Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ CẨM HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: T.s Bùi Minh Hồng
Học viên: Nguyễn Thị Cẩm Hà
Lớp: Cao học Luật, khóa 30

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân, có sự hỗ trợ từ
giảng viên hướng dẫn là Tiến sĩ Bùi Minh Hồng. Những số liệu và tài liệu phục vụ
cho việc nghiên cứu, nhận xét, đánh giá là hoàn toàn trung thực, do chính tác giả thu
thập và được thể hiện đầy đủ trong phần danh mục tài liệu tham khảo.
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Cẩm Hà


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1

Bộ luật dân sự

BLDS

2

Bộ luật hình sự

BLHS

3

Bố luật Tố tụng Dân sự

BLTTDS

4

Bộ luật Tố tụng Hình sự

BLTTHS

5


Đăng ký kết hôn

ĐKKH

6

Hội đồng xét xử

HĐXX

7

Hôn nhân và gia đình

HN&GĐ

8

Tịa án nhân dân

TAND


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC NAM, NỮ CHUNG SỐNG VỚI
NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN ........................ 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, thực trạng của việc nam, nữ chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn............................................................ 8

1.1.1. Khái niệm nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn .................................................................................................................. 8
1.1.2. Đặc điểm của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn ................................................................................................... 13
1.1.3. Thực trạng của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn tại Việt Nam ................................................................... 14
1.2. Các trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn .................................................................................................... 17
1.2.1. Trường hợp chung sống như vợ chồng không trái pháp luật................... 17
1.2.2. Trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật ............................. 19
1.3. Sơ lược pháp luật điều chỉnh về việc nam, nữ chung sống với nhau như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn qua các thời kì ....................................... 24
1.3.1. Dưới thời phong kiến................................................................................ 24
1.3.2. Dưới thời Pháp thuộc ............................................................................... 26
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 ..................................................... 27
1.3.4. Giai đoạn từ năm 1976 đến nay ............................................................... 28
1.4. Pháp luật một số một số quốc gia về việc nam, nữ chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.......................................................... 34
1.4.1. Pháp luật của các quốc gia Châu Á ......................................................... 34
1.4.2. Pháp luật của các quốc gia Châu Âu ....................................................... 35
1.4.3. Pháp luật các quốc gia Châu Mỹ ............................................................. 38


CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT HẬU
QUẢ CỦA VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG
MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN –THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN ............................................................................................. 42
2.1. Giải quyết hậu quả về quan hệ nhân thân giữa nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ................................................ 42
2.1.1. Quy định của pháp luật ............................................................................ 42

2.1.2. Bất cập trong việc giải quyết hậu quả về nhân thân giữa nam, nữ chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn và kiến nghị giải pháp
hoàn thiện............................................................................................................ 43
2.2. Giải quyết hậu quả về quan hệ tài sản giữa nam, nữ chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.......................................................... 52
2.2.1. Quy định của pháp luật ............................................................................ 52
2.2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp, yêu cầu phát sinh liên quan đến tài sản
của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn .... 56
2.2.3. Một số bất cập trong việc giải quyết hậu quả về tài sản của nam, nữ
chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn và kiến nghị giải
pháp hoàn thiện .................................................................................................. 61
2.3. Giải quyết hậu quả về con chung giữa nam, nữ chung sống với nhau như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ................................................................. 66
2.3.1. Quy định của pháp luật ............................................................................ 66
2.3.2. Bất cập và kiến nghị giải pháp hoàn thiện liên quan đến vấn đề con
chung giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn ...................................................................................................................... 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 72
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn là
một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong xã hội Việt Nam, có xu hướng phát
triển phức tạp cả về số lượng và tính chất quan hệ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa
có con số thống kê chính thức về số lượng các cặp nam, nữ chung sống với nhau

như vợ, chồng mà không đăng ký kết hôn trong cả nước. Trước sự phát triển ngày
càng mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội, khi chúng ta đang thực hiện đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu với
các quốc gia trên thế giới thì bên cạnh những lợi ích đạt được, mặt trái của nền
kinh tế thị trường đã tác động và ảnh hưởng đến các quan điểm về hơn nhân gia
đình, về tình u và hạnh phúc của con người. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng này, một phần xuất phát từ lý do chủ quan là tâm lý ngại đi đăng ký kết
hơn vì thủ tục hành chính mất thời gian, một phần là do sự du nhập, thẩm thấu, tác
động của văn hóa phương Tây đến một bộ phận khơng nhỏ giới trẻ hiện nay, tạo
nên lối sống phóng khống, tự do, phóng túng, khơng muốn bị ràng buộc về mặt
pháp lý. Thậm chí có nhiều người cịn cho rằng chỉ cần về sống chung mà không
cần phải tổ chức cưới hỏi lễ nghi để giảm chi phí. Việc chung sống này thể hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau và dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho bản thân người
sống chung cũng như với xã hội.
Việc chung sống như vợ chồng hiện nay có nhiều biểu hiện đa dạng với
những chủ thể không đơn thuần như trước đây chỉ là giữa nam và nữ, mà còn diễn
ra giữa những người cùng giới tính, những người chuyển giới. Chung sống như vợ
chồng mà khơng đăng ký kết hơn có thể tồn tại dưới các hình thức: chung sống như
vợ chồng được pháp luật cơng nhận, chung sống với nhau khơng có giá trị pháp lý,
và chung sống như vợ chồng trái pháp luật1. Điều này không chỉ làm phát sinh
những hệ lụy về mặt xã hội mà còn gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan nhà
nước trong việc giải quyết hậu quả về nhân thân, tài sản, con chung giữa các bên.
Chung sống như vợ chồng của những người đồng tính cũng giống như những người
chuyển giới, chưa được pháp luật thừa nhận. Do đó, hiện chưa có một khung pháp
lý nào để đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng này, nhất là khi xảy ra tranh chấp thì
Lê Thu Trang (2017), “Chung sống như vợ chồng khơng đăng ký kết hơn: Thực trạng và kiến nghị hồn
thiện pháp luật”, Kiểm Sát, số 07, tr.46.
1



2
không được giải quyết theo các quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình.
Vấn đề này pháp luật hiện nay vẫn cịn bỏ ngỏ và cịn có nhiều quan điểm trái chiều.
Vì vậy, thơng qua đề tài này tác giả mong muốn có thể đưa ra một số giải pháp để
giải quyết vấn đề còn bỏ ngỏ đó. Thực tế cho thấy, việc nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ảnh hưởng rất nhiều đến các mặt của
đời sống, nhất là vấn đề về tài sản, con chung, nợ chung, quyền và lợi ích hợp pháp
của của phụ nữ và trẻ em… khi hai bên chấm dứt việc chung sống.
Trước khi Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 ra đời thì vấn đề nam, nữ
chung sống với nhau như vợ, chồng mà không đăng ký kết hôn đã được đề cập
đến trong một số văn bản pháp luật như: Nghị quyết số 35/2000/QH10; Nghị
định số 77/2001/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BTP; Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP… Các văn bản này hướng
dẫn giải quyết đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể về giải quyết
hậu quả của tình trạng này đã dẫn đến việc giải quyết các tranh chấp phát sinh
trở nên phức tạp, không thống nhất, quyền lợi của các bên chưa được bảo đảm.
Đồng thời, công tác xét xử của Tịa án cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Nhận thấy được sự cấp thiết cần phải hoàn thiện pháp luật về vấn đề nam, nữ
chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, pháp luật đã có
những thay đổi cụ thể phù hợp với nhu cầu đặt ra. Luật Hơn nhân và gia đình
năm 2014 ra đời là một bước tiến quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta
nói chung, trong lĩnh vực hơn nhân gia đình nói riêng. Trong đó, Luật đã có
những quy định cụ thể điều chỉnh đối với trường hợp nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn.
Tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích các quy định của Luật Hơn nhân và gia
đình năm 2014 về vấn đề giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn là một địi hỏi khách quan và cấp
thiết hiện nay, điều này giúp nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong việc
xác lập quan hệ hôn nhân, nâng cao hiệu quả công tác xét xử của Tịa án đối với
các tranh chấp về hơn nhân và gia đình nói chung và tranh chấp liên quan đến việc

chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hơn nói riêng. Là cơ sở để từ đó góp
phần hồn thiện hệ thống pháp luật nước ta, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc,
xã hội phát triển, văn minh.


3
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Giải quyết hậu quả của
việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn
theo pháp luật Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn là một vấn đề đã tồn tại từ lâu trong xã hội chúng ta. Để hạn chế cũng như đưa
ra giải pháp cho vấn đề này, pháp luật đã có nhiều quy định liên quan đến việc nam,
nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn để người dân nắm
bắt các quy định của pháp luật cũng như biết được hậu quả pháp lý nếu xảy ra tranh
chấp giữa họ. Có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến như:
- Nguyễn Văn Cừ và các tác giả (2003), Giải quyết hôn nhân thực tế theo
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường,
Trường Đại học Luật Hà Nội. Đề tài này đã có những nghiên cứu, phân tích về tình
trạng hơn nhân thực tế giữa nam và nữ, đồng thời đưa ra một số giải pháp pháp lý
để hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, cơng trình này ra đời khi Luật Hơn nhân và
gia đình năm 2000 đang có hiệu lực, khi đó các quy định về giải quyết hậu quả của
việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng chưa được pháp luật quy định.
- Hồng Hạnh Ngun (2011), Những khía cạnh pháp lý của thực tế chung
sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường
Đại học Luật Hà Nội. Trong luận văn này, tác giả đã nhận diện và hệ thống hóa
những vấn đề lý luận về kết hơn, thơng qua đó thấy được vai trị quan trọng của việc
đăng ký kết hơn. Phân tích những quy định của pháp luật điều chỉnh việc nam nữ
chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn ở Việt Nam cùng với
việc nêu lên thực trạng giải quyết tranh chấp liên quan. Kiến nghị một số giải pháp

nhằm hạn chế việc nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn.
- Nông Thị Hồng Yến (2015), Hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống
với nhau như vợ chồng theo pháp luật hơn nhân gia đình Việt Nam hiện hành, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận văn này, tác giả đã nghiên
cứu cơ sở lý luận của việc kết hôn và đăng ký kết hơn, thấy được vai trị của đăng ký
kết hơn trong việc xây dựng gia đình Việt Nam. Nghiên cứu, đánh giá, phân tích các
quy định Việt Nam điều chỉnh trong trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn, đặc biệt là chú trọng phân tích các quy định tại


4
Điều 14, Điều 15, Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc giải quyết
các hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn, đồng thời đưa ra được một số kiến nghị liên quan.
- Lê Thu Trang (2017), “Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hơn:
Thực trạng và kiến nghị hồn thiện pháp luật”, Kiểm sát, số 07. Bài viết này tập
trung phân tích và làm rõ về chung sống như vợ chồng khơng có giá trị về mặt pháp
lý, là việc nam, nữ đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn mà chung
sống với nhau như vợ chồng và giữa những người đồng tính, người chuyển giới.
Đồng thời, đưa ra một số đánh giá và kiến nghị hoàn thiện pháp luật chung sống
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn theo pháp luật hiện hành.
- Nguyễn Thị Lan (2019), “Về giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật, kết hôn
không đúng thẩm quyền và nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn”, Tòa án nhân nhân, số 07. Bài viết này tập trung phân tích các quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành về việc giải quyết mối quan hệ giữa các chủ
thể trong việc kết hôn trái pháp luật, kết hôn không đúng thẩm quyền và nam, nữ
chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như: Quyền yêu cầu giải quyết
hủy việc kết hôn trái pháp luật, kết hôn không đúng thẩm quyền, nam, nữ chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn; Cách thức xử lý và giải
quyết hậu quả pháp lý đối với các trường hợp này.

Mỗi cơng trình nghiên cứu đã nhìn nhận, giải quyết vấn đề này ở một góc độ
khác nhau tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt về
vấn đề giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn, đặc biệt là về quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ
và hợp đồng giữa các bên. Chính vì vậy, trong luận văn này tác giả nghiên cứu,
phân tích chuyên sâu các quy định của pháp luật về vấn đề giải quyết hậu quả nam,
nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà khơng đăng ký kết hơn. Từ đó, nhận diện
được những khó khăn và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết
các tranh chấp liên quan đến việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn, đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ
chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn theo pháp luật Việt
Nam”, tác giả mong muốn:


5
- Nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm quan hệ chung sống như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn cũng như đặc điểm của mối quan hệ này.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết hậu quả của
việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đặc
biệt chú trọng phân tích hướng giải quyết của văn bản pháp luật về quyền, nghĩa vụ
đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa hai bên nam, nữ khi có tranh chấp
xảy ra. Trên cơ sở đó, tìm hiểu thực tiễn xét xử để nhận diện những bất cập còn tồn
tại của pháp luật.
- Kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh việc giải quyết
hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà khơng đăng ký kết
hơn. Từ đó, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. Hơn
hết, đề tài mong muốn góp phần bảo vệ pháp chế và nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa nhằm xây dựng đời sống và xã hội hiện đại, văn minh.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề
pháp lý về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Đối tượng nghiên
cứu chủ yếu của luận văn là:
- Những vấn đề lý luận về việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn
- Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết hậu quả của việc
nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, cụ thể là quan hệ
nhân thân, quan hệ tài sản và con chung giữa các bên khi chấm dứt việc chung sống
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
- Pháp luật của một số nước trên thế giới có liên quan đến giải quyết hậu quả
của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
- Thực tiễn giải quyết tranh chấp các trường hợp nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn, phân tích những bất cập cịn tồn tại
để từ đó đưa ra giải pháp cho việc giải quyết hậu quả các trường hợp nam, nữ chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.


6
5. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài luận văn: “Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn theo pháp luật Việt Nam”,
tác giả sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh: Phương pháp được sử dụng để so sánh quy định hiện
hành của pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới.
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở mục 1.4 khi nghiên cứu pháp luật của
một số nước trên thế giới về vấn đề nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn.
- Phương pháp liệt kê: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở mục 1.1.3

“Thực trạng của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn” về số liệu khảo sát thực trạng chung sống như vợ chồng hiện nay tại
Việt Nam.
- Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được sử dụng nhằm nghiên cứu, tìm
hiểu các quy định của pháp luật về vấn đề giải quyết hậu quả của việc nam, nữ
chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn qua các thời kỳ. Phương pháp
này được sử dụng ở mục 1.3 “Sơ lược pháp luật điều chỉnh về việc nam, nữ chung
sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn qua các thời kì”.
- Phương pháp phân tích, chứng minh, tổng hợp: Phương pháp này được sử
dụng nhằm đi sâu làm rõ vấn đề ở nhiều phương diện và khái quát những nội dung
cơ bản của từng vấn đề để từ đó xây dựng giải pháp pháp lý phù hợp. Phương pháp
này được sử dụng xuyên suốt luận văn, nhưng tập trung chủ yếu ở Chương 2 phân
tích các quy định của pháp luật, thực tiễn xét xử của Tịa án. Từ đó nhận diện được
những bất cập còn tồn tại của pháp luật và đưa ra các kiến nghị phù hợp.
Bằng các phương pháp này, tác giả mong muốn vấn đề giải quyết hậu quả
nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ được phản ánh một
cách chân thực cả về mặt lý luận và thực tiễn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chuyên sâu về
những quy định của pháp luật liên quan đến giải quyết hậu quả của việc nam nữ
chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Kết quả nghiên


7
cứu của luận văn góp phần bổ sung và hồn thiện những vấn đề lý luận khoa học
pháp lý cũng như thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hậu quả của việc nam nữ
chung sống với nhau như vợ chồng mà khơng đăng ký kết hơn nói riêng, pháp luật
Hơn nhân và gia đình nói chung và làm phong phú thêm kho tàng tri thức khoa
học pháp lý.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu. giảng dạy

và học tập khoa học luật tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu luật… Luận văn cũng có
thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan thi hành và áp dụng pháp
luật để giải quyết các vấn đề có liên quan.


8
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC NAM, NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU
NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
1.1. Khái niệm, đặc điểm, thực trạng của việc nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1.1.1. Khái niệm nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn
Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng phát sinh trong quá trình phát triển
của xã hội lồi người, dưới sự tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Sự phát triển của xã hội đã tác động đến q trình phát sinh, thay đổi của các hình
thái hơn nhân gia đình. Nhận thức rõ vị trí, vai trị của hơn nhân gia đình trong cuộc
sống mỗi con người, nhà nước ta đã ban hành Luật HN&GĐ trong đó quy định các
nguyên tắc cơ bản, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa các thành viên trong
gia đình với nhau, mà trước tiên phải kể đến đó là vấn đề kết hôn - sự kiện pháp lý
quan trọng để tạo nên một gia đình.
Dưới góc độ pháp lý, việc nam, nữ lấy nhau thành vợ chồng phụ thuộc vào
việc thừa nhận của Nhà nước thông qua một nghi thức cụ thể được ghi nhận trong
pháp luật2. Nghi thức kết hôn trong pháp luật của mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng
bởi phong tục, tập quán cũng như truyền thống lập pháp của mỗi nước. Trên thế
giới hiện nay, xu hướng quy định về nghi thức kết hơn nhìn chung có thể chia
thành bốn nhóm:
Nhóm thứ nhất: Các quốc gia chỉ thừa nhận nghi thức dân sự, tức là việc kết
hôn phải được đăng ký trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Pháp, Đức,
Áo, Bỉ…

Nhóm thứ hai: Các quốc gia chỉ thừa nhận nghi thức tôn giáo, điển hình là
các quốc gia Hồi giáo.
Nhóm thứ ba: Các quốc gia chấp nhận sự tồn tại của cả hai hình thức đó là
nghi thức dân sự và nghi thức tơn giáo. Người kết hơn có thể lựa chọn một trong hai
hình thức để kết hơn. Ví dụ: Mỹ, Thụy Điển…
Bùi Thị Mừng (2015), Chế định kết hôn trong Luật Hơn nhân và gia đình – Vấn đề lý luận và thực tiễn,
Luận văn Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.10.
2


9
Nhóm thứ tư: Buộc thực hiện cả hai hình thức đó là nghi thức dân sự và nghi
thức tơn giáo. Như vậy, đối với người theo tơn giáo thì họ phải thực hiện cả hai nghi
thức này thì việc kết hơn mới có giá trị. Ví dụ: Vương Quốc Anh.
Trong các xu hướng trên thì nghi thức kết hơn dân sự vẫn chiếm ưu thế, được
nhiều quốc gia lựa chọn và pháp luật ghi nhận, trong đó có Việt Nam. Pháp luật
HN&GĐ của nước ta từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay đều ghi nhận
nghi thức kết hơn có giá trị pháp lý là kết hơn dân sự.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì kết hơn là việc nam, nữ chính thức lấy nhau thành
vợ, chồng3. Kết hơn được hiểu là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân.
Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được công
nhận là hợp pháp. Luật HN&GĐ năm 2014 cũng đưa ra khái niệm chính thức kết hơn
như sau: “Kết hơn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy
định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Như vậy, nam nữ chỉ
được coi là đã kết hôn khi đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dưới góc độ
pháp lý, nếu nam, nữ lấy nhau thành vợ chồng theo nghi thức truyền thống hay tôn
giáo mà không ĐKKH thì khơng được pháp luật cơng nhận là vợ chồng hợp pháp. Do
đó, trong khoa học pháp lý cũng xuất hiện thuật ngữ “nam nữ chung sống với nhau
như vợ chồng mà không ĐKKH” để phân biệt với các trường hợp “kết hôn”.
Trước đây, thuật ngữ “chung sống như vợ chồng” đã được nhắc đến ở một số

điều luật của pháp luật HN&GĐ, pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực hơn nhân gia đình và pháp luật hình sự, có thể kể đến như:
Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về việc chung sống như vợ chồng tại
khoản 2 Điều 4 đó là “Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung
sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết
hơn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”, tuy nhiên lại
khơng có quy định cụ thể để giải thích về thuật ngữ “chung sống như vợ chồng”,
dẫn đến những cách hiểu không thống nhất. Để làm rõ điều này tại khoản 3.1 mục 3
Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25
tháng 9 năm 2001 về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV các tội
xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình của Bộ luật Hình sự năm 1999 (viết tắt là
Thông tư số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ) giải thích “chung
3

Hồng Phê (2016), Từ điển Tiếng Việt, Nxb.Hồng Đức, tr.376.


10
sống như vợ chồng” là: “Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có
chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại
chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách cơng khai
hoặc khơng công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.Việc chung
sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng
xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ
quan, đồn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…”. Hướng dẫn này đã
giải thích hành vi “chung sống như vợ chồng” dưới góc độ có sự vi phạm quy định
cấm kết hơn với người đang có vợ, có chồng.
Tiếp đó, tại điểm d mục 2 Thơng tư 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBTP của Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp ngày
03 tháng 01 năm 2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09
tháng 06 năm 2000 của Quốc hội “Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình”

(viết tắt là Thơng tư 01/2001 TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP) định nghĩa về
“chung sống như vợ chồng” bằng cách liệt kê: “Được coi nam và nữ chung sống
với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật
HN&GĐ năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên)
chấp nhận;
- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây
dựng gia đình.
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ
tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả
hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ
chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc,
giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình”.
Quy định trên giải thích cho việc áp dụng quy định không công nhận quan hệ
vợ chồng giữa nam và nữ chung sống như vợ chồng mà không ĐKKH tại đoạn 3
khoản 1 Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2000 đối với trường hợp nam nữ chung sống với
nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà không ĐKKH. Nếu


11
lấy quy định này làm căn cứ chung để xác định có hay khơng tồn tại việc chung sống
như vợ chồng giữa nam và nữ thì vơ hình chung, quan hệ chung sống như vợ chồng
khơng ĐKKH và có sự vi phạm điều kiện kết hơn nằm ngồi sự điều chỉnh của pháp
luật. Khi trường hợp này xảy ra, có u cầu ly hơn, Tịa án sẽ khơng thể giải quyết vì
khơng có cơ sở pháp lý để khơng cơng nhận quan hệ vợ chồng giữa họ do họ có sự vi
phạm về điều kiện kết hôn, cũng không thể áp dụng quy định về hủy kết hôn trái pháp
luật, yêu cầu chấm dứt quan hệ vợ chồng vì giữa họ khơng tồn tại việc ĐKKH. Do
đó, chúng ta cần hiểu tinh thần của quy định này là nhằm mục đích xác định có tồn tại

“hơn nhân thực tế hay không”, không phải định nghĩa chung sống như vợ chồng cho
mọi trường hợp. Trong trường hợp nam, nữ đã tiến hành ĐKKH nhưng vi phạm một
trong những điều kiện kết hơn theo Luật định thì bị xem là kết hơn trái pháp luật và
việc kết hôn này bị hủy bằng bản án có hiệu lực của Tịa án4. Hậu quả của hủy kết
hơn trái pháp luật đó là hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng5. Như
vậy, khi bị hủy kết hôn trái pháp luật, nam và nữ buộc phải chấm dứt “quan hệ như
vợ chồng” và thời gian họ chung sống với nhau chỉ được xem là thời gian “chung
sống như vợ chồng” mà không phải là thời kỳ hôn nhân.
Luật HN&GĐ năm 2014 đã đưa ra định nghĩa chính thức về “chung sống như
vợ chồng” tại khoản 7 Điều 3: “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức
cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”. Từ quy định này, chúng ta thấy rằng
việc chung sống như vợ chồng phải đủ hai dấu hiệu: Một là, chung sống như vợ
chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung; Hai là, khi nam nữ tổ chức cuộc
sống chung, họ coi nhau là vợ chồng.
- Thứ nhất, đối với nội dung “chung sống như vợ, chồng là việc nam nữ tổ
chức cuộc sống chung”
Hiện nay, vẫn chưa có một văn bản nào đưa ra định nghĩa thế nào được xem
là “tổ chức cuộc sống chung” nhưng có thể hiểu nam nữ được xem như “tổ chức
cuộc sống chung” khi hai bên tự nguyện cùng sinh sống dưới một mái nhà, xây
dựng gia đình, cùng gánh vác, chia sẻ cuộc sống gia đình, có thể có con chung với
nhau, tài sản chung, được hàng xóm xung quanh và người thân coi như vợ chồng.
Về cơ bản, cuộc sống của họ dưới một mái nhà như những cặp vợ chồng có ĐKKH,
chỉ duy nhất khác nhau về một yếu tố đó là họ khơng ĐKKH.
4
5

Điều 16 Luật HN&GĐ năm 2000.
Điều 17 Luật HN&GĐ năm 2000.



12
- Thứ hai, khi nam nữ tổ chức cuộc sống chung, họ coi nhau là vợ chồng
Thế nào được gọi là “coi nhau như vợ chồng” và việc coi nhau là vợ chồng
được biểu hiện dưới dạng hành vi như thế nào, nếu nam nữ tổ chức cuộc sống
chung mà không “coi nhau là vợ chồng”, chỉ xem nhau như “người ở chung” hay
“bạn tình” thì quan hệ giữa họ lúc này sẽ xác định thế nào, dựa vào căn cứ gì để
xác định. Vấn đề này hiện pháp luật vẫn chưa có sự quy định rõ ràng, sẽ gây khó
khăn cho việc áp dụng pháp luật. Do đó, theo tác giả cần phải có hướng dẫn cụ
thể như thế nào là “coi nhau như vợ chồng” để có nhận định chính xác các
trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà khơng ĐKKH. Nhìn
chung, có thể hiểu “coi nhau như vợ chồng” là việc nam, nữ tự nguyện coi nhau
như vợ chồng, tôn trọng nhau, thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng
với nhau, chia sẻ các vấn đề về vật chất và tinh thần, công khai mối quan hệ với
người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng. Tuy nhiên, chính vì mối quan hệ của
họ xuất phát từ yếu tố tình cảm nhưng lại khơng có sự ràng buộc về mặt pháp lý
vì họ khơng ĐKKH nên họ có thể tự nguyện thực hiện quyền, nghĩa vụ giữa vợ
và chồng hoặc không.
Nam, nữ (kể cả khi có đủ điều kiện kết hơn) chung sống với nhau như vợ
chồng mà khơng ĐKKH thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Sự khác
biệt duy nhất giữa hôn nhân hợp pháp và chung sống với nhau như vợ chồng mà
khơng ĐKKH đó chính là việc có thủ tục ĐKKH hay khơng. Yếu tố có ĐKKH là
yếu tố quan trọng để phân biệt hai quan hệ này. Thơng qua việc ĐKKH, Nhà nước
kiểm sốt được việc kết hôn, đảm bảo cho quyền tự do kết hôn diễn ra phù hợp
với trật tự chung, đồng thời ngăn chặn những hiện tượng kết hôn vi phạm các điều
kiện kết hôn theo quy định của pháp luật như tảo hôn, vi phạm chế độ hôn nhân
một vợ, một chồng. Giấy chứng nhận ĐKKH là chứng cứ pháp lý quan trọng thể
hiện sự thừa nhận của Nhà nước về việc tồn tại quan hệ vợ chồng. Đây cũng là cơ
sở để Nhà nước giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của các bên khi có mâu
thuẫn xảy ra. Bên cạnh đó, ĐKKH cịn có ý nghĩa quan trọng thể hiện sự tiến bộ
của xã hội, góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ tư tưởng lạc hậu

cịn tồn tại trong xã hội.
Tóm lại, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà khơng ĐKKH là
việc nam, nữ có thể đủ hoặc khơng đủ điều kiện kết hôn theo Luật định, chung sống
với nhau mà không ĐKKH, công khai mối quan hệ này với mọi người xung quanh.


13
1.1.2. Đặc điểm của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn
Hiện nay, theo giải thích từ ngữ tại Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 thì
“Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là
vợ chồng”. Có thể thấy, pháp luật khơng có sự phân biệt giữa việc chung sống
không trái pháp luật và trường hợp chung sống trái pháp luật (phần này sẽ phân tích
rõ hơn ở mục 1.2). Vì thế, mối quan hệ chung sống như vợ chồng thường sẽ có
những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, đối tượng được xác định trong mối quan hệ này đó là một bên
giới tính nam và một bên giới tính nữ, những trường hợp cịn lại khơng thuộc đối
tượng điều chỉnh của quan hệ này. Pháp luật hay xã hội đều thừa nhận chỉ có nam,
nữ mới đáp ứng được đủ yêu cầu và chức năng xã hội của gia đình, một trong
những mục đích quan trọng nhất của gia đình đó là duy trì nịi giống, cung cấp sức
lao động cho xã hội, người lao động, thế hệ mới đảm bảo cho sự phát triển của xã
hội loài người. Cho đến bây giờ hầu như chúng ta vẫn nhắc đến gia đình như là sự
kết hợp giữa một người nam và một người nữ, nhưng với sự phát triển của xã hội,
quyền con người ngày càng được đề cao và bảo vệ thì đã có những trường hợp
chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính. Thực tế cho thấy đây là
những điều hết sức bình thường của xã hội mặc dù vẫn cịn có những quan niệm kỳ
thị, xa lánh. Tuy nhiên, xã hội cũng như luật pháp Việt Nam vẫn chưa thể thừa nhận
hoàn toàn mối quan hệ giữa những người cùng giới tính và cơng nhận mong muốn
được sống chung hợp pháp, có ĐKKH của họ. Chính vì pháp luật Việt Nam vẫn
chưa thừa nhận hơn nhân giữa những người cùng giới tính cho nên đa số các cặp

cùng giới tính hiện nay chỉ cịn lựa chọn đó là chung sống với nhau như vợ chồng
nhưng khơng ĐKKH.
Trong khi đó, trên thế giới hiện nay đã có nhiều quốc gia công nhận và
bảo vệ hôn nhân đồng giới. Ở hầu hết các quốc gia khác như Na Uy, Úc, Anh,
Mexico…đều ban hành luật cấm phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người đồng
tính. Các quốc gia này cũng cho phép các cặp đôi được chung sống với nhau ở
các mức độ khác nhau như thừa nhận hơn nhân đồng giới tính ở Canada, Tây
Ban Nha, Nam Phi, Thụy Điển và một số tiểu bang khác của Hoa Kỳ, Anh...; cho
phép quan hệ đồng giới dưới các hình thức như kết hợp dân sự hoặc hình thức


14
quan hệ đối tác chung nhà ở các nước như: Đức, Phần Lan…ở các bang của Hoa
Kỳ như: California, Colorado, Hawaii, New Jersey…6.
- Thứ hai, mục đích của quan hệ chung sống như vợ chồng là ổn định và lâu dài
Đặc điểm trên giúp chúng ta phân biệt giữa chung sống như vợ chồng không
ĐKKH với sống thử trước hôn nhân. Đối với sống thử trước hôn nhân, nếu hai bên
sau thời gian chung sống cảm thấy hợp nhau và muốn tiến đến hơn nhân thì họ có thể
ĐKKH và trở thành vợ chồng, nếu khơng hợp nhau thì hai bên dừng lại, khơng ràng
buộc nhau. Cịn đối với trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng mà không
ĐKKH, họ mong muốn xây dựng cuộc sống ổn định, lâu dài ngay từ đầu, cả hai phía
có sự gắn kết nhất định thông qua yếu tố tài sản hoặc con cái. Sự ổn định và lâu dài
đó có thể được sự chứng kiến của gia đình và cộng đồng, làng xóm. Họ xem nhau
như vợ chồng và thực hiện quyền cũng như nghĩa vụ nhất định giống như vợ chồng
với nhau. Tính lâu dài và ổn định có thể được xem như đặc trưng quan trọng để phân
biệt giữa sống thử và chung sống với nhau như vợ chồng mà không ĐKKH.
1.1.3. Thực trạng của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn tại Việt Nam
Chung sống, sinh con mà không cần ĐKKH là một hiện tượng ngày càng có
xu hướng gia tăng về số lượng trong xã hội hiện nay. Năm 2018, Quỹ dân số Liên

Hiệp quốc (UNFPA) đã công bố một báo cáo về xu hướng sinh con tại Mỹ, Châu
Âu và Nhật Bản. Theo đó, điểm nổi bật nhất là số trẻ sinh ngoài giá thú tiếp tục tăng
đều và ổn định. Báo cáo chỉ ra 40 trẻ sinh tại Mỹ là con của những cặp đôi chưa kết
hôn, tỉ lệ này thậm chí cịn cao hơn tại Liên minh Châu Âu (EU), nơi mà tỉ lệ này
thậm chí đã tăng lên 60% ở một số quốc gia thành viên7. Báo cáo của UNFPA cho
thấy tỉ lệ trẻ sinh ra ngoài giá thú tăng vọt tại các nước phát triển, phản ánh thực tế
của xã hội đương đại với những biến chuyển rõ rệt về văn hóa và kinh tế, ngoài ra
dữ liệu của UNFPA cũng cho thấy số trẻ sinh ngoài giá thú ở Mỹ và EU tăng chủ
yếu ở các cặp đôi sống chung chưa kết hôn, chứ khơng phải những bà mẹ đơn thân.
Tại Việt Nam, tình trạng nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không ĐKKH đã diễn ra từ lâu. Đây là một hiện tượng mang tính “ẩn” cao bởi lẽ
“Phân tích và đánh giá quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” https://
books.google.com.vn/books (Truy cập ngày 6/7/2020).
7
Kim Thoa, “Chung sống, sinh con mà không cần hôn thú đã trở thành xu hướng” />-sinh-con-ma-khong-can-hon-thu-da-tro-thanh-xu-huong 20181019091513899.htm (Truy cập ngày 8/7/2020).
6


15
việc một cặp đơi chung sống với nhau thì mọi người xung quanh có thể khơng biết
và cũng khơng quan tâm họ có ĐKKH hay khơng. Điều này có thể xuất phát từ ý
thức của người dân chưa cao, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc ĐKKH
hoặc do phong tục, tập quán của địa phương. Họ chỉ nghĩ sống chung cùng một nhà,
được cha mẹ hỏi cưới, tổ chức lễ cưới cho, bà con làng xóm, thơn, bản biết, công
nhận họ là vợ chồng là họ đã là vợ chồng của nhau. Việc kết hôn theo nghi thức
truyền thống được coi trọng và họ cho đó là vấn đề quan trọng nhất của hơn nhân
cịn giấy ĐKKH khơng phải là cái quan trọng. Sở dĩ hiện tượng này diễn ra ngày
càng nhiều ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chính là do nhận thức và hiểu biết
pháp luật của người dân nơi đây còn hạn chế.
Hiện nay, việc chung sống với nhau như vợ chồng không chỉ diễn ra ở phạm vi

trong nước mà còn mang yếu tố nước ngoài. Nhất là ở những vùng biên giới, các
đồng bào dân tộc thiểu số chung sống như vợ chồng với người nước ngồi nhưng
khơng ĐKKH khá phổ biến. Ví dụ như ở các làng người Jrai thuộc ba xã: Ia Nan, Ia
Pnôn và Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai có 29 cặp nam nữ (có một bên vợ hoặc
chồng là người Campuchia) đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không
ĐKKH8. Đối với những trường hợp này mặc dù họ biết đó là vi phạm pháp luật hơn
nhân gia đình nhưng họ vẫn chung sống với nhau, có con chung, tài sản chung trong
nhiều năm… Trong những năm gần đây, tình trạng hơn nhân thực tế ở một số khu
vực biên giới đang có chiều hướng gia tăng, một trong số đó là biên giới Việt - Lào.
Tình trạng di cư của cơng dân Lào và công dân Việt Nam qua lại sinh sống dọc biên
giới chung của hai nước đã có từ lâu. Hầu hết đối tượng này đều có cuộc sống khó
khăn về kinh tế, trình độ dân trí thấp, khơng có bất cứ giấy tờ gì để làm căn cứ xác
định nhân thân của họ; quan niệm về hơn nhân cịn đơn giản, nặng nề phong tục, tập
quán, con sinh ra cũng không đăng ký khai sinh. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ
đến tháng 12/2006, thì trong tổng số cơng dân Lào di cư tự do sang Việt Nam có 666
trường hợp kết hôn không giá thú sống trên đất nước Việt Nam. Riêng tỉnh Kontum
thống kê đến hết năm 2008 đã có 257 cặp nam, nữ là cơng dân Lào chung sống với
nhau như vợ chồng nhưng chưa ĐKKH9. Tuyến biên giới Quảng Trị giáp với hai tỉnh
Savannakhet và Salavan của nước bạn Lào xảy ra tình trạng cơng dân hai nước tham
Hoàng Cư, “Vùng biên giới Đức Cơ: Xuất hiện tình trạng hơn nhân khơng hợp pháp” https://baogialai.
com.vn/channel/8211/201411/vung-bien-gioi-duc-co-xuat-hien-tinh-trang-hon-nhan-khong-hop-phap-2349608/
(Truy cập ngày 6/7/2020).
9
Nguyễn Văn Thắng (2010), “Tình trạng hơn nhân thực tế ở khu vực biên giới Việt - Lào và một số giải
pháp giải quyết”, Dân chủ và Pháp luật, số 2 (215), tr.55.
8


16
gia vào quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi ở khu vực biên giới khơng muốn lên

tỉnh làm thủ tục ĐKKH. Điều này xuất phát từ những nguyên do nhất định đó là quy
định lệ phí ĐKKH có yếu tố nước ngoài cao hơn so với thu nhập của người dân biên
giới. Người dân ở khu vực biên giới sinh sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy, phương
thức canh tác lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất thấp, đời sống gặp
nhau khó khăn. Do đó, người dân khơng có tiền để thực hiện việc ĐKKH. Nguyên
nhân thứ hai là điều kiện đi lại khó khăn, phải mất nhiều ngày mới đi đến được ủy
ban nhân dân cấp tỉnh. Nguyên nhân thứ ba là thủ tục hồ sơ giấy tờ phức tạp, công
việc công chứng, chứng thực các giấy tờ cũng phải lên tỉnh và tốn kém. Mặt khác, các
giấy tờ của người nước ngồi cịn phải được hợp pháp hóa mà cơ quan có thẩm quyền
hợp pháp hóa là đại sứ quán đóng tận Trung ương10.
Bên cạnh các cặp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng thì tình trạng
sống chung như vợ chồng của những cặp đồng tính đang diễn ra theo chiều hướng
gia tăng nhanh. Sở dĩ như vậy vì người đồng tính khơng thuộc trường hợp được Nhà
nước thừa nhận hơn nhân, do đó họ chỉ có giải pháp là chung sống với nhau. Về số
lượng người đồng tính ở Việt Nam, hiện nay chưa có con số thực sự chính xác vì
chưa có một cuộc thống kê chính thức mang tính quy mơ và tồn diện được tổ chức.
Theo một nghiên cứu do tổ chức phi chính phủ CARE thực hiện, ước tính Việt Nam
có khoảng từ 50 - 125 ngàn người đồng tính, chiếm khoảng 0,06 - 0,15 % dân số.
Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE) Việt Nam hiện nghiên cứu
đang có khoảng 1,6 triệu người đồng tính, song tính và chuyển giới ở độ tuổi từ 15 5911. Về số lượng người chuyển giới, năm 2016 Bộ Y tế Việt Nam cho biết đã có
4000 - 5000 người chuyển đổi giới tính. Ngày 24/11/2015, quyền chuyển đổi giới
tính chính thức được hợp pháp hóa tại Việt Nam sau khi BLDS sửa đổi năm 2015
cho phép chuyển đổi giới tính và thay đổi nhân thân, hộ tịch.
Hiện nay, các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực hơn nhân và gia
đình đã tương đối hoàn thiện. Qua các văn bản pháp luật chúng ta thấy rằng dưới
chế độ của Nhà nước hiện nay, các quyền cơ bản của công dân về hôn nhân và gia
đình (quyền kết hơn, quyền khởi kiện ly hơn, quyền tự thỏa thuận, quyền bình đẳng
giữa vợ và chồng…) được pháp luật ghi nhận đã thật sự tiên tiến, phù hợp với sự
phát triển chung của xã hội. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng trong cuộc sống và
Bùi Thị Hồng (2009), “Đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới Quảng Trị khó khăn và

giải pháp”, Dân chủ và Pháp luật, số 3 (204), tr 62 - 63.
11
Lê Thu Trang (2017), tlđd (1), tr.47.
10


17
trong hoạt động giải quyết của Tòa án, xét xử các vụ, việc của hơn nhân và gia đình
đã bộc lộ những tồn tại, thiếu sót của Luật HN&GĐ năm 2014 nói riêng và pháp
luật về hơn nhân gia đình nói chung có một số điểm cần phải hồn thiện hơn.
1.2. Các trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn
1.2.1. Trường hợp chung sống như vợ chồng không trái pháp luật
Chung sống như vợ chồng không trái pháp luật là việc chung sống giữa nam
và nữ như vợ chồng không vi phạm quy định về điều kiện kết hôn, quy định về
chung sống như vợ chồng. Nghĩa là hai bên nam, nữ đã đáp ứng đầy đủ các điều
kiện về độ tuổi, năng lực hành vi dân sự, ý chí và khơng thuộc các trường hợp bị
cấm kết hôn được quy định tại Điều 5 của Luật HN&GĐ năm 2014.
Trên thực tế đã và đang tồn tại rất nhiều trường hợp nam và nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không ĐKKH, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội
và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, việc chung sống như vợ chồng ngày càng có
chiều hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê của Ủy ban dân tộc: tỉnh Thanh Hóa năm
2004 có hơn 40.101 chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày
01/01/2001 nhưng không ĐKKH (đã đăng ký được 33.728 trường hợp), tỉnh Cao
Bằng từ năm 2001 – 2012, Tòa án đã thụ lý và giải quyết 371 vụ không công nhận là
vợ chồng; Tỉnh Lai Châu từ năm 2009 – 2011 có 722 trường hợp; tỉnh sơn La: số đôi
không ĐKKH (năm 2000: 28, năm 2001: 51, năm 2002: 165, năm 2003: 76, năm
2004: 98, năm 2005: 159, năm 2007: 182); tỉnh An Giang có khoảng 10.000 đơi.12
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó chủ yếu là:
- Do ảnh hưởng của yếu tố tập quán, tín ngưỡng, tơn giáo về kết hơn ở địa

phương và cộng đồng.
- Do trình độ hiểu biết của người dân còn thấp, chưa tiếp cận những quy định
của pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật chưa cao nên hai bên nam nữ chỉ tổ chức lễ
cưới rồi chung sống với nhau như vợ chồng. Bên cạnh đó, họ cũng chưa nhận thức
đầy đủ về các quyền, nghĩa vụ trong kết hơn nói riêng; Quyền, nghĩa vụ trong hơn
nhân gia đình nói chung. Trong thực tiễn khơng ít những trường hợp nam, nữ sống
chung như vợ chồng vì hồn cảnh hoặc lý do khác nhau, họ khơng ĐKKH, trong đó
có những trường hợp là do hai bên chủ quan, tin tưởng nhau nên chỉ cần sống chung
12

Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội, tr.23.


18
mà không cần ĐKKH. Những trường hợp này hai bên vẫn chung sống bình thường,
hạnh phúc như bao cặp đơi có ĐKKH, thậm chí có những trường hợp đã có Sổ hộ
khẩu trong đó ghi tên đầy đủ một trong hai bên là chủ hộ, con chung cũng có giấy
khai sinh trong đó ghi đầy đủ tên cha, mẹ (qua thủ tục nhận cha mẹ con), có những
cặp lớn tuổi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ghi tên
đầy đủ của hai người với tư cách là vợ chồng.
- Do điều kiện lịch sử, các bên “kết hôn” trong chiến trường.
Các quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng trước Luật HN&GĐ năm 1959
có thể tồn tại dưới hình thức có đăng ký cũng có thể khơng có đăng ký. Do điều
kiện lịch sử, chúng ta không chỉ thừa nhận những quan hệ hôn nhân có đăng ký là
hợp pháp mà cả những quan hệ hôn nhân thực tế cũng được coi là hợp pháp.
- Do vợ chồng đã ly hơn sau đó quay lại chung sống với nhau như vợ chồng
mà không ĐKKH.
- Quy định về thủ tục ĐKKH còn chưa thực sự thuận lợi cho người dân, chưa
gắn với sự thay đổi rất lớn giữa nơi có hộ khẩu với nơi học tập, làm ăn, sinh sống
của hai bên nam, nữ khi họ tiến hành xác nhận độc thân.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, ở các thành phố lớn, các khu công
nghiệp đã xuất hiện lối sống mới của giới trẻ. Những đơi nam nữ mặc dù có đủ điều
kiện kết hôn nhưng lựa chọn sống chung như vợ chồng mà không ĐKKH. Sau một
thời gian nếu thấy phù hợp thì họ sẽ tiến tới hơn nhân chính thức, cịn nếu thấy
không phù hợp họ sẽ chia tay mà không ràng buộc gì cả. Hình thức đó gọi là “sống
thử” hay cịn gọi là “góp gạo thổi cơm chung”. Hiện tượng này bắt nguồn từ một số
nguyên nhân như:
- Nguyên nhân từ bản thân: Do bản thân sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, lối
sống tự do, bng thả, muốn trải nghiệm cảm giác vợ chồng và không ràng buộc về
mặt pháp lý.
- Nguyên nhân từ gia đình: Do cha mẹ sống khơng hạnh phúc, cuộc sống gia
đình thường xun xảy ra cãi vã, xung đột là yếu tố làm cho giới trẻ không muốn
nghĩ đến hôn nhân; Ngược lại, họ coi hơn nhân là một sự ràng buộc, kìm kẹp, hay
thậm chí là sợ hãi hơn nhân.
- Ngun nhân từ xã hội: Do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây du nhập
vào nước ta, nên quan niệm về tình yêu cũng như hôn nhân của một bộ phận giới trẻ


19
trở nên thoáng hơn. Họ xem việc “sống thử” trước hơn nhân là một điều bình
thường, khơng tổn hại gì cho hai bên.
1.2.2. Trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật
Trong xã hội phong kiến, khi mà pháp luật là ý chí của một bộ phận rất nhỏ
trong xã hội - tầng lớp quan lại, vua chúa, họ mặc nhiên đề ra những quy định điều
chỉnh những quan hệ về hơn nhân gia đình mà theo họ là phù hợp và đương nhiên
cũng trở thành những nguyên tắc chung trong tồn xã hội. Ở thời kỳ này, hơn nhân
bị xem là trái pháp luật được quan niệm là những cuộc hôn nhân không tuân thủ các
điều kiện kết hôn như: không “môn đăng hộ đối”, những quan hệ hôn nhân không
được sự đồng ý của cha mẹ, người thân… Những quy định này thể hiện rất rõ trong
Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long của nước ta.

Đối với các nước tư bản, sự ảnh hưởng từ điều kiện sống, những yếu tố về xã
hội, con người, kinh tế cũng quyết định đến quan niệm xã hội, do vậy pháp luật
cũng điều chỉnh theo hướng phù hợp với cuộc sống. Về vấn đề kết hôn, một số nước
thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa có cách nhìn nhận rất khác với pháp luật của Việt
Nam. Những căn cứ để xác định kết hôn hợp pháp và kết hơn khơng hợp pháp cũng
có khác biệt nhất định. Có thể do sự khác biệt về điều kiện khí hậu, kinh tế, môi
trường… khiến con người ở những nước phương tây phát triển nhanh hơn, sự
trưởng thành về thể lực và trí tuệ cũng sẽ khác so với người Châu Á như Việt Nam.
Vì vậy, điều kiện về độ tuổi kết hôn sẽ phải điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc
điểm của mỗi nước. Hay như việc kết hôn đồng giới đã được chấp nhận tại một số
quốc gia nhưng cũng có những quốc gia vẫn cấm kết hơn đồng giới.
Quan hệ chung sống như vợ chồng bị coi là trái pháp luật là trường hợp một
bên hoặc cả hai bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng vi phạm
điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014.
- Trường hợp một bên hoặc cả hai bên nam, nữ chưa đến tuổi kết hôn
Hai bên nam, nữ phải đáp ứng độ tuổi kết hơn, theo đó nam từ đủ 20 tuổi trở
lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, những trường hợp nam, nữ kết hôn với nhau khi chưa đủ
độ tuổi kết hôn được gọi là “tảo hôn”. Tảo hôn không chỉ là việc nam, nữ kết hôn
trước tuổi luật định mà còn bao gồm cả trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như
vợ chồng trước tuổi luật định. Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này, có
thể do phong tục tập quán của địa phương, hoặc do nguyện vọng của hai bên gia đình


×