LUẬN VĂN
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của
Australia cho Việt Nam – Thực trạng và
giải pháp
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
1
MỤC LỤC
Lời mở đầu………………………………………………………
….3
Chương 1: Một số vấn đề chung về Hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) của Australia cho Việt Nam……………………………….6
1. Vài nét về
Australia……………………………………………..6
1.1. Thể chế chính trị và kinh tế…………………………….6
1.2. Vị thế của Australia trong Thương mại Quốc tế……….7
1.3. Vị thế của Australia đối với Việt Nam………………....8
2. ODA của Australia cho Việt Nam…………………………….11
2.1. Khái quát chung về ODA……………………………..11
2.2. Đặc điểm ODA của Australia cho Việt Nam…………17
Chương 2: Thực trạng ODA của Australia vào Việt Nam thời
gian qua…………………………………………………………….33
1. Đánh giá chung về tình hình ODA của Australia cho Việt
Nam……………………………………………………………33
2. Đánh giá cụ thể về tác động của ODA Australia cho Việt
Nam…...……………………………………………………….42
2.1. ODA trong Quản lý nhà nước………………………...44
2.2. ODA trong phát triển nông thôn và cơ sở hạ
tầng…….48
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
2
2.3. ODA trong giáo dục và y
tế…………………………...53
2.4. ODA trong bảo vệ môi
trường………………………...63
2.5. ODA trong bảo vệ quyền phụ
nữ……………………...66
3. Tác động ODA của Australia tới nền kinh tế Việt Nam………68
3.1. Tác động tích cực……………………………………..68
3.2. Những vấn đề còn tồn
tại……………………………...71
3.3. Nguyên nhân tồn tại…………………………………..73
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và
sử dụng ODA của Australia cho Việt Nam
……………………...76
1. Những giải pháp đối với chính phủ Australia…………………76
1.1. Nhóm giải pháp tăng cường đầu tư hiệu quả vào Việt
Nam…………………………………………………..76
1.2. Nhóm giải pháp sử dụng, quản lý hiệu quả ODA ở Việt
Nam…..……………………………………………….78
2. Những giải pháp đối với chính phủ Việt Nam………………...81
2.1. Nhóm giải pháp tăng cường thu hút ODA của
Australia………………………………………………81
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
3
2.2. Nhóm giải pháp tăng cường sử dụng hiệu quả ODA của
Australia………………………………………………85
3. Nhóm giải pháp khác………………………………………….88
Kết luận…………………………………………………………….90
Tài liệu tham khảo………………………………………………...91
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trên đà phát triển kinh tế trong những năm gần đây, với sự
biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới,Việt Nam cũng đã và
đang đổi mới đường lối phát triển kinh tế của mình. Cùng với quá
trình thực hiện các chương trình cải cách kinh tế toàn diện với sự
phối hợp các công cụ chính sách vĩ mô, chính sách ngoại giao cởi
mở và việc chuyển sang nền kinh tế thị trường đã đưa Việt Nam tới
bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, bộ mặt kinh tế,
xã hội đã có những biến đổi rõ rệt nhưng xét một cách toàn diện,
Việt Nam còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức
để
có thể đổi mới và thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt
ra. Để vượt qua những khó khăn thách thức đó Việt Nam không chỉ
phải huy động mạnh mẽ nội lực của toàn đất nước mà còn cần có sự
hợp tác và trợ giúp từ các nguồn lực bên ngoài. Một trong những
nguồn trợ giúp đó là Nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Nguồn việ
n trợ này đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
4
xây dựng đất nước hiện nay. Đóng góp một phần không nhỏ trong số
ODA tương đối lớn vào Việt Nam hiện nay là nguồn ODA của
Australia.
ODA của Australia dành cho Việt Nam đã có nhiều đóng góp
tích cực đối với nền kinh tế nước ta theo đà phát triển quan hệ song
phương giữa hai nước. Đặc biệt, thời gian gần đây Australia có
nhiều chương trình viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam với
số
vốn trung bình mỗi năm khoảng 70 triệu đô la Australia (AUD).
Số lượng ODA này đóng góp một phần không nhỏ trong các lĩnh
vực đời sống và kinh tế quan trọng của Việt Nam, đem lại nhiều kết
quả khả quan. Tuy nhiên, trong quá trình viện trợ cũng không tránh
khỏi những khó khăn và trở ngại do chúng ta chưa có kinh nghiệm
trong lĩnh vực này.
Xuất phát từ thực tế trên, em đã quyết định nghiên cứu đề tài
“Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Australia cho Việt Nam –
Thực trạng và giải pháp”. Đây thực sự là một vấn đề cần thiết và cấp
bách đối với nước ta hiện nay khi mà quan hệ Việt Nam - Australia
đã và đang có những bước tiến đáng kể.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu chương trình viện trợ phát triển chính thức của
Australia cho Việt Nam
- Đánh giá thực trạng ODA của Australia vào Việt Nam trong
những năm vừa qua
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút ODA của
Australia vào Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
5
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là những thông tin chung
nhất về ODA của Australia với Việt Nam và ODA trong một số lĩnh
vực viện trợ nổi bật và các đặc thù trong hoạt động ODA của
Australia dành cho Việt Nam trong các lĩnh vực đó, cụ thể là hoạt
động hỗ trợ phát triển ODA trong quản lý nhà nước; ODA trong
phát triển nông thôn và cơ sở hạ tầng, ODA trong y tế và giáo dục;
ODA trong bảo vệ môi trường; và ODA trong bảo vệ quy
ền phụ nữ.
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận giới hạn ở các nghiên cứu
tổng quan về ODA của Australia với Việt Nam trong vòng 10 năm
trở lại đây.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khoá luận đã sử dụng tổng hợp các phương pháp của duy vật
biện chứng, các phương pháp thống kê toán, phương pháp phân tích
kinh tế, phương pháp cân đối để nghiên cứu...
5. Bố cục của khoá luận:
Nội dung c
ủa khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề chung về Hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) của Australia với Việt Nam
Chương II: Thực trạng ODA của Australia vào Việt Nam
thời gian qua
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu
hút và sử dụng ODA của Australia ở Việt Nam.
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC
(ODA) CỦA AUSTRALIA CHO VIỆT NAM
1. Vài nét về Australia:
1.1. Thể chế chính trị và Kinh tế:
Là một quốc gia nằm ở phía Tây Nam Bán cầu, Australia là
quốc gia duy nhất chiếm trọn một lục địa và có diện tích đất liền lớn
thứ 6 trên thế giới với hơn 7,6 triệu km2.
Với số dân hơn 19,6 triệu người (thống kê tính đến tháng
6/2002), Australia là một xã hội đa văn hóa gồm những người bản
xứ và các cư dân di cư đến t
ừ hơn 160 nước trên thế giới.
Giống như các nước khác thuộc khối liên hiệp Anh, về chính
trị, Australia theo thể chế Quân chủ, người đứng đầu với quyền lực
cao nhất là Nữ hoàng. Tuy nhiên, do đặc thù lịch sử phát triển là 1
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
7
xã hội đa văn hoá, thực chất Australia là một nước Cộng hoà Liên
Bang. Người đứng đầu là Toàn quyền Australia do Nữ hoàng bổ
nhiệm. Cơ cấu bộ máy chính trị của quốc gia với người lãnh đạo là
Thủ tướng. Quốc hội được chia làm 2 nhánh: Tư pháp và Toà án tối
cao.
Về kinh tế, trong thương mại quốc tế, nền Australia tập trung
vào các dịch vụ và các sản phẩm chế tạo có giá trị cao. Chính sách
kinh tế
đối ngoại của Australia tập trung chính vào khu vực Châu Á
- Thái Bình Dương. Australia rất chú trọng hoạt động Hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) của mình. Australia sẽ cung cấp 1 tỷ 815
triệu đô la Mỹ cho ODA trong năm 2002-2003. Đây là một mức
tăng 90 triệu đô la so với con số ngân sách 2001-2002 là 1,725 tỷ đô
la, thể hiện một mức tăng 3%. Hỗ trợ phát triển chính thức theo dự
toán của Australia so với tỷ lệ tổng thu nh
ập quốc dân trong năm
2002-2003 sẽ là 0,25%. Như vậy việc này đã đưa Australia thường
xuyên ở vị trí trên mức trung bình của các nước tài trợ (2001) là
0,22%.
1.2. Vị thế của Australia trong Thương mại Quốc tế:
Australia là một trong số những nước có nền kinh tế phát triển
cao. Tổng GDP của Australia trong năm 2002 đạt 726 tỷ USD. Cùng
với việc khẳng định vị thế kinh tế của mình trên trường quốc tế bằng
chính các thành tựu kinh tế đạt được, Australia vẫn không ngừng
chú trọng phát triển các chiến lược kinh tế đối ngoại, các chương
trình viện trợ nhằm nâng cao vị trí và ảnh hưởng của mình đối với
các nước khác. Chương trình viện trợ của Australia với việc hỗ trợ
các nước đang phát triển giảm đói nghèo đã đạt được những mức
phát triển bền vững. Trọng tâm của chươ
ng trình tại vùng Châu Á -
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
8
Thái Bình Dương thể hiện sự tham gia mạnh mẽ của Australia với
khu vực và cam kết làm việc trong mối quan hệ đối tác để đáp ứng
những thách thức phát triển quan trọng trong khu vực này. Australia
là một trong những nhà tài trợ hàng đầu cho khu vực Thái Bình
Dương. Australia cũng đáp ứng hào phóng những yêu cầu về khắc
phục khủng hoảng và cứu trợ nhân đạo và đóng góp có lựa chọn cho
những nhu cầu phát triển
ở Nam Á, châu Phi và Trung Đông. Trên
bình diện kinh tế, Australia đã và đang trở thành một đối tác kinh tế
quan trọng của nhiều quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới.
1.3. Vị thế của Australia đối với Việt Nam
Australia và Việt Nam tuy là hai đất nước thuộc hai châu lục
với hai hệ thống chính trị khác nhau nhưng lại có mối quan hệ thân
thiết, gắn bó. Tình hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Australia không
ngừng được củng cố và phát triể
n qua chặng đường hơn hai tám năm
kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (26/12/1973). Đặc
biệt 10 năm gần đây đã chứng kiến sự khởi sắc trong quan hệ hai
nước với những chuyến viếng thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước,
cụ thể là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng John
Haward và chuyến thăm Australia của Thủ tướng Phan Vă
n Khải
tháng 4/1999; nhiều hiệp định về kinh tế, thương mại... được ký kết;
đầu tư của Australia vào Việt Nam và kim ngạch thương mại song
phương không ngừng gia tăng. Hai nước đã ủng hộ và chia sẻ quan
điểm trên một số diễn đàn quốc tế: Australia ủng hộ Việt Nam gia
nhập ASEAN, giúp Việt Nam trong quá trình tham gia APEC, ủng
hộ Việt Nam gia nhập WTO; Việt Nam ủng hộ Australia gia nhập
ASEM.
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
9
Chính phủ Australia luôn coi trọng quan hệ và mong muốn
thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, thể hiện rõ và sinh động
qua viện trợ phát triển chính thức dành cho Việt Nam. Từ năm 1991
đến nay Australia dành cho Việt Nam 772 triệu đôla Australia
(AUD) viện trợ ODA.
Về thương mại, trong nhiều năm qua, kim ngạch thương mại
giữa hai nước tăng trung bình 40%/ năm. Năm 1993, kim ngạch xuất
nhập khẩu giữa hai nước đạt 336,8 triệu AUD, trong
đó Việt Nam
xuất 251,3 triệu AUD, nhập 115,5 triệu AUD, so với năm 1990 tăng
gấp 9 lần. Sang năm 1994, tổng kim ngạch tăng lên 23,5% đạt 452,9
triệu AUD (tăng 15%), nhập 163,5 triệu AUD (tăng 41,5%). Năm
1995, kim ngạch chung đạt 500 triệu AUD, tức là vẫn giữ nhịp độ
như năm trước, trong đó hàng Việt Nam xuất sang Australia là 340
triệu AUD, hàng nhập là 210 triệu AUD. Kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa hai nước tăng từ 32,3 tri
ệu USD năm 1990 lên mức kỷ lục 1 tỷ
AUD (trên 600 triệu USD) năm 1998 với những mặt hàng trao đổi
ngày càng phong phú. Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều năm
2001 là 1.310,5 triệu đô la Mỹ, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt
1.041,8 triệu đô la Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt
Nam sang Australia là những mặt hàng có chứa hàm lượng nguyên
liệu và lao động cao: dầu thô, hải sản, giày dép, quần áo, quả và hạt
t
ươi hoặc khô, nhựa. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt
Nam: sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc và các sản phẩm kể cả
lúa mỳ, nhôm, thiết bị và máy điện tử, dầu thực vật, các loại thuốc,
động cơ mô tô, máy phát điện.
Về đầu tư, tính đến thời điểm cuối tháng 9/2001, Australia là
nước đứng thứ 14 trong số các nướ
c và vùng lãnh thổ đầu tư vào
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
10
Việt Nam với 110 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn
đầu tư đăng kýí là 1.044 triệu đô la Mỹ. Số dự án còn hiệu lực là 73
dự án với tổng vốn đầu tư đăng kíý là 752 triệu USD, vốn pháp định
523,6 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 539 triệu USD. (Nguồn:
AusAID Information)
Đầu tư của Australia tập trung chủ yếu vào các l
ĩnh vực bưu
chính viễn thông, công nghiệp nặng, công nghiệp thực phẩm, giáo
dục-tài chính-y tế .v.v.
Các dự án đầu tư của Australia tạo công ăn việc làm cho trên
4.700 lao động. Doanh thu năm 2000 của các dự án Australia đạt
427,4 triệu USD. Australia có nhiều dự án quy mô lớn ở những
ngành kinh tế quan trọng như tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu
khí, than, sản xuất thép, viễn thông, sản xuất tân dược, ngân hàng và
giao thông vận tải. Trong bối cảnh khủng hoả
ng khu vực mấy năm
vừa qua, Australia vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam mà điển hình là
tập đoàn Telstra đã tăng đầu tư vào Việt Nam 40 triệu USD và chọn
Hà Nội làm trụ sở chính của Châu Á.
Về hợp tác phát triển, năm tài chính 2001/2002 là năm thực
hiện cuối cùng của kỳ cam kết 236 triệu đô la Australia giai đoạn
1998/1999-2001/2002. Tỡnh hỡnh giải ngõn thực tế vượt mức cam
kết ban đầu khoảng 66 triệu đô la Australia (Nguồn: AusAID
Information). Về mức cam kết của Chính phủ Australia dành cho
Việt Nam giai đoạn tới: Theo thông báo của AusAID, do khó khăn
về tài chính nhất là không dự báo được tỡnh hỡnh nờn từ nay
Australia sẽ khụng cam kết theo tài khoỏ 4 năm mà việc phân bổ
ngân sách hàng năm tuỳ thuộc vào tỡnh hỡnh thực hiện của từng dự
ỏn, chương trỡnh cụ thể
và phụ thuộc vào ngõn sỏch hàng năm của
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
11
Chính phủ Australia dành cho viện trợ. Đối với Việt Nam, mức viện
trợ hàng năm sẽ vào khoảng 66 triệu đô la Australia, không kể các
chương trỡnh hợp tỏc khu vực. Ngoài ra, do tỡnh hỡnh ngõn sỏch bị
hạn chế nờn trong một vài năm tới sẽ tạm thời chưa xem xét các đề
xuất mới, trừ một số dự án nhỏ nếu phù hợp và có thể lồng ghép
thực hiệ
n trong khuôn khổ Quỹ CEG. Các dự án đó ký kết sẽ tiếp
tục triển khai theo cam kết nhưng có thể sẽ kéo dài thời gian thực
hiện hơn so với dự kiến.
Về lĩnh vực hợp tỏc: Phỏt triển nụng nghiệp, nụng thụn và
quản lý nhà nước, giáo dục và đào tạo vẫn là những lĩnh vực trọng
tâm trong chương trỡnh hợp tỏc phỏt triển Việ
t Nam - Australia.
Hợp tỏc trong lĩnh vực y tế được thực hiện thông qua việc triển khai
dự án Phũng chống HIV/AIDS khu vực Châu Á. Giai đoạn 2 dự án
Tăng cường năng lực theo dừi và đánh giá dự án (VAMES) được
thực hiện có ý nghĩa quan trọng trong tiến trỡnh hài hoà thủ tục giữa
Chớnh phủ Việt Nam với cỏc nhà tài trợ.
Quan hệ hợp tác giữa hai nước đang được mở r
ộng sang cả an
ninh, quốc phòng. Hai bên đã tiến hành hàng năm Đối thoại chính
thức về an ninh khu vực; Trao đổi tùy viên quân sự và hợp tác chống
tội phạm, ma túy. Hợp tác hai nước trong lĩnh vực văn hóa, nghệ
thuật, thanh niên, du lịch, thể thao... cũng ngày càng được mở rộng,
góp phần tăng cường hiểu biết và hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Bước vào thế kỷ 21, hai nước Việt Nam và Australia có một
hành trang đáng kể
để tăng cường hơn nữa tình hữu nghị và hợp tác
nhiều mặt. Đó là sự chân thành, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Đó
là ý nguyện cùng xây dựng hòa bình, hợp tác vì thịnh vượng và phát
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
12
triển của mỗi nước cũng như của khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương và toàn thế giới.
2. ODA của Australia cho Việt Nam:
2.1. Khái quát chung về ODA:
Hiện nay, một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng
đầu trong chính sách phát triển kinh tế của các nước đang phát triển
là việc huy động vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Các nguồn vốn được huy động ở đây gồm có vốn trong
nước và vốn đầu t
ư nước ngoài.
Trong phần vốn của nước ngoài, bên cạnh nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) với vai trò to
lớn của nó, còn phải kể đến nguồn Viện trợ phát triển chính thức
(Official Development Assistance - ODA) đó và đang góp phần
không nhỏ vào công cuộc phát triển đất nước.
Khái niệm về ODA:
Viện trợ phát triển chính thức ODA là tất cả các khoản viện
trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay với thời
gian dài và lãi suất thấp) của Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống
Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài
chính quốc tế (Ngân hàng thế giới - WB, Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF,
Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB...) gọi chung là các đối tác viện
trợ nướ
c ngoài dành cho Chính phủ và nhân dân nước nhận viện trợ
nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của các nước này.
Viện trợ là việc nguồn lực được chuyển từ nước này sang
nước khác dựa trên các điều khoản được thỏa thuận. Nước cấp viện
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
13
trợ gọi là nước viện trợ (Donor). Nước tiếp nhận gọi là nước nhận
viện trợ (Recipient). Nguồn viện trợ được cung cấp cho nhiều mục
đích khác nhau thông qua nhiều kênh khác nhau. Nguồn ODA cung
cấp cho các nước nhận viện trợ được hiểu là sự trợ giúp bằng tiền,
vật tư, thiết bị, chuyển giao công nghệ, chuyển giao tri thức (cung
cấp chuyên gia, đào tạo cán bộ...) dưới các hình thức vi
ện trợ không
hoàn lại hoặc viện trợ cú hoàn lại được thực hiện theo những thỏa
thuận ký kết bằng văn bản. Về cơ bản, ODA có ba hình thức: Viện
trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại và viện trợ không hoàn lại
kết hợp cho vay.
Viện trợ không hoàn lại: là nguồn viện trợ cấp không, không
phải trả lại. Đối với loại viện trợ
này thường là hỗ trợ kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ, tri thức, kinh nghiệm thông qua các hoạt
động của các chuyên gia quốc tế. Đôi khi viện trợ này cũng có thể là
viện trợ nhân đạo (lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men...) thì
chúng khó có thể huy động vào mục đích đầu tư phát triển vì ngay
cả nơi vật tư cho không cũng có đơn giá rất cao. Thêm vào đó cần
nhận thấy rằng các khoả
n viện trợ không hoàn lại thường kèm theo
một số điều kiện về tiếp nhận, đơn giá... Đặc biệt nhiều đối tác viện
trợ cung cấp với các điều kiện ràng buộc khắt khe về chính trị (xu
hướng này đã ngày càng giảm đi trong những năm gần đây) mà
nhiều Chính phủ không thể thỏa mãn hoặc nếu cố tình chấp nhận sẽ
gây nên tình trạng lệ
thuộc về chính trị hoặc mất ổn định, ảnh hưởng
tới chủ quyền quốc gia, một vấn đề đang trở nên không thể chấp
nhận được trong thời đại ngày nay.
Viện trợ có hoàn lại: thực chất là các khoản vay tín dụng ưu đãi
với điều kiện “mềm”. Với các khoản vay ưu đãi vốn ODA có thể sử
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
14
dụng cho mục đích đầu tư phát triển. Tính chất ưu đãi của các khoản
vay này thể hiện ở chỗ:
Lãi suất của các khoản vay trong khuôn khổ ODA là lãi thấp,
thường dưới 3%/ năm.
Thời gian cho vay của các khoản vay này dài. Hầu hết các khoản
vốn vay ODA của Chính phủ đều có thời hạn kéo dài trên 20 năm.
Thời hạn thanh toán là thời hạn từ khi ký kết hiệp định vay đến khi
bên vay trả hế
t tiền vay gốc.
Thời gian ân hạn: là thời hạn từ khi vay đến khi trả vốn gốc đầu
tiên. Đây chính là thời gian hoàn trả nợ mà nước tài trợ dành cho
nước nhận viện trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho phát huy hiệu quả
của vốn vay, tạo điều kiện trả nợ. Thời gian ân hạn của các khoản
vay ưu đãi tùy thuộc vào các nhà tài trợ và tùy vào đố
i tượng nhận
viện trợ, Nhật Bản thường có thời gian ân hạn là 10 năm, Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF) là 3 đến 4 năm (chưa trả gốc, chỉ phải trả lãi), Ngân
hàng thế giới (WB) là 10 năm, Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)
là 5 đến 7 năm.
Viện trợ không hoàn lại kết hợp cho vay: Bao gồm một phần
cấp không, một phần thực hiện theo hình thức vay tín dụng.
Như vậ
y, có thể phân biệt được ODA với các nguồn vốn nước
ngoài khác như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hay vay nợ nước
ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là quá trình kinh tế trong đó một
hay nhiều tổ chức kinh tế của nước này đầu tư sang nước khác nhằm
mục đích xây dựng những công trình mới hoặc hiện đại hóa mở rộng
các xí nghiệp hiện có. Về nguyên tắc, doanh nghiệ
p đó được trực
tiếp tham gia quản lý tài sản của mình, hoạt động này có nhiều hình
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
15
thức như Hợp đồng hợp tác kinh doanh, thành lập các xí nghiệp liên
doanh, các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. ODA và FDI khác nhau
ở chỗ cùng là nguồn đầu tư từ nước ngoài nhưng qua đầu tư trực tiếp
các nước phát triển tiếp nhận được công nghệ hiện đại sau đó cải
tiến, phát triển thành công nghệ của mình, mặt khác phía nhận đầu
tư còn học hỏi được kinh nghiệm tổ chức quản lý củ
a nước đầu tư.
Hơn nữa các công ty nước ngoài còn giúp doanh nghiệp địa phương
tiếp cận được vào thị trường thế giới thông qua liên doanh và mạng
lưới thị trường rộng lớn của họ...
So với nguồn vay nợ nước ngoài, ODA khác ở chỗ vay nợ
nước ngoài không có các điều kiện ưu đãi về lãi suất hay thời gian
ân hạn mà đó chỉ đơn thuần là khoản vay phải tr
ả với lãi suất bình
thường.
Đặc điểm của ODA:
Xét về bản chất, ODA là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc
không hoàn lại theo những điều kiện nhất định một phần tổng sản
phẩm quốc dân từ một quốc gia giàu sang quốc gia nghèo. Mục tiêu
cơ bản của ODA là thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội và đóng góp
vào việc cải thiện mức sống ở các nước đang phát triển.
Thực tế cũng chứng minh
được rằng ODA đóng một vai trò
quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế của nước
nhận viện trợ nếu những quốc gia này sử dụng ODA một cách hợp
lý. Tuy nhiên, thực chất của việc viện trợ còn bao hàm cả những yếu
tố tiêu cực. Các nước phát triển-nước viện trợ không cung cấp một
cách vô tư các khoản viện trợ, đó không đơn thu
ần là một sự viện trợ
để giúp nước nghèo thoát khỏi lạc hậu để cùng nhau phát triển. Nhìn
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
16
một cách phiến diện thì việc các nước giàu cung cấp ODA cho các
nước nghèo là một việc làm mang ý nghĩa tốt đẹp nhưng bên trong
nó là cả một vấn đề và đó cũng chính là các đặc điểm để phân biệt
ODA với các nguồn vốn khác từ nước ngoài.
ODA gắn với chính trị và là một trong những phương tiện để
thực hiện ý định chính trị, đồng thời nhạy cảm về mặt xã hộ
i và chịu
sự kiểm soát của dư luận xã hội ở cả nước tài trợ lẫn nước nhận viện
trợ. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, ODA được sử dụng để lôi kéo
thêm đồng minh vì có sự đối đầu Đông - Tây nhằm cân bằng lực
lượng. Kể từ khi hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu - Liên Xô cũ
tan rã, chiến tranh lạnh chấm dứt, các nhà tài trợ
vẫn vận dụng ODA
vào mục đích chính trị, tuy nhiên bản chất của hiện tượng đã thay
đổi nhiều. Đó là lợi ích chính trị phải đi đôi với lợi ích kinh tế,
thương mại, phải vì mục tiêu cuối cùng là tăng cường phát triển kinh
tế song song với quan hệ chính trị trên cơ sở hợp tác đối thoại, phát
triển và phồn vinh.
Ngày nay, thông thường các nước tài trợ sử dụng việ
n trợ như
là công cụ để buộc các nước đang phát triển thay đổi chính sách
kinh tế - xã hội, đối ngoại để phục vụ lợi ích của bên viện trợ. Trong
đó, đáng kể nhất là tự do hoá kinh tế, thương mại, mở cửa để tạo
điều kiện cho Tư bản tư nhân nước viện trợ thâm nhập vào thị
trường nước nhận viện trợ. Các quố
c gia hoặc khước từ các điều
kiện ràng buộc hoặc có thể có chế độ chính trị được coi là thù địch
thì sẽ nằm ngoài diện được cấp ODA. Sự phân biệt đối xử có chủ
định trong việc cấp ODA là một trong những nguyên nhân gây ra
tình trạng phân bổ không đồng đều nguồn ODA giữa các nước đang
phát triển và giữa các khu vực trên thế giới.
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
17
Nước tiếp nhận ODA phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp
viện trợ như là thực hiện các cải cách kinh tế theo mẫu mà bên viện
trợ đưa ra. Điển hình là Ngân hàng thế giới WB, Quỹ tiền tệ quốc tế
IMF thường chỉ viện trợ cho các nước đang phát triển khi những
nước này cam kết thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo tiến trình
và tiêu chuẩn mà các tổ chức này yêu cầu. Trên thực tế, những mô
hình của các tổ chức này phần lớn dựa theo mô hình nước phát triển
nên ít tính khả thi, ít mang lại kết quả. Do vậy dẫn tới tình trạng
nước nhận hoặc là phải nhập khẩu hàng hóa, thiết bị, nguyên vật liệu
của nước tài trợ hoặc phải nhận từ nơi mà nước tài trợ yêu cầu.
Nước nhận viện trợ
phải chịu rủi ro đồng tiền nước viện trợ.
Nếu đồng tiền viện trợ tăng giá so với đồng tiền nước tiếp nhận thu
được thông qua xuất khẩu (nguồn thu nhập để trả nợ) thì nước nhận
viện trợ sẽ phải trả thêm một khoản nợ bổ xung phát sinh do chênh
lệch giá ở thời điểm vay và thời điểm trả nợ
. Nước tiếp nhận thường
không có quyền trong việc lựa chọn đồng tiền để vay ODA, cũng
không có quyền sử dụng tiền địa phương để làm đơn vị viện trợ mà
buộc phải vay bằng tiền nước cấp ODA. Chẳng hạn, hiến pháp Nhật
Bản quy định rõ chỉ cho vay viện trợ bằng đồng JPY (Yên Nhật).
Như vậy, thực chất ODA không phải là món quà biếu không,
bên trong m
ục đích tương trợ, giúp đỡ để cùng nhau phát triển là sự
đấu tranh không ngừng nghỉ vì quyền lợi của chính mình. Không thể
đòi hỏi các nước phát triển phải cung cấp viện trợ một cách vô tư
cho các nước nghèo mà không được gì. Chính vì vậy, việc họ đưa ra
các điều kiện ràng buộc đối với các nước nhận viện trợ khi cấp ODA
là điều tất yếu. Vấn đề đặt ra là các n
ước nhận viện trợ phải có
những chính sách ngoại giao hợp lý, khéo léo để vừa thu hút được
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
18
ODA cho phát triển kinh tế nhưng lại không đi lệch hướng đường lối
chính trị và không làm mất lòng các nhà tài trợ.
2.2. Đặc điểm ODA của Australia cho Việt Nam:
Mục tiêu chung của Chương trình hỗ trợ phát triển Việt Nam
trong khuôn khổ ODA của Australia vào Việt Nam là xoá đói giảm
nghèo, phát triển Kinh tế xã hội bền vững. Đặc điểm nổi bật của
chương trình ODA của Australia với Việt Nam là các khoản viện trợ
thường là những khoản viện trợ không hoàn lại. Các khoản viện trợ
này được thực hiện thông qua các chương trình viện trợ nhằm đạt
được mục tiêu lớn nhất nói trên.
Phần lớn các dự án do Australia tài trợ cho Việt Nam đều có
các chuyên gia hay người tình nguyện của Australia sang Việt Nam
trực tiếp hướng dẫn thực hiện. Ví dụ, hơn ba trăm công nhân, kỹ sư,
chuyên gia của Australia sang Việt Nam trong dự án xây dựng cầu
M
ỹ Thuận; sáu người tình nguyện trong “Chương trình các nhà đại
sứ trẻ”. Điều này chứng tỏ Australia có quan tâm thực sự tới hiệu
quả trực tiếp của các chương trình chứ không chỉ bỏ một khoản tiền
tài trợ để phía nhận viện trợ tùy ý sử dụng.
Ngoài ra, với quan điểm của AusAID là cần phải có sự tham
gia đóng góp vốn của cả hai phía thì các dự án mới có thể mang tính
khả thi và đạt được hiệu quả cao, lâu dài nên có thể nói các dự án
được Australia viện trợ đều có sự tham gia đóng góp vốn từ cả hai
phía Australia và Việt Nam.
Một đặc điểm cơ bản nữa là tất cả các dự án do Australia tài
trợ phải phù hợp với các chính sách của AusAID về giới tính, phát
triển, dân số và môi trường.
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
19
Quản lý Nhà nước:
Phương châm của chương trình hỗ trợ ODA của Australia cho
Việt Nam trong quản lý nhà nước là có giúp Việt Nam đạt được một
chế độ quản lý “Trong sáng, Trách nhiệm giải trình và Công bằng”.
Ngày 20/3/2002, Chính phủ Australia ký một thoả thuận với
Bộ kế hoạch và đầu tư, theo đó 10 triệu AUD sẽ được cung cấp cho
Dự án Xây dựng năng lực Quản lý nhà nước hiệu quả kéo dài 3 năm.
Các Dự án về Quản lý Nhà nướ
c đều hướng tới mục tiêu chung nhất
là củng cố năng lực của một số bộ phận ngành và cơ quan Nhà nước
có liên quan, nhằm nâng cao tính hiệu quả, công minh, chính trực
trong chính sách quản lý, phát triển và dịch vụ ở Việt Nam. Các hoạt
động dự án tập trung vào 4 lĩnh vực: Phát triển kinh tế tư nhân, hội
nhập kinh tế, sử dụng hiệu quả những nguồn lực công cộng, thúc
đẩy hệ th
ống tư pháp và luật pháp công minh, rõ ràng và dễ tiếp cận.
Các lĩnh vực ưu tiên
Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA:
1. Vốn ODA khụng hoàn lại được ưu tiên sử dụng cho những
chương trỡnh, dự ỏn thuộc cỏc lĩnh vực:
a) Xoỏ đói giảm nghèo, trước hết tại các vùng nông thôn, vùng
sâu, vùng xa;
b) Y tế, dõn số và phỏt triển;
c) Giỏo dục, phỏt triển nguồn nhõn lực;
d) Cỏc vấn đề xó hội (tạo việc làm, cấp nước sinh hoạt, ph
ũng
chống dịch bệnh, phũng chống cỏc tệ nạn xó hội);
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
20
đ) Bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển các nguồn tài
nguyên thiên nhiên; nghiên cứu khoa học và cụng nghệ, nõng
cao năng lực nghiờn cứu và triển khai;
e) Nghiên cứu chuẩn bị các chương trỡnh, dự ỏn phỏt triển (quy
hoạch, điều tra cơ bản);
g) Cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ
quan quản lý Nhà nước ở Trung ương, địa phương và phát
triển thể ch
ế;
2. Vốn ODA vay được ưu tiên sử dụng cho những chương trỡnh,
dự ỏn thuộc cỏc lĩnh vực:
a) Xoỏ đói giảm nghốo, nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn;
b) Giao thụng vận tải, thụng tin liờn lạc;
c) Năng lượng;
d) Cơ sở hạ tầng xó hội (cỏc cụng trỡnh phỳc lợi cụng cộng, y tế,
giỏo d
ục và đào tạo, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường);
đ) Hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất nhằm giải quyết cỏc vấn đề
kinh tế - xó hội;
e) Hỗ trợ cỏn cõn thanh toỏn;
Quy định về sử dụng và giải ngân ODA:
Trước yêu cầu cấp thiết của việc phải có một khung pháp lý
điều chỉnh các hoạt động ODA hỗ trợ bởi chính phủ Australia nói
riêng cũng như hoạt động ODA nói chung, Chính phủ Việt Nam đã
ban hành các nghị định, quy chế cũng như các thông tư hướng dẫn
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
21
về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, trong đú
quy định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng ODA
cho từng thời kỳ, phê duyệt danh mục và nội dung chương trỡnh, dự
ỏn ODA yờu cầu tài trợ và chương trỡnh, dự ỏn ODA thuộc thẩm
quyền phờ duyệt của Thủ tướng Chính phủ, điều hành vĩ mô việc
qu
ản lý, thực hiện các chương trỡnh, dự ỏn ODA, ban hành cỏc văn
bản quy phạm pháp luật về việc quản lý và sử dụng ODA.
Cùng với
các văn bản pháp quy khác, nghị định 17/2001/NĐ-CP đã thiết lập
một hệ thống văn bản hướng dẫn khá cụ thể về việc sử dụng và giải
ngân ODA.
Quy định về sử dụng ODA:
Các nguyên tắc cơ bản:
1. ODA là một nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước,
được sử dụng để hỗ trợ thực hiện cỏc mục ti
ờu phỏt triển kinh
tế-xó hội ưu tiên.
2. Chớnh phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở
phõn cấp, tăng cường trách nhiệm và bảo đảm sự phối hợp chặt
chẽ giữa các cấp, các cơ quan quản lý ngành và địa phương.
3. Quỏ trỡnh thu hỳt, quản lý và sử dụng ODA phải tuõn thủ
những yờu cầu dưới đây:
a) Chớnh phủ
nắm vai trũ quản lý và chỉ đạo, phỏt huy cao độ
tớnh chủ động và trách nhiệm của cơ quan chủ quản và cơ
quan, đơn vị thực hiện;
b) Bảo đảm tớnh tổng hợp, thống nhất và đồng bộ trong cụng tỏc
quản lý ODA;
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
22
c) Bảo đảm sự tham gia rộng rói của cỏc bờn cú liờn quan, trong
đó cú cỏc đối tượng thụ hưởng;
d) Bảo đảm tớnh rừ ràng, minh bạch về quyền hạn và trỏch nhiệm
của cỏc bờn cú liờn quan;
đ) Bảo đảm hài hoà thủ tục giữa Việt Nam và Nhà tài trợ.
Nghị định 17/2001/Né-CP của Chớnh phủ ngày 4 thỏng 5 năm
2001 về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử d
ụng nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) (có hiệu lực từ ngày 19 tháng 5 năm
2001 thay thế Nghị định 87/CP).
Với 8 chương, 46 điều, Nghị định 17/CP đó đề cập một cách
tương đối chi tiết toàn bộ quá trỡnh từ thu hỳt, vận động đến thực
hiện và theo dừi, đánh giá các chương trỡnh, dự ỏn ODA. Nột mới
của Nghị định so với Nghị
định 87/CP trước kia thể hiện ở một số
điểm sau:
1. Có sự điều chỉnh lại thứ tự ưu tiên các lĩnh vực sử dụng ODA
với định hướng ưu tiên cao nhất là xoá đói giảm nghèo, nông nghiệp
và phát triển nông thôn, đặc biệt tại các vùng nông thôn, miền núi,
vùng sâu, vùng xa (éiều 3.1.a, 3.2.a)
2. Tăng cường phân cấp phê duyệt dự án trên cơ sở xác định rừ
trỏch nhiệm của c
ỏc bờn liờn quan nhằm đảm bảo việc quản lý nhà
nước chặt chẽ nguồn vốn ODA. Cụ thể, mức phê duyệt của thủ
trưởng các cơ quan chủ quản đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật được
nâng từ dưới 500.000USD lên dưới 1.000.000USD. (Mức phê duyệt
các dự án đầu tư được điều chỉnh theo Nghị định 52/CP). Quy chế
cũng quy định r
ằng những người có thẩm quyền phê duyệt này “phải
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
23
căn cứ vào các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và căn cứ vào hiệu
quả kinh tế-xó hội của chương trỡnh, dự ỏn ODA, danh mục chương
trỡnh, dự ỏn ODA đó được Chính phủ phê duyệt và chịu trách
nhiệm cá nhân về quyết định của mỡnh” (éiều 20.2)
Ngoài ra, Quy chế cũng quy định các mức phân cấp cụ thể
cho việc phê duyệt những điều chỉ
nh, bổ sung nội dung chương
trỡnh, dự ỏn ODA trong quỏ trỡnh thực hiện. Cụ thể, tại éiều 29 cú
quy định đối với các chương trỡnh, dự ỏn thuộc thẩm quyền phê
duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan chủ quản được phép phê
duyệt mọi sửa đổi, bổ sung về mức vốn không vượt quá 10% tổng
vốn đó được phê duyệt hoặ
c không quá 1.000.000 đôla Mỹ đối với
dự án đầu tư và 100 nghỡn đôla Mỹ đối với các dự án hỗ trợ kỹ
thuật; Tương tự, đối với các chương trỡnh, dự ỏn thuộc thẩm quyền
phờ duyệt của Cơ quan chủ quản, Chủ dự án được phép phê duyệt
mọi sửa đổi, bổ sung về mức vốn không vượt quá 10% tổng vốn
đó
được phê duyệt hoặc không qúa 500.000 đôla Mỹ đối với dự án đầu
tư và 50 nghỡn đôla Mỹ đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật.
3. Ban chuẩn bị chương trỡnh, dự ỏn ODA và Ban quản lý dự ỏn
ODA được quy định cụ thể về tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn.
éiều 13 Quy chế về Ban chuẩn bị chương trỡnh, dự ỏ
n ODA đó quy
định một loạt các nhiệm vụ cho Ban này trong đó bao gồm việc
nghiên cứu các quy định của phía Việt Nam và bên tài trợ về quá
trỡnh chuẩn bị, thực hiện chương trỡnh, dự ỏn và lập kế hoạch
chuẩn bị chương trỡnh, dự ỏn ODA trỡnh cơ quan chủ quản phê
duyệt. Những nội dung trên nếu được thực hiện tốt sẽ có tác động
tích cự
c tới tiến độ triển khai các chương trỡnh, dự ỏn ODA và khắc
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Huyền My
24
phục một trong những nguyờn nhõn lớn gõy chậm trễ cho việc tiến
hành cỏc dự ỏn hiện nay.
Cũng là một điểm mới khác của Nghị định, Quy chế có một
điều khoản riêng quy định về Ban quản lý chương trỡnh, dự ỏn
ODA (éiều 25). éiều khoản này cũng quy định Bộ Kế hoạch và éầu
tư sẽ có hướng dẫn cụ thể v
ề quy chế mẫu chức năng, nhiệm vụ của
các Ban quản lý dự ỏn.
4. éồng bộ hoỏ với cỏc văn bản quy phạm pháp luật khác có tính
đặc thù của dự án ODA. Ví dụ, tại giai đoạn thẩm định dự án, trong
Quy chế có quy định rằng “trong quá trỡnh thẩm định, cơ quan chủ
trỡ tổ chức thẩm định phải xem xét các nội dung đó thoả thuận vớ
i
Nhà tài trợ, ý kiến thẩm định của Nhà tài trợ hoặc đại diện của Nhà
tài trợ, ý kiến đồng thuận hoặc ý kiến khác nhau giữa các bên phải
được phản ánh trong báo cáo thẩm định” (éiều 18.6) hoặc trong quỏ
trỡnh chuẩn bị dự ỏn, Quy chế quy định rằng ngoài các nội dung bắt
buộc theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi các chương trỡnh, dự
ỏn ODA đầu tư phải có
thêm nội dung mang tính chất đặc thù của chương trỡnh, dự ỏn cú sử
dụng vốn ODA như “lý do sử dụng vốn ODA, thế mạnh của Nhà tài
trợ về cụng nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh
vực được tài trợ hoặc đánh giá các điều kiện ràng buộc theo quy
định của Nhà tài trợ đối với chương trỡnh, d
ự ỏn ODA”.
5. So với Nghị định 87/CP, Nghị định 17/CP đó bổ sung thờm cỏc
quy định về vốn bao gồm vốn chuẩn bị chương trỡnh, dự ỏn ODA
(éiều 5.12.a và 12), vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện
chương trỡnh, dự ỏn ODA (éiều 5.12.b và 26), vốn ứng trước để
thực hiện chương trỡnh dự ỏn ODA (éiều 27) làm c
ơ sở cho việc lên