Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Luận văn tốt nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may việt nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.35 KB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------***-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CHO
NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
Họ và tên sinh viên : Vũ Bùi Quỳnh
Mã sinh viê : 0852010164
Lớp : Anh 5 – Khối 2 QT
Khóa : 47
Người hướng dẫn khoa học : ThS Nguyễn Thị Thu Trang

Hà Nội, tháng 5 năm 2012


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ DỆT MAY.....4
1.1. Công nghiệp hỗ trợ...........................................................................................4
1.1.1. Định nghĩa....................................................................................................4
1.1.2. Đặc trưng của ngành công nghiệp hỗ trợ......................................................7
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ..............10
1.2. Ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may................................................................12


1.2.1. Khái niệm...................................................................................................12
1.2.2. Các ngành cơng nghiệp hỗ trợ dệt may......................................................14
1.3. Vai trị của CNHT đối với sự phát triển ngành dệt may nói riêng và
kinh tế xã hội Việt Nam nói chung.......................................................................18
1.3.1. Nâng cao giá trị và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp dệt may.............18
1.3.2. Khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước, giảm nhập khẩu máy
móc, nguyên liệu góp phần cân đối cán cân xuất nhập khẩu................................19
1.3.3. Phát huy “sức mạnh lan tỏa” cho hệ thống công nghiệp Việt Nam............20
1.3.4. Tạo thêm nhiều việc làm góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và ổn định
xã hội.................................................................................................................... 20
1.3.5. Mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển
công nghiệp dệt may............................................................................................21
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ
dệt may Việt Nam..................................................................................................22
1.4.1. Quy mô thị trường......................................................................................22
1.4.2. Tiến bộ khoa học kỹ thuật..........................................................................22
1.4.3. Nguồn lực tài chính....................................................................................23
1.4.4. Cơ chế chính sách của Chính phủ có liên quan..........................................24
1.5. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ của một số quốc gia trên thế
giới.......................................................................................................................... 24


1.5.1. Trung Quốc................................................................................................24
1.5.2. Đài Loan.....................................................................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
DỆT MAY VIỆT NAM.........................................................................................28
2.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam.......................................................28
2.1.1. Lịch sử hình thành......................................................................................28
2.1.2. Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam...................................................29
2.2. Thực trạng phát triển một số ngành CNHT dệt may...................................35

2.2.1. Ngành sản xuất nguyên liệu.......................................................................35
2.2.2. Ngành sản xuất xơ, sợi tổng hợp................................................................41
2.2.3. Ngành cơ khí dệt may.................................................................................43
2.2.4. Ngành cơng nghiệp hóa chất......................................................................43
2.2.5. Ngành sản xuất phụ liệu may.....................................................................48
2.3. Đánh giá chung về ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may Việt Nam...............49
2.3.1. Những kết quả đạt được.............................................................................49
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế...............................................................................50
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế....................................................51
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020...........................53
3.1. Cơ sở hình thành các giải pháp.....................................................................53
3.1.1. Cơ hội, thách thức đối với ngành CNHT dệt may Việt Nam......................53
3.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp dệt may đến năm 2020 của Chính
Phủ....................................................................................................................... 56
3.1.3. Định hướng phát triển CNHT dệt may đến năm 2020................................60
3.2. Giải pháp phát triển CNHT dệt may đến năm 2020....................................63
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với Chính Phủ...........................................................63
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp........................................................71
3.2.3. Nhóm các giải pháp khác...........................................................................74
KẾT LUẬN...............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................76


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa CNHT và ngành lắp ráp.................................................4
Hình 1.2:

Sơ đồ mơ tả các phạm vi của cơng nghiệp hỗ trợ......................................6


Hình 1.3: Quy trình sản xuất và hồn tất sản phẩm dệt may....................................13
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam qua các năm 1995-2011...........30
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011........31
Hình 2.3: Tình hình nhập khẩu sợi của Việt Nam năm 2010 và 2011......................41


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may trong tổng kim ngạch xuất
khẩu cả nước............................................................................................30
Bảng 2.2: Lượng nhập khẩu bông xơ của Việt Nam qua từng năm..........................35
Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu bông vải của Việt Nam từ Hoa Kỳ........................36
Bảng 2.4: Chỉ tiêu phát triển cây bông vải Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020............37
Bảng 2.5: Diện tích dâu tằm cả nước qua các năm...................................................38
Bảng 2.6: Diện tích dâu tằm phân chia theo vùng sinh thái......................................39
Bảng 2.7: Các nguồn thu nhập của nông hộ trồng dâu ni tằm...............................40
Bảng 2.8: Tình hình cung cấp thuốc nhuộm của Việt Nam năm 2008......................44
Bảng 2.9:

Các loại thuốc nhuộm được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.......................45

Bảng 2.10: Các chất trợ sử dụng phổ biến trong ngành dệt may................................46
Bảng 2.11: Năng lực sản xuất một số sản phẩm phụ kiện may của Việt Nam...........48
Bảng 2.12: Giá trị nhập khẩu phụ liệu dệt may của Việt Nam...................................49
Bảng 3.1: Mục tiêu tăng trưởng của ngành dệt may giai đoạn 2008-2020................57
Bảng 3.2: Chỉ tiêu sản xuất ngành dệt may giai đoạn 2010 - 2020...........................57
Bảng 3.3: Các mục tiêu cụ thể về sản phẩm của ngành CNHT dệt may...................63


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sau hơn 25 năm tiến hành đổi mới, mở cửa thị trường thúc đẩy xuất khẩu,
nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nền kinh tế từ mức không
đáp ứng được nhu cầu nội địa nay đã phát triển trở thành quốc gia có tốc độ tăng
trưởng hàng năm thuộc hàng cao nhất thế giới. Những thành tích có được là do
chính sách thúc đẩy xuất khẩu, tập trung các nguồn lực cho các ngành kinh tế trọng
điểm.
Ngành dệt may trong những năm gần đây đã phát triển mạnh dưới sự định
hướng của Nhà Nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm sau đều cao hơn
năm trước, đóng góp vào 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Từ năm
2009, dệt may đã trở thành ngành cơng nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả
nước, thu về hàng chục tỷ ngoại tệ cho ngân sách quốc gia mỗi năm. Hàng năm
ngành dệt may đều giải quyết cho hơn 2 triệu lao động góp phần ổn định kinh tế xã hội. Có thể thấy ngành dệt may xứng đáng là ngành công nghiệp mũi nhọn cần
tập trung phát triển của đất nước.
Tuy nhiên đằng sau những kết quả rất đáng ghi nhận đó, ngành dệt may đang
bộc lộ những vấn đề cần khắc phục như năng suất lao động chưa cao, vốn đầu tư
chưa được sử dụng hiệu quả. Trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển ngành dệt may
là sự thiếu hụt về nguồn cung cấp nguyên phụ liệu khiến cho nhập khẩu tăng làm
cho giá tị gia tăng của ngành chưa cao. Hiện nay ngành dệt may đang phụ thuộc rất
lớn vào nguồn nhập khẩu xơ, sợi, nguyên phụ liệu, hóa chất từ nước khác. Ngun
nhân chính của tình trạng này do ngành cơng nghiệp hỗ trợ của nước ta cịn yếu
kém, chưa phát triển tương xứng với ngành dệt may.
Thời gian phấn đấu trở thành nước công nghiệp của Việt Nam vào năm 2020
khơng cịn xa. Mục tiêu của nước ta khi đó là phát triển các ngành cơng nghiệp đặc
biệt là ngành dệt may hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, từng bước
thoát khỏi phụ thuộc vào gia công, nâng cao giá trị cho sản phẩm, phát triển thành
ngành cơng nghiệp mũi nhọn, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy
nhiên để thực hiện được mục tiêu đó, ngành cơng nghiệp hỗ trợ nói chung và ngành



2
cơng nghiệp hỗ trợ dệt may nói riêng cần phải được hỗ trợ, nghiên cứu thực trạng
và đưa ra một số giải pháp sẽ giúp tìm ra hướng phát triển.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó, em đã lựa chọn đề tài “Phát triển
công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020” để nghiên cứu
cho khóa luận này.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
- Làm rõ, hệ thống hóa các lý luận có ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành
công nghiệp hỗ trợ dệt may.
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng của ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may
Việt Nam hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may cho
Chính Phủ và các doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu một số ngành cơng nghiệp hỗ trợ dệt may
chính: sản xuất nguyên liệu: bông, trồng dâu nuôi tằm, xơ sợi tổng hợp, phụ liệu, cơ
khí, hóa chất.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh, dự báo,…sử
dụng để phân tích số liệu tổng hợp được qua các năm và đưa ra xu hướng phát triển
tiếp theo của ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may.
- Phương pháp hỏi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà kinh tế trong
lĩnh vực dệt may của Bộ Công Thương, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và các doanh
nghiệp thuộc tập đoàn Dệt may Việt Nam
5. Kết cấu của khóa luận.
Khóa luận được bố cục theo 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về công nghiệp hỗ trợ dệt may.
Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt
may Việt Nam đến năm 2020.


3
Do đề tài nghiên cứu còn khá mới mẻ, thời gian nghiên cứu ngắn và kiến
thức của người nghiên cứu cịn hạn chế nên khóa luận khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cơ và các bạn để đề tài được
hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Thị Thu Trang đã nhiệt tình giúp
đỡ, đóng góp ý kiến để em có thể hồn thành được khóa luận này.


4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ DỆT MAY
1.1. Công nghiệp hỗ trợ.
1.1.1. Định nghĩa.
Công nghiệp hỗ trợ (Supporting industries) là một khái niệm khá mới ở
Đông Á, xuất hiện cùng với trào lưu đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước
Đông Nam Á (ASEAN) mà chủ yếu là hoạt động lắp ráp (Assembly plants) giữa
những năm 80 của thế kỷ trước và chỉ chính thức được sử dụng một cách rộng rãi ở
Đông Á vào những năm 1990. “Công nghiệp hỗ trợ” trong tiếng Nhật là “Suso-no
San-gyou” trong đó “Suso-no” nghĩa là “chân núi” và “San-gyou” nghĩa là “đỉnh
núi”. Như vậy có thể hiểu rằng người Nhật quan niệm nếu quy trình sản xuất là một
ngọn núi thì ngành cơng nghiệp hỗ trợ là chân núi cịn đỉnh núi là ngành cơng
nghiệp lắp ráp. Chân núi là toàn bộ những ngành sử dụng kỹ thuật gia cơng (đúc,
dập, gị, hàn, cắt gọt, khoan đột, uốn kéo, cán ép, tạo hình, dệt lưới, in ấn bao bì...)

gia cơng các loại vật liệu kim loại, gỗ, cao su, các loại vật liệu tổng hợp nhằm chế
tạo ra các loại linh kiện, phụ tùng cho lắp ráp.
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa CNHT và ngành lắp ráp

Nguồn: />Quan hệ giữa ngành công nghiệp hỗ trợ và ngành lắp ráp có thể được mơ tả
như hình trên. Cùng một phần chân núi (sản xuất linh kiện, phụ tùng) nếu muốn sản


5
xuất sản phẩm gì chỉ cần thay đổi phần đỉnh núi (cơng nghiệp lắp ráp). Như vậy có
thể thấy cơng nghiệp hỗ trợ bao trùm rất nhiều ngành khác nhau từ sản xuất xe máy,
ô tô, dệt may tới các ngành điện tử, cơ khí khác.
Ý thức được vai trị quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ, một số quốc
gia đã xây dựng khung lý luận chung về công nghiệp hỗ trợ từ khá sớm. Nhật Bản
là quốc gia đầu tiên đã đưa ra được một khái niệm chính thức về công nghiệp hỗ
trợ: “ngành công nghiệp sản xuất những vật dụng cần thiết như nguyên liệu thô, phụ
tùng và các sản phẩm đầu vào khác…cho công nghiệp lắp ráp (gồm ô tô, điện, điện
tử)” (Japan Overseas Enterprises Association, 1994, Study on supporting industries,
Tokyo). Khái niệm này được Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Nhật Bản
MITI (sau đổi tên thành METI vào năm 2001) giới thiệu tới các quốc gia châu Á
trong khuôn khổ của kế hoạch phát triển Châu Á mới (New AID Plan) vào năm
1993.
Thái lan cũng đưa ra định nghĩa về công nghiệp hỗ trợ: “các doanh nghiệp
sản xuất linh phụ kiện được sử dụng trong các công đoạn lắp ráp cuối cùng của các
ngành công nghiệp” (Ratana E., 1999, The role of small and medium supporting
industries in Japan and Thailand, IDE APEC, working paper series 98199, Tokyo),
do đó nó khơng bao gồm các ngành sản xuất nguyên liệu cơ bản như sắt, thép,
nguyên vật liệu thô.
Định nghĩa về công nghiệp hỗ trợ của nước Mỹ, một quốc gia có nền cơng
nghiệp phát triển bậc nhất thế giới lại được nhìn nhận dưới góc độ rộng hơn rất

nhiều: “là những ngành cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra
các sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường” (US Department of Energy,
2005, Supporting Industries: Industries of the future, fiscal year 2004 annual
Report, Washington, D.C ). Qua cách định nghĩa này có thể thấy nước Mỹ đã nhìn
nhận ngành CNHT rất rộng, không chỉ là việc sản xuất linh kiện, phụ tùng như các
quốc gia Đơng Á mà cịn bao gồm cả các hoạt động kho bãi, hậu cần, phân phối và
bảo hiểm. Đây là một cách định nghĩa khá hiện đại so với các quốc gia khác.


6

Hình 1.2: Sơ đồ mơ tả các phạm vi của công nghiệp hỗ trợ.

Nguồn: VDF, 2007, Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, NXB Lao
động xã hội, trang 38.
Ở Việt Nam, khái niệm về CNHT được quan tâm tới tương đối muộn. Trước
năm 1986 trong thời kì kế hoạch hóa tập trung, chúng ta chú ý tới phát triển cơng
nghiệp nặng theo mơ hình tích hợp chiều dọc. Tất cả các bộ phận của một sản phẩm
hoàn chỉnh được doanh nghiệp tự sản xuất và hoàn thiện cho tới khâu cuối cùng. Do
đó ngành CNHT khơng được nhìn nhận đúng đắn như một ngành riêng phục vụ nhu
cầu của tất cả các ngành lắp ráp khác. Cho tới khi khái niệm CNHT được phổ biến
rộng rãi tới các quốc gia châu Á vào đầu thập kỉ 90 thì Việt Nam vẫn chưa mấy chú
ý tới hay đúng hơn là chưa đủ điều kiện do thời kì đó chúng ta còn bận quan tâm tới
những vấn đề cấp bách khác sau đổi mới như cải cách kinh tế và xóa đói giảm
nghèo. Khi nền kinh tế dần đi vào quỹ đạo phát triển, Việt Nam đã thu hút được một
lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì khi đó sự yếu kém của ngành
cơng nghiệp hỗ trợ đã thực sự được lộ rõ. Một trong những khó khăn lớn nhất khiến
các nhà đầu tư nước ngồi lo ngại khi đầu tư vào Việt Nam đó là sự thiếu hụt các
nhà cung cấp các yếu tố đầu vào hay chính là việc ở Việt Nam thời điểm đó hầu như
chưa có doanh nghiệp CNHT nào đủ khả năng cung cấp linh kiện và phụ tùng.



7
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam,
Chính phủ nước ta đã cùng kí với Chính phủ Nhật Bản bản “Sáng kiến chung Việt
Nam – Nhật Bản” giai đoạn I (2003-2005) trong đó hạng mục đầu tiên được nhắc
tới trong số 44 hạng mục của chiến lược xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc
phát triển, thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CNHT.
Ngày 31/07/2007, Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã ban hành
quyết định số 34/2007/QĐ - BCN phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ
trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” nhưng lại khơng đưa ra định nghĩa về
CNHT mà chỉ nêu ra các ngành cần phát triển CNHT bao gồm dệt may, da giày,
điện tử - tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí và chế tạo. Ngày 24/02/2011, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 12/2011/QĐ-TTg “về chính sách phát
triển một số ngành cơng nghiệp hỗ trợ” trong đó có giải thích thuật ngữ về ngành
CNHT “là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện,
bán thành phẩm để cung cấp cho các ngành cơng nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản
phẩm hồn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng”. Như vậy là phải rất
lâu sau các nước trên thế giới, Việt Nam mới đưa ra được khái niệm về ngành
CNHT của riêng mình. Khái niệm này khá giống với định nghĩa của các nước Đông
Á và Thái Lan khi chỉ xác định CNHT là ngành sản xuất linh kiện và phụ tùng cho
các ngành lắp ráp. Việc đưa ra định nghĩa này rất phù hợp với thực tiễn phát triển
của đất nước ta khi mà các doanh nghiệp FDI đều chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực
gia công, lắp ráp và tỉ lệ nội địa hóa rất thấp. Đây là một bước đi cần thiết của chính
phủ nhằm nâng cao tỉ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm cũng như đẩy mạnh phát
triển công nghiệp nhằm sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành một nước cơng
nghiệp hiện đại vào năm 2020. Trong văn bản này cũng đề cập tới khái niệm “công
nghiệp hỗ trợ” chứ không sử dụng thuật ngữ “công nghiệp phụ trơ” như thường
được dùng ở nước ta trước đây nhằm tránh quan điểm hiểu nhầm rằng đây là ngành
“phụ”, không quan trọng.

1.1.2. Đặc trưng của ngành công nghiệp hỗ trợ.
1.1.2.1. Các sản phẩm CNHT thường được sản xuất tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).


8
Các doanh nghiệp SMEs có vai trị hết sức quan trọng cho sự phát triển của
các ngành công nghiệp lắp ráp nói riêng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế
nói chung. Các cơng ty này đều có quy mơ nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp, trình độ cơng
nghệ ở mức vừa phải thích hợp sản xuất các sản phẩm đơn giản cho các công ty lớn
thực hiện việc lắp ráp hoàn thiện sản phẩm. Một số đặc điểm của SMEs phù hợp với
sản xuất các sản phẩm CNHT:
- Quy mô nhỏ nên dễ dàng trong việc thay đổi cơng nghệ sản xuất, có thể kết
hợp nhiều phương pháp sản xuất, sản xuất trong những điều kiện thiếu thốn.
- Nhạy cảm với những biến động của thị trường, có khả năng nhanh chóng
thay đổi chủng loại mặt hàng.
- Có khả năng thâm nhập vào những thị trường ngách. Đây là những thị
trường có dung lượng thị trường nhỏ, nhiều biến động về cung cầu, thị hiếu nên
không thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên đây lại là thị trường tiềm năng
cho các SMEs với năng lực sản xuất thấp, dễ dàng gia nhập và rút lui khỏi thị
trường để tham gia vào các thị trường khác khi có biến động.
1.1.2.2. CNHT có mối quan hệ chặt chẽ với đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI.
Cơng nghiệp hỗ trợ phát triển mới thu hút được FDI, đặc biệt là trong các
ngành sản xuất máy móc. Hiện nay nguồn nhân công giá rẻ là lợi thế lớn nhất của
các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên tỷ trọng chi phí nhân cơng
chiếm rất ít trong tồn bộ chi phí sản xuất cơng nghiệp. Một phần lớn chi phí sản
xuất của các ngành cơng nghiệp nằm trong chi phí cho các loại máy móc ngun
phụ liệu. Do đó nếu ngành CNHT kém phát triển sẽ làm cho mơi trường đầu tư kém
hấp dẫn. Tuy nhiên cũng có trường hợp FDI có rồi mới giúp cho ngành CNHT phát
triển. Trong cả hai trường hợp này đều thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa FDI và

CNHT. Mối quan hệ này có thể được thể hiện như sau (Nguyễn Cơng Liêm &
Nguyễn Mạnh Hà, 2007, “Đi tìm lời giải cho ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam
trong kỳ chiến lược tới”, Thông tin và Dự báo Kinh tế-Xã hội, số 19):
- Giai đoạn 1: Trước khi có FDI, thị trường nội địa đã có một số doanh
nghiệp cung cấp sản phẩm CNHT cho các doanh nghiệp lắp ráp trong nước. Khi có
FDI, các doanh nghiệp CNHT trong nước sẽ được tham gia vào mạng lưới sản xuất
của các doanh nghiệp FDI. Thơng qua q trình hợp tác kinh doanh giữa các doanh


9
nghiệp, các công nghệ mới sẽ được các doanh nghiệp FDI chuyển giao cho doanh
nghiệp CNHT trong nước. Tuy nhiên để có được sự chuyển giao về cơng nghệ từ
các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp CNHT trong nước cần phải tỏ ra có khả
năng cạnh tranh về sản phẩm nguyên phụ liệu với hàng nhập khẩu. Nếu không đáp
ứng được điều kiện này, sự hợp tác giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp CNHT
trong nước sẽ không xảy ra và quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ không thể
thực hiện được.
- Giai đoạn 2: Khi FDI tăng lên, nhu cầu về sản phẩm CNHT sẽ tăng lên. Khi
đó các doanh nghiệp CNHT mới sẽ được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên
phụ liệu cho các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp này sẽ tạo ra mối liên kết với
doanh nghiệp FDI và được chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI.
- Giai đoạn 3: Sau một khoảng thời gian hoạt động, doanh nghiệp FDI đã tạo
ra thị trường tiêu thụ đủ lớn cho ngành CNHT. Khi nhận thấy ngành CNHT trong
nước đã đủ lớn mạnh, các SMEs nước ngồi sẽ chủ động tìm tới thị trường trong
nước để đầu tư. Các SMEs này có thể là doanh nghiệp độc lập với doanh nghiệp
FDI hay là các cơng ty có mối quan hệ lâu dài và được doanh nghiệp FDI khuyến
khích đầu tư.
Như vậy có thể khẳng định FDI chỉ phát triển khi: Chính phủ đưa ra các
chính sách nhằm phát triển CNHT trong nước (như giai đoạn 1 và 2) hoặc Chính
Phủ tạo ra mơi trường kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp FDI, tạo điều kiện để

doanh nghiệp FDI phát triển (như giai đoạn 3).
1.1.2.3. CNHT là ngành địi hỏi đầu tư lớn, trình độ công nghệ cao.
Ngành công nghiệp hỗ trợ được chúng ta quan tâm tới khá muộn. Ngay cả
khi đã biết tới khái niệm ngành CNHT thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn cho
rằng đây là ngành công nghiệp “phụ”. Thực tế hồn tồn khác, CNHT là ngành địi
hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ cao. Lao động trong ngành CNHT không nhiều
nhưng cần có trình độ kỹ thuật cao để có thể vận hành các thiết bị máy móc tiên
tiến. Tất cả những yêu cầu này đều thiếu ở các quốc gia đang phát triển như nước ta.
Do đó để phát triển ngành CNHT ở nước ta cần có sự nỗ lực rất lớn cũng như sự
giúp đỡ về công nghệ, con người của các quốc gia phát triển trong khu vực như
Nhật Bản, Hàn Quốc.


10

1.1.2.4. CNHT có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành cơng nghiệp lắp ráp.
Ngành CNHT có thị trường tiêu thụ chính là ngành cơng nghiệp lắp ráp và
hồn thiện sản phẩm. Như mô tả trong phần định nghĩa, CNHT là ngành cơng
nghiệp “chân núi” cịn các ngành cơng nghiệp lắp ráp là phần “đỉnh núi”. Một sản
phẩm của ngành CNHT có thể phục vụ cho nhiều ngành cơng nghiệp lắp ráp khác
nhau như điện tử, ô tô, xe máy. Với cùng một đầu vào là các linh kiện, phụ tùng, tùy
thuộc vào dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp lắp ráp có thể sản xuất ra các loại
sản phẩm khác nhau. Ngành công nghiệp lắp ráp là thị trường tiệu thụ cho CNHT
và CNHT chính là “nguồn sống” của ngành lắp ráp. Thực tế ở một quốc gia có
ngành điện tử phát triển như Nhật Bản với rất nhiều doanh nghiệp nổi tiếng như
Panasonic, Sony, Sharp nhưng các doanh nghiệp lắp ráp này chỉ chiếm một phần rất
nhỏ khoảng 1% còn lại tới 96% là các doanh nghiệp CNHT. Các doanh nghiệp
CNHT hình thành một mạng lưới vệ tinh xung quanh các doanh nghiệp lắp ráp có
nhiệm vụ chuyên cung cấp linh kiện, phụ tùng cho các doanh nghiệp hồn thiện sản
phẩm.

1.1.2.5. CNHT có tác động tới nhiều ngành kinh tế khác nhau.
Sản phẩm của ngành CNHT rất đa dạng và phong phú. Các sản phẩm do
ngành CNHT sản xuất có liên quan tới nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Chẳng hạn
ngành CNHT dệt may sản xuất ra các loại tơ, sợi, thuốc nhuộm, hóa chất nên có liên
quan tới các ngành như nơng nghiệp, hóa chất, cơ khí chế tạo máy. Do đó sự phát
triển của ngành CNHT cũng tác động rất lớn tới nhiều ngành kinh tế khác nhau.
Nếu như phát triển ngành CNHT sẽ có tác động “lan tỏa” tới sự phát triển của các
ngành sản xuất khác cũng như tạo sự phát triển chung cho cả nền kinh tế.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ.
Một là, thị trường tiêu thụ của ngành công nghiệp hỗ trợ. Mỗi ngành công
nghiệp đều phát triển theo một chuỗi giá trị riêng. Tuy nhiên các ngành này đều
được hình thành từ sự liên kết giữa hai khu vực: khu vực thượng nguồn (upstream)
và khu vực hạ nguồn (downstream). Trong đó khu vực thượng nguồn chính là các
ngành CNHT và chúng cung cấp các linh kiện, phụ tùng lắp ráp cho khu vực hạ


11
nguồn là các ngành cơng nghiệp chính yếu. ngành CNHT chỉ có thể phát triển được
khi đầu ra phải đủ lớn hay nói cách khác nhu cầu về linh kiện, phụ tùng phải đủ lớn.
Lợi thế lớn của ngành CNHT là lợi thế về quy mô sản xuất lớn dẫn tới giá thành
giảm. Nếu như nhu cầu về CNHT không đủ lớn sẽ khiến cho giá thành của ngành
CNHT cao và các nhà sản xuất sẽ lựa chọn nguồn cung nhập khẩu thay thế.
Hai là, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngày nay sự đổi mới về khoa học kỹ thuật
diễn ra từng ngày từng giờ và có khả năng to lớn trong việc tăng năng suất. Việc
phát minh ra các loại vật liệu mới cũng như các chi tiết mới có thể giúp phát triển
các ngành cơng nghiệp cũng như tạo ra các ngành mới. CNHT có vai trị dẫn dắt các
ngành công nghiệp hạ nguồn trong sự phát triển của mình cũng như chịu sự chi phối
trong việc sản xuất các chi tiết, linh kiện mới theo sự nghiên cứu phát triển các sản
phẩm mới của ngành này.
Ba là, nguồn lực tài chính. Như đã phân tích ở trên, CNHT là ngành địi hỏi

nguồn lực tài chính mạnh mẽ. Mặt khác, CNHT là ngành có thời gian thu hồi vốn
lâu, đầu tư cơng nghệ phức tạp. Do đó doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này
đòi hỏi các nhà đầu tư phải có nguồn lực tài chính dồi dào. Ở các quốc gia đang
phát triển tình trạng thiếu vốn khiến cho việc thu hút FDI là một giải pháp quan
trọng.
Bốn là, mức độ bảo hộ thực tế. Mức độ bảo hộ thực tế là tỷ lệ % giữa thuế
quan danh nghĩa với phần giá trị gia tăng nội địa. Tỷ lệ này cho biết mức độ bảo hộ
thực tế của một ngành sản xuất trong nước. Tỷ lệ này quyết định một phần tới mức
giá bán cao hay thấp của sản phẩm cuối cùng.
Năm là, quan hệ liên kết trong khu vực và toàn cầu, sức ảnh hưởng của các
tập đoàn đa quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hóa, các ngành sản xuất khơng cịn
chịu bó hẹp trong một quốc gia mà có xu hướng liên kết trong một chuỗi giá trị toàn
cầu. Điều này cho phép mở rộng thị trường tiêu thụ cho ngành CNHT trong nước
cũng như chịu sức ép từ ngành CNHT quốc tế. Trong xu thế đó, các tập đồn đa
quốc gia trở nên có vai trị hết sức to lớn. Các tập đồn này với lợi thế về quy mơ
lớn, nguồn lực tài chính hùng mạnh, sở hữu nhiều bí quyết cơng nghệ và quy trình
sản xuất tiên tiến. Vai trị to lớn của các tập đoàn đa quốc gia này khiến cho việc thu
hút được các tập đoàn này đầu tư vào một quốc gia sẽ làm thay đổi to lớn một hoặc


12
thậm chí nhiều ngành cơng nghiệp đối với những quốc gia đang phát triển như Việt
Nam.
Sáu là, các chính sách của Chính phủ có liên quan. Bất cứ một ngành công
nghiệp nào muốn phát triển được đều cần đến sự quan tâm phát triển của Chính phủ
thơng qua các chính sách. Việc tạo ra khung chính sách ổn định về đầu tư cũng như
soạn thảo các văn bản pháp lý khuyến khích CNHT phát triển sẽ là chất xúc tác kéo
các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp FDI yên tâm đầu tư phát triển lâu dài.
1.2. Ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may.
1.2.1. Khái niệm.

Dệt may là ngành có truyền thống của Việt Nam. Từ xa xưa người dân Việt
Nam đã biết kéo sợi, dệt vải để may quần áo. Hiện nay dệt may đã trở thành một
ngành hết sức quan trọng của nền kinh tế. Sản phẩm của ngành dệt may đáp ứng các
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như quần áo, ga gối, chăn màn, rèm cửa,…Không chỉ
có vậy, các sản phẩm của ngành dệt may cịn được sử dụng trong các lĩnh vực khác
như vải lót đường, thi cơng đê điều, vật liệu chống thấm,…có thể nói dệt may là
ngành có thị trường phục vụ khá rộng và không thể thiếu trong nền kinh tế nước ta.
Ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may là ngành cung cấp các linh kiện, phụ tùng
cho ngành dệt may. Do đó muốn hiểu về ngành CNHT dệt may cần làm rõ quy trình
sản xuất một sản phẩm dệt may hồn chỉnh.


13
Hình 1.3: Quy trình sản xuất và hồn tất sản phẩm dệt may

Sản phẩm phụ

Phân bón, thuốc
phịng bệnh dịch

Cơng nghệ dệt may

Sản xuất
bông

Sx xơ sợi
tổng hợp

Các loại phụ tùng


Công nghệ hóa
dầu

Cơng nghệ cơ khí,

kim khí và
phi kim loại

Cơng nghệ phụ trợ

Kéo sợi

chế tạo và điều khiển
tự động

Các loại phụ tùng
kim khí và

Dệt vải mộc

phi kim loại
Các loại thuốc
nhuộm và

Cơng khí cơ khí, chế
tạo và điều khiển tự
động
Cơng nghệ cơ khí,

Nhuộm - In hoa


hóa chất phụ trợ

chế tạo và điều
khiển tự động
Cơng nghệ cơ khí,

Các loại hóa chất
phụ trợ

Hồn tất

chế tạo và điều khiển
tự động

Các loại phụ liệu
may

Cắt may

Công nghệ thiết kế
thời trang

Tiêu dùng

Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp.


14
Qua bảng trên ta có thể thấy q trình hồn thiện một sản phẩm dệt may

hoàn chỉnh trải qua 6 bước: sản xuất xơ, sợi > kéo sợi > dệt vải > nhuộm, in > cắt
may > phân phối hàng may. Trong các cơng đoạn này thì 4 cơng đoạn đầu tiên
chính là các bước hỗ trợ cho ngành dệt may.
Như đã đề cập ở phần trên, quyết định số 12/2011/QĐ - TTg là văn bản đầu
tiên có đưa ra khái niệm về ngành CNHT tuy nhiên trong văn bản này chưa đề cập
tới định nghĩa về CNHT cho ngành dệt may. Do đó cho tới thời điểm này khái niệm
về CNHT dệt may chưa hề tồn tại trên bất kì một văn bản chính thức nào do Nhà
Nước ban hành. Trong phạm vi tìm hiểu của cá nhân cũng như dựa trên định nghĩa
về CNHT trong quyết định số 12/2011/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ có thể
đưa ra định nghĩa về ngành CNHT dệt may như sau “CNHT dệt may là ngành sản
xuất vật liệu, phụ liệu, linh kiện, phụ kiện để cung cấp cho ngành dệt may”.
1.2.2. Các ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may.
1.2.2.1. Sản xuất nguyên liệu.
a, Ngành bông sợi.
Nghề trồng bông, dệt sợi xuất hiện ở Ấn Độ từ thời tiền sử từ hàng nghìn
năm trước. Bằng chứng về sợi bơng hóa thạch được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ
Mohenjo-Daro bên bờ sông Indus thuộc Ấn Độ. Từ Ấn Độ nghề trồng bông, dệt sợi
được lan truyền tới vùng Lưỡng Hà rồi sang các nước khác. Việc buôn bán sợi được
xác định vào thời Alexander Đại Đế tại Roma vào khoảng thế kỷ thứ IV trước công
nguyên. Bước vào thế kỷ XX, sợi bông đã trở thành thứ sợi tự nhiên quan trọng của
thế giới.
Ở nước ta, nghề trồng bơng đã có lịch sử khoảng trên 2.000 năm. Từ thời
Pháp thuộc, sản lượng bông sản xuất ra đã đủ phục vụ nhu cầu trong nước. Sang
đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu bông sang Nhật Bản, Hồng Kông.
Kể từ khi đất nước bắt đầu q trình cơng nghiệp hóa, ngành bơng sợi đã trở thành
một trong những ngành trọng tâm của nền kinh tế. Theo quyết định số 1255/QĐ BNV của Bộ Nội Vụ ký ngày 27/10/2010, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam đã được
thành lập trên cơ sở sáp nhập Hiệp hội Bông vải Việt Nam và Hiệp hội Sợi Việt
Nam. Đây được coi là bước đi quan trọng và được sự ủng hộ của cả hai hiệp hội



15
trên với kỳ vọng việc sáp nhập sẽ mang lại cho ngành bông sợi những bước phát
triển mới trong thời gian tới.
b, Ngành trồng dâu, nuôi tằm.
Ngành sản xuất nguyên liệu là ngành cung cấp các nguyên liệu tự nhiên như
bông len , tơ sợi để xe tơ, chỉ. Ngành này thường phát triển ở các quốc gia có điều
kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển cây bơng, đay và nghề trồng dâu ni tằm.
Theo phỏng đốn của các nhà lịch sử, nghề trồng dâu nuôi tằm xuất hiện đầu tiên ở
Trung Quốc cách đây khoảng 4.000 - 5.000 năm vào khoảng năm 2.200 trước Công
nguyên triều vua Châu Vương. Vào thời điểm đó người dân Trung Quốc đã biết
ni tằm và thuần hóa giống tằm để làm ra tơ lụa phục vụ riêng cho triều đình. Vì lí
do này mà bí mật về nghề trồng dâu ni tằm đã được người Trung Quốc giữ kín
trong khoảng hơn 1.000 năm. Theo con đường tơ lụa, nghề trồng dâu nuôi tằm được
truyền bá sang Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ.
Tại Việt Nam, nghề trồng dâu nuồi tằm đã hình thành được khoảng 2.000
năm và đã đạt đến trình độ khá cao. Từ miền Bắc tới miền Nam đã hình thành
những vùng ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng như Lĩnh Bưởi, Lương The, Nhiễu Hồng Đơ
(Thanh Hóa), Lụa Hạ (Hà Tĩnh), Tân Châu (An Giang)…Theo các nhà lịch sử,
người có cơng truyền dạy nghề trồng dâu nuôi tằm cho người dân là công chúa
Thiều Hoa, con vua Hùng Vương thứ 6 (theo sở Khoa học và công nghệ Hải
Dương, 2009).
1.2.2.2. Ngành kéo sợi.
Ngành kéo sợi sử dụng các phương pháp hóa dầu để biến các nguyên liệu thô
trở thành các loại nguyên liệu phục vụ dệt may như chỉ, sợi, vải và nhiều nhất là sợi
tổng hợp. Nếu các nguyên liệu thơ có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật hay động vật
như bông, len sẽ cho ra sợi tự nhiên. Ngược lại tơ sợi được sản xuất từ các loại chất
dẻo tổng hợp như nilon là tơ sợi nhân tạo.
1.2.2.3. Ngành cơ khí.
Ngành cơ khí dệt may là ngành cung cấp các loại máy móc cho ngành dệt
may như máy kéo sợi, máy may và các loại khí đốt tự nhiên để vận hành máy móc,

hóa dầu để sản xuất sợi. Trong q trình cơ khí hóa ngành dệt may, ngành cơ khí
đóng vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tiết kiệm nhân công, thời


16
gian và chun mơn hóa quy trình dệt may. Đặc biệt hiện nay xuất hiện xu hướng
mới trong việc sản xuất loại vải kĩ thuật từ polypropylene và polyester có ứng dụng
rất lớn trong các ngành giao thông, thủy lợi và mơi trường. Quy trình sản xuất loại
vải kĩ thuật này địi hỏi các loại máy móc hiện đại nên mới chỉ đang phát triển ở các
quốc gia có ngành dệt may phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc.
1.2.2.4. Ngành dệt vải.
Nghề dệt vải có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước và là một trong những
nghề thủ công có truyền thống lâu đời nhất. Qua các dấu vết trên đồ gốm, hình dáng
hoa văn trên đồ đồng có thể nhận định tới thời Hùng Vương nghề dệt đã phát triển.
Theo các nhà nghiên cứu vùng bờ bãi phía bắc Sông Hồng, quê hương của Hai Bà
Trưng là một trong những trung tâm của nghề ươm tơ, dệt vải và rất có thể cái tên
“Trưng Trắc, Trưng Nhị” được bắt nguồn từ cách gọi “Trứng chắc, trứng nhì” của
người ni tằm. Làng Cổ Đơ (Ba Vì) có nghề dệt lụa nổi tiếng, tương truyền do
công chúa Ngọc Hoa con gái vua Hùng truyền dạy ( NXB Khoa học xã hội, Thời
đại Hùng Vương, lịch sử kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, 1976, trang 110). Theo
các thư tịch cổ của Trung Quốc (Hán thư, Nam phương dị vật chí) tới thời Bắc
thuộc người Việt đã biết trồng bơng, đay, gai để dệt vải ( Trần Quốc Vượng & Hà
Văn Tấn, 1960, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, NXB Giáo dục). Tới thế kỷ
thứ XVIII - XIX, ở nước ta đã hình thành các trung tâm dệt lớn với nhiều loại sản
phẩm đặc sắc như La Khê, Vạn Phúc, Bưởi, Nghi Tàm. Nhiều sản phẩm dệt nổi
tiếng và rất được ưa chuộng cả trong và ngoài nước như the, lụa, lĩnh, đũi, gấm,
vóc, lượt,…
Ngành dệt vải cơng nghiệp sử dụng các nguyên liệu là xơ và sợi để sản xuất
ra các loại vải chính là vải dệt thoi, vải dệt kim và vải không dệt. Vải dệt thoi được
hình thành từ hai bộ sợi dọc và sợi ngang trong đó sợi dọc là sợi được căng theo

chiều dài của vải. Vải dệt kim được đan bằng tay hoặc bằng máy bởi sự liên kết một
hệ các vòng sợi với nhau. Các vòng sợi (mắt sợi) được liên kết với nhau nhờ kim
dệt giữ vòng sợi cũ trong khi một vịng sợi mới được hình thành ở phía trước vịng
sợi cũ, sau đó hai vịng sợi được lồng với nhau để tạo thành tấm vải. Như vậy vải
dệt kim khác vải dệt thoi ở điểm chỉ cần một sợi đơn cũng có thể hình thành được
tấm vải. Vải không dệt là loại vải tương đối mới được cả nhà sản xuất và người tiêu


17
dùng ưa thích do dễ dàng sản xuất và giá thành rẻ. Vải không dệt là hỗn hợp nhiều
loại xơ trong đó có một loại xơ đặc biệt có tính chất như chất kết dính. Ở cơng đoạn
cuối cùng khi hỗn hợp xơ được ép thành tấm có chiều dài mong muốn, tồn bộ hỗn
hợp sau đó được ép nóng. Lúc này các sợi xơ đặc biệt sẽ tan chảy từng phần và kết
dính các sợi xơ với nhau và giữ ngun hình dạng của tấm vải khi tồn bộ hỗn hợp
này nguội.
1.2.2.5. Ngành nhuộm, in.
Nghề nhuộm vải có lịch sử lâu đời. Ở Trung Quốc, Ấn Độ, người dân đã biết
dùng các loại thảo mộc để nhuộm từ xa xưa. Năm 1856, thuốc nhuộm tổng hợp ra
đời đã hình thành nên những xưởng nhuộm thủ công đầu tiên ở châu Âu. Cuối thế
kỷ thứ XIX, những máy nhuộm thế hệ đầu tiên ra đời đã khởi đầu cho ngành công
nghiệp nhuộm, in. Ở Việt Nam nghề nhuộm cũng đã có từ lâu đời. Năm 1899 nước
ta có xưởng nhuộm đầu tiên của nhà máy Dệt Nam Định do thực dân Pháp xây
dựng. Sau đó một số xưởng nhuộm nhỏ do người Việt được xây dựng như Tô Châu,
Sơn Nam, Cự Doanh, len Hải Phòng. Sau 1960, một số nhà máy dệt trong nước như
Dệt 8/3, Dệt kim Đông Xuân, Dệt Thắng Lợi, Dệt Phong Phú, Dệt Việt Thắng, Dệt
Đông Á, Dệt Phước Long, Dệt Long An,…đều xây dựng các xưởng nhuộm riêng.
Nhuộm, in là một khâu rất quan trong trong ngành dệt may. Nhuộm là q
trình gia cơng vật liệu dệt trắng thành có màu, tuỳ theo dạng vật liệu (xơ, sợi hay
vải) và bản chất (xơ thiên nhiên hay xơ tổng hợp) mà dùng loại thuốc nhuộm thích
hợp. Kỹ thuật nhuộm có hai phương pháp: (1) Nhuộm giai đoạn, thực hiện từng mẻ

theo các hình thức: vật liệu dệt tĩnh, dung dịch nhuộm chuyển động; vật liệu dệt
chuyển động, dung dịch nhuộm tĩnh; cả vật liệu dệt và dung dịch nhuộm cùng
chuyển động và (2) Nhuộm liên tục thực hiện khi vải ln chuyển động trong q
trình gia cơng. Ngành này địi hỏi một loạt các cơng đoạn sản xuất nước các sản
phẩm vải qua các quy trình: nấu, tẩy, làm bóng, giặt nhuộm, in hoa và xử lý hồn
tất. Các cơng đoạn này sử dụng rất nhiều các loại hóa chất, thuốc nhuộm, chất trợ,
…để tạo ra các loại chất liệu, màu sắc khác nhau cho sản phẩm. Do thị hiếu thẩm
mỹ trong ngành thời trang liên tục thay đổi nên ngành này hết sức cần thiết cho
công nghiệp dệt may. Hàng năm ngành dệt may tạo ra hàng triệu tấn sản phẩm từ


18
các loại chỉ khâu, vải màn, vải thành phẩm, khăn các loại,… và tất cả đều có nhu
cầu về sử dụng thuốc nhuộm.
1.3. Vai trò của CNHT đối với sự phát triển ngành dệt may nói riêng và
kinh tế xã hội Việt Nam nói chung.
1.3.1. Nâng cao giá trị và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp dệt may.
Các sản phẩm CNHT dệt may rất đa dạng và phong phú về chủng loại, từ cây
kim, sợi chỉ cho tới các loại máy may, dệt hiện đại. Các sản phẩm có giá trị rất nhỏ
như cái cúc, cái khóa nhưng với quy mô sản xuất hàng loạt lớn của các doanh
nghiệp dệt may thì tổng giá trị mà doanh nghiệp phải bỏ ra không hề nhỏ. Việc tự
chủ được nguồn cung các sản phẩm này với số lượng lớn và ổn định sẽ giúp doanh
nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất rất lớn. Tuy nhiên hiện nay trong nước các
doanh nghiệp dệt may chưa thể tìm thấy nguồn cung ổn định ở trong nước mà hầu
hết đều nhập khẩu. Việc nhập khẩu hầu hết mọi thứ từ cây kim, sợi chỉ cho tới các
loại máy móc với các loại chi phí khơng hề rẻ như vận chuyển, bảo hiểm,kho bãi,…
và các rủi ro trong quá trình vận chuyển khiến cho chi phí sản xuất tăng cao và giá
trị gia tăng tạo ra là rất nhỏ. Điều này cũng vơ hình chung biến Việt Nam với lợi thế
duy nhất về nguồn nhân công giá rẻ trở thành điểm gia công hàng hóa cho thế giới
trong chuỗi giá trị tồn cầu. CNHT phát triển sẽ giúp doanh nghiệp dệt may tự chủ

được nguồn nguyên phụ liệu trong nước, qua đó giảm chi phí nhập khẩu. Thêm vào
đó với nguồn ngun phụ liệu được đảm bảo, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào các
khâu như thiết kế, marketing, phân phối, bán hàng,… Đây là các công đoạn giúp
cho doanh nghiệp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm của mình. Hiện nay các
doanh nghiệp dệt may trong nước chủ yếu sản xuất theo phương thức gia công, lợi
nhuận kinh tế thấp chỉ chiếm 10 - 15% giá trị sản phẩm. Nếu tự chủ được nguồn
nguyên phụ liệu các doanh nghiệp có thể mở rộng các phương thức sản xuất có giá
trị cao như FOB, ODM.
Mặt khác việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng khiến cho
quá trình sản xuất ngành dệt may mất tính chủ động. Hiện nay ngành dệt may chủ
yếu nhập khẩu các loại nguyên, phụ liệu may. Phương pháp vận chuyển được sử
dụng chủ yếu là tàu biển do giá thành rẻ hơn các phương thức khác rất nhiều. Tuy
nhiên nhược điểm của phương thức vận tải này là thời gian vận chuyển kéo dài và


19
nhiều rủi ro trong quá trình vận tải mà người nhập khẩu phải gánh chịu. Với những
đơn hàng dệt may lớn cần hoàn thành trong thời gian ngắn, việc phải chờ đợi nguồn
hàng sẽ khiến cho doanh nghiệp dệt may bỏ lỡ những cơ hội lớn với những nguồn
lợi nhuận không nhỏ. Điều này cũng khiến cho các đối tác trở nên kém tin tưởng
vào năng lực sản xuất của doanh nghiệp dệt may Việt Nam và sẽ khiến cho các cơ
hội mở rộng bạn hàng của chúng ta thấp hơn rất nhiều các doanh nghiệp ở các quốc
gia khác.
1.3.2. Khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước, giảm nhập khẩu
máy móc, nguyên liệu góp phần cân đối cán cân xuất nhập khẩu.
Đặc điểm của các doanh nghiệp CNHT đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hơn thế nữa các sản phẩm hỗ trợ dệt may rất phong phú về chủng loại nên thu hút
được nhiều đối tượng tham gia từ các hộ gia đình, các làng nghề sản xuất các sản
phẩm đơn giản khơng địi hỏi nguồn vốn lớn cho tới các doanh nghiệp lớn với máy
móc trang bị hiện đại. Hiện nay ở Việt Nam các nguồn lực trong dân còn rất lớn

cùng với nguồn tài nguyên phong phú, lực lượng lao động dồi dào giá rẻ, nếu biết
cách kêu gọi sự tham gia từ phía người dân vào lĩnh vực sản xuất này thì lợi ích
kinh tế và xã hội thu được không hề nhỏ.Việc phát triển ngành CNHT sẽ tạo thêm
nhiều việc làm cho người lao động ở cả hai ngành CNHT và các ngành sản xuất lắp
ráp. CNHT cũng là một ngành rất có tiềm năng phát triển ở nước ta nên sẽ mang lại
nhiều lợi ích kinh tế nếu như các nhà đầu tư trong nước tham gia vào lĩnh vực này.
Mặt khác việc phát triển ngành CNHT trong nước giúp tận dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất trong nước, hạn chế xuất khẩu ngun
liệu thơ. Thêm vào đó, phát triển được ngành CNHT trong nước giúp giảm nhập
khẩu máy móc thiết bị và nguyên, phụ liệu sẽ tiết kiệm được nguồn ngân sách rất
lớn cho Nhà Nước và góp phần cân đối cán cân xuất nhập khẩu. Đồng thời với việc
hạn chế nhập khẩu, lượng ngoại tệ tiết kiệm được từ hoạt động này cũng giúp cho
cán cân thanh toán quốc gia được cân bằng, giúp ổn định nguồn ngoại tệ trong
nước. Hàng năm, việc các doanh nghiệp thiếu nguồn ngoại tệ phục vụ mục đích
nhập khẩu và tìm kiếm ở các kênh phi chính thức khiến cho thị trường tài chính
biến động bất thường khơng theo sự điều tiết của Nhà Nước. Việc ổn định được
nguồn cung ngoại tệ nhờ hạn chế nhập khẩu từ hoạt động phát triển các ngành công


20
nghiệp trong nước như CNHT sẽ giúp thị trường tài chính ổn định và tạo tiền đề cho
các chính sách phát triển kinh tế trong thời gian dài.
1.3.3. Phát huy “sức mạnh lan tỏa” cho hệ thống công nghiệp Việt Nam.
Mỗi ngành cơng nghiệp trong nền kinh tế có mối quan hệ hữu cơ mật thiết
với nhau. Sự phát triển của ngành này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các
ngành khác và ngược lại. Chẳng hạn, ngành may phát triển sẽ khiến cho nhu cầu về
nguyên, phụ liệu may tăng cao giúp cho ngành trồng dâu, nuôi tằm phát triển, hay
nhu cầu về máy móc trang thiết bị đầu vào của ngành dệt may là cơ hội cho ngành
cơ khí. Ngành cơ khí phát triển lại là ngành có thể cung cấp máy móc cho nhiều
ngành cơng nghiệp như khai khoáng, xây dựng,…Và các ngành này phát triển sẽ

kéo theo sự phát triển của các ngành cung cấp sản phẩm đầu vào cho chúng phát
triển. Cứ như vậy quá trình lan tỏa sự phát triển mở rộng ra tồn nền kinh tế.
Ngành CNHT là ngành có khả năng cung cấp sản phẩm cho rất nhiều ngành
công nghiệp khác nhau. CNHT phát triển sẽ gia tăng nguồn cung linh kiện, phụ tùng
cho nhiều ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp khi đó sẽ có được nguồn cung đầu
vào ổn định và chất lượng. Với những lợi thế đó, các ngành công nghiệp sẽ giảm
bớt tỷ lệ nhập khẩu, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm. Cùng với đó để
tận dụng nguồn nguyên liệu đầu vào sẵn có này, các doanh nghiệp dần từ bỏ hình
thức gia công, lắp ráp đơn thuần mà chuyển sang việc tự sản xuất nhằm thu được
nhiều lợi nhuận hơn. Xu thế đó sẽ thúc đẩy các ngành này phát triển.
1.3.4. Tạo thêm nhiều việc làm góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và
ổn định xã hội.
Dệt may là ngành có vai trò quan trọng trong việc giải quyết một lượng lớn
lao động. Theo số liệu của Tổng cục thống kê trong báo cáo điều tra lao động và
việc làm tính tới 01/07/2010 cả nước có 50,8 triệu người chiếm 58,5% tổng dân số
trong độ tuổi lao động trong đó có 1,3 triệu người đang thất nghiệp. Hiện nay ngành
dệt may đang giải quyết cho khoảng 2 triệu lao động (theo trang diễn đàn doanh
nghiệp, 2012) và dự kiến theo quy hoạch phát triển ngành dệt may giai đoạn 20102020 sẽ tăng lên 5 triệu lao động vào năm 2020. Hàng năm có khoảng 1,3 triệu
người tham gia vào thị trường lao động Việt Nam khiến cho việc giải quyết nhu cầu
về việc làm trở nên khó khăn khi mà số việc làm tăng thêm thấp hơn nhiều. Việc


×