Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA ĐỊA LÍ THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480 KB, 106 trang )

Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT

TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
ĐỊA LÍ THPT

Trang 1


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng lãnh thổ Việt Nam là
một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời.
HƯỚNG DẪN
a) Vùng đất
- Gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo, tổng diện tích 331 212 km 2 (Niên giám thống kê Việt Nam,
2006).
- Đường biên giới
+ Chiều dài: Trên đất liền dài hơn 4600 km, trong đó đường biên giới với Trung Quốc dài hơn 1400
km, đường biên giới Việt Nam - Lào dài gần 2100 km và đường biên giới Việt Nam - Campuchia
dài hơn 1100 km.
+ Đặc điểm: Phần lớn nằm ở khu vực miền núi.
- Đường bờ biển: Dài 3260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên.
- Có hơn 4000 hịn đảo lớn nhỏ; có hai quần đảo ở ngồi khơi xa là Hồng Sa, Trường Sa.
b) Vùng biển
- Có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông.
- Tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Xingapo,
Inđônêxia, Brunây và Philíppin.
- Vùng biển gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục
địa.
c) Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định
bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngồi của lãnh hải và khơng gian trên các đảo.


2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh vị trí địa lí là nhân tố quan
trọng tạo nên sự phong phú của tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật và làm cho nước ta
có khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa.
HƯỚNG DẪN
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khống Thái
Bình Dương và Địa Trung Hải, nên có tài ngun khống sản phong phú.
- Vị trí nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật (luồng từ Hoa Nam và
Himalaya xuống, luồng từ Ấn Độ và Mianma sang, luồng từ Inđônêxia - Malaixia lên) nên tài
nguyên sinh vật phong phú.
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bán cầu Bắc, nên có nền nhiệt độ cao, tổng số giờ
nắng lớn; lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu
Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng vị trí địa lí Việt Nam có
nhiều thuận lợi trong mới quan hệ với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước
khác trên thế giới.
HƯỚNG DẪN

Trang 2


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
- Việt Nam nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế với nhiều cảng biển (Cái Lân, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn...; các sân bay quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất...), cùng các
tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, đường hàng hải, hàng không tạo thuận lợi cho cho việc giao
lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, nước ta còn là cửa ngõ ra biển thuận
tiện cho Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc.
- Vị trí liền kề cùng nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo
điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hịa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các
nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích đặc điểm đường biên giới trên

đất liền của nước ta.
HƯỚNG DẪN
- Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài hơn 4600 km, trong đó:
+ Đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài hơn 1400 km.
+ Đường biên giới Việt Nam - Lào dài gần 2100 km.
+ Đường biên giới Việt Nam - Campuchia dài hơn 1100 km.
- Phần lớn biên giới nước ta nằm ở khu vực miền núi. Đường biên giới thường được xác định theo
các địa hình đặc trưng: đỉnh núi, đường sống núi, các đường chia nước, khe, sông suối.
- Đường biên giới trên đất liền của nước ta với các nước láng giềng là đường biên giới được hình
thành trong quá trình lịch sử, hiện nay đã được phân giới và đang tiến hành cắm mốc. Các vấn đề có
liên quan nảy sinh sẽ được các nước hữu quan tiếp tục giải quyết thông qua đàm phán, thương
lượng.
5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh Biển Đông đối với nước ta là
một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất
nước.
HƯỚNG DẪN
- Biển Đông là một biển rộng, trong đó vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km 2 với
hàng ngàn hòn đảo. Bên cạnh những ảnh hưởng to lớn đến thiên nhiên nước ta, Biển Đơng giàu có
tài ngun sinh vật, tài ngun khống sản và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông
biển và du lịch biển đảo. Phát triển các ngành kinh tế biển trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên
nhiên ở vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta tạo điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
- Các đảo và quần đảo trong Biển Đông nước ta tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ
thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các
nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các bộ phận của vùng biển, các đảo và quần đảo là
sự bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ đất nước và góp phần bảo vệ an ninh của Tổ quốc.
6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của Biển Đông đến khí
hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
HƯỚNG DẪN

Trang 3


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
- Tác động đến khí hậu:
+ Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.
+ Làm giảm thời tiết khắc nghiệt.
+ Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính hải dương, điều hồ hơn.
- Tác động đến địa hình: Làm cho địa hình ven biển nước ta rất đa dạng (vịnh cửa sông, bờ biển mài
mịn, tam giác châu có bãi triều rộng, cồn cát, vũng vịnh nước sâu...).
- Tác động đến các hệ sinh thái vùng ven biển: Làm cho các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng
và giàu có.
+ Hệ sinh thái rùng ngập mặn có diện tích rộng và năng suất sinh học cao.
+ Các hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo... đa dạng, phong phú.
7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về đặc điểm chung của địa hình
Việt Nam.
HƯỚNG DẪN
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4.
+ Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên
2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
+ Địa hình có tính phân bậc theo độ cao: ở đồi núi có các bậc từ 500 - 1000m, 1000 - 1500m, 1500 2000m, 2000 - 2500m, trên 2500m.
+ Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam: cao về phía tây, tây bắc, thấp dần về phía đơng và
đơng nam.
+ Địa hình có sự phân hố đa dạng: có nhiều vùng núi khác nhau, khu vực trung du, bán bình
nguyên; các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển...
+ Có 2 hướng chính: tây bắc - đơng nam (thể hiện rõ từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã với
các dãy núi như Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Trng Sơn Bắc), vịng cung (thể hiện
ở vùng núi Đông Bắc với các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và vùng núi

Trường Sơn Nam).
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mịn, rửa trơi, đất trượt, đá lở; địa
hình cacxtơ (hang động, suối cạn, thung khô); các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi
thấp xen thung lũng mở rộng.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu: mở rộng Đồng bằng sơng Hồng và Đồng bằng sơng Cửu Long
về phía biển hằng năm.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: các hoạt động kinh tế (khai khoáng, thuỷ lợi, giao
thông, thuỷ điện...) cùng hoạt động quần cư đã làm biến đổi địa hình và tạo nên nhiều dạng địa hình
nhân tạo.

Trang 4


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
8. Dựa vào Atlat Địa li Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng địa hình nước ta phần
lớn là đồi núi, trong đó chủ yếu là đồi núi thấp. Giải thích tại sao như vậy?
HƯỚNG DẪN
a) Chứng minh: Sử dụng thang màu ở trang 6 – 7 (Hình thể) để làm rõ phần diện tích của địa hình
đồi núi và đồi núi thấp trên bản đồ.
b) Giải thích
- Trong giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận
động tạo núi Calêđơni và Hecxini (thuộc đại Cổ sinh), các kì vận động tạo núi Inđơxini và Kimêri
(thuộc đại Trung sinh).
- Sau khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối ổn định và
tiếp tục được hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu sự tác động bào mịn, phá hủy của các
q trình ngoại lực, tạo nên những bề mặt san bằng cổ, thấp và thoải. Về cơ bản, địa hình của nước
ta có thể hình dung như một bán bình ngun.
- Trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Anpơ - Himalaya đã nâng cao và hạ thấp địa hình,
bồi lấp các bồn trũng lục địa kèm theo các đứt gãy và phun trào mắcma. Tuy nhiên, vận động nâng

lên yếu nên đại bộ phận nước ta chủ yếu là đồi núi thấp.
9. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình nước ta đa dạng.
Giải thích tại sao địa hình có sự đa dạng như vậy.
HƯỚNG DẪN
a) Chứng minh: Dựa vào trang 6-7 của Atlat Địa lí Việt Nam (Hình thể), kết hợp với trang 13 và
14 (Các miền tự nhiên) để tìm các dẫn chứng cụ thể làm sáng rõ địa hình nước ta có nhiều kiểu:
+ Đồi núi: núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên, bán bình nguyên, đồi, thung
lũng, đồng bằng giữa núi...
+ Đồng bằng: ô trũng, dải đất cao, bãi bồi, cồn cát, doi đất, núi sót, thềm sơng, thềm biển...
b) Giải thích
- Địa hình được hình thành do tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực. Nội lực có xu hướng
làm gồ ghề bề mặt địa hình, cịn ngoại lực có xu hướng san bằng bề mặt gồ ghề của địa hình. Hai
lực này có xu hướng ngược nhau, nhưng tác động đồng thời với nhau. Trong quá trình tác động,
những dạng địa hình chủ yếu do nội lực tạo nên, gọi là địa hình hình thái kiến trúc; những dạng địa
hình chủ yếu do ngoại lực tạo nên, gọi là địa hình hình thái điêu khắc.
- Nước ta trải qua một lịch sử phát triển lãnh thổ lâu dài và phức tạp, chia thành 3 giai đoạn với
những đặc điểm khác nhau, tác động đến việc hình thành địa hình khác nhau:
+ Giai đoạn Tiền Cambri: đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nền móng ban đầu lãnh thổ nước ta,
cách đây trên 570 triệu năm. Trên lãnh thổ Việt Nam lúc ấy đại bộ phận là biển. Phần đất liền ban
đầu chỉ là những mảng nền cổ nằm rải rác bên mặt biển nguyên thủy (Hoàng Liên Sơn, Rào Cỏ, Pu
Hoạt, vịm sơng Chảy, Kon Tum...).
+ Giai đoạn Cổ kiến tạo:
• Kéo dài trên 500 triệu năm và cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.

Trang 5


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
• Có nhiều cuộc vận động tạo núi lớn (Calêđơni, Hecxini, Inđơxini, Kimêri) làm thay đổi hẳn hình
thể của nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền, một bộ phận vững chắc

của châu Á - Thái Bình Dương.
• Các hoạt động uốn nếp và nâng lên đã diễn ra ở nhiều nơi như: các địa khối ở thượng nguồn sông
Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum; các dãy núi hướng tây bắc - đông nam ở Tây Bắc và
Bắc Trung Bộ, cac dãy núi hướng vịng cung ở Đơng Bắc và các khối núi cao ở Nam Trung Bộ.
• Cuối giai đoạn Cổ kiến tạo, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp trở thành những bề mặt
san bằng.
+ Giai đoạn Tân kiến tạo:
• Diễn ra trong thời gian ngắn, cách đây 65 triệu năm và đang tiếp diễn đến ngày nay.
• Sau khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối ổn định và
tiếp tục được hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu sự tác động của các q trình ngoại lực.
• Vận động tạo núi Anpơ - Himalaya diễn ra cách đây khoảng 23 triệu năm và có cường độ mạnh
mẽ, nhưng khơng phá vỡ kiến trúc cổ đã hình thành từ trước.
• Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ - Himàlaya, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt
động như: nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các vùng trũng lục địa kèm theo các đứt gãy và
phun trào mắcma.
• Nhiều q trình tự nhiên xuất hiện trong giai đoạn Tân kiến tạo còn kéo dài đến hiện nay, nổi bật
là: nâng cao địa hình làm sơng ngịi trẻ lại và hoạt động mạnh mẽ, đồi núi cổ được nâng cao và mở
rộng; hình thành các cao nguyên và các đồng bằng phù sa trẻ...
• Trong giai đoạn này, đặc biệt trong kỉ Đệ tứ, khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những
thời kì băng hà, gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển. Đã có nhiều lần biển tiến và
biển lùi trên phần lãnh thổ nước ta mà dấu vết để lại là các thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên
vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ...
10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao địa hình nước ta già trẻ
lại và có tính phân bậc rõ rệt.
HƯỚNG DẪN
- Địa hình già trẻ lại
+ Địa hình già và trẻ thường được phân biệt nhau bởi hình thái. Địa hình già có đỉnh trịn, sườn
thoải, thung lũng mở rộng. Địa hình trẻ, ngược lại, có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp.
+ Nêu biểu hiện: Địa hình miền núi phổ biến có các núi đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp; xen
giữa có các mặt bằng, dấu vết của địa hình cổ (ví dụ mặt bằng Sa Pa ở dãy núi cao đồ sộ Hồng

Liên Sơn). Đồng bằng có nhiều dạng địa hình vẫn đang được tiếp tục hoàn thành (bãi bồi, doi đất,
vùng trũng thấp...); giữa đồng bằng cịn có các thềm sơng, thềm biển...
+ Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, địa hình nước ta như một bán bình ngun, có thể gọi là địa hình già.
Vận động tạo núi Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo đã nâng lên, hạ xuống, làm đứt gãy, phun
trào mắcma... làm cho địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi
đồi, đồng bằng, thềm lục địa...; trong từng bậc địa hình lớn như đồi núi, đồng bằng, bờ biển cịn có

Trang 6


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sơng, thềm
biển...; nhiều địa hình có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp...
- Địa hình phân bậc
+ Nêu biểu hiện: Căn cứ vào thang màu độ cao ở trang 6-7 (Hình thể), tìm kiếm trên bản đồ để có
dẫn chứng về sự phân bậc của địa hình nước ta. Ở mỗi bậc, cần nêu dẫn chứng cụ thể; ví dụ: bậc
trên 2500m có Phanxipăng 3143m, Ngọc Linh 2598m...; bậc từ 2000 - 2500m có Tây Cơn Lĩnh
2419m, Chư Yang Sin 2405 m...
+ Vận động Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo diễn ra với nhiều chu kì nâng lên khác nhau; xen
kẽ giữa các chu kì nâng lên là hoạt động bào mịn của ngoại lực. Mỗi chu kì nâng lên có cường độ
khác nhau, nên cùng với hoạt động bào mòn của ngoại lực đã tạo nên các bậc địa hình có độ cao
khác nhau.
11. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao địa hình nước ta thấp
dần từ tây bắc xuống đông nam.
HƯỚNG DẪN
- Căn cứ vào màu sắc thể hiện độ cao ở trang 6-7 (Hình thể) để nêu biểu hiện về hướng nghiêng của
địa hình nước ta theo tây bắc - động nam: phía tây và tây bắc chủ yếu là đồi núi, cao nhất là ở Tây
Bắc; phía đơng và đơng nam phần lớn là đồng bằng có độ cao nhỏ; chuyển tiếp giữa núi và đồng
bằng là đồi trung du (ở Bắc Bộ), gò đồi (ở Trung Bộ), bán bình ngun (Đơng Nam Bộ) thấp dần từ
phía các cao nguyên Nam Trung Bộ về phía Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tương tự như các vận động kiến tạo khác, vận động Anpơ - Himalaya có cường độ lớn nhất ở tâm
và càng ra ngồi rìa thì cường độ càng yếu.
- Nước ta nằm ở rìa Đơng Nam của vận động Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo; tây bắc gần tâm
hơn là đông nam, nên địa hình ở phía tây bắc chịu tác động nâng lên mạnh hơn ở phía đơng nam,
làm cho địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
12. Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học, giải thích tại sao địa hình nước ta gồm hai hướng
chính là tây bắc - đơng nam và hướng vịng cưng.
HƯỚNG DẪN
- Hai hướng chính của địa hình nước ta là tây bắc - đông nam (thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sơng
Hồng đến dãy Bạch Mã với các dãy núi Hồng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Trường Sơn
Bắc) và hướng vịng cung (thể hiện ở vùng núi Đơng Bắc với các cánh cung nổi bật như Sông Gâm,
Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và dãy núi Trường Sơn Nam).
- Hướng núi được hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo, chủ yếu do hướng của các mảng nền cổ
quy định.
+ Vùng núi Đông Bắc: Các mạch núi khi nâng lên ở Đơng Bắc có hướng vịng cung theo rìa mảng
nền cổ Hoa Nam và mảng nền vịm sơng Chảy.
+ Vùng núi Tây Bắc: Các dãy núi được nâng lên theo hướng của các mảng nền cổ hướng tây bắc đông nam tại địa máng Đông Dương (khối nền cổ Hoàng Liên Sơn, Pu Hoạt, Rào Cỏ...).
+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Các mạch núi được nâng lên xung quanh rìa của khối nền cổ rộng
lớn Kon Tum, nối liền với nhau tạo nên hướng núi vòng cung của Trường Sơn Nam.
Trang 7


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
13. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sảnh địa hình vùng núi Đơng Bắc và
Tây Bắc.
HƯỚNG DẪN
Có thể tìm sự giống nhau và khác nhau theo dàn ý chung: vị trí địa lí, độ cao địa hình, hướng
nghiêng, hướng núi, đặc điểm hình thái địa hình.
- Vùng núi Đơng Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng.
- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sơng Hồng và sơng Cả.

a) Giống nhau
- Đều có núi cao, núi trung bình và núi thấp.
- Hướng núi: Đều có các dãy núi hướng tây bắc - đơng nam.
- Hướng nghiêng: Đều nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam (cao ở tây bắc, thấp dần về đông
nam).
- Đặc điểm hình thái: Đều có các khu vực với đặc điểm hình thái khác nhau.
b) Khác nhau
- Vùng núi Đơng Bắc
+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.
+ Hướng núi chủ yếu là vịng cung (Sơng Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đơng Triều); ngồi ra, cịn có
hướng tây bắc - đơng nam (dãy Con Voi, Tam Đảo...).
+ Có các khu vực rõ rệt:
• Vùng thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao trên 2000m. Giáp biên giới Việt Trung là
các khối núi đá vôi đồ sộ (ở Hà Giang, Cao Bằng) cao trên 1000m.
• Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.
- Vùng núi Tây Bắc
+ Cao nhất nước.
+ Hướng núi: tây bắc - đơng nam.
+ Có 3 dải địa hình song song:
• Phía đơng là dãy Hồng Liên Sơn cao và đồ sộ, được coi là nóc nhà của Việt Nam, trong đó đỉnh
Phanxipăng cao 3143m.
• Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (Pu Đen Đinh, Pu
Sam Sao...).
• Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Tả
Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu...), tiếp nối là những đồi núi đá vơi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.
14. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình đồi núi nước ta có
sự phân hóa đa dạng.
HƯỚNG DẪN
Địa hình núi nước ta chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
Địa hình đồi gồm bán bình nguyên và đồi trung du. Mỗi vùng địa hình có những đặc điểm khác

nhau.
Trang 8


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
a) Vùng núi Đông Bắc
- Nằm ở tả ngạn sơng Hồng.
- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.
- Hướng núi chủ yếu là vịng cung (Sơng Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đơng Triều); ngồi ra, cịn có
hướng tây bắc - đơng nam (dãy Con Voi, Tam Đảo...).
- Có các khu vực rõ rệt:
+ Vùng thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao trên 2000m. Giáp biên giới Việt Trung là
các khối núi đá vôi đồ sộ (ở Hà Giang, Cao Bằng) cao trên 1000m.
+ Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.
b) Vùng núi Tây Bắc
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Cao nhất nước.
- Hướng núi: tây bắc - đơng nam.
- Có 3 dải địa hình song song:
+ Phía đơng là dãy Hồng Liên Sơn cao và đồ sộ, được coi là nóc nhà của Việt Nam, trong đó đỉnh
Phanxipăng cao 3143m.
+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (Pu Đen Đinh,
Pu Sam Sao...).
+ Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Tả
Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu...), tiếp nối là những đồi núi đá vơi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.
c) Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Phía nam sơng Cả tới dãy Bạch Mã.
- Khu vực núi núi thấp.
- Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đơng nam.
- Đặc điểm hình thái:

+ Hẹp ngang; có hai sườn khơng đối xứng. Sườn Đơng Trường Sơn hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi
nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ.
+ Hai đầu nâng cao (phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên
Huế), thấp trũng ở giữa (vùng đá vơi Quảng Bình và vùng đối thấp Quảng Trị); cuối cùng là dãy
Bạch Mã đâm ngang ra biển.
d) Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và cao nguyên
- Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào.
- Trường Sơn Nam
+ Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ; có những đỉnh núi cao
trên 2000m như: Ngọc Lĩnh (2598m), Ngọc Krinh (2025m), Bi Doup (2287m, Lang Biang
(2167m)... Nối giữa hai khối núi này là vùng núi thấp kéo dài từ Bình Định đến Phú Yên.
+ Hai sườn đối xứng nhau rõ rệt: Phía tây thoải về phía các cao ngun Tây Ngun, phía đơng dốc
chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển.
Trang 9


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
+ Hướng núi: Khối núi Kon Tum (hướng tây bắc - đơng nam) liền với mạch núi từ Bình Định đến
Phú Yên (hướng bắc nam), nối với khối núi cực Nam Trung Bộ (hướng đông bắc - tây nam) tạo
thành một vịng cung lưng lồi về phía Biển Đơng.
- Cao nguyên
+ Cao nguyên badan xếp tầng với độ cao khác nhau: Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di
Linh, Lâm Viên (độ cao 500 - 800 - 1000 và trên 1000m).
+ Bán bình ngun xen đồi ở phía tây và khoảng liền kề giữa các cao nguyên với nhau.
e) Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du
- Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
- Bán bình nguyên Đông Nam Bộ gồm các bậc thềm phù sa cổ, độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ
badan với độ cao chừng 200m.
- Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy. Dải
đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa Đồng bằng sơng Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền

Trung.
15. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao địa hình khu vực đồi
núi nước ta có sự phân hóa đa dạng.
HƯỚNG DẪN
a) Khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng
- Địa hình núi chia thành 4 vùng: Đơng Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
+ Vùng núi Đơng Bắc: Nằm ở phía đơng thung lũng sơng Hồng.
• Có 4 cánh cung lớn (Sơng Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đơng Triều).
• Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.
• Thấp dần từ tây bắc về đông nam: Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng thượng
nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao
Bằng cao trên 1000m. Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.
+ Vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình cùng
hướng tây bắc - đơng nam:
• Phía đơng: Dãy Hồng Liên Sơn cao và đồ sộ, có đỉnh Phanxipăng (3143m).
• Phía tây: Các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào với độ cao trung bình.
• Ở giữa: Thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc
Châu.
+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ phía nam sơng Cả đến dãy Bạch Mã.
• Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đơng nam.
• Núi thấp và hẹp ngang; hai đầu nâng cao (vùng núi Tây Nghệ An ở phía bắc và vùng núi Tây
Thừa Thiên Huế ở phía nam), ở giữa thấp trũng (vùng đá vơi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp
Quảng Trị).
• Cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.

Trang 10


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và cao nguyên, có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai

sườn Đơng - Tây.
• Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ, địa hình núi với
những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đơng, sườn dốc.
• Phía tây là các cao nguyên badan Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng,
có các độ cao khoảng 500 - 800 - 1000m và các bán bình nguyên xen đồi.
- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
+ Bán bình ngun Đơng Nam Bộ: Các bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ
badan ở độ cao chừng 200m.
+ Địa hình đồi trung du: Rộng nhất nằm ở rìa Đồng bằng sơng Hồng, hẹp ở rìa đồng bằng ven biển
miền Trung. Phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dịng chảy.
b) Ngun nhân làm cho địa hình khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng: Do sự tác
động của nội lực và ngoại lực khác nhau ở vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển
lãnh thổ nước ta.
- Vùng núi Đơng Bắc gắn với nền Hoa Nam và khối Vịm sông Chảy, được nâng lên yếu trong Tân
kiến tạo.
- Vùng núi Tây Bắc nằm trong địa máng Đông Dương với các mảng nền cổ hướng tây bắc - đông
nam (Pu Hoat, Rào Cỏ, Hoàng Liên Sơn...), được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc nằm trong địa máng Đông Dương, không được nâng lên mạnh trong
vận động Tân kiến tạo.
- Vùng núi Trường Sơn Nam vừa nằm trong địa máng Đông Dương với mảng nền cổ lớn là Kon
Tum; trong vận động Tân kiến tạo vừa được nâng lên ở nơi này, vừa phun trào mắc ma ở những nơi
khác.
- Vùng bán bình nguyên và đồi trung du là kết quả phối hợp rõ rệt của các vận động nâng lên rất
yếu, phun trào mắcma và sự chia cắt của dòng chảy trên các thềm phù sa cổ.
16. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh địa hình Đồng bằng sơng Hồng
và Đồng bằng sơng Cửu Long.
HƯỚNG DẪN
Có thể tìm sự giống nhau và khác nhau theo dàn ý chung: nguồn gốc, diện tích, độ cao, hướng
nghiêng, đặc điểm hình thái địa hình.
a) Giống nhau

- Nguồn gốc: Đều là đồng bằng châu thổ sơng.
- Diện tích: rộng.
- Độ cao: Thấp.
- Hướng nghiêng: Nghiêng về phía biển.
- Đặc điểm hình thái: Bề mặt tương đối bằng phẳng.
b) Khác nhau
- Đồng bằng sông Hồng
Trang 11


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
+ Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sơng Thái Bình bồi tụ tạo nên.
+ Hình dạng tam giác châu, đỉnh là Việt Trì, đáy Hải Phịng - Ninh Bình.
+ Diện tích khoảng 15 nghìn km2, độ cao khoảng 5 - 7 m.
+ Hướng nghiêng: tây bắc - đơng nam (địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển).
- Ớ giữa đồng bằng trũng thấp, bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô với hệ thống đê sông (dài hơn 3000
km). Xung quanh rìa đồng bằng cao hon, có một số núi sót nhơ cao (rìa phía tây bắc và tây nam tiếp
giáp với vùng trung du, ra phía biển có các thềm sơng, thềm biển).
- Đồng bằng sơng Cửu Long
+ Do phù sa của sông Tiền và sông Hậu bồi tụ tạo thành.
+ Hình dạng tương tự một tứ giác.
+ Diện tích khoảng 40 nghìn km2; độ cao khoảng 2 - 4 m.
+ Chia thành ba khu vực, có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt:
• Phần thượng châu thổ: Tương đối cao (2 - 4 m so với mực nước biển), ngập nước vào mùa
mưa. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn, ngập sâu dưới nước vào mùa lũ, mùa khô là
những vũng nước tù đút đoạn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên). Dọc sông Tiền và sông
Hậu là dải đất phù sa ngọt tương đối cao.
• Phần hạ châu thổ: Thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. Mực nước ở
các cửa sông lên xuống rất nhanh và những lưỡi mặn ngấm dần trong đất. Trên bề mặt với độ cao 1
- 2 m, ngoài các giồng đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát dun hải, cịn có các vùng trũng ngập

nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sơng.
• Phần nằm ngồi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu: Vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông
(như đồng bằng Cà Mau, một số nơi tiếp giáp với Đông Nam Bộ).
17. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, giải thích tại sao địa hình dải đồng bằng ven biển miền
Trung nước ta có sự khác biệt với địa hình Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long.
HƯỚNG DẪN
- Địa hình Đồng bằng sơng Hồng và Đồng bằng sơng Cửu Long là địa hình đồng bằng châu thổ.
+ Địa hình có nhiều vùng trũng, dải đất cao, cồn cát, thềm sơng, thềm biển...
+ Địa hình được hình thành do các sơng bồi đắp phù sa tạo nên.
- Địa hình dải đồng bằng ven biển miền Trung là địa hình đồng bằng ven biển.
+ Địa hình hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ; thường có ba dải: giáp biển là cồn
cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
+ Địa hình được hình thành với vai trị chủ yếu của biển: trầm tích biển lắng vào các đứt gãy kéo
dài dọc ven biển tạo thành đồng bằng; một số nơi có sự bồi đắp của phù sa sơng, nhưng không lớn.
18. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh nước ta có nhiều đồng bằng
với địa hình khác nhau.
HƯỚNG DẪN

Trang 12


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
Nhiều loại đồng bằng khác nhau: đồng bằng châu thổ sông (Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng
sông Cửu Long), đồng bằng ven biển, đồng bằng giữa núi. Khác nhau về địa hình:
a) Đồng bằng sơng Hồng
- Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ tạo nên.
- Hình dạng tam giác châu, đỉnh là Việt Trì, đáy Hải Phịng - Ninh Bình.
- Diện tích khoảng 15 nghìn km2; độ cao khoảng 5 – 7m.
- Hướng nghiêng: tây bắc - đông nam (địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển).

- Ở giữa đồng bằng trũng thấp, bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô với hệ thống đê sơng (dài hơn 3000
km). Xung quanh rìa đồng bằng cao hơn, có một số núi sót nhơ cao (rìa phía tây bắc và tây nam tiếp
giáp với vùng trung du, ra phía biển có các thềm sơng, thềm biển).
b) Đồng bằng sông Cửu Long
- Do phù sa của sông Tiền và sông Hậu bồi tụ phù sa tạo thành.
- Hình dạng tương tự một tứ giác.
- Diện tích khoảng 40 nghìn km2; độ cao khoảng 2 - 4 m.
- Chia thành ba khu vực, có hệ thống sơng ngòi, kênh rạch chằng chịt:
+ Phần thượng châu thổ: tương đối cao (2 - 4 m so với mực nước biển), ngập nước vào mùa mưa.
Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn, ngập sâu dưới nước vào mùa lũ, mùa khô là những
vũng nước tù đứt đoạn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên). Dọc sông Tiền và sông Hậu là dải
đất phù sa ngọt tương đối cao.
+ Phần hạ châu thổ: thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. Mực nước ở
các cửa sông lên xuống rất nhanh và những lưỡi mặn ngấm dần trong đất. Trên bề mặt với độ cao 1
- 2 m, ngoài các giồng đất ở hai bên bờ sơng và các cồn cát dun hải, cịn có các vùng trũng ngập
nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sơng.
+ Phần nằm ngồi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu: vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông
(như đồng bằng Cà Mau, một số nơi tiếp giáp với Đông Nam Bộ).
c) Dải đồng bằng Duyên hải miền Trung
- Do trầm tích biển là chủ yếu kết hợp với phù sa sông bồi lấp vào các đứt gãy tạo nên.
- Diện tích khoảng 15 nghìn km2.
- Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ: - Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình - Trị
- Thiên, Nam - Ngãi - Bình Định và các đồng bằng ven biển cực Nam Trung Bộ (Phú n, Khánh
Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận)
- Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn (đồng bằng Thanh Hóa của hệ thống sơng
Mã - Chu, đồng bằng Nghệ An với sông Cả, đồng bằng Quảng Nam với sơng Thu Bồn và đồng
bằng Tuy Hịa với sơng Đà Rằng).
- Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia thành 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là
vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
d) Các đồng bằng giữa núi


Trang 13


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
- Nằm giữa các vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Nam... (Mường Thanh, Than Uyên,
Nghĩa Lộ, Trùng Khánh, An Khê...).
- Đặc điểm chung là nhỏ hẹp, thường là thung lũng tương đối bằng phẳng nằm giữa các vùng núi;
một số nơi chủ động được nguồn nước tưới có thể sử dụng để trồng lúa.
19. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình ven biển nước ta đa
dạng. Giải thích tại sao có sự đa dạng như vậy.
HƯỚNG DẪN
- Chứng minh đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mịn, các tam giác châu có bãi triều rộng,
các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và rạn san hô...
- Giải thích đa dạng: do tác động phối hợp củạ nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển lâu dài
của lãnh thổ Việt Nam
+ Nội lực: các hoạt động nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các vùng trũng lục địa sát biển, đứt
gãy ven biển...
+ Ngoại lực: tác động của sóng, thủy triều, dịng biển, biển tiến và biển lùi, sơng ngịi...
20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình miền Nam Trung
Bộ và Nam Bộ đa dạng.
HƯỚNG DẪN
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có cả địa hình núi, cao nguyên, bán hình nguyên, đồng bằng châu
thổ, đồng bằng ven biển. Trong mỗi loại địa hình đó, có các dạng địa hình khác nhau, tạo nên sự đa
dạng về địa hình của miền.
a) Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam
- Núi cao: Ngọc Lĩnh (2598m), Ngọc Krinh (2025m), Bidoup (2287m)...
- Núi trung bình: Kon Ka Kinh (1484m), Braian (1864m)…
- Núi thấp: Chư Pha (922m)...
- Gò đồi: nằm chuyển tiếp giữa núi Trường Sơn Nam với đồng bằng ven biển phía đơng.

- Đèo: Mang Yang, An Khê, Phượng Hoàng...
- Đồng bằng giữa núi: An Khê...
- Thung lũng sông: thung lũng sông Ba, sông Thu Bồn...
- Các núi ăn lan ra sát biển...
- Cao nguyên badan xếp tầng với độ cao khác nhau: Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di
Linh, Lâm Viên (độ cao 500 - 800 - 1000 và trên 1000m).
- Bán bình nguyên xen đồi ở phía tây và khoảng liền kề giữa các cao ngun với nhau.
b) Bán bình ngun Đơng Nam Bộ
- Bậc thềm phù sa cổ, độ cao khoảng 100m.
- Bề mặt phủ badan với độ cao chừng 200m.
c) Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long
- Nhiều vùng trũng rộng lớn, ngập sâu dưới nước vào mùa lũ, mùa khô là những vũng nước tù đút
đoạn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên).
Trang 14


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
- Dải đất phù sa ngọt tương đối cao nằm dọc sông Tiền và sông Hậu.
- Các giồng đất ở hai bên bờ sông, các cồn cát duyên hải, các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa
và các bãi bồi ven sơng. Đây là các dạng địa hình thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy
triều và sóng biển ở ven biển.
- Một số nơi địa hình có dạng đầm lầy, phù sa chưa cố định thành đất (ví dụ như một số nơi ở đồng
bằng Cà Mau).
- Một số dải đất phù sa cổ (Ví dụ: một số nơi tiếp giáp với Đông Nam Bộ).
d) Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ
- Cồn cát, đầm phá (thường ở giáp biển).
- Vùng thấp trũng (ở giữa đồng bằng)..
- Vùng đất cao (nằm trong cùng, giáp với vùng gò đồi).
21. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình miền Nam Trung
Bộ và Nam Bộ phân hóa đa dạng.

HƯỚNG DẪN
Địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phân hoá đa dạng thể hiện ở miền này có nhiều khu vực
địa hình khác nhau rõ rệt: dãy núi Trường Sơn Nam, các cao ngun Tây Ngun, bán bình ngun
Đơng Nam Bộ, Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ.
a) Dãy núi Trường Sơn Nam
- Độ cao trung bình, phổ biến từ 1000 - 2000m, có một số đỉnh núi cao trên 2000m (Ngọc Lĩnh,
Ngọc Krinh, Bidoup...).
- Dốc về phía đơng, có nhiều mạch núi ăn lan ra sát biển; thoải về phía tây.
- Ở hai đầu cao, ở giữa võng thấp xuống: Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được
nâng cao, đồ sộ. Các đỉnh núi từ Bình Định đến Khánh Hòa thấp xuống dưới 1000m.
b) Các cao nguyên ở Tây Nguyên
- Các cao nguyên badan xếp tầng với độ cao khác nhau: Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di
Linh, Lâm Viên (độ cao 500 - 800 - 1000 và trên 1000m).
- Khoảng liền kề giữa các cao nguyên với nhau và với vùng núi phía tây là các bán bình ngun.
c) Bán bình ngun Đơng Nam Bộ: Có các bậc thềm phù sa cổ, độ cao khoảng 100m và bề mặt
phủ badan với độ cao chừng 200m.
d) Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long: Chia thành ba khu vực, có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch
chằng chịt.
- Phần thượng châu thổ: tương đối cao (2 - 4m so với mực nước biển), ngập nước vào mùa mưa.
Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn, ngập sâu dưới nước vào mùa lũ, mùa khô là những
vũng nước tù đứt đoạn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên). Dọc sông Tiền và sông Hậu là dải
đất phù sa ngọt tương đối cao.
- Phần hạ châu thổ: thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. Mực nước ở
các cửa sông lên xuống rất nhanh và những lưỡi mặn ngấm dần trong đất. Trên bề mặt với độ cao 1

Trang 15


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
- 2m, ngoài các giồng đất ở hai bên bờ sơng và các cồn cát dun hải, cịn có các vùng trũng ngập

nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sơng.
- Phần nằm ngồi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu: vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông
(như đồng bằng Cà Mau, một số nơi tiếp giáp với Đông Nam Bộ).
e) Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ
- Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ: Nam - Ngãi - Bình Định và các
đồng bằng ven biển cực Nam Trung Bộ (Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận).
- Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn (đồng bằng Quảng Nam với sông Thu Bồn
và đồng bằng Tuy Hịa với sơng Đà Rằng).
- Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia thành 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là
vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
22. Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học, chứng minh địa hình nước ta có tác động rõ rệt
đến khí hậu.
HƯỚNG DẪN
Địa hình nước ta tác động đến khí hậu thể hiện rõ rệt ở độ cao và hướng núi.
a) Độ cao của địa hình tác động đến chế độ nhiệt và mưa
- Độ cao đã làm thay đổi nhiệt ẩm từ thấp lên cao, tạo ra các đai cao khí hậu khác nhau.
+ Đai nhiệt đới gió mùa:
• Ở miền Bắc, đai có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 1000m.
• Nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C). Độ ấm thay đổi tùy nơi:
từ khô hạn đến ẩm ướt.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
• Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900 – 1000m đến 2600m.
• Khí hậu mát mẻ, khơng có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi:
• Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hồng Liên Sơn).
• Khí hậu có nét giống khí hậu ơn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông xuống dưới
5°C.
- Độ cao trong sự phối hợp với hướng gió đã tạo nên nhũng nơi mưa nhiều và mưa ít.
+ Những nơi mưa nhiều ở nước ta là những nơi núi cao đón gió. Chẳng hạn như: Bắc Quang (Hà
Giang) 4802mm, Hoàng Liên Sơn (Lao Cai) 3552mm, Huế 2867mm, Hòn Ba (Quảng Nam)

3752mm...
+ Nơi mưa ít do nằm giữa núi cao, nhưng địa hình thấp trũng xuống khơng đón gió được như
Mường Xén (Nghệ An), hoặc nằm ở nơi khuất gió, song song với hướng gió...
b) Hướng núi tác động rõ rệt đến chế độ nhiệt và mưa
- Hướng núi vòng cung:

Trang 16


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
+ Hướng vòng cung của các dãy núi ở Đơng Bắc đã tạo điều kiện cho gió mùa Đơng Bắc xâm nhập
trực tiếp, gây ra một mùa đông lạnh có 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 18°C, đặc biệt ở Đông Bắc và
đồng bằng Bắc Bộ.
+ Cánh cung Đông Triều đón gió Đơng Nam vào mùa hạ, gây mưa lớn ở sườn đón gió, nhưng làm
cho vùng khuất gió ở lịng máng Cao - Lạng mưa ít.
- Hướng núi tây bắc - đông nam tác động mạnh mẽ đến khí hậu nước ta.
+ Dãy Hồng Liên Sơn đã chặn các đợt gió mùa Đơng Bắc, khơng cho xâm nhập trực tiếp vào Tây
Bắc, làm cho nhiệt độ vào mùa đông ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc tại những nơi có cùng độ cao.
+ Dãy Bạch Mã ngăn gió mùa Đơng Bắc tràn xuống phía nam, làm cho về mùa đơng, nhiệt độ có sự
phân hóa rõ giữa hai miền khí hậu phía bắc và phía nam.
+ Dãy Trường Sơn đớn gió Đơng Bắc vào mùa dơng gây mưa; đón gió Tây Nam vào mùa hạ, gây
hiện tượng phơn khơ nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ. Từ đó, làm cho mùa mưa ở Trung Bộ
lệch về thu đông và mùa mưa ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ ngược nhau (mùa mưa ở
Tây Nguyên là mùa khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ, ngược lại mùa mưa ở Duyên hải Nam Trung
Bộ là mùa mưa ở Tây Nguyên).
+ Phan Rang là nơi mưa ít nhất nước ta do nguyên nhân địa hình là chủ yếu. Hai loại gió Đơng Bắc
và Tây Nam đều gây mưa ở sườn đón gió (mưa ở phía vịnh Cam Ranh là sườn đón gió vào mùa
đơng và mưa ở phía nam mũi Dinh là sườn đón gió vào mùa hạ), trong khi Phan Rang nằm ở phía
sườn khuất gió của cả hai mùa. Phía tây của Phan Rang là núi cực Nam Trung Bộ, tạo ra hiện tượng
phơn khơ nóng trong mùa hạ.

23. Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học, chứng minh địa hình có tác động rõ rệt đến đất đai
và sinh vật nước ta.
HƯỚNG DẪN
Tác động của địa hình đến đất đai và sinh vật nước ta thể hiện rõ rệt nhất là ở độ cao địa hình và
một số dạng địa hình.
a) Độ cao của địa hình tác động đến đất đai và sinh vật: Độ cao địa hình đã tạo ra ba đai cao ở
nước ta với sự khác nhau về đất và sinh vật bắt nguồn từ tác động của khí hậu
- Đai nhiệt đới gió mùa
+ Ở miền Bắc, đai có độ cao trung binh dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 - 1000m.
+ Trong đai này có hai nhóm đất:
• Nhóm đất phù sa: chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, bao gồm: đất phù sa ngọt, đất
phèn, đất mặn, đất cát...
• Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp: chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn là đất
feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.
+ Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:
• Hệ sinh thái nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng đồi núi thấp mưa nhiều,
khí hậu ẩm ướt, mùa khơ khơng rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30
- 40m, phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa
dạng và phong phú.
Trang 17


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
• Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới
khơ. Trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt có các hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi; rừng ngập
mặn trên đất mặn ven biển; rừng tràm trên đất phèn; xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát,
đất xám vùng khô hạn.
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
+ Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900 - 1000m đến 2600m.
• Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m, có hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.

Đất feralit có mùn với đặc tính chua, q trình phong hóa yếu nên tầng đất mỏng.
• Ở độ cao trên 1600 - 1700m, quá trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn. Rừng sinh trưởng
kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần lồi; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng
có các lồi chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
- Đai ơn đới gió mùa trên núi
+ Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hồng Liên Sơn).
+ Có các lồi thực vật ơn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô.
b) Ở một số dạng địa hình khác nhau có đất đai và sinh vật khác nhau
- Ở nơi trũng thấp, thường xuyên ngập nước trong mùa mưa và cạn nước trong mùa khô, với sự
xâm nhập mặn (như ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xun...) đã hình thành nên đất phèn, trên
đó có thực vật chủ yếu là cây tràm.
- Ở cửa sông ven biển, nơi có sự xâm nhập mặn thường xuyên, đã hình thành đất mặn, với sự có
mặt của các loài thực vật của rừng ngập mặn như: đước, sú, vẹt, mắm, bần...
- Trên các địa hình núi đá vơi, đất đỏ đá vôi với rừng thường xanh, phổ biến các loài cây trai,
nghiến...
24. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió mùa mùa
đơng đến khí hậu nước ta.
HƯỚNG DẪN
- Thời gian: từ tháng XI - IV.
- Hướng: đông bắc.
- Nguồn gốc: từ cao áp Xibia.
- Tính chất: lạnh khơ.
- Hoạt động (phạm vi, thời gian):
+ Gió mùa Đơng Bắc xâm nhập trực tiếp vào vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, xâm nhập vào
Tây Bắc theo các thung lũng sơng và thổi về phía nam. Khi di chuyển về phía nam, gió mùa Đơng
Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã; chỉ có những đợt có cường độ
mạnh thì mới vượt qua được dãy núi này, nhưng đã bị biến tính mạnh, hầu như khơng cịn lạnh nữa.
+ Nửa đầu mùa đơng (khoảng tháng XI - I): Gió Đơng Bắc thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn, khi
vào nước ta gây nên thời tiết lạnh khô ở Bắc Bộ. Từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế do gặp dãy
Trường Sơn Bắc, nên gây mưa lớn.


Trang 18


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
+ Nửa sau mùa đông (khoảng tháng II - IV): Gió Đơng Bắc bị lệch qua biển được tăng cường ẩm,
khi thổi vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Tác động đến khí hậu nước ta:
+ Gây ra một mùa đơng lạnh ở miền Bắc, có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; đồng thời đó cũng là mùa
khơ, nhưng khơng khơ hạn lắm, do có mưa phùn.
+ Gây ra sự phân hóa về nhiệt và mưa ở miền Bắc và cả nước.
25. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió Tây Nam TBg
đến khí hậu nước ta.
HƯỚNG DẪN
(TBg - viết tắt của vịnh Tây Bengan, một vịnh ở Bắc Ấn Độ Dương ở vùng biển Ấn Độ)
- Thời gian: đầu mùa hạ (khoảng tháng V, VI và đầu tháng VII).
- Hướng: tây nam.
- Nguồn gốc: từ cao áp Bắc Ấn Độ Dưong.
- Tính chất: nóng ẩm.
- Hoạt động và tác động:
+ Xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng
đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, trở nên khơ nóng (gió phơn Tây
Nam hay gọi là gió Tây hoặc gió Lào).
26. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, phân tích tác động của gió mùa Tây Nam đến khí hậu nước
ta.
HƯỚNG DẪN
- Thời gian: giữa và cuối mùa hạ (khoảng tháng VII, VIII - X).
- Hướng: tây nam. Ra phía bắc, gió này bị hút vào áp thấp Bắc Bộ, thổi theo hướng đông nam vào

Bắc Bộ.
- Nguồn gốc: từ cao áp chí tuyến Bán cầu Nam.
- Tính chất: khi vượt qua vùng biển Xích đạo, trở nên nóng ẩm với tầng ẩm rất dày.
- Hoạt động và tác động:
+ Gió mùa Tây Nam thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây
Nguyên. Gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa
hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
+ Nam Bộ là nơi đón gió trước và gió rút muộn hơn phía bắc, nên thời gian mưa thường kéo dài,
nhiều nơi sang tháng XI mới kết thúc mùa mưa.
27. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió Tín phong
Bán cầu Bắc đến khí hậu nước ta.
HƯỚNG DẪN
- Thời gian: là loại gió thường xuyên trên Trái Đất, thổi quanh năm ở nước ta.
Trang 19


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Quốc gia địa lí THPT
- Hướng: đông bắc.
- Nguồn gốc: từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương (là cao áp chí tuyến Bán cầu Bắc).
- Tính chất: khơ nóng, ổn định, độ ẩm tương đối thấp.
- Hoạt động và tác động:
+ Mùa đơng:
• Ở miền Bắc: Tín phong Bán cầu Bắc thổi xen kẽ với gió mùa Đơng Bắc; mỗi khi gió mùa Đơng
Bắc yếu đi, gió này mạnh lên, gây thời tiết ấm áp, hanh khơ.
• Ở miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào): Tín phong Đơng Bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi chắn
gió gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khơ ở Nam Bộ
và Tây Ngun.
+ Mùa hạ:
• Đầu mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc hướng đơng bắc gặp gió Tây Nam TBg tạo nên dải hội tụ
chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa đầu mùa cho cả nước và mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ

và Tây Nguyên. Do gió Tây Nam TBg mạnh hơn đẩy Tín phong Bán cầu Bắc ra xa về phía đơng
nên miền Bắc ít chịu ảnh hưởng của dải hội tụ này.
• Giữa và cuối mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc gặp gió mùa Tây Nam tạo nên dải hội tụ nhiệt
đới theo hướng vĩ độ, vắt ngang qua lãnh thổ nước ta, gây mưa lớn. Dải hội tụ này lùi dần theo
hướng bắc nam nên đỉnh mưa lùi dần từ bắc vào nam.
+ Mùa xn: Gió Đơng Bắc suy yếu, gió Tây Nam chưa mạnh lên, Tín phong Bán cầu Bắc thổi ở
rìa Tây Nam của cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương vào nước ta theo hướng đơng nam. Gió
này gây ra thời tiết "nồm", độ ẩm lớn, sương mù nhiều, thời tiết ấm, không mưa.
28. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của dải hội tụ nhiệt
đới đến khí hậu nước ta.
HƯỚNG DẪN
- Dải hội tụ nhiệt đới ở nước ta được hình thành vào mùa hạ, giữa gió mùa mùa hạ và Tín phong
Bán cầu Bắc.
- Đầu mùa hạ
+ Gió Tây Nam TBg gặp Tín phong Bán cầu Bắc tạo nên dải hội tụ nhiệt đới, chạy theo hướng kinh
tuyến. Do gió Tây Nam TBg mạnh hơn, đẩy Tín phong Bán cầu Bắc ra ngồi xa về phía đơng, nên
dải hội tụ chủ yếu chạy dọc theo Philippin, đoạn cuối áp sát vào miền Nam nước ta.
+ Dải hội tụ nhiệt đới vào thời kì này là nguyên nhân gây mưa mưa Tiểu mãn (vào tiết Tiểu mãn
đầu tháng VI) ở Trung Bộ nước ta.
- Giữa và cuối mùa hạ:
+ Gió mùa Tây Nam gặp Tín phong Bán cầu Bắc tạo nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng vĩ
tuyến, vắt ngang qua nước ta.
+ Dải hội tụ này vắt ngang qua Bắc Bộ vào tháng VIII, theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời lùi
dần vào Trung Bộ và Nam Bộ vào tháng IX, X, sau đó lùi xuống vĩ độ trung bình ở Xích đạo. Dải

Trang 20




×