Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đề xuất phương án phát triển sản xuất lâm nghiệp xã chiềng san, huyện mường la, tỉnh sơn la giai đoạn 2018 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.58 KB, 89 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA LÂM HỌC
----------o0o----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP
XÃ CHIỀNG SAN, HUYỆN MƢỜNG LA, TỈNH SƠN LA
GIAI ĐOẠN 2018-2025
NGÀNH
MÃ NGÀNH

: LÂM SINH
: D620205

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Khóa

Hà Nội, 2018

: GS. TS. Trần Hữu Viên
: Nguyễn Tùng Lâm
: 1453011140
: K59A – Lâm sinh
: 2014 - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để kết thúc khóa học và hồn thành chƣơng trình đào tạo một kỹ sƣ lâm


nghiệp, đƣợc sự đồng ý của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, khoa Lâm Học tôi đã
thực hiện đề tài:
“Đề xuất phương án phát triển sản xuất lâm nghiệp xã Chiềng San,
huyện Mường La, tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2025”
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận tơi đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ và đóng góp ý kiến của thầy cơ giáo, bạn bè... Cho đến nay, khi hồn
thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin gửi lời tri ân và cảm ơn chân thành đến:
- Giáo sƣ Tiến sĩ Trần Hữu viên, bộ môn Điều tra quy hoạch, trƣờng Đại
học Lâm nghiệp đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong cả q trình cho đến
khi hồn thành khóa luận.
- UBND xã Chiềng San, UBND huyện Mƣờng La, hạt kiểm lâm huyện
Mƣờng La, và các anh chị ở phịng địa chính xã đã giúp đỡ tôi rất nhiều từ việc
cung cấp tài liệu, thơng tin và đi thực địa.
- Chính quyền, nhân dân xã Chiềng San đã tạo mọi điều kiện trong q
trình thu thập thơng tin, khảo sát thực địa.
- Bạn bè giúp đỡ trong quá trình thực hiện cũng nhƣ hồn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Sau khi hồn thành, khóa luận khơng tránh khỏi những sai sót, rất mong
nhận đƣợc những nhận xét, góp ý từ các thầy cơ giáo, bạn bè và những ai quan
tâm đến vấn đề mà khóa luận đề cập.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Tùng Lâm



MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1 LƢỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 3
1.1. Trên thế giới ................................................................................................... 3
1.2. Trong nƣớc ..................................................................................................... 7
1.3. Các văn bản chính sách Nhà nƣớc liên quan đến quy hoạch lâm nghiệp. ..... 9
1.4. Đặc thù của công tác quy hoạch lâm nghiệp................................................ 11
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 14
2.2. Đối tƣợng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu ................................................ 14
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 14
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 14
2.2.3. Giới hạn nghiên cứu .................................................................................. 14
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 14
2.3.1. Điều tra phân tích điều kiện cơ bản của xã Chiềng San, huyện Mƣờng La,
tỉnh Sơn La. ......................................................................................................... 14
2.3.2. Đề xuất phƣơng án phát triển sản xuất lâm nghiệp................................... 14
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. ............................................................................. 15
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................... 15
2.4.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu......................................................................... 16
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 18
3.1. Điều kiện cơ bản của xã Chiềng San, huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La......... 18
3.1.1. Điều kiện sản xuất lâm nghiệp. ................................................................. 18
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất tài nguyên rừng. ................................................... 28


3.1.3. Đánh giá, phân tích thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản đến phát

triển sản xuất lâm nghiệp .................................................................................... 32
3.2. Xây dựng phƣơng án phát triển sản xuất lâm nghiệp cho xã Chiềng San,
huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La ............................................................................ 33
3.2.1. Những căn cứ lập phƣơng án quy hoạch................................................... 33
3.2.2. Đề xuất phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển lâm nghiệp cho xã Chiềng
San, huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La .................................................................... 35
3.2.3. Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai tài nguyên rừng cho xã Chiềng San,
huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La ............................................................................ 37
3.2.4. Đề xuất các biện pháp sản xuất kinh doanh .............................................. 41
3.2.5. Tổng hợp vốn đầu tƣ và ƣớc tính hiệu quả ............................................... 50
3.2.6. Đề xuất một số giải pháp thực hiện........................................................... 54
Chƣơng 4 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ ................................... 57
4.1. Kết luận. ....................................................................................................... 57
4.2. Tồn tại........................................................................................................... 58
4.3. Khuyến nghị ................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU


DANH MỤC VIẾT TẮT
NĐ - CP

Nghị định - Chính phủ

TT - BTNMT

Thông tƣ - Bộ tài nguyên môi trƣờng

NN&PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

TDTTN

Tổng diện tích tự nhiên

XD

Xây dựng

TSTN

Tái sinh tự nhiên

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Biểu 3.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Chiềng San năm 2017 ..................................................... 29
Biểu 3.2: Thống kê diện tích và trữ lƣợng rừng năm 2017 ...................................................... 31
Biểu 3.3: Quy hoạch sử dụng đất xã Chiềng San đến năm 2025 ............................................. 38
Biểu 3.4: Tiến độ thực hiện và vốn đầu tƣ cho công tác bảo vệ rừng sản xuất ........................ 43
Biểu 3.5: Tiến độ trồng rừng, tạo rừng của xã giai đoạn 2018 - 2025 ..................................... 44
Biểu 3.6: Chi phí trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng giai đoạn 2018 - 2025 ............................... 46

Biểu 3.7: Tiến độ thực hiện vốn đầu tƣ cho biện pháp nuôi dƣỡng bảo vệ rừng ..................... 48
Biểu 3.8: Tiến độ thực hiện khai thác ....................................................................................... 49
Biểu 3.9: Tổng hợp doanh thu, chi phí và lợi nhuận của khai thác rừng.................................. 50
Biểu 3.10: Tổng hợp vốn đầu tƣ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ................................ 51
Biểu 3.11: Hiệu quả kinh tế của cây Keo lai ............................................................................ 52
Biểu 3.12: Hiệu quả kinh tế của cây Bạch đàn chồi ................................................................. 53


ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm nghiệp là một ngành quan trọng đối với sự phát triển chung của đất
nƣớc, là một trong những ngành sản xuất quan trọng đổi với ngƣời dân, giúp
ngƣời dân xóa đói giảm nghèo. Đối tƣợng sản xuất kinh doanh của lâm nghiệp
là tài nguyên rừng (bao gồm rừng và đất rừng). Việc phát triển sản xuất lâm
nghiệp khơng chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia mà cịn đóng góp phần
lớn trong bảo vệ mơi trƣờng và đa dạng sinh học. Trong những thập kỷ qua, vốn
rừng của Việt Nam đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng, nạn khai thác trái
phép, đốt rừng, phát nƣơng làm rẫy làm cho môi trƣờng sinh thái bị hủy hoại,
diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng. Chính vì vậy việc quản lý, bảo
vệ, khơi phục và phát triển tài nguyên rừng, hạn chế và tiến tới chấm dứt nạn
mất rừng, nâng cao sản lƣợng và độ che phủ của rừng là một trong các mục tiêu
hàng đầu của Đảng và nhà nƣớc trong thời kỳ đổi mới.
Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật nhằm khai
thác sử dụng có hiệu quả và bảo vệ môi trƣờng nhƣ: Luật đất đai năm 2003 (mới
đây là Luật Đất đai năm 2013), Luật bảo vệ vầ phát triển rừng 2004 và mới đây
là Luật lâm nghiệp năm 2017, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, Thông tƣ
01/2005/TT-BTNMT hƣớng dẫn Nghị định 181/2004/NĐ-CP và thực hiện nhiều
chƣơng trình, dự án lớn nhƣ: dự án 327, dự án 661..., đã tạo ra những thay đổi
lớn trong quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên rừng góp phần khuyến khích
các chủ thể quản lý và sử dụng tài nguyên rừng ổn định lâu dìa và hiệu quả,
tránh hiện tƣợng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích và hạn chế

tình trạng đất trồng đồi núi trọc. Tuy nhiên, để sử dụng đất đai, tài nguyên rừng
hợp lý cần có sự thống nhất của các cấp quản lý.
Các cấp quản lý lãnh thổ ở Việt Nam bao gồm: các cấp đơn vị hành chính
từ tồn quốc tới tỉnh, huyện, xã. Để phát triển, mỗi đơn vị đều phải xây dựng
phƣơng án quy hoạch phát triển các ngành sản xuất và quy hoạch dân cƣ, phát
triển văn hóa xã hội, đặc biệt là quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp ở các
xã có tiềm năng tài nguyên rừng.
1


Xã Chiềng San nằm gần trung tâm huyện Mƣờng La, các huyện lỵ Mƣờng
La 10km về phía Đơng - Đơng Nam. Với 1751,15 ha đất lâm nghiệp trong tổng
số 3366 ha tổng diện tích tự nhiên, xã Chiềng San có tiềm năng rất lớn phát triển
sản xuất lâm nghiệp. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất cũng nhƣ số lƣợng và chất
lƣợng rừng chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc tiềm năng cũng nhƣ mong muốn của
ngƣời dân địa phƣơng.
Nhận đƣợc tính cấp thiết của việc phát triển lâm nghiệp cấp xã, tôi đã
chọn đề tài nghiên cứu “Đề xuất phương án phát triển sản xuất lâm nghiệp xã
Chiềng San, huyện Mường La, tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2025” nhằm góp
phần xây dựng phƣơng án quy hoạch sản xuất lâm nghiệp của xã nói riêng cũng
nhƣ tạo cơ hội việc làm nâng cao đời sống kinh tế xã hội và bảo vệ môi trƣờng.

2


Chƣơng 1
LƢỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, đầu thể kỷ XVIII, những nguyên tắc đơn giản nhất của kinh

doanh tổ chức rừng bắt đầu đƣợc áp dụng để thu đƣợc sản phẩm gỗ đều đặn.
Trong suốt hai thể kỷ 18 và 19 ngành khoa học này dần từng bƣớc bổ
xung các cơ sở lý luận, hoàn thiện các giải pháp tổ chức tối ƣu trong kinh doanh
rừng. Phát triển mạnh nhất của ngành khoa học này là ở châu Âu nhƣ ở Đức và
Áo. Tên gọi ngành khoa học này cũng luôn đƣợc thay đổi do quan niệm và nhận
thức trong từng giai đoạn khác nhau về đặc điểm sinh học, về định hƣớng kinh
doanh, mục tiêu kinh doanh khác nhau.
Tuy nhiên trƣớc những năm 70 của thế kỷ 20, quan niệm về Quy hoạch
cũng chỉ quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận và mục tiêu sản xuất gỗ là chính.
Nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học tập trung vào các lĩnh vực sản xuất gỗ và
việc tổ chức rừng trong quy hoạch và điều chế nhằm mục tiêu sản xuất liên tục
gỗ.
Những thay đổi vê mơi trƣờng trên tồn cầu cũng nhƣ trong từng khu vực,
quốc gia đã đòi hỏi ngành lâm nghiệp xem xét việc quy hoạch rừng và tổ chức
sản xuất kinh doanh, và thực tế cho thấy khoa học về tổ chức rừng này không
chỉ là khoa học thuần túy về cấu trúc, sản lƣợng, sinh vật học rừng mà còn liên
quan đến yếu tố xã hội, kinh tế, môi trƣờng. Ngoài ra đối với các khu rừng tự
nhiên, đặc biệt là rừng nhiệt đới, chứa đựng trong đó sự đa dạng về hệ sinh thái,
đây là tài sản quý báu của nhân loại nhƣng đang từng ngày bị tàn phá và kinh
doanh kém hiệu quả, nhiều loại lâm sản ngoài gỗ quý chƣa đƣợc bảo tồn và chú
trọng kinh doanh. Do đó, Quy hoạch ngày nay cần có những thay đổi cơ bản
trong nhận thức cũng nhƣ giải pháp toàn diện để kinh doanh bền vững nguồn tài
nguyên rừng.
Tại Châu Âu, vào thập kỷ 30 và 40 của thế kỷ XX, quy hoạch giữ vai trò
lấp chỗ trống của quy hoạch vùng đƣợc xây dựng vào đầu thế kỷ. Năm 1946,
3


Jacks G.V đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất đai với tên “phân
loại đất đai cho quy hoạch sử dụng đất”

Bƣớc sang những năm 1970 nhiều quốc gia đã cố gắng phát triển hệ thống
đánh giá đất đai. Ở Mỹ, việc đánh giá đất đai đƣợc thực hiện trong các chƣơng
trình của Bộ Nơng nghiệp Mỹ. Ở Châu Âu, đã diễn ra nhiều cuộc thảo luận đầu
tiên ra đời (FAO 1972). Sau đó đƣợc Briskiman và Smith soạn lại. Năm 1975
cuộc thảo luận đi đến thống nhất hình thành nội dung phƣơng pháp đầu tiên của
FAO về đánh giá đất đai. Nhƣng năm sau đó công tác đánh giá đất đai đƣợc tiến
hành bởi các chuyên gia.
Năm 1984, Bohlin đề xuất yêu cầu của hệ thống thông tin cho quy hoạch
trồng rừng. Lund và Soda đã đƣa hệ thống thông tin cần thiết cho quy hoạch xây
dựng rừng. Những kết quả phân tích hệ thống canh tác là một công cụ quy
hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp địa phƣơng.
Hiện nay trên thế giới có hai trƣờng phái quy hoạch chính sau:
Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đảm bảo hài hịa sự phát triển
đa mục tiêu, sau đó mới đi sâu nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành, tiêu biểu
cho trƣờng phái này là Đức và Úc.
Một số nƣớc khác thì sử dụng phƣơng pháp quy hoạch sử dụng đất mang
tính đặc thù và riêng biệt.
Ở Pháp, quy hoạch sử dụng đất đƣợc xây dựng theo hình thức mơ hình
hóa nhằm đặt hiệu quả kinh tế cao.
Ở Hungari, quy hoạch sử dụng đất đƣợc coi là vấn đề đặc biệt tồn tại. Sự
thay đổi từ một hệ thống tập trung sang cơ chế lập quy hoạch phi tập trung cùng
với việc hƣớng tới tƣ nhân hóa mang lại những thay đổi lớn về kinh tế, cơ cấu,
tổ chức và xã hội.
Ở Angieri: Việc quy hoạch sử dụng đất đƣợc dựa trên nguyên tắc nhất thể
hóa. liên hợp hóa và kỷ luật đa phía.
Ở Canada, Chính phủ liên bang đã can thiệp vào quy hoạch cấp trung gian
đang đƣợc giảm bớt.
4



Ở Philippin: Có 3 cấp quy hoạch. Cấp quốc gia sẽ hình thành những chỉ
đạo chung, cấp vùng triển khai một khung chung cho quy hoạch theo vùng và
cấp quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai các đồ án tác nghiệp.
Ở Thái Lan, việc quy hoạch đất đai đƣợc phân theo 3 cấp: Quốc Gia, vùng
và á vùng hay địa phƣơng.
Ở các nƣớc Trung Quốc, Lào, Campuchia công tác quy hoạch đất đai đã
bắt đầu phát triển nhƣng mới dừng lại ở tổng thể các ngành, không tiến hành quy
hoạch ở các cấp nhỏ nhƣ ở địa phƣơng.
Từ thực tế trên, quy hoạch sử dụng đất đai đã và đang là tiền đề cho việc
phát triển quy hoạch lâm nghiệp. Chính vì vậy mà hệ thống hồn chỉnh về mặt
lý luận quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng đã đƣợc hình thành .
Quy hoạch lâm nghiệp đƣợc xác định nhƣ một chuyên ngành bắt đầu bằng
việc quy hoạch vùng từ thế kỷ XVII theo Orchowy vào thời gian này quy hoạch
quản lý rừng và lâm sinh ở Châu Âu phát triển ở mức cao trên cơ sở quy hoạch
sử dụng.
Đầu thế kỷ thứ XVIII, phạm vi của quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải
quyết việc “khoanh khu chặt luân chuyển”, có nghĩa là đem trữ lƣợng hoặc diện
tích tài nguyên rừng chia đều cho từng năm của chu kỳ khai thác và tiến hành
khoanh khu chặt luân chuyển theo trữ lƣợng hoặc diện tích. Phƣơng thức này
phục vụ cho phƣơng thức kinh doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn.
Sau cách mạng công nghiệp ở Châu Âu, vào thế kỷ 19, phƣơng thức kinh
doanh rừng chồi đƣợc thay bằng kinh doanh rừng hạt với chu kỳ khai thác rất
dài. Và phƣơng thức “khoanh khu chặt luân chuyển” nhƣờng chỗ cho phƣơng
thức Hartig. Hartig đã chia chu kỳ khai thác thành nhiều thời kỳ lợi dụng và trên
cơ sở, khống chế lƣợng chặt hàng năm. Đến năm 1816, xuất hiện phƣơng pháp
luân kỳ lợi dụng của H.Cotta chia chu kỳ khai thác thành 20 thời kỳ lợi dụng và
cũng lấy đó để khống chế lƣợng chặt hàng năm.
Sau đó phƣơng pháp “Bình quân thu hoạch” ra đời. Quan điểm phƣơng
thức này là giữ đều mức thu hoạch trong chu kỳ khai thác hiện tại, đồng thời vẫn
đảm bảo thu hoạch đƣợc liên tục trong chu kỳ sau. Đến cuối thế kỷ 19, xuất hiện

5


phƣơng pháp “Bình quân thu hoạch” về căn bản Judeich cho rằng những lâm
phần nhằm đảm bảo thu hoạch đƣợc nhiều tiền nhất sẽ đƣợc đƣa vào diện tích
khai thác. Hai phƣơng pháp “Bình quân thu hoạch” và “Lâm phần kinh tế” chính
là tiền đề của hai phƣơng pháp tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng khác nhau.
Phƣơng pháp “Bình quân thu hoạch” và sau này là phƣơng pháp “Cấp
tuổi” chịu ảnh hƣởng của “Lý luận rừng tiêu chuẩn”, có nghĩa là rừng phải có
kết cấu tiêu chuẩn về tuổi cũng nhƣ về diện tích và trữ lƣợng, vị trí và đƣa các
cấp tuổi cao vào diện khai thác. Hiện nay, phƣơng pháp kinh doanh rừng này
đƣợc phổ biến chỉ các nƣớc có tài ngun rừng phong phú. Cịn phƣơng pháp
“Lâm phần kinh tế” hiện nay là phƣơng pháp “Lâm phần” không căn cứ vào tuổi
rừng mà dự vào đặc điểm cụ thể của lâm phần tiến hành phân tích, xác định sản
lƣợng và biện pháp kinh doanh, phƣơng thức điều chế rừng. Cũng từ phƣơng
pháp này đã phát triển thành “Phương pháp kinh doanh lô” và “Phương pháp
khiển tra”.
Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng hình thành môn học đầu tiên ở
nƣớc Đức, Áo và mãi đến thế kỷ XVIII mới trở thành mơn học hồn chỉnh và
độc lập. Thời kỳ đầu môn học quy hoạch lâm nghiệp xác định sản lƣợng rừng
làm nhiệm vụ duy nhất nên gọi là mơn học “Tính thu hoạch rừng”. Sau nội dung
quy hoạch lâm nghiệp chuyển sang bàn về việc lợi dụng bền vững nên môn học
đƣợc đổi thành “Quy ước thu hoạch rừng”. Sau này nội dụng môn học chuyển
sang nghiên cứu về điều kiện sản xuất và tổ chức kinh doanh rừng, tổ chức rừng
và chi phối về giá cả, lợi nhuận và mơn học có tên là “Quy hoạch kinh doanh
rừng”.
Hiện nay tùy theo mục đích, nhiệm vụ của quy hoạch lâm nghiệp phải
đảm nhiệm trong từng nƣớc, từng địa phƣơng và trong từng điều kiện hoàn cảnh
cụ thể mà mơn học có tên gọi và nội dung khác nhau. Ở các nƣớc thuộc Liên Xơ
cũ có tên là “Quy hoạch rừng”. Các nƣớc phƣơng Tây nhƣ Anh, Mỹ, Canada,...

gọi tên mơn học là “Quản lý rừng”.
Nhìn chung, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển sản xuất lâm
nghiệp ngay từ khi ra đời đến nay đã có nhiều biến đổi rõ rệt, xây dựng phƣơng
6


pháp ngày càng hoàn chỉnh hơn, phù hợp dần với thực tiễn sản xuất và thử
nghiệm về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch lâm ngiệp. Tuy nhiên lý thuyết
về quy hoạch sử dụng đất cấp xã và cấp hành chính thấp chƣa đƣơc hồn chỉnh
và đầy đủ.
1.2. Trong nƣớc
Quy hoạch lâm nghiệp là tiến hành phân chia, sắp xếp hợp lý về mặt
không gian tài nguyên rừng và bố chí cân đối các hạng mục sản xuất kinh doanh
theo các cấp quản lý lãnh thổ và các cấp quản lý sản xuất khác nhau, làm cơ sở
cho lập kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân, đồng thời phát huy những tác
dụng có lợi khác của rừng.
Quy hoạch lâm nghiệp liên quan rất nhiều đến các hoạt động sản xuất của
các ngành khác và nó đƣợc đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội của
vùng, khu vực cũng nhƣ nhu cầu của từng địa phƣơng, do đó phƣơng án quy
hoạch cần xem xét mối quan hệ này, đặc biệt xuất phát từ thực tế. Hiện nay
chúng ta đã có nhiều thay đổi trong cánh tiếp cận trong xây dựng phƣơng án quy
hoạch, thay vì các quy hoạch thƣờng do một nhóm chuyên gia xây dựng trên cơ
sở các luận cứ khoa học về rừng, đất... thƣờng bỏ quên mối quan hệ với dân cƣ
tại chỗ, chúng ta đã từng bƣớc tổ chức quy hoạch ở cấp xã với sự tham gia của
nhiều bên liên quan.
Quy hoạch lâm nghiệp áp dụng ở nƣớc ta từ thời kỳ Pháp thuộc. Nhƣ việc
xây dựng phƣơng án rừng chồi, sản xuất củi, điều chế rừng thông theo phƣơng
pháp hạt điều...
Đến năm 1955-1957, tiến hành sơ thám mô tả để ƣớc lƣợng tài nguyên
rừng. Năm 1958-1959 tiến hành thống kê trữ lƣợng rừng miền Bắc. Cho đến

năm 1960-1964 công tác quy hoạch lâm nghiệp mới đƣợc áp dụng ở miền Bắc.
Từ năm 1965 đến nay, lực lƣợng quy hoạch lâm nghiệp ngày càng đƣợc tăng
cƣờng và mở rộng.
Viện điều tra quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực lƣợng điều tra quy
hoạch của Sở lâm nghiệp (nay là Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn) các
tỉnh, không ngừng cải tiến phƣơng pháp điều tra, quy hoạch lâm ngiệp của các
7


nƣớc cho phù hợp với điều kiện, trình độ tài nguyên rừng ở nƣớc ta. Tuy nhiên,
so với lịch sử phát triển của các nƣớc khác thì quy hoạch lâm nghiệp nƣớc ta
hình thành và phát triển muộn hơn rất nhiều.
Vì vậy, những nghiên cứu cơ bản về kinh tế xã hội, và tài nguyên rừng
làm cơ sở cho công tác quy hoạch lâm nghiệp chƣa đƣợc giải quyết triệt để, nên
công tác này ở nƣớc ta đang trong giai đoạn vừa nghiên cứu vừa áp dụng.
Nguyễn Xuân Quát (1996), đã phân tích tình hình sử dụng đất đai và đề
xuất mơ hình sử dụng đất tổng hợp bền vững, mơ hình khoanh ni và phục hồi
rừng ở Việt Nam. Đồng thời đƣa ra những tập đồn cây trồng thích hợp cho các
mơ hình sử dụng đất tổng hợp bền vững trong cơng trình nghiên cứu “Sử dụng
đất tổng hợp và bền vững”.
Phƣơng pháp tiếp cận nơng thơn có ngƣời dân tham gia đƣợc đề cập trong
chƣơng trình tập huấn đự án hỗ trợ lâm nghiệp của trƣờng Đại học Lâm Nghiệp.
Lý Văn Trọng, Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Nghĩa Biên và Trần Ngọc Bình
(1997), đã phối hợp với các chuyên gia trong và ngồi nƣớc biên sạn những vấn
đề chính sau:
- Các khái niệm và phƣơng pháp tiếp cận trong q trình tham gia.
- Các phƣơng pháp, cơng cụ đánh giá nơng thơn có ngƣời dân tham gia.
- Thực hành tổng hợp.
Theo chiến lƣợc Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006-2020 một
trong những tồn tại mà Bộ NN&PTNT đánh giá là: “Công tác quy hoạch nhất là

quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chƣa kết hợp chặt chẽ với quy
hoạch của các ngành khác, còn mang nặng tính bao cấp và thiếu tính khả thi.
Chƣa quy hoạch 3 loại rừng hợp lý và chƣa thiết lập đƣợc lâm phần ổn định trên
thực địa...”. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề và cấp bách đối với ngành lâm
nghiệp nƣớc ta hiện nay.
* Một số nghiên cứu về việc vận dụng phương pháp quy hoạch phát triển
sản xuất lâm nghiệp vào thực tiễn ở Việt Nam.
Năm 1993, nghiên cứu và thí điểm đầu tiên về quy hoạch sử dụng đất và
giao đất lâm nghiệp cấp xã do dự án đổi mới chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp
8


thực tiễn tại xã Chi Nê - huyện Tân Lạc, xã Hàng Kìa và xã Pà Cị huyện Mai
Châu thuộc tỉnh Hịa Bình. Một trong những bài học rút ra đƣợc qua việc thực
thi dự án là công tác quy hoạch sử dụng đất phải đƣợc coi là một nội dung chính
và cần đƣợc thực hiện trƣớc khi giao đất trên cơ sở tôn trọng tập quán nƣơng rẫy
cố định, lấy xã là dơn vị để lập kế hoạch và giao đất có sự tham gia tích cự của
ngƣời dân.
Tài liệu về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia
của ngƣời dân, Trần Hữu Viên (1999) đã kết hợp phƣơng pháp quy hoạch sử
dụng đất trong nƣớc và của một số dự án quốc tế đang áp dụng tại một số vùng
có dự án ở Việt Nam. Trong đó tác giả đã trình bày về khái niệm và nguyên tắc
chỉ đạo quy hoạch sử dụng đất và giao đất cho ngƣời dân tham gia.
Trên cơ sở nghiên cứu áp dụng những thành tựu đạt đƣợc của thế giới vào
thực tiễn Việt Nam trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát
triển lâm nghiệp, đã có nhiều cơng trình đƣợc tiến hành tại hầu hết các vùng
miền, các địa phƣơng trên toàn quốc.
Năm 1999 và năm 2000 Novan cùng nhóm tƣ vấn của dự án Lâm nghiệp
Việt Nam - ADB đã nghiên cứu và thử nghiệm phƣơng pháp xây dựng tiểu dự
án cấp xã với mục tiêu là đƣa ra một phƣơng pháp quy hoạch lâm nghiệp cho 50

xã của 4 tỉnh: Thanh Hóa, Gia Lai, Phú Yên và Quảng Trị.
1.3. Các văn bản chính sách Nhà nƣớc liên quan đến quy hoạch lâm nghiệp.
Thông tƣ số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hƣớng dẫn
điều chỉnh thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Luật bảo vệ và phát triển rừng đƣợc quốc hội nƣớc cộng hịa xã hội chuer
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua Luật số: 29/2004/QH11 ngày
03/12/2004.
Thông tƣ số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của bộ nông nghiệp và
PTNT hƣớng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Nghị định 69/2009/NĐ-CP của chính phủ, ngày 13/8/2009 về quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ tái định
cƣ.
9


Luật đất đâi năm 2013.
Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004.
Hiến pháp năm 2013 nêu rõ điều 54:
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát
triển đất nƣớc, đƣợc quản lý theo pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất. Ngƣời sử dụng đất đƣợc chuyển quyền sử dụng đất, thực
hiện các quyền vànghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất đƣợc pháp
luật bảo hộ.
3. Nhà nƣớc thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trƣờng
hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh
tế - xã hộivìlợi ích quốc gia, cơng cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh
bạch và đƣợc bồi thƣờng theo quy định của pháp luật.
4. Nhà nƣớc trƣng dụng đất trong trƣờng hợp thật cần thiết do luật định để
thực hiện nhiệm vụ quốc phịng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình

trạng khẩn cấp, phịng, chống thiên tai.
Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.
Quyết định 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ, ngày 14 tháng 8
năm 2006. Về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.
Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tƣớng chính phủ về kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.
Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, ngày 12 tháng 10 năm 2005 về việc ban hành Bản quy định về
tiêu chí phân cấp rừng phịng hộ.
Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, ngày 12 tháng 10 năm 2005 về việc ban hành Bản quy định về
tiêu chí phân loại rừng đặc dụng.
Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/7/2013 của Bộ trƣởng Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành Lâm
nghiệp.
10


Thông tƣ số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nơng thơn ngày 10/6/2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.
Thông tƣ số 05/2008/TT-BNNPTNT ngày 14/1/2008 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn hƣớng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển
rừng.
Thông tƣ số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Hƣớng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản
ngồi gỗ.
Thơng tƣ số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Hƣớng dẫn về phƣơng án quản lý rừng bền vững.
Quyết định số 886/Q Đ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tƣớng chính phủ
Phê duyệt chƣơng trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 20162020.

Quyết định số 419/Q Đ-TTg ngày 05/4/2017 của Thủ tƣớng chính phủ
Phê duyệt chƣơng trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thơng qua hạn
chế mất và suy thoái rừng; Bảo tồn, nâng cao trữ lƣợng Cacbon và quản lý bền
vững tài nguyên rừng đến năm 2030.
Những quy định này đƣợc nhà nƣớc đƣa ra nhằm đôn đốc hệ thống quản
lý nhà nƣớc đối với việc quản lý tài nguyên quý giá của Quốc gia (đất đai, tài
nguyên rừng), đồng thời tổ chức sử dụng hợp lý tài nguyên này.
Để thực hiện tốt các quy định này. Chúng ta cần phải quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất đai, tài nguyên rừng trên phạm vi toàn quốc lấy căc cứ pháp lý làm
mốc cho mọi sự khởi đầu.
1.4. Đặc thù của công tác quy hoạch lâm nghiệp
- Địa bàn quy hoạch lâm nghiệp rất đa dạng, phức tạp (bao gồm cả ven
biển, trung du, núi cao và biên giới hải đảo), thƣờng có địa hình cao, dốc, chia
cắt phức tạp, giao thơng đi lại khó khăn và có nhiều ngành kinh tế hoạt động.
- Là địa bàn cƣ trú của đồng bào các dân tộc ít ngƣời, trình độ dân trí thấp,
kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống vật chất tinh thần cịn nhiều khó khăn.
11


Đối tƣợng của công tác quy hoạch lâm nghiệp là rừng và đất lâm nghiệp, từ bao
đời nay là “của chung” của đồng bào các dân tộc nhƣng thực chất là vơ chủ.
- Cây lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài (ngắn 8-10 năm, dài 40-100
năm). Ngƣời dân chỉ tự giác bỏ vốn tham gia trồng rừng nếu biết chắc chắn có
lợi.
-Mục tiêu của quy hoạch lâm nghiệp cũng rất đa dạng: quy hoạch rừng
phòng hộ (phòng hộ đầu nguồn, phịng hộ ven biển, phịng hộ mơi trƣờng); quy
hoạch rừng đặc dụng (các vƣờn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu
di tích văn hóa, lịch sử - danh thắng) và quy hoạch các loại rừng sản xuất.
- Quy mô của công tác quy hoạch lâm nghiệp bao gồm các tầm vĩ mô và
vi mô: Quy hoạch tồn quốc, từng vùng lãnh thổ, từng tỉnh, huyện, xí nghiệp,

lâm trƣờng, quy hoạch phát triển lâm nghiệp xã và làng lâm nghiệp.
- Lực lƣợng tham gia công tác quy hoạch lâm nghiệp thƣờng luôn phải
lƣu động, điều kiện sinh hoạt khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn về mọi mặt, ...
đội ngũ cán bộ xây dựng phƣơng án quy hoạch rất đa dạng, bao gồm cả lực
lƣợng của Trung ƣơng và địa phƣơng, thậm trí các ngành khác cũng tham gia
làm quy hoạch lâm nghiệp (nông nghiệp, công an, quân đội,...). Trong đó, có
một bộ phận đƣợc đào tạo bài bản qua các trƣờng, lớp song phần lớn chỉ dựa vào
kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành lâm nghiệp.
* Những yêu cầu của công tác quy hoạch lâm nghiệp phục vụ chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp nông thôn.
Công tác quy hoạch lâm nghiệp đƣợc triển khai dựa trên những chủ
trƣơng, chính sách và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc và
chính quyền các cấp từng địa bàn cụ thể với mỗi phƣơng án lâm nghiệp phải đạt
đƣợc.
- Hoạch định rõ ranh giới đất nông nghiệp - đất lâm nghiệp và đất do các
ngành khác sử dụng: Trong đó, đất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp đƣợc quan tâm
hàng đầu vì hai ngành chính sử dụng đất đai.
- Trên phần đất lâm nghiệp đã xác định, tiến hành xác định 3 loại rừng
(rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất). Từ đó xác định các giải pháp
12


lâm sinh thích hợp với từng loại rừng và đất rừng (bảo vệ, làm giàu, khoanh nuôi
phục hồi rừng, trồng rừng mới, nuôi dƣỡng rừng, nông lâm kết hợp... khai thác
lợi dụng rừng).
- Tính tốn nhu cầu đầu tƣ (chủ yếu nhu cầu lao động, vật tƣ thiết bị và
nhu cầu vốn). Vì là phƣơng án quy hoạch nên việc tính tốn nhu cầu đầu tƣ chỉ
mang tính khái qt, phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất ở những bƣớc tiếp
theo.
- Xác định một số giải pháp đảm bảo thực hiện những nội dung quy hoạch

(giải pháp lâm sinh, khoa học cơng nghệ, cơ chế chính sách, giải pháp về vốn,
lao động....).
- Đối với một số phƣơng án quy hoạch có quy mơ lớn (cấp tồn quốc,
vùng, tỉnh) cịn đề xuất các chƣơng trình, dự án cần ƣu tiên để triển khai bƣớc
tiếp theo là lập Dự án đầu tƣ hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi.

13


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá, phân tích điều kiện cơ bản của xã Chiềng San, huyện
Mƣờng La, tỉnh Sơn La.
- Đề xuất đƣợc phƣơng án phát triển sản xuất lâm nghiệp cho xã Chiềng
San, huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2025.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên rừng của xã Chiền San, huyện
Mƣờng La, tỉnh Sơn La.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cho xã Chiềng San, huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La.
2.2.3. Giới hạn nghiên cứu
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất đai tài nguyên rừng của xã Chiềng san
để làm cơ sở xác định phƣơng án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều tra phân tích điều kiện cơ bản của xã Chiềng San, huyện Mường
La, tỉnh Sơn La.
2.3.1.1. Điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp.

a. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trƣờng
b. Điều điều kiện kinh tế - hội, tình hình sản xuất lâm nghiệp.
2.3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất đai, tài ngun rừng.
2.3.1.3. Đánh giá, phân tích thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản đến phát
triển sản xuất lâm nghiệp.
2.3.2. Đề xuất phương án phát triển sản xuất lâm nghiệp.
2.3.2.1. Những căn cứ lập phương án sản xuất lâm nghiệp.
2.3.2.2. Xác định phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất lâm nghiệp.
2.3.2.3. Phương án phân bổ sử dụng đất đai.
14


2.3.2.4. Đề xuất các biện pháp phát triển sản xuất lâm nghiệp.
- Biện pháp bảo vệ rừng
- Biện pháp trồng rừng, chăm sóc rừng trồng
- Biện pháp khoanh ni phục hồi rừng, chăm sóc ni dƣỡng rừng tự nhiên
- Biện pháp khai thác, chế biến và thƣơng mại lâm sản
2.3.2.5. Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư.
- Ƣớc tính vốn đầu tƣ.
- Hiệu quả vốn đầu tƣ.
2.3.2.6. Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu từ các văn bản, dự án, báo cáo tổng kết hàng năm của xã,
các phƣơng án phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Thu thập bản đồ số, bản
đồ giấy của địa phƣơng làm cơ sở quy hoạch đất đai. Tìm hiểu thêm một số
chuyên đề có liên quan và phỏng vấn thêm ngƣời dân xung quanh các vấn đề có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2.4.1.1. Phương pháp kế thừa.
Phƣơng pháp này dùng để thu thập và kế thừa có chọn lọc các tài liệu sẵn

có trên địa bàn nghiên cứu hoặc những tài liệu có liên quan tới các vấn đề về
phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu từ trƣớc tới nay cịn mang
tính thời sự.
- Điều kiện cơ bản:
+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên.
+ Tài liệu về điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Tài liệu về phát triển sản xuất của xã.
+ Tài liệu về hiện trạng rừng.
- Thu thập hệ thống bản đồ số và bản đồ giấy.
- Phƣơng pháp phỏng vấn
Phỏng vấn các cán bộ và ngƣời dân xung quanh khu cực nghiên cứu bằng
phƣơng pháp PRA.
15


- Phƣơng pháp điều tra chuyên đề.
Tiến hành điều tra chuyên đề nhằm bổ sung các thông tin cần thiết nhƣ
đất và lập địa, tái sinh rừng, sâu bệnh hại, đặc sản và lâm sản phụ, khảo sát
đƣờng vận chuyển.
2.4.1.2. Phương pháp điều tra ngoài thực địa.
Phƣơng pháp này dùng để kiểm tra tính kế thừa có chọn lọc các số liệu có
sẵn đồng thời bổ sung các tính chất thúc đẩy, đầy đủ hoặc các tính chất chƣa
đƣợc cập nhật.
+ Điều tra thực địa về các loại hình rừng, đất rừng.
+ Điều tra thực địa về diện tích và trữ lƣợng các loại rừng trên địa bàn
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu.
Tổng hợp, phân tích số liệu từ đó làm cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai, tài
nguyên rừng và nhu cầu sản xuất lâm nghiệp để xây dựng phƣơng án sản xuất
lâm nghiệp cho xã.
* Phƣơng pháp động.

Sử dụng phƣơng pháp phân tích chi phí lợi nhuận CBA (Cost Benefit
Analyis) để phân tích hiểu quả kinh tế các mơ hình sản xuất. Các số liệu đƣợc
tổng hợp và phân tích bằng các hàm kinh tế trong chƣơng trình Excel trên máy
tính. Các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá gồm: Lãi ròng (NPV), Tỷ xuất thu hồi nội
bộ (IRR), tỷ số giữa giá trị hiện tại chƣa thu nhập và chi phí (BCR).
+ Tinh giá trị hiện tại của thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản
xuất sau khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.
n

Công thức: NPV= 

t 1

Bt  Ct
(1  r ) t

Trong đó:
NPV là giá trị hiện tại của thu nhập ròng (đồng)
Bt là giá trị thu nhập năm thứ t (đồng)
Ct là giá trị chi phí ở năm thứ t (đồng)
t là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
+ Tính tỷ xuất giữa thu nhập và chi phí.
16


BCR là hệ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh chất lƣợng đầu tƣ và cho biết
mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
n

Cơng thức: BCR=


BPV

CPV



t 1
n



t 1

Bt
(1  r ) t
Ct
(1  r ) t

Trong đó:
BCR là tỷ xuất giữa thu nhập và chi phí.
BPV là giá trị hiện tại của thu nhập.
CPV là giá trị hiện tái của chi phí.
Nếu hoạt động sản xuất nào có BCR càng lớn thì hiểu quả kinh tế càng
cao, cụ thể BCR >1 thì sản xuất có lãi, BCR = 1 thì hồ vốn, BCR <1 thì sản
xuất lỗ.
+ Tỷ xuất hồi nội bộ
IRR là chỉ tiêu thể hiện xuất lợi nhuận thực tế của một chƣơng trình đầu
tƣ, tức là nếu vay vốn với lãi suất bằng chỉ tiêu này thì chƣơng trình đầu tƣ hồ
vốn. IRR thể hiện lãi suất thực hiện của một chƣơng trình đầu tƣ, lãi suất này

gồm 2 bộ phận: Trang trải lãi ngân hàng, phần lãi của nhà đầu tƣ.
n

Công thức: NPV=



t 1

Bt  Ct
(1  IRR ) T

Trong đó:
NPV là giá trị hiện tại thuần của thu nhập ròng (đồng)
Bt là giá trị thu nhập năm thứ t (đồng)
Ct là giá trị chi phí năm thứ t (đồng)
T là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất.
IRR thể hiện mức lãi suất vay vốn tối đa mà chƣơng trình đầu tƣ có thể
chấp nhận đƣợc mà khơng bị lỗ vốn. IRR đƣợc tinh theo tỷ lệ %, đây là chỉ tiêu
đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tƣ có kể đến yếu tố thời gian thơng qua tính
chiết khấu. IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng
nhanh. Nếu IRR > r là có lãi, IRR < r là lỗ, IRR = r là hoà vốn.
17


Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện cơ bản của xã Chiềng San, huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La.
3.1.1. Điều kiện sản xuất lâm nghiệp.
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường.

a. Điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý.
Xã Chiềng San nằm ở gần trung tâm huyện Mƣờng La. Cách huyện lỵ
Mƣờng La 10 km về phía đơng - đơng nam. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã:
3.366,0 ha
+ Toạ độ địa lý:
Từ 210 43’ 25” - 210 59’ 30” độ vĩ bắc
Từ 1040 07’ 23” - 1040 10’ 52” độ kinh đông
+ Địa giới hành chính:
Phía Bắc giáp xã Chiềng Mn
Phía Nam giáp xã Tạ Bú (một phần cạnh sơng Đà)
Phía Tây giáp xã Ít Ong
Phía Đơng giáp xã Chiềng Hoa
* Địa hình.
Địa hình của xã do ngăn cách bởi dòng suối Chiến, tạo nên hai khu vực
nằm hai bên suối Chiến. Khu vực phía Bắc (hữu ngạn suối Chiến) có diện tích lớn
hơn, độ dốc cao, bị chia cắt bởi hai con suối nhỏ chảy vng góc với suối Chiến
(đổ ra suối Chiến) tạo nên ba khu nhỏ có địa hình phức tạp. Khu vực phía nam (tả
ngạn suối Chiến) có diện tích nhỏ hơn, nhƣng bị chia cắt bởi dãy dông nhỏ tạo
thành hai mái; một mái đổ xuống suối Chiến, một mái đổ xuống sông Đà.
- Độ cao:
Độ cao tuyệt đối lớn nhất là 1.605,8 m, nằm trên dẫy núi Lân Dƣơng thuộc
phía bắc của xã, là điểm giáp gianh ba xã Chiềng San; ít ong và Chiềng Mn
Độ cao tuyệt đối thấp nhất 120 m (mặt nƣớc sông Đà)
18


×