Tải bản đầy đủ (.doc) (197 trang)

đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết việt nam về nông thôn từ 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 197 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Nông thôn -– nơi chứa đựng những trầm tích về văn hóa truyền thống luôn nằm ở
mạch ngầm trong đời sống của người dân Việt Nam,, Bởi Đó là những giá trị truyền thống văn
hóavốn để đã kết thành những phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ ở người nông dân. Cũng Và dĩ
nhiên, nơi đóchính mảnh đất này đã đọng lại khơng ít những nỗi đau, tủi hờn, oan khuất đeo
bám người dân quê… Hiện thực đời sống xã hội nông thôn và người nông dân Việt Nam đã
được ánh xạ và in dấu lên mọi sáng tác văn học. Điều đó đã được minh định từ thực tiễn sáng
tác, từ truyền thống văn học dân tộc suốt trường kỳ lịch sử với những hình ảnh mộc mạc, đẹp
đẽ của làng quê Việt Nam. Và chúng từng lưu giữ trong các sáng tác của tập thể dân gian. Các
văn thi sĩThời trung đại, các nhà nho – thi sĩ ưu ái dành riêng chốn quê Việt Nam những vần
thơ chân mộc, sâu lắng ân tình. Những năm 1930-1945, vVăn học lãng mạn, bám rễ vào nguồn
mạch dân tộc nhưng tâm hồn lại hút gió Tây phương, vẫn neo đậu một hồn quê nơi bạn đọc.
Vào Những năm 1930-1945,Các nhà các nhà văn hiện thực phê phán đã khẳng định sự thành
công khi dựng nên bức tranh nông thôn với những mảngh tối -– sáng về thân phận của người
nơng dân oằn mình dưới ách thống trị thực dân phong kiến. Văn học cách mạng đã kế thừa
thành tựu của văn học hiện thực phê phán, khẳng định khả năng đấu tranh vươn lên làm chủ
của những người cần lao như một sự phát hiện, hàm ơn với nền văn học của một thời “mất
nước nhưng không mất làng”. Suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
vĩ đại, thần thánh thì hình ảnh làng q với người nơng dân mặc áo lính đã đi vào văn học như
những biểu tượng đẹp trong kí ức hào hùng của dân tộc.
1.2. Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khép lại cuộc chiến tranh, non sơng liền một dải.
Đất nước dần chuyển mình từ thời chiến sang thời bình, một kỷ nguyên mới mở ra với lắm
bộn bề nhưng cũng nhiều khát vọng. Chính điều đó là mảnh đất màu mỡ để văn học sau
1975 vươn mình lớn dậy và tỏa bóng xuống cuộc sống rộng lớn, mênh mơng. Đặt biệt,
luồng gió tư tưởng đổi mới kể từ sau Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng đã tạo thành cơn
luân vũ mãnh liệt tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, tạo nên bầu khơng khí dân
chủ, cởi mở, tiến bộ hơn, trong đó có văn học - một bức tranh nhiều màu sắc với khát vọng
vẽ trọn vẹn chân dung tâm hồn con người của thời đại từ những miền quê. Trong sự phát
triển mạnh mẽ và toàn diện của nền văn học mới, mảng văn học nông thôn chiếm một vị trí
khơng nhỏ cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần làm nên diện mạo, thành tựu, tác dụng


xã hội và tính đặc thù của nền văn học.
Tiểu thuyết viết về nông thôn Việt Nam sau 1975, nhất là sau đổi mới vẫn tiếp tục
“thâm canh” trên mảnh đất đầy tiềm năng này nhưng phương thức khai thác đã thay đổi. Điều
dễ nhận thấy: “Về mặt đề tài và cảm hứng sáng tạo đều hướng về đời thường, tiếp cận những
mặt bình dị, và cảm động. Lịng yêu cuộc sống vốn thấm sâu vào tâm hồn và cách cảm nhận
của các cây bút đã giúp cho các tác giả thanh lọc, chắt lấy phần cốt lõi của sự vật và khai thác

1


những giá trị nhân văn gần gũi. Đáng quý trong sáng tác của mình, các tác giả ln có ý thức
tơn trọng truyền thống nhưng vẫn mở ra đón nhận cái mới” [49;tr.199]. Cõi nhân sinh hiện về
với nhiều trang viết ngồn ngộn chất sống từ hương đồng rơm rạ của chốn hương quê Việt Nam
qua các ngòi bút tài danh một lần nữa khẳng định sức sống mới tập trung và tồn diện trong
cảm hứng viết về nơng thơn Việt -– đề tài cuốn hút một cách tự nhiên như sự sống cịn của một
dân tộc “chín phần mười đất nước nông dân”.
Đề tài nông thôn được các tiểu thuyết gia quan tâm sâu sắc, nhiều chiều hơn với
nhịp chuyển động của nó trong hơi thở hiện thực, nhất là từ những năm 1975 trở đi, tiểu
thuyết viết về nơng thơn đã có sự đổi mới cảm hứng, cấu tứ, thi pháp để tạo nên cách nhìn
nhận và tái tạo lại hiện thực một cách đầy đủ, sinh động hơn mà tiểu thuyết nơng thơncùng
đề tài trước đó do nguyên nhân chủ quan và khách quan chưa làm được: “Nơng thơn sau
1986 đã có cái nhìn khác trước. Nếu các nhà văn trước 86 đứng ở phương diện xã hội và
phong trào để nhìn con người thì các nhà văn sau 86 đã đứng ở góc độ con người, xã hội và
các vấn đề chung” [24;tr.53-36].
Từ thực tế trên, tiểu thuyết viết về nông thôn dần thu hút được sự quan tâm của bạn
đọc. Đã có một số bài viết hoặc một vài cuốn sách, nhưng tất cả hầu như chỉ mới dừng lại ở
phạm vi hẹp, chưa có một cơng trình nghiên cứu chun sâu, có hệ thống và toàn diện về
đề tài này. Đây là khoảng trống khơng nhỏ cần sự góp sức của tất cả những ai quan tâm đến
mảng tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mớiđương đại.
Vì vậy, chọn đề tài Đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam về nơng

thơn từ 1986 đến nay, chúng tơi mong muốn có một cái nhìn tương đối hệ thống về tồn bộ
tiến trình vận động và phát triển cũng như những đặc điểm và thành tựu trên bình diện nội
dung và hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết nông thôn Việt Nam viết về nơng thơngiai đoạn
từ 1986 đến 2012nay. Qua đó, thấy được quy luật vận động của tiểu thuyết Việt Nam viết về
nông thôn Việt Nam sau chiến tranh cũng như trên con đường giao lưu của văn học dân tộc với
văn học thế giới.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Lựa chọn đề tài này, chúng tôi phần nào giới hạn đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, tồn
bộ các sáng tác của tiểu thuyết viết viết về nông thôn Việt Nam từ 1986 đến 2012 sẽ là đối
tượng trực tiếp để khảo sát. Riêng đề tài nông thôn miền núi, chúng tôi tạm thời không đề
cập đến trong luận án. Số lượng tác phẩm viết về nông thôn miền núi sau đổi mới khá lớn
(chủ yếu truyện ngắn), nội dung lại phong phú, độc đáo nên cần chuyên luận riêng để
nghiên cứu kĩ lưỡng và sâu rộng. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi có liên
hệ, so sánh nhằm chứng minh nét riêng của tiểu thuyết viết về nông thôn.
Sở dĩ chúng tôi chọn mốc thời gian này, vì đó là mốc đánh dấu sự đổi mới tồn diện
của đất nước; văn xihọc nói chung, tiểu thuyết viết viết về nơng thơn nói riêng đã có bước

2


ngoặt chuyển mình để đi đến những thành tựu đáng ghi nhận như hôm nay. Tất nhiên, giới
hạn mốc lựa chọn để khảo sát chỉ có ý nghĩa tương đối, vì hiện tượng đổi mới tiểu thuyết đã
có bước chuẩn bị khá sớm vào đầu những năm 1980 với một số tác giả có đóng vai trị tiền
trạm như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu, Đoàn Lê…
Nhìn lại chặng đường phát triển, số lượng tiểu thuyết viết viết về nơng thơn rất lớn,
chưa có giai đoạn nào trước đây sánh kịp. Dẫu biết rằng, trong sáng tác, vấn đề không chỉ số
lượng, mà ở chất lượng nên những cuốn tiểu thuyết có giá trị được sàng lọc qua thời gian và
đã được bạn đọc quan tâm, giới nghiên cứu thừa nhận (thông qua các giải thưởng danh dự)
được tác giả luận án triển khai khảo sát kĩỹ hơn như Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội của (Lê

Lựu), Bến khơng chồng, Dưới chín tầng trời của (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người
nhiều ma của (Nguyễn Khắc Trường), Lời nguyền hai trăm năm của (Khôi Vũ), Lão Khổ
của (Tạ Duy Anh), Thủy hỏa đạo tặc, Đồng sau bão của (Hồng Minh Tường), Dịng sơng
Mía của (Đào Thắng), Ba người khác của (Tơ Hồi), Ma làng của (Trịnh Thanh Phong),
Cuồng phong của (Nguyễn Phan Hách), Giời cao đất dày của (Bùi Thanh Minh), Thần
thánh và bươm bướm của (Đỗ Minh Tuấn, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh)…
Ngoài ra, để thấy được sự chuyển mình và phát triển cũng như sự đổi mới của tiểu
thuyết viết viết về nông thơn sau 1986 so với trước, chúng tơi đã có cái nhìn đối sánh với giai
đoạn từ 1932 đến 1975 và giai đoạn tiền đổi mới (1975 - 1985) được xem lànhư bước chuẩn
bị cho sự đổi mới của tiểu thuyết viết viết về nông thôn như Con đường sáng của (Nhất Linh,
Hồng Đạo), Bước đường cùng của (Nguyễn Cơng Hoan), Tắt đèn của (Ngô Tất Tố), Con
trâu của (Nguyễn Văn Bổng), Cái sân gạch của (Đào Vũ), Xung đột của (Nguyễn Khải),
Bão biển của (Chu Văn), Buổi sáng, Đất làng của (Nguyễn Thị Ngọc Tú), Ao làng của (Ngô
Ngọc Bội), Đi bước nữa của (Nguyễn Thế Phương), Cửa sông của (Nguyễn Minh Châu),
Đứng trước biển, Cù lao Tràm của (Nguyễn Mạnh Tuấn)… Đồng thời, chúng tơi cũng tìm
hiểu một số thể loại khác như bút ký, truyện ngắn viết về nông thôncùng đề tài ở thời kỳ
trước và sau 1986, nhằm thấy được sự vận động toàn cảnh của văn xi Việt Nam viết về
nơng thơn trong tiến trình lịch sử văn học.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ đối tượng như vậy, tác giả xác định phạm vi của luận án là nghiên cứu những tiền
đề để tạo nên diện mạo hành tựu của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn Việt Nam giai
đoạn từ 1986 đến 2012 như tư duy nghệ thuật; nhu cầu nhận thức về hiện thực đa chiều; diện
mạo của tiểu thuyết viết về nông thơn trong mạch nguồn của tiểu thuyết đương đại….
Từrong đó, chúng tôi chọn khảo sát những yếu tố đổi mới nổi bật, những phương diện nội
dung và nghệ thuật đặc trưng. Chúng tôi cũng cố gắng làm sáng tỏ một số vấn đề như:
nguyên nhân dẫn đến sự đổi mới của tiểu thuyết nông thôn, sự riêng khác trong việc phản
ánh hiện thực nông thôn, những nét mới trong phương thức biểu hiện của tiểu thuyết nông
thôn đương đại và chỉ ra những tác phẩm tiêu biểu có sự đóng góp trong tiến trình hiện đại
hóa văn xi nói chung, tiểu thuyết về đề tài nơng thơn nói riêng.thấy được những đóng góp


3


quan trọng, có ý nghĩa của tiểu thuyết viết về nơng thơn trong tiến trình đổi mới văn xi
Việt Nam sau 1986 trong tính chỉnh thể nội dung và hình thức như quan niệm hiện thực và
con người cùng những phương thức, phương tiện biểu hiện đặc sắc của chúng.
Sau 1986, viết về nông thôn, một số tác giả tiếp tục quay trở lại đề tài cải cách
ruộng, hợp tác hóa nơng nghiệp. Vấn đề này rất nhạy cảm nhưng đã được tiểu thuyết quan
tâm một cách rốt ráo vào những năm 1960. Những trầm tích về văn hóa truyền thống nằm
ở mạch ngầm trong đời sống nông thôn Việt Nam. Bởi đó thực sự là những giá trị truyền
thống bề sâu như phong tục, tập tục, tập quán để kết thành những phẩm chất trong sáng,
đẹp đẽ của nông dân Việt Nam, dĩ nhiên, cũng từ đó đọng lại khơng ít nỗi đau, những tủi
hờn, oan khuất đeo bám họ.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
3.1. Phương pháp nghiên cứu xã hội học văn học: vận dụng để nghiên cứu tiến trình vận
động và phát triển của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn, nghiên cứu các tác phẩm tiêu biểu
đóng góp tích cực vào việc đổi mới của tiểu thuyết nông thôn Việt Nam viết về nông thôngiai
đoạn từ 1986 đến năm 2012.
3.2. Phương pháp phân tích, so sánh: nhằm làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ
thuật, sắc thái độc đáo giữa những sáng tác của tiểu thuyết viết về nông thôn cùng và không
cùng giai đoạn; đồng thời so sánh sự đổi mới của tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới
(1986 - – 2012) với trước đổi mới (1932-1985); so sánh thể loại tiểu thuyết và các thể loại
khác (truyện ngắn, kí, bút kí) trong cùng đề tài (đồng đại) để thấy được nét nổi trội về
những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết viết về nông thôn.
3.3. Phương pháp cấu trúc, hệ thống, thi pháp: được sử dụng để nghiên cứu mối
liên hệ nội tại hữu cơ của tác phẩm, đồng thời có cái nhìn tổng thể, khái qt về sự chuyển
mình, đổi mới của tiểu thuyết viết về nơng thơn giai đoạn từ 1986 đến 2012này;. tTiếp cận
dưới góc độ thi pháp đưa đến sự thuận lợi trong việc khám phá những cấu trúc phức tạp của
thể loại tiểu thuyết như ngơn ngữ, giọng điệu, kết cấu…

4. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN ÁN
4.1. Qua khảo sát Đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam về nông
thôn từ 1986 đến nay trên bình diện tổng thể (một giai đoạn) và trên bình diện cụ thể (từng
tác phẩm) để triển khai thành một hệ vấn đề, luận án đã góp phần nhận diện chung nhất tiến
trình vận động và phát triển của tiểu thuyết Việt Nam Việt Nam viết về nơng thơn từ 1986
đến 2012, . Trong đó, chú trọng giai đoạn sau đổi mới, một mặtnhằm thấy được sự kế thừa,
tiếp nối những thành tựu củaquả giai đoạn trước 1986 và những vấn đề mà giai đoạn trước
đang đặt ra cho giai đoạn sau tiếp cận và phản ánh. Qua đó, mặt khác thấy được sự bứt phá
của giai đoạn sau trong bước chuyển mình của của tiểu thuyết viết về nông thôn đương
đạigiai đoạn này trong bước chuyển mình của đời sống xã hội và ý thức nghệ thuật của chủ
thể sáng tạo. tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc.

4


4.2. Khẳng định những thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ
1986 đến 2012n nay là có cơ sở từ những điều kiện chính trị, xã hội của đất nước sau 1975,
và là sự đòi hỏi tự thân của văn học nói chung, tiểu thuyết viết về nơng thơn nói riêng trong
sự tiếp tục phát triển ở thời kỳ đổi mới.
4.3. Luận án vận dụng những phương pháp tiếp cận mới của khoa nghiên cứu văn
học, đồng thời học tập một số kinh nghiệm nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà nghiên cứu
phê bình văn học như M. Bakhtin, Roland Bartherr, Iu. M. Lotman… giúp bạn đọc có cái
nhìn mới mẻ vềvề tiểu thuyết Việt Nam viết Việt Nam viết về nông thôn sau đổi mới trên
cả hai phương diện nội dung và phương thức nghệ thuật so với so với thời kỳgiai đoạn
trước đó. Từ đó, đưa ra những kết luận có tính chất khái quát về sự đổi mới trong tư duy
nghệ thuật, trong việc phản ánh hiện thực và cả phương thức biểu hiện từ nguồn mạch
chung trong tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
4.4. Hiện nay, tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết về nơng thơn nói riêng được
nhiều giới quan tâm nghiên cứu và bước đầu khẳng định những thành tựu. Vả lại, giai đoạn
văn học sau 1975 được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc THCS, THPT và bậc Đại

học, sau Đại học. Tuy nhiên, tài liệu tham khảo về giai đoạn văn học này cũng như mảng
tiểu thuyết về nơng thơn vẫn cịn ít ỏi. Vì vậy, luận án cũng sẽ là một tài liệu tham khảo
hữu ích cho những ai quan tâm nghiên cứu, học tậpKết quả của luận án có thể dùng để đưa
vào chương trình giảng dạy ở bậc THCS, THPT và bậc Đại học, sau Đại học; đồng thời
dùng làm tài liệu tham khảo để viết giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại về đề tài nông
thôn.
5. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm 150 trang chính văn. Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Cơng trình tác giả
đã cơng bố có liên quan đến luận án, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Phụ chú, phần Nội
dung của luận án gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam về nông thôn từ
1986
đến nay
Chương 2: Diện mạo chung của tiểu thuyết Việt Nam về nông thôn từ 1986 đến nay
Chương 3: Hiện thực và con người trong tiểu thuyết Việt Nam về nông thôn
từ 1986
đến nay
Chương 4: Phương thức nghệ thuậtbiểu hiện của tiểu thuyết Việt Nam về nông
thôn từ 1986
đến nay

5


NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT VIỆT
NAM
VỀ NÔNG THÔN TỪ 1986 ĐẾN NAY
Trong lịch sử văn học Việt Nam, tiểu thuyết viết viết về nông thôn chiếm một vị trí

quan trọng. Đặc biệt, sau đổi mới (1986), tiểu thuyết viết về nóđề tài này đã góp phần làm
nên diện mạo mới cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. Hành trình đi tìm lịch sử nghiên cứu
vấn đề Đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam về nông thôn từ 1986 đến
nay, chúng tôi đứng trước khối lượng tư liệu khá phong phú, in rải rác trên các tạp chí, báo
chuyên ngành và những cơng trình sách, luận văn, luận án đã hoặc chưa xuất bản. Để xử lý
nguồn tư liệu có được, rút ra những vấn đề liên quan đến luận án, chúng tơi tạm thời chia
tình hình nghiên cứu thành các phương diện sau:
1.1. LUẬN BÀN MỘT CÁI NHÌN TỒN CẢNH
1.1.1. Khẳng định sự đổi mới, lạc quan vào sự hồi sinh
Ở mảng văn xi nơng thơn, Trần Cương có bài Nhìn lại văn xuôi viết về nông thôn
trước thời kỳ đổi mới (1986) và Văn xuôi viết về nông thôn từ nửa sau 80. Từ điểm nhìn
tổng quan, tác giả đã khái quát được những nét cơ bản về nông thôn từ 1930 - 1975, nhìn
chung bức tranh hiện thực nơng thơn thuộc phần “bề nổi” của cuộc sống, đó cũng chính là
những phần bức thiết bấy giờ. Đến giai đoạn tiền đổi mới, trong bối cảnh Việt Nam sau
chiến tranh với những tổn thất nặng nề, nền kinh tế tự cung tự cấp, cơ chế quản lý quan
liêu, bao cấp ngày càng bộc lộ nhiều khuyết tật…, nên tâm lý chung của tồn xã hội là truy
tìm ngun nhân của những yếu kém xuống cấp. Đứng trước những trăn trở đó, văn xi
và tiểu thuyết viết về nơng thơn bắt đầu chuyển mình và đạt được nhiều thành tựu đáng
khích lệ, thế nhưng thật sự đổi mới phải bắt đầu sau Đại hội Đảng lần VI. Sự đổi mới có
được nhờ từ hai phía: sự chuyển mình của nơng thơn và sự chuyển đổi điểm nhìn từ chính
bản thân của mỗi nhà văn. Từ quan niệm đến cách cảm, cách nghĩ và tái tạo lại hiện thực
trên trang viết đã thực sự “trở dạ”. Ở quan điểm riêng của mình, tác giả cho rằng sự chuyển
biến đó trước hết là do sự mở rộng phạm vi chủ đề. Trong văn xi nói chung, tiểu thuyết
viết về nơng thơn nói riêng lần đầu tiên xuất hiện hai chủ đề: chủ đề về số phận con người
và hạnh phúc cá nhân mà trước đó chỉ mới nhen nhóm ở Thời xa vắng, Bến không chồng,
Mảnh đất lắm người nhiều ma… Hai là, sự chuyển biến trong phạm vi bao quát hiện thực.
Bức tranh hiện thực nông thôn trước 80 phần lớn chỉ là những hiện thực bề nổi của đời

6



sống như Buổi sáng, Đất mặn… Sau những năm 1980, hiện thực nông thôn đã tịnh tiến vào
chiều sâu, mạch ngầm tâm thức của đời sống Việt, cách miêu tả đó đã “mang lại một giá trị
nhận thức mới theo quan niệm “nhìn thẳng vào sự thật”… mà Đại hội Đảng lần thứ VI
(1986) đã chỉ ra… Các nhà văn đã khắc phục được những mặt bất cập của giai đoạn trước,
bám sát và bao quát những sự kiện, những vấn đề của đời sống nông thôn hiện tại”
[24;tr.36]. Tác giả khẳng định sự chuyển biến của xã hội hằn in dấu vết trong nơng thơn là
có thật và có chiều sâu vững bền.
Khác với Trần Cương, trong bài Tiểu thuyết mở đầu thế kỷ XXI trong tiến trình văn học
Việt Nam từ tháng 8-1945, Phong Lê không đi sâu tìm hiểu văn xi viết viết về nơng thơn. Ở
đây, tác giả đã nhìn truyền thống văn học trên hai đề tài lớn: chiến tranh và nơng thơn. Trong
đó, đề tài nơng thơn “có chiều dài lịch sử ngót một thế kỷ mà công lao tạo dựng đầu tiên là hơn
một thế hệ người viết, kể từ Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn… đến Ngô Tất Tố, Nam Cao…,
và cuộc tìm kiếm kéo dài hơn 20 năm, nhằm xác định một mơ hình thích hợp cho sự phát triển
của đất nước trong sự tương ứng với thời đại của những cuộc cách mạng xã hội và khoa học -–
kỹ thuật” [103;tr.21]. Tác giả đã khái quát cả bước chuyển mình của nông thôn trong trang văn
của các bậc tiền bối. Trong bài Các nhà tiểu thuyết nông thôn trong cơ chế thị trường, Hoàng
Minh Tường cũng khẳng định: mảng văn xi viết về nơng thơn có lịch sử của nó, từ Hồ Biểu
Chánh, Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan… Những nhà văn này
đã giữ lại vốn văn hóa, đời sống tâm hồn người Việt ở thời đại họ và cho hậu thế, tạo một dịng
chảy liên tục đến hơm nay. Ơng nhận định sâu về mặt chuyển biến của “mảng tiểu thuyết nông
thôn đã phần nào làm được một công việc là ghi lại những biến động ở nông thôn cùng những
đổi thay, những vật vã của một thời. Hai chủ đề khá nổi bật được phản ánh trong hầu hết các
tác phẩm, là những xung đột âm ỉ quyết liệt về dòng họ, và cuộc vật vã thoát khỏi thời kỳ quan
niệm bao cấp, xác lập một cơ chế làm ăn mới” [181;tr.64]. Góp lời nhận xét, trong bài Hiện
trạng tiểu thuyết, Bùi Việt Thắng đã khẳng định: “Các nhà tiểu thuyết hôm nay đã từ bỏ được
lối nhìn dễ dãi về đời sống con người… Họ đã thơi nhìn nơng thơn với cảnh điền viên, trống
dong cờ mở. Nơng thơn đích thực hiện ra trong tiểu thuyết của các anh trong khung cảnh “long
trời lở đất” rối rắm và cũng nhìn vào nông thôn ấy ta sẽ thấy cả xã hội Việt Nam mấy chục
năm qua” [184;tr.9].

Nguyễn Hà, Tôn Phương Lan đi vào xác định ranh giới khác biệt của tiểu thuyết
viết về nông thôn trước và sau đổi mới. Trong bài Về hướng tiếp cận mới đối với hiện thực
trong văn xuôi sau 1975, Tôn Phương Lan cho rằng: “Lâu nay vấn đề người nơng dân hầu
như chỉ được nhìn nhận qua vấn đề ruộng đất, vấn đề vào ra hợp tác xã, giờ đây vấn đề đó
được nhà văn nhìn vào số phận lịch sử của họ. Và lịch sử đất nước được hiện ra qua lịch sử
cuộc đời nhân vật trong cuộc mưu sinh, trong sự duy trì đóng góp để làm nghĩa vụ cho Tổ
quốc, với phần trách nhiệm của từng hồn cảnh gia đình” [95;tr.50]. Từ góc độ đó, tác giả
chỉ ra rằng “đã có một cách sốt xét lại một thời đã qua, thơng qua những số phận cá nhân

7


và những vấn đề của một làng xã, một dòng họ” [95;tr.48], trong đó “nổi bật lên là mối
mâu thuẫn về quyền lợi cá nhân nấp dưới vấn đề họ tộc” [95;tr.40]. Theo hướng này, trong
bài Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam nửa sau thập niên 80, xuất phát
từ cảm hứng nhân văn bi kịch trong con người, Nguyễn Hà rất tinh tế khi nhận xét: nhà tiểu
thuyết quan tâm đến bi kịch cá nhân, khắc đậm trạng huống “một người -– hai mặt” của
con người. Quan tâm đến con người nông dân nhưng ở kiểu loại khác, không phải những
người nông dân xuất thân từ nông thôn, chủ yếu là những chiến binh trở về từ chiến trường
hịa mình vào cuộc sống nơng thơn [57]. Nhân dịp Cuộc thi tiểu thuyết lần 2 (2002-2004)
kết thúc, báo Sài Gịn giải phóng có cuộc trao đổi với nhà thơ Hữu Thỉnh -– Chủ tịch Hội
nhà văn Việt Nam. Trong cuộc trả lời phỏng vấn, ông khẳng định: có mùa gặt mới của tiểu
thuyết viết về nơng thôn đầu thế kỷ XXI. Nét mới của cuộc thi tiểu thuyết lần 2 là các nhà
văn đã có sự mở rộng biên độ khi viết về nông thôn. Họ “đặt nông thôn Việt Nam trong
những biến cố của dân tộc đầy bão táp theo chiều dài lịch sử”, “với độ mở và góc khuất mà
trước đó nhiều nhà văn chưa có điều kiện để truyền tải tới bạn đọc. Những yếu tố đó tạo
nên bộ mặt và sức bền của nơng thơn Việt Nam. Qua Dịng Sơng Mía, Cánh đồng lưu
lạc… đã chứng tỏ được “sức sống của dân tộc, cốt cách của người nông dân được phác họa
thật sắc sảo” [217].
Trong bài viết Tìm kiếm những trang viết về nông thôn, Đỗ Kim Cuông đã tập hợp

những ý kiến tham luận của các nhà văn tham gia Hội nghị nhà văn các tỉnh phía Bắc tại
thành phố Hải Phịng diễn ra vào ngày 10/10/2003. Nhiều nhà văn nói lên những suy nghĩ,
tâm tư tình cảm rất chân thành, giàu tâm huyết và sâu sắc về nông thôn và nông dân trong
thời đại mới. Họ cùng chung quan điểm: sau đổi mới, bộ mặt đời sống nông thôn, cuộc
sống nông dân đang từng ngày thay da đổi thịt, nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn, cạm
bẫy. Do đó, mảng sáng tác “về nông thôn và nhân dân vẫn là một đề tài lớn”, “vẫn có sức
lơi cuốn bạn đọc, vẫn kích thích các nhà văn sáng tạo” [22]. Phạm Ngọc Tiến trong bài Đề
tài nông thôn không bao giờ mịn cũng có cái nhìn lạc quan. Tác giả khẳng định đề tài nông
thôn không hề “bạc màu”, “không bao giờ mịn”. Bởi, nơng thơn Việt Nam đang từng bước
chuyển mình, đáng được ghi nhận. Q trình nơng thơn hóa, sự tác động của công nghiệp
vào nông nghiệp, sự lai căng về văn hóa…, cũng có mặt tích cực và tiêu cực nên đáng để
các nhà văn suy ngẫm, trăn trở [169]. Cùng quan điểm, trong cuộc trả lời phỏng vấn với
báo Nông nghiệp Việt Nam, Nguyễn Đăng Điệp đánh giá rất xác đáng: “Văn học về nông
dân và nông thơn tuy ít người theo đuổi nhưng vẫn chưa đến mức đoản mệnh”, “số lượng
người viết về nông thôn nhiều hay ít khơng phải là q quan trọng mà quan trọng hơn
nhiều là làm sao để có được nhiều tác phẩm hay” [53]. Bùi Ngọc Tấn cũng rất tin tưởng,
lạc quan khi cho rằng: trong thời gian gần đây, mảng văn học nói chung, tiểu thuyết viết về
nơng thơn nói riêng có những tác phẩm hay, đáp ứng được tầm đón đợi của bạn đọc:
“Chúng ta sẽ viết được những cuốn tiểu thuyết như chúng ta hằng mong ước, cũng như tôi

8


luôn tin mỗi giọt máu của chúng ta đều cháy lên lòng yêu nhân dân, yêu đất nước; một
nhân dân, một đất nước đã đổ máu, đổ mồ hôi, đang vượt qua mọi khó khăn để xây dựng
cuộc sống mới và đang chờ đón những tác phẩm của chúng ta” [53].
Trong cơng trình nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 -– 2005: Diện mạo và đặc
điểm, Lê Thị Hường đã chỉ ra được những đặc điểm chính của tiểu thuyết giai đoạn này là sự
đa dạng về hệ đề tài, trong đó đề tài nơng thơn là một trong những đề tài có lực hút đối với các
nhà tiểu thuyết đương đại: tiểu thuyết về đề tài nông thôn sau 1986 đã gây được ấn tượng. Các

nhà văn đã gặp gỡ nhau ở vấn đề cốt lõi của nông thơn: gia đình và dịng tộc, phong tục, nếp
nghĩ, nếp sống của những con người sống trên những mảnh đất phần lớn cịn chịu sức đè của
những thói tục cũ [86]. Năm 2000, trong Luận án Tiến sĩATS Ngữ văn, Nguyễn Mạnh Hùng
đã khảo sát Sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 một cách có hệ thống và có
những đóng góp đáng kể. Trên phương diện đề tài, tác giả nhận xét rất xác đáng về vị trí của đề
tài nơng thơn trong dịng chảy văn học: “Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước bây giờ là
nhiệm vụ trung tâm của thời đại, nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu và phần lớn số dân
là nơng dân, vai trị to lớn của nông dân và nông nghiệp đối với đất nước, lối sống và tâm lý
nông dân cũng như ảnh hưởng của chúng đối với đời sống xã hội, cảnh sắc làng quê và hấp
dẫn của nó đối với nghệ thuật, và cao hơn hết là sự hiểu biết cũng như tình cảm của nhà văn
đối với người nông dân với những bước đường đi theo cách mạng” [82;tr.65]. Và đề tài nông
thôn đã, đang và sẽ rất hấp dẫn đối với tiểu thuyết gia đương đại: “Tiếp bước những Cái sân
gạch, Vụ lúa chiêm của Đào Vũ. Bão biển, Đất mặn của Chu Văn. Tầm nhìn xa, Xung đột của
Nguyễn Khải. Ao làng của Ngô Ngọc Bội. Buổi sáng, Hạt mùa sau của Nguyễn Thị Ngọc Tú.
Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn…, thì Thủy hỏa đạo tặc của Hồng Minh Tường xứng
đáng là cuốn tiểu thuyết mở đường cho một hướng đi mới trong việc tiếp cận hiện thực nông
thôn - – cái hiện thực của quá khứ, của hiện tại và của tương lai, cái hiện thực gắn với sự sinh
tồn của dân tộc, một hướng đi mà từ đó tiểu thuyết sẽ phát huy hết khả năng thể loại của mình”
[82;tr.75]. Năm 1996, trong Luận án phó PTiến sĩ S Ngữ văn Văn xuôi viết về nông thôn trong
công cuộc đổi mới qua một số tác giả tiêu biểu, Lã Duy Lan đã nhìn lại văn xi viết về nông
thôn trước 1986 và cũng đã đánh giá được diện mạo chung của văn xuôi viết về nông thôn sau
1986 đổi mới trên bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Năm 2012, trong Luận án
ATiến sSĩ Ngữ văn Văn xuôi viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau 1975, Bùi Quang
Trường đã khái lược đề tài nông thôn trong văn xuôi Việt Nam trước 1975: đề tài nông thôn
trong văn xuôi quốc ngữ buổi giao thời 1900 - – 1930, 1930 -– 1945, 1945 -– 1975, đặc biệt
tác giả đã có cái nhìn bao qt về đề tài nông thôn trong văn xuôi từ 1975 đến 2011nay. Trên
phương diện đề tài, tác giả nhận xét : “Trong khoảng thời gian 35 năm, kể từ 1975 đến nay,
văn xi viết về nơng thơn đã có những bước phát triển vượt bậc. Sự phát triển này không chỉ
thể hiện số lượng tác giả đông đảo, ở số lượng tác phẩm lớn mà quan trong hơn là sự thay đổi
quan niệm nghệ thuật về con người, về tư duy nghệ thuật, đổi mới về đề tài, phương thức biểu


9


hiện. … Tất cả những thay đổi này chính là bằng chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của văn
xuôi viết về nông thôn sau 1975 -– một giai đoạn mới trong sự phát triển của văn xuôi Việt
Nam hiện đại viết về nông thôn” [215 ;tr.43-44].
Như vậy, nhiều bài viết khẳng định văn xuôi và tiểu thuyết viết về nông thôn đã
thực sự hồi sinh, để lại dấu ấn qua mỗi giai đoạn, mỗi tác giả và tác phẩm., tuy nhiên vẫn
chưa có những đỉnh cao, gây được tiếng vang lớn như một số tác phẩm giai đoạn 19321945. Trên thực tế, các nhà văn viết về đề tài nơng thơnnó sau đổi mới đã khơng đi theo
những lối mịn quen thuộc, mà đã có những bước chuyển mình, hứa hẹn những thành tựu
mới trong tương lai. Tuy nhiên, tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn sau đổi mới vẫn chưa
có những đỉnh cao, gây được tiếng vang lớn như một số tác phẩm giai đoạn 1932-1945.
1.1.2. Quan ngại về dấu hiệu chững lại
Những năm trở lại đây, một số nhà văn, nhà nghiên cứu băn khoăn trước thực trạng
ngày càng thưa dần, thiếu vắng các tác phẩm viết về nông thôn. Trong bài Đề tài về người
nông dân, làm sao cho xứng tầm, Đào Thái Tuấn cho rằng: nông thôn Việt Nam đang
“đứng trước công cuộc Công nghiệp hóa -– Hiện đại hóa đất nước hiện nay rất nhiều vấn
đề về Nông nghiệp - – Nông thôn đã nảy sinh”. Vì vậy,, do đó “mảng về văn học nông thôn
rất quan trọng”,. nNhưng thời gian gần đây “chỉ lẻ tẻ một vài tác phẩm viết về nông thôn”,
“các nhà văn chưa đi sâu vào để tiếp tục khai thác”., Do đó,Vì vậy “đây là một thiếu sót
của giới sáng tác văn học nghệ thuật” [177;tr.22]. Đây chính là dấu hiệu của sự chững lại
của văn xuôi và tiểu thuyết viết viết về đề tài nông thôn và nó cịn kéo dài sang cả thập niên
đầu của thế kỷ XXI. Trong bài Tiểu thuyết 2009 trong chuyển động của tiểu thuyết Việt
Nam mười năm đầu thế kỷ XXI, Đỗ Hải Ninh cho rằng: đời sống của tiểu thuyết viết về đề
tài nông thôn sau đổi mới, đặc biệt thập niên đầu thế kỷ XXI khá bình lặng, mặc dù có
những cuộc thảo luận, trao đổi: “Với một quốc gia có hơn bảy mươi phần trăm dân số sống
ở nông thôn như Việt Nam, trong quá khứ đã từng có những tác phẩm xuất sắc về nơng
thơn thì hiện nay sáng tác hay về đề tài này lại không nhiều…, vẫn chưa dành sự quan tâm
đích đáng mặc dù cách đây mấy năm đã có vài ba tác phẩm gây được sự quan tâm của

người đọc như Dịng sơng Mía (Đào Thắng), Trăm năm thống chốc (Vũ Huy Anh), Cách
đồng lưu lạc (Hồng Đình Quang). Số tác phẩm xuất bản năm nay lọt vào vòng chung khảo
cuộc thi tiểu thuyết lần 3 rất ít như Cách trở âm dương (Vũ Huy Anh), Họ vẫn chưa về
(Nguyễn Thế Hùng), Thần thánh và bươm bướm (Đỗ Minh Tuấn)” [136]. Trong bài Nhà
q, nơng thơn: Tự nó và về nó, Mai Anh Tuấn cho rằng: dẫu có hẳn một hội thảo mang tên
“Văn học với đề tài Nông nghiệp, Nông dân, Nông thơn”, nhưng “văn học chưa có nhiều
tác phẩm xuất sắc viết về tam nơng như “tầm” của nó” [178]. Trong bài Nhà văn với đời
sống nông thôn và nông dân ngày nay, Nguyễn Bính Hồng Cầu cũng khẳng định: văn học
Việt Nam có “bề dày lịch sử, có thành tựu”, nhưng thẳng thắn mà nói “cịn thiếu vắng về

10


đề tài nông thôn, nhất là nông thôn ngày nay đang trong tiến trình cơng nghiệp hóa -– hiện
đại hóa đất nước” [15].
Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân (chủ quan và khách quan) dẫn đến đề tài
nông thôn vắng bóng, nhạt nhịa. Hồ Ngọc Xung cho rằng: các phương tiện truyền thông
chủ yếu chạy theo thị hiếu của người dân thành phố để thu hút quảng cáo nên đã vơ tình
“bỏ qn” người nơng dân và nơng thơn; đội ngũ sáng tác xa rời, khơng cịn rung cảm về
người nông dân; đặt mục tiêu kiếm tiền và lợi nhuận lên hàng đầu [67]. Phạm Thị Ngọc
Diệp chỉ ra ngun nhân ít có những tác phẩm viết về đề tài nơng thơn hay và có giá trị, là
vì “đa số các nhà văn gốc nông dân đã về sống và làm việc ở thành thị”, mà “ở thành thị thì
khơng phải là người thành thị vì cái bản chất q mùa của mình. Cịn sống ở nơng thơn
khơng phải là người nơng dân vì khơng có khả năng làm những việc của nông dân. Là
người lừng khừng, đúng hơn là một người nhà quê” [32]. Nguyễn Bính Hồng Cầu cho
rằng: “Có thể các nhà văn chưa hiểu hết nơng thơn và cũng có thể các nhà văn tránh né đề
tài này để đến với đề tài khác đỡ vất vả hơn. Vì thế mà nơng thơn và nơng dân vắng bóng
trên văn đàn…” [15].
Một số người cịn dự báo đề tài nông thôn hiện tại và tương lai sẽ trở nên vắng
bóng, nhạt nhịa trong giới sáng tác trẻ. Đỗ Hải Ninh gióng lên hồi chng báo động về

mảng đề tài nơng thơn ngày càng ít ỏi hơn, vắng bóng hơn đối với thế hệ viết văn trẻ.
Những cây bút trẻ chun sáng tác đề tài nơng thơn “có thể đếm trên đầu ngón tay” [136].
Hồ Huy Sơn cũng đã chỉ ra sự thật đau lòng là giới sáng tác trẻ hiện nay đang hào hứng,
chạy đua với đề tài “hoót” (sex, les, gay, ma, kinh dị, trinh thám), cịn đề tài nơng thơn họ
lại “xa lánh”. Do đó, hiện nay nhà văn trẻ viết về mảng đề tài này rất “ít ỏi” [156]. Trong
bài Những trang viết trẻ thiếu chất nơng thơn, Hồ Quỳnh n có cái nhìn đối sánh giữa hai
thế hệ sáng tác, sau đó khẳng định: thế hệ trước 1986 (Lê Lựu, Dương Hướng, Nguyễn
Khắc Trường, Nguyễn Minh Châu, Đào Thắng, Nguyễn Huy Thiệp) chuyên tâm hơn và có
những tác phẩm xuất sắc (Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma,
Khách ở q ra, Dịng sơng Mía). Ngược lại, thật khó khăn khi kể tên các tác giả trẻ nổi lên
trong những năm gần đây viết về đề tài nông thôn. Đây đó, bắt gặp Đỗ Bích Thúy, Đỗ Tiến
Thụy (miền Bắc), Ngô Phan Lưu (miền Trung), Nguyễn Ngọc Tư (miền Nam). Tác giả còn
chỉ ra một thực tế đau lòng: “Chúng ta thử đi vào một tiệm sách tìm sáng tác của những nhà
văn trẻ, nhìn vào từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, thấy nổi lên: 48h yêu nhau, Lạc giới,
Đường còn dài còn dài, Dị bản, Khi nào anh thuộc về em, Giường…”. Cuối cùng tác giả đi
đến kết luận: “Xã hội nông thôn đang dần bị thu hẹp trong những trang viết trẻ. Đây là thực
trạng có thật và đang trở thành mối quan tâm lớn trong thời gian vừa qua… Những tác giả
trở về sau càng thể hiện rõ điều đó” [226]. Cùng quan điểm, trong cuộc phỏng vấn ngắn với
Báo Nông nghiệp Việt Nam, Nguyễn Đăng Điệp cũng đã khẳng định: trong lịch sử văn học
dân tộc có rất nhiều tác phẩm xuất sắc viết về đề tài nơng thơn (Tắt đèn, Chí Phèo, Vợ nhặt,

11


Vỡ đê). Thời đổi mới cũng có một số tác phẩm gây được sự chú ý của bạn đọc, nghiên cứu
như:, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bài học nông thôn,
nhưng lại thuộc về các nhà văn lớp trước. Còn thực tế hiện nay đang diễn ra là các nhà văn
trẻ không mấy mặn mà với đề tài nơng thơn: “Nhìn vào văn học trẻ hiện nay, không chỉ tôi
mà nhiều người điều thấy chuyện đó… Ngay cả những cuộc tọa đàm về văn học gần đây
do Hội Nhà văn tổ chức cũng khơng có tác phẩm nào thật sự chun chú về người nơng

dân” [53].
Truy tìm căn ngun đó, Hồ Huy Sơn cho rằng: các nhà văn trẻ không “mặn mà” với
đề tài nơng thơn là vì “đa số các cây bút trẻ hiện nay đều tập trung ở thành thị. Tuy rằng trước
đó họ đã có một khoảng thời gian sống ở nơng thơn nhưng “kho tàng kíý ức” ấy theo thời gian
khơng cịn được sống động, vẹn ngun như ngày xưa. Khi đó, họ bắt buộc phải viết theo tâm
thức và cảm thức đương đại. Bên cạnh đó, sự khắt khe của thời kinh tế thị trường đã làm cho
văn học, đặc biệt là văn học về nông thôn thêm phần chật vật. Nhiều nhà xuất bản cũng như
các tờ báo muốn sách, báo của mình “đắt hàng” thì bắt buột phải chạy theo thị hiếu của độc
giả” [157]. Nguyễn Đăng Điệp cũng cho rằng: “Thế hệ trẻ hiện nay lên phố lập nghiệp sớm,
thời gian truy cập internet nhiều, sợi dây gắn bó với nơng thơn và nơng dân vì thế cũng khơng
thật sâu. Hơn thế nữa, lớp trẻ là những người nhạy cảm với những cái mới, cái lạ nên rất dễ hút
vào những đề tài hoót như sex, đồng tính, tình tay ba tay tư” [53]. Hồ Quỳnh Yên dẫn ra
nguyên nhân nữa là “giới sáng tác trẻ hiện nay viết những gì mà Nhà xuất bản, tịa soạn cần để
đáp ứng nhu cầu độc giả. Chính vì vậy, nên vơ hình trchung, đề tài về nơng thơn càng trở nên
nhạt nhịa” [226]. Ngay một số nhà văn trẻ cũng thừa nhận sự yếu kém của mình khi sáng tác
mảng về đề tài nông thôn và nông dân. Họ cho rằng: muốn có tác phẩm viết về nơng thơn để
đời, thì “cần sự chín muồi” (Nguyễn Thị Thu Thủy), “phải am hiểu về nó” (Hà Thanh Phúc).
“viết khó hay và sách khó bán”(Nguyễn Văn Học) [157].
Theo một số nhà nghiên cứu, văn xuôihọc và tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn
thực sự hồi sinh và đáp ứng được thực tiễn của đời sống xã hội nông thơn thời đổi mới,
cũng như từ phía bạn đọc, thì cần phải có sự bứt phá từ hai phía: Nhà văn và Nhà quản lí.
Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: nhà văn “phải thực có tài, phải gắn bó, am hiểu và tâm huyết
với người nông dân. Không hội đủ những phẩm chất ấy, muốn viết về nông thôn và nông
dân… cũng chẳng có gì để người đọc phải nhớ” [53]. Nguyễn Phúc Lai cho rằng: cần phải
thay đổi từ chính nội tại của nhà văn: “hình như tài năng chúng ta có, nhưng lại thiếu đi cái
động lực để sáng tạo trong mỗi nhà văn”. Nguyễn Hữu Nhàn nói lên tình trạng hiện nay
của các nhà văn thiếu đi cái chiều sâu trải nghiệm hiện thực nông thôn nên khi “viết về
nơng thơn mà thốt li nơng thơn, khơng hiểu người nơng dân…, với cách nhìn ấy, văn học
chỉ có thể gdiễu cợt châm biếm hài hước nông dân, không thấy được chiều sâu những biến
đổi to lớn trong lòng nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”. Cùng hướng đó, Hồng Minh

Tường và Bùi Ngọc Tuấn cho rằng: Muốn có những tác phẩm viết về đề tài nơng thơn và

12


nơng dân hay, nhà văn phải “tắm mình trong đời sống của chính họ, nhà văn phải đổi mới
chính mình, đổi mới cách nghĩ cách viết”, và đó cịn là nhu cầu “được nhìn khác đi, được
viết khác đi; đó còn là sự thi đua, ganh đua làm việc giữa các nhà văn, trong một bầu khơng
khí thân ái, tự do, dân chủ của đời sống văn học” [22].
Hội thảo Nông nghiệp, nông dân và nông thôn, diễn ra trong hai ngày từ 18 -– 19,
tháng 3, năm 2009, tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Trần Sang đã tập hợp những ý
kiến từ chính các nhà văn tham gia. Ngô Khắc Tài cho rằng nhiệm vụ quan trọng trong thời
buổi hội nhập đối với các nhà văn, là phải “tỉnh táo tìm đường đi cho đúng”, “nhà văn cần có
một đơi mắt lạnh mà lạc quan như vậy, giấc mơ về một đồng quê và hiện thực xã hội mới
gắn kết vào nhau”. Như vậy, trong thời buổi hội nhập ngày nay, các nhà văn khi viết về đề tài
nơng thơn, cũng phải viết với góc nhìn mới, khai thác các khía cạnh mới trong đời sống của
họ và hơn hết là tự nâng tầm tri thức mình lên để theo kịp tầm thời đại: “Sứ mạng của những
người cầm bút thật nặng nề, đòi hỏi mỗi người phải tự nâng mình về nhiều mặt, điều chốt là
ra sức tìm hiểu người nơng dân cùng lịch sử mảnh đất sinh ra họ một cách thấu đáo” (Lê
Chí). Hơn nữa, muốn bạn đọc chấp nhận tác phẩm của mình, thì nhà văn phải viết hay và viết
đúng về nơng thơn và nơng dân: “Nơng thơn đang chuyển hóa rất nhanh. Nếu thời kỳ trước
đổi mới suốt mấy chục năm khơng có mấy thay đổi về cơ bản thì bây giờ chỉ đầu năm, cuối
năm đã khác. Không chỉ khác về diện mạo bên ngoài, mà khác cả trong nếp sống, nếp nghĩ.
Nếu trước đây ta có một nơng dân hồn tồn thuần phác, thì hơm nay sự thuần phác dưới
bóng tre làng đang bị cơ chế thị trường dùng đại bác tấn công san bằng mọi thứ lô cốt bảo
thủ rồi dựng lên những pháo đài của thời kỳ đổi mới, một bức tranh hoành tráng trắng đen
lổn chổn…” [152]. Ở góc nhìn khác, trong bài Suy nghĩ về đề tài nông thôn trong văn học
hiện nay, Trần Quốc Tồn cho rằng: viết về đề tài nơng thơn cần mở rộng biên độ trong việc
khắc họa hình ảnh người nông dân, đặc biệt là nhân vật thiếu nhi: “Bàn về nNông nghiệp,
nông thôn, nông dân không thể quên thiếu nhi, vì khơng ít, hay rất nhiều các em sẽ lớn thành

nông dân để làm nông nghiệp hiện đại trong một nông thôn mới”. Thực tế, “phần lớn những
tác phẩm văn học thiếu nhi của văn học Việt Nam hiện đại, sống được với thời gian vẫn là
những tác phẩm có đề tài nơng thơn như Dế mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi, Đất rừng phương
Nam của Đồn Giỏi, Dịng sơng thơ ấu của Nguyễn Quang Sáng đều là như thế”. Theo tác
giả bài viết, ngoài ra nhân vật nơng thơn có học vấn, học vị cũng khơng thể bỏ qua. Những
nhân vật -– con người này có đóng góp khơng nhỏ trong bước chuyển mình của nơng thơn
hiện đại. Vì thế, “cứ viết cho kĩ về nhân vật này, có thể nắm bắt được diện mạo đồng đất Việt
Nam hơm nay” [173]. Về phía nhà quản lí, phải “khuyến khích những cây viết trẻ”, “có
những chính sách”, “cần sự quan tâm của người viết” (Trần Thị Hồng Hạnh), “phải tổ chức
cho nhà văn đi và vận động cả những cây bút ở nông thôn nữa” (Hà Thanh Phúc), “mỗi năm
tổ chức cuộc thi truyện ngắn và tiểu thuyết về đề tài nông nghiệp nông thôn dành cho tuổi

13


trẻ, trao giải cao… Cứ mang kinh tế ra khuyến khích, động viên, người viết trẻ cảm thấy
mình đầu tư viết về đề tài nông thôn rất đáng đồng tiền bát gạo, họ sẽ dấn thân viết”
(Nguyễn Văn Học) [156].
Ngay lĩnh vực nghệ thuật khác như truyền hình, sâu khấu cũng cùng chung số phận. Hồ
Ngọc Xung trăn trở, băn khoăn trước thực trạng đề tài nông thôn và nông dân ngày càng ít đi,
lép vế so với các đề tài khác: “Trong mấy năm gần đây, số đầu phim Việt Nam được phát sóng
lên tới hàng trăm… Nhưng trong số đó, phim có đề tài nơng thơn, nơng dân thực sự không
nhiều. Gây tiếng vang nhất của đề tài này trong thời gian qua là hai bộ phim Ma làng và Gió
làng Kình… Lĩnh vực sân khấu (tuồng, chèo, cải lương), hiện tượng hiếm vở diễn về người
nông dân và nơng thơn cũng đang diễn ra…, hình ảnh người nơng dân cũng mờ nhạt dần và
đến gần đây thì vắng bóng hồn tồn trên sân khấu dân tộc” [67].
Như vậy, sự băn khoăn, lo lắng của bạn đọc, của các nhàgiới nghiên cứu, phê bình văn
học cũng như từ chính giới sáng tác về sự giảm sút chất lượng và số lượng các tác phẩm viết về
đề tài nông thơn là có cơ sở, đúng với tình hình hiện nay. Thực tế đó đã gióng lên hồi chng
cảnh báo cho văn giới và đặt ra cho họ trách nhiệm khi viết về nông thôn và nông dân.

1.2. LUẬN BÀN QUANH MỘT SỐ TIỂU THUYẾT NỔI TRỘI
Từ 1986 đến nay, tiểu thuyết viết về nông thôn luôn dành được sự quan tâm của người
đọc, đặc biệt các nhà phê bình. Hàng loạt bài viết đã được in trên tạp chí, báo; nhiều cuộc hội
thảo, tọa đàm diễn ra. Những nhà nghiên cứu, phê bình nổi tiếng như Nguyễn Đăng Mạnh,
Phan Cự Đệ, Phong Lê, Hoàng Ngọc Hiến, Văn Giá, Bùi Việt Thắng, Lý Hoài Thu... tham gia
viết bài. Những ý kiến, nhận định dẫu có trái chiều, nhưng nhìn trên phạm vi bao quát, chúng
tôi nhận thấy đa số đều khẳng định: tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn sautừ 1986 đến nay có
bước tiến mới về nội dung và nghệ thuật so với trước.
Do khung giới hạn của luận án, nên chúng tôi chỉ chọn những bài viết tập trung
nghiên cứu một số tác phẩm tiêu biểu, được dư luận quan tâm như Thời xa vắng, Mảnh đất
lắm người nhiều ma, Bến khơng chồng, Dịng sơng Mía, Lão Khổ, Ba người khác... Để tiện
theo dõi chúng tôi tạm sắp xếp nguồn tư liệu thành hai vấn đề sau:
1.2.1. Nhận định, đánh giá về những thành công
1.23.1.1. Năm 1986, Thời xa vắng ra đời, được bạn đọc đón nhận, báo hiệu sự đổi
thay lớn trong dòng chảy của tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới. Trên tạp chí, báo,
sách xuất hiện rất nhiều bài viết đánh giá sự đóng góp nhất định về mặt nội dung và nghệ
thuật. Hoàng Ngọc Hiến đề cập đến số phận của người nhà quê trước những biến động của
xã hội nông thơn, trong đó nhân vật Giang Minh Sài là một ví dụ điển hình. Theo tác giả,
anh nơng dân này chính là “người nhà quê” của Lê Lựu hai lần khốn khổ, vừa xung đột với
hệ tư tưởng gia trưởng, vừa xung đột với thành phố ở bộ phận phức tạp nhất của nó là đàn
bà, con gái” [64;tr.119], cuộc sống của anh cứ bùng nhùng, bế tắc, vướng vào hết bi kịch

14


này đến bi kịch khác. Từ nhân vật Giang Minh Sài, tác giả luận suy đến những vấn đề bức
xúc trong đời sống xã hội nông thôn Việt Nam sau giải phóng: “Trên đất nước ta sau khi
thống nhất, khơng phải cán bộ tiếp quản nào cũng trở thành người chủ quản của thành phố,
khơng ít “người nhà q” tiếp xúc với đơ thị đã bị bại hồn tồn, sống dở chết dở, điêu
đứng bi thảm, sự thất bại của họ mang ý nghĩa xã hội sâu sắc” [64;tr.119]. Thiếu Mai có cái

nhìn thấu đáo khi phân tích sự tác động của hồn cảnh đến q trình hình thành tính cách
Giang Minh Sài. Đó là anh nơng dân cả cuộc đời đã phải gánh trên vai hệ tư tưởng gia
trưởng, những quan niệm, định kiến khiến “anh nhà quê” không lúc nào được sống bằng
chính cuộc đời mình, chỉ biết nghe và chiều ý mọi người: “Trong con người anh, luôn luôn
tồn tại hai thế lực: chống đối và khuất phục. Hai thế lực ấy ngày càng phát triển, càng mâu
thuẫn, và đẩy bi kịch trong con người Sài lên một mức độ ngày càng cao hơn” [118;tr.121].
Không những Sài, rất nhiều nông dân làng quê Hạ Vị cũng sống và làm những điều mình
khơng muốn chỉ vì khơng dám làm phật ý hay làm khác mọi người như cụ đồ Khang, chú
Hà, anh Tính, chính ủy Đỗ Mạnh, anh Hiển. Nói cách khác, những con người này vừa đại
diện cá nhân riêng lẻ, đồng thời là sản phẩm chung của “một thời -– thời xa vắng, nhưng
chưa xa là bao”. Cái thời - do hồn cảnh của nó mà ý thức cá nhân tạm lu mờ, nhường chỗ
cho những vấn đề lớn lao mang ý nghĩa dân tộc. Theo Thiếu Mai, để hiểu được căn cốt tính
cách về anh nơng dân Giang Minh Sài, thì “Lê Lựu đã tỏ ra hiểu nhân vật của mình đến tận
chân tơ kẽ tóc, đến tận những ngọn ngành sâu thẳm nhất của tình cảm, suy nghĩ. Xót xa
cho cuộc đời Sài bao nhiêu, tác giả lại giận dữ lên án cách sống, cách ứng xử thiếu bản lĩnh
của anh ta bấy nhiêu” [118;tr.122]. Về mặt nghệ thuật, tác giả cho rằng: mặc dù nhiều
người đánh giá “văn Lê Lựu không chuốt, mộc q, và khơng phải khơng có những câu
q, hoặc trúc trắc, thậm chí có câu ngữ pháp chưa chỉnh”, thế nhưng, tiểu thuyết Thời xa
vắng được chưng cất bằng “một giọng văn trầm tĩnh vừa giữ được vẻ đầm ấm chân tình,
vừa khách quan, khơng thêm bớt, tơ vẽ, đặc biệt là khơng cay cú, chính giọng văn như vậy
đã góp phần đáng kể vào sức thuyết phục, hấp dẫn của tác phẩm” [118;tr.123]. Đinh Quang
Tốn cho rằng: tiểu thuyết Thời xa vắng “viết về hậu phương miền Bắc trong công cuộc
chống Mĩ cứu nước với cả cái vui và cái buồn, cái nồng nhiệt và sự non nớt, những quầng
sáng và những bóng mờ, có cả nụ cười và nước mắt…” [174;tr.18]. Tác giả cũng khẳng
định đề tài hậu phương nông thôn miền Bắc trong chiến tranh chống Mĩ có nhiều người
viết, nhưng “Lê Lựu là người viết thành công nhất”, và “nếu trong tổng số sáu trăm hội
viên Hội nhà văn Việt Nam, cứ mười người chọn lấy một người tiêu biểu, thì Lê Lựu là
một trong tổng số 60 nhà văn ấy. Nếu về văn xuôi Việt Nam hiện đại, chọn lấy 30 tác
phẩm, thì có mặt Thời xa vắng. Nói thế để thấy, trong văn học Việt Nam hiện đại, Lê Lựu
đã có một vị trí đáng kể” [174;tr.22].

1.23.1.2. Năm 1990, Bến không chồng và Mảnh đất lắm người nhiều ma vừa mới ra
đời, ngay lập tức gây tiếng vang trên văn đàn và được dư luận quan tâm. Đáng chú ý, rất

15


nhiều bài viết bàn luận sôi nổi trên báo Văn nghệ (tháng 1/1991) sau khi tác phẩm được
giải thưởng của Hội nhà văn năm 1991. Có những ý kiến đánh giá khác nhaukhác nhau
(khen có và chê có), nhưng hầu như đều thừa nhận hai tiểu thuyết này khá thành công trên
phương diện đề tài, ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu, hình tượng nhân vật, điểm nhìn trần
thuật, khơng và thời gian… Về phương diện đề tài, Thiếu Mai, Nguyễn Đăng Mạnh, Trung
Trung Đỉnh cùng nhận định: “Năm 1990, sách viết về nơng thơn khơng ít trong đó có hai
cuốn được dư luận chú ý và đánh giá cao nhất là Bến không chồng của Dương Hướng và
Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. … Ý kiến khá thống nhấtthành
công chứ không mâu thuẫn trái chiều như với một số tác phẩm khác… Vấn đề dòng họ ở
nông thôn đã được hai tác giả quan tâm, khai thác và khai thác khá thành công. Mảnh đất
lắm người nhiều ma tạm coi là một cái cột mốc trong đề tài nông thôn”, “đã lâu lắm rồi
mới xuất hiện một tác phẩm viết về nông thôn Việt Nam theo đúng cái mạch của Tắt đèn,
Chí Phèo. Có thể nói cái làng Giếng Chùa trong Mảnh đất lắm người nhiều ma là sự cộng
lại của hai cái làng Đông Xá của Ngô Tất Tố và Vũ Đại của Nam Cao” [138], “Có người
nói, tiểu thuyết Bến khơng chồng viết về đề tài nơng thơn. Lại có người nói, tiểu thuyết này
viết về đề tài chiến tranh. Có người lại cho rằng đây là cuốn sách viết về đề tài xã hội. Tất
cả đều có đấy, nhưng theo tơi Dương Hướng không nhằm vào đề tài. Anh khai thác đến tận
cùng thân phận những nhân vật chính” [48;tr.99]. Trần Cương, Bùi Việt Thắng, Nguyên
Ngọc đều khẳng định sự thành công nhiều mặt của tác phẩm, đặc biệt là phạm vi phản
ánh… đi vào hiện thực nông thôn và số phận của người nông dân. Nguyên Ngọc cho rằng:
khi viết Bến không chồng, Dương Hướng luôn cố đặt vấn đề một cách thẳng thắn trực diện,
chứ không né tránh hiện thực, cho dù là một hiện thực nghiệt ngã nhất. Chiến tranh, hịa
bình, thời mở cửa…, những bước ngoặt đó tác động rất mạnh đến từng làng quê, từng vùng
miền, từng gia đình, từng số phận trong tác phẩm. Thơng qua họ ta nhận ra vóc dáng làng

q mình [126]. Nguyễn Văn Long có cái nhìn sắc sảo vềĐề cập đến số phận bi kịch của
người nông dân, Nguyễn Văn Long khẳng định: “Trong nhiều trường hợp, con người vừa
là nạn nhân mà cũng là thủ phạm của tấn bi kịch đời mình, họ phải chịu trách nhiệm một
phần về số phận của mình” [220]. Cùng mạch suy nghĩ đó, nhưng Trung Trung Đỉnh đi vào
thân phận của nhữngđã lý giả thấu đáo nguồn cơn bi kịch của những nhân vật nữ như bà
Nhân, bà Khiêm, mụ Hơn, cô Hạnh, cô Thủy… ĐDặc biệt, là Nguyễn Vạn -– một người
nhà quê suốt đời gìn giữ cái bóng của vinh quang nên đã đánh mất đi bản thân mình, cá
nhân mình [48]. Trần Cương đào sâu vàotập trung khai thác số phận nhân vật Vạn: “Vạn
trong Bến không chồng là cả một đời không vượt nổi những định kiến và nhận thức ấu trĩ,
cực đoan để rồi sau phút “lầm lỡ” phải quyên sinh” [24;tr.35]. Nguyễn Hà lí giải nguyên
nhân dẫn đến bi kịch của Vạn: “Nguyễn Vạn là một dạng khác của bi kịch con người hai
mặt” [57;tr.56]. Phong Lê cho rằng: “Mảnh đất lắm người nhiều ma đặt ra những vấn đề
chìm nổi, bề mặt và chiều sâu trong sự đan xen giữa “nề nếp ý thức và sinh hoạt tinh thần

16


của con người, là các vấn đề về gia tộc và dịng họ, hơn nhân và gia đình, là các quan hệ
làng xã và nề nếp cơng xã” [138]. Hồng Ngọc Hiến, Lê Nguyên Cẩn xếp tác phẩmnó vào
loại “tiểu thuyết phong tục”. Bởi, tác phẩm đã lấy việc miêu tả phong tục, tập quán và lề
thói của một vùng cư dân làm cảm hứng. Chính những lề thói và thành kiến hủ lậu của xóm
Giếng Chùa đã thâm nhập vào đời sống nông thôn, chi phối mạnh mẽ đến nếp nghĩ, nếp
sống của người nông dân [138]. Thế giới kỳ ảo in đậm trong tác phẩm, nó được đan kết
bằng các mối quan hệ tình u khơng bình thường, đặt trong những cái chết khơng bình
thường. Và qua thế giới kỳ ảo đó, “những nét riêng của bản sắc văn hóa dân tộc hiện ra,
giúp chúng ta nhìn nhận thấu đáo hơn về chính mình. Đồng thời cũng khẳng định tính chất
tiểu thuyết phong tục thể hiện qua việc miêu tả các sự kiện liên quan đến điều kiện sống,
điều kiện tồn tại của con người” [16;tr.276]. Về không gian và thời gian, hai tác phẩm đã
tạo dựng được không gian đặc biệt. Ở Mảnh đất lắm người nhiều ma, Hà Minh Đức,
Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: nổi lên khơng gian “làng xóm”, là sự “oi nồng vơ cùng xưa

cũ mà hết sức hôm nay ở những làng quê bao lần ta thờ ơ đi qua chẳng biết và bổng hiểu ra
rằng, trong cái “khơng khí” ấy thì ắt mọi chuyện nhất thiết phải diễn ra như vậy”, là “khơng
khí âm dương lẫn lộn, quỷ ở với người”, là “âm khí cịn nặng nề nhưng dương khí đã bắt
đầu phát triển” [138]. Nguyễn Hữu Sơn phát hiện ra thời gian bóng đêm chính là đặc trưng
của tác phẩm. Thời gian này gắn liền với cảnh chiều tà, bóng tối, bởi “chúng lại thuộc về
đêm cuối tháng không trăng sao, hoặc có trăng cũng chỉ thấy hình hài kì dị, không bao giờ
được miêu tả như cái đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên” [153;tr.133]. Và đêm cũng chính là
thời gian của ma quỷquỉ, hắcm ám; là sự đồng lõa của những tâm địa đen tối cũng như bộc
lộ tínch cách, thân phận của từng nhân vật. Nói cách khác, thời gian bóng đêm là địn bẩy
để phần “ma” trong con người được hiện hữu. Từ đó, tác giả bài viết đi đến kết luận: “Thời
gian đêm tối có “ý nghĩa thanh lọc, khát khao hồn thiện tính người”, bởi nếu “dứt bỏ
bóng đêm ma quỉ mới chính là thơng điệp tác giả muốn gửi tới bạn đọc” [153;tr.135]. Cịn
Bến khơng chồng, Phan Cự Đệ có nhận xét rất chính xác: “Không gian huyền thoại… là
thước đo hiệu nghiệm để thâm nhập vào thế giới giữa ý thức và tiềm thức, ở thời điểm
bước ngoặt của tính cách nhân vật”, “có sự phát triển cốt truyện trên nền không gian huyền
thoại, dụng ý sử dụng không gian huyền thoại để lý giải hiện thực” [40;tr.101]. Trung
Trung Đỉnh, Nguyễn Phan Hách, Từ Quốc Hoài, Nguyễn Văn Long đi sâu vàotập trung
khảo sát phương diện bố cục, kết cấu, cốt truyện. Trung Trung Đỉnh đánh giá rất khách
quan khi cho rằng: Bến không chồng có kết cấu “hồn nhiên, thuận theo chiều thời gian,
theo sự kiện chung của đất nước trong khoảng thời gian đó, và theo sự đến với thân phận
từng nhân vật. Chính vì thế anh khơng mất nhiều thời gian trong việc tính tốn chương hồi,
mặc dù vẫn có chương hồi” [48;tr.99]. Nguyễn Văn Long cũng có nhận xét: “Sức hấp dẫn
của cuốn tiểu thuyết là ở bố cục chặt chẽ và cách viết chân thực, vốn hiểu biết đời sống
nơng thơn và cách nhìn nhân đạo với số phận con người” [220]. Từ Quốc Hoài nhận xét về

17


kết cấu Mảnh đất lắm người nhiều ma: “Có hơi “phình” ra ở phần sau, song do có được
vốn sống sâu sắc, cộng với thứ ngơn ngữ tươi rói chất dân gian, tác giả đã cột chặt người

đọc từ trang đầu đến trang cuối” [138].
1.23.1.3. Mặc dù Lão Khổ không có tên ở bất cứ giải thưởng nào, nhưng vẫn trở
thành “cuốn tiểu thuyết quan trọng”, đánh dấu bước tiến vượt bậc ở mảng tiểu thuyết viết
về đề tài nông thơn, trở thành điểm nóng thu hút của các nhà nghiên cứu, phê bình và bạn
đọc tham gia tranh luận, viết bài. Việt Hoài, Vương Quốc Hùng cho rằng: Lão Khổ tiếp nối
nguồn mạch truyện ngắn Bước qua lời nguyền. Tác phẩm tái hiện được bức tranh tồn cảnh
nơng thơn Việt Nam đầy máu và nước mắt, nhưng “thời gian rộng hơn, từ những năm trước
cách mạng tháng Tám tới những năm cải cách ruộng đất và cả về sau đó; và dung lượng
tiểu thuyết lớn hơn truyện ngắn, cộng với sự trưởng thành của nhà văn với sự già dặn từng
trải về kĩỹ thuật viết (nỗ lực tạo ra hình thức và hiệu quả cao nhất cho tác phẩm) điêu luyện
hơn”, vì thế tác phẩm xem “như một bước tiến dài của Tạ Duy Anh” [75], [84]. Hoàng
Ngọc Hiến đánh giá: “Đây là một cuốn tiểu thuyết rất quan trọng… thêm một giả thuyết
văn học về bản chất và thân phận người nông dân Việt Nam”. Nhận xét về nghệ thuật,
Nguyễn Thị Hồng Giang cho rằng: “Thời gian luân chuyển và thời gian đan xen trước –/
sau, quá khứ/ - hiện tại (tuy khơng có con số cụ thể) vẫn là thời gian bên ngoài lịch sử, thời
gian nguyên cấp” [141;tr.65]. Đoàn Ánh Dương khẳng định: tiểu thuyết Lão Khổ đã phá vỡ
kết cấu cổ điển với một cảm hứng lãng mạn bao trùm, thể hiện kiểu tư duy khác, lối viết
tiểu thuyết khác, khơng cịn nhất phiến, liền mạch của câu chuyện, tiểu thuyết hiện lên bởi
một “chuyện chính yếu” và rất nhiều “chuyện ngồi rìa” [30].
1.23.1.4. Dịng sơng Mía đạt giải thưởng Hội nhà văn (2002 - 2004) và giải thưởng
văn học viết về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn lần nhất (3/6/2011). Trong Báo cáo
tổng kết cuộc thi tiểu thuyết 2002 - – 2004, Hữu Thỉnh đánh giá cao mảng tiểu thuyết viết
về đề tài nơng thơn, đặc biệt tác phẩm Dịng sơng Mía: “Nơng thơn trong Dịng Sơng Mía
của Đào Thắng vừa vạm vỡ, đằm thắm vừa đầy ắp thế sự với biết bao xung đột xoay quanh
một gia đình, một dịng tộc. Chỗ chênh vênh mà lại chính là chỗ thành cơng của tác giả này
là họ đã không bị rơi vào chủ nghĩa khách quan lạnh lùng ngay cả khi miêu tả những tình
huống tồi tệ, bi đát nhất của cuộc sống” [195;tr.241]. Nhìn Từ cuộc thi tiểu thuyết 2002 -–
2004, Phong Lê khai thác sâu vấn đề hiện thực nông thôn trong chiều dài lịch sử, đặc biệt
nhấn mạnh đến thân phận người nơng dân: “Đọc Dịng sơng Mía để hiểu thêm và hiểu mới
về nông thôn Việt Nam trong chiều dài và chiều sâu lịch sử. Một nông thôn xuyên suốt thế

kỷ XX, dẫu có một cái đập lớn là cách mạng tháng Tám ngăn đơi nhưng dịng chảy thì vẫn
thế. Vẫn cuồn cuộn cả hai phần đục trong. Vẫn dữ dội và bi thống trong biết bao thân phận
con người, không kém bất cứ một xứ sở nào khác trên thế giới này”. Và như thế, “sau
Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dịng sơng Mía là cuốn sách hiếm hoi tiếp tục được mạch
sâu những vấn đề căn cốt của nông thôn Việt Nam trên các phương diện của dân tộc và giai

18


cấp, gia đình và dịng họ, đạo lý và phong tục, nếp nghĩ và lối sống” [104;tr.249]. Trần
Mạnh Hảo đi sâu tìm hiểu các kiểu bi kịch của người nơng dân, đồng thời khẳng định:
“Thơng điệp của Dịng sơng Mía của Đào Thắng vừa là câu hỏi hàm sự trả lời ngay trong
đó: hãy cho người tốt cơ hội tồn tại!” [61;tr.154]. Đáng chú ý, Lý Hồi Thu đã có những ý
kiến giải xác đáng về Dịng sơng Mía. Tác giả bài viết cho rằng: “Cùng viết về nông thôn
nhưng hiện thực đời sống trong Dịng sơng Mía là bức tranh thu nhỏ của một vùng dân cư
có nghề chính là trồng mía, làm đường”, ở đó có “những kiếp người trơi nổi. Họ vừa là
những con người có chút may mắn được hưởng những ân huệ đặc biệt của một vùng thiên
nhiên sông nước đặc sản cá tôm, vừa luôn phải chịu sự trừng phạt, phải trả giá cho những
lầm lỗi của chính mình và có nguy cơ bị nhấm chìm, bị cuốn trơi khi dịng sơng nổi giận”
[201;tr.226]. Ngồi ra, sức hấp dẫn của tác phẩm cịn thể hiện trong việc tạo ra vùng hiện
thực tâm linh huyền diệu: “Khơng khí Folklore bao bọc chung quanh đời sống con người ở
một vùng đất tuy không rộng nhưng khá đa dạng về mơi trường, sinh thái, văn hóa và tôn
giáo” [201;tr228] gắn với cuộc đời của các nhân vật “già và trẻ, chủ và tớ, dị dạng quái thai
và đẹp đẽ tươi tốt, hiền lành tử tế và ngoa ngoắt điêu ngoa” [314;tr.230]. Có thể nói Đào
Thắng đã dành cho nhân vật phụ nữ và người lính nhiều tình cảm nhất. Ơng “chú ý khai
thác nhiều hơn ở khía cạnh hoang dã, ở phần đời sống bản năng tự nhiên của con người”,
với “ước muốn vươn tới một cuộc sống lành mạnh khỏe khoắn và lương thiện cho con
người” [201;tr.231]. Về hình thức nghệ thuật, tác phẩm “có được nhiều dấu hiệu thành
công, mở ra được những hướng tiếp cận mang ý nghĩa cách tân về mặt thể loại”
[201;tr.322] như khơng gian và thời gian, điểm nhìn trần thuật, kết cấu, ngơn ngữ… Dịng

sơng Mía “tạo được một khơng gian đậm đặc chất tiểu thuyết, vừa quen thuộc vừa mới mẻ”
[201;tr.226], “mở ra nhiều khoảng khơng gian, trong đó cũng có những khoảng khơng gian
rộng nhưng rõ nét hơn cả trong tâm trí độc giả là những mảng khơng gian có kích thước
vừa và nhỏ”, đặc biệt là sự hiện diện trở đi trở lại của “dịng sơng Châu Giang” -– không
gian trung tâm của tác phẩm “càng tô đậm thêm tính luận đề và tư tưởng triết lý về sự chìm
nổi của kiếp người mà nhà văn đã gửi gắm vào tác phẩm”[201;tr.233]. Thời gian nghệ
thuật xử lý khá linh hoạt, vận dụng một cách hiệu quả: “Tác giả đã biết ngắt qng, đa dạng
hóa hình tượng thời gian bằng thủ pháp đồng hiện, bằng cách đảo ngược trật tự thời gian
qua kí ức, hồi niệm, những giấc mơ, bằng sự điều chỉnh nhịp độ nhanh chậm của thời gian
ứng với những mơ hình khơng gian” [201;tr.233]. Nghệ thuật tự sự, điểm nhìn trần thuật
chủ yếu tuân thủ những nguyên tắc của tiểu thuyết truyền thống, nhưng bù lại tác giả biết
cách dẫn dắt câu chuyện, độc đáo ở chi tiết, biết hé mở dần dần những bức màn bí mật, biết
“dựng người, dựng cảnh”, “ngơn ngữ phong phú, nhiều màu sắc, âm điệu. Đáng chú ý là
những lời ăn tiếng nói vận nhiều tục ngữ, ca dao, đối đáp, ví von rất quen thuộc trong dân
gian và cách nói năng mang “dáng dấp Tây Phương” cùng ngữ điệu âm ái, du dương của
kinh Thánh làm cho lời văn trở nên mượt mà, trong sáng và nhiều đoạn lôi cuốn”. Kết thúc

19


tác phẩm đã tạo được điểm nhấn: “Ngoài lối kết thúc mở nhằm trao một phần quyền phán
xét cho độc giả, đoạn kết của Dịng sơng Mía có vẻ rất “xinê”, “ngôn ngữ điện ảnh” quả
thật là tỏ rõ được ưu thế của mình” [201;tr.234]. Kết thúc bài viết, tác giả kết luận: “Dịng
sơng Mía là một cuốn tiểu thuyết thành công trên nhiều phương diện, đánh dấu một bước
tiến quan trọng trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn Đào Thắng” [201;tr.235].
1.23.1.5. Dưới chín tầng trời cũng được một số nhà nghiên cứu như Hoàng Ngọc Hiến,
Bùi Việt Thắng, Hữu Tuân… đánh giá cao. Hữu Tuân đi sâu nghiên cứu hiện thực đời sống
nông thôn được tái hiện trong tác phẩm. Người viết khẳng định: Dưới chín tầng trời là bức
tranh hiện thực hoành tráng nhưng sự hoành tráng đó khơng chỉ thể hiện ở độ dày tác phẩm,
khơng chỉ ôm trọn một thời kỳ lịch sử nửa thế kỷ đất nước trải qua nhiều biến động dữ dội,

không chỉ ở hàng chục nhân vật, đủ các thành phần xã hội, mang đầy cá tính sắc sảo -– đó chỉ
là phần nổi. Còn “chiều sâu tác phẩm khiến Dưới chín tầng trời mang dáng dấp sử thi chính ở
tư tưởng nghệ thuật có tính khái qt cao, ở ý nghĩa nhân sinh sắc nét, ở lĩnh vực tâm linh bí
ẩn” [176;tr.20-23]. Bùi Việt Thắng tinh tế nhận ra Bến khơng chồng, Bóng đêm và mặt trời
chính là cột “xương sống”, “cốt tủy” để nhà văn tiếp tục mở rộng, đào sâu vào hiện thực nông
thôn và số phận bi kịch của người nơng dân. Vì thế, Dưới chín tầng trời “ròng ròng sự sống”,
thể hiện sinh động qua những số phận bi kịch - nhưng đó là bi kịch lạc quan. Bởi qua những
số phận biị kịch của mỗi nhân vật, người đọc không thấy yếu hèn đi, mà có niềm tin vào ngày
mai sẽ là “một con đường mới”. Vì vậy, bi kịch chính là hình thức để “tẩy rửa tâm hồn” con
người nên đó là “bi kịch lạc quan”. Hai là, cách tiếp cận lịch sử của nhà văn, tác giả bài viết
khẳng định: Dưới chín tầng trời là “một cuốn tiểu thuyết tồn bích về những góc khuất của
lịch sử”, vì thế tác phẩm “mang đậm chất sử thi tâm lí”, “mở ra với một thời gian dài và một
không gian rộng và tầng tầng lớp lớp nhân vật. Một hình ảnh đời sống trọn vẹn, đa chiều và
phứúc tạp từ thượng đỉnh tới “hạ giới” [185]. Hoàng Ngọc Hiến nêu bật được “linh hồn” của
tác phẩm. Qua phân tích một số nhân vật như Yến Quyên, Hoàng Kỳ Trung, Trần Tăng,
Hoàng Kỳ Nam, Đào Thanh Măng…, người viết đã làm nổi bật nghệ thuật xây dựng nhân vật
của Dương HDướng, toát lên tư tưởng chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Tác giả còn khẳng định:
“Nếu như tiểu thuyết trước hết là cốt truyện thì tác phẩm này thừa sức hấp dẫn. Vì cốt truyện
rất liy kỳ, nhiều tuyến nhân vật quan hệ éo le, số phận ba chìm bảy nổi…, nhiều tuyến hành
động diễn ra các miền Trung, Nam, Bắc, có xóm làng và thành phố, có chiến trường ác liệt của
miền Nam và sinh hoạt nhộn nhạo, rối ren vùng biên giới phía Bắc” [65;tr.503]. Cùng nhận
định, Phong Lê cho rằng: cốt truyện Dưới chín tầng trời vẫn là một cuốn tiểu thuyết viết theo
lối truyền thống nhưng có sự tìm tịi trong cách viết như lắp ghép các sự kiện không tuân theo
tuyến tính thời gian, lắp ghép cấu trúc các khối đời, vừa độc lập với nhau, vừa đan cài vào
nhau, nhiều chi tiết mang tính biểu tượng [106].
1.23.1.6. Ba người khác vừa mới ra mắt đã gây được tiếng vang lớn trên diễn đàn văn
học trong nước và hải ngoại, được Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức hội thảo (22/12/2006). Nhiều

20



nhà văn, nhà nghiên cứu như Nguyên Ngọc, Nguyễn Xuân Khánh, Bằng Việt, Châu Diên, Lại
Nguyên Ân, Lê Sơn, Văn Chinh, Hoàng Minh Tường, Phan Thị Thanh Nhàn, Thu
Huệ, Nguyễn Trọng Tân, Nguyên An, Văn Giá..…, viết bài tham luận, đăng các tạp chí, báo,
nguồn internet. Qua đó, chứng tỏ được sức sống mãnh liệt về nội lực bên trong của một cây
bút hơn tám mươi tuổi. Các bài viết tập trung đi sâu nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm. Bằng Việt khẳng định tác phẩm “có ý nghĩa rất lớn”, khiến người đọc “rút ra được
bài học cho hiện tại và tương lai” [142]. Lê Sơn: “Đây là một trong những đỉnh cao của tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại, tái hiện tâm lý của những người trong cuộc. Đây là lời sám hối và
tiếng kêu” [142]. Văn Giá cho rằng: “Mơ tả tính dục ở đây có ý nghĩa lớn hơn là sự phê phán
cái vơ ln: đó là sức sống của con người, lịng ham sống, quyết liệt sống, khẳng định sự sống,
khẳng định sức sống của người Việt, của văn hóa làng Việt”. Qua đó, cho thấy “tầm vóc tác
phẩm càng lớn và càng đáng nể”, là một tác phẩm “thiết yếu để con người phấn đấu làm người
lương thiện, nâng cao chất lượng sống và nhân văn cho con người chúng ta” [142]. Lại
Nguyên Ân kiến giải sâu sắc và thấu đáo về quá khứ nông thôn: “Viết về một nhân vật, một xã
nhưng Ba người khác khái quát về cải cách ruộng đất đó, cả khoảng thời gian đó. Quả thật là
một tiểu thuyết cho đến giờ phút này là ấn tượng nhất về cải cách ruộng đất… Tôi nghĩ đối với
xã hội ta, sự xuất hiện những cuốn sách như cuốn này là một cách giải tỏa cho một trong
những chấn thương của xã hội” [7]. Đề cập đến sự tha hóa của người nơng dân, Trúc Anh nhận
định: trong cơn giông bão cải cách đã đẩy “một vùng quê đang yên lành, bỗng chốc chìm ngập
trong các cuộc đấu tố, tranh giành, oan khuất, đem tối và đẫm máu”, người nơng dân vốn chất
phác, hiền lành như Bối, Đình, Cự thành những kẻ độc ác. Cuối cùng những kẻ gieo rắc tội ác
đối với nhân dân phải nhận kết cục bi thảm: “Đội Cự vào Nam, chiêu hồi, bị đặc cơng ta giết;
Đội Đình và vợ con đi ăn mày rồi tha hương vào vùng kinh tế mới Lâm Đồng, tiếp tục đeo
đuổi giấc mơ trại Đại Đồng hão huyền; Đội Bối bị vợ con bỏ, bật ra lề hè bơm xe... Bi kịch cải
cách ruộng đất ở xã nọ kết thúc có hậu, kèm theo lời giải đáp “đúng hướng” về nguyên nhân đẻ
ra sự xáo trộn làng q kinh hồng: Đội Cự có vẻ như do địch cài vào, Đội Bối là đảng viên giả
mạo, còn Đội Đình, đảng viên thật sự, chỉ có mỗi tội lãng mạn khơng tưởng” [1]. Tác giả truy
tìm “ngun nhân đẻ ra sự xáo trộn làng q kinh hồng…, chỉ có mỗi tội lãng mạn không
tưởng”. Nguyên Ngọc nhấn mạnh: “Không chỉ là sự tha hóa của nơng thơn, mà là sự tha hóa

của xã hội, tầm khái quát lớn” [1421]. Về phương thức biểu hiện, Văn Chinh cho rằng tác
phẩm viết có “kĩỹ thuật”, “hiện đại” [1421]. Nguyên Ngọc: “Cách viết hay, độc đáo về cải
cách ruộng đất. Đó là bút pháp mỉa mai, dửng dưng, cười cợt” [1421]. Hà Minh Đức “nhiều
đoạn tả hay” “tư duy hiện đại”, “ngôn ngữ tự nhiên, mộc mạc” [1421]. Văn Giá: “giọng điệu
bao trùm là cười cợt, như khơng, vui với nó, đùa với nó, cái nhìn humour hài hước: tức là ơng
cởi bỏ được mọi thứ ràng buộc, mọi thứ đe nẹt, cởi bỏ ln trong định kiến của mình và của xã
hội, đạt tới cảnh giới hồn tồn tự tại, khơng vướng bận một chút gì. Ngịi bút và sức viết hết
sức phóng túng, thoải mái, nói ra được hết những gì ơng chiêm nghiệm về cuộc đời này. Điều

21


đó rất quan trọng. Các nhà văn của ta viết vẫn rón rén, tính tốn ghê lắm, riêng Tơ Hồi khơng
cịn hãi gì cả, nên ơng viết rất vui và rất tưng tửng” [1421]. Nguyên Ngọc: sử dụng bút pháp
“hư cấu. Đó là bút pháp hiện đại, mỉa mai, dửng dưng, cười cợt, tạo nên sức mạnh của văn
học” [1421].

1.2.2. Nhận định, đánh giá về những hạn chế
Nêu bật hạn chế, các nhà phê bình, lý luận văn học khơng có ý hạ thấp tác phẩm, tên
tuổi nhà văn, mà nhằm mục đích đóng góp ý kiến chân thành để hầu mong gương mặt tiểu
thuyết viết về đề tài nông thơn ngày càng hồn thiện, đa diện và phong phú hơn. Trong bài
Nghĩ về một “Thời xa vắng” chưa xa, Thiếu Mai không đồng ý với cách kết thúc truyện
của tác giả, “vì tính chất bất hợp lí của nó, và vì nó thể hiện một sự áp đặt do ý muốn chủ
quan của tác giả”: “Cuối cùng là phần kết. Đọc đến đây tôi cảm thấy tác giả mệt rồi, hụt
hơi rồi. Thế nhưng dường như anh quá thương cảm cho số phận nhân vật của mình nên
khơng nỡ để cho nó lơ lửng, mà phải tìm cho nó một hướng đi ổn định. Nhưng chính cái
hướng đi này, theo sự suy nghĩ của đa số người đọc thì lại không ổn, không phù hợp với
nhân vật Sài của anh”. Thế nhưng, “tuy vẫn có những nhược điểm, cịn thiếu một sự chặt
chẽ, nhất quán cần thiết, nhưng với ưu điểm rất trội của nó, nó là một thành cơng, một đóng
góp vào nền văn học đang có đà phát triển khởi sắc cùng chúng ta mấy năm vừa qua”

[118;tr.125]. Trong bài viết Lê Lựu -– chân dung văn học, Trần Đăng Khoa vừa nêu những
nét nổi bật về mặt nội dung cũng nhưvà phương thức nghệ thuật ;, đồng thời cũng tác giả
bài viết đã chỉ ra những hạn chế nhất định: “Xét về mặt nghệ thuật, cuốn sách khơng có gì
cách tân, tìm tịi, lối viết rất cũ, tốc độ truyện chậm, hơi văn ở phần một và phần hai hình
như lạc nhau, khơng liền mạch. Có cảm giác như đấy là hai cuốn tiểu thuyết cùng một nội
dung gộp lại” [109;tr.678]. Như trình bày ở trên, Bến không chồng và Mảnh đất lắm người
nhiều ma hầu như ý kiến đánh giá về sự thành công chiếm đa số, nhưng dù thành cơng đến
đâu cũng phải có một vài hạn chế nhất định. Trung Trung Đỉnh trong bài Dương Hướng và
Bến không chồng đã chỉ ra mặt hạn chế của tác phẩm: là trong quá trình dẫn dắt “có những
chỗ sắp xếp vụng và đơi khi lại thiếu sự tế nhị của nghề nghiệp”, “phần đầu quá dài. Câu
chữ có chỗ hơi luộm thuộm quá” [48;tr.100]. Nhưng “đây là nhược điểm của người say” - –
là cái say của người nghệ sĩ Dương Hướng giữa làng Đông. Tác giả đi đến kết luận, ưu
điểm vẫn là chủ yếu, bởi nó đã “chiếm lĩnh được tâm hồn người đọc bằng sức hút của tấm
lòng yêu thương nhân hậu, tự nhiên, không ồn ào văn vẻ với một bút lực dồi dào đầy trách
nhiệm. Dương Hướng là người có bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm trước những số phận bi
ai, không né tránh nửa vời khiến cho thiên truyện càng tới những trang cuối cùng càng dồn
nén, dồn nén đến ngạt thở” [48;tr.98]. Đánh giá mặt hạn chế về Mảnh đất lắm người nhiều

22


ma, Trần Đình Sử cho rằng: người đọc vẫn trăn trở điều gì đó khi gấp trang sách vì “cảm
thấy dư ba chưa nhiều, những xung đột tầy đình như vậy đang xảy ra ở nông thôn, vậy mà
tác giả vẫn chưa làm cho người đọc thấy day dứt, đau đớn” [38;tr.12]. Hồng Diệu cũng chỉ
ra nhược điểm về kết cấu: “Đọc tới chỗ bà Son chết, giá mà tác giả chỉ làm thêm chút vĩ
thanh giống như cái điếu văn cho lũ ma sống thì vừa. Diễn giải thêm bao nhiêu, nhạt bấy
nhiêu” [138;tr.15]. Cùng quan điểm, Thanh Phước cho rằng: cấu trúc chính là “cái dở nhất
của tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma”. Thiếu Mai chỉ ra “đôi điều đáng tiếc”:
“Trong lúc dồn tâm lực cho bài binh bố trận sao cho diễn biến câu chuyện dẫu gay go phức
tạp vẫn thông suốt đâu ra đấy, không bị rối tung rối mù, dường như tác giả đã m ảãi say sưa

theo câu chuyện mà có phần xao nhãng, nói đúng hơn là chưa quan tâm đúng mức đến
nhân vật của mình…, khơng được nhà văn khai thác đến đầu đến cuối” [138]. Văn Chinh
cũng đã chỉ ra nhược điểm của hai tiểu thuyết này: “Bây giờ đọc lại bộc lộ ra những khiếm
khuyết, ở đây là sự thiếu thiết chế khiến đoạn cuối bị tãi ra, ở kia thì cịn lổn nhổn những dễ
dãi, tạo nên những cú “vấp” rải rác trên đường tác phẩm đi vào lòng người” [21]. Về Ba
người khác, Phan Thị Thanh Nhàn nhận định: “Trong Ba người khác có đến ba nhân vật
đều dâm ơ cả, như thế thì nặng q, liều lượng như thế thì hơi quá” [142]. Hà Minh Đức
cho rằng: “Cái kết hơi gị, hơi dang dở, khơng thể nói Tơ Hồi nên tìm kết khác, nhưng
theo tơi so với tổng thể thì phần kết chưa được ưng ý. Cuốn Ba người khác nhiều điểm rất
hay nhưng nhiều điểm trình độ tơi chưa tiếp thu được, có khi phải vài năm nữa” [142]. Về
Dịng sơng Mía, Lý Hồi Thu có cái nhìn khá tồn diện về mặt nội dung và nghệ thuật,
đồng thời cũng chỉ ra những khuyết điểm: “Do mải miết đi tìm sự độc đáo khác biệt, cuốn
sách có nhiều chi tiết, hình ảnh xa lạ, thiên về nét dị hình, dị biệt, nhất là đối với nhân vật
Lẹp và bên cạnh Lẹp là cô Bê lớn - – vợ Lẹp…”, vì vậy người đọc “kinh hồng khi đối
diện với nhân vật Lẹp và ln đặt câu hỏi: “Tại sao hắn lại tập trung quá nhiều cái xấu xa,
thấp hèn và độc ác đến như vậy” [201;tr.232]. Về điểm nhìn trần thuật, tác giả bài viết cho
rằng: “Chính bởi một mình tác giả (trong vai nhân vật trung gian “thuật sự”) ôm đồm tất cả
mọi biến cố của tác phẩm nên đơi khi ơng phải nói thay nhân vật, đơi chỗ chuyển đoạn cịn
q mộc” [201;tr.234].
*

*

*
Các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đi trước đã khẳng định đề tài nơng thơn có
chiều dài lịch sử, trong đó tiểu thuyết viết về nơng thơn có những đóng góp nhất định trong
tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Họ tỏ ra tin tưởng, lạc quan, hi vọng vào sự hồi
sinh và tương lai của đề tài nơng thơn nói chungn nói chung, và tiểu thuyết viết viết về
nơng thơn nói riêng sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa. Tiểu thuyết viết viết về nông thơn
sau 1986 đã có sự bứt phá trong việc mở rộng biên độ hiện thực trong bức tranh nông thôn


23


và đi sâu khám phá số phận người nông dân trong thờicơn bão tố của lịch sử dân tộc,
trongvà cơn lốc thờicủa cơ chế thị trường; có sự cách tân, đổi mới vềtrong nghệ thuật tự sự
như cốt truyện, kết cấu, ngơn ngữ, giọng điệudiễn ngơn, hình tượng nhân vật, khơng gian
và – thời gian nghệ thuật… Tuy nhiên, đó mới chỉ là những nét chấm phá tản mạn chứ
chưa đàobàn sâu, bàn kĩ, vì vậy nó vẫn cịn ẩn số, chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ, thú vị
cần khám phá. Chúng tôi kế thừa thành tựu của những người đi trước để nghiên cứu toàn
diện và đầy đủ hơn, nhằm khẳng định thành công và chỉ ra một cách có hệ thống những
thành tựu đó trên các bình diện nội dung và nghệ thuậtphương thức thể hiện.

24


Chương 2
DIỆN MẠO CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
VỀ NÔNG THÔN TỪ 1986 ĐẾN NAY
2.1. NHU CẦU ĐỔI MỚI TƯ DUY NGHỆ THUẬT
Hiện thực đời sống luôn đổi thay, biến động khơng ngừng. Những biến động đó
thường ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự thay đổi của văn học, đặc biệt là tư duy nghệ thuật
của nhà văn. Sự thay đổi của tư duy nghệ thuật kéo theo sự biến đổi vềcủa phương thức
miêu tả và biểu hiện nghệ thuật. Trong điều kiện cho phép, tác giả luận án tìm hiểu tư
duy tiểu thuyết Việt Nam viết của các tác giả viết về đề tài nông thôn giai đoạn từ 1945 – 1975, 1975 - 1985 và giai đoạn từ 1986 trở về sau, nhằm để làm rõ sự biến đổi của tư
duy nghệ thuật qua hai giai đoạn trong tiến trình văn học.
2.1.1. Tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết về nông thôn trước 1986
Cách mạng tháng Tám và hiện thực lịch sử của hai cuộc kháng chiến đã làm cho
văn học nói chung, tiểu thuyết viết viết về nơng thơn nói riêng có bước chuyển biến
quan trọng. Từ chỗ bộc lộ khát vọng giải phóng cá nhân, mưu cầu hạnh phúc (tiểu

thuyết Tự lực văn đoàn: Nhất Linh, Khái Hưng, Hồng Đạo); miêu tả đời sống người
nơng dân nghèo trong cảnh sưu cao thuế nặng, bị bóc lột trắng trợn, dã man của chế độ
phong kiến (tiểu thuyết hiện thực phê phán: (Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam
Cao), tiểu thuyết viết viết về nông thôn đã chuyển sang thời kỳ mới -– đó là thời kỳ
sáng tác theo khuynh hướng sử thi. Tư duy sử thi đã ngự trị, chi phối gần bốn mươi
năm trong dòng chảy của tiểu thuyết viết viết về nông thôn (1945 - 1985). Đề tài nơng
thơn nằm trong đề tài kháng chiến, vì thế nó thực sự là thứ vũ khí sắc bén, đắc lực trên
con đường đấu tranh, dựng xây đất nước, là một nhiệm vụ thiêng liêng không thể chối
cãi. Đây là “đề tài sinh tử” và “đề tài cao đẹp nhất”. Chúng ta từng ghi nhận sức mạnh to
lớn của tiểu thuyết viết viết về nông thôn bởi sức mạnh động viên khiến một thời bao
thế hệ nông dân từ những miền quê một lòng quyết tâm, hăng hái ra trận đã in dấu trong
những trang văn đầy nhiệt huyết của Nguyễn Văn Bổng (Con trâu), Nguyễn Đình Thi
(Vỡ bờ), Nguyễn Khải (Xung đột)… Vì vậyThế nên, chủ âm nổi lên là cảm hứng ngợi
ca gắn bó với kiểu tư duy sử thi ngự trị gần như tuyệt đối thời kỳ này. Tư duy ấy đã chi
phối đến hầu hết các phương diện nghệ thuật như chủ đề, hình tượng, xây dựng tính
cách nhân vật, ngơn ngữ, kết cấu, khơng gian và– thời gian nghệ thuật……

25


×