Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết việt nam về nông thôn từ 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 212 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------

BÙI NHƢ HẢI

ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH HIỆN THỰC
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VỀ NÔNG THÔN
TỪ 1986 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62 22 34 01

Hà Nội, năm 2013

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!!


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------

BÙI NHƢ HẢI

ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH HIỆN THỰC
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VỀ NÔNG THÔN
TỪ 1986 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62 22 34 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HỒ THẾ HÀ

Hà Nội, năm 2013
2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung
thực và chƣa từng cơng bố bất kì một cơng trình nào khác.
Luận án có kế thừa và sử dụng một số tài liệu đã cơng bố
có liên quan đến đề tài để tham khảo và đã đƣợc chú thích rõ ràng
khi sử dụng.
Tác giả luận án

Bùi Nhƣ Hải

3


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chƣơng trình Nghiên cứu sinh và viết luận án Tiến sĩ, tôi
đã nhận đƣợc sự dạy bảo, hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của q thầy
cơ Khoa Văn học thuộc Học viện Khoa học Xã hội, đặc biệt là PGS.TS Phan
Trọng Thƣởng, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, PGS.TS Trƣơng Đăng Dung,
PGS.TS Tôn Thảo Miên, PGS. TS Trịnh Bá Đĩnh...

Trân trọng cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị, trƣờng THPT
Bùi Dục Tài đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Nhà giáo ƣu tú PGS.TS Hồ Thế Hà, ngƣời thầy tận tâm, hết lịng chỉ bảo, hƣớng dẫn nghiên cứu
và giúp đỡ tơi hồn thành luận án tiến sĩ.
Xin cảm ơn tấm lịng những ngƣời thân yêu trong gia đình và bè bạn đã
cổ vũ, động viên tơi trong suốt q trình học tập cũng nhƣ thực hiện luận án này.

Hà Nội, tháng 01 năm 2013

Bùi Nhƣ Hải

4


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 11
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 11
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 22
3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 44
4. Đóng góp mới của luận án ..................................................................................... 54
5. Cấu trúc luận án...................................................................................................... 65
NỘI DUNG..................................................................................................................... 86
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VỀ
NƠNG THƠN TỪ 1986 ĐẾN NAY................................................................................ 86
1.1. Luận bàn tồn cảnh ......................................................................................... 86
1.1.1. Khẳng định sự đổi mới, lạc quan vào sự hồi sinh ................................... 86

1.1.2. Quan ngại về dấu hiệu chững lại ......................................................... 1210
1.2. Luận bàn quanh một số tiểu thuyết nổi trội ................................................ 1715
1.2.1. Nhận định, đánh giá về những thành công .......................................... 1715
1.2.2. Nhận định, đánh giá về những hạn chế ............................................... 2523
Chƣơng 2 DIỆN MẠO CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VỀ NÔNG THÔN TỪ
1986 ĐẾN NAY......................................................................................................... 2926
2.1. Nhu cầu đổi mới tƣ duy nghệ thuật ............................................................ 2926
2.1.1. Tƣ duy nghệ thuật của tiểu thuyết về nông thôn trƣớc 1986 ............... 2926
2.1.2. Nhu cầu đổi mới tƣ duy nghệ thuật của tiểu thuyết về nông thôn sau 19863128
2.2. Nhu cầu nhận thức và sự chiếm lĩnh hiện thực đa chiều ............................ 3834
2.2.1. Nhu cầu nhận thức mới hiện thực trong tiểu thuyết về nông thôn
trƣớc 1986 ...................................................................................................... 3834
2.2.2. Sự chiếm lĩnh hiện thực đa chiều trong tiểu thuyết về nông thôn sau 19863936
2.3. Diện mạo của tiếu thuyết về nông thôn trong mạch nguồn tiểu thuyết Việt
Nam từ 1986 đến nay...........................................................................4238
2.3.1. Tiến trình tiểu thuyết về nơng thôn trƣớc
1986………………………..4238

5


2.3.2.

Diện

mạo

tiểu

thuyết


về

nông

thôn

sau

1986......................................5046
Chƣơng 3 HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VỀ
NÔNG THÔN TỪ 1986 ĐẾN NAY .......................................................................... 6055
3.1. Hiện thực thời chiến, thời hậu chiến và con ngƣời gắn bó với q hƣơng, xứ
sở.................................................................................................................6055
.3.1.1. Nơng thơn thời chiến và hậu chiến - từ góc nhìn lịch đại…………....52
3.1.2. Ngƣời nơng dân gắn bó với q hƣơng, xứ sở .................................... 7065
3.2. Hiện thực cải cách ruộng đất và con ngƣời làng xã, họ tộc .................. 7872
3.2.1. Cải cách ruộng đất - hƣớng tiếp cận mới từ đề tài cũ.......................... 7872
3.2.2. Ngƣời nơng dân gắn bó với làng xã, họ tộc ........................................ 9184
3.3. Hiện thực đời sống tâm linh và con ngƣời bản năng, tính dục ................... 9789
3.3.1. Nơng thơn với đời sống tâm linh phong phú ....................................... 9789
3.3.2. Ngƣời nông dân với đời sống tính dục đa dạng .............................. 109101
Chƣơng 4 PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VỀ
NƠNG THƠN TỪ 1986 ĐẾN NAY ...................................................................... 117108
4.1. Ngơn ngữ nghệ thuật ............................................................................... 117108
4.1.1. Ngôn ngữ cuộc sống đời thƣờng, nhiều màu sắc ........................... 117108
4.1.2. Ngôn ngữ đối thoại hồn nhiên, chân chất ........................................ 124114
4.1.3. Ngôn ngữ độc thoại phong phú, đa dạng ......................................... 129119
4.2. Giọng điệu nghệ thuật ................................................................................. 134123
4.2.1. Giọng điệu cảm thƣơng, xa xót ....................................................... 134123

4.2.2. Giọng điệu giễu nhại, châm biếm .................................................... 138127
4.2.3. Giọng điệu suy nghiệm, triết lí ........................................................ 143131
4.3. Kết cấu nghệ thuật .................................................................................. 147135
4.3.1. Kết cấu đơn tuyến và sự làm mới trên nền truyền thống ................ 148135
4.3.2. Kết cấu lắp ghép và sự cách tân theo hƣớng hiện đại ..................... 152139

4.3.3. Kết cấu buông lửng và sự vẫy gọi đồng sáng tạo………………148
KẾT LUẬN.........................................................................................................162148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................................... 166151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 168152
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 181164

6


PHỤ CHÚ ............................................................................................................... 189168

7



MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. Nông thôn -– nơi chứa đựng những trầm tích về văn hóa truyền thống luôn
nằm ở mạch ngầm trong đời sống của ngƣời dân Việt Nam,, Bởi Đó là những giá trị
truyền thống văn hóavốn để đã kết thành những phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ ở ngƣời
nông dân. Cũng Và dĩ nhiên, nơi đóchính mảnh đất này đã đọng lại khơng ít những nỗi
đau, tủi hờn, oan khuất đeo bám ngƣời dân quê… Hiện thực đời sống xã hội nông thôn và

ngƣời nông dân Việt Nam đã đƣợc ánh xạ và in dấu lên mọi sáng tác văn học. Điều đó đã
đƣợc minh định từ thực tiễn sáng tác, từ truyền thống văn học dân tộc suốt trƣờng kỳ lịch
sử với những hình ảnh mộc mạc, đẹp đẽ của làng quê Việt Nam. Và chúng từng lƣu giữ
trong các sáng tác của tập thể dân gian. Các văn thi sĩThời trung đại, các nhà nho – thi sĩ
ƣu ái dành riêng chốn quê Việt Nam những vần thơ chân mộc, sâu lắng ân tình. Những
năm 1930-1945, vVăn học lãng mạn, bám rễ vào nguồn mạch dân tộc nhƣng tâm hồn lại
hút gió Tây phƣơng, vẫn neo đậu một hồn quê nơi bạn đọc. Vào Những năm 19301945,Các nhà các nhà văn hiện thực phê phán đã khẳng định sự thành công khi dựng nên
bức tranh nông thôn với những mảngh tối -– sáng về thân phận của ngƣời nơng dân oằn
mình dƣới ách thống trị thực dân phong kiến. Văn học cách mạng đã kế thừa thành tựu
của văn học hiện thực phê phán, khẳng định khả năng đấu tranh vƣơn lên làm chủ của
những ngƣời cần lao nhƣ một sự phát hiện, hàm ơn với nền văn học của một thời “mất
nƣớc nhƣng không mất làng”. Suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mĩ vĩ đại, thần thánh thì hình ảnh làng q với ngƣời nơng dân mặc áo lính đã đi vào văn
học nhƣ những biểu tƣợng đẹp trong kí ức hào hùng của dân tộc.
1.2. Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khép lại cuộc chiến tranh, non sơng liền một
dải. Đất nƣớc dần chuyển mình từ thời chiến sang thời bình, một kỷ nguyên mới mở ra
với lắm bộn bề nhƣng cũng nhiều khát vọng. Chính điều đó là mảnh đất màu mỡ để
văn học sau 1975 vƣơn mình lớn dậy và tỏa bóng xuống cuộc sống rộng lớn, mênh
mơng. Đặt biệt, luồng gió tƣ tƣởng đổi mới kể từ sau Đại hội lần thứ VI (1986) của
Đảng đã tạo thành cơn luân vũ mãnh liệt tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội,
tạo nên bầu khơng khí dân chủ, cởi mở, tiến bộ hơn, trong đó, có văn học - một bức
tranh nhiều màu sắc với khát vọng vẽ trọn vẹn chân dung tâm hồn con ngƣời của thời
đại từ những miền quê. Trong sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của nền văn học
mới, mảng văn học nông thôn chiếm một vị trí khơng nhỏ cả về số lƣợng lẫn chất
lƣợng, góp phần làm nên diện mạo, thành tựu, tác dụng xã hội và tính đặc thù của nền
văn học.

1



Tiểu thuyết viết về nông thôn Việt Nam sau 1975, nhất là sau đổi mới vẫn tiếp tục
“thâm canh” trên mảnh đất đầy tiềm năng này nhƣng phƣơng thức khai thác đã thay đổi.
Điều dễ nhận thấy: “Về mặt đề tài và cảm hứng sáng tạo đều hƣớng về đời thƣờng, tiếp
cận những mặt bình dị, và cảm động. Lịng yêu cuộc sống vốn thấm sâu vào tâm hồn và
cách cảm nhận của các cây bút đã giúp cho các tác giả thanh lọc, chắt lấy phần cốt lõi của
sự vật và khai thác những giá trị nhân văn gần gũi. Đáng quý trong sáng tác của mình, các
tác giả ln có ý thức tơn trọng truyền thống nhƣng vẫn mở ra đón nhận cái mới”
[49;tr.199]. Cõi nhân sinh hiện về với nhiều trang viết ngồn ngộn chất sống từ hƣơng
đồng rơm rạ của chốn hƣơng quê Việt Nam qua các ngòi bút tài danh một lần nữa khẳng
định sức sống mới tập trung và toàn diện trong cảm hứng viết về nông thôn Việt -– đề tài
cuốn hút một cách tự nhiên nhƣ sự sống còn của một dân tộc “chín phần mƣời đất nƣớc
nơng dân”.
Đề tài nơng thơn đƣợc các tiểu thuyết gia quan tâm sâu sắc, nhiều chiều hơn với
nhịp chuyển động của nó trong hơi thở hiện thực, nhất là từ những năm 1975 trở đi,
tiểu thuyết viết về nơng thơn đã có sự đổi mới cảm hứng, cấu tứ, thi pháp để tạo nên
cách nhìn nhận và tái tạo lại hiện thực một cách đầy đủ, sinh động hơn mà tiểu thuyết
nông thôncùng đề tài trƣớc đó do nguyên nhân chủ quan và khách quan chƣa làm
đƣợc: “Nơng thơn sau 1986 đã có cái nhìn khác trƣớc. Nếu các nhà văn trƣớc 86 đứng
ở phƣơng diện xã hội và phong trào để nhìn con ngƣời thì các nhà văn sau 86 đã đứng
ở góc độ con ngƣời, xã hội và các vấn đề chung” [24;tr.53-36].
Từ thực tế trên, tiểu thuyết viết về nông thôn dần thu hút đƣợc sự quan tâm của
bạn đọc. Đã có một số bài viết hoặc một vài cuốn sách, nhƣng tất cả hầu nhƣ chỉ mới
dừng lại ở phạm vi hẹp, chƣa có một cơng trình nghiên cứu chun sâu, có hệ thống và
tồn diện về đề tài này. Đây là khoảng trống khơng nhỏ cần sự góp sức của tất cả
những ai quan tâm đến mảng tiểu thuyết viết về nơng thơn sau đổi mớiđƣơng đại.
Vì vậy, chọn đề tài Đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam về
nông thôn từ 1986 đến nay, chúng tôi mong muốn có một cái nhìn tƣơng đối hệ thống về
tồn bộ tiến trình vận động và phát triển cũng nhƣ những đặc điểm và thành tựu trên bình
diện nội dung và hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết nơng thôn Việt Nam viết về nông
thôngiai đoạn từ 1986 đến 2012nay. Qua đó, thấy đƣợc quy luật vận động của tiểu thuyết

Việt Nam viết về nông thôn Việt Nam sau chiến tranh cũng nhƣ trên con đƣờng giao lƣu
của văn học dân tộc với văn học thế giới.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

2


Lựa chọn đề tài này, chúng tôi phần nào giới hạn đối tƣợng nghiên cứu. Vì vậy,
tồn bộ các sáng tác của tiểu thuyết viết viết về nông thôn Việt Nam từ 1986 đến 2012
sẽ là đối tƣợng trực tiếp để khảo sát. Riêng đề tài nông thôn miền núi, chúng tôi tạm
thời không đề cập đến trong luận án. Số lƣợng tác phẩm viết về nông thôn miền núi
sau đổi mới khá lớn (chủ yếu truyện ngắn), nội dung lại phong phú, độc đáo nên cần
chuyên luận riêng để nghiên cứu kĩ lƣỡng và sâu rộng. Tuy nhiên, trong q trình
nghiên cứu, chúng tơi có liên hệ, so sánh nhằm chứng minh nét riêng của tiểu thuyết
viết về nông thơn.
Sở dĩ chúng tơi chọn mốc thời gian này, vì đó là mốc đánh dấu sự đổi mới tồn
diện của đất nƣớc; văn xihọc nói chung, tiểu thuyết viết viết về nơng thơn nói riêng đã
có bƣớc ngoặt chuyển mình để đi đến những thành tựu đáng ghi nhận nhƣ hôm nay. Tất
nhiên, giới hạn mốc lựa chọn để khảo sát chỉ có ý nghĩa tƣơng đối, vì hiện tƣợng đổi
mới tiểu thuyết đã có bƣớc chuẩn bị khá sớm vào đầu những năm 1980 với một số tác
giả có đóng vai trị tiền trạm nhƣ Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh
Tuấn, Lê Lựu, Đồn Lê…
Nhìn lại chặng đƣờng phát triển, số lƣợng tiểu thuyết viết viết về nông thơn rất
lớn, chƣa có giai đoạn nào trƣớc đây sánh kịp. Dẫu biết rằng, trong sáng tác, vấn đề
không chỉ số lƣợng, mà ở chất lƣợng nên những cuốn tiểu thuyết có giá trị đƣợc sàng lọc
qua thời gian và đã đƣợc bạn đọc quan tâm, giới nghiên cứu thừa nhận (thơng qua các
giải thƣởng danh dự). Vì vậy, phạm vi đối tƣợng đƣợc tác giả luận án triển khai khảo sát
kĩỹ hơn qua các tiểu thuyết nổi bật nhƣ Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội của (Lê Lựu),
Bến không chồng, Dưới chín tầng trời của (Dƣơng Hƣớng), Mảnh đất lắm người nhiều

ma của (Nguyễn Khắc Trƣờng), Lời nguyền hai trăm năm của (Khôi Vũ), Lão Khổ của
(Tạ Duy Anh), Thủy hỏa đạo tặc, Đồng sau bão của (Hoàng Minh Tƣờng), Dịng sơng
Mía của (Đào Thắng), Ba người khác của (Tơ Hồi), Ma làng của (Trịnh Thanh Phong),
Cuồng phong của (Nguyễn Phan Hách), Giời cao đất dày của (Bùi Thanh Minh), Thần
thánh và bươm bướm của (Đỗ Minh Tuấn, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân
Khánh)…
Ngoài ra, để thấy đƣợc sự chuyển mình và phát triển cũng nhƣ sự đổi mới của
tiểu thuyết viết viết về nông thôn sau 1986 so với trƣớc, chúng tơi đã có cái nhìn đối
sánh với giai đoạn từ 1932 đến 1975 và giai đoạn tiền đổi mới (1975 - 1985) đƣợc xem
lànhƣ bƣớc chuẩn bị cho sự đổi mới của tiểu thuyết viết viết về nơng thơn nhƣ Con
đường sáng của (Nhất Linh, Hồng Đạo), Bước đường cùng của (Nguyễn Công Hoan),
Tắt đèn của (Ngô Tất Tố), Con trâu của (Nguyễn Văn Bổng), Cái sân gạch của (Đào
Vũ), Xung đột của (Nguyễn Khải), Bão biển của (Chu Văn), Buổi sáng, Đất làng của

3


(Nguyễn Thị Ngọc Tú), Ao làng của (Ngô Ngọc Bội), Đi bước nữa của (Nguyễn Thế
Phƣơng), Cửa sông của (Nguyễn Minh Châu), Đứng trước biển, Cù lao Tràm của
(Nguyễn Mạnh Tuấn)… Đồng thời, chúng tơi cũng tìm hiểu một số thể loại khác nhƣ
bút ký, truyện ngắn viết về nông thôncùng đề tài ở thời kỳ trƣớc và sau 1986, nhằm thấy
đƣợc sự vận động tồn cảnh của văn xi Việt Nam viết về nơng thơn trong tiến trình
lịch sử văn học.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ đối tƣợng nhƣ vậy, tác giả xác định phạm vi của luận án là nghiên cứu những tiền đề để
tạo nên diện mạo hành tựu của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn Việt Nam giai đoạn
từ 1986 đến 2012 nhƣ tƣ duy nghệ thuật; nhu cầu nhận thức về hiện thực đa chiều; diện mạo
của tiểu thuyết viết về nông thôn trong mạch nguồn của tiểu thuyết đƣơng đại…. Từrong
đó, chúng tơi chọn khảo sát những yếu tố đổi mới nổi bật, những phƣơng diện nội dung và

nghệ thuật đặc trƣng. Chúng tôi cũng cố gắng làm sáng tỏ một số vấn đề nhƣ: nguyên nhân
dẫn đến sự đổi mới của tiểu thuyết nông thôn, sự riêng khác trong việc phản ánh hiện thực
nông thôn, những nét mới trong phƣơng thức biểu hiện của tiểu thuyết nông thôn đƣơng đại
và chỉ ra những tác phẩm tiêu biểu có sự đóng góp trong tiến trình hiện đại hóa văn xi nói
chung, tiểu thuyết về đề tài nơng thơn nói riêng.thấy đƣợc những đóng góp quan trọng, có ý
nghĩa của tiểu thuyết viết về nơng thơn trong tiến trình đổi mới văn xi Việt Nam sau 1986
trong tính chỉnh thể nội dung và hình thức nhƣ quan niệm hiện thực và con ngƣời cùng
những phƣơng thức, phƣơng tiện biểu hiện đặc sắc của chúng.
Sau 1986, viết về nông thôn, một số tác giả tiếp tục quay trở lại đề tài cải cách
ruộng, hợp tác hóa nơng nghiệp. Vấn đề này rất nhạy cảm nhƣng đã đƣợc tiểu thuyết quan
tâm một cách rốt ráo vào những năm 1960. Những trầm tích về văn hóa truyền thống nằm
ở mạch ngầm trong đời sống nông thôn Việt Nam. Bởi đó thực sự là những giá trị truyền
thống bề sâu nhƣ phong tục, tập tục, tập quán để kết thành những phẩm chất trong sáng,
đẹp đẽ của nông dân Việt Nam, dĩ nhiên, cũng từ đó đọng lại khơng ít nỗi đau, những tủi
hờn, oan khuất đeo bám họ.
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp sau:
3.1. Phương pháp nghiên cứu xã hội học văn học: vận dụng để nghiên cứu tiến trình vận
động và phát triển của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn, nghiên cứu các tác phẩm tiêu
biểu đóng góp tích cực vào việc đổi mới của tiểu thuyết nông thôn Việt Nam viết về nông
thôngiai đoạn từ 1986 đến năm 2012.

4


3.2. Phương pháp phân tích, so sánh: nhằm làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ
thuật, sắc thái độc đáo giữa những sáng tác của tiểu thuyết viết về nông thôn cùng và
không cùng giai đoạn; đồng thời so sánh sự đổi mới của tiểu thuyết viết về nông thôn
sau đổi mới (1986 - – 2012) với trƣớc đổi mới (1932 - 1985); so sánh thể loại tiểu

thuyết và các thể loại khác (truyện ngắn, kí, bút kí) trong cùng đề tài (đồng đại) để
thấy đƣợc nét nổi trội về những đặc trƣng cơ bản của tiểu thuyết viết về nông thôn.
3.3. Phương pháp cấu trúc, hệ thống, cấu trúc: đƣợc sử dụng để nghiên cứu
mối liên hệ nội tại hữu cơ của tác phẩm, đồng thời có cái nhìn tổng thể, khái quát về sự
chuyển mình, đổi mới của tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn từ 1986 đến
2012này.
3.4. Phương pháp vận dụng lý thuyết thi pháp học:. nhằm nghiên cứu các yếu tố
tham gia cấu thành thế giới nghệ thuật Tiếp cận dƣới góc độ thi pháp đƣa đến sự thuận
lợi trong việc khám phá những cấu trúc phức tạp của thể loại tiểu thuyết Việt Nam viết
về nông thôn từ 1986 đến 2012 nhƣ ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu…trong tính chỉnh
thể nghệ thuật của chúng.
4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

4.1. Qua khảo sát Đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam về
nơng thơn từ 1986 đến nay trên bình diện tổng thể (một giai đoạn) và trên bình diện cụ
thể (từng tác phẩm) để triển khai thành một hệ vấn đề, luận án đã góp phần nhận diện
chung nhất tiến trình vận động và phát triển của tiểu thuyết Việt Nam Việt Nam viết
về nông thôn từ 1986 đến 2012, . Trong đó, chú trọng giai đoạn sau đổi mới, một
mặtnhằm thấy đƣợc sự kế thừa, tiếp nối những thành tựu củaquả giai đoạn trƣớc 1986
và những vấn đề mà giai đoạn trƣớc đang đặt ra cho giai đoạn sau tiếp cận và phản
ánh. Qua đó, mặt khác thấy đƣợc sự bứt phá của giai đoạn sau trong bƣớc chuyển
mình của của tiểu thuyết viết về nông thôn đƣơng đạigiai đoạn này trong bƣớc chuyển
mình của đời sống xã hội và ý thức nghệ thuật của chủ thể sáng tạo. tiến trình hiện đại
hóa văn học dân tộc.
4.2. Khẳng định những thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam viết về nơng thơn từ
1986 đến 2012n nay là có cơ sở từ những điều kiện chính trị, xã hội của đất nƣớc sau
1975, và là sự đòi hỏi tự thân của văn học nói chung, tiểu thuyết viết về nơng thơn nói
riêng trong sự tiếp tục phát triển ở thời kỳ đổi mới.
4.3. Luận án vận dụng những phƣơng pháp tiếp cận mới của Khoa Nghiên cứu
văn học, đồng thời học tập một số kinh nghiệm nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà

nghiên cứu phê bình văn học nhƣ M. Bakhtin, Roland Barthesr, Iu. M. Lotman… giúp
bạn đọc có cái nhìn mới mẻ vềvề tiểu thuyết Việt Nam viết Việt Nam viết về nông

5


thôn sau đổi mới trên cả hai phƣơng diện nội dung và phƣơng thức nghệ thuật so với
so với thời kỳgiai đoạn trƣớc đó. Từ đó, đƣa ra những kết luận có tính chất khái qt
về sự đổi mới trong tƣ duy nghệ thuật, trong việc phản ánh hiện thực và cả phƣơng
thức biểu hiện từ nguồn mạch chung trong tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại.
4.4. Hiện nay, tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết về nơng thơn nói riêng đƣợc
nhiều giới quan tâm nghiên cứu và bƣớc đầu khẳng định những thành tựu. Vả lại, giai
đoạn văn học sau 1975 đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy ở bậc THCS, THPT và
bậc Đại học, sau Đại học. Tuy nhiên, tài liệu tham khảo về giai đoạn văn học này cũng
nhƣ mảng tiểu thuyết về nông thơn vẫn cịn ít ỏi. Vì vậy, luận án cũng sẽ là một tài liệu
tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm nghiên cứu, học tậpKết quả của luận án có
thể dùng để đƣa vào chƣơng trình giảng dạy ở bậc THCS, THPT và bậc Đại học, sau
Đại học; đồng thời dùng làm tài liệu tham khảo để viết giáo trình Văn học Việt Nam
hiện đại về đề tài nông thôn.
5. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

Luận án gồm 150 trang chính văn. Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Cơng trình
tác giả đã cơng bố có liên quan đến luận án, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Phụ chú,
phần Nội dung của luận án gồm 4 chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam về nơng thôn
n từ 1986
đến nay
Chƣơng 2: Diện mạo chung của tiểu thuyết Việt Nam về nông thôn từ 1986 đến nay
Chƣơng 3: Hiện thực và con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam về nông thôn

từ 1986
đến nay
Chƣơng 4: Phƣơng thức nghệ thuậtbiểu hiện của tiểu thuyết Việt Nam về nông
thôn từ 1986
đến nay

6


7


NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT VIỆT
NAM
VỀ NÔNG THÔN TỪ 1986 ĐẾN NAY
Trong lịch sử văn học Việt Nam, tiểu thuyết viết viết về nông thôn chiếm một
vị trí quan trọng. Đặc biệt, sau đổi mới (1986), tiểu thuyết viết về nóđề tài này đã góp
phần làm nên diện mạo mới cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. Hành trình đi tìm lịch sử
nghiên cứu vấn đề Đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam về nông
thôn từ 1986 đến nay, chúng tôi đứng trƣớc khối lƣợng tƣ liệu khá phong phú, in rải
rác trên các tạp chí, báo chuyên ngành và những cơng trình sách, luận văn, luận án đã
hoặc chƣa xuất bản. Để xử lý nguồn tƣ liệu có đƣợc, rút ra những vấn đề liên quan đến
luận án, chúng tôi tạm thời chia tình hình nghiên cứu thành các phƣơng diện sau:
1.1. LUẬN BÀN MỘT CÁI NHÌN TỒN CẢNH
1.1.1. Khẳng định sự đổi mới, lạc quan vào sự hồi sinh

Ở mảng văn xi nơng thơn, Trần Cƣơng có bài Nhìn lại văn xuôi viết về nông
thôn trước thời kỳ đổi mới (1986) và Văn xuôi viết về nông thôn từ nửa sau 80. Từ

điểm nhìn tổng quan, tác giả đã khái quát đƣợc những nét cơ bản về nông thôn từ 1930
- 1975, thấy đƣợc nhìn chung bức tranh chung về hiện thực nông thôn thuộc phần “bề
nổi” của cuộc sống, đó cũng chính là những phần bức thiết bấy giờ. Đến giai đoạn tiền
đổi mới, trong bối cảnh Việt Nam sau chiến tranh với những tổn thất nặng nề, nền kinh
tế tự cung tự cấp, cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp ngày càng bộc lộ nhiều khuyết
tật…, nên tâm lý chung của toàn xã hội là truy tìm nguyên nhân của những yếu kém
xuống cấp. Đứng trƣớc những trăn trở đó, văn xi và tiểu thuyết viết về nơng thơn bắt
đầu chuyển mình và đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, thế nhƣng thật sự đổi mới
phải bắt đầu sau Đại hội Đảng lần VI. Sự đổi mới có đƣợc nhờ từ hai phía: sự chuyển
mình của nơng thơn và sự chuyển đổi điểm nhìn từ chính bản thân của mỗi nhà văn.
Từ quan niệm đến cách cảm, cách nghĩ và tái tạo lại hiện thực trên trang viết đã thực
sự “trở dạ”. Ở quan điểm riêng của mình, tác giả cho rằng sự chuyển biến đó trƣớc hết
là do sự mở rộng phạm vi chủ đề. Trong văn xi nói chung, tiểu thuyết viết về nơng
thơn nói riêng lần đầu tiên xuất hiện hai chủ đề: chủ đề về số phận con ngƣời và hạnh
phúc cá nhân mà trƣớc đó chỉ mới nhen nhóm ở Thời xa vắng, Bến không chồng,

8


Mảnh đất lắm người nhiều ma… Hai là, sự chuyển biến trong phạm vi bao quát hiện
thực. Bức tranh hiện thực nông thôn trƣớc 80 phần lớn chỉ là những hiện thực bề nổi
của đời sống nhƣ Buổi sáng, Đất mặn… Sau những năm 1980, hiện thực nông thôn đã
tịnh tiến vào chiều sâu, mạch ngầm tâm thức của đời sống Việt, cách miêu tả đó đã
“mang lại một giá trị nhận thức mới theo quan niệm “nhìn thẳng vào sự thật”… mà
Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã chỉ ra… Các nhà văn đã khắc phục đƣợc những mặt
bất cập của giai đoạn trƣớc, bám sát và bao quát những sự kiện, những vấn đề của đời
sống nông thôn hiện tại” [24;tr.36]. Tác giả khẳng định sự chuyển biến của xã hội hằn
in dấu vết trong nông thôn là có thật và có chiều sâu vững bền.
Khác với Trần Cƣơng, trong bài Tiểu thuyết mở đầu thế kỷ XXI trong tiến trình văn
học Việt Nam từ tháng 8-1945, Phong Lê khơng đi sâu tìm hiểu văn xi viết viết về nơng

thơn. Ở đây, tác giả đã nhìn truyền thống văn học trên hai đề tài lớn: chiến tranh và nơng
thơn. Trong đó, đề tài nơng thơn “có chiều dài lịch sử ngót một thế kỷ mà cơng lao tạo
dựng đầu tiên là hơn một thế hệ ngƣời viết, kể từ Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn… đến
Ngô Tất Tố, Nam Cao…, và cuộc tìm kiếm kéo dài hơn 20 năm, nhằm xác định một mơ
hình thích hợp cho sự phát triển của đất nƣớc trong sự tƣơng ứng với thời đại của những
cuộc cách mạng xã hội và khoa học -– kỹ thuật” [103;tr.21]. Tác giả đã khái qt cả bƣớc
chuyển mình của nơng thơn trong trang văn của các bậc tiền bối. Trong bài Các nhà tiểu
thuyết nơng thơn trong cơ chế thị trường, Hồng Minh Tƣờng cũng khẳng định: mảng văn
xi viết về nơng thơn có lịch sử của nó, từ Hồ Biểu Chánh, Ngơ Tất Tố và Vũ Trọng
Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan… Những nhà văn này đã giữ lại vốn văn hóa, đời
sống tâm hồn ngƣời Việt ở thời đại họ và cho hậu thế, tạo một dịng chảy liên tục đến hơm
nay. Ông nhận định sâu về mặt chuyển biến của “mảng tiểu thuyết nông thôn đã phần nào
làm đƣợc một công việc là ghi lại những biến động ở nông thôn cùng những đổi thay,
những vật vã của một thời. Hai chủ đề khá nổi bật đƣợc phản ánh trong hầu hết các tác
phẩm, là những xung đột âm ỉ quyết liệt về dịng họ, và cuộc vật vã thốt khỏi thời kỳ
quan niệm bao cấp, xác lập một cơ chế làm ăn mới” [181;tr.64]. Góp lời nhận xét, trong
bài Hiện trạng tiểu thuyết, Bùi Việt Thắng đã khẳng định: “Các nhà tiểu thuyết hơm nay
đã từ bỏ đƣợc lối nhìn dễ dãi về đời sống con ngƣời… Họ đã thôi nhìn nơng thơn với cảnh
điền viên, trống dong cờ mở. Nơng thơn đích thực hiện ra trong tiểu thuyết của các anh
trong khung cảnh “long trời lở đất” rối rắm và cũng nhìn vào nơng thơn ấy ta sẽ thấy cả xã
hội Việt Nam mấy chục năm qua” [184;tr.9].
Nguyễn Hà, Tôn Phƣơng Lan đi vào xác định ranh giới khác biệt của tiểu
thuyết viết về nông thôn trƣớc và sau đổi mới. Trong bài Về hướng tiếp cận mới đối
với hiện thực trong văn xuôi sau 1975, Tôn Phƣơng Lan cho rằng: “Lâu nay vấn đề

9


ngƣời nơng dân hầu nhƣ chỉ đƣợc nhìn nhận qua vấn đề ruộng đất, vấn đề vào ra hợp
tác xã, giờ đây vấn đề đó đƣợc nhà văn nhìn vào số phận lịch sử của họ. Và lịch sử đất

nƣớc đƣợc hiện ra qua lịch sử cuộc đời nhân vật trong cuộc mƣu sinh, trong sự duy trì
đóng góp để làm nghĩa vụ cho Tổ quốc, với phần trách nhiệm của từng hồn cảnh gia
đình” [95;tr.50]. Từ góc độ đó, tác giả chỉ ra rằng “đã có một cách sốt xét lại một thời
đã qua, thông qua những số phận cá nhân và những vấn đề của một làng xã, một dịng
họ” [95;tr.48], trong đó “nổi bật lên là mối mâu thuẫn về quyền lợi cá nhân nấp dƣới
vấn đề họ tộc” [95;tr.40]. Theo hƣớng này, trong bài Cảm hứng bi kịch nhân văn trong
tiểu thuyết Việt Nam nửa sau thập niên 80, xuất phát từ cảm hứng nhân văn bi kịch
trong con ngƣời, Nguyễn Hà rất tinh tế khi nhận xét: nhà tiểu thuyết quan tâm đến bi
kịch cá nhân, khắc đậm trạng huống “một ngƣời -– hai mặt” của con ngƣời. Quan tâm
đến con ngƣời nông dân nhƣng ở kiểu loại khác, không phải những ngƣời nông dân
xuất thân từ nông thôn, chủ yếu là những chiến binh trở về từ chiến trƣờng hịa mình
vào cuộc sống nơng thôn [57]. Nhân dịp Cuộc thi tiểu thuyết lần 2 (2002-2004) kết
thúc, báo Sài Gịn giải phóng có cuộc trao đổi với nhà thơ Hữu Thỉnh -– Chủ tịch Hội
nhà văn Việt Nam. Trong cuộc trả lời phỏng vấn, ông khẳng định: có mùa gặt mới của
tiểu thuyết viết về nông thôn đầu thế kỷ XXI. Nét mới của cuộc thi tiểu thuyết lần 2 là
các nhà văn đã có sự mở rộng biên độ khi viết về nông thôn. Họ “đặt nông thôn Việt
Nam trong những biến cố của dân tộc đầy bão táp theo chiều dài lịch sử”, “với độ mở
và góc khuất mà trƣớc đó nhiều nhà văn chƣa có điều kiện để truyền tải tới bạn đọc.
Những yếu tố đó tạo nên bộ mặt và sức bền của nơng thơn Việt Nam. Qua Dịng Sơng
Mía, Cánh đồng lưu lạc… đã chứng tỏ đƣợc “sức sống của dân tộc, cốt cách của ngƣời
nông dân đƣợc phác họa thật sắc sảo” [217].
Trong bài viết Tìm kiếm những trang viết về nông thôn, Đỗ Kim Cuông đã tập
hợp những ý kiến tham luận của các nhà văn tham gia Hội nghị nhà văn các tỉnh phía
Bắc tại thành phố Hải Phòng diễn ra vào ngày 10/10/2003. Nhiều nhà văn nói lên
những suy nghĩ, tâm tƣ tình cảm rất chân thành, giàu tâm huyết và sâu sắc về nông
thôn và nông dân trong thời đại mới. Họ cùng chung quan điểm: sau đổi mới, bộ mặt
đời sống nông thôn, cuộc sống nông dân đang từng ngày thay da đổi thịt, nhƣng cũng
gặp khơng ít khó khăn, cạm bẫy. Do đó, mảng sáng tác “về nông thôn và nhân dân vẫn
là một đề tài lớn”, “vẫn có sức lơi cuốn bạn đọc, vẫn kích thích các nhà văn sáng tạo”
[22]. Phạm Ngọc Tiến trong bài Đề tài nông thôn không bao giờ mịn cũng có cái nhìn

lạc quan. Tác giả khẳng định đề tài nông thôn không hề “bạc màu”, “không bao giờ
mịn”. Bởi, nơng thơn Việt Nam đang từng bƣớc chuyển mình, đáng đƣợc ghi nhận.
Q trình nơng thơn hóa, sự tác động của công nghiệp vào nông nghiệp, sự lai căng về

10


văn hóa…, cũng có mặt tích cực và tiêu cực nên đáng để các nhà văn suy ngẫm, trăn
trở [169]. Cùng quan điểm, trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo Nông nghiệp Việt
Nam, Nguyễn Đăng Điệp đánh giá rất xác đáng: “Văn học về nông dân và nông thôn
tuy ít ngƣời theo đuổi nhƣng vẫn chƣa đến mức đoản mệnh”, “số lƣợng ngƣời viết về
nơng thơn nhiều hay ít không phải là quá quan trọng mà quan trọng hơn nhiều là làm
sao để có đƣợc nhiều tác phẩm hay” [53]. Bùi Ngọc Tấn cũng rất tin tƣởng, lạc quan
khi cho rằng: trong thời gian gần đây, mảng văn học nói chung, tiểu thuyết viết về
nơng thơn nói riêng có những tác phẩm hay, đáp ứng đƣợc tầm đón đợi của bạn đọc:
“Chúng ta sẽ viết đƣợc những cuốn tiểu thuyết nhƣ chúng ta hằng mong ƣớc, cũng nhƣ
tôi luôn tin mỗi giọt máu của chúng ta đều cháy lên lòng yêu nhân dân, yêu đất nƣớc;
một nhân dân, một đất nƣớc đã đổ máu, đổ mồ hôi, đang vƣợt qua mọi khó khăn để
xây dựng cuộc sống mới và đang chờ đón những tác phẩm của chúng ta” [53].
Trong cơng trình nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 -– 2005: Diện mạo và
đặc điểm, Lê Thị Hƣờng đã chỉ ra đƣợc những đặc điểm chính của tiểu thuyết giai đoạn
này là sự đa dạng về hệ đề tài, trong đó đề tài nơng thơn là một trong những đề tài có lực
hút đối với các nhà tiểu thuyết đƣơng đại: tiểu thuyết về đề tài nông thôn sau 1986 đã gây
đƣợc ấn tƣợng. Các nhà văn đã gặp gỡ nhau ở vấn đề cốt lõi của nông thôn: gia đình và
dịng tộc, phong tục, nếp nghĩ, nếp sống của những con ngƣời sống trên những mảnh đất
phần lớn cịn chịu sức đè của những thói tục cũ [86]. Năm 2000, trong Luận án Tiến
sĩATS Ngữ văn, Nguyễn Mạnh Hùng đã khảo sát Sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam
từ sau 1975 một cách có hệ thống và có những đóng góp đáng kể. Trên phƣơng diện đề
tài, tác giả nhận xét rất xác đáng về vị trí của đề tài nơng thơn trong dịng chảy văn học:
“Cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc bây giờ là nhiệm vụ trung tâm của thời đại,

nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu và phần lớn số dân là nơng dân, vai trị to lớn
của nơng dân và nông nghiệp đối với đất nƣớc, lối sống và tâm lý nông dân cũng nhƣ ảnh
hƣởng của chúng đối với đời sống xã hội, cảnh sắc làng quê và hấp dẫn của nó đối với
nghệ thuật, và cao hơn hết là sự hiểu biết cũng nhƣ tình cảm của nhà văn đối với ngƣời
nông dân với những bƣớc đƣờng đi theo cách mạng” [82;tr.65]. Và đề tài nông thôn đã,
đang và sẽ rất hấp dẫn đối với tiểu thuyết gia đƣơng đại: “Tiếp bƣớc những Cái sân gạch,
Vụ lúa chiêm của Đào Vũ. Bão biển, Đất mặn của Chu Văn. Tầm nhìn xa, Xung đột của
Nguyễn Khải. Ao làng của Ngô Ngọc Bội. Buổi sáng, Hạt mùa sau của Nguyễn Thị Ngọc
Tú. Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn…, thì Thủy hỏa đạo tặc của Hồng Minh
Tƣờng xứng đáng là cuốn tiểu thuyết mở đƣờng cho một hƣớng đi mới trong việc tiếp cận
hiện thực nông thôn - – cái hiện thực của quá khứ, của hiện tại và của tƣơng lai, cái hiện
thực gắn với sự sinh tồn của dân tộc, một hƣớng đi mà từ đó tiểu thuyết sẽ phát huy hết

11


khả năng thể loại của mình” [82;tr.75]. Năm 1996, trong Luận án phó PTiến sĩ S Ngữ văn
Văn xi viết về nông thôn trong công cuộc đổi mới qua một số tác giả tiêu biểu, Lã Duy
Lan đã nhìn lại văn xuôi viết về nông thôn trƣớc 1986 và cũng đã đánh giá đƣợc diện mạo
chung của văn xuôi viết về nơng thơn sau 1986 đổi mới trên bình diện nội dung và hình
thức nghệ thuật. Năm 2012, trong Luận án ATiến sSĩ Ngữ văn Văn xuôi viết về nông thôn
trong văn học Việt Nam sau 1975, Bùi Quang Trƣờng đã khái lƣợc đề tài nông thôn trong
văn xuôi Việt Nam trƣớc 1975: đề tài nông thôn trong văn xuôi quốc ngữ buổi giao thời
1900 - – 1930, 1930 -– 1945, 1945 -– 1975, đặc biệt tác giả đã có cái nhìn bao qt về đề
tài nơng thơn trong văn xuôi từ 1975 đến 2011nay. Trên phƣơng diện đề tài, tác giả nhận
xét : “Trong khoảng thời gian 35 năm, kể từ 1975 đến nay, văn xuôi viết về nông thơn đã
có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Sự phát triển này không chỉ thể hiện số lƣợng tác giả
đông đảo, ở số lƣợng tác phẩm lớn mà quan trọong hơn là sự thay đổi quan niệm nghệ thuật
về con ngƣời, về tƣ duy nghệ thuật, đổi mới về đề tài, phƣơng thức biểu hiện. … Tất cả những
thay đổi này chính là bằng chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của văn xuôi viết về nông thôn

sau 1975 -– một giai đoạn mới trong sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại viết về
nông thôn” [215 ;tr.43-44].

Nhƣ vậy, nhiều bài viết khẳng định văn xuôi và tiểu thuyết viết về nông thôn
đã thực sự hồi sinh, để lại dấu ấn qua mỗi giai đoạn, mỗi tác giả và tác phẩm., tuy
nhiên vẫn chƣa có những đỉnh cao, gây đƣợc tiếng vang lớn nhƣ một số tác phẩm giai
đoạn 1932-1945. Trên thực tế, các nhà văn viết về đề tài nơng thơnnó sau đổi mới đã
khơng đi theo những lối mịn quen thuộc, mà đã có những bước chuyển mình, hứa hẹn
những thành tựumùa giặt mới trong tƣơng lai.
1.1.2. Quan ngại về dấu hiệu chững lại
Những năm trở lại đây, một số nhà văn, nhà nghiên cứu băn khoăn trước thực
trạng ngày càng thưa dần, thiếu vắng các tác phẩm viết về nông thôn. Trong bài Đề
tài về người nông dân, làm sao cho xứng tầm, Đào Thái Tuấn cho rằng: nông thôn
Việt Nam đang “đứng trƣớc công cuộc Cơng nghiệp hóa -– Hiện đại hóa đất nƣớc hiện
nay rất nhiều vấn đề về Nông nghiệp - – Nơng thơn đã nảy sinh”. Vì vậy,, do đó
“mảng về văn học nông thôn rất quan trọng”,. nNhƣng thời gian gần đây “chỉ lẻ tẻ một
vài tác phẩm viết về nông thôn”, “các nhà văn chƣa đi sâu vào để tiếp tục khai thác”.,
Do đó,Vì vậy “đây là một thiếu sót của giới sáng tác văn học nghệ thuật” [177;tr.22].
Đây chính là dấu hiệu của sự chững lại của văn xuôi và tiểu thuyết viết viết về đề tài
nông thôn và nó cịn kéo dài sang cả thập niên đầu của thế kỷ XXI. Trong bài Tiểu
thuyết 2009 trong chuyển động của tiểu thuyết Việt Nam mười năm đầu thế kỷ XXI, Đỗ
Hải Ninh cho rằng: đời sống của tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn sau đổi mới, đặc

12


biệt thập niên đầu thế kỷ XXI khá bình lặng, mặc dù có những cuộc thảo luận, trao
đổi: “Với một quốc gia có hơn bảy mƣơi phần trăm dân số sống ở nông thôn nhƣ Việt
Nam, trong quá khứ đã từng có những tác phẩm xuất sắc về nơng thơn thì hiện nay
sáng tác hay về đề tài này lại khơng nhiều…, vẫn chƣa dành sự quan tâm đích đáng

mặc dù cách đây mấy năm đã có vài ba tác phẩm gây đƣợc sự quan tâm của ngƣời đọc
nhƣ Dòng sơng Mía (Đào Thắng), Trăm năm thống chốc (Vũ Huy Anh), Cách đồng
lưu lạc (Hồng Đình Quang). Số tác phẩm xuất bản năm nay lọt vào vòng chung khảo
cuộc thi tiểu thuyết lần 3 rất ít nhƣ Cách trở âm dương (Vũ Huy Anh), Họ vẫn chưa về
(Nguyễn Thế Hùng), Thần thánh và bươm bướm (Đỗ Minh Tuấn)” [136]. Trong bài
Nhà q, nơng thơn: Tự nó và về nó, Mai Anh Tuấn cho rằng: dẫu có hẳn một hội thảo
mang tên “Văn học với đề tài Nông nghiệp, Nông dân, Nơng thơn”, nhƣng “văn học
chƣa có nhiều tác phẩm xuất sắc viết về tam nơng nhƣ “tầm” của nó” [178]. Trong bài
Nhà văn với đời sống nông thôn và nông dân ngày nay, Nguyễn Bính Hồng Cầu cũng
khẳng định: văn học Việt Nam có “bề dày lịch sử, có thành tựu”, nhƣng thẳng thắn mà
nói “cịn thiếu vắng về đề tài nông thôn, nhất là nông thôn ngày nay đang trong tiến
trình cơng nghiệp hóa -– hiện đại hóa đất nƣớc” [15].
Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân (chủ quan và khách quan) dẫn đến đề
tài nông thôn vắng bóng, nhạt nhịa. Hồ Ngọc Xung cho rằng: các phƣơng tiện truyền
thông chủ yếu chạy theo thị hiếu của ngƣời dân thành phố để thu hút quảng cáo nên đã
vô tình “bỏ qn” ngƣời nơng dân và nơng thơn; đội ngũ sáng tác xa rời, khơng cịn
rung cảm về ngƣời nông dân; đặt mục tiêu kiếm tiền và lợi nhuận lên hàng đầu [67].
Phạm Thị Ngọc Diệp chỉ ra nguyên nhân ít có những tác phẩm viết về đề tài nơng thơn
hay và có giá trị, là vì “đa số các nhà văn gốc nông dân đã về sống và làm việc ở thành
thị”, mà “ở thành thị thì khơng phải là ngƣời thành thị vì cái bản chất quê mùa của
mình. Cịn sống ở nơng thơn khơng phải là ngƣời nơng dân vì khơng có khả năng làm
những việc của nông dân. Là ngƣời lừng khừng, đúng hơn là một ngƣời nhà quê” [32].
Nguyễn Bính Hồng Cầu cho rằng: “Có thể các nhà văn chƣa hiểu hết nơng thơn và
cũng có thể các nhà văn tránh né đề tài này để đến với đề tài khác đỡ vất vả hơn. Vì
thế mà nơng thơn và nơng dân vắng bóng trên văn đàn…” [15].
Một số ngƣời còn dự báo đề tài nông thôn hiện tại và tương lai sẽ trở nên vắng
bóng, nhạt nhịa trong giới sáng tác trẻ. Đỗ Hải Ninh gióng lên hồi chng báo động
về mảng đề tài nơng thơn ngày càng ít ỏi hơn, vắng bóng hơn đối với thế hệ viết văn
trẻ. Những cây bút trẻ chun sáng tác đề tài nơng thơn “có thể đếm trên đầu ngón tay”
[136]. Hồ Huy Sơn cũng đã chỉ ra sự thật đau lòng là giới sáng tác trẻ hiện nay đang

hào hứng, chạy đua với đề tài “ht” (sex, les, gay, ma, kinh dị, trinh thám), cịn đề tài

13


nơng thơn họ lại “xa lánh”. Do đó, hiện nay nhà văn trẻ viết về mảng đề tài này rất “ít
ỏi” [156]. Trong bài Những trang viết trẻ thiếu chất nơng thơn, Hồ Quỳnh n có cái
nhìn đối sánh giữa hai thế hệ sáng tác, sau đó khẳng định: thế hệ trƣớc 1986 (Lê Lựu,
Dƣơng Hƣớng, Nguyễn Khắc Trƣờng, Nguyễn Minh Châu, Đào Thắng, Nguyễn Huy
Thiệp) chuyên tâm hơn và có những tác phẩm xuất sắc (Thời xa vắng, Bến không
chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Khách ở quê ra, Dịng sơng Mía). Ngƣợc lại,
thật khó khăn khi kể tên các tác giả trẻ nổi lên trong những năm gần đây viết về đề tài
nơng thơn. Đây đó, bắt gặp Đỗ Bích Thúy, Đỗ Tiến Thụy (miền Bắc), Ngơ Phan Lƣu
(miền Trung), Nguyễn Ngọc Tƣ (miền Nam). Tác giả còn chỉ ra một thực tế đau lòng:
“Chúng ta thử đi vào một tiệm sách tìm sáng tác của những nhà văn trẻ, nhìn vào từ
truyện ngắn đến tiểu thuyết, thấy nổi lên: 48h yêu nhau, Lạc giới, Đường còn dài còn
dài, Dị bản, Khi nào anh thuộc về em, Giường…”. Cuối cùng tác giả đi đến kết luận:
“Xã hội nông thôn đang dần bị thu hẹp trong những trang viết trẻ. Đây là thực trạng có
thật và đang trở thành mối quan tâm lớn trong thời gian vừa qua… Những tác giả trở
về sau càng thể hiện rõ điều đó” [226]. Cùng quan điểm, trong cuộc phỏng vấn ngắn
với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Nguyễn Đăng Điệp cũng đã khẳng định: trong lịch sử
văn học dân tộc có rất nhiều tác phẩm xuất sắc viết về đề tài nông thơn (Tắt đèn, Chí
Phèo, Vợ nhặt, Vỡ đê). Thời đổi mới cũng có một số tác phẩm gây đƣợc sự chú ý của
bạn đọc, nghiên cứu nhƣ:, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát, Mảnh đất lắm người
nhiều ma, Bài học nông thôn, nhƣng lại thuộc về các nhà văn lớp trƣớc. Còn thực tế
hiện nay đang diễn ra là các nhà văn trẻ không mấy mặn mà với đề tài nơng thơn:
“Nhìn vào văn học trẻ hiện nay, khơng chỉ tơi mà nhiều ngƣời điều thấy chuyện đó…
Ngay cả những cuộc tọa đàm về văn học gần đây do Hội Nhà văn tổ chức cũng khơng
có tác phẩm nào thật sự chun chú về ngƣời nơng dân” [53].
Truy tìm căn nguyên đó, Hồ Huy Sơn cho rằng: các nhà văn trẻ không “mặn mà”

với đề tài nông thôn là vì “đa số các cây bút trẻ hiện nay đều tập trung ở thành thị. Tuy
rằng trƣớc đó họ đã có một khoảng thời gian sống ở nơng thơn nhƣng “kho tàng kíý ức”
ấy theo thời gian khơng cịn đƣợc sống động, vẹn nguyên nhƣ ngày xƣa. Khi đó, họ bắt
buộc phải viết theo tâm thức và cảm thức đƣơng đại. Bên cạnh đó, sự khắt khe của thời
kinh tế thị trƣờng đã làm cho văn học, đặc biệt là văn học về nông thôn thêm phần chật
vật. Nhiều nhà xuất bản cũng nhƣ các tờ báo muốn sách, báo của mình “đắt hàng” thì bắt
buộct phải chạy theo thị hiếu của độc giả” [157]. Nguyễn Đăng Điệp cũng cho rằng: “Thế
hệ trẻ hiện nay lên phố lập nghiệp sớm, thời gian truy cập internet nhiều, sợi dây gắn bó
với nơng thơn và nơng dân vì thế cũng khơng thật sâu. Hơn thế nữa, lớp trẻ là những
ngƣời nhạy cảm với những cái mới, cái lạ nên rất dễ hút vào những đề tài hoót nhƣ sex,

14


đồng tính, tình tay ba tay tƣ” [53]. Hồ Quỳnh Yên dẫn ra nguyên nhân nữa là “giới sáng
tác trẻ hiện nay viết những gì mà Nhà xuất bản, tịa soạn cần để đáp ứng nhu cầu độc giả.
Chính vì vậy, nên vơ hình trchung, đề tài về nơng thơn càng trở nên nhạt nhòa” [226].
Ngay một số nhà văn trẻ cũng thừa nhận sự yếu kém của mình khi sáng tác mảng về đề tài
nông thôn và nông dân. Họ cho rằng: muốn có tác phẩm viết về nơng thơn để đời, thì “cần
sự chín muồi” (Nguyễn Thị Thu Thủy), “phải am hiểu về nó” (Hà Thanh Phúc). “viết khó
hay và sách khó bán” (Nguyễn Văn Học) [157].
Theo một số nhà nghiên cứu, văn xuôihọc và tiểu thuyết viết về đề tài nông
thôn thực sự hồi sinh và đáp ứng đƣợc thực tiễn của đời sống xã hội nông thơn thời đổi
mới, cũng nhƣ từ phía bạn đọc, thì cần phải có sự bứt phá từ hai phía: Nhà văn và Nhà
quản lí. Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: nhà văn “phải thực có tài, phải gắn bó, am hiểu
và tâm huyết với ngƣời nông dân. Không hội đủ những phẩm chất ấy, muốn viết về
nông thôn và nông dân… cũng chẳng có gì để ngƣời đọc phải nhớ” [53]. Nguyễn Phúc
Lai cho rằng: cần phải thay đổi từ chính nội tại của nhà văn: “hình nhƣ tài năng chúng
ta có, nhƣng lại thiếu đi cái động lực để sáng tạo trong mỗi nhà văn”. Nguyễn Hữu
Nhàn nói lên tình trạng hiện nay của các nhà văn thiếu đi cái chiều sâu trải nghiệm

hiện thực nông thôn nên khi “viết về nơng thơn mà thốt li nơng thơn, khơng hiểu
ngƣời nơng dân…, với cách nhìn ấy, văn học chỉ có thể gdiễu cợt châm biếm hài hƣớc
nông dân, không thấy đƣợc chiều sâu những biến đổi to lớn trong lòng nơng thơn Việt
Nam thời kỳ đổi mới”. Cùng hƣớng đó, Hồng Minh Tƣờng và Bùi Ngọc Tuấn cho
rằng: Muốn có những tác phẩm viết về đề tài nông thôn và nơng dân hay, nhà văn phải
“tắm mình trong đời sống của chính họ, nhà văn phải đổi mới chính mình, đổi mới
cách nghĩ cách viết”, và đó cịn là nhu cầu “đƣợc nhìn khác đi, đƣợc viết khác đi; đó
cịn là sự thi đua, ganh đua làm việc giữa các nhà văn, trong một bầu khơng khí thân
ái, tự do, dân chủ của đời sống văn học” [22].
Hội thảo Nông nghiệp, nông dân và nông thôn, diễn ra trong hai ngày từ 18 -–
19, tháng 3, năm 2009, tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Trần Sang đã tập hợp
những ý kiến từ chính các nhà văn tham gia. Ngô Khắc Tài cho rằng nhiệm vụ quan
trọng trong thời buổi hội nhập đối với các nhà văn, là phải “tỉnh táo tìm đƣờng đi cho
đúng”, “nhà văn cần có một đôi mắt lạnh mà lạc quan nhƣ vậy, giấc mơ về một đồng
quê và hiện thực xã hội mới gắn kết vào nhau”. Nhƣ vậy, trong thời buổi hội nhập ngày
nay, các nhà văn khi viết về đề tài nơng thơn, cũng phải viết với góc nhìn mới, khai thác
các khía cạnh mới trong đời sống của họ và hơn hết là tự nâng tầm tri thức mình lên để
theo kịp tầm thời đại: “Sứ mạng của những ngƣời cầm bút thật nặng nề, đòi hỏi mỗi

15


ngƣời phải tự nâng mình về nhiều mặt, điều chốt là ra sức tìm hiểu ngƣời nơng dân cùng
lịch sử mảnh đất sinh ra họ một cách thấu đáo” (Lê Chí). Hơn nữa, muốn bạn đọc chấp
nhận tác phẩm của mình, thì nhà văn phải viết hay và viết đúng về nơng thơn và nơng
dân: “Nơng thơn đang chuyển hóa rất nhanh. Nếu thời kỳ trƣớc đổi mới suốt mấy chục
năm khơng có mấy thay đổi về cơ bản thì bây giờ chỉ đầu năm, cuối năm đã khác.
Không chỉ khác về diện mạo bên ngoài, mà khác cả trong nếp sống, nếp nghĩ. Nếu trƣớc
đây ta có một nơng dân hồn tồn thuần phác, thì hơm nay sự thuần phác dƣới bóng tre
làng đang bị cơ chế thị trƣờng dùng đại bác tấn công san bằng mọi thứ lô cốt bảo thủ rồi

dựng lên những pháo đài của thời kỳ đổi mới, một bức tranh hoành tráng trắng đen lổn
chổn…” [152]. Ở góc nhìn khác, trong bài Suy nghĩ về đề tài nông thôn trong văn học
hiện nay, Trần Quốc Tồn cho rằng: viết về đề tài nơng thơn cần mở rộng biên độ trong
việc khắc họa hình ảnh ngƣời nông dân, đặc biệt là nhân vật thiếu nhi: “Bàn về nNông
nghiệp, nông thôn, nông dân không thể quên thiếu nhi, vì khơng ít, hay rất nhiều các em
sẽ lớn thành nông dân để làm nông nghiệp hiện đại trong một nông thôn mới”. Thực tế,
“phần lớn những tác phẩm văn học thiếu nhi của văn học Việt Nam hiện đại, sống đƣợc
với thời gian vẫn là những tác phẩm có đề tài nơng thơn nhƣ Dế mèn phiêu lưu kí của Tơ
Hồi, Đất rừng phương Nam của Đồn Giỏi, Dịng sơng thơ ấu của Nguyễn Quang
Sáng đều là nhƣ thế”. Theo tác giả bài viết, ngoài ra nhân vật nơng thơn có học vấn, học
vị cũng khơng thể bỏ qua. Những nhân vật -– con ngƣời này có đóng góp khơng nhỏ
trong bƣớc chuyển mình của nơng thơn hiện đại. Vì thế, “cứ viết cho kĩ về nhân vật này,
có thể nắm bắt đƣợc diện mạo đồng đất Việt Nam hơm nay” [173]. Về phía nhà quản lí,
phải “khuyến khích những cây viết trẻ”, “có những chính sách”, “cần sự quan tâm của
ngƣời viết” (Trần Thị Hồng Hạnh), “phải tổ chức cho nhà văn đi và vận động cả những
cây bút ở nông thôn nữa” (Hà Thanh Phúc), “mỗi năm tổ chức cuộc thi truyện ngắn và
tiểu thuyết về đề tài nông nghiệp nông thôn dành cho tuổi trẻ, trao giải cao… Cứ mang
kinh tế ra khuyến khích, động viên, ngƣời viết trẻ cảm thấy mình đầu tƣ viết về đề tài
nông thôn rất đáng đồng tiền bát gạo, họ sẽ dấn thân viết” (Nguyễn Văn Học) [156].
Ngay lĩnh vực nghệ thuật khác nhƣ truyền hình, sâu khấu cũng cùng chung số
phận. Hồ Ngọc Xung trăn trở, băn khoăn trƣớc thực trạng đề tài nông thôn và nông dân
ngày càng ít đi, lép vế so với các đề tài khác: “Trong mấy năm gần đây, số đầu phim Việt
Nam đƣợc phát sóng lên tới hàng trăm… Nhƣng trong số đó, phim có đề tài nơng thơn,
nơng dân thực sự không nhiều. Gây tiếng vang nhất của đề tài này trong thời gian qua là
hai bộ phim Ma làng và Gió làng Kình.… Lĩnh vực sân khấu (tuồng, chèo, cải lƣơng),
hiện tƣợng hiếm vở diễn về ngƣời nông dân và nơng thơn cũng đang diễn ra…… hình ảnh

16



ngƣời nông dân cũng mờ nhạt dần và đến gần đây thì vắng bóng hồn tồn trên sân khấu
dân tộc” [67].
Nhƣ vậy, sự băn khoăn, lo lắng của bạn đọc, của các nhàgiới nghiên cứu, phê bình
văn học cũng nhƣ từ chính giới sáng tác về sự giảm sút chất lƣợng và số lƣợng các tác
phẩm viết về đề tài nơng thơn là có cơ sở, đúng với tình hình hiện nay. Thực tế đó đã gióng
lên hồi chng cảnh báo cho văn giới và đặt ra cho họ trách nhiệm khi viết về nông thôn và
nông dân.

1.2. LUẬN BÀN QUANH MỘT SỐ TIỂU THUYẾT NỔI TRỘI

Từ 1986 đến nay, tiểu thuyết viết về nông thôn luôn dành đƣợc sự quan tâm của
ngƣời đọc, đặc biệt các nhà phê bình. Hàng loạt bài viết đã đƣợc in trên tạp chí, báo; nhiều
cuộc hội thảo, tọa đàm diễn ra. Những nhà nghiên cứu, phê bình nổi tiếng nhƣ Nguyễn
Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Phong Lê, Hoàng Ngọc Hiến, Văn Giá, Bùi Việt Thắng, Lý
Hoài Thu... tham gia viết bài. Những ý kiến, nhận định dẫu có trái chiều, nhƣng nhìn trên
phạm vi bao quát, chúng tôi nhận thấy đa số đều khẳng định: tiểu thuyết viết về đề tài
nông thôn sautừ 1986 đến nay có bƣớc tiến mới về nội dung và nghệ thuật so với trƣớc.
Do khung giới hạn của luận án, nên chúng tôi chỉ chọn những bài viết tập trung
nghiên cứu một số tác phẩm tiêu biểu, đƣợc dƣ luận quan tâm nhƣ Thời xa vắng, Mảnh
đất lắm người nhiều ma, Bến khơng chồng, Dịng sơng Mía, Lão Khổ, Ba người khác...
Để tiện theo dõi, chúng tôi tạm sắp xếp nguồn tƣ liệu thành hai vấn đề sau:
1.2.1. Nhận định, đánh giá về những thành công

1.23.1.1. Năm 1986, Thời xa vắng ra đời, đƣợc bạn đọc đón nhận, báo hiệu sự
đổi thay lớn trong dòng chảy của tiểu thuyết viết về nơng thơn sau đổi mới. Trên tạp
chí, báo, sách xuất hiện rất nhiều bài viết đánh giá sự đóng góp nhất định về mặt nội
dung và nghệ thuật. Hoàng Ngọc Hiến đề cập đến số phận của ngƣời nhà quê trƣớc
những biến động của xã hội nông thơn, trong đó nhân vật Giang Minh Sài là một ví dụ
điển hình. Theo tác giả, anh nơng dân này chính là “ngƣời nhà quê” của Lê Lựu hai lần
khốn khổ, vừa xung đột với hệ tƣ tƣởng gia trƣởng, vừa xung đột với thành phố ở bộ

phận phức tạp nhất của nó là đàn bà, con gái” [64;tr.119], cuộc sống của anh cứ bùng
nhùng, bế tắc, vƣớng vào hết bi kịch này đến bi kịch khác. Từ nhân vật Giang Minh
Sài, tác giả luận suy đến những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội nông thôn Việt
Nam sau giải phóng: “Trên đất nƣớc ta sau khi thống nhất, không phải cán bộ tiếp
quản nào cũng trở thành ngƣời chủ quản của thành phố, khơng ít “ngƣời nhà quê” tiếp

17


×