Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC TẠI NHÀ CỦA NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.34 KB, 9 trang )

1

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC TẠI NHÀ CỦA NGƯỜI
BỆNH MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN 74 TW
ĐD CKI. Nguyễn Văn Thắng, TP.ĐD – BV74TW
TÓM TẮT
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT/COPD) là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam dẫn đến gánh nặng
kinh tế xã hội ngày càng gia tăng.
Mục tiêu nghiên cứu là mô tả thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc tại nhà của
người bệnh (NB) COPD điều trị nội trú tại Bệnh viện 74 TW năm 2020; qua đó tìm hiểu một số yếu tố
liên quan đến kiến thức và thực hành tự chăm sóc tại nhà của NB.
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu thuận tiện với 62 NB COPD được phỏng
vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi và quan sát NB thực hiện kỹ năng thực hành tự chăm sóc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chủ yếu là nam 98,4%; 80,6% NB vào viện từ lần thứ
2 trở lên. Kiến thức về bệnh COPD có 82,3% NB trả lời đúng yếu tố nguy cơ gây bệnh của
COPD là thuốc lá, thuốc lào; kiến thức chung về bệnh COPD là 43, 6% ở mức trung bình, tốt
48,4%, kém 8,0% và kỹ năng thực hành sử dụng dụng cụ hít thuốc của NB COPD ở mức tốt
59,7%; 25,8% trung bình và 14,5% là kém. Số lần NB vào viện nhiều hơn thực hành kỹ thuật sử
dụng dụng cụ phun hít tốt hơn so với lần đầu.
Từ khóa: COPD, Tự chăm sóc, Thực hành, kiến thức về bệnh COPD, Bệnh viện 74 TW

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT/COPD) là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam dẫn đến gánh nặng
kinh tế xã hội ngày càng gia tăng. Bệnh có thể điều trị và dự phịng được với căn nguyên gây
bệnh hàng đầu là hút thuốc lá, thuốc lào và ơ nhiễm khơng khí [1].
Thực hành tự chăm sóc là một thuật ngữ mơ tả các kỹ năng cần thiết cho bệnh nhân
tuân thủ phác đồ điều trị COPD và giúp bệnh nhân phục hồi chức năng hô hấp. Từ đó giúp làm
giảm triệu chứng khó thở, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng khả năng gắng sức, giúp ổn định


hoặc cải thiện bệnh, giảm số đợt bùng phát phải nhập viện điều trị, giảm số ngày nằm viện,
tiết kiệm chi phí điều trị [22]… Một trong những biện pháp phục hồi chức năng hô hấp là các
bài tập như: Tập ho có hiệu quả, tập thở và thực hành dùng thuốc dạng xịt…
Trong đó tập ho có hiệu quả nhằm mục đích giúp bệnh nhân biết cách loại bỏ đờm,
dịch tiết phế quản làm cho đường hô hấp thơng thống. Tập thở là các kỹ thuật nhằm khắc
phục tình trạng ứ khí trong phổi và tăng cường cử động hơ hấp của lồng ngực. Đồng thời có
thể giảm các triệu chứng cấp bệnh COPD và giảm tỷ lệ tái nhập viện [22], [29]. Do vậy chúng
tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc tại nhà của người bệnh mắc bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú tại Bệnh viện 74 TW năm 2020.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành tự chăm sóc tại nhà của người
bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú tại Bệnh viện 74 TW năm 2020.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu 62 NB COPD được chọn theo tiêu chuẩn sau:
 Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân được chẩn đoán COPD và đang điều trị tại Khoa Bệnh phổi
ngoài lao (A6) Bệnh viện 74 TW. Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
 Tiêu chuẩn loại trừ: NB từ chối nghiên cứu, mắc kèm một số bệnh viêm phổi, tràn khí màng
phổi, nhồi máu cơ tim cấp, suy tim cấp.


2.2. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 04/2020 – 10/2020
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
 Mô tả, thiết kế cắt ngang.
 Cỡ mẫu: Thuận tiện: Chọn tất cả các BN COPD điều trị tại Khoa A6 – BV74TW thỏa mãn
tiêu chuẩn chọn mẫu trong thời gian thu thập số liệu.
 Chỉ tiêu nghiên cứu: Tuổi, giới, đặc điểm bệnh COPD, yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng
và đợt cấp COPD, kỹ năng tập thở, tập ho có hiệu quả và sử dụng bình xịt định liều.
 Cơng cụ và đánh giá

 Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về bệnh COPD: Gồm 22 câu, trong đó 21 câu tính điểm với
câu trả lời đúng/sai hoặc đúng nhất; mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai được 0
điểm, với điểm thấp nhất là 0 và điểm cao nhất có thể đạt được là 21 quy ra thang điểm
10:
 Mức độ kiến thức kém (0- dưới 5 điểm), kiến thức trung bình (5- dưới 8 điểm) và kiến thức
tốt (8-10 điểm).
 Bảng kiểm thực hành chăm sóc: Đánh giá các kỹ năng thực hành chăm sóc liên quan
đến bài tập thở, tập ho có hiệu quả và thực hành bình xịt định liều. Cách tính điểm: Mỗi
bước trong bảng kiểm kỹ thuật được đánh giá 3 mức độ (thực hiện đúng, thực hiện sai
hoặc không được thực hiện). Mỗi bước thực hiện đúng được tính 1 điểm và mỗi bước thực
hiện sai hoặc khơng thực hiện được tính (0).
 Mức độ kỹ năng thực hành kém (0- dưới 5 điểm), kỹ năng thực hành trung bình (5- dưới 8
điểm) và kỹ năng thực hành tốt (8-10 điểm).
 Cách thức tiến hành
 Nhóm NC xây dựng bộ câu hỏi đã được thông qua hội đồng NCKH để đánh giá kiến thức
về bệnh COPD, xây dựng các bác kiểm thực hành sử dụng dụng cụ hít.
 Tập huấn cho nhóm nghiên cứu về cách điều tra bộ câu hỏi.
 Sau khi xác định được các ĐTNC đáp ứng đủ tiêu chuẩn, nhà nghiên cứu tiếp xúc với
ĐTNC để phỏng vấn thu thập số liệu, điền vào phiếu điều tra thông tin cơ bản và bộ câu hỏi
đánh giá kiến thức bệnh COPD. Thời gian trả lời bộ câu hỏi này khoảng 15-20 phút.
 Sau đó bệnh nhân thực hành tập thở, tập ho có hiệu quả và sử dụng thuốc dạng xịt tùy thuộc
vào từng bệnh nhân đó đang sử dụng loại nào thì sẽ thực hành với loại đó. Nghiên cứu viên
quan sát, đánh giá mức độ thực hành đúng của bệnh nhân qua bảng điểm đánh giá (bảng
chấm điểm). NB thực hành sử dụng dụng cụ xịt, hít đúng sẽ được đánh dấu x ở cột thực
hành đúng; ngược lại nếu NB thực hành sai hoặc không thực hiện sẽ đánh dấu x ở cột bên
cạnh theo bảng kiểm.
2.4. Phương pháp phân tích số liệu:
Số liệu được nhập bằng phần mềm excel và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kiến thức của ĐTNC về COPD.

Bảng 3.1. Đặc điểm của NB nghiên cứu:
Đặc điểm ĐTNC
Giới
Độ tuổi

Dân tộc
Nơi ở

Nội dung
Nam
Nữ
<60 tuổi
60-69 tuổi
>= 70 tuổi
Kinh
Khác
Thành thị

Số lượng
(n = 62 )

Tỷ lệ (%)
61
01
06
28
28
62
0
20


98,4
1,6
9,6
45,2
45,2
100
0
32,3


3

Đặc điểm ĐTNC

Nội dung

Số lượng
(n = 62 )

Tỷ lệ (%)

Giới

Nam
61
98,4
Nữ
01
1,6

Nông thôn
42
67,7
Số lần vào viện năm 2020
1 lần
12
19,4
2-4 lần
25
40,3
>= 5 lần
25
40,3
Nhận xét: Có 98,4% NB nghiên cứu là nam, nữ chiếm 1,6% ; 90,4 % NB trên 60 tuổi (tuổi
trung bình 69,33 ± 8,57) ; 100% là dân tộc kinh; 67,7% NB ở nông thôn và 80, 6% NB vào
viện lần thứ 2 trở lên.
Tỷ lệ % trả lời đúng
60
40
20
0

60

59
34

32

29


Biểu đồ 3.1. Kiến thức đúng về đặc điểm của COPD
Nhận xét: Đặc điểm bệnh COPD: 96,8% tần xuất NB trả lời đúng là bệnh mạn tính và tổn
thương chủ yếu ở phổi. COPD là bệnh không lây, chữa được và không chữa khỏi hoàn toàn
được với lần lượt tần xuất trả lời đúng là 54,8%; 46,8% và 51,6%.

Tỷ lệ % trả lời đúng
Người mắc COPD có sống, sinh hoạt bình thường khơng
Có nên bỏ thuốc lá, thuốc lào
Thuốc lá, thuốc lào có là nguyên nhân quan trọng gây bệnh COPD
Tác hại của thuốc lá, thuốc lào
COPD có phịng được khơng
Tiền sử mắc bệnh Hen phế quản
Tình trạng dinh dưỡng kém
Nghiện rượu
Chức năng phổi bị suy giảm
Tiếp xúc với khơng khí ơ nhiếm: khói, bụi, hóa chất độc hại
Hay gặp ở Nam giới
Tuổi trên 40
Hút thuốc lá, thuốc lào
0
Biểu đồ 3.2. Kiến thức đúng về các YTNC và phòng bệnh COPD

83.9
87.1
91.9
96.8
75.8
58.1
25.8

32.3
58.1
82.3
40.3
29
20 40

82.3
60 80 100 120


Nhận xét: Yếu tố nguy cơ có tần xuất NB trả lời đúng cao ở các yếu tố: Do hút thuốc lá, thuốc
lào; tiếp xúc với khơng khí ơ nhiễm (82,3%) và tần xuất trả lời đúng thấp nhất ở yếu tố nguy
cơ: tình trạng dinh dưỡng kém (25,8%). Phịng bệnh COPD: tần xuất NB trả lời đúng rất cao về
tác hại của thuốc lá, thuốc lào (96,8%); nên bỏ thuốc lá, thuốc lào (87,1%).

90.0
60.0
30.0
0.0

66.1

59.7

Tỷ lệ % trả lời đúng
71.0
58.1

79.0


85.5

8.1

3.2

Biểu đồ 3.3. Kiến thức đúng về TCLS đợt cấp COPD
Nhận xét:
 TCLS thường gặp COPD tần xuất NB trả lời đúng các triệu chứng khó thở, ho, khạc đờm
lần lượt là 66,1%; 59,7%, 58,1% và không biết là 3,2%.
 Nhận biết đợt cấp COPD: Ho + sốt, đờm đặc chuyển màu, khó thở tăng có tần xuất NB trả
lời đúng lần lượt là: 71,0%, 79,0%, 85,5% và không biết là 8,1%.
Tỷ lệ % trả lời đúng
Khơng biết
Đe dọa đến tính mạng
Viêm phổi, áp- xe phổi
Suy tim
Sử dụng thuốc điều trị theo lời khuyên của thầy thuốc
Dễ dàng khi sử dụng ống hít định liều
Khi sử dụng thuốc hít chứa Corticoid có cần súc miệng trước, sau khi hít
Cần lắc hộp thuốc trước khi sử dụng
Có nên dùng thuốc thường xuyên để kiểm sốt COPD
Hình thức dùng thuốc hít là tốt nhất khi điều trị COPD

12.9
87.1
54.8
45.2
71

69.4
87.1
72.6
83.9
77.4

Biểu đồ 3.4. Kiến thức đúng về điều trị và biến chứng COPD
Nhận xét: Điều trị COPD: Tần xuất NB trả lời đúng về: nên thường xuyên sử dụng thuốc theo
lời khuyên của BS để kiểm sốt COPD (83,9%), hình thức dùng thuốc hít là tốt nhất (77,4%),
dễ dàng sử dụng ống hít (69,4%), lắc hộp thuốc hít trước khi sử dụng (72,6%) và súc miệng
trước - sau khi hít thuốc (87,1%). Biến chứng COPD: Tần xuất NB trả lời đúng về biến chứng
suy tim, viêm phổi lần lượt là 45,2%; 54,8%.


5

Tỷ lệ % kiến thức chung
8.00%
48.40
43.60 %
%

Trung bình (>=5 TB < 8 điểm)

Tốt (8-10 điểm)
Kém (< 5 điểm)

Biểu đồ 3.5. Kiến thức chung về COPD của 62 NB COPD (Điểm TB: 7, 40 ± 1,70)
Nhận xét: 48,4% NB có kiến thức tốt; 43,60% đạt trung bình và 8,0% là kém.
3.2. Thực hành của NB COPD về các kỹ thuật thực hành thở và sử dụng bình xịt định liều

Bảng 3.2. Thực hành kỹ thuật ho có kiểm sốt
Nội dung
Số lượng
Tỷ lệ
TH đúng
(%)
(n)
Bước 1: Ngồi trên giường hoặc ghế thư giãn, thoải mái.
7
11,3
8,1
Bước 2: Hít vào chậm và thật sâu.
5
3,2
Bước 3: Nín thở trong vài giây.
2
Bước 4: Ho mạnh 2 lần, lần đầu để long đờm, lần sau để đẩy đờm
6
9,7
ra ngồi.
Bước 5: Hít vào chậm và nhẹ nhàng. Thở chúm môi vài lần
1
1,6
trước khi lặp lại động tác ho.
Nhận xét: Tỷ lệ NB thực hiện đúng kỹ thuật Ho có kiểm soát rất thấp dưới 15%. Đặc biệt bước
5 chỉ có 1 NB làm đúng đạt 1,6%.
Bảng 3.3. Thực hành kỹ thuật thở chúm môi
Nội dung

Số lượng

TH đúng
(n)

Tỷ lệ
(%)

Bước 1:Tư thế ngồi thoải mái. Thả lỏng cổ và vai.
9
9
Bước 2: Hít vào chậm qua mũi.
Bước 3: Mơi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra bằng miệng
9
chậm sao cho thời gian thở ra gấp đơi thời gian hít vào.
Nhận xét: Tỷ lệ NB thực hiện đúng kỹ thuật thở chúm môi rất thấp dưới 15%.
Bảng 3.4. Thực hành kỹ thuật thở hoành
Nội dung
Bước 1: Ngồi ở tư thế thoải mái. Thả lỏng cổ và vai.
Bước 2: Đặt 1 bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực.
Bước 3: Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có
cảm giác bụng phình lên. Lồng ngực khơng di chuyển.
Bước 4: Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian
thở ra gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm
giác bụng lõm xuống.

14,5
14,5
14,5

Số lượng
TH đúng (n)

8
5
7

Tỷ lệ
(%)
12,9
8,1
11,3

8

12,9


Nhận xét: Tỷ lệ NB thực hiện đúng kỹ thuật thở hoành rất thấp dưới 15%.
Tỷ lệ % thực hiện đúng
90 91.9

91.9

85.5

82.3

60
30

88.7


66.1

33.9

0

Biểu đồ 3.6. Kỹ năng thực hành sử dụng bình xịt định liều
Nhận xét: NB thực hiện đúng kỹ thuật sử dụng bình xịt định liều rất tốt với các bước 1, 2, 4, 5
và bước lưu ý lần lượt đạt 91,9%; 85,5%; 91,9%; 82,3%, 88,7%. Còn lại các bước 3, 6 tỷ lệ NB
thực hiện đúng kỹ thuật thấp hơn lần lượt là 33,9%; 66,1%.
Tỷ lệ % thực hành đúng
87.1
100
80
60
40
20
0

85.5

83.9

85.5
83.9
64.5

38.7

Biểu đồ 3.7. Kỹ năng thực hành sử dụng bình hít bột khơ Turbuhaler

Nhận xét: NB thực hiện đúng kỹ thuật sử dụng ống hít bột khơ Turbuhaler rất tốt với các bước
1, 2, 4, 6, lưu ý lần lượt là 87,1%; 83,9%; 85,5%; 85,5%; 83,9%. Còn các bước 3, 5 tỷ lệ NB
thực hiện đúng kỹ thuật thấp hơn lần lượt là 38,7%; 64,5%.


7

Tỷ lệ % kỹ năng THỰC HÀNH chung
Kém (< 5
điểm); 14.50%

TB (>=5 TB <
8 điểm);
25.80%

Tốt (8-10
điểm); 59.70%

Biểu đồ 3.8. Kỹ năng thực hành chung sử dụng dụng cụ hít (Điểm TB: 7,63 ± 2,56)
Nhận xét: Có 59,7% NB đạt kỹ năng thực hành tốt; 25,8% đạt trung bình và 14,5% là kém.
3.3. Liên quan giữa đặc điểm ĐTNC và kiến thức, thực hành tự chăm sóc của NB COPD
Bảng 3.5. Liên quan giữa độ tuổi và kiến thức về bệnh COPD
Kiến thức
Số lượng
Kiến thức
p
Độ tuổi
n (%)
X ± SD
< 60 tuổi

06 (9,6)
7,54 ± 1,51
>0,05
60-69 tuổi
28 (45,2)
7,51 ± 1,55
>= 70 tuổi
28 (45,2)
7,26 ± 1,92
Nhận xét: Khơng có sự liên quan giữa độ tuổi và kiến thức về COPD của NB, với p>0, 05.
Bảng 3.6. Liên quan giữa độ tuổi và thực hành sử dụng dụng cụ hít của NB
Thực hành
Số lượng
Thực hành
p
Độ tuổi
n (%)
X ± SD
< 60 tuổi
06 (9,6)
7,02 ± 2,53
>0,05
60-69 tuổi
28 (45,2)
7,62 ± 2,90
>= 70 tuổi
28 (45,2)
7,78 ± 2,26
Nhận xét: Không có sự liên quan giữa độ tuổi và thực hành sử dụng dụng cụ hít, với p>0, 05.
Bảng 3.7. Liên quan giữa nơi ở và kiến thức về bệnh COPD

Kiến thức
Nơi ở
Nông thôn
Thành thị

Số lượng
n (%)
42 (67,7)
20 (32,3)

Kiến thức
X ± SD
7,37 ± 1,66
7,47 ± 1,83

p
>0,05

Nhận xét: Điểm trung bình kiến thức về COPD của NB COPD ở thành thị cao hơn NB ở vùng
nơng thơn. Tuy nhiên khơng có sự liên quan giữa nơi ở và kiến thức về bệnh COPD của ĐTNC,
với p>0, 05.
Bảng 3.8. Liên quan giữa nơi ở và thực hành sử dụng dụng cụ hít của ĐTNC
Thực hành
Số lượng
Thực hành
Nơi ở
n (%)
X ± SD
Nông thôn
42 (67,7)

7,67 ± 2,50
>0,05
Thành thị
20 (32,3)
7,58 ± 2,74

P


Nhận xét: Điểm trung bình kỹ năng thực hành của NB COPD ở thành thị thấp hơn NB ở vùng
nông thơn. Khơng có sự khác biệt giữa nơi ở và thực hành sử dụng dụng cụ hít, với p>0, 05.
Bảng 3.9. Liên quan giữa số lần vào viện trong năm và kiến thức về bệnh COPD
Kiến thức
Lần vào viện
1 lần
2-4 lần
>=5 lần

Số lượng
n (%)
12 (19,4)
25 (40,3)
25 (40,3)

Kiến thức
X ± SD
7,34 ± 1,15
7,61 ± 1,56
7,21 ± 2,06


P
>0,05

Nhận xét: Khơng có sự liên quan giữa số lần vào viện và kiến thức về bệnh COPD, với p>0, 05.
Bảng 3.10. Liên quan giữa số lần vào viện và kỹ năng thực hành sử dụng dụng cụ hít.
Thực hành
Số lượng
Thực hành
p
Lần vào viện
n (%)
X ± SD
1 lần
12 (19,4)
6,07 ± 3,09
<0,05
(F=
4,73)
2-4 lần
25 (40,3)
7,40 ± 2,87
>=5 lần
25 (40,3)
8,62 ± 1,30
Nhận xét: Điểm trung bình kỹ năng thực hành sử dụng dụng cụ hít tăng dần và có liên quan với
số lần vào viện của NB COPD, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0, 05.
Bảng 3.11. Liên quan giữa kiến thức về bệnh COPD và kỹ năng thực hành sử dụng dụng cụ hít
thuốc.
Phân loại


Kiến thức
n (%)

Thực hành
n (%)

Tốt

30 (48,4)

37 (59,7)

Trung bình

27 (43,6)

16 (25,8)

5 (8,0)

9 (14,5)

62 (100)

62 (100)

7,40 ± 1,70

7,63 ± 2,56


Kém
Tổng số
Điểm TB (X ± sd)

p
>0,05

>0,05

(Tốt: 8-10 điểm; Trung bình: >= 5 - <8 điểm; Kém < 5 điểm)
Nhận xét: Khơng có sự khác biệt giữa kiến thức về bệnh COPD và kỹ năng thực hành sử dụng
dụng cụ hít thuốc của NB COPD, với p>0,05. Tuy nhiên điểm trung bình kỹ năng thực hành sử
dụng dụng cụ hít cao hơn kiến thức về COPD lần lượt với 7,63 ± 2,56; 7,40 ± 1,70, sự khác biệt
khơng có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.


9

KẾT LUẬN
1.

Thực trạng kiến thức về COPD và thực hành tự chăm sóc tại nhà của NB COPD điều trị
nội trú tại Bệnh viện 74 TW năm 2020.
- Kiến thức về COPD:
 Có 82,3% NB trả lời đúng yếu tố nguy cơ gây bệnh của COPD là thuốc lá, thuốc lào;
66,1% trả lời đúng triệu chứng hay gặp ho, khạc đờm; 59,7% triệu chứng khó thở.
 Kiến thức chung của NB về COPD: 43, 6% ở mức trung bình, tốt 48,4%, kém 8,0%.
- Kỹ thuật thực hành tự chăm sóc:
 Kỹ năng thực hành tập thở: tỷ lệ NB thực hiện đúng kỹ thuật ho có kiểm sốt, thở chúm
mơi rất thấp dưới 15%. Đặc biệt có một số bước “nín thở” đạt 3, 2%; “hít vào chậm nhẹ

nhàng…” chỉ đạt 1, 6%.
 Tổng hợp chung kỹ năng thực hành sử dụng dụng cụ hít thuốc của NB COPD ở mức tốt
59, 7%; 25, 8% trung bình và 14, 5% là kém.
2. Một số yếu tố liên quan giữa đặc điểm của ĐTNC với kiến thức về COPD và thực
hành tự chăm sóc tại nhà của NB COPD điều trị nội trú.
Số lần NB vào viện nhiều hơn thực hành kỹ thuật sử dụng dụng cụ phun hít tốt hơn so
với lần đầu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.



×