯƠNG TÁC MẪU TÍNH

Chun ngành: Lý luận và PPDH Văn và Tiếng Việt


Mã số: 62.14.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Lê A

HÀ NỘI, NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tơi tự tìm hiểu,
phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt
Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ một nghiên cứu
nào khác.
Nghiên cứu sinh

Đinh Thanh Tuyến


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới
GS. TS. Lê A - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận án. Thầy ln là người động
viên và khích lệ tơi trong những lúc gặp khó khăn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến các q thầy, cô, anh chị và bạn bè
đồng nghiệp trong Khoa Giáo dục Mầm non, Đại học Sư phạm Hà Nội đã bố
trí thời gian và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tơi có thể triển khai, thực
hiện luận án.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, những người ln động
viên, khuyến khích và giúp đỡ tơi. Đó là nguồn động lực chủ yếu giúp tơi
vượt qua mọi khó khăn để hồn thành luận án này.

Hà Nội, tháng năm 2013
Tác giả

Đinh Thanh Tuyến


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
PTNN



Phát triển ngôn ngữ

GVMN



Giáo viên mầm non

GDMN



Giáo dục mầm non

TTMT




Tương tác mẫu tính

LASS



Language Acquisiton Support System

CDS



Child Directed Speech

TB



Trung bình

ĐC



Đối chứng

TN




Thực nghiệm

NXB



Nhà xuất bản

STT



Số thứ tự

TTC CĐ



Tính tích cực chủ động

DH TC CĐ



Dạy học tích cực chủ động



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1a: Nhận thức của người mẹ về mục đích của tương tác mẫu tính ............................ 75
Bảng 1b: Các kiểu nhận thức của người mẹ về mục đích của tương tác mẫu tín ................ 75
Bảng 1c: Nhận thức của người mẹ về mục đích của tương tác mẫu tính tính theo mức độ 75
Bảng 1d: Mối tương quan giữa nhận thức của bà mẹ về mục đích của TTMT với tổng điểm
mức độ TTMT ..................................................................................................... 77
Bảng 2: Thực trạng mức độ thường xuyên tương tác với trẻ của người mẹ ........................ 77
Bảng 3: Thực trạng thời lượng của 1 lần tương tác giữa mẹ với trẻ 9-18 tháng tuổi ......... 78
Bảng 4:Thực trạng mẹ bắt đầu tiến hành tương tác với trẻ ở các độ tuổi ............................ 78
Bảng 5:Thực trạng về đối tượng và thời lượng trẻ 9-18 tháng tuổi được tiếp xúc trong ngày
lúc trẻ thức ........................................................................................................... 79
Bảng 6a: Thực trạng thói quen mẹ tương tác với trẻ 9-18 tháng tuổi .................................. 80
Bảng 6b: Các kiểu thói quen tương tác với trẻ 9-18 tháng tuổi của mẹ .............................. 80
Bảng 6c: Thói quen tương tác với trẻ 9-18 tháng tuổi của mẹ chia theo mức độ ............... 81
Bảng 6d: Mối tương quan giữa nhận thức của bà mẹ về mục đích của TTMT với tổng điểm
mức độ TTMT ..................................................................................................... 82
Bảng 7: Thực trạng việc mẹ chuẩn bị vật trung gian gì khi trị chuyện với trẻ ................... 82
Bảng 8. Thực trạng việc người thực hiện các hoạt động phát triển ngơn ngữ thơng qua
tương tác mẫu tính ............................................................................................... 83
Bảng 9 a: Tương quan trong nhóm tuổi 25 – 30 .................................................................. 84
Bảng 9b: Tương quan trong nhóm tuổi 30 – 35................................................................... 84
Bảng 9c: Tương quan trong nhóm tuổi 35-40 ..................................................................... 84
Bảng 10a: Năng lực phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 9 đến 18 tháng tuổi ............................. 85
Bảng 10b: Năng lực phát triển ngôn ngữ trên từng lĩnh vực ............................................... 87
Bảng 11: So sánh kết quả của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm ....................... 129
Bảng 12: So sánh kết quả của nhóm ĐC và TN trước TN ................................................ 130
Bảng 13: So sánh kết quả của nhóm ĐC và TN sau TN .................................................... 130
Bảng 14: So sánh kết quả của nhóm ĐC và nhóm TN trước và sau TN ........................... 131
Bảng 15. Kiểm định hiệu quả thực nghiệm nhóm ĐC1 và TN1 (trước và sau TN) .......... 132
Bảng 16: Kiểm định hiệu quả thực nghiệm nhóm ĐC2 và TN2 (trước và sau TN) .......... 132

Bảng 17: Kiểm định hiệu quả thực nghiệm nhóm ĐC3 và TN3 (trước và sau TN) .......... 132


Bảng 18: Kiểm định hiệu quả thực nghiệm nhóm ĐC4 và TN4 (trước và sau TN) ......... 133
Bảng 19a: Kiểm định nhóm ĐC và TN trước và sau TN theo các mức độ ....................... 133
Bảng 19b. Kiểm định nhóm tổng nhóm ĐC và TN trước và sau TN ................................ 133
Bảng 20: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC 1 và TN 1 trước và
sau TN ............................................................................................................... 134
Bảng 21: Sự thay đổi về năng lực ngơn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC 2 và TN 2 trước và
sau TN ............................................................................................................... 134
Bảng 22: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC 3 và TN 3 trước và
sau TN ............................................................................................................... 135
Bảng 23: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC4 và TN4 trước và
sau TN ............................................................................................................... 136
Bảng 25: So sánh điểm số của nhóm ĐC và TN trước và sau TN theo 4 nội dung từ vựng,
phát âm, ngữ pháp và giao tiếp ......................................................................... 137


DANH MỤC BIỂU
Biểu 1a: Các nội dung phát triển ngôn ngữ của trẻ 9 – 18 tháng tuổi ................................. 86
Biểu 1b: Năng lực phát triển ngôn ngữ của trẻ 9 - 18 tháng tuổi theo từng nhóm tuổi ....... 86
Biểu 2: So sánh kết quả của nhóm TN trước và sau TN.................................................... 130
Biểu 3: So sánh kết quả của nhóm ĐC và TN trước TN ................................................... 130
Biểu 4: So sánh kết quả của nhóm ĐC và nhóm TN sau TN ............................................ 131
Biểu 5: So sánh kết quả của nhóm ĐC và nhóm TN trước và sau TN .............................. 131
Biểu 6a: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC2trước và sau TN ........ 134
Biểu 6b: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm TN2 trước và sau TN .......... 135
Biểu 7a: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC3 trước và sau TN ....... 135
Biểu 7b: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm TN3 trước và sau TN ....... 136
Biểu 8a: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC4 trước và sau TN136

Biểu 8b: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm TN4 trước và sau TN137


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................... 4
4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 4
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4
6. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................... 4
7. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 5
8. Đóng góp của luận án ........................................................................................................ 8
9. Cấu trúc của luận án........................................................................................................... 8
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ MẦM NON THƠNG QUA TƢƠNG TÁC
MẪU TÍNH ......................................................................................................................... 10
1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài................................................................................... 10
1.1. Những quan điểm cơ bản về sự phát triển ngôn ngữ........................................... 10
1.1.1 Thuyết bẩm sinh (Nativist Theories).................................................................. 10
1.1.2. Thuyết học tập hay thuyết hành vi (Learning/ Behaviourist Theories) .......... 11
1.1.3 Thuyết nhận thức (Cognitive theory)................................................................. 12
1.1.4 Thuyết nhận thức xã hội (hay còn gọi là quan điểm tương tác xã hội )
(Interactionist Theory) ................................................................................................ 13
1.2 Nghiên cứu tƣơng tác mẫu tính đối với sự phát triển ngôn ngữ ......................... 14
1.2.1 Nghiên cứu về tương tác mẫu tính (TTMT)...................................................... 14
1.2.2 Nghiên cứu về những ảnh hưởng của tương tác mẫu tính đối với sự PTNN
của trẻ mầm non .......................................................................................................... 16
2 Những nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................................... 17
2.1 Nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non ............................................... 17

2.1.1 Nghiên cứu về đặc điểm phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non theo hướng cấu trúc 17
2.1.2 Nghiên cứu về biện pháp phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non ......................... 19
2.2 Nghiên cứu về PTNN cho trẻ mầm non thơng qua tƣơng tác mẫu tính .................... 20
2.2.1 Nghiên cứu phát triển ngôn ngữ theo định hướng giao tiếp nói chung .......... 20
2.2.2. Nghiên cứu về phát triển ngơn ngữ thơng qua tương tác mẫu tính ............... 21


Chƣơng 1. TƢƠNG TÁC MẪU TÍNH VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TUỔI
MẦM NON ......................................................................................................................... 23
1.1 Quan niệm về sự “phát triển” và “phát triển ngôn ngữ” .................................... 23
1.2 Tƣơng tác mẫu tính với sự phát triển ngơn ngữ ........................................................ 24
1.2.1 Quan niệm về “tương tác mẫu tính”và “phát triển ngơn ngữ thơng qua tương
tác mẫu tính” ............................................................................................................... 24
1.2.2 Đặc trưng của tương tác mẫu tính .................................................................... 28
1.2.3 Tương tác mẫu tính có vai trị quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của
trẻ từ giai đoạn tiền ngôn ngữ đến giai đoạn đầu của giao tiếp ngôn ngữ............... 41
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới TTMT .................................................................... 52
1.3 Đặc điểm tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ 9-18 tháng tuổi và TTMT ................ 57
1.3.1 Đặc điểm sinh lý ................................................................................................. 57
1.3.2 Đặc điểm tâm lý .................................................................................................. 58
1.3.3 Đặc điểm ngơn ngữ ............................................................................................ 60
1.3.4 Tương tác mẫu tính ở độ tuổi 9-18 tháng.......................................................... 62
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................................. 64
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG, NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Ở TRẺ 9-18 THÁNG TUỔI THÔNG QUA TƢƠNG TÁC MẪU TÍNH ..................... 65
2.1 Thực trạng về tƣơng tác mẫu tính với sự phát triển ngơn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi 65
2.1.1. Tổ chức điều tra ................................................................................................. 65
2.1.2 Kết quả và nhận xét ............................................................................................ 74
2.1.3 Kết luận ............................................................................................................... 88
2.2 Nội dung phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thơng qua tương tác mẫu tính ....... 92

2.2.1 Phát triển ngôn ngữ theo phương diện cấu trúc............................................... 92
2.2.2 Phát triển ngôn ngữ theo phương diện chức năng ........................................... 97
2.3 Biện pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thơng qua tƣơng tác mẫu tính. 107
2.3.1 Một số các yêu cầu trong việc đề xuất biện pháp ............................................ 107
2.3.2 Biện pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thơng qua tương tác mẫu
tính .............................................................................................................................. 113
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................................ 127
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................................... 128
3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................... 128


3.2. Đối tƣợng thực nghiệm ......................................................................................... 128
3.3. Thời gian thực nghiệm .......................................................................................... 128
3.4. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................... 128
3.5. Quy trình thực nghiệm ......................................................................................... 128
3.6. Phƣơng tiện đánh giá ngơn ngữ của trẻ 9-24 tháng tuổi và tiêu chí đánh giá . 129
3.7 Kết quả thực nghiệm .............................................................................................. 129
3.7.1 So sánh mức độ của các nhóm trước và sau thực nghiệm ............................. 129
3.7.2 Kiểm định hiệu quả thực nghiệm theo các mức độ thấp, trung bình, khá cao và cao 132
3.7.3 Kiểm định sự thay đổi của các nhóm trong từng lĩnh vực ngôn ngữ sau thực nghiệm. 134
3.7.4 Đánh giá chung .................................................................................................. 137
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................................ 142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 143
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 143
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 144
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CĨ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI ......... 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngơn ngữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ em
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt trong xã hội lồi người. Nhờ có ngơn ngữ
mà con người có thể phản ánh thế giới một cách lý tính, gián tiếp và khái quát như A.R.Luria
đã so sánh: “Động vật có một thế giới - thế giới của những vật thể và hoàn cảnh được tri
giác một cách cảm tính; con người có hai thế giới, trong đó có thế giới của những vật thể
được tri giác một cách trực tiếp và thế giới của những hình ảnh, vật thể, những quan hệ,
những tính chất mà chúng được xác định bằng các từ.” [1]. Cũng nhờ có ngơn ngữ mà con
người giao tiếp được với nhau một cách thuận lợi, dễ dàng nhất, làm cơ sở để liên kết và tổ
chức xã hội lồi người. Vì vậy, Lê-nin cũng đã từng khẳng định “ngôn ngữ là công cụ giao
tiếp trọng yếu nhất trong xã hội lồi người”[trích theo 26].
Đối với trẻ em nói chung, và trẻ 9 - 18 tháng tuổi nói riêng, trước khi có ngơn ngữ,
trẻ cũng đã giao tiếp với người lớn nhưng chủ yếu thông qua các phương tiện phi ngơn ngữ
và mang tính cảm xúc. Khi lĩnh hội được ngôn ngữ, ngôn ngữ trở thành phương tiện giúp
hoạt động giao tiếp của trẻ mang tính mục đích, tính ý hướng rõ ràng hơn, truyền tải lượng
thông tin phong phú, chính xác hơn. Hơn thế nữa, ngơn ngữ giúp trẻ thúc đẩy được nhanh
hơn, hiệu quả hơn quá trình xã hội hóa bản thân, để hịa nhập vào xã hội loài người với tư
cách là một thành viên thuộc xã hội đó. Như vậy, “ngơn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ
một cách tồn diện” [26], khơng chỉ đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức mà còn đối với
sự phát triển năng lực giao tiếp, đạo đức, văn hóa, tình cảm xã hội, thẩm mỹ…
1.2 Tương tác mẫu tính là một trong những nhân tố có vai trị quan trọng đối với sự phát
triển ngơn ngữ ở trẻ trong giai đoạn tiền ngôn ngữ và giai đoạn chuyển giao từ tiền ngôn
ngữ sang giai đoạn ngôn ngữ chính thức – 9-18 tháng tuổi
Ngơn ngữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ nhưng
nó chịu sự chi phối của những yếu tố nào? Bắt đầu từ việc xem sự phát triển nói chung và sự
phát triển ngơn ngữ nói riêng như là một q trình mà trong đó trẻ đóng vai trị chủ thể tích
cực, các học thuyết tập trung lí giải việc lĩnh hội ngơn ngữ ở trẻ nhỏ là do yếu tố nào chi phối,

bẩm sinh, di truyền hay hồn cảnh xã hội? Trong q trình phát triển của nhân loại nói chung,
và phát triển ngơn ngữ của con người nói riêng, yếu tố di truyền hay yếu tố hồn cảnh đóng
vai trị quyết định? Những câu hỏi này là đề tài tranh luận diễn ra trong nhiều thập kỉ nay
nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều nhận thấy việc lĩnh hội ngôn ngữ một phần phụ
thuộc vào năng lực bẩm sinh của trẻ nhưng hoàn cảnh cũng có những tác động khơng nhỏ
thơng qua các kiểu kinh nghiệm ngơn ngữ mà trẻ có thể tiếp xúc.


2

Như đã nêu, hồn cảnh tác động khơng nhỏ tới sự lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ, nếu không
giao tiếp bằng ngơn ngữ với những người xung quanh thì việc lĩnh hội ngơn từ cũng trở nên
khó khăn. Trong số các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng tới sự lĩnh hội ngơn ngữ, tương tác mẫu
tính được xem là tác nhân đầu tiên và quan trọng nhất làm xuất hiện các dấu mốc quan trọng
trong q trình phát triển ngơn ngữ của trẻ từ giai đoạn tiền ngôn ngữ sang giai đoạn ngơn ngữ
chính thức.
Tương tác mẫu tính có ảnh hưởng rất lớn như vậy, nhưng trên thực tế việc tìm hiểu,
nghiên cứu và đánh giá vai trị của kiểu tương tác này đối với sự phát triển nói chung và
phát triển ngơn ngữ nói riêng ở trẻ nhỏ ở nước ta vẫn còn một số hạn chế. Các nghiên cứu
chủ yếu tập trung ở nhà trường và nhấn mạnh vai trò của giáo viên mầm non (GVMN),
chưa quan tâm đúng mức tới mắt xích gia đình, đặc biệt là những người đầu tiên tiếp xúc,
trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ. Thực tế là chúng ta đã vô tình qn mất rằng “lúc ở nhà
mẹ cũng là cơ giáo”, cho nên mảng đề tài nghiên cứu về vai trị, kiểu tương tác mẫu tính
đối với sự phát triển nhân cách, năng lực của trẻ vẫn còn tương đối mới mẻ ở nước ta.
Trong khi đó, trẻ ở giai đoạn tiền ngôn ngữ cũng nhƣ giai đoạn chuyển giao từ tiền
ngơn ngữ sang ngơn ngữ chính thức – 9-18 tháng tuổi chủ yếu đƣợc chăm sóc tại gia
đình. Mặt khác, vì chưa nghiên cứu những cách thức ni dạy, tương tác với trẻ tương đối
hiệu quả của các bà mẹ trong mỗi gia đình, nên chúng ta vơ tình đã bỏ qua những bài học
thực tiễn quí báu, bỏ qua cơ hội vận dụng chúng trong quá trình đào tạo GVMN, để mỗi cô
giáo được trau dồi thêm phẩm chất và năng lực mẫu tính trong q trình tương tác, giao

tiếp với trẻ, để “khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”.
1.3 Giai đoạn 9-18 tháng tuổi (giai đoạn chuyển giao từ giao tiếp tiền ngôn ngữ sang
giai đoạn đầu của giao tiếp ngôn ngữ) là giai đoạn chịu ảnh hưởng sâu đậm của tương
tác mẫu tính
Đa số trẻ 9-18 tháng tuổi được chăm sóc, giáo dục tại gia đình, mẹ và những người
thân chính là người tạo ra mối quan hệ xã hội đầu tiên, chủ yếu cho trẻ, do vậy tương tác
xã hội của trẻ chủ yếu là tương tác mẫu tính. Điều đó cho thấy tương tác mẫu tính có vai
trị quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là đối với ngôn ngữ bởi đây là giai
đoạn chuyển biến về chất trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, từ việc phát ra những âm
thanh vơ nghĩa sang phát âm có nghĩa, từ giai đoạn tiền ngôn ngữ sang giai đoạn ngôn ngữ.
Vì vậy, sự tương tác ở giai đoạn này có ý nghĩa chuẩn bị quan trọng cho các bước phát
triển tâm lý-ngơn ngữ ở giai đoạn sau. Nói cách khác, việc quan tâm phát triển ngôn ngữ
thông qua tương tác mẫu tính chính là một lựa chọn hướng đến những nhân tố đầu tiên và
quan trọng nhất thuộc về môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý - ngôn ngữ của


3

trẻ ở giai đoạn 9-18 tháng. Thực hiện tốt tương tác mẫu tính là cơ sở cho các hướng tác
động cụ thể nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn này cũng như giai đoạn kế tiếp.
1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng tích cực của tương tác mẫu tính đối với sự phát triển ngơn ngữ tuổi
mầm non góp phần phát huy giáo dục gia đình đối với sự phát triển của trẻ
Để giáo dục một con người toàn diện, cần có sự phối hợp khăng khít giữa nhà
trường, gia đình và xã hội. Một trong những cách để hiện thực hóa được quan điểm trên là
cần tăng cường hơn nữa các cơng trình nghiên cứu về vai trị gia đình, vai trị của bà mẹ
trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Riêng đối với việc phát triển ngơn ngữ cho trẻ nhỏ,
vì xuất phát từ thực tế là hầu như trẻ đã nói được hoặc đã được chuẩn bị để biết nói trước
khi đến trường mầm non nên sự chuẩn bị đó phần lớn thuộc về gia đình, cịn trường mầm
non là nơi tiếp tục duy trì, phát huy các năng lực ngơn ngữ đó cho trẻ.
Để quá trình đổi mới giáo dục hiệu quả hơn nữa, chúng ta cần cố gắng tham khảo và

vận dụng kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để nhìn nhận lại vấn đề tương tác mẫu
tính ở góc độ lí luận chứ khơng chỉ đánh giá nó ở góc độ kinh nghiệm, bản năng. Bởi lẽ kiểu
chăm sóc giáo dục mầm non có một đặc thù rất riêng, đó là “cô giáo như mẹ hiền”. Và làm
thế nào để “cơ giáo như mẹ hiền”, góp phần phát huy tiềm năng vốn có ở trẻ, trong đó có
tiềm năng ngơn ngữ, lại rất cần đến việc tìm hiểu một cách hệ thống và khoa học về kiểu
tương tác mẫu tính cũng như vai trị của nó trong việc chuẩn bị các tiền đề giúp trẻ lĩnh hội
ngôn ngữ. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu khoa học tìm hiểu về kiểu
tương tác mẫu tính trong mối liên hệ với sự phát triển chung và phát triển ngơn ngữ nói riêng
của trẻ.
1.5 Thực tiễn nghiên cứu về ảnh hưởng của tương tác mẫu tính đối với sự phát triển
ngôn ngữ tuổi mầm non ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế
Hiện nay, với những thay đổi về quan điểm giáo dục mầm non, những cơng trình
nghiên cứu về tương tác mẫu tính đã xuất hiện. Tuy nhiên, một mặt, trong số các nghiên cứu
lý luận thì một số cơng trình chưa được cơng bố rộng rãi, một số khác còn tồn tại nhiều cách
hiểu khác nhau về các thuật ngữ quốc tế khiến nội hàm khái niệm chưa được thống nhất. Mặt
khác, các cơng trình nghiên cứu thực tiễn về vấn đề này còn đang rất ít. Thực trạng đó cũng
đặt ra yêu cầu cần thiết phải nghiên cứu cặn kẽ hơn về mối liên hệ giữa tương tác mẫu tính
với sự phát triển ngơn ngữ của trẻ.
Vì những lí do trên, chúng tơi đã chọn đề tài: “Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi
thơng qua tương tác mẫu tính” để nghiên cứu trong luận án của mình.


4

2. Mục đích nghiên cứu
Luận án nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ 9 - 18 tháng tuổi dưới
tác động của tương tác mẫu tính. Trên cơ sở đó, bước đầu đưa ra một số nội dung và biện
pháp tương tác mẫu tính cụ thể nhằm nâng cao năng lực ngôn ngữ - giao tiếp cho trẻ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu: khái niệm, nguồn gốc và

đặc điểm của tương tác mẫu tính.
3.2. Làm rõ thực trạng phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thơng qua tương
tác mẫu tính.
3.3 Đề xuất nội dung và biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính.
3.4. Làm rõ tính khả thi của nội dung, biện pháp tác động được đề xuất để phát
triển ngôn ngữ cho trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 - 18
tháng tuổi thơng qua tương tác mẫu tính.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể trực tiếp: Trẻ 9-18 tháng tuổi tại một số gia đình. Trong đó, số
lượng trẻ nam và trẻ nữ tương đương nhau.
- Khách thể gián tiếp: Các bà mẹ có con trong độ tuổi 9 - 18 tháng tuổi.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về phát triển ngơn ngữ thơng qua tương tác mẫu tính có thể triển khai
theo nhiều cách khác nhau. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi tập trung vào giai đoạn
9-18 tháng tuổi vì đây là giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn tiền ngôn ngữ sang giai đoạn
ngôn ngữ chính thức ở trẻ mầm non.
- Về địa bàn nghiên cứu: Chúng tơi mong muốn thực hiện q trình nghiên cứu trên
nhiều địa bàn khác nhau trong cả nước, nhưng do đối tượng nghiên cứu có nhiều nét đặc
biệt như là các cặp mẹ -trẻ với điều kiện trẻ ở giai đoạn 9-18 tháng tuổi, một độ tuổi quá
nhỏ, nên chúng tơi lựa chọn địa bàn Hà Nội để có thể kiểm sốt được tính khách quan
trong q trình điều tra và thực nghiệm.
6. Giả thuyết khoa học
Tương tác mẫu tính ảnh hưởng đến sự phát triển ngơn ngữ của trẻ sớm nhất và
nhiều nhất, được thể hiện cả về phương diện cấu trúc (sự lĩnh hội các thành phần, đơn vị
ngôn ngữ) và phương diện chức năng(nhận thức - ngôn ngữ - giao tiếp). Nếu đề xuất được



5

các nội dung và biện pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm phát triển
ngôn ngữ của trẻ 9-18 tháng tuổi nhằm hỗ trợ, tăng cường chất lượng tương tác mẫu tính
giữa người lớn và trẻ ở độ tuổi này thì có thể phát triển được ngôn ngữ ở trẻ trong giai
đoạn hiện thời cũng như những giai đoạn kế tiếp.
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tổng kết và nghiên cứu lý luận
7.1.1 Mục đích tổng kết và nghiên cứu lí luận
Trong tổng hợp và nghiên cứu lý luận, nền tảng và điểm xuất phát của quá trình
nghiên cứu là tri thức lý luận (các quan điểm,các lý thuyết). Do vậy cần phải nắm vững hệ
thống lý luận nền tảng của vấn đề nghiên cứu. Nắm vững lý thuyết nền là cơ sở hình thành
định hướng trong nghiên cứu hình thành các trường phái khoa học. Phương pháp nghiên
cứu lý luận được sử dụng để nghiên cứu phương diện lý luận của đề tài tức là phương pháp
nghiên cứu văn bản tài liệu. Phương pháp này được thực hiện theo các bước phân tích,
tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa lý thuyết và các cơng trình nghiên cứu trong và
ngồi nước về các vấn đề có liên quan đến phát triển ngơn ngữ, tương tác mẫu tính và khả
năng vận dụng tương tác mẫu tính đến việc phát triển ngơn ngữ tuổi mầm non.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm lấy ý kiến của các nhà
chun mơn có kinh nghiệm trong các lĩnh vực tâm lý - ngôn ngữ học, giáo dục học mầm non
để làm rõ thêm các quan điểm về phát triển ngơn ngữ và tương tác mẫu tính.
7.1.2 Các pháp pháp tổng kết, nghiên cứu lí luận
* Phương pháp lịch sử- lơgich
Phương pháp lịch sử nhằm tái hiện lại tiến trình phát triển lịch sử với tính đa dạng
của nó, nhằm thể hiện cái lịch sử với tính cụ thể của nó, tính hiện thực, tính sinh động của nó.
Nó giúp cho ta nắm vững được cái lịch sử để có cơ sở nắm cái logich được sâu sắc, đúng đắn
hơn. Tuy nhiên, nếu hiểu phương pháp lịch sử một cách đơn thuần, không thống nhất, tách
biệt với phương pháp logich thì sẽ khơng giúp chúng ta nắm được tính đúng đắn chân lý
khách quan. Vì vậy, song song với phương pháp lịch sử cần có phương pháp lơ-gich.
Phương pháp này khác với phương pháp lịch sử ở chỗ nó khơng nhằm diễn lại tồn bộ tiến

trình của lịch sử, mà nhằm nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử, nghiên cứu các hiện tượng
lịch sử trong hình thức tổng quát, nhằm vạch ra bản chất quy luật, khuynh hướng chung
trong sự vận động của chúng. Do đó, thứ nhất, phương pháp lơ-gich nhằm đi sâu tìm hiểu cái
bản chất, cái phổ biến, cái lắp lại của các sự vật, hiện tượng. Muốn vậy, nó phỉ đi vào nhiều
hiện tượng, phân tích, so sánh, tổng hợp…để tìm ra bản chất của những sự vật, hiện tượng.


6

Thứ hai, nếu phương pháp lịch sử đi sâu vào cả những bước đường quanh co, thụt lùi tạm thời
của lịch sử, thì phương pháp lơgich lại có thể bỏ qua những bước đường đó, mà chỉ nắm lấy
bước phát triển tất yếu của nó, nắm lấy cái xương sống phát triển của nó, nắm lấy quy luật của
nó. Thứ ba, khác với phương pháp lích sử, phải nắm lấy từng sự việc cụ thể, nắm lấy không
gian, thời gian, tên người…cụ thể, phương pháp logich lại chỉ cần đi sâu nắm lấy những nhân
vật, sự kiện, giai đoạn điển hình và nắm qua những phạm trù, quy luật nhất định.
* Phương pháp phân tích, phân loại tài liệu
Phân tích là sự chia tách đối tượng cần tìm hiểu nghiên cứu thành các phần nhỏ
khác nhau, thành các phương diện, các mặt khác nhau. Phương pháp này giúp chúng ta tìm
hiểu đối tượng ở chiều sâu cấu trúc nội tại của nó.
Phân loại là sự phân chia và sắp xếp các sự vật, hiện tượng và các khái niệm theo
một thứ tự nhất định, ở những cấp độ nhất định, dựa trên những thuộc tính giống nhau và
khác nhau giữa chúng để đưa chúng vào từng nhóm riêng biệt tùy thuộc vào mục đích phân
loại. Muốn phân loại tốt, trước hết phải có phương pháp phân tích tốt, phân tích giúp hiểu
sâu đối tượng nên chính là bước cơ sở giúp chúng ta tiến hành phân loại.
Như vây, phân loại tài liệu là q trình phân tích tài liệu nhằm xác định nội dung
chủ yếu và thể hiện nội dung đó bằng những ký hiệu của khung phân loại cụ thể.
*Phương pháp hệ thống hóa, tổng thuật tài liệu lí luận
Hệ thống hóa là việc tìm kiếm và sắp đặt các yếu tố và nhận ra mối liên hệ giữa
chúng. Đối với việc hệ thống hóa tại liệu chính là việc chúng ta tập hợp các tài liệu trên cơ
sở nhận ra sự liên hệ giữa những đơn vị tri thức mà chúng trình bày.

Việc tổng thuật tài liệu chính là tìm ra các nội dung chính yếu của từng tài liệu, tóm
lược những nội dung đó theo một hệ thống lơ-gich nhất định nào đó, giúp vấn đề nghiên
cứu được sâu chuỗi lại theo những phương diện nhất định.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Mục đích nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát thực trạng thói quen, nhận thức, biểu hiện và hành động thực tế của các
bậc phụ huynh trong q trình tương tác với trẻ nhỏ nói chung và tương tác nhằm mục đích
phát triển ngơn ngữ và giao tiếp tuổi mầm non nói riêng.
- Bước đầu chỉ ra một số yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến q trình tương tác
mẫu tính nhằm phát triển ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ 9 - 18 tháng tuổi tại các gia đình.
- Tiến hành thực nghiệm tác động nhằm nâng cao nhận thức và khả năng tương tác
mẫu tính, góp phần phát triển ngơn ngữ - giao tiếp của trẻ 9 - 18 tháng tuổi.


7

7.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra khảo sát
- Mục đích: Chúng tơi sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu thực trạng tương tác
mẫu tính hiện nay và hiệu quả của nó với sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ.
- Cách thức tiến hành:
+ Tìm hiểu và điều tra các thói quen chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non của các bậc
phụ huynh;
+ Quan sát các cuộc trò chuyện đàm thoại của cha mẹ với con cái theo các chủ đề chủ
điểm gắn với việc chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày rồi xử lí các kết quả thu được.
Trong số các phương pháp điều tra, khảo sát, chúng tôi đặc biệt chú trọng sử dụng
phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.Chúng tơi xây dựng bộ phiếu điều tra về quan niệm,
thói quen, hành vi chăm sóc và giáo dục con cái của các bậc phụ huynh. Bộ câu hỏi được
xây dựng trong mối quan hệ với mục tiêu hỗ trợ và điều chỉnh chất lượng tương tác mẫu
tính nhằm phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non. Đây là phương pháp được chúng tơi sử dụng

để nghiên cứu phần nội dung chính của luận án.
* Phương pháp thực nghiệm tác động
Thực nghiệm tác động được tiến hành để so sánh kết quả phát triển ngôn ngữ ở
những trẻ mà các cặp mẹ - trẻ được sử dụng các biện pháp hỗ trợ và điều chỉnh với các cặp,
nhóm mẹ - trẻ khơng sử dụng các biện pháp này.
* Phương pháp thống kê tốn học
Chúng tơi thu thập và xử lý kết quả thực nghiệm bằng các cơng thức tốn thống kê
như: tính giá trị trung bình cộng, độ lệch chuẩn, so sánh sự khác biệt giữa kết quả của
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm v.v... Dùng kiểm nghiệm t với 2 mẫu độc lập để so
sánh kết quả của nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng để thấy được sự khác biệt có ý
nghĩa hay khơng sau khi tiến hành thực nghiệm.
Giả thuyết Ho: Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa nào giữa năng lực ngôn ngữ và
giao tiếp giữa hai nhóm trẻ ĐC và TN trước và sau TN.
Giả thuyết H1: Có thể có sự khác biệt có ý nghĩa giữa năng lực ngôn ngữ và giao
tiếp giữa hai nhóm trẻ ĐC và TN sau TN.
Giả thuyết H1 được chấp nhận với trị số t động thực nghiệm có hiệu quả đối với nhóm TN.


8

8. Đóng góp của luận án
Từ việc hệ thống hố cơ sở lí luận về phát triển ngơn ngữ và tương tác mẫu tính trên
thế giới và ở Việt Nam, khảo sát thực trạng tương tác mẫu tính và ảnh hưởng của nó đến sự
phát triển ngơn ngữ của trẻ 9-18 tháng tuổi, luận án có những đóng góp sau đây:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tương tác mẫu tính, ảnh hưởng của
tương tác mẫu tính đối với sự phát triển ngơn ngữ trẻ mầm non.
- Mô tả được thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ 9 - 18 tháng tuổi qua tương tác
mẫu tính.
- Đề xuất một số nội dung và biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ của trẻ giai đoạn 9 18 tháng tuổi thơng qua tương tác mẫu tính.

- Đề xuất bộ công cụ đánh giá một số phương diện của sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ
9 - 24 tháng tuổi.
Vì những đóng góp kể trên, luận án có thể làm tài liệu tham khảo giúp phụ huynh,
GVMN trong việc chăm sóc giáo dục nói chung và phát triển ngơn ngữ nói riêng ở trẻ
mầm non.
9. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 3 phần với những nội dung chính như sau:
Phần mở đầu: trình bày những vấn đề chung, bao gồm:
- Lí do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Giả thuyết khoa học
- Phương pháp nghiên cứu
- Đóng góp của luận án
Phần trình bày tổng quan nghiên cứu, trình bày lịch sử nghiên cứu vấn đề trong
và ngoài nước.
Phần nội dung chính của luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Tương tác mẫu tính với sự phát triển ngơn ngữ tuổi mầm non.
Trong chương này, luận án nghiên cứu một số vấn đề lí luận như sự tương tác mẫu
tính (maternal interaction), sự gắn bó (attachment), qua đó làm rõ khái niệm cơng cụ của
đề tài – tương tác mẫu tính; chỉ rõ các đặc trưng và vai trò của tương tác mẫu tính đối với
sự phát triển ngơn ngữ của trẻ mầm non.


9

Chương 2. Thực trạng, nội dung và biện pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 -18 tháng
tuổi thông qua tương tác mẫu tính.

Trong chương này, luận án thực hiện việc điều tra thực trạng phát triển ngôn ngữ
thông qua tương tác mẫu tính hiện nay; đề ra nội dung phát triển ngơn ngữ, tiêu chí đánh
giá sự phát triển ngôn ngữ, xây dựng hệ thống biện pháp hỗ trợ tương tác mẫu tính nhằm
phát triển ngơn ngữ theo một quy trình hợp lí. Cũng ở chương này, luận án phân tích việc
sử dụng các biện pháp trên để nâng cao hiệu quả lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ mầm non.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
Trong chương này, luận án tiến hành kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đề ra.
Cũng ở chương này, luận án tiến hành thực nghiệm tác động để khẳng định hiệu quả của
việc sử dụng hệ thống biện pháp trên với mục đích phát triển ngơn ngữ.
Phần kết luận tóm tắt những nội dung cơ bản đã thực hiện trong luận án và đề xuất
những kiến nghị để nâng cao hiệu quả tương tác mẫu tính nhằm phát triển ngơn ngữ cho trẻ
mầm non nói riêng và phát triển các năng lực nhận thức, xã hội khác nói chung ở trẻ nhỏ.


10

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGƠN NGỮ
VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ MẦM NON
THÔNG QUA TƢƠNG TÁC MẪU TÍNH
1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngồi
1.1. Những quan điểm cơ bản về sự phát triển ngôn ngữ
Làm thế nào mà con người sáng tạo, lĩnh hội và sử dụng được ngôn ngữ là một vấn
đề đang được nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau. Có thể kể ra một số quan điểm cơ
bản như sau:
1.1.1 Thuyết bẩm sinh (Nativist Theories)
Nội dung của thuyết này cho rằng ngôn ngữ là năng lực bẩm sinh đặc thù của loài
người, thể hiện đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh lĩnh hội ngơn ngữ thơng qua một chương
trình di truyền học. Do đó sự lĩnh hội ngơn ngữ khác với các quá trình nhận thức khác. Noam
Chomsky, đại biểu của thuyết bẩm sinh đã chỉ ra công cụ lĩnh hội ngôn ngữ (the language
acquisition device –LAD [86]). Quan điểm này nhấn mạnh trẻ em được sinh ra với sự hiểu

biết cơ bản về ngôn ngữ và với một năng lực trí tuệ sẵn có để lĩnh hội ngơn ngữ một cách
thuận lợi và nhanh chóng. Năng lực đó là nhờ vào sự siêu liên kết của bộ não („overconnected‟) ở thời điểm mới chào đời. Các mối liên kết đó có thể bị mất đi hoặc chỉ là dạng
tiềm năng, và các mối liên kết mới về cơ bản được hình thành dựa theo các dạng kinh
nghiệm mới có được từ những kích thích mới. Một thực tế cho thấy sự lĩnh hội ngôn ngữ chỉ
diễn ra trong một thời điểm cụ thể nhất định trong đời người nên góp phần hậu thuẫn cho
thuyết bẩm sinh này.
Với Noam Chomsky, trẻ em từ khi sinh ra đã được trang bị sẵn một chương trình ngơn
ngữ mặc định, (đó là ngữ pháp phổ quát – univesal grammar) và chương trình này dần sẽ bị thay
thế bởi một ngôn ngữ cụ thể mà trẻ được tiếp xúc trực tiếp hàng ngày. Thuyết bẩm sinh được hậu
thuẫn từ rất nhiều bằng chứng khác nhau. Trước hết là ví dụ về những lồi động vật gần với loài
người (vượn, tinh tinh, champanzee) dù được nuôi giống như con người nhưng không thể học
được ngơn ngữ của lồi người, mặc dù có thể đạt tới mức có thể hiểu được nghĩa từ ở mức độ
đơn giản, song không thể sản sinh, tạo lập ngôn ngữ. Một thực tế khác cũng cho thấy trẻ em có
thể học ngơn ngữ ngay cả khi thiếu hụt các khả năng nhận thức khác hoặc khi tiếp nhận các kích
thích nghèo nàn. Một trong những luận điểm quan trọng hơn cả để bênh vực cho thuyết bẩm sinh
là bằng chứng về kì giới hạn trong sự lĩnh hội ngơn ngữ (critical period) [139]. Lenneberg giả
định rằng sự lĩnh hội ngôn ngữ là bẩm sinh, như thể bạn được sinh ra cùng với ngôn ngữ. Những
yếu tố sinh học đã hạn định bằng kì giới hạn đối với việc lĩnh hội ngôn ngữ tạo nên “cửa số cơ
hội- ”window of opportunity‟ từ khoảng sơ sinh đến tuổi dậy thì. Nếu trẻ không học ngôn ngữ
trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ sẽ khơng bao giờ có thể thành thục được một thứ ngôn ngữ


11

nào. Kì giới hạn và bộ não con người có một sự liên quan tới nhau. Lenneberg tin rằng sau khi
một quá trình tạo ra sự phát triển các chức năng đặc biệt ở hai bên não, não sẽ mất tính linh hoạt,
thơng thường là q trình này theo Lenneberg sẽ được hồn tất ở tuổi dậy thì, khiến cho q trình
lĩnh hội ngơn ngữ sau tuổi dậy thì trở nên khó khăn.
Ngồi ra Lenneberg cũng chỉ ra các bộ phận não bộ phân hóa với chức năng ngơn
ngữ. Cụ thể là 85% phần não thực hiện chức năng ngôn ngữ là ở bán cầu não trái, với hai

bộ phận quan trọng nhất là bộ phận sản sinh ngôn ngữ (Broca) và bộ phận lí giải ngơn ngữ
(Werunikey ): Hình 1:





PHẦN NÃO ĐIỀU KHIỂN NGƠN
NGỮ
PHẦN BROCA: SẢN SINH NGƠN
NGỮ
ウェル二ッケ(WERUNIKEY):
LÍ GIẢI NGÔN NGỮ

C.PHẦN NÃO LIÊN KẾT BỘ PHẬN A&B

2. PHẦN NÃO BỔ SUNG
CHỨC NĂNG NGƠN NGỮ






VIẾT
THỂ HIỆN SẮC THÁI
ĐỌC HIỂU
MỆNH DANH

(Tâm lý học phát triển – Nobuko Uchida, trang 104 [44])

Như vậy thuyết bẩm sinh có khá nhiều những luận điểm hậu thuẫn cho mình.
Thuyết này đã làm sáng tỏ các cơ sở và cơ chế sinh học của quá trình lĩnh hội ngơn ngữ ở
con người. Theo đó, nó góp phần giải những bài toán về trị liệu những rối loạn về ngơn
ngữ có nguồn gốc từ sinh học.
1.1.2. Thuyết học tập hay thuyết hành vi (Learning/ Behaviourist Theories)
Đây là lý thuyết đầu tiên về phát triển ngôn ngữ cho rằng trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ
thông qua bắt chước. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em bắt chước các hành động
của những người xung quanh mình trong năm đầu đời nói chung cũng là những trẻ học nói
nhanh hơn. Như vậy, Thuyết học tập cho rằng năng lực ngơn ngữ là do học tập mà có được.
Đại biểu của thuyết này là Skinner, Pavlov,….Các nhà khoa học theo thuyết này cho rằng
ngôn ngữ được lĩnh hội thơng qua một q trình cơ bản như liên tưởng, củng cố và bắt chước
(associations, reinforcement and imitation)[188]. Nói cách khác, khi cha mẹ hay người chăm
sóc nhiệt tình thúc đẩy để trẻ nói, điều này sẽ khuyến khích trẻ có thể lặp lại lời nói. Vì thế,
thuyết này cịn được gọi bởi một cái tên khác là Thuyết hành vi chủ nghĩa. Nhưng một lần nữa,


12

mặc dù tăng cường có thể giúp đỡ, lý thuyết này khơng thể giải thích cho các “phát minh
ngơn ngữ” của trẻ em. Chẳng hạn như, trẻ nói tiếng Anh, đã “tự sáng tạo” theo một quy
luật mà chúng đã hội được trong việc chia động từ quá khứ cho từ “go” thành “goed” trong
khi đó chia động từ bất quy tắc đúng phải là “went”. Có thể thấy, trẻ vẫn nói (tạo lập) những
mẫu ngơn ngữ tự phát ngay cả khi trên thực tế người lớn chưa từng bao giờ nói thế ví dụ như:
No body don’t likes me (trẻ nói tiếng Anh với ý nghĩa là "khơng ai yêu con cả" nhưng đã bị
nhầm: dùng phủ định hai lần, nên nghĩa bị thay đổi thành"không ai không yêu con cả" và chia
động từ sai, vì "No body" phải chia động từ số ít) hoặc khi nhìn thấy chú chó đốm, trẻ Việt
Nam thốt lên “chó sữa” có lẽ vì những đốm đen trắng giống lưng những chú bị sữa; hoặc "Hết
ơng rồi" (trẻ nói khi nhìn thấy ơng đi khuất sau cánh cổng), cũng có khi trẻ nói "mẹ ơi, thịt ngã
rồi" khi thịt bị rơi ra khỏi bát cơm…. Rõ ràng, giới hạn của thuyết học tập chính là chưa tính
tốn một cách đầy đủ đến các yếu tố liên quan tới q trình phát triển ngơn ngữ, bởi lẽ nó q

đơn giản để giải thích sự phức tạp của bản thân ngôn ngữ. Đồng thời hầu hết các bậc cha mẹ
lại không thường xuyên củng cố ngôn ngữ của con trẻ một cách sát sao.
1.1.3 Thuyết nhận thức (Cognitive theory)
Thuyết nhận thức cho rằng sự phát triển của ngôn ngữ được sự phát triển nhận thức
chuẩn bị và hậu thuẫn. Piaget, J. và những nghiên cứu về phát triển nhận thức của ơng có ảnh
hưởng lớn nhất đến thuyết nhận thức. Đối với Piaget, năng lực ngôn ngữ được xem là một
phần năng lực biểu tượng phổ thơng nhất, phức hợp hơn cả so với trị chơi biểu tượng, sự mơ
phỏng trì hỗn, vẽ v.v…[177]. Sự xuất hiện của ngơn ngữ là vào cuối thời kì vận động trở đi,
nhờ vào sự hậu thuẫn của năng lực biểu tượng hay còn gọi là tư duy tượng trưng (là năng
lực dùng một sự vật khác thay thế cho một sự vật ở trong suy nghĩ, và dùng ngôn ngữ để biểu
hiện, làm tái hiện được sự vật khơng có ở trước mắt). Vì thế, Piaget cho rằng thực chất ngơn
ngữ là một hành vi tượng trưng, nó giống với các quá trình học tập khác của con người.
Trong những nghiên cứu của Piaget từ những năm 1970 trở đi, sự vận động tìm kiếm
ở thời kì câu 1 từ- khởi nguyên của thời kì ngữ pháp sơ kì, trở nên thịnh hành, trước đó,
Piaget những năm 1930-1940 đã phát biểu kết quả nghiên cứu có liên quan đến trí năng liên
vận động cảm giác, và đã được thước độ hóa bởi Vzgiris, I. và Hunt, J. McV. trở thành
nguồn gốc của thước đo về sự phát triển, bắt đầu có ảnh hưởng rất to lớn.
Chẳng hạn như nhóm nghiên cứu Bates [59] cho rằng, trẻ từ 11-13 tháng tuổi trở đi
có thể thấy những từ đầu tiên xuất hiện có mối liên quan tới phương pháp và sự mơ phỏng
các kĩ năng cấp thấp của trí năng liên vận động cảm giác- liên quan tới sự phát triển quan
hệ mục đích; 18-24 tháng tuổi, những câu 2 từ có liên quan tới khả năng liên kết hai hành
động. Hơn nữa, 13 tháng tuổi trở đi, trong từ vựng danh từ những trẻ có ưu thế so với


13

những trẻ khơng có ưu thế như vậy, ngơn ngữ dần phát triển, song vì sự phát triển ngữ
pháp lại có liên quan đến sự phát triển của động từ, nên ở 28 tháng tuổi, trẻ có ưu thế về
danh từ so với trẻ khơng có ưu thê như vậy, thì sự phát triển ngơn ngữ lại chậm lại rõ rệt.
Từ đó nhóm Bates những khu vực cấp thấp của ngơn ngữ (từng vựng- danh từ) thì liên

quan đến khu vực cấp thấp của nhận thức (nhu cầu, mục đích), hơn nữa cách thức quan hệ
đó tùy theo các giai đoạn phát triển cũng dần biến đổi. Vì thế lí thuyết của nhóm Bates
được mệnh danh là thuyết Tương đồng bộ phận.
1.1.4 Thuyết nhận thức xã hội (hay còn gọi là quan điểm tương tác xã hội )(Interactionist Theory)
Thuyết nhận thức xã hội cho rằng mặc dù bẩm sinh và học tập là rất quan trọng,
nhưng sự tồn tại của con người mang tính xã hội nên ngơn ngữ và tâm lí khơng đơn thuần
là sản phẩm của cá nhân mà cịn là sản phẩm của q trình giao tiếp với người khác. Kiểu
tư duy này được gọi là chủ nghĩa cấu thành xã hội. Người mở đầu cho quan điểm này
trong tâm lý học phát triển là Vygosky, L. Vygosky đã nhấn mạnh ngôn ngữ được sự hậu
thuẫn bởi sự phát triển của tư duy, kí ức tùy theo sự vật hay cơng cụ có tư cách là di sản
văn hóa, mà được truyền lại từ sự tương tác và hỗ trợ của người lớn [143]. Bruner, nhà lí
luận phát triển ngôn ngữ sẽ tiếp tục hướng tư duy trên.
Bruner cho rằng để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ, cần có hệ thống hỗ trợ
được tiến hành bởi người mẹ, gọi là LASS (Language Acquisiton Support System: Hệ
thống hỗ trợ lĩnh hội ngôn ngữ) [76]. LASS là hệ thống cung cấp những công việc cùng đề
cập tới trong năng lực của trẻ. Công việc đề cập tới này là hệ thống điều chỉnh một cách
tinh tế cả ngôn ngữ và sự chú ý của trẻ. Nhờ thế mà người mẹ có thể tạo nên những bối
cảnh giao tiếp tạo nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, có thể cố gắng tạo dựng nên
sự chia sẻ niềm đồng cảm với trẻ. Ví dụ như trong bối cảnh đọc sách tranh, mẹ chỉ vào
tranh mà bé đang nhìn, và nói “cún con gâu gâu nào”, bé sẽ phát âm “bừ - bừ”, và mẹ trả
lời lại phản ứng của bé bằng những đối thoại như: “bừ-bừ nhanh nhỉ”“và “đây là?”v.v…,
tạo ra mối liên kết giữa cái mà bé chú ý với ngôn từ. Cùng với năng lực ngôn ngữ và năng
lực hội thoại giao tiếp của bé, mẹ tiến hành những hội thoại như vậy, bé sẽ kiểm sốt được
ngơn từ và sự chú ý một cách có chủ đích, từ đó tiến tới việc phát triển ngơn ngữ.
Ngồi việc tạo nền tảng như trên, người mẹ nếu sử dụng nhiều âm thanh ngôn ngữ cao,
những câu văn ngắn, lặp đi lặp lại thì trẻ sẽ tiếp thu nội dung hội thoại một cách dễ dàng. Đây
chính là kiểu giao tiếp độc đáo khi trị chuyện với trẻ, được gọi là child – directed speech
(ngôn ngữ trực tiếp với trẻ nhỏ) hoặc motherese (ngôn ngữ mẫu tính) hay babytalk (nói theo
cách trẻ em).



14

Như vậy thông qua các thuyết về sự phát triển ngơn ngữ, ta thấy rõ ngơn ngữ rõ
ràng là có liên quan đến khía cạnh di truyền học. Trước hết ngơn ngữ chỉ xuất hiện trong
thế giới lồi người với một phiên bản đầy đủ nhất, tức là ở dạng tín hiệu có sự tương ứng
giữa một hình thức vật chất và một nội dung ý nghĩa. Nhưng để có sự phát triển ngôn ngữ
một cách thuận lợi nhất cần rất nhiều đến các yếu tố có liên quan chặt chẽ với các yếu tố
phát triển xã hội và nhận thức khác. Trong số các yếu tố đó, tương tác mẫu tính được xem
như là một nhân tố tương tác mang tính xã hội xuất hiện sớm nhất ở con người, góp phần
quan trọng trong q trình phát triển ngơn ngữ lứa tuổi mầm non.
1.2 Nghiên cứu tƣơng tác mẫu tính đối với sự phát triển ngơn ngữ
1.2.1 Nghiên cứu về tương tác mẫu tính (TTMT)
1.2.1.1 TTMT như một phẩm chất có nguồn gốc bẩm sinh, có liên quan tới thuyết Gắn bó
(Attacment)
Mở đầu cho xu hướng nghiên cứu này về TTMT phải kể tới các nhà tâm lý học
Ainsworth, M. D., Bell, S.M., & Stayton. Trong thập kỉ 60 của thế kỉ XX, nhóm tác giả
Ainsworth đã tăng cường các khái niệm cơ bản, giới thiệu khái niệm "cơ sở an toàn”
(“secuse base”) và phát triển một lý thuyết về một số kiểu gắn bó của trẻ sơ sinh: gắn bó
an tồn, gắn bó khơng an tồn- lảng tránh và gắn bó khơng an tồn - mâu thuẫn. Sau đó,
các nhà nghiên cứu đã bổ sung thêm kiểu gắn bó thứ tư: gắn bó vơ tổ chức.
Tiếp tục cho xu hướng nghiên cứu này phải kể tới tên tuổi của John Bowlby với các
cơng trình nghiên cứu về Attachment (Sự gắn bó). Attachment được giới nghiên cứu giáo
dục Âu Mĩ bắt đầu từ những năm 1977 với đại biểu tiêu biểu là John Bowlby. Ông đã xuất
bản bộ ba tập sách “Attachment and Loss” (“Gắn bó và mất mát”) nhằm khẳng định vai trị
của sự gắn bó mẫu tử nói riêng và sự gắn bó mang tính lồi nói chung đối với sự phát triển
của con người. Theo John Bowlby, sự gắn bó có nghĩa là: “Là một hệ thống điều chỉnh sẵn
có ở con người (do q trình tiến hóa mang lại) để đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của
lồi người. Sự gắn bó này có thể thay thế cho mọi nỗ lực khác, nó bắt đầu từ khi con
người sinh ra cho đến khi chết đi. Đối với trẻ, đó là trạng thái gần gũi hoặc dễ dàng trị

chuyện, giao tiếp với một ai đó, và điều này giống như nền tảng có thể đảm bảo sự an toàn
(đặc biệt là về tinh thần) cho trẻ một cách tốt nhất.” [123]
Nói cách khác hành vi gắn bó là hành vi đặc trưng cho tính người bắt đầu từ khi
sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay (“from the cradle to the grave") mà Bowlby viết từ
những năm 1977. Trong lời nói đầu, ơng viết “... Sự gắn bó là hành vi được hình thành với
tư cách là kết quả của sự nỗ lực cá nhân nhằm tạo dựng hay duy trì trạng thái gần gũi,
thân thiết với một ai đó khác với mình, vì họ mạnh mẽ hơn hoặc thơng thái hơn mình. Điều
này được biểu hiện trước tiên, thường xuyên, rõ nét ở trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo, được


×