Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ghép Dưa Hấu Lên Gốc Bầu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.23 KB, 3 trang )

Ghép Dưa Hấu Lên Gốc Bầu - Bí Quyết
Giữ Ruộng Dưa Sạch Bệnh
Từ nhiều năm nay, bệnh héo rũ dưa hấu do nấm Fusarium đã trở thành nỗi
ám ảnh của người trồng dưa ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhiều người chọn giải
pháp ưu tiên là phun thuốc bảo vệ thực vật và thay đổi đất trồng khi không
còn cách cứu vãn. Nhưng có người lại chọn giải pháp ghép dưa hấu lên gốc
bầu để kháng bệnh chạy dây, nhờ vậy không cần “chạy đồng” để thay đổi
đất sau mỗi vụ.

GHÉP DƯA HẤU LÊN GỐC BẦU
Từ nhiều năm nay, cứ gần đến Tết, ông Nguyễn Văn Long, quê ở Tiền
Giang lại lên An Ngãi, huyện Long Điền thuê đất trồng dưa hấu bán Tết.
Khác với nhiều người, ông Long chỉ thuê đất cố định một chỗ để trồng dưa.
Theo nhiều người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề trồng dưa, cách làm
này rất dễ bị thất bại do dưa bị bệnh. Nhưng thật bất ngờ, những năm dưa
hấu bị thất mùa do bị chạy dây (bệnh héo dây) thì ruộng dưa của ông Long
vẫn xanh tốt, không một dây dưa nào bị bệnh, thậm chí cho năng suất rất cao,
bình quân mỗi năm ông thu hoạch từ 40 - 45 tấn dưa/ha, sau khi trừ chi phí,
ông thu lãi trên 100 triệu đồng. Bí quyết của ông Long là dùng giống dưa
hấu ghép lên gốc bầu, trước khi xuống giống ông đã cùng vài người khác
thuê hẳn một nhân công từ Long An lên chuyên ghép ngọn dưa vào gốc bầu.
Theo nhiều người trồng dưa hấu, đa phần các hộ trồng dưa lại là những
người đi thuê đất nên tâm lý chung là ít đầu tư, khi đất bị nhiễm bệnh họ chỉ
cần bỏ đất và đi thuê đất nơi khác là tránh được bệnh này. Ngoài ra họ cũng
ít chọn phương pháp ghép vì sợ tốn công và tăng chi phí.
Theo tính toán của ông Long, chi phí ươm bầu và ghép ngọn dưa đến khi
đem trồng tốn khoảng 1.500 đồng/cây con giống, chi phí này cao hơn cách
làm bình thường không ghép khoảng 900 đồng/cây. Nếu tính ra trên 1 ha chi
phí tăng thêm từ 7,2 - 8 triệu đồng, nhưng chắc ăn vì dưa hấu kháng hoàn
toàn bệnh chạy dây, năng suất ruộng dưa cao hơn trước đây từ 6 - 7 tấn/ha
do gốc bầu mạnh, hấp thu nhiều dinh dưỡng hơn. “Điều quan trọng là trồng


theo cách này, người trồng dưa hoàn toàn yên tâm với bệnh chạy dây do nấm
Fusarium hoành hành như hiện nay. Nhờ vậy, bảo tồn được đồng vốn, luôn
có lãi hơn so với cách trồng dưa hấu không ghép” – ông Long khẳng định.
DỄ LÀM, HIỆU QUẢ CAO
Theo hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - Khuyến
ngư: Cách ghép dưa lên gốc bầu rất đơn giản, người trồng dưa chỉ cần tham
gia một lớp tập huấn ngắn hạn là có thể ghép được. Điều quan trọng là phải
chịu khó thực hành để quen tay và mạnh dạn đầu tư. Nếu bà con tự ghép chi
phí này sẽ thấp hơn nhiều.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền
Nam, dưa hấu là cây trồng rất nhạy cảm với dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh:
héo dây, thối rễ , dẫn đến thất thoát lớn và mất thu nhập. Dưa trồng trên
những chân đất đã có mầm bệnh nếu cứ tiếp tục trồng mầm bệnh tích lũy
trong đất ngày càng cao, tỷ lệ dưa bị thiệt hại do bệnh tăng lên đến 60 - 70%.
Vì vậy, muốn dưa hấu đạt được kết quả cao cần chú ý chọn giống kháng
bệnh, chọn thời điểm xuống giống thích hợp, nắm vững quy trình chăm sóc,
đặc biệt phải ghép trên gốc bầu để kháng bệnh héo dây chứ không cần phải
thay đổi đất như cách suy nghĩ của nhiều người. Ngoài ra, thị trường dưa
hấu hiện nay rất chú trọng đến sản phẩm sạch, do vậy cũng phải tổ chức sản
xuất theo quy trình GAP để sản phẩm sản xuất ra đáp ứng nhu cầu thị
trường, cũng như đạt chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

×