Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI DƯA HẤU THÀNH LONG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.09 KB, 60 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-o0o-





HỒ PHƯƠNG QUYÊN






ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ PHẨM CHẤT TRÁI DƯA HẤU THÀNH LONG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC









BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-o0o-




HỒ PHƯƠNG QUYÊN







ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP LÊN
SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM
CHẤT TRÁI DƯA HẤU THÀNH LONG
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. Trần Thị Ba
ThS. Võ Thị Bích Thủy










Cần Thơ - 2008

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG



Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
TRÁI DƯA HẤU THÀNH LONG

TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ



Do sinh viên: Hồ Phương Quyên thực hiện
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…. tháng….. năm 2008
Cán bộ hướng dẫn



TS. Trần Thị Ba


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn


Hồ Phương Quyên




iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
----oOo----

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
TRÁI DƯA HẤU THÀNH LONG
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Do sinh viên Hồ Phương Quyên thực hiện và bảo vệ trước hội đồng:
Ý kiến hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .............................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn đã được đánh giá ở mức: ..........................................................................


DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày .... tháng..... năm 2008
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD Chủ tịch Hội đồng



iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Hồ Phương Quyên
Ngày, tháng, năm sinh: 10/08/1984
Con ông: Hồ Thế Thủy

Con bà: Nguyễn Phương Thảo
Quê quán: xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau
Đã tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường Bán Công Cà Mau, thành phố
Cà Mau năm 2002.
Vào trường Đại học Cần Thơ năm 2003.
Tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông học 2008.



v
LỜI CẢM ƠN
Kính dâng!
Ba mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người, mang lại cho con niềm
tin và nghị lực để vượt qua tất cả những khó khăn trong cuộc sống.
Thành kính ghi ơn!
Cô Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, động viên
và giúp đỡ em trong trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Quí Thầy, Cô và các anh chị cán bộ của Bộ môn Khoa học Cây trồng, Bộ
môn Bảo vệ Thực vật đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khóa học
và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành biết ơn!
Thầy chủ nhiệm Ngô Thành Trí đã quan tâm và dìu dắt lớp hoàn thành hết
khóa học. Cô Nguyễn Thị Nghiêm, Thầy Phạm Hoàng Oanh tạo điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Chị Võ Thị Bích Thủy đã chỉ dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báo
trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.
Chân thành cảm ơn!
Anh Sơn, Phú, chị Thơi, các bạn Minh Cảnh, Như Thùy, Thúy Kiều, Hồng
Cúc, Hồng Thi,Tuấn Kiệt, Tâm, Nhờ… đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài.

Thân gửi về!
Các bạn lớp Nông Học Khóa 29 những tình cảm thân thương nhất, lời chúc
sức khỏe và thành đạt trong tương lai.

HỒ PHƯƠNG QUYÊN





vi
HỒ PHƯƠNG QUYÊN, 2008. “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép dưa hấu lên
sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái dưa hấu Thành Long tại thành
phố Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông học, Khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Thị Ba
và ThS Võ Thị Bích Thủy.

TÓM LƯỢC

Đề tài “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép dưa hấu lên sự sinh trưởng, năng
suất và phẩm chất trái dưa hấu Thành Long tại thành phố Cần Thơ” vụ Thu Đông
2006 - 2007 tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, khoa Nông nghiệp & SHƯD,
trường Đại học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ, được thực hiện nhằm tuyển chọn gốc
ghép thích hợp cho dưa hấu có sức sinh trưởng mạnh, năng suất trái cao và phẩm
chất trái ngon.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần
lặp lại, gồm 4 nghiệm thức: (1) Gốc ghép bầu Nhật 1; (2) Gốc ghép bầu Nhật 2; (3)
Gốc ghép bầu Địa Phương và (4) Đối chứng không ghép. Diện tích thí nghiệm 400
m2
, diện tích lô 31,54 m2

(8,3 m × 3,8 m). Sử dụng giống dưa hấu F1 Thành Long,
làm ngọn ghép và đối chứng không ghép. Khoảng cách cây 0,5 m, mật độ trồng
8.500 cây/ha.
Kết quả thí nghiệm cho thấy về năng suất trái dưa hấu cao nhất ở gốc ghép
bầu Nhật 2 (12,92 tấn/ha) cao hơn so với đối chứng không ghép (9,28 tấn/ha) là
28,2%, bầu Nhật 1 (10,63 tấn/ha) là 17,7% và bầu Địa Phương (12,01 tấn/ha) là
7,1%. Về tăng trưởng giữa các gốc ghép dưa hấu trên gốc bầu Địa Phương và bầu
Nhật 2 thể hiện tương đương nhau và cao hơn so với đối chứng không ghép và gốc
ghép bầu Nhật 1. Bệnh đốm phấn (Pseudoperonospora cubensis) cao nhất là trên
dưa hấu đối chứng không ghép (98%) ở thời điểm 25 ngày sau khi trồng. Gốc ghép
không ảnh hưởng đến phẩm chất trái dưa hấu so với dưa hấu không ghép. Lợi
nhuận thu được cao nhất là ở gốc ghép bầu Nhật 2 với tỷ suất lợi nhuận là 1,0.




vii

MỤC LỤC
Trang
Tiểu sử cá nhân v
Lời cảm ơn vi
Tóm lược vii
Mục lục viii
Danh sách bảng x
Danh sách hình xi
MỞ ĐẦU ........ .................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................ 2
1.1 Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và tình hình sản xuất dưa hấu ............ 2
1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng dưa hấu ................................. 2

1.1.2 Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam và trên thế giới........... 2
1.2 Tầm quan trọng của việc ghép ........................................................... 3
1.2.1 Ý nghĩa.. .................................................................................... 3
1.2.2 Dưa hấu ghép bầu ...................................................................... 5
1.3 Quá trình nghiên cứu và ứng dụng việc ghép ngọn dưa hấu .............. 5
1.3.1 Sản xuất dưa hấu ghép trên thế giới........................................... 5
1.3.2 Sản xuất dưa hấu ghép ở Việt Nam........................................... 6
1.4 Một vài kết quả nghiên cứu về giống gốc ghép.................................. 7
1.5 Một số điểm lưu ý trong canh tác dưa hấu ghép................................. 9
1.5.1 Vườn ươm.................................................................................. 9
1.5.2 Ngoài đồng................................................................................. 9
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................. 11
2.1 Phương tiện.... .................................................................................... 11
2.1.1 Địa điểm và thời gian................................................................. 11
2.1.2 Tình hình thời tiết ...................................................................... 11
2.1.3 Vật liệu.. .................................................................................... 12
2.2 Phương pháp.. .................................................................................... 12
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ....................................................................... 13
2.2.2 Kỹ thuật trồng dưa hấu ghép...................................................... 14
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi......................................................................... 17
2.2.4 Hiệu quả kinh tế ......................................................................... 19
2.2.5 Phân tích số liệu......................................................................... 19
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................. 20


viii
3.1 Ghi nhận tổng quát ............................................................................. 20
3.2 Bệnh đốm phấn trên lá ....................................................................... 21
3.3 Tình hình sinh trưởng ......................................................................... 22
3.3.1 Chiều dài thân chính của dưa hấu trên các loại gốc ghép.......... 22

3.3.2 Số lá trên thân chính của dưa hấu trên các loại gốc ghép.......... 24
3.3.3 Đường kính gốc thân.................................................................. 26
3.3.4 Kích thước trái ........................................................................... 29
3.4 Thành phần năng suất và năng suất trái.............................................. 31
3.4.1 Trọng lượng trung bình trái ....................................................... 31
3.4.2 Trọng lượng rễ thân lá và trọng lượng toàn cây ........................ 31
3.4.3 Năng suất trái ............................................................................. 33
3.5 Một số chỉ tiêu về phẩm chất trái ....................................................... 34
3.5.1 Độ brix của thịt trái dưa hấu ...................................................... 34
3.5.2 Độ dày vỏ trên trái và tỷ lệ trọng lượng thịt trái trên trọng lượng
trái dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau........................................... 35
3.5.3 Thời gian tồn trữ của trái dưa hấu.............................................. 35
3.5.4 Số hột trái dưa hấu ..................................................................... 36
3.6 Hiệu quả kinh tế.................................................................................. 37
3.6.1 Tổng chi và thu .......................................................................... 37
3.6.2 Lợi nhuận ................................................................................... 37
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................... 39
4.1 Kết luận.......... .................................................................................... 39
4.2 Đề nghị .......... .................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG






ix
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tựa bảng Trang

1.1 Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam và trên Thế giới
(FAOSTAT, 2007)
3
2.1 Loại phân, liều lượng và thời kỳ bón phân cho thí nghiệm dưa
hấu tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 10-
12/2006).
16
2.2 Lịch phun thuốc trừ sâu bệnh trên dưa hấu trên các gốc ghép
khác nhau tại ĐHCT (tháng 10-12/2006).
17
3.1 Đường kính giữa các gốc ghép bầu tại Trại thực nghiệm Nông
Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).
26
3.2 Đường kính gốc thân ngọn ghép cây dưa hấu trên các gốc ghép
khác nhau tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-
12/2006).
27
3.3 Tỷ lệ đường kính ngọn/gốc của cây dưa trên gốc ghép tại Trại
thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).
28
3.4 Trọng lượng rễ thân lá và trọng lượng toàn dây dưa hấu ở thời
điểm thu hoạch trên các gốc ghép khác nhau Trại thực nghiệm
Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).
32
3.5 Độ Brix, độ dày vỏ, tỷ lệ TL thịt trái/TL trái và thời gian tồn trữ
trái dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau tại Trại thực nghiệm
Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).
36
3.6 Hiệu quả kinh tế của việc trồng dưa ghép tại Trại thực nghiệm
Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).

38








x

DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình Trang
2.1 Tình hình thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm (Đài khí
tượng thủy văn thành phố Cần Thơ, 2006).
11
2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép lên
sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái dưa hấu Thành
Long tại thành phố Cần Thơ”.
13
2.3 Cây con dưa hấu trên gốc ghép 2 ngày sau khi trồng, Trại thực
nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10/2006).
15
3.1 Tỷ lệ bệnh đốm phấn của cây dưa hấu trên các gốc ghép khác
nhau tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).
21

3.2 Triệu chứng gây hại do bệnh đốm phấn của cây dưa hấu ở giai
đoạn 25 ngày sau khi trồng tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp,
ĐHCT (10-12/2006).

22
3.3 Chiều dài thân chính và tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính
dưa hấu qua các giai đoạn khảo sát tại Trại thực nghiệm Nông
Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006)
24
3.4 Số lá trên thân chính và tốc độ tăng trưởng số lá trên thân chính
dưa hấu qua các giai đoạn khảo sát tại Trại thực nghiệm Nông
Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).
25
3.5 So sánh tỷ lệ đường kính ngọn trên gốc ghép (a) gốc ghép bầu
Nhật 1, (b) gốc ghép bầu Nhật 2, (c) gốc ghép Địa Phương ở 35
NSKT tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-
12/2006).
29
3.6 Kích thước trái và tỷ lệ chiều cao/đường kính trái của trái dưa
hấu trên các gốc ghép khác nhau tại Trại thực nghiệm Nông
Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).
30
3.7 Hình trái dưa hấu trên các gốc ghép (a) bầu Nhật 1, (b) bầu
Nhật 2, (c) bầu Địa Phương, (d) Đối chứng không ghép tại Trại
thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).
30


xi
3.8 Trọng lượng trung bình trái dưa hấu trên các gốc ghép khác
nhau tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).
31
3.9


Năng suất trái dưa hấu và tỷ lệ năng suất thương phẩm/năng
suất tổng (%) tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-
12/2006).
34
3.10 Số hột trên trái dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau tại Trại
thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).
37



xii
MỞ ĐẦU

Dưa hấu là loại trái được dùng ăn tươi được đa số người dân ưa chuộng,
giàu dinh dưỡng và là một trong những loại hoa màu ngắn ngày đang được quan
tâm do việc trồng dưa hấu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong những năm gần đây, người nông dân canh tác dưa hấu gặp phải
nhiều khó khăn mà lớn nhất là bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum mà chưa
có biện pháp hữu hiệu nhất để phòng trị bệnh này. Để giải quyết vấn đề này đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm phòng chống bệnh
này như: luân canh cây trồng, sử dụng thuốc hóa học,… trong đó việc sử dụng
ngọn ghép cho năng suất cao lên gốc ghép kháng bệnh đã đem lại hiệu quả và
đang được ứng dụng nhiều nước trên thế giới. Ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật,
Hà Lan… việc ghép rau được bắt đầu rất sớm (công nghệ ghép rau bắt đầu ở Nhật
Bản từ năm 1927) và được áp dụng rộng rãi với đầy đủ các máy móc hiện đại cho
việc ghép nhanh chóng và chính xác. Còn ở Việt Nam việc ghép dưa hấu trên bầu
bí còn giới hạn và chưa có các số liệu khoa học nhằm khẳng định tầm quan trọng
của việc ghép rau nói chung và ghép trên dưa hấu nói riêng.
Do đó nhằm mở ra một hướng mới cho việc ghép dưa và giải quyết
tính cấp thiết trong sản xuất hiện nay đề tài “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép lên

sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái dưa hấu Thành Long tại thành phố Cần
Thơ” được tiến hành nhằm mục đích xác định gốc ghép có khả năng sinh trưởng
mạnh, cho năng suất cao và phẩm chất ngon của cây ghép trong điều kiện ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long.






CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT DƯA HẤU
1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng dưa hấu
* Nguồn gốc cây dưa hấu
Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus Lanatus (Thunberg), tên tiếng Anh là
watermelon, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Dưa hấu có nguồn gốc nhiệt đới khô
và nóng của Châu Phi (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Theo Ito (1994), dưa hấu có nguồn gốc nam Châu Phi và được đưa vào
Trung Quốc vào năm 1600. Theo Phạm Hồng Cúc (2002) dưa hấu được canh tác
rộng rãi trong vùng Địa Trung Hải cách đây hơn 3000 năm.
Ở nước ta, dưa hấu được trồng từ thời vua Hùng Vương thứ 18, dưa được
xem là loại trái cây không thể thiếu được vào ngày tết cổ truyền của nhân dân ta
(Trần Thị Ba và ctv., 1999).
* Giá trị dinh dưỡng trái dưa hấu
Theo USDA (2004) 100 g trái ăn được có 91,51 g nước, 32 Kcal, 5,26 g
protein, 0,43 g lipit, 7,18 g glucid, 8 g Ca, 116 mg K, 9 mg P, chứa 14 loại vitamin,

18 loại acid amin và nhiều loại acid béo. Ngoài ra, trái dưa hấu còn chứa β- caroten
4200 UI (Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, 2003). Theo Phạm Hồng Cúc (2002) trong
100 phần ăn được của trái dưa hấu có chứa 90% nước, 9% carbohydrate, 0,7%
protein, 0,1% lipid, 80 mg Ca, 10 mg Mg, 14 mg P, 0,2 mg Fe.
1.1.2 Tình hình trồng dưa hấu ở Việt Nam và trên thế giới
Theo FAO (1996) trên thế giới diện tích trồng dưa hấu năm 1980 khoảng 2
triệu hecta, đến năm 2006 tăng lên khoảng 4 triệu hecta, trong khi sản lượng năm
1980 khoảng 30 triệu tấn/năm, đến năm 2006 khoảng 100 triệu tấn/năm. Ở Việt
3
Nam diện tích trồng dưa hấu năm 1980 là 9.000 hecta đến năm 2.006 khoảng 28
ngàn hecta (FAOSTAT, 2007).
Theo Phạm Hồng Cúc (2002) sản lượng trồng dưa hấu hàng năm trên thế
giới khoảng 30 triệu tấn/năm với diện tích canh tác khoảng 2 triệu hecta. Ở Việt
Nam, diện tích trồng dưa khu vực phía Nam ước lượng khoảng 20.000 hecta.

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam và trên Thế giới (FAOSTAT,
2007)
Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
Năm
Thế giới Việt Nam Thế giới Việt Nam Thế giới Việt Nam
1996 2.362.930 18.500 19,7 10,8 46.577.823 200.000
1997 2.487.534 19.000 23,5 10,5 58.487.116 200.000
1998 2.748.265 19.000 21,7 10,5 59.770.033 200.000
1999 2.919.394 19.000 24,4 10,5 71.281.836 200.000
2000 3.050.359 19.000 24,7 10,5 75.271.012 200.000
2001 3.232.397 19.000 25,1 12,9 81.069.724 244.714
2002 3.240.576 19.000 25,3 12,9 81.839.727 244.714
2003 3.667.336 20.000 22,6 12,2 83.199.791 244.714
2006 3.780.000 28.000 26,6 15,2 100.600.000 420.000



1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GHÉP
1.2.1 Ý nghĩa
Ghép là một trong những phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện
bằng cách đem gắn một bộ phận của cây giống sang một gốc cây khác để tạo nên
một cây mới mà vẫn giữ được đặc tính của giống ban đầu (Trịnh Thị Thu Hương,
2001). Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2003), ghép cành trên cây ăn trái
là một phương pháp đem cành hay mầm nhánh cây mẹ có nhiều ưu điểm như phẩm
chất tốt, năng suất cao… gắn sang một gốc cây khác để tạo thành một cá thể mới
4
thống nhất. Ưu điểm của phương pháp này là lợi dụng đặc tính tốt của gốc ghép tốt
chịu đựng được điều kiện môi trường bất lợi như hạn, úng, sâu bệnh.
Trong quá trình ghép tượng tầng của gốc ghép và ngọn ghép tiếp xúc với
nhau, nhờ sự hoạt động và tái sinh của tượng tầng mà gốc ghép và ngọn ghép gắn
liền nhau. Sau khi được gắn liền các mô mềm chỗ tiếp xúc giữa gốc ghép và ngọn
ghép do tượng tầng sinh ra phân hóa thành các hệ thống mạch dẫn do đó nhựa
nguyên và nhựa luyện giữa gốc ghép và ngọn ghép lưu thông nhau được (Trần Thế
Tục, 1998).
Theo Osaka (1999) thì mục đích chính của việc ghép rau cải là tránh bệnh
trong đất như là tránh bệnh trong đất như Fusarium oxysporum trên họ bầu bí dưa
và héo vi khuẩn ở họ cà. Gốc ghép càng khỏe, càng thích nghi với điều kiện khí hậu
đất đai của địa phương thì cây ghép sinh trưởng càng tốt, sản lượng càng cao (Phạm
Văn Côn, 2007). Ngoài ra, ghép còn có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại
cảnh (hạn úng, rét, sâu bệnh), điều tiết sự sinh trưởng của cây. Cây ghép giữ được
những đặc tính của giống muốn nhân, tăng sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng, rút
ngắn thời gian chọn giống, chống lại những bất thuận của môi trường (Lê Thị Thủy,
2000).
Ghép dưa hấu là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất có thể trồng dưa hấu liên
tục trong mỗi năm mà cây con không bị chết héo do nấm Fusarium oxysporum
(Phạm Hồng Cúc, 2002). Khi nghiên cứu các tổ hợp gốc ghép khác nhau Oda

(1996) còn nhận thấy rằng mùi vị, độ Brix của trái dưa hấu ghép trên gốc bầu trở
nên tốt hơn so với gốc ghép bí.
Dưa hấu ghép tạo sự bền vững để dễ bảo quản, trái từ những cây ghép ít nhất
cũng tăng 25 đến 30% độ cứng và cây dưa ghép không những chỉ kháng nấm
Fusarium, mà còn các bệnh khác từ đất (Agricultural Reseach Service Magazine
July, 2005).



5
1.2.2 Dưa hấu ghép bầu
Dưa hấu ghép bầu có khả năng chống chịu bệnh héo Fusarium oxysporum, là
phương pháp đơn giản dễ thực hiện trong sản suất đại trà. Ngoài ra, dưa ghép bầu
còn giúp gia tăng năng suất nhờ trái to và đều, giúp cây chống chịu tốt trong điều
kiện khô hạn nhờ bộ rễ ăn sâu và rộng (Phạm Hồng Cúc và ctv., 1990). Theo Yetisir
và Sari (2000), dưa hấu ghép ngoài đồng có trọng lượng trái tăng 148%, trọng
lượng khô tăng đến 42-180%, số lượng và kích thước lá tăng 58-100% so với cây
trồng bình thường.
Theo Dương Văn Hưởng (1990) dưa ghép bầu có ái lực cao với liều lượng
phân đạm. Nông dân ở xã Phú Tâm (Hậu Giang) bón phân cho dưa ghép bầu với
liều lượng cao (450-500 kg N) thu được năng suất từ 31,7-34,2 tấn/ha. Tuy nhiên,
lượng N làm giảm phẩm chất trái dưa và có khuynh hướng làm gia tăng bệnh cháy
lá, đốm nhựa thân.
1.3 QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG DƯA HẤU GHÉP
1.3.1 Sản xuất dưa hấu ghép trên thế giới
Ghép là một kỹ thuật có từ rất lâu đời với cây ăn trái (Lê Thị Thủy, 2000).
Tuy nhiên, kỹ thuật ghép không được chú trọng trên cây rau cho đến năm 1927, khi
sản xuất rau bị bệnh nặng nề bởi các bệnh héo do vi khuẩn, nấm và tuyến trùng.
Người dân Nhật Bản và Hàn Quốc đã sử dụng phương pháp ghép để tránh bệnh héo
Fusarium oxysporum trên cây dưa hấu. Phương pháp này đã mở ra một hướng mới

để phòng trừ các bệnh sinh ra từ đất đối với cây rau, bởi vì 68% các trường hợp bị
bệnh của rau là bắt nguồn từ đất (Takahashi, 1984).
Theo Kobayashi (1988) thì gốc bầu giúp vỏ dưa hấu mỏng hơn gốc ghép là
bí ngô. Nhờ việc sử dụng giống bầu (Cucurbita ficifolia) làm gốc ghép cho cây dưa
hấu mà diện tích cây dưa hấu ở Nhật Bản tăng 59% năm 1930 so với năm 1929.
Hơn thế nữa công nghệ ghép đã được người dân tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) ứng
dụng để cứu nguy cho 5.000 ha dưa hấu bị bệnh héo rũ do nấm Fusarium
oxysporum (He, 1988).
6
Theo Oda (1993) để chống bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum gây hại
dưa hấu, người ta đã ghép dưa hấu với bầu. Sau đó lần lượt trên các cây trồng khác
được ứng dụng rộng rãi như cà tím những năm 50, dưa leo những năm 60 và cà
chua những năm 70 của thế kỹ 20. Số liệu thống kê ở Nhật cho thấy năm 1990 đã
có 92% dưa hấu, 71,7 dưa leo, 43,8% các loại dưa khác, 31,5% cà chua và 19,9% cà
tím được trồng bằng phương pháp ghép. Hiện nay, trồng các loại rau nói trên bằng
cách ghép đã đạt gần như 100% diện tích nhà kính. Tại các nước tiên tiến đã có máy
tự động, ví dụ máy ghép cà chua của hảng Takii, 1.200 cây/giờ. Năm 1992, Onada
và cộng sự phát minh máy ghép nối cho cây dưa hấu, tương tự ở Hàn Quốc cũng có
máy ghép dùng cho cây họ bầu bí.
Hiện nay, một trong những phương pháp tích cực được Nhật Bản, Đài Loan,
Hàn Quốc đã áp dụng thành công trong hơn 10 năm qua là biện pháp ghép cây con
của cây dưa hấu lên gốc bầu bí, cây ghép đã đạt được những ưu điểm mà cây không
ghép không có được.
1.3.2 Sản xuất dưa hấu ghép ở Việt Nam
Sản xuất rau ở Việt Nam cũng đã biết đến ghép từ lâu với việc ghép dưa hấu
lên bầu bí. Nông dân các tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang đã ghép dưa hấu
để phòng chống bệnh héo dây do nấm Fusarium hoặc Pythium (Ngô Quang Vinh và
ctv., 2004).
Ghép dưa hấu đã được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1968, chủ yếu là ở Sóc
Trăng không chỉ nhằm mục đích kháng bệnh héo rũ mà còn tăng kích thước trái

(Trần Thị Ba, 2006). Theo Phạm Hồng Cúc và ctv. (1990) cho biết bệnh héo rũ do
nấm Fusarium oxysporum gây hại, nông dân còn gọi là chạy dây xuất hiện rất nặng
trên dưa hấu trồng thẳng trên nền đất trồng liên tục nhiều năm tại huyện Mỹ Tú tỉnh
Sóc Trăng, nhưng không gây hại trên dưa hấu ghép bầu và cho năng suất cao hơn
31,7-34,2%. Ngoài ra kỹ thuật ghép này sẽ sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn, đem lại sản
lượng cao hơn và tạo ra trái có chất lượng cao hơn (SciDev, 2005).
Theo báo Nông nghiệp và nông thôn (2007) trung tâm khuyến nông tỉnh
Lạng Sơn đã áp dụng kỹ thuật ghép dưa hấu trên gốc bầu, được xem là một tiến bộ
7
kỹ thuật mới trong nghề trồng dưa hấu thương mại được phổ biến giúp hạn chế sự
gây hại của bệnh héo rũ trên cây dưa hấu do nấm Fusarium gây nên, nhất là trên các
ruộng dưa được trồng nhiều vụ liên tục. Theo báo Bà Rịa - Vũng Tàu (2008), ở Đá
Bạc vào vụ Đông - Xuân trước đây trồng dưa hấu ít bị bệnh, lợi nhuận cao hơn so
với trồng rau màu khác từ 15-25 triệu đồng/ha. Nhưng những năm gần đây, người
trồng dưa thường bị thiệt hại nặng do cây dưa bị bệnh héo rũ, mỗi năm trung bình
bệnh này gây thiệt hại 40% diện tích dưa hấu trong xã. Để phòng bệnh héo rũ trên
cây dưa đạt hiệu quả UBND xã Đá Bạc, (huyện Châu Đức) phối hợp với Trung tâm
Khuyến Nông và Giống Nông nghiệp tỉnh và Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp
miền Nam thực hiện mô hình ghép dưa hấu vào gốc bầu, nhằm mục đích tăng sức
đề kháng cho cây dưa, bước đầu đã cho kết quả khả quan, thu được lợi nhuận cao từ
việc trồng dưa hấu ghép và hướng tới xây dựng thương hiệu trái cho dưa hấu. Nước
ta thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, rất thuận lợi cho bệnh héo dây (do nấm Fusarium
oxysporum). Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng biện pháp ghép dưa hấu là một hướng
thiết thực mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân trong canh tác dưa
hấu.

1.4 MỘT VÀI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ GIỐNG GỐC GHÉP
Theo Đỗ Thị Huỳnh Lam (2006) thì dưa lê ghép trên bầu Địa Phương có tỷ
lệ sống cao nhất (88%), kế đến là bầu Nhật 2 (84,3%) và thấp nhất là bầu Nhật 1
(59%). Nhưng theo Nguyễn Minh Phú (2006) dưa hấu ghép bầu Địa Phương có tỷ

lệ sống cao nhất (81,5%), kế đến là bầu Nhật 1 (80,9%) và thấp nhất là bầu Nhật 2
(76,8%). Theo nghiên cứu của Yetiser và Sari (2000) thì khả năng sống sót của dưa
ghép trên gốc bí thấp (65%) trong khi ghép trên gốc bầu thì có tỷ lệ sống sót cao
(95%). Và qua kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Thái (2006) trên dưa hấu cho
thấy việc chọn gốc ghép bầu thì chồi ghép phát triển tốt nhất.
Ở nước ta Bầu Sao (Lagenaria siceraria) được chọn làm gốc ghép vì khả
năng tăng trưởng mạnh bộ rễ rất phát triển, ăn lan rộng, có khả năng ra nhiều rễ bất
định ở đốt, bầu ưa nhiệt độ cao từ 20-300
C và cường độ ánh sáng mạnh nên thích
8
nghi rộng rãi với điều kiện thời tiết, đất đai ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và để
giống dễ dàng. Dưa hấu ghép gốc bầu địa phương, cho cây ghép sinh trưởng rất
mạnh về chiều dài rễ và thân, bởi vì hột bầu to hơn hột dưa hấu rất nhiều nên ngay
khi cây mầm lú ra đã cho cây con ghép khỏe hơn cây con không ghép (Trần Thị Ba
và ctv., 1999).
Theo Lê Thị Thủy (2000) sử dụng gốc bầu (Cucurbita ficifolia) làm gốc
ghép cho dưa hấu sẽ chịu được nhiệt độ thấp. Vì theo Agriou (1997) sự gây hại của
Fusarium oxyporum trên rễ trở nên nghiêm trọng khi cây gặp những điều kiện bất
lợi như: nhiệt độ thấp, hạn hán, đất ngập nước,… là những yếu tố làm hạn chế sự
phát triển của rễ. Theo Trần Thị Hồng Thơi (2007) và Lê Văn Mắc (2007) dưa hấu
ghép trên các loại gốc bầu đều có tỷ lệ bệnh héo rũ thấp hơn so với đối chứng
không ghép.
Ở các vùng miền Bắc Nhật Bản, người dân thường sử dụng giống bầu nậm
(Lagenaria) để làm gốc ghép cho dưa hấu vì theo Kobayashi (1998) thì gốc bầu
giúp vỏ dưa hấu mỏng hơn, tăng hàm lượng đường nhiều hơn gốc ghép là bí ngô.
Trong khi đó dưa thơm được ghép trên rất nhiều loài bầu bí nhưng rất hiếm ghép
trên gốc bầu Trắng (Benicasa hispida). Theo Ozlem và ctv. (2007) ghép dưa hấu
trên gốc bầu cải thiện được sự sinh trưởng, năng suất và ảnh hưởng tốt chất lượng
trái.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Trường Sinh (2006) gốc ghép trên cà chua có

chiều cao thân, số lá, đường kính gốc thân phát triển tốt hơn so với đối chứng không
ghép. Các chỉ tiêu về số trái và phẩm chất trái không khác biệt so với đối chứng
không ghép.
Theo Vũ Công Hậu (1999) gốc ghép ảnh hưởng sâu sắc đến sản lượng, chất
lượng, tính thích ứng chống chịu và nhiều đặc tính khác trên xoài. Theo Trần Văn
Hâu (2005) về ảnh hưởng của gốc ghép trên sự ra hoa của cây táo thì xuất hiện một
cách rõ ràng trong thí nghiệm ghép của Visser. Thí nghiệm của ông đã chỉ ra rằng
gốc ghép lùn đã làm giảm rất lớn chiều dài của thời kỳ tơ trong cây táo con. Một
9
gốc ghép khác đã làm chậm sự ra hoa và những ảnh hưởng này trên sự sớm ra hoa
thì độc lập với ảnh hưởng của tỷ lệ sinh trưởng của mắt ghép.
Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (2005)
thì điều kiện lý tưởng để cây ghép nhanh hồi xanh là nhiệt độ 27o
C, ẩm độ từ 85-
90%, tại điều kiện này tỷ lệ cây sống cao, đạt trên 80%. Theo Oda (1995) nếu nhiệt
độ quá cao, các tầng lá sẽ phát sinh bệnh và rụng.
1.5 MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý TRONG CANH TÁC DƯA HẤU GHÉP
1.5.1 Trong vườn ươm
Nấm Fusarium oxysporum có mặt khắp mọi nơi trong đất, tuy nhiên phải có
một tác nhân nào đó tạo ra vết thương cho rễ hoặc cho dây dưa thì nấm mới xâm
nhập vào và làm chết dây dưa (Trần Văn Hòa và ctv., 2000). Do đó, khi ghép phải
có sự kiên nhẫn, khéo léo, chính xác, dao ghép phải thật bén, nhát cắt phải phẳng,
gọn, luôn giữ vệ sinh (tránh bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan do nấm, virus…
vì khi ghép có sự cắt nối dễ tạo cơ hội cho vi sinh vật xâm nhiểm) để thao tác thành
công, ngọn ghép tiếp hợp được với gốc ghép (Vũ Công Hậu, 2000). Trồng cây ghép
gốc bầu tuy có hiệu quả trong phòng chống bệnh nhưng muốn phổ biến rộng rãi
phải tổ chức công nghệ sản xuất cây con (Phạm Hồng Cúc, 2007).
1.5.2 Ngoài đồng
* Sinh trưởng: của cây ghép chậm hơn cây trồng từ rễ 1-2 tuần, khi chăm
sóc cây ghép trên đồng ruộng cần chú ý đến một vài đặc điểm riêng như: độ sâu cây

trồng, chồi nách của gốc ghép… nên canh tác phức tạp, tốn công hơn và cần bố trí
cho từng thời vụ thích hợp (Lê Thị Thủy, 2000). Theo Ozlem và ctv. (2007) dưa
hấu ghép bầu có thân chính dài, số lượng dây chèo nhiều hơn so với cây trồng từ rễ,
do đó cần nhiều thời gian ngắt chèo nhằm tập trung dinh dưỡng cho thân chính nuôi
trái. Theo Nguyễn Văn Bảy (1991) thì dưa ghép bầu có hoa cái nở chậm hơn so với
dưa hấu trồng từ hột trong điều kiện bình thường vài ngày do đó làm cho thời gian
sinh trưởng kéo dài hơn. Với điều kiện nước ta hiện nay thì dưa hấu tốt nhất là vụ
Đông Xuân vì thời tiết mát mẻ và khô ráo, dưa sinh trưởng thuận lợi cho năng suất
10
cao (Mai Văn Quyền, 1999 và Phạm Hồng Cúc, 2000). Nhưng trong mùa mưa và
nền đất canh tác dưa hấu liên tục thì gặp rất nhiều khó khăn do ngập úng, bệnh
trong đất và ẩm độ cao sẽ gặp rủi ro nhiều về năng suất. Dưa hấu ghép trên gốc bầu
(Lagenaria siceraria) được khuyến cáo sử dụng sẽ chống lại những căn bệnh từ đất,
sự ngập úng và làm góp phần tăng năng suất (Yetisir và ctv. 2006).
* Phân bón: làm tăng năng suất nhưng ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất trái
dưa, tùy vào độ màu mỡ của đất mà lượng phân bón khác nhau, đất phù sa ven sông
cần ít phân hơn đất cát hoặc đất bạc màu (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Trong giai
đoạn đầu gốc bầu hút phân và nước mạnh nên lớn nhanh hơn thân dưa, làm vết
ghép mở rộng, thân dưa rớt khỏi gốc bầu (Phạm Hồng Cúc, 2007). Cần hạn chế
lượng phân bón lót và tưới thúc trong giai đoạn đầu nhằm bớt sự phát triển nhanh
khiến thân dưa rớt khỏi gốc bầu. Khi dưa bắt đầu bò, thân dưa đã thật sự gắn chặt
vào gốc bầu mới thúc phân từ từ và gia tăng dần dần lượng phân sau mỗi lần bón.
Gốc bầu có khả năng hút mạnh phân đạm, nếu bón nhiều dưa cho trái lớn, tích nước
nhiều và mau úng khi thu hoạch (Đỗ Thị Huỳnh Lam, 2006).










CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 PHƯƠNG TIỆN

2.1.1 Địa điểm và thời gian
* Địa điểm: tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, Khoa Nông nghiệp &
SHƯD, trường Đại Học Cần Thơ.
* Thời gian: từ tháng 10 đến 12 năm 2006.
2.1.2 Tình hình thời tiết
Điều kiện thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm (Đài khí tượng thủy
văn thành phố Cần Thơ) trung bình về nhiệt độ (270
C), ẩm độ không khí (83%),
lượng mưa (112,7 mm). Lượng mưa lớn ở tháng 10 (205 mm), cao hơn gần gấp 3
lần so với tháng 12 là 71,2 mm (Hình 2.1)

26,1 27,8 27
71,2
205,4
61,4
81
87
82
0
50
100

150
200
250
10/2006 11/2006 12/2006
Thời gian thí nghiệm (tháng)
75
78
81
84
87
90
Ẩm độ (%)
Nhiệt độ (oC)
Nhiệt độ (oC), lượng mưa (mm)
Lượng mưa (mm)
Ẩm độ (%)

Hình 2.1 Tình hình thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm (Đài khí tượng thủy
văn thành phố Cần Thơ, 2006)

12
2.1.3 Vật liệu
* Giống:
Ngọn ghép: dưa hấu F1 Thành Long, do công ty giống cây trồng Trang
Nông cung cấp. Vỏ trái mỏng màu xanh có sọc lem, dạng trái hình oval, trung bình
2 - 3 kg, ruột đỏ đậm chắc thịt, độ Brix 12 - 14%, thời gian sinh trưởng 55- 58 ngày.
Gốc ghép: bầu Nhật 1, Nhật 2 (nhập nội từ công ty Kurume của Nhật) và
bầu Địa phương.
* Vật liệu khác
Phân bón: NPK (20-20-15), Urea (46%), Kali (60%), Canxi nitrate

(CaNO3), vôi bột (40%), phân hữu cơ.
Thuốc trừ sâu: Copper B, Basudin 10H, Confidor 100 SL, Regent 0,3 G,
Actara 25 WG, Dithane-M45 80WP, Confidor 100SL, Vertime 1,8 EC, Match®
D50 EC, DC-Tron Plus.
Thuốc trừ bệnh: Monceren 250 SC, Ridomil MZ 72WP, Validan, Staner,
chất bám dính.
Màng phủ nông nghiệp, thước kẹp, máy đo độ Brix…
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp
lại, gồm 4 nghiệm thức (là 3 loại gốc ghép và đối chứng không ghép):
1. Bầu Nhật 1 (N1)
2. Bầu Nhật 2 (N2)
3. Bầu địa phương (ĐP)
4. Đối chứng không ghép (ĐC)




13

REP I REP II REP III

3,8 m
8,3 m
33,33 m





Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép lên sự sinh
trưởng, năng suất và phẩm chất trái dưa hấu Thành Long tại Thành phố
Cần thơ”
Diện tích lô: 31,54 m2
(28 cây/lô)
Diện tích khu thí nghiệm: 400 m2

N1 ĐC N1

N2 N2 ĐP

ĐC ĐP N2



ĐP
N1 ĐC
14
2.2.2 Kỹ thuật trồng dưa hấu ghép
* Chuẩn bị cây con
Gieo hột giống hột bầu được ngâm trong nước ấm pha tỷ lệ 3 sôi + 2 lạnh
sau 3 giờ gieo vào bầu đất đất được chuẩn bị sẳn dặt nơi có nhiều ánh nắng để cây
con lên đều khoẻ mạnh. Khi cây bầu mọc mầm có 2 lá mầm vừa mở ra (khoảng 8-9
ngày) là chuẩn bị ủ hột dưa hột dưa ngâm nước ấm 2 giờ chà rửa sạch nhớt, ủ 36-48
giờ hột sẽ nhú mầm. Chọn trấu mới đem ngâm ướt nhồi cho hơi mềm rãi trên nia
một lớp trấu dày khoảng 2-3 cm rãi hột dưa nảy mầm lên mặt trấu phủ lên trên lớp
trấu dày khoảng 1 cm. Khi dưa vừa mọc khỏi mặt trấu để nia nơi có ít ánh sáng cho
thân mọc dài và chậm mở lá. Khi cây bầu có lá thật đầu tiên và cây dưa chưa mở lá
mầm (khoảng 3 ngày sau khi hột dưa nảy mầm) thì bắt đầu ghép, tưới đẫm gốc ghép
trong bầu đất trước khi ghép vì sẽ ngưng tưới 2-3 ngày sau khi ghép.

Tiến hành ghép
Sử dụng phương pháp ghép ngọn.
+ Ngắt bỏ lá thật đầu tiên của bầu, chừa 2 lá mầm.
+ Dùng que lượt sừng ghim vào ngọn bầu xéo 30-400
, xuyên qua thân bầu bí,
giữ que ghim tại ngọn.
+ Dùng lưỡi lam cắt bỏ phần gốc thân dưa hấu với góc xéo 30-400
sát dưới lá
mầm.
+ Rút bỏ ghim trên ngọn bầu, ngay sau đó đặt ngọn dưa lên gốc ghép sao cho
mặt cắt áp sát vào thân và 2 tử diệp của ngọn ghép vuông góc với 2 lá mầm của
gốc ghép (để khi ngọn dưa phát triển sẽ không bị cản trở bởi lá mầm của gốc
ghép), thao tác phải nhanh chính xác để tránh gió làm lành vết que ghim trên gốc
ghép và mặt cắt ngọn ghép.
+ Chăm sóc sau ghép: đặt cây nơi mát và kín gió 2-3 ngày dùng bình xịt
phun sương thật nhẹ để ngọn dưa không bị héo, ghép lại những cây chưa dính, khi
ngọn dưa thật sự tăng trưởng trên gốc bầu, mới đem ra nắng, nhử cây ghép dưới
nắng nhẹ trong 20-30 phút ở ngày thứ 4, vài giờ ở ngày thứ 5-6, sau đó đem ra nắng
15
hoàn toàn. Khi cây dưa hấu ghép bầu có lá thật là trồng từ khi ngâm hột bầu đến khi
trồng cây ghép là 18-22 ngày
* Chuẩn bị đất trồng
Liếp đôi rộng 3,8 m, rộng liếp 1 m, cao liếp 0,3 m, hai tim mương cách nhau
3,2m. Đất ruộng được thu dọn sạch, bón lót, xử lý mầm bệnh tiến hành lên liếp
trồng dưa.
* Trồng cây
Cây cách cây 0,5 m, mật độ trồng là 8500 cây/ ha, cây con trong bầu đem ra
trồng lúc trời mát, cố định cây con bằng đũa tre cắm thẳng đứng, sau đó rải Basudin
10H ngừa kiến.





Hình 2.3 Cây con dưa hấu trên gốc ghép 2 ngày sau khi trồng, Trại thực nghiệm
Nông Nghiệp, ĐHCT (10/2006)




16
* Chăm sóc:
- Tưới nước: trung bình 1-2 lần/ngày giai đoạn 1-10 NSKT, giai đoạn 10
NSKT trở về sau tưới 1 lần/ngày, mưa không tưới, cây cần nhiều nước nhất là lúc
trái phát triển tối đa, ngưng tưới 3 ngày trước khi thu hoạch để giúp dưa chắc, ngọt,
giữ lâu (khi cây lớn nên tưới xa gốc để nhử rể mọc lan, lượng nước tăng dần theo sự
phát triển của cây, tưới ở gốc không nên tưới lên lá vì làm cây dễ bị bệnh).
- Bón phân
Lượng phân bón trên 1 ha dưa hấu là 800 kg 20-20-15, 50 kg Urea, 60 kg
KCl, 75 kg CaNO3. Loại phân, liều lượng và thời kỳ bón phân (Bảng 2.1).

Bảng 2.1 Loại phân, liều lượng và thời kỳ bón phân cho thí nghiệm dưa hấu tại
Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 10-12/2006)
NSKT
Vôi bột
(kg)
Phân hữu
cơ (kg)
NPK
20-20-15
(kg)

KCL
(kg)
Ure
(kg)
CaNO3
(kg)
-14 1000 - - - - -
-7 - 1200 - - - -
0 - - 250 - - -
20 - - 200 - 15 25
35 - - 200 60 20 30
45 - - 150 60 15 20
NSKT: ngày sau khi trồng
Công thức nguyên 200 N - 160 P2O5 -140 K2O
- Ngắt đọt: khi cây có 4-6 lá thật (không tính 2 lá mầm) tiến hành ngắt bỏ
đọt thân chính, sau đó tỉa chừa lại 2 nhánh tốt, sau khi cây có trái tiến hành ngắt bỏ
đọt của 2 chồi (chỉ có một chồi mang trái), vị trí ngắt đọt cách trái 5-6 lá.
- Tỉa nhánh: chừa lại 2 dây chèo, dây chèo và các dây bơi ra bơi ra sau và
ngắt ngọn sau khi đã để trái (cách trái 5-6 lá).
- Úp nụ bổ sung: tập trung trong 3-5 ngày tiến hành vào lúc 6-7 giờ khi nở
bông cái thứ 2-4 .
- Tuyển trái: khi trái bằng trái chanh chọn trái thứ 3 trên dây chánh tức vị trí
lá thứ 16-20 (đối với dây dưa quá sung chọn trái ở vị trí lá 21-23).
17

Bảng 2.2 Lịch phun thuốc trừ sâu bệnh trên dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau
tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 10-12/2006).
NSKT Tên thuốc Liều lượng (g-cc/8 lít)
0 Copper B 28 g
1 Basudin 10H 1 kg/1000 m2

7 Confidor 100 SL + DC-Tron Plus 10cc
+ 20cc
10 Monceren 250 SC+Chất bám dính 25cc
+ 20cc

14 Regent 0,3 G +DC-Tron Plus 0,8 g + 20
cc
17 Staner + Chất bám dính 10 g + 20cc
19 Actara 25 WG + DC-Tron Plus 2 g +20cc
24 Validan + Dithane-M45 80WP 25cc
+15 g
28 Ridomil MZ 72WP 25 g
31 Validan 25
cc
32 Confidor 100SL + DC-Tron Plus 10cc
+ 20cc
38 Vertime 1,8 EC 7 ml
42 Match® D50 EC + DC-Tron Plus 10cc
+20cc


2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
* Ghi nhận
- Tỷ lệ cây sống sau khi ghép (%).
- Thời gian: từ khi ghép đến khi đưa ra đồng, ngày trổ hoa cái (50%) và ngày
thu hoạch.
- Tỷ lệ bệnh héo rũ và bệnh đốm phấn trên lá: đếm số cây bị bệnh /từng lô (7
ngày/lần), bắt đầu vào một tuần sau khi trồng ra đồng và sau đó định kỳ 1 tuần 1 lần
cho đến khi thu hoạch. Ghi nhận triệu chứng và diễn biến của bệnh theo thời gian.
* Chỉ tiêu về sinh trưởng (quan sát cố định 10 cây/lô, định kỳ 14, 21, 28 ngày sau

khi trồng).
+ Chiều dài thân chính (cm): dùng thước dây đo từ gốc thân (khoảng 2 cm
dưới lá mầm) đến đỉnh sinh trưởng của thân chính.
18
+ Số lá trên thân chính (lá): đếm từ lá thật thứ nhất đến lá ngọn cuối cùng (lá
dài hơn 2 cm).
+ Đường kính gốc thân (mm): đo bằng thước kẹp tại phần gốc thân cách 2
cm bên dưới tử diệp (của gốc ghép).
+ Kích thước trái (cm): đo chiều cao và đường kính lớn nhất của trái lúc thu
hoạch (10 trái/ lô) dùng thước dây đo.
* Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất
+ Trọng lượng trung bình của trái (kg/trái): cân trọng lượng của 10 trái/lô,
tính trọng lượng trung bình của trái trên từng lô.
+ Sinh khối: cân toàn bộ cây (dây, lá, trái và rễ) trên từng lô, tính năng suất
toàn cây/lô.
+ Năng suất tổng: bằng tổng trọng lượng tất cả các trái trên lô, qui ra tấn/ha.
+ Năng suất thương phẩm: cân toàn bộ trái trên từng lô lúc thu hoạch có thể
bán được quy ra tấn/ha.
* Một số chỉ tiêu phẩm chất trái
+ Độ Brix (%): lấy ngẫu nhiên 2 trái trên mỗi lô, đo độ Brix (độ ngọt) của
thịt trái ở 3 vị trí là đầu giữa và cuối ở mỗi trái/lô bằng máy đo khúc xạ kế. Đo lúc 3
ngày sau khi thu hoạch.
+ Độ dày vỏ trái (mm): dùng thước kẹp, đo 2 trái /mỗi nghiệm thức, tính
trung bình (độ dày vỏ /trái).
+ Tỷ lệ trọng lượng thịt trái/trọng lượng trái (%): từ trọng lượng trái và trọng
lượng vỏ, qui ra trọng lượng thịt trái, tính phần trăm.
+ Thời gian tồn trữ trái (ngày): lấy ngẩu nhiên mỗi lô 2 trái, đem bảo quản
trong điều kiện phòng, quan sát trái hàng ngày, cho đến khi trái bắt đầu hư như đỉnh
trái hơi mềm (nơi cuống trái tiếp xúc với trái), hay có vết mềm trên vỏ trái hoặc có
nấm bệnh tấn công.

+ Số hột/trái: đếm số hột trong 2 trái/mỗi nghiệm thức, tính trung bình.


19

2.2.4 Hiệu quả kinh tế
+ Tổng chi phí: tiền giống, màng phủ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và
công lao động.
+ Tổng thu nhập: năng suất × giá bán tại thời điểm thu hoạch.
+ Lợi nhuận = tổng thu - tổng chi.
+ So sánh lợi nhuận đối với cây ghép và cây không ghép.

2.2.5 Phân tích số liệu
- Nhập số liệu bằng chương trình Excels.
- Dùng chương trình MSTATC để phân tích thống kê số liệu.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT
Cây con dưa hấu sau khi ghép 15 ngày trong vườn ươm trước khi đem ra
đồng có tỷ lệ sống cao nhất trên gốc ghép bầu Địa Phương (52,2%) kế đến là ở bầu
Nhật 2 (49,2%) và thấp nhất là ở bầu Nhật 1 (41,1%). Nhiệt độ trong phòng phục
hồi sau ghép rất cao (31-35o
C) và ẩm độ không khí (83-86%) không thuận lợi cho
cho sự phục hồi của cây dưa hấu vì nhiệt độ cao dễ làm cho cây bị héo và chết.
Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Thu Đông điều kiện thời tiết rất bất lợi
cho dưa hấu, lượng mưa nhiều kèm theo ẩm độ cao (Hình 2.1 và Phụ chương 1).
Khu thí nghiệm thoát nước chậm trong khi lượng mưa vào tháng 10 (giai đoạn cây

con và khi cây 19-22 ngày sau khi trồng) rất cao là 205,4 mm (Đài khí tượng thủy
văn thành phố Cần Thơ, 2006). Vào giai đoạn 19-22 ngày sau khi trồng (NSKT)
mưa lớn, nền đất tương đối thấp so với xung quanh nên việc rút nước rất chậm,
ngập 2/3 liếp làm một số đọt dưa bị thối và phải co gập ngọn dưa lại. Mặc dù tích
cực đào rãnh, khai thông các lỗ thoát nước nhưng sau vài ngày mới khắc phục
được.
Vào thời điểm cây ra hoa gặp mưa dầm nên không thể thụ phấn đồng loạt
trái. Dưa hấu trên gốc ghép bầu Nhật 1 và đối chứng không ghép bắt đầu trổ hoa
sớm và trổ hoa cái (50%) ở thời điểm 28 NSKT. Còn đối với dưa hấu trên gốc
ghép bầu Nhật 2 và bầu Địa Phương ngày trổ hoa kéo dài hơn khoảng 2 ngày. Thời
điểm thu hoạch đối với dưa ghép từ 55-58 ngày sau khi trồng tức 68-70 ngày sau
khi gieo ở gốc ghép và 64-65 ngày sau khi gieo ở ngọn ghép. Càng về sau cây sinh
trưởng theo chiều hướng tương đối tốt đặc biệt là gốc ghép bầu Địa Phương và gốc
ghép bầu Nhật 2, tàn lá xum xê do diện tích lá lớn, bộ lá xanh và tốt, thân to, mập
mạp hơn so với dưa đối chứng không ghép. Gốc ghép bầu Địa Phương và gốc ghép
21
bầu Nhật 2 khi thu hoạch vẫn giữ được bộ lá tốt hơn so với đối chứng không ghép.
Về tình hình bệnh hại, gây hại chủ yếu trên lá do bệnh đốm phấn
(Pseudoperonospora cubensis), về sâu hại không ảnh hưởng do mưa kéo dài, chỉ
có sâu ăn tạp (Spodoptera litura), sâu ăn lá (Diaphania indica) và ruồi đục trái.
3.2 BỆNH ĐỐM PHẤN TRÊN LÁ
Kết quả Hình 3.1 và Phụ chương 2 cho thấy tỷ lệ bệnh đốm phấn (%) ở thời
điểm 25 NSKT giữa các nghiệm thức có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức
ý nghĩa 1%. Tỷ lệ bệnh cao nhất trên đối chứng không ghép lên đến 98% và thấp
nhất là ở bầu Nhật 1 là 21%. Vào giai đoạn này ruộng thí nghiệm bị ảnh hưởng của
thời tiết mạnh, mưa nhiều, bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ lá dưa hấu và
đặc biệt là trên dưa đối chứng không ghép. Bệnh này do nấm Pseudoperonospora
cubensis gây ra chủ yếu gây hại trên lá, bệnh xuất hiện từ các lá gần gốc lan dần
lên các lá trên và gây hại mạnh khi gặp điều kiện ẩm độ cao. Từ kết quả cho thấy
cây ghép có khả năng chống chịu bệnh tốt hơn so với đối chứng không ghép.

21 c
50 b
60 b
98 a
0
24
48
72
96
120
Bầu Nhật 1 Bầu Nhật 2 Bầu Địa
Phương
Không ghép
(ĐC)
Gốc ghép

Tỷ lệ bệnh đốm phấn (%)
Hình 3.1 Tỷ lệ bệnh đốm phấn của cây dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau tại
Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).


22

Hình 3.2 Triệu chứng gây hại do bệnh đốm phấn của cây dưa hấu ở giai đoạn 25
ngày sau khi trồng tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-
12/2006).

3.3 TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG
3.3.1 Chiều dài thân chính của dưa hấu trên các loại gốc ghép khác nhau
Kết quả trình bày ở Hình 3.3 và Phụ chương 2 cho thấy chiều dài thân dưa

hấu giữa các gốc ghép nhìn chung có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở các lần
khảo sát. Gốc Bầu Nhật 1 luôn có chiều dài thân chính thấp nhất (11,83 cm ở 1
NSKT đến 230,40 cm ở 28 NSKT) và Đối chứng luôn cao nhất ở giai đoạn 1
NSKT (16,06 cm) đến 14 NSKT (35,44 cm), các giai đoạn sau thì Đối chứng
(không ghép) sinh trưởng chậm lại không khác biệt so với gốc ghép bầu Nhật 1
(230,40 cm ở 28 NSKT).
Sở dĩ gốc ghép bầu Nhật 1 sinh trưởng chậm hơn bầu Nhật 2 và bầu Địa
Phương là do hột bầu Nhật 1 có kích thước nhỏ nhất bầu Nhật 2 có kích thước
trung bình và bầu Địa Phương to nhất rất dễ phân biệt, hột càng to thì chứa nhiều
dinh dưỡng hơn giúp cây mầm phát triển. Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) cho
23
rằng dưa ghép gốc bầu Địa Phương cho cây ghép sinh trưởng mạnh về chiều dài rễ
và thân, bởi vì hột to hơn hột dưa hấu rất nhiều nên ngay khi cây mầm lú ra đã cho
cây ghép khoẻ hơn cây không ghép. Chính vì đây là thí nghiệm đầu tiên, tỷ lệ cây
sống sau ghép chỉ đạt trong khoảng 41,1-52,2%, thời điểm đưa ra đồng cây ghép
yếu ớt. Mặt khác, điều kiện thời tiết bất lợi, lượng mưa trong tháng 10 (ở giai đoạn
cây con và tăng trưởng) rất lớn (205,4 mm) và ẩm độ cao (87%). Quá trình thí
nghiệm gặp khó khăn lớn nhất là ở thời điểm 19-22 NSKT, mưa lớn liên tục, chiều
cao mực nước gần 2/3 mặt liếp làm một số đọt bị thối, phải gập nửa thân để quay
đầu dưa lại. Theo Tạ Thu Cúc (2005) và Trần Thị Ba va ctv. (1999) dưa hấu là cây
không chịu úng, nhất là giai đoạn cây con. Trong khi đó, ảnh hưởng bất lợi đầu tiên
của sự ngập úng đối với cây trồng là việc giảm sự sinh trưởng của chồi và rễ
(Larson và csv., 1991). Theo Yetisir và ctv. (2006) sức chịu đựng ngập úng của cây
dưa hấu có thể cải thiện bằng việc ghép trên gốc bầu (Lagenarie siceraria). Theo
Ozlem và ctv. (2007) dưa hấu ghép bầu có chiều dài thân chính phát triển hơn so
với dưa không ghép và ảnh hưởng tốt lên sự sinh trưởng cây dưa tùy theo việc sử
dụng gốc ghép. Thí nghiệm cho thấy, ở giai đoạn này sự phục hồi và phát triển
nhanh nhất là gốc ghép bầu Địa Phương và bầu Nhật 2 cho thấy khả năng phát
triển mạnh của hai loại gốc ghép này. Điều này còn thể hiện qua tốc độ tăng trưởng
qua các giai đoạn khảo sát.

Kết quả ở Hình 3.3 và Phụ chương 2 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài
dây dưa ở thời điểm 7-21 NSKT giữa các gốc ghép không có sự khác biệt qua phân
tích thống kê. Giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều dài thân dưa hấu giữa các
gốc ghép ở thời điểm 0-21 NSKT tương đối chậm. Theo Trần Thị Ba và ctv.
(1999) thân họ bầu bí dưa phát triển chậm trong thời kỳ đầu.
Giai đoạn 21-28 NSKT tốc độ tăng trưởng chiều dài dây dưa giữa các gốc
ghép có khác biệt khi phân tích thống kê, cao tương đương là gốc ghép bầu Địa
Phương (22,56 cm/ngày), bầu Nhật 2 (22,28 cm/ngày) và thấp tương đương là bầu
Nhật 1 (19,97 cm/ngày), đối chứng không ghép (19,94 cm/ngày). Thời kỳ này
chiều dài cây dưa bắt đầu gia tăng mạnh. Theo Tạ Thu Cúc (2005) thời kỳ ra hoa
24
thân phát triển mạnh nhất, tốc độ sinh trưởng nhanh, lóng dài. Có lẽ điều này đã
góp phần làm cho thời gian trổ hoa cái đầu tiên và vị trí trái trên thân của gốc ghép
bầu Nhật 2 và bầu Địa Phương chậm hơn.
Giai đoạn 28 NSKT trở về sau, so sánh thời điểm trổ hoa cái giữa nghiệm
thức dưa hấu trên gốc ghép bầu Nhật 2 và bầu Địa Phương kéo dài hơn dưa đối
chứng không ghép và bầu Nhật 1 cho thấy dưa ghép trên gốc bầu Nhật 2 và bầu
Địa Phương về sinh trưởng cây phát triển hơn làm chậm quá trình sinh sản hơn so
với đối chứng không ghép, nhưng ở giai đoạn này không khảo sát tiếp các chỉ tiêu
sinh trưởng về thân lá do kỹ thuật canh tác ngắt đọt thân chính cách vị trí trái
khoảng 5-6 lá để tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

0
60
120
180
240
300
1 7 14 21 28
Ngày sau khi trồng

Bầu Nhật 1
Bầu Nhật 2
Bầu Địa Phương
Không ghép (ĐC)

1,54 cm/ngày
3,60 cm/ngày
21,19 cm/ngày
8,62 cm/ngày
Chiều dài thân chính (cm)
1,54 cm/ngày
Hình 3.3 Chiều dài thân chính và tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính dưa hấu
qua các giai đoạn khảo sát tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT
(10-12/2006)

3.3.2 Số lá trên thân chính của dưa hấu trên các loại gốc ghép khác nhau
Kết quả trình bày ở Hình 3.4 và Phụ chương 2 cho thấy số lá trên thân chính
của dưa hấu giữa các gốc ghép qua các giai đoạn khảo sát không có sự khác biệt
qua phân tích thống kê. Ở thời điểm 28 NSKT số lá dao động từ 27,60- 29,40
lá/thân. Điều này cho thấy gốc ghép gốc ghép không làm ảnh hưởng đến số lá trên
25
thân dưa hấu. Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Hai (2003) thì số lá trên dây
quyết định bởi đặc tính giống. Theo Lê Thiện Tích (2002) thì số lá trên dây chính
còn bị ảnh hưởng bởi biện pháp canh tác như vị trí mang trái trên thân thân chính.
Giai đoạn tiếp theo cây cho trái ngắt đọt thân chính nhằm tập trung nuôi trái nên sự
thay đổi số lá không khảo sát tiếp như ở chiều dài thân.
Về tốc độ tăng trưởng lá ở giai đoạn 0-21 NSKT giữa các gốc ghép không
khác biệt khi phân tích thống kê (Hình 3.4 và Phụ lục 2). Đến giai đoạn 21-28
NSKT tốc độ ra lá của cây dưa hấu ở các gốc ghép có khác biệt khi phân tích thống
kê, cao nhất là ở gốc ghép bầu Địa Phương (2,06 lá/ngày) và bầu Nhật 2 (2,01

lá/ngày), thấp nhất là ở đối chứng không ghép (1,59 lá/ngày). Điều này cho thấy
gốc ghép có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng lá của cây dưa hấu. Kết quả này phù
hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ thị Huỳnh lam (2006) trên dưa lê. Theo Lê Văn
Hòa và ctv. (1999) thời kỳ này là thời kỳ tăng trưởng mạnh, cây ra hoa đậu trái, lá
là cơ quan quang hợp chính của cây, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển
của cây. Như vậy, sự thích ứng và phát triển thân lá mạnh mẽ tạo điều kiện tốt cho
cây sinh trưởng và tăng khả năng kháng bệnh.
0

×