Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Vai trò và những đóng góp của chúa Nguyễn Phúc Nguyên đối với công cuộc khai phá, mở rộng lãnh thổ vè phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.36 KB, 36 trang )

(Nguồn: />Bản đồ Việt Nam, phần màu vàng có thể là phần đất mà chúa Nguyễn Hoàng đã mở
mang được (Nguồn: wikipedia)
MỞ ĐẦU
Đầu thế kỷ XVI, Đại Việt lâm vào khủng hoảng chính trị, tình hình
đất nước hết sức phức tạp: Nhà Hậu Lê suy yếu, Mạc Đăng Dung cướp
ngôi. vua Lê phải chạy vào Thanh Hóa để khôi phục lại vương quyền,
cuộc chiến tranh Lê – Mạc xảy ra, cục diện Nam – bắc triều hình thành,
nhân dân bị lôi vào cuộc nội chiến tương tàn. Trong khi đó một mầm
mống phân quyền mới đã bắt đầu hình thành, đó là họ Nguyễn. Sauk hi
Nguyễn Kim chết, binh quyền về tay người con rể là Trịnh Kiểm. Hai
người con trai của Nguyễn Kim thì một là Lãng quận công Nguyễn Uông
đã bị Trịnh Kiểm ám hại, Đoan quận công Nguyễn Hoàng lo cho số phận
của mình, nên đã nhờ chị gài là công chúa Bảo Ngọc (vợ Trịnh Kiểm) xin
cho vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Trinh Kiểm vì cũng muốn trừ bỏ mối
lo bên cạnh mình nên đã đồng ý.
Việc Nguyễn Hoàng xin vào Thuận Hóa, không phải là một sự kiện
ngẫu nhiên mà là một suy tính lâu dài, một tính toán mang tính chiến lược
của một con người có tài “kinh bang tế thế”. Nguyễn Hoàng quyết chí
vào Nam với hàng loạt những dự định lớn lao. Ông toàn tâm, toàn ý chăm
lo phát triển kinh tế, xây dựng tiềm lực về mọi mặt để đủ sức chống với
họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Đồng thời, cũng tạo tiền đề cho những bước đi
xa hơn của các thế hệ con cháu. Tuy nhiên, năm 1613 khi sự nghiệp còn
đang dang dở, Nguyễn Hoàng đã qua đời để lại sau lưng biết bao lo toan
cho nghiệp lớn chưa thành.
Trong số các con trai của Nguyễn Hoàng, người con đầu là Hà, con
thứ hai là Hán, con thứ ba là Thành, con thứ tư là Diễn đều đã mất sớm.
Người con thứ năm là Hải thì phải gửi lại đất Bắc làm con tin. Chỉ còn
người con thứ sáu: Nguyễn Phúc Nguyên là người có đủ khả năng và điều
kiện kế nghiệp cha. Tuổi nhỏ, Nguyễn Phúc Nguyên đã tỏ ra là bậc thông
minh, tài chí hơn người, lớn lên ông càng bộc lộ tài năng kiệt xuất: “Ngày
thường cùng các tướng bàn luận việc binh, tính toán có nhiều việc đúng.


Thái Tổ biết có thể trao phó nghiệp lớn, vẫn để ý tới” [5; tr 50]. Chính vì
vậy, Nguyễn Phúc Nguyên đã được phụ vương hết mực tin cẩn giao trọng
trách nối nghiệp lớn. Khi lên kế vị cha, chúa Nguyễn Phúc Nguyên được
thừa hưởng rất nhiều thuận lợi: các chức vụ trong hai xứ Thuận - Quảng
đều nằm trong tay người họ Nguyễn, tình hình chính trị, kinh tế khá ổn
định, nhờ chính sách phát triển kinh tế hợp lý, chủ trương “mở cửa”
khuyến khích ngoại thương của chúa Nguyễn, Đàng Trong đang trở thành
một trung tâm thương mại thu hút nhiều thương khách nước ngoài đến
giao lưu buôn bán…Đây là lúc chúa Nguyễn có thể tách ra khỏi triều đình
Lê - Trịnh để xác lập vị thế và phát triển. Nhưng như vậy có nghĩa là phải
đối đầu với một thế lực rất hùng mạnh, liệu có thể lấy quân dân hai xứ
Thuận - Quảng cùng những nguồn lợi của nó chống chọi với Đàng Ngoài
rộng lớn hơn gấp 10 lần? Vậy chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã có vai trò gì
trước trọng trách lịch sử lớn lao đó? Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về
vấn đề này, dựa trên những nguồn tư liệu thu thập được cùng những
phương pháp nghiên cứu khoa học, tôi quyết định chọn đề tài “Vai trò và
những đóng góp của chúa Nguyễn Phúc Nguyên đối với công cuộc khai
phá, mở rộng lãnh thổ về phía nam” làm đề tài nghiên cứu sinh của mình
. Nhằm làm rõ vai trò cũng như những đóng góp to lớn của chúa Nguyễn
Phúc Nguyên đối với công cuộc “mở cõi” của dân tộc………………..
NỘI DUNG
1. Nguyễn Phúc Nguyên - Vài nét về con người và sự nghiệp
1.1 Thân thế, con người
Nguyễn Phúc Nguyên là con thứ sáu của chúa Tiên Nguyễn
Hoàng (1525-1613) và một bà vợ họ Nguyễn. Ông sinh ngày 28 tháng 7
năm Quý Hợi, tức ngày 16 tháng 8 năm 1563.
Nguyễn Phúc Nguyên là người đầu tiên trong dòng dõi chúa
Nguyễn mang họ kép Nguyễn Phúc. “Tương truyền lúc mang thai, thân
mẫu ông chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ
“Phúc”. Lúc kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé ra

đời được đặt tên là “Phúc”
[1]
. Nhưng bà nói rằng, nếu chỉ đặt tên Phúc
cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ
được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót (tên đệm). Và khi
thế tử ra đời bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên. Dòng họ Nguyễn lấy chữ
Phúc làm chữ lót kể từ đó...” [18; tr 20]
Khi chúa Tiên - Nguyễn Hoàng băng hà, 5 người anh của Phúc
Nguyên đều đã mất (Hà, Hán, Thanh, Diễn), hoặc bị giữ làm con tin ở
Bắc Hà (Hải). Phúc Nguyên là con thứ 6 nhưng lúc này cũng đã 51 tuổi
và từng trải công việc cai trị qua thời kỳ làm trấn thủ Quảng Nam trên
mười năm nên chỉ còn Nguyễn Phúc Nguyên là người đủ khả năng và
điều kiện để kế nghiệp cha.
1.2 Sự nghiệp
Năm 1585, khi đã 22 tuổi, Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên đánh tan
hai chiến thuyền của Nhật Bản đánh phá ở Cửa Việt. Chúa Tiên (Nguyễn
Hoàng) vui mừng khen rằng: “Con ta thực là anh kiệt’ [ 19]
Năm Nhâm Dần (1602), Nguyễn Phúc Nguyên được cử đến trấn
thủ dinh Quảng Nam.

Tháng 6 năm Quý Sửu (1613), chúa Tiên Nguyễn Hoàng mất, các
quan vâng di chiếu tôn Nguyễn Phúc Nguyên làm Thống lãnh Thuỷ bộ
Chư dinh kiêm Tổng Nội ngoại Bình chương Quân quốc Trọng sự Thái
bảo Thụy Quận công. Bấy giờ Ngài đã 51 tuổi. Ngài còn được vua Lê
Kính Tông (1599 - 1619) sắc phong làm trấn thủ hai xứ Thuận Hóa,
Quảng Nam gia hàm Thái bảo, tước Quận công.
Sau khi nối ngôi, Nguyễn Phúc Nguyên cho tu sửa thành lũy, đặt
quan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài đâu đâu cũng tin phục, thời bấy giờ
người ta thường gọi Nguyễn Phúc Nguyên là Chúa Sãi, chúa Bụt hay
Phật chúa.

Trong các năm Giáp dần (1614) và Ất mão (1615) Nguyễn Phúc
Nguyên tổ chức lại việc cai trị, đặt ra tam ti và các chức lệnh sử để trông
coi mọi việc, định qui chế các chức vụ ở phủ, huyện, phân chia ruộng đất
ở thôn xã…
Năm Canh thân (1620) hai em của Nguyễn Phúc Nguyên là quận
Văn, quận Hữu (Phúc Hiệp và Phúc Trạch) thông đồng với chúa Trịnh,
chiếm kho Ái Tử đấp lũy Cồn Cát để làm phản. Nguyễn Phúc Nguyên sai
người đến dụ dỗ nhưng hai ông không chịu nghe. Khi hai ông Hiệp và
Trạch bị Nguyễn Phúc Tuyên bắt được, Nguyễn Phúc Nguyên trông thấy
chảy nước mắt nói: "Sao hai em nở trái bỏ luân thường?..." [18; tr 21].
Hai ông cúi đầu chịu tội. Chúa muốn tha nhưng triều thần không chịu bèn
sai giam vào ngục. Nguyễn Phúc Nguyên thấy quân Trịnh vô cớ khởi
binh nên từ đấy không chịu nộp thuế cống nữa.
Năm Tân Dậu (1621) quân Man thuộc Ai Lao cướp bóc ở biên
thùy, Nguyễn Phúc Nguyên sai quân đánh bắt, nhưng lấy đức cảm hóa
tha cho về nên chúng cảm phục, từ đấy không quấy nhiễu nữa.
Để tỏ tình thân thiện với lân bang, năm Canh thân (1620) chúa
Nguyễn Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là
Chey-Chetta II. Năm Quí hợi (1623) một phái bộ miền Nam đi sứ quan
Chân Lạp xin với vua Chey-Chetta II nhừng lại một dinh điền ở Mô Xoài
gần Bà Rịa ngày nay, vua Chân Lạp phải bằng lòng. Ngoài ra, vua còn
cho ngườiViệt đến canh tác tại vùng đó.
Năm 1626, Nguyễn Phúc Nguyên cho dời Dinh phủ về xã Phúc
Yên, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Không những có tài trị nước, chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn là
người khiêm cung, biết giữ lễ. Như khi nghe Trịnh Tùng chết, các con
tranh giành ngôi thứ, Chúa bảo các tướng: "Ta muốn nhân cơ hội này nổi
nghĩa binh để phò Lê, nhưng đánh lúc người có tang là bất nhân, thừa lúc
người lâm nguy là bất vũ. Huống chi ta với Trịnh có nghĩa thông gia…"
[19]. Vì vậy, hào kiệt các nơi theo về với ngài rất đông: Đào Duy Từ,

Nguyễn Phúc Kiều, Nguyễn Đình Hùng, Nguyễn Hữu Tấn... đều là
những danh tướng văn võ toàn tài.
Năm Đinh Mão (1627), Thanh Đô Vương Trịnh Tráng đem 20 vạn
đại quân thủy bộ vào nam, cùng với các tướng Nguyễn Khải, Lê Khuê
chia làm hai đạo tiến vào, hội binh ở cửa Nhật Lệ. Chúa Nguyễn Phúc
Nguyên cử các tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Vệ và Nguyễn Phúc
Trung đón đánh. Quân Trịnh chủ động tấn công nhưng không chọc thủng
được tuyến phòng thủ của quân Nguyễn. Phía chúa Nguyễn có lợi thế là
đại bác kiểu Bồ Đào Nha nên làm quân Trịnh sợ chạy dạt. Hai tướng
Trịnh là Nguyễn Khải và Lê Khuê đều thua chạy. Trong lúc hai bên tiếp
tục giằng co thì tướng Nguyễn Hữu Dật phao tin ở miền Bắc, Trịnh Gia
và Trịnh Nhạc mưu phản. Chúa Trịnh Tráng nghi ngờ vội rút quân về
bắc.
Đến năm Kỷ Tỵ (1629), Trịnh Tráng lại muốn xâm lược miền Nam
bèn sai sứ vào sắc phong để có cớ tiến quân. Đào Duy Từ khuyên rằng:
"Đây là họ Trịnh mượn sắc lệnh vua Lê để nhử ta...Chi bằng hảy tạm
nhận cho họ không ngờ để ta lo việc phòng thủ rồi sau dùng kế trả lại sắc,
bấy giờ họ không làm gì ta được nữa." Sau đó, Đào Duy Từ hiến kế đắp
các lũy Trường Dục, Nhật Lệ và Đồng Hới (lũy Thầy)… tạo thành một
thế phòng thủ vững chắc cho xứ Đàng Trong.
Năm Canh Ngọ (1630), Đào Duy Từ dân kế kế làm mâm hai đáy trả
lại sắc cho chúa Trịnh rồi khuyên ngài đánh lấy đất Nam Bố Chính
(huyện Bố Trạch ngày nay) để lấy sông Gianh làm biên giới thiên nhiên
cho vững cõi Nam.
Năm Tân mùi (1631) Ngài gả công chúa Ngọc Khoa cho vua
Chiêm là Pôrômê, nhờ đó có sự hòa hiếu giữa hai nước Chiêm - Việt.
Năm 1631 con trưởng của Sãi vương là Nguyễn Phúc Kỳ qua đời,
con thứ hai là Nguyễn Phúc Lan được làm Thế tử, con thứ tư là Nguyễn
Phúc Anh ra thay Kỳ trấn giữ Quảng Nam. Phúc Anh bất mãn vì không
được lập làm thế tử, cho nên mưu thông đồng với chúa Trịnh, bèn viết

thư hẹn làm nội ứng cho Trịnh Tráng.
Năm 1633 Thanh Đô Vương khởi binh nam tiến lần thứ hai, đóng
ở cửa Nhật Lệ như trước. Sãi vương cử Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu
Tiến làm tướng ra đánh. Trịnh Tráng đang đợi suốt hơn 10 ngày không
thấy hiệu làm nội ứng của Phúc Anh thì bị quân Nguyễn đánh úp, quân
Trịnh hoảng loạn tan vỡ bỏ chạy. Thanh Đô Vương rút về bắc, để lại con
rể là Nguyễn Khắc Liệt trấn thủ châu Bắc Bố Chính.
Năm Ất Hợi (1635) ngày 10 tháng 10 (19-11-1635) Chúa lâm
bệnh nặng, triệu Thế Tử Nguyễn Phúc Lan và Nguyễn Phúc Khê vào
chầu, gởi gấm Thế Tử cho ông Khê rồi băng hà . Ngài ở ngôi 22 năm, thọ
73 tuổi. Lúc đầu, lăng ngài táng tại huyện Quảng Điền (Thừa Thiên), sau
cải táng về vùng núi thuộc làng Hải Cát huyện Hương Trà (tỉnh Thừa
Thiên). Tên lăng là Trường Diễn. Ngài được thờ ở Thái Miếu, án thứ nhất
bên tả (3). Miếu hiệu là Hy Tông.
Thế tử lên ngôi dân thụy hiệu là "Đại Đô Thống Trấn Nam Phương
Tổng Quốc Chính Dực Thiện Tuy Du Thụy Dương Vương".
Đời Vũ Vương truy tôn: "Tuyên Tổ Hiển Mô Quang Liệt Ôn Cung
Minh Duệ Dực Thiện Tuy Du Hiếu Văn Vương".
Năm Bính dần (1806), vua Gia Long truy tôn: "Hiển Mô Quang Liệt
Ôn Cung Minh Duệ Dực Thiện Tuy Du Hiếu Văn Hoàng Đế."
2. Vai trò và những đóng góp của chúa Nguyễn Phúc Nguyên đối với
công cuộc khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía nam
2.1 Về chính trị
* Xây dựng một vương triều độc, lập thoát ly hoàn toàn khỏi sự lệ
thuộc với triều đình vua Lê, chúa Trịnh
Tháng 10 năm 1558 (Mậu Ngọ), Đoan quận công Nguyễn Hoàng
dẫn theo thủ hạ của mình vào trấn thủ Thuận Hóa. Nhận thấy đây là vùng
đất giàu tiềm năng có thể làm nơi xây dựng thế lực lâu dài cho dòng họ,
Nguyễn Hoàng đã ra sức tận dụng những ưu thế sẵn có về “thiên thời, địa
lợi, nhân hòa” để phát triển kinh tế, xây dựng tiềm lực về mọi mặt nhằm

thực hiện ý đồ gây dựng thế lực riêng, dần tách khỏi sự lệ thuộc chính
quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài. Tuy nhiên, do điều kiện và hoàn cảnh
lúc đó, Nguyễn Hoàng phải hết sức kín đáo để tránh mọi sự hoài nghi từ
chúa Trịnh. Trên danh nghĩa và cả trong thực tế, Nguyễn Hoàng vẫn là
một phiên thần của triều đình Lê - Trịnh được cử trấn thủ vùng đất phía
nam của Đại Việt. Vì vậy, lúc này Nguyễn Hoàng vẫn phải giữ mối quan
hệ lệ thuộc với chính quyền Lê - Trịnh: “Ông vẫn thường ra chầu vua ở
Thăng Long, hàng năm vẫn phải nộp thuế và cống phẩm cho triều đình
theo đúng kỳ hạn…”[18; tr 12] Thậm chí Nguyễn Hoàng còn làm tướng
tiên phong của Nam Triều đi đánh dẹp các dư đảng của nhà Mạc ở Sơn
Nam, Hải Dương, Sơn Tây… Năm 1593, Nguyễn Hoàng đưa quân ra Bắc
Hà giúp Trịnh Tùng đánh dẹp họ Mạc trong 8 năm trời, rồi bị họ Trịnh
âm mưu giữ lại đất Bắc do lo sự cát cứ và thế lực lớn mạnh của Nguyễn
Hoàng. Đến năm 1559 nhân có vụ quân binh chống họ Trịnh, Nguyễn
Hoàng mới có cớ đưa quân sĩ quay về Thuận Hóa. Từ đó, Nguyễn Hoàng
quyết định chăm lo phát triển cơ sở, đẩy mạnh xây dựng chính quyền độc
lập, mở mang bờ cõi và không nghĩ đến việc ra Bắc yết kiến vua Lê nữa.
Mặc dù vậy, do lúc này thế và lực vẫn chưa thực sự đủ mạnh nên Nguyễn
Hoàng chưa thể thực hiện được ý đồ thoát ly hoàn toàn khỏi triều đình Lê
- Trịnh mà vẫn phải giữ mối quan hệ hòa hiếu: Hàng năm vẫn tiếp tục
nộp thuế má cho triều đình, đồng thời xin kết nghĩa thông gia với Trịnh
Tùng. Nhằm tranh thủ thêm thời gian xây dựng Đàng Trong thực sự vững
mạnh về mọi mặt để có thể đủ sức chống với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
Như vậy, dưới thời Đoan quận công Nguyễn Hoàng, sự nghiệp xây
dựng một vương quyền độc lập tuy đã có cơ sở bước đầu nhưng vẫn còn
hết sức mong manh. Thực chất, Đàng Trong vẫn chưa thoát ly khỏi sự lệ
thuộc về chính trị với triều đình Lê - Trịnh. Đây cũng là điều khiến chúa
Tiên - Nguyễn Hoàng trăn trở nhất và cũng là sự ủy thác cao nhất cho
Nguyễn Phúc Nguyên trước lúc lâm chung. Sách Đại Nam thực lục Tiền
biên chép: “Chúa yếu mệt, triệu hoàng tử thứ sáu và thân thần đến trước

đền trước giường, bảo thân thần rằng: “Ta với các ông cùng nhau cam
khổ đã lâu, muốn dựng lên nghiệp lớn. Nay ta để gánh nặng lại cho con ta,
các ông nên cùng lòng giúp đỡ, cho thành công nghiệp”. Rồi chúa cầm tay
hoàng tử thứ sáu dặn bảo rằng: “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung;
anh em trước hết phải thân yêu nhau. Mày mà giữ được lời dặn đó thì ta
không ân hận gì”. Lại nói: “Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Ngang
[Hoành Sơn] và sông Gianh [Linh Giang] hiểm trở, phía nam ở núi Hải
Vân và núi Đá Bia [Thạch Bi Sơn] vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá
muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện
binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví
bằng thế lực không địch được, thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ
đừng bỏ qua lời dặn của ta” [16; tr 37].
Sau khi lên kế vị, Nguyễn Phúc Nguyên đã không phụ lòng tin yêu
của cha, thực hiện đầy đủ và trọn vẹn tất cả những gì mà người cha - chúa
Nguyễn Hoàng trông đợi và ủy thác. Việc làm đầu tiên của Nguyễn Phúc
Nguyên là từng bước ly khai hẳn với triều đình Lê - Trịnh, xây dựng nên
một vương triều độc lập hoàn toàn.
Từ khi Trịnh Tùng ở Đàng Ngoài nắm trọn binh quyền với tước vị
Bình An Vương, vua Lê chỉ còn là hư vị, thì chúa Nguyễn Phúc Nguyên
đã biểu thị ngay thái độ độc lập với vương quyền Bắc Hà. Năm 1620,
Nguyễn Phúc Nguyên lấy lý do chúa Trịnh vô cớ gây chiến đã quyết định
chấm dứt hoàn toàn việc cống nộp thuế cho chính quyền Lê - Trịnh. Đây
chính là bước đầu tiên của chúa Nguyễn Phúc Nguyên nhằm ly khai từng
bước với chính quyền Đàng Ngoài. Năm 1630 chúa Nguyễn Phúc
Nguyên đã làm theo kế của Đào Duy Từ trả lại sắc của chúa Trịnh Tráng.
Đây không chỉ là sự khẳng định dứt khoát chính quyền chúa Nguyễn ở
phía Nam là chính quyền độc lập, cắt đứt hẳn mọi quan hệ lệ thuộc với
chính quyền Lê - Trịnh ở phía Bắc, mà còn đánh dấu quá trình chuyển đổi
căn bản từ một chính quyền địa phương, mang nặng tính chất quân sự của
nhà Lê - Trịnh sang một chính quyền dân sự của chúa Nguyễn. Đặc biệt

trong quan hệ đối ngoại chúa Nguyễn Phúc Nguyên là vị chúa Nguyễn
đầu tiên tự xưng là An Nam Quốc Vương, quan hệ với các nước trong tư
thế của một quốc gia độc lập có chủ quyền. GS Kawamoto Kuniye cho
rằng điều này đã “biểu lộ nhận thức quốc tế của chúa Nguyễn trước thời
đại mới” [11; tr 178].
Quyết định cắt đứt hẳn mọi quan hệ lệ thuộc với chính quyền Lê –
Trịnh, Nguyễn Phúc Nguyên biết rằng, từ đây sẽ phải đương đầu với một
thế lực hùng mạnh hơn gấp nhiều lần. Chính vì vậy, Chúa đã khẩn trương
chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để có thể chống lại sự tấn công từ phía bắc
của họ Trịnh. Năm 1626, Nguyễn Phúc Nguyên cho dời dinh phủ vào sâu
phía nam hơn về xã Phúc Yên, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Năm
1630, Chúa cho xây dựng lũy Trường Dục. Năm 1631, xây dựng thành
Đồng Hới (lũy Thầy)… Cùng với việc củng cố, phát triển về mặt quốc
phòng, chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn chăm lo phát triển kinh tế, vỗ về
quân dân…
Nhờ có sự chuẩn bị phòng thủ kỹ càng, quân dân một lòng phò
chúa, hơn nữa lại có sự giúp sức của nhiều danh tướng tài ba như: Đào
Duy Từ, Nguyễn Phúc Kiều, Nguyễn Đình Hùng, Nguyễn Hữu Tấn...
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã đẩy lùi 7 cuộc tấn công quy mô lớn của
chúa Trịnh mà lịch sử gọi đó là cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn phân
tranh kéo dài 45 năm (từ 1627 - 1672). Có thể nói rằng đây là cuộc nội
chiến chiến ác liệt, kéo dài và không phân thắng bại, nhưng nếu xét theo
mục đích của cuộc chiến tranh thì thất bại lại thuộc về chính quyền Lê -
Trịnh. Lâu nay có nhiều cách đánh giá khác nhau về cuộc nội chiến
Trịnh - Nguyễn. Đương nhiên cuộc chiến tranh đã tiêu huỷ sức người, sức
của, triệt phá đồng ruộng xóm làng và dẫn đến chia cắt đất đai thống nhất
của quốc gia Đại Việt thì ai cũng nhìn thấy rõ. Chúng ta không thanh
minh, không bao biện cho các cuộc chiến tranh, nhất là các cuộc nội
chiến huynh đệ tương tàn, nhưng chúng ta cũng không đánh đồng các bên
tham chiến. Hy vọng rồi đây cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn sẽ được

nghiên cứu đầy đủ và kỹ lưỡng hơn, chúng ta sẽ có những đánh giá khách
quan và chính xác về nó, nhưng trong điều kiện của tư liệu ngày nay,
dưới cái nhìn toàn diện về xu thế đang lên của vương triều chúa Nguyễn.
Đánh giá về việc Nguyễn Phúc Nguyên từng bước thoát ly khỏi sự lệ
thuộc của chính quyền Lê - Trịnh. GS.TSKH Vũ Minh Giang nhận xét:
“Có thể nói việc Nguyễn Phúc Nguyên tìm mọi cách tách Thuận Quảng ra
khỏi sự kiểm soát của chính quyền Lê - Trịnh không phải chỉ là hành động
cát cứ phong kiến đơn thuần vì lợi ích của dòng họ Nguyễn. Nó còn phản
ánh một ước nguyện muốn thực thi những chính sách cai trị khác với
đường lối chính trị của Đàng Ngoài lúc đó đang theo xu hướng hoài cổ
rập khuôn thời Lê sơ, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Về mặt khách
quan việc làm của Phúc Nguyên có lợi cho xu thế phát triển của lịch sử
dân tộc” [7; tr 153].
* Thực hiện hàng loạt những cải cách, xây dựng nên một bộ máy
chính quyền nhà nước vững mạnh ở Đàng Trong
Ngay sau khi lên nối ngôi chúa, Nguyễn Phúc Nguyên đã tiến hành
hàng loạt các biện pháp cải tổ hành chính, xóa bỏ bộ máy chính quyền
theo kiểu cũ của nhà Lê, “xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước ở Đàng
Trong theo cách tổ chức của họ Nguyễn…” [9; tr 235]
Năm 1614, Nguyễn Phúc Nguyên quyết định bãi bỏ ba ty cũ (là
Đô ty, Thừa ty và Hiến ty) để lập ra ba ty mới :
+ Ở chính dinh, Nguyễn Phúc Nguyên đặt ra ty Xá sai với nhiệm
vụ: coi việc văn án từ tụng do Viên Đô Tri và Ký Lục đảm nhiệm
+Tướng Thần Lại: Coi giữ việc thu tiền thóc, phát lương cho quân
các đạo. Do viên Cai Bạ đảm nhiệm
+Lệnh Sử: Coi việc tế tự, lễ tiết và chi cấp lương tháng cho quân
đội ở chính dinh. Do viên Nha Úy đảm nhiệm.
Ngoài những viên quan đứng đầu, ở mỗi Ty đều có những thuộc
viên giúp việc gồm: 3 Câu Kê, 3 Cai Hợp, 10 Thủ Hợp, 40 Lại Ty. Tổng
cộng 60 người

Bên cạnh ba ty chính, Nguyễn Phúc Nguyên còn đặt thêm 2 ty nữa
là: Nội Lệnh Sử và Lệnh Sử Đồ Gia.
+Ty Nội Lệnh Sử: Kiêm coi các thứ thuế. Quan lại gồm có Tả
Lệnh Sử và Hữu Lệnh Sử, có nhiệm vụ chia nhau thu tiền sai dư (thuế
thân) của các xã thuộc hai xứ Thuận - Quảng nộp vào nội phủ.
+Ty Lệnh Sủ Đồ Gia; Làm nhiệm vụ thu phát dây thau, khối sắt,
đồ đồng, ngà voi, chiêng đồng…cho việc chế tạo những đồ khí giới,
thuyền ghe, sửa sang tường thành, nhà cửa, cùng việc coi giữ các đồ dùng
và kho quân khí…[6; tr 153]
Tại các dinh ngoài, tùy từng nơi, có nơi Nguyễn Phúc Nguyên chỉ
đặt 1 ty Lệnh Sử, nhưng cũng có nơi đặt 2 ty Xá Sai và Tướng Thần Lại,
có nơi thì kiêm đặt hai ty Xá Sai và Lệnh Sử để trông coi việc từ tụng của
quân dân, sổ sách đinh diền và trưng thu thuế ruộng [9; tr 139] Cùng với

×