Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đề cương lý thuyết môn quản trị chuỗi cung ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.15 KB, 7 trang )

Nội Dung : Đề Cương Lý Thuyết Môn Quản Trị Chuỗi Cung Ứng
I. Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà cung cấp, bản thân đơn
vị sản xuất và khách hàng.......................................................................................................................2
II. Các thành phần cơ bản của SCM......................................................................................................2
1. Sản xuất:............................................................................................................................................3
Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm. Phân xưởng, nhà kho là
cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này. Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị
thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu
quả sản xuất của doanh nghiệp..............................................................................................................3
2. Vận chuyển:......................................................................................................................................3
Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi
trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công
việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển. Thông thường có 6 phương thức
vận chuyển cơ bản..................................................................................................................................3
3. Tồn kho:............................................................................................................................................4
Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào. Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định
doanh thu và lợi nhuận của công ty bạn. Nếu tồn kho ít tức là sản phẩm của bạn được sản xuất ra
bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty bạn ở mức cao và
lợi nhuận đạt mức tối đa.........................................................................................................................4
4. Định vị:..............................................................................................................................................4
Bạn tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây
chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung ứng. Định vị tốt sẽ giúp quy
trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn................................................4
5. Thông tin:..........................................................................................................................................4
Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của bạn. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ
thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống
SCM sẽ không thể phát huy tác dụng. Bạn cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố
gắng thu thập nhiều nhất lượng thông tin cần thiết...............................................................................4
III. Có 6 phương thức vận chuyển hàng hóa cơ bản:..........................................................................4
Hình thức vận chuyển đường bộ........................................................................................................4
Ưu điểm..............................................................................................................................................4


Nhược điểm........................................................................................................................................4
Hình thức vận chuyển đường sắt........................................................................................................5
Ưu điểm..............................................................................................................................................5
Nhược điểm........................................................................................................................................5
Hình thức vận chuyển hàng hóa đường biển....................................................................................5
Ưu điểm..............................................................................................................................................5
Nhược điểm........................................................................................................................................5

1


Vận chuyển hàng hóa đường không...................................................................................................6
Ưu điểm..............................................................................................................................................6
Nhược điểm........................................................................................................................................6
Đường ống.............................................................................................................................................6
- Ưu điểm:..........................................................................................................................................6
+ Vận chuyển hiệu quả các chất lỏng và khí, giá thành vận chuyển rẻ............................................6
- Nhược điểm: + Phụ thuộc vào địa hình...........................................................................................6
IV. Có bao nhiêu loại chi phí cơ bản cấu thành trong chi phí logistics..............................................6

2


I. Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà
cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng
- Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào
cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, nhà cung cấp được
hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của
sản phẩm, bán thành phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh
doanh được gọi là nhà cung cấp dịch vụ.

- Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các
quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản
xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng.
- Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.
II. Các thành phần cơ bản của SCM
Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Các thành phần
này là các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng:
- Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào)
- Vận chuyển (Khi nào, vận chuyển như thế nào)
- Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ)
- Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì)
- Thông tin (Cơ sở để ra quyết định)

3


1. Sản xuất:
Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm. Phân
xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này.
Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân
bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của
doanh nghiệp.
2. Vận chuyển:
Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản
phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa khả
năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn
phương thức vận chuyển. Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản
- Đường biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn về địa điểm
giao nhận.

- Đường sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao
nhận.
- Đường bộ: nhanh, thuận tiện.
- Đường hàng không: nhanh, giá thành cao.
- Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển
(chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…).
- Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng hóa
là chất lỏng, chất khí..).

4


3. Tồn kho:
Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào. Chính yếu tố
tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty bạn. Nếu tồn kho ít
tức là sản phẩm của bạn được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ
đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty bạn ở mức cao và lợi nhuận đạt mức
tối đa.
4. Định vị:
Bạn tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm
tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây
chuyền cung ứng. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một
cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
5. Thông tin:
Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của bạn. Nếu thông
tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại,
nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tác dụng. Bạn
cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều
nhất lượng thông tin cần thiết.
III. Có 6 phương thức vận chuyển hàng hóa cơ bản:

Hình thức vận chuyển đường bộ
Ưu điểm
Đây là loại hình vận chuyển hàng hóa được sử dụng nhiều nhất. Linh hoạt trong
quá trình vận chuyển, không phụ thuộc vào giờ giấc, không có bất cứ một quy
định nào về thời gian. Thời gian vận chuyển là do 2 bên tự thống nhất quyết
định, trong quá trình vận chuyển thì có thể thay đổi. Thuận lợi trong việc lựa
chọn loại xe lớn hay nhỏ để vận chuyển cho phù hợp với những loại hàng hóa
và số lượng hàng hóa hay đường đi. Tiết kiệm được chi phí và nhân công. Chi
phí vận chuyển đường bộ thường thấp hơn tuy nhiên nếu vận chuyển hàng hóa
đường dài sẽ làm tăng mức phí do chi phí phát sinh như: lệ phí đường sá, chi
phí bảo dưỡng bảo trì, sửa chữa, trông coi hàng hóa. Vận chuyển được những
hàng hóa nặng, chuyển nhà trọn gói, tiện lợi trong việc vận chuyển hàng hóa
trong nước, đưa hàng đến tận nơi khách yêu cầu mà không cần luân chuyển
sang các loại vận chuyển khác. Thích nghi cao với các điều kiện địa hình, khí
hậu.
Nhược điểm
Tuy nhiên, hình thức vận chuyển đường bộ cũng có một số nhược điểm là tốn
nhiều nhiên liệu, phải nộp các khoản chi phí đường bộ nếu vận chuyển hàng hóa
đường dài, dễ gây ra các tai nạn giao thông, gây ách tắc giao thông, gây ô nhiễm
5


môi trường do khí thải. Khối lượng luân chuyển hàng hóa cũng hạn chế hơn so
với các loại hình vận chuyển đường biển và đường sắt.
Hình thức vận chuyển đường sắt
Ưu điểm
Đây là loại hình vận chuyển hàng hóa ra đời khá sớm, có thể vận chuyển hàng
hóa trên những tuyến đường xa. Tốc độ vận chuyển nhanh, ổn định mức an toàn
cho hàng hóa cao, tiết kiệm được thời gian vận chuyển. Chi phí vận chuyển thấp
hơn so với đường bộ. Vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, với vận tốc

nhanh ổn định giá thành lại thấp.
Nhược điểm
Hiện nay, hình thức vận chuyển hàng hóa đường sắt chỉ được sử dụng trong
nước. Thời gian vận chuyển hàng hóa được quy định sẵn theo thời gian tàu
chạy, không thay đổi được thời gian. Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt chỉ
vận chuyển trên một tuyến đường cố định, không thể đưa hàng hóa về tới đích
cuối cùng. Cần phải thêm một lần vận chuyển nữa. Chi phí cho loại hình vận
chuyển này cũng sẽ cao khi số lượng hàng hóa lớn. Do phải đóng các chi phí
duy trì đường xá, khấu hao đường xá, khấu hao thiết bị nhà ga, chi phí quản
lý…chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray.
Hình thức vận chuyển hàng hóa đường biển
Ưu điểm
Hình thức vận chuyển hàng hóa đường biển được sử dụng để giao thoa hàng
hóa với các nước bên ngoài. Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển của cả thế
giới, vận chuyển trên những tuyến đường quốc tế dài. Tạo điều kiện thuận lợi
cho việc giao lưu kinh tế với các nước, khu vực trên thế giới. Có thể vận chuyển
hàng hóa với khối lượng lớn hơn các loại hình vận chuyển khác.
Vấn đề va chạm trong quá trình vận chuyển cũng bị hạn chế, giữ đảm bảo an
toàn cho hàng hóa, khả năng va chạm làm vỡ hàng hóa là thấp.
Nhược điểm
Hình thức vận chuyển hàng hóa này luôn đe dọa ô nhiễm biển và đại dương,
làm cho nhà nước khó quản lý việc nhập cư, quản lỹ hàng hóa của các nước.
Không thể vận chuyển hàng hóa tới tận nơi, phải cần có xe luân chuyển. Tốc độ
vận chuyển cũng chậm hơn so với các loại hình vận chuyển khác. Phụ thuộc
nhiều vào yếu tố thời tiết. Chi phí vận chuyển cao hơn so với các loại hình vận
chuyển khác.

6



Vận chuyển hàng hóa đường không
Ưu điểm
Tốc độ vận chuyển hàng hóa nhanh nhất, có thể vận chuyển hàng hóa sang các
nước bên ngoài. Vấn đề va chạm cũng ít xảy ra, việc đảm bảo an toàn cho hàng
hóa tốt hơn các loại hình vận chuyển khác.
Nhược điểm
Đây là loại hình ít được sử dụng nhất. Vì chi phí vận chuyển cao hơn gấp nhiều
lần so với các loại hình vận chuyển khác. quy trình quản lí khắt khe, yêu cầu đối
tượng chuyên chở ngặt nghèo Khối lượng vận chuyển hàng hóa bị hạn chế.
Không đưa hàng hóa về tới đích cuối cùng phải thông qua các loại hình vận
chuyển khác.
Đường ống
- Ưu điểm:
+ Vận chuyển hiệu quả các chất lỏng và khí, giá thành vận chuyển rẻ.
+ Không tốn mặt bằng xây dựng.
- Nhược điểm: + Phụ thuộc vào địa hình.
+ Không vận chuyển được chất rắn.
+ Khó xử lí khi gặp sự cố.
Tình hình phát triển:
+ Chiều dài đường ống tăng nhanh.
+ Sự phát triển của ngành gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu mỏ và khí đốt.
Phân bố chủ yếu tại Trung Đông, Hoa Kì, Liên Bang Nga.
Ở Việt Nam, có khoảng 400 km ống dẫn dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, 170 Km
đường ống dẫn khí. Ngoài ra còn có thêm 400 Km đường ống đang trong dự án
khí Nam Côn Sơn.
IV. Có bao nhiêu loại chi phí cơ bản cấu thành trong chi phí logistics
6 loại chi phí chủ yếu: chi phí phục vụ khách hàng, chi phí vận tải, chi phí kho
bãi, chi phí giải quyết đơn hàng của hệ thồng thông tin, chi phí thu mua- chi phí
sx, chi phí dự trữ


7



×