Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Môn Quản trị chuỗi cung ứng pepsico việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.54 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GỊN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP NHĨM
MƠN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
ĐỀ TÀI: NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRONG QUẢN
TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG PEPSICO VIỆT NAM
GVHD: Nguyễn My Huy Thạch
Trình bày:
1) Nguyễn Thị Thu Thảo DH72000040
2) Nguyễn Thị Thùy Duyên DH72002148
3) Tống Trúc Quyên DH72007188
4) Đoàn Thị Sơn Tuyền DH72007201

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04 NĂM 2023


MỤC LỤC
I. Giới thiệu về PepsiCo Việt Nam..........................................................................4
1. Giới thiệu về PepsiCo thế giới..........................................................................4
2. Giới thiệu về Pepsico Việt Nam.......................................................................4
a) Suntory PepsiCo Vietnam Beverage............................................................4
b) Lịch sử hình thành........................................................................................5
c) Các sản phẩm của Pepsico............................................................................6
d) Nhà cung cấp..................................................................................................6
II. Những vấn đề chính............................................................................................7
1. Cấu hình mạng lưới phân phối........................................................................7
2. Kiểm sốt hàng tồn kho....................................................................................7
3. Nguồn nguyên liệu sản xuất.............................................................................7
4. Hợp đồng cung ứng...........................................................................................7


5. Chiến lược phân phối........................................................................................8
6. Tích hợp chuỗi cung ứng và hợp tác chiến lược.............................................8
7. Thuê ngoài và chiến lược bù đắp.....................................................................8
8. Thiết kế sản phẩm.............................................................................................8
9. Công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định.................................8
10. Giá trị khách hàng..........................................................................................9
11. Chính sách giá thơng minh.............................................................................9
III. Thảo luận về các vấn đề chính của chuỗi cung ứng PEPSICO VIỆT NAM9


1. Cấu hình mạng lưới phân phối........................................................................9
a. Thành viên kênh phân phối..........................................................................9
b. Cấu trúc kênh phân phối của PepsiCo Việt Nam:....................................11
2. Kiểm soát hàng tồn kho..................................................................................12
3. Nguồn nguyên liệu sản xuất...........................................................................13
4. Hợp đồng cung ứng.........................................................................................15
5. Chiến lược phân phối......................................................................................15
6. Tích hợp chuỗi cung ứng và hợp tác chiến lược...........................................16
7. Thuê ngoài và chiến lược bù đắp...................................................................21
8. Thiết kế sản phẩm...........................................................................................22
9. Công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định...............................24
10. Giá trị khách hàng........................................................................................26
11. Chính sách giá thơng minh...........................................................................28
IV. Phần kết luận...................................................................................................29
V. Đề xuất................................................................................................................30


I. Giới thiệu về PepsiCo Việt Nam
1. Giới thiệu về PepsiCo thế giới
- PepsiCo được thành lập vào năm 1965 với sự hợp nhất của Công ty Pepsi-Cola và

Frito-Lay. PepsiCo đã mở rộng từ sản phẩm cùng tên Pepsi sang một loạt các
thương hiệu thực phẩm và đồ uống rộng lớn hơn, trong đó lớn nhất bao gồm việc
mua lại các công ty Tropicana vào năm 1998 và Quaker Oats Company vào năm
2001.
- Là một tập đoàn thực phẩm, đồ ăn nhẹ và đồ uống đa quốc gia của Mỹ có trụ sở
tại Harrison, New York.
- PepsiCo là một tập đoàn thực phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới với các sản
phẩm được người tiêu dùng thưởng thức hơn một tỷ lần mỗi ngày tại hơn 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Tập đoàn PepsiCo đạt doanh thu rịng khoảng 80 tỷ đơ la trong năm 2021 với các
nhãn hàng chủ lực bao gồm Frito-Lay,Gatorade, Pepsi-Cola, Quaker và Tropicana.
Danh mục sản phẩm của PepsiCo bao gồm một loạt các sản phẩm đồ uống và sản
phẩm được yêu thích với tổng cộng 22 nhãn hiệu, tạo ra khoản 1 tỷ đô la mỗi doanh
thu bán lẻ hàng năm.
2. Giới thiệu về Pepsico Việt Nam
a) Suntory PepsiCo Vietnam Beverage
- Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB), 100% vốn
nước ngoài, là một liên minh giữa PepsiCo Inc và Suntory Holdings Limited, được
chính thức thành lập vào tháng Tư năm 2013.
- Trụ sở chính nằm trên Tầng 5, Khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh.


- Trên chặng đường xây dựng và phát triển tại thị trường Việt Nam, Suntory
PepsiCo Việt Nam đãgặt hái được một số thành công lớn. Suntory Pepsico Việt
Nam hiện là công ty nước giải kháthàng đầu tại thị trường Việt Nam với 5 nhà máy
sản xuất, 6 văn phòng kinh doanh, gần 3.000nhân viên chính thức và hàng nghìn
nhân viên khơng chính thức. Đến nay, cơng ty đã sản xuất vàcung cấp ra thị trường
13 sản phẩm uy tín hàng đầu như Pepsi, 7Up, Sting, TEA +, Aquafina,Revive,
Mirinda, ...

- Tổng doanh thu năm 2021 của Suntory PepsiCo Việt Nam là 0,83 tỷ USD, không
thay đổi nhiềuso với năm 2020.
b) Lịch sử hình thành
- 24/12/1991 – Cơng ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do liên doanh
giữa SP. Co và Marcondray - Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%.
- 1992 – Xây dựng và khánh thành nhà máy Hóc Mơn
- 1994 – PepsiCo chính thức gia nhập thị trường Việt Nam khi liên doanh với công
ty Nước giải khát Quốc tế IBC cùng với sự ra đời của hai sản phẩm đầu tiên là
Pepsi và 7 Up từ những ngày đầu khi Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994.
- 1998 - 1999 – Thời điểm này cũng là lúc cấu trúc về vốn được thay đổi với sở hữu
100% thuộc về PepsiCo.
- 2003 – Công ty được đổi tên thành Công ty Nước Giải khát Quốc tế PepsiCo Việt
Nam. Nhiều sản phẩm nước giải khát không ga tiếp tục ra đời như: Sting, Twister,
Lipton Ice Tea, Aquafina.
- 2004 – thông qua việc mua bán, sáp nhập nhà máy Điện Bàn, công ty mở rộng sản
xuất và kinh doanh tại Quảng Nam.
- 2005 – Chính thức trở thành một trong những công ty về nước giải khát lớn nhất
Việt Nam.


- 2006 – công ty mở rộng sản xuất và kinh doanh thêm về thực phẩm với sản phẩm
snack Poca được người tiêu dùng, và giới trẻ ưa chuộng.
- 2007 – Phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành.
- 2008-2009, sau khi khánh thành thêm nhà máy thực phẩm ở Bình Dương, (sau
này đã tách riêng thành Cơng ty Thực phẩm Pepsico Việt Nam), công ty mở rộng
thêm vùng nguyên liệu tại Lâm Đồng. Nhiều sản phẩm thuộc mảng nước giải khát
mới cũng được ra đời như: 7Up Revive, Trà xanh Lipton; Twister dứa.
- 2010 – đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với PepsiCo Việt Nam thông qua
việc PepsiCo tuyên bố tiếp tục đầu tư vào Việt Nam 250 triệu USD cho ba năm tiếp
theo. 2/2010, nhà máy mới tại Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động.

- 2012 – trong năm này xảy ra sự kiện mua bán sáp nhập nhà máy San Miguel tại
Đồng Nai vào tháng 3 năm 2012 và nhà máy PepsiCo có quy mô lớn nhất khu vực
Đông Nam Á đã được khánh thành tại Bắc Ninh vào tháng 10 năm 2012.
- 4/2013 – liên minh nước giải khát chiến lược Suntory PepsiCo Việt Nam đã được
thành lập giữa Suntory Holdings Limited và PepsiCo, Inc. trong đó Suntory chiếm
51% và PepsiCo chiếm 49% với sự ra mắt của các sản phẩm mới trà Olong Tea+
Plus và Moutain Dew.
c) Các sản phẩm của Pepsico
 Đồ uống có ga Pepsi Cola
 Nước uống tăng lực Sting
 Nước giải khát có ga Mountain Dew
 Tropicana Twister – nước uống có hương vị
 7UP – nước giải khát có ga
 7UP Revive – nước uống có ga
 Ô long TEA+ Plus – trà uống liền
 Mirinda – nước giải khát có ga


 Trà uống liền Lipton Teas
 Nước khống đóng chai Aquafina
 Cà phê đóng lon – Boss Cà Phê
d) Nhà cung cấp
- Pepsico Việt Nam là thành viên của Pepsico tồn cầu nên đều có các nhà cung cấp
lớn nhất định. Các nhà cung cấp liên kết cùng với nhau theo hướng cùng có lợi cho
tồn ngành, mối quan hệ quan hệ tốt với nhà cung cấp sẽ được duy trì, tạo thuận lợi
trong quá trình hoạt động.
- Nguồn cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu từ nước ngoài.
- Nguồn vốn từ cơng ty mẹ Pepsico từ nước ngồi và của tập đồn Suntory.
II. Những vấn đề chính
1. Cấu hình mạng lưới phân phối

- Để có thể xây dựng một mạng lưới phân phối hàng hóa hiệu quả, linh hoạt với
những thay đổi về nhu cầu thị trường, thay đổi trong doanh nghiệp,…, nhà quản lý
cần xem xét kĩ càng việc lựa chọn vị trí cũng như cơng suất nhà kho, sản lượng sản
xuất của từng loại sản phẩm tại từng nhà máy đồng thời tạo lập một dòng dịch
chuyển hiệu quả giữa các đơn vị hay từ nhà máy đến nhà kho, từ nhà kho đến nhà
bán lẻ và đảm bảo tối thiểu hóa về tổng chi phí sản xuất, tồn kho, vận chuyển.
2. Kiểm soát hàng tồn kho
- Nhu cầu khách hàng ln thay đổi liên tục. Chính vì vậy, nhà quản lý cần làm sao
để phân tích, dự báo nhu cầu và đưa ra các quyết định về điểm đặt hàng lại và mức
đặt hàng tối thiểu nhằm giảm thiểu được chi phí tồn kho.
3. Nguồn nguyên liệu sản xuất
- Vai trò của các nhà cung cấp ngun liệu ln chiếm một vị trí quan trọng trong
sự phát triển ngành bền vững.


- Nhà cung cấp ngun liệu thơ có nhiệm vụ cung cấp nguồn nguyên liệu để tiến
hành sản xuất. Đây là thành phần quan trọng không thể thiếu được của chuỗi cung
ứng.
4. Hợp đồng cung ứng
- Việc quản lý các hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà cung ứng như hợp đồng mua
bán vật tư/thuê thiết bị/thuê vận chuyển,…cần được quản lý cẩn thận vì nó cung
cấp các thơng tin cụ thể về hàng hóa, đơn giá, điều khoản thanh toán, giao hàng,
chất lượng,…
5. Chiến lược phân phối
- Chiến lược phân phối cần đảm bảo nhà kho - điểm dịch chuyển có thể điều phối
sản phẩm tới các cửa hàng một cách tối ưu về cả thời gian và chi phí, đồng thời giữ
mức tồn kho tối thiểu.
6. Tích hợp chuỗi cung ứng và hợp tác chiến lược
- Việc tích hợp với mức độ hợp lý đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp thơng
qua việc chia sẻ thơng tin và hoạch định tác nghiệp.

7. Thuê ngoài và chiến lược bù đắp
- Chiến lược chuỗi cung ứng không chỉ liên quan đến việc phối hợp các hoạt động
khác nhau trong chuỗi, mà cịn quyết định điều gì được thực hiện trong nội bộ và
điều gì nên mua từ bên ngồi. Để quyết định được, cơng ty cần xác định các hoạt
động sản xuất thuộc năng lực cốt lõi để được hoàn tất ở nội bộ, và những sản phẩm
hoặc bộ phận nào không thuộc năng lực cốt lõi nên được mua từ nguồn cung cấp
bên ngoài.
8. Thiết kế sản phẩm
- Việc thiết kế cũng đóng một vai trị khá quan trọng trong chuỗi cung ứng, tuy
nhiên, việc thiết kế địi hỏi khá nhiều chi phí. Do vậy, nhà quản lý cần xác định khi


nào thì nên thực hiện, lợi nhuận thu được từ việc thực hiện, những thay đổi nào nên
áp dụng nhằm tận dụng tối ưu những thay đổi của thiết kế sản phẩm.
9. Công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin là điều rất cần thiết trong việc quản lý chuỗi
cung ứng một cách hiệu quả. Do chuỗi cung ứng bao gồm nhiều thành phần tham
gia khác nhau, lượng thông tin dữ liệu là không hề nhỏ, việc quản trị một cách hiệu
quả sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Làm thế nào để cập nhật thông tin và dữ liệu
một cách chính xác, kịp thời, làm thế nào để có cái nhìn tồn cảnh,… Tất cả các
cơng việc này cần sự hỗ trợ của phần mềm chuyên dụng.
10. Giá trị khách hàng
- Đo lường, đánh giá hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mang lại cho khách hàng
điều gì là điều không thể thiếu giúp doanh nghiệp đưa ra những điều chỉnh hợp lý
nhằm gia tăng hơn nữa giá trị khách hàng trong chuỗi cung ứng.
11. Chính sách giá thông minh
- Giá cả là một nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và người tiêu
dùng nói riêng, sản phẩm có mang tính cạnh tranh cao hay không tùy thuộc vào yếu
tố này nên doanh nghiệp cần xem xét và quyết định giá cho phù hợp.
III. Thảo luận về các vấn đề chính của chuỗi cung ứng PEPSICO VN

1. Cấu hình mạng lưới phân phối
a. Thành viên kênh phân phối
 Nhà sản xuất
- Suntory Pepsico Vietnam Beverage: Pepsi Beverages Corropation chịu trách
nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt cho các nhà máy, chịu trách nhiệm phổ biến
và quản lý thương hiệu.
- PBV (Pepsi Bottling Ventures): Chịu trách nhiệm sản xuất, dự trữ kho bãi, phân
phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Pepsico.


- Theo số liệu vào năm 2018, PepsiCo Việt Nam có tổng cộng 5 nhà máy sản xuất
trực thuộc cơng ty, đó là: Nhà máy sản xuất nước giải khát đặt tại phường Thới An,
Quận 12, TP. HCM; Chi nhánh Cty TNHH nước giải khát Suntory Pepsico Việt
Nam tại Đồng Nai, khu cơng nghiệp Amata, TP. Biên Hịa, Đồng Nai; Chi nhánh
Pepsico Việt Nam tại khu cơng nghiệp Trà Nóc, TP. Cần Thơ; Chi nhánh Pepsico
Việt Nam tại huyện Điện Bàn, Quảng Nam; Chi nhánh Pepsico Việt Nam tại khu
công nghiệp VSIP, Bắc Ninh.
- Khu vực Đông Nam Bộ: Nhà máy ở quận 12, TP. HCM có 5 dây chuyền lon chai,
cơng suất 220 triệu lít/năm; Nhà máy tại TP. Biên Hịa, Đồng Nai có cơng suất 150
triệu/năm.
- Khu vực ĐBSCL, nhà máy tại Cần Thơ là nhà máy lớn nhất với 4 dây chuyền có
cơng suất 70 triệu lít/năm.
- Khu vực miền Trung, nhà máy tại huyền Điện Bàn, Quảng Nam có 1 dây chuyền
cha với cơng suất 30 triệu lít/năm.
- Khu vực miền Bắc, nhà máy tại Bắc Ninh có quy mơ lớn nhất khu vực ĐNA, với
tổng sản lượng 170 triệu lít/năm.
 Nhà bán bn
- Là tất cả các doanh nghiệp, tổ chức mua hàng hóa với số lượng lớn và bán cho
những người bán lại hoặc sử dụng kinh doanh.
- PepsiCo có 52 nhà phân phối trải dài từ Bắc vào Nam, một số nhà phân phối nước

giải khát nổi bật bao gồm:
 Tại Hà Nội: Công ty TNHH nước giải khát BlueSea, Trung tâm phân
phối đồ uống Đại Nam, Nhà phân phối bia, rượu, nước giải khát Bách
Khoa, Nhà phân phối Pepsi Tuệ Minh, Công ty Hoa Sen Việt.
 Tại TP. Hồ Chí Minh: Khải San Food, Nhà phân phối Khương Duy,
Cơng ty TNHH Bình Minh, Nhà phân phối nước giải khát Kim Lan.


- Chức năng: Mua bán, làm thủ tục xuất nhập kho, bố trí kho bãi, cung cấp thơng
tin về xu hướng, thị hiếu mới nhất của thị trường, các quy định về vật liệu và chất
lượng.
- Điều kiện: Đảm bảo và cam kết chất lượng với công ty về doanh số và cung cấp
thông tin phản hồi.
 Nhà bán lẻ
-Chịu sự giám sát từ công ty thông qua các nhà bán buôn, bao gồm các tổ chức, cá
nhân bán hàng cho tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng của các hộ gia đình.
-Có hệ thống phân phối phong phú và đa dạng, không chỉ phân phối sản phẩm của
pepsi mà cịn của đối thủ cạnh tranh.
-Mục đích của cơng ty là muốn giới thiệu sản phẩm hiệu quả, còn của nhà bán lẻ là
để bán được nhiều hàng hơn, doanh thu cao, có nhiều khơng gian để giới thiệu mặt
hàng khác.
 Đại lý
-PepsiCo Việt Nam có 3 đại lý phân phối lớn tại 3 miền đất nước, TP HCM, TP Đà
Nẵng và Thủ đô Hà Nội.
-Từ 3 tỉnh thành này, có thể phân phối đến các tỉnh thành khác trong khu vực và từ
đó đến tay người tiêu dùng.
 Người tiêu dùng
-Là cá nhân, tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho đời sống của mình, những
người trực tiếp sử dụng sản phẩm của PepsiCo.
-Tạo nên thị trường mục tiêu của công ty, được đáp ứng bởi các thành viên khác

của kênh.
-Tạo ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số của các thành viên kênh, của nhà sản xuất.
b. Cấu trúc kênh phân phối của PepsiCo Việt Nam:
 Theo chiều dài (kênh 3 cấp):


Nhà sản
xuất

Đại lý bán
sỉ

Nhà bán
buôn

Nhà bán
lẻ

Người
tiêu dùng

 Về chiều rộng của kênh 3 cấp:

Đại lý bán sỉ

Nhà bán buôn

đại lý sỉ

Nhà bán lẻ


Nhà phân
phối

KFC,
LOTTERIA,..

siêu thị

CGV, BHD,..

rạp phim

Siêu thị

Nhà hàng,
quán xá

 Theo chiều dài (kênh 1 cấp):

Nhà sản xuất

Nhà bán lẻ

Người tiêu dùng

-Phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất qua trung gian nhà bán lẻ, đến người tiêu
dùng cuối cùng. Hình thức này áp dụng đối với các sản phẩm mang tính phổ biến.
 Về chiều rộng của kênh 1 cấp, nhà bán lẻ bao gồm Vinmart, GO!,
Coopmart, Lotte Mart

2. Kiểm sốt hàng tồn kho
- Một trong những lợi ích quan trọng của việc quản lý chuỗi cung ứng của PepsiCo
là quản lý hàng tồn kho được tối ưu hóa.


- Tối ưu hóa hàng tồn kho nghĩa là tối ưu hóa chi phí hàng tồn kho chứ khơng phải
tối ưu theo kiểu hàng hóa ln tồn trong kho để có thể sẵn sàng xuất cho khách
hàng.
- Việc duy trì mức tồn kho tối ưu trong nhiều trung tâm phân phối và cửa hàng bán
lẻ của họ đã giúp PepsiCo tiết kiệm hàng triệu USD trong việc quản lý mức tồn kho
của họ. Một chuỗi cung ứng được quản lý tốt yêu cầu theo dõi và giám sát chính
xác hàng tồn kho, thứ có thể dễ dàng được giám sát bằng các cơng cụ từ các hệ
thống tự động hóa kỹ thuật số như SAP và Oracle.
- Ngoài việc đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực hạn chế, tối ưu hóa
hàng tồn kho cũng có thể giúp cải thiện sự linh hoạt trong hoạt động. Thông qua
các chiến lược dự báo và sử dụng hàng dự trữ thơng minh, PepsiCo đã có thể giảm
hơn 30% chi phí khi đối mặt với nhu cầu thị trường không ổn định, biến động tiền
tệ hoặc thay đổi đột ngột trong đơn đặt hàng của khách hàng.
- Các lợi ích khác từ việc quản lý hàng tồn kho được cải thiện bao gồm giảm đáng
kể vấn đề hết hàng đối với các sản phẩm dễ hỏng như nước giải khát và thực phẩm.
- Vì vậy, PepsiCo khơng chỉ tiết kiệm tiền cho các quy trình hậu cần mà cịn mang
đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn với ít gián đoạn hơn khi khơng có sẵn sản
phẩm khi khách hàng muốn.
- Cuối cùng, việc quản lý hàng tồn kho được tối ưu hóa đã cho phép PepsiCo tạo ra
khung thời gian giao hàng đáng tin cậy hơn vì họ có thể dự đoán tốt hơn những sản
phẩm nào cần được bổ sung, khi nào và ở đâu. Với ước tính khoảng 8 triệu đơn đặt
hàng được xử lý hàng ngày trên mạng lưới toàn cầu của họ, các nhà cung cấp của
PepsiCo luôn nhận được nguyên vật liệu phù hợp vào đúng thời điểm, đảm bảo mọi
thứ đều đúng hạn.



3. Nguồn nguyên liệu sản xuất
- PEPSICO Việt Nam là thành viên của PEPSICO tồn cầu nên có các nhà cung
cấp lớn nhất định.
- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu của cơng ty bao gồm những nhà cung cấp chính
sau:
 Cơng ty Cork Ireland đóng tại Ireland là nhà máy cung cấp hương liệu dùng
cho sản xuất nước Pepsi - Công ty Pepsi
 Lipton là nhà máy cung cấp hương liệu về trà.
 Cơng ty đường Biên Hịa, Bour Tây Ninh là những nguồn cung cấp nguyên
liệu đường trong nước.
 Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging (Việt Nam), Cơng ty Bao
Bì Biên Hịa, Cơng ty Yuen.
 Foong Yu cung cấp các thùng carton hộp giấy cao cấp để bảo quản và tiêu
thụ nội địa cho công ty.
 Công ty Ngọc Nghĩa cung cấp vỏ chai nhựa.- Công ty Hercules Việt Nam,
San Miguel Phú Thọ cung cấp nắp khoén, vân vân.
- Các nhà cung cấp của Pepsico:
Nhà cung cấp
Công ty TNHH thiết bị côngnghiệp GSI
Việt Nam
Công ty đường Biên Hịa, BOUR Tây
Ninh
Cơng ty TNHH dynaplast
Cơng ty bao bì Biên Hịa
Cơng ty Yuen Foong Yu
Cơng ty Ngọc Nghĩa
Cơng ty Hercules Việt Nam, San Miguel
Phú Thọ


Nguyên liệu
Nhà xưởng
Nguyên liệu đường
Cung cấp thùng carton hộp giấy cao cấp
đểbảo quản và tiêu thụ
Cung cấp vỏ chai nhựa
Cung cấp nắp khoắn


- Về mặt cơ bản PepsiCo đã xây dựng được một hệ thống nhà cung cấp đáp ứng
được nhu cầu. Đối với những nhà cung cấp này, PepsiCo cũng đang là khách hàng
lớn nhất. Do đó, mức độ phối hợp của các nhà cung cấp tương đối tốt. Tuy nhiên
một số mặt hàng công ty vẫn chưa phát triển được nhà cung cấp tại Việt Nam mà
vẫn phải nhập từ nước ngoài về với thời gian đặt hàng rất dài làm ảnh hưởng tới tồn
kho và khó khăn trong việc thay đổi kế hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu bán hàng
của công ty.
4. Hợp đồng cung ứng
-PepsiCo là một cơng ty tồn cầu, quy mơ lớn với nhiều năm hoạt động trên thương
trường, họ không ngần ngại công khai các điều kiện và điều khoản chuẩn đính kèm
đơn đặt hàng ngay trên website của công ty.
- Với các điều khoản rõ ràng về việc giao hàng trễ, chuyển quyền sở hữu và rủi ro,
giao hàng nhiều lần, bảo hành và thời hạn bảo hành, cam kết của bên bán, bao bì,
bồi thường, vân vân, thể hiện sự minh bạch và đáng tin cậy.
5. Chiến lược phân phối
 Chiến lược phân phối rộng rãi
- Sản phẩm nước giải khát của Pepsico có mặt ở khắp mọi nơi với số lượng không
bao giờ thiếu.
- Tạo cơ hội cho khách hàng dễ tiếp cận và làm quen, đáp ứng nhu cầu giải khát
không ngừng nghỉ.
- Phát triển mối quan hệ dài hạn với các nhà cung cấp.

 Chiến lược phân phối có chọn lọc
- Lựa chọn trung gian ở một số nơi nhất định để tiêu thụ sản phẩm mà không cần
phải phân tán lực lượng ra nhiều điểm bán.
- Giúp giành được thị phần cần thiết, tiết kiệm chi phí, kiểm soát các địa điểm phân
phối sản phẩm cũng trở nên đơn giản và hiệu quả.


 Chiến lược phân phối độc quyền
- Thỏa thuận và ký hợp đồng liên kết với các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh, hệ
thống rạp chiếu phim, vân vân.
- Việt Nam hiện là một trong những cơ hội tăng trưởng tốt nhất của PepsiCo.
Người tiêu dùng tại Việt Nam đã quen với nhiều nhãn hàng đến từ thương hiệu này
như 7UP, Sting, Mirinda, Lipton, Tropicana Twister, Aquafina.
- Pepsico có thể thức hiện chiến lược này là vì nguồn vốn mạnh từ tập đồn pepsi
(hơn 100 triệu đơ), sự uy tí của chuỗi cửa hàng bán đồ ăn nhanh và sự phát triển
quy mô của các cửa hàng đã làm tăng mạnh lượng tiêu dùng nước giải khát pepsi.
6. Tích hợp chuỗi cung ứng và hợp tác chiến lược
- Ngày 1/4/2022, lần đầu tiên Bộ phận Mua Hàng cùng với Ban Lãnh đạo và các
phịng ban chủ chốt đã có cuộc gặp gỡ với các đối tác của Suntory PepsiCo Việt
Nam.
- Để đạt được những cơ hội hợp tác chiến lược lâu dài, bà Nguyễn Thị Diệu Thúy Phó tổng giám đốc bộ phận Mua hàng đã trao đổi: “Công ty mong muốn cùng với
đối tác liên kết, hợp tác chuỗi cung ứng để qua đó có thể giảm thiểu tổng chi phí,
góp phần đơn giản và tối ưu hóa quy trình hoạt động cũng như cùng nhau chia sẻ
thơng tin dự báo, xu hướng thị trường, thị hiếu tiêu dùng,… để cùng nhau quản lý
tốt hơn những rủi ro trong chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh doanh.”
- Đầu tiên, họ tích hợp hệ thống quản lý chuỗi cung ứng với nền tảng quản lý quan
hệ khách hàng (CRM) để đảm bảo rằng dữ liệu khách hàng luôn được cập nhật trên
cả hai hệ thống. Điều này cũng cung cấp cho khách hàng khả năng hiển thị thời
gian thực về trạng thái đơn hàng và cho phép giao tiếp tốt hơn giữa Pepsi-Cola và
khách hàng của mình.

- Ngồi ra, Pepsi-Cola đã triển khai các công nghệ theo dõi tự động để giám sát các
lô hàng của họ từ khi chúng được vận chuyển cho đến khi chúng đến đích. Cơng


nghệ này cho phép theo dõi hàng tồn kho và thời gian giao hàng tốt hơn, đảm bảo
các đơn hàng được giao đúng hạn và đầy đủ.
- Pepsi-Cola cũng sử dụng phần mềm phân tích dự đốn để dự báo nhu cầu và điều
chỉnh chuỗi cung ứng của mình cho phù hợp. Với phần mềm này, Pepsi-Cola có thể
dự đốn các đơn đặt hàng của khách hàng và dự đoán sự thay đổi nhu cầu để giữ
hàng tồn kho ở mức tối ưu trong tương lai.
Những sáng kiến này đã cải thiện đáng kể khả năng hiển thị của hệ thống quản lý
chuỗi cung ứng của Pepsi-Cola.
- Cụ thể, Pepsi-Cola đã giảm được 25% thời gian giao hàng, giảm 33% tình trạng
hết hàng và giảm 11% chi phí tồn kho.
-Ngồi ra, sự hài lòng của khách hàng tăng 20%, giúp tăng doanh thu và doanh thu
cho công ty.
- Việc thực hiện một loạt các chiến lược và công nghệ đã cải thiện đáng kể thời
gian giao hàng, hết hàng, chi phí tồn kho và sự hài lịng của khách hàng.
- Suntory PepsiCo Việt Nam và Deloitte Consulting Việt Nam hợp tác triển khai dự
án quản trị tổng thể nguồn nhân lực. (2019)
 Chia sẻ về dự án này, ông Aamir Muhammad, Phó Tổng Giám đốc cấp cao
phụ trách Tài chính của Suntory Pepsico Việt Nam cho biết: “Suntory
PepsiCo Việt Nam quyết định sẽ đón đầu sự thay đổi và hướng đến việc trở
thành một tổ chức sẵn sàng cho tương lai, đảm bảo tăng trưởng bền vững
và cũng tiếp tục đóng góp cho thành cơng chung của Việt Nam. Việc hợp
tác với SAP và Deloitte sẽ giúp chúng tôi thực hiện bước đầu tiên trong
hành trình này bằng cách đầu tư vào SAP S/4HANA, một giải pháp ERP
dựa trên đám mây nghệ thuật, và sẽ là trung tâm trên chặng đường cải cách
mà chúng tôi đang theo đuổi.”



 Theo thoả thuận hợp tác, Deloitte Consulting Việt Nam sẽ triển khai giải
pháp SAP S/4HANA cho Suntory PepsiCo Việt Nam theo phương thức
trọn gói. Dự án sẽ được triển khai cho toàn bộ hệ thống của Suntory
PepsiCo Việt Nam trên toàn quốc và dự kiến sẽ đi vào vận hành chính thức
trong năm 2020.
 Tại Việt Nam, Suntory PepsiCo Việt Nam là một trong những doanh
nghiệp nước giải khát đầu tiên áp dụng giải pháp SAP S/4HANA hiện đại
nhất hiện nay với mục tiêu xây dựng một nền tảng quản trị doanh nghiệp
vững chắc thúc đẩy sự phát triển vượt bậc và bền vững trong tương lai.
Đây là một quyết định táo bạo nhưng cũng đầy hứa hẹn của doanh nghiệp
trong kỷ nguyên 4.0. Việc áp dụng triệt để công nghệ vào quản lý và điều
hành doanh nghiệp nằm trong chiến lược phát triển bền vững của Suntory
PepsiCo tại thị trường Việt Nam.

- Tập đoàn FLC và Suntory PepsiCo Vietnam ký kết hợp tác chiến lược năm 2020.
 FLC và Suntory PepsiCo Vietnam (SPVB) sẽ thiết lập quan hệ hợp tác
toàn diện, với nguyên tắc ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau.
Đồng thời, hai bên sẽ tối ưu cơ sở dữ liệu và mạng lưới kinh doanh để mở
rộng sức ảnh hưởng của mỗi thương hiệu cũng như các sản phẩm dịch vụ
trên thị trường.


 Cả hai cũng sẽ thúc đẩy công tác quảng bá, tiếp thị nhằm gia tăng giá trị
hình ảnh thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông, cũng như
tệp khách hàng chiến lược của mỗi bên.

- Suntory PepsiCo ký kết biên bản hợp tác chiến lược 5 năm với Nhựa Tái Chế Duy
Tân về cung cấp nhựa tái sinh hướng đến nền kinh tế tuần hồn. (tháng 7/2022)
 Cơng ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam (Suntory

PepsiCo) và Công ty TNHH Nhựa Tái Chế Duy Tân (Nhựa Tái Chế Duy
Tân) chính thức ký hợp biên bản hợp tác chiến lược 5 năm về việc cung
cấp nhựa tái sinh để sản xuất bao bì các sản phẩm của Suntory PepsiCo
giai đoạn năm 2022 tới 2026. Theo đó, Suntory PepsiCo là công ty nước
giải khát tiên phong tại thị trường Việt Nam ký biên bản hợp tác chiến lược
với nhà sản xuất trong nước về việc cung cấp nhựa tái sinh hướng đến phát
triển nền kinh tế tuần hoàn và tạo ra giá trị cộng thêm cho người tiêu dùng
tại Việt Nam.
 Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tại thị trường Việt Nam, Suntory
PepsiCo luôn chú trọng hướng tới phát triển bền vững vì một Việt Nam
ngày càng tốt đẹp hơn. Với hành trình phát triển gần ba thập kỷ tại Việt
Nam, công ty theo đuổi tầm nhìn “Phát triển vì những điều tốt đẹp” và
khơng ngừng đưa ra những sáng kiến mới để phục vụ người tiêu dùng. Là


một trong những thành viên sáng lập của Liên minh Tái chế Bao bì Việt
Nam, ngồi các hoạt động bảo vệ môi trường trong sản xuất và với cộng
đồng, Suntory PepsiCo đang từng bước chuyển đổi các bao bì từ vỏ chai
vPET (bao bì từ nhựa nguyên sinh) sang rPET (bao bì từ nhựa tái sinh).
Điều này sẽ giúp giảm thiểu tác động tới môi trường nhằm hướng đến một
Việt Nam xanh, sạch và đẹp hơn.
 Sau sự ra mắt của bao bì mới của chai Pepsi được làm từ 100% nhựa tái
sinh vào T4/2022, lễ ký kết giữa Suntory PepsiCo và Nhựa Tái Chế Duy
Tân sẽ là bước tiến quan trọng tiếp theo mà Suntory PepsiCo thực hiện
nhằm đạt được mục tiêu về bảo vệ môi trường trong sản xuất mà công ty
đề ra.

- Công ty TNHH ADAMA Việt Nam và Công ty TNHH Thực phẩm Pepsico Việt
Nam vừa ký kết hợp tác phát triển giải pháp sản xuất khoai tây bền vững tại Việt
Nam vào ngày 26/1/2022.

 Theo hai công ty, mục tiêu của việc hợp tác này là đưa các giải pháp khoa
học kỹ thuật công nghệ cao đến từ đất nước Israel vào việc sản xuất khoai
tây bền vững tại Việt Nam, tăng tỉ lệ khoai tây nội địa trong hoạt động chế
biến thực phẩm, tăng giá trị thương phẩm của khoai tây và tăng thu nhập
cho bà con nông dân.



×