Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Thi ke chuyen ve Ho Chi Minh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.02 KB, 5 trang )

Bài dự thi: Kể chuyện về tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh
Câu chuyện dự thi: Không có việc gì khó
Kính tha Ban giám khảo, kính tha quí vị đại biểu, kính tha các thầy cô giáo cùng toàn thể
cac ban học sinh Tuong THCS Hung Phu.
Nh chúng ta đã biết, chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân
tộc, danh nhân văn hoá thế giới, Ngời là một vĩ nhân, mà vĩ nhân bao giờ cũng sống mãi với
thời gian, sống mãi với non sông đất nớc, sống mãi với nhân dân và nhân loại. Sự nghiệp t tởng
và đạo đức sáng ngời của Bác mãi mãi là tấm gơng sáng chói cho cán bộ, nhân dân, học sinh
chúng ta noi theo.
Một nhà văn nớc ngoài đã từng gọi Hồ Chủ tịch là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng.
Ngời tiêu biểu nhất cho đạo đức cộng sản chủ nghĩa ở Việt Nam và kết tinh những đức tính tốt
đẹp nhất của dân tộc ta. Ngời đã phát huy truyền thống đạo đức phơng Đông là Nhân, Nghĩa,
Trí, Dũng, Cần, Kiệm, Liêm, Chính trên một cơ sở hoàn toàn mới. Ngời viết:
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông,
Đất có bốn phơng: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Ngời có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một một phơng, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành ngời.
Đúng nh vậy!
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần học hỏi, vợt khó và cổ vũ lòng hăng hái của
nhân dân một cách mãnh liệt. Những câu nh dới đây luôn luôn vang lên tinh thần quật cờng, bất
khuất của dân tộc Việt Nam ta:
Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ,
Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập Tổ quốc.
Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tờng đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch
hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tờng đó, chúng cũng phải thất bại.
Sau khi hoà bình đợc lập lại và nớc nhà bị tạm thời chia làm hai miền. Ngời nói:
Giáo viên: Hoàng Thu Hờng
1
Bài dự thi: Kể chuyện về tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh


Nớc Việt Nam ta là một nớc thống nhất, Nam Bắc một nhà không một lực lợng phản
động nào có thể chia cắt đợc. Nớc Việt Nam ta nhất định phải thống nhất. ý chí của Ngời chiến
sĩ cách mạng ấy không chỉ là lời nói suông, đã đi vào cả trong thơ văn và hoạt động cách mạng
của Ngời. Một tinh thần lạc quan yêu đời luôn toả sáng nh:
Tự khuyên mình
Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân,
Nghĩ mình trong bớc gian truân,
Tai ơng rèn luyện tinh thần thêm hăng.
Nghe tiếng giã gạo
Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông.
Sống ở trên đời ngời cũng vậy:
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Bốn tháng rồi
Kiên trì và nhẫn nại.
Không chịu lùi một phân.
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng tinh thần
Khi ở tù, rụng một cái răng, mất một cái gậy cũng là những dịp để Hồ Chủ tịch làm thơ
bày tỏ khí tiết của mình. Ví dụ nh Vịnh cái răng:
Cứng rắn nh anh khác thói thờng,
Phải đâu mềm tựa lỡi không xơng.
Hay nh Vịnh cái gậy:
Giáo viên: Hoàng Thu Hờng
2
Bài dự thi: Kể chuyện về tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh
Suốt đời ngay thẳng lại kiên cờng,
Dìu dắt nhau đi mấy tuyết sơng.
Trong thơ văn của Hồ Chủ tịch, mỗi câu, mỗi chữ đều mang chất thép, đều toát ra t t-

ởng và tình cảm của một chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Muôn nghìn khổ cực, gian lao không lay
chuyển đợc mà chỉ rèn luyện thêm tinh thần và ý chí sắt đá của Ngời. Chính vì thế mà sau khi ra
khỏi nhà tù, lòng Ngời vẫn trong suốt nh lòng sông, không chút bụi.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nớc với nhiều biến đổi to lớn của hiện tại, nhng
chúng ta cũng không thể nào quên về Ngời, về tấm gơng đạo đức, về một tinh thần yêu nớc
ngàn đời.
Hoà chung không khí của cuộc vận động học tập và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí
Minh, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn, tôi tự thấy bản thân cần phải có
nghĩa vụ học tập và làm theo tấm gơng cuả Bác, nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc
xây dựng đất nớc. Giúp cho các em học sinh có thêm những hiểu về Ngời. Vì vậy, trong cuộc
thi này tôi xin kể lại câu chuyện về tinh thần thép luôn toả sáng của Bác với tiêu đề
Không có việc gì khó nh sau:
Năm 1927, với tên gọi Thầu Chín, Bác Hồ sống và hoạt động ở Xiêm (Thái Lan) cho
đến cuối năm 1929. Đây là một trong những khoảng thời gian trớc năm 1945 Ngời sống lâu
nhất với kiều bào.
Sau khi đặt chân đến Phi Chịt, Ngời nêu ý kiến đi U Đon để tìm gặp Việt Kiều. Từ Phi
Chịt đến U Đon phải đi bộ, băng rừng hàng tháng. Mỗi ngời đi đờng đều gánh hai thùng sắt tây
đựng quần áo, đồ dùng lặt vặt, có nắp đậy để tránh ma núi, vắt rừng. Thức ăn mang theo là 10
ký gạo và một ống cheo ( thịt gà hoặc sờn lợn băm nhỏ rang muối. Sau này, năm 1945 khi đi
Côn Minh, Bác cũng mang theo một ống cheo nhng đợc đặt tên là muối Việt Minh ).
Thầu Chín cùng một số anh em ra đi vào dịp mùa thu. Cây rừng đang rụng lá. Trời nắng
to, đờng đi đá sỏi gập ghềnh, mọi ngời đều mệt mỏi. Thấy Thầu Chín không quen gánh, có ngời
muốn giúp đỡ, nhng Thầu Chín không chịu. ít ngày sau, đôi chân của Thầu Chín đã sng lên,
rớm máu, tấy đỏ. Anh em lại yêu cầu Thầu Chín nhờng gánh. Thầu Chín nói: Thánh hiền đã
dạy: Thiên hạ vô nan sự, nhân tâm tự bất kiên, ý nói là dới trời này không có việc gì dễ, chỉ sợ
Giáo viên: Hoàng Thu Hờng
3
Bài dự thi: Kể chuyện về tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh
lòng ngời không kiên trì , cứ cố gắng, để thế vài hôm nữa sẽ quen đi. Quả nhiên, mấy ngày
sau nữa, bớc chân Thầu Chín đã nhanh, đi gọn, đôi thùng đung đa có vẻ đã nhẹ nhàng. Mấy

tháng sau, có lần từ U Đon về đến Xa Vang đờng dài hơn 70 kilômét, Thầu Chín chỉ đi hết một
ngày.
Hơn 20 năm sau, vào cuối mùa đông năm 1950, trong một lần gặp gỡ anh em thanh niên
xung phong làm đờng ở Đèo Khế, Thái Nguyên, Bác Hồ đã đọc tặng bốn câu thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Bốn câu thơ ấy, tuy là mợn ý của Thánh hiền nhng đã đợc kiểm nghiệm trong thực tế
cuộc sống của Bác Hồ mấy chục năm trớc đó
Minh Anh
Trích trong cuốn sách: Tấm lòng của Bác
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005
Câu chuyện trên cho ta rõ thêm về khoảng thời gian Bác Hồ sống lâu nhất với kiều bào
( 1927 -1929) và quan trọng hơn là ý nghĩa từ câu chuyện:
Thứ nhất, câu chuyện trên khẳng định tấm gơng tự rèn luyện của Bác Hồ. Thuở niên
thiếu, Ngời đã sớm phải xa quê hơng, mời tuổi mồ côi mẹ. Gia đình ly tán. Ra nớc ngoài, phiêu
bạt nhiều nớc, làm nhiều nghề gian khổ để vừa kiếm sống vừa hoạt động. Không chỉ là cơm
muối, ma rừng, chân sng rớm máu, lớn hơn là hai lần tù tội, răng rụng, thân gầy, tóc bạc
thêm, kề cận với những án tử hình vắng mặt nhng Ngời vẫn kiên quyết vợt qua. Gian khổ đã tôi
luyện để Ngời có thêm nghị lực và ý chí cách mạng.
Thứ 2, câu chuyện là bài học rèn luyện đờng đời cho mỗi cán bộ, đảng viên giáo viên và
toàn thể các em học sinh TTGDTX 2 tỉnh Lạng Sơn cũng nh nhân dân trên cả nớc. Trong bối
cảnh kinh tế thị trờng hiện nay, mỗi ngời chúng ta phải biết vợt qua những cám dỗ lợi ích cá
nhân, lợi ích trớc mắt. Nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc vì mục tiêu dân giàu,
Giáo viên: Hoàng Thu Hờng
4
Bài dự thi: Kể chuyện về tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh
nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh càng nặng nề đòi hỏi cán bộ giáo viên, đảng
viên và học sinh chúng ta phải có ý chí, nghị lực cao hơn nữa, đúng nh Bác nói trong Nhật ký

trong tù: Muốn nên sự nghiệp lớn. Tinh thần càng phải cao . Sống ở trên đời ng ời cũng vậy.
Gian nan, rèn luyện mới thành công . Bốn câu thơ Bác Hồ đọc tặng các anh em thanh niên xung
phong trong câu chuyện: Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển.
Quyết chí ắt làm nên cũng là bài học tự rèn luyện của cán bộ giáo viên, đảng viên và mỗi đoàn
viên thanh niên chúng ta. Hãy sống, học tập và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh để cho
những giá trị di sản của Bác thấm nhuần vào lối nghĩ, cách ứng xử của mỗi ngời đợc tự nhiên
nh lẽ sống và mỗi chúng ta đều trở thành những bông hoa đẹp trong vờn muôn sắc của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Để cho công cuộc trồng ngời ngày càng vững mạnh và là
niềm tin yêu của nhân dân đất nớc. Nh việc khắc phục tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục đồng thời còn là những vấn nạn mà đang đợc Đảng, Nhà nớc và nhân dân quan
tâm trong hệ thống giáo dục ngày nay.
Thứ 3, qua câu chuyện này tôi muốn gửi đến các ĐVTN ở mỗi chi đoàn học sinh hãy
cùng nhau học tập, phấn đấu. Mỗi ĐVTN là một mầm non ơm trồng của tơng lai. Vì vậy, để cho
phong trào học tập vì ngày mai lập nghiệp , trớc tiên mỗi ĐVTN đều phải nhận thức rõ về
nghĩa vụ và trách nhiệm của việc học. Học cho ai? , Học để làm gì? , và học nh thế nào
cho hiệu quả? Đó là vấn đề đặt ra trớc mắt chúng ta và để khắc phục những khó khăn đó
không ai khác chính là ở sự nỗ lực của các em trớc các hiện tợng: đi học muộn, mất trật tự, bỏ
giờ, nghỉ học không phép, hút thuốc, đánh nhau Nhận thức đ ợc điều đó, tôi tin rằngTrung tâm
GDTX 2 tỉnh Lạng Sơn sẽ không khó gì vợt lên đứng ngang hàng với các trờng THPT khác ở
trong tỉnh Lạng Sơn hiện nay.
Hữu lũng, tháng 1 năm 2008
Hoàng Thu Hờng
Giáo viên: Hoàng Thu Hờng
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×