Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài 6 Công cuộc khai phá vùng đất phía nam (tiết 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.59 KB, 6 trang )

Bài 6
CƠNG CUỘC KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT PHÍA NAM
TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Trình bày được khái qt cơng cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong
các thế kỉ XVI – XVIII.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thơng tin kết hợp đọc các thơng tin trong Sgk
để tìm hiểu các sự kiện liên quan đến thời kỳ lịch sử (TK XVI- TK XVIII)
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay
theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy
logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- Năng lực đặc thù:
+ Khai thác được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn
của GV.
+ Quan sát sơ đồ một số nét chính về cơng cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong
các thế kỉ XVI-XVIII để trình bày theo yêu cầu.
+ Thiết kế bản đồ tư duy và tìm kiếm tư liệu để thực hiện các hoạt động thực hành,
vận dụng.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức tìm tịi tư liệu và thực hiện các nhiệm vụ GV giao cho.
- Yêu nước: Trân trọng các thành quả khai phá đất đai, mở rộng lãnh thổ của các thế
hệ cha ông.
- Trách nhiệm: Có ý thức tuyên truyền và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ (cả biển đảo và
đất liền).
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Lược đồ quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
(Nguồn: Lịch sử và Địa lí 8 – Bộ Chân trời sáng tạo) (sưu tầm)


2. Học sinh:
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp các em có ý thức thực hiện
nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b) Nội dung: GV kết nối kiến thức bài cũ về nguyên nhân cuộc xung đột Trịnh –
Nguyễn và sử dụng hình 6.1 SGK tr.27 gợi mở cho HS chia sẻ những hiểu biết của
bản thân về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong.
1


c) Sản phẩm: Hiểu biết của HS về nguyên nhân xung đột Trịnh – Nguyễn, chúa
Nguyễn Hồng và cơng cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Hãy nêu nguyên nhân của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn?
- HS quan sát hình 6.1 SGK và trả lời câu hỏi: Chúa Nguyễn đầu tiên là ai?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học kết hợp quan sát Hình 6.1 SGK và hiểu biết của bản
thân để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS lên bảng trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá về thơng tin HS trình bày.
- GV mở rộng kiến thức. GV dẫn dắt HS vào bài học.
Theo Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Trịnh Kiểm e sợ Nguyễn Hoàng mỗi
ngày càng lớn, có lịng khoan hậu và chí lớn nên tìm cách ám hại. Bà Ngọc Bảo biết
được, muốn cứu mạng em và cứu chồng khỏi tội sát nhân; bà khuyên chồng với lý do
cho em trai ra trận và giữ vững vùng đất Thuận Quảng mới chiếm, Trịnh Kiểm đồng

ý.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng và gia quyến cùng các tướng Nguyễn Ư Dĩ, Mạc
Cảnh Huống, Văn Nham, Thạch Xuyên, Tường Lộc, và hàng nghìn đồng hương thân
tín Thanh - Nghệ đi vào Thuận Hóa. Từ đây Cơng cuộc khai phá vùng đất phía Nam
bắt đầu.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 2.1: Cơng cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỷ XVIXVIII .
a) Mục tiêu: Giúp HS trình bày khái qt cơng cuộc khai phá vùng đất phía Nam
trong các thế kỉ XVI – XVIII.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác sơ đồ hình 6.2 và thơng tin mục 1, quan
sát lược đồ để trả lời câu hỏi của GV.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK (tr. 27,
28), quan sát sơ đồ hình 6.2, lược đồ để thực hiện
yêu cầu của GV:
NV1: Hoạt động cá nhân.
+ Trình bày khái qt cơng cuộc khai phá vùng
đất phía Nam của chúa Nguyễn Hồng trong thế
kỉ XVI?
+ Đến cuối thế kỉ XVIII, các chúa Nguyễn đã làm
chủ các vùng đất từ đâu đến đâu?
NV2: Hoạt động cặp đôi
+ Tại các vùng đất khai phá, các cúa Nguyễn đã
làm gì?
2

- Năm 1558, Nguyễn Hồng
vào trấn thủ Thuận Hố.

- Cuối thế kỉ XVI cả vùng
Thuận Quảng có khoảng
1226 xã, thơn.
- Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa
Nguyễn làm chủ vùng đất
rộng lớn từ dải Hoành Sơn
đến mũi Cà Mau trên đất liền
và các đảo, quần đảo ở biển
Đông và vịnh Thái Lan.
- Các chúa Nguyễn đã tổ chức


NV3: HS hoạt động nhóm.
đơn vị hành chính, bộ máy cai
- Thiết kế bản đồ tư duy với từ khoá “Quá trình trị, lập sổ quản lý dân đinh,
khai phá vùng đất phía Nam của chúa Nguyễn”. ruộng đất và đặt ra các loại
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
thuế.
- HS khai thác tài liệu SGK, kết hợp quan sát sơ đồ
6.2, khai thác lược đồ GV cung cấp để trả lời câu
hỏi.
- GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần
thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày.
- HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ học
tập của HS.

- Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS
GV giới thiệu Hình 6.2: Sơ đồ một số nét chính về
cơng cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế
kỉ XVI – XVIII.
+ GV chiếu Lược đồ q trình khai phá vùng đất
phía Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII (Phụ lục 1)
yêu cầu HS lên chỉ những vùng đất mới được khai
phá.
- GV mở rộng: Giới thiệu tên 9 chúa Nguyễn. (Phụ
lục 2)
- Nhớ lại kiến thức Lịch Sử 6,7 tại những vùng
đất mới khai phá của chúa Nguyễn đã từng tồn tại
những Vương quốc cổ nào?
- GV mở rộng kiến thức (Phụ lục 3)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố, hoàn thiện kiến thức đã học về cơng cuộc khai phá vùng đất
phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế XVIII.
b) Nội dung: HS chơi trò chơi “Ai là triệu phú”
c) Sản Phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chọn 1 HS lên làm quản trò, 1 HS làm thư kí. Các em HS được phát thẻ đáp án
A,B,C,D.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Quản trò đọc câu hỏi, HS chọn đáp án.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Quản trị cơng bố đáp án đúng.
- Thư kí quan sát, cơng bố số bạn chọn đúng đáp án.
3



Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét hoạt động của quản trò, thư kí và các bạn HS trong q trình tham gia
trò chơi.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS tham gia trị chơi “Góc ghi nhớ của em”
c) Sản phẩm: Kiến thức, thông tin HS sưu tầm, bài làm của HS.
d)Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV treo “Góc ghi nhớ của em” với nội dung: Nêu hiểu biết của em về chúa Nguyễn
Hồng và cơng cuộc khai phá vùng đất phía Nam.
- Mỗi HS được phát 1 giấy nhớ, trong 1 phút phải ghi ra được đáp án theo yêu cầu và
lên dán vào góc ghi nhớ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện cá nhân, lên dán đáp án.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Các nhóm lần lượt lên quan sát lại các đáp án.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, cho HS treo sản phẩm xuống cuối lớp để làm tư
liệu học tập.
GV khái quát bài học:
- Như vậy tiết học ngày hơm nay, cơ trị chúng ta đã tìm hiểu xong nội dung Cơng
cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII, ta thấy được từ 1558
– 1757 các chúa Nguyễn đã mở rộng lãnh thổ về phía nam từ dãy Hoành Sơn đến tận
mũi Cà Mau để đất nước ta có hình hài chữ S như ngày nay, bản thân là HS các em
cần làm gì để bảo vệ tổ quốc của chúng ta?
Học tập thật giỏi để bảo vệ tổ quốc
Đủ tuổi sẽ tham gia nghĩa vụ quân sự
Sẵn sàng lên đường khi tổ quốc lâm nguy.

Hơn thế các chúa Nguyễn còn mở rộng lãnh hải tới các đảo, quần đảo ở biển
Đơng trong đó có 2 đảo lớn Hồng Sa, Trường Sa. Vậy q trình thực thi chủ quyền
đối với 2 đảo này như thế nào thì ta sẽ tìm hiểu ở tiết học sau.

4


PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1

Lược đồ quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ
XVIII (Nguồn: Lịch sử và Địa lí 8 – Bộ Chân trời sáng tạo)
2. Phụ lục 2:
Chín chúa nhà Nguyễn
TT

Húy danh

Thời gian
trị vì

Cơng thụy

Miếu hiệu

1

Nguyễn Hồng

Chúa Tiên


1558-1613

Thái tổ Gia dũ Hồng đế

2

Nguyễn Phúc

Chúa Sãi

1613-1635

Hy tơng Hiếu văn Hồng

5


Ngun

đế

3

Nguyễn Phúc Lan

Chúa
Thượng

1635-1648


Thần tơng Hiếu chiêu
Hồng đế

4

Nguyễn Phúc Tần

Chúa Hiền

1648-1687

Thái tơng Hiếu triết
Hồng đế

5

Nguyễn Phúc Thái

Chúa Nghĩa

1687-1691

Anh tơng Hiếu nghĩa
Hồng đế

6

Nguyễn Phúc Chu


Quốc chúa

1691-1725

Hiển tơng Hiếu minh
Hồng đế

7

Nguyễn Phúc Chú

Ninh vương

1725-1738

Túc tơng Hiếu ninh Hồng
đế

8

Nguyễn Phúc
Khốt

Võ vương

1738-1765

Thế tơng Hiếu võ Hồng
đế


9

Nguyễn Phúc
Thuần

Định vương

1765-1775

Duệ tơng Hiếu định
Hồng đế

Phụ lục 3:
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên từ đầu thế kỉ XVII đã cho công chúa Ngọc Vạn
sang Chân Lạp làm vợ vua Chey Chetta II và thiết lập 2 trạm thu thuế ở Sài Gịn –
Bến Nghé, cho thấy ơng đã có sẵn một tầm nhìn chiến lược và một chủ trương vừa
tổng thuế, vừa cụ thể trong việc khai phá đất đai và xác lập chủ quyền trên toàn vùng
Nam Bộ. Sau những cố gắng này, ở xứ Quảng, lần lượt Phú Yên, Thái Khang, Bình
Thuận,...nhanh chóng được sáp nhập vào đất Đàng Trong.
(Theo Nguyễn Ngọc Quang, Vùng đất Nam Bộ (tập IV, NXB Chính trị
Quốc gia - Sự thật)

6



×