Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bảo vệ quyền phụ nữ trong việc giải quyết hậu quả pháp lý khi ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.83 KB, 15 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nếu như hôn nhân chứng tỏ một xã hội phát triển, thì ly hôn lại là một tác
hại không nhỏ cho xã hội và những đứa trẻ. Mặc dù ý nghĩa của ly hôn nhằm giải
thoát cho 2 bên trong quan hệ hôn nhân khi mục đích hôn nhân không đạt được
hoặc không thể tiếp tục đạt được. Tuy vậy, chế định ly hôn và ly hôn trong thực
tế ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người phụ nữ và sự phát triển toàn
diện của trẻ em, những đối tượng được coi là phái yếu của xã hội. Pháp luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam, xây dựng chế định ly hôn cũng có những quy định
nhằm bảo về tốt hơn quyền lợi của những đối tượng này theo hướng này càng
toàn diện và cụ thể hơn.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát chung về bảo vệ quyền phụ nữ trong việc giải quyết
hậu quả pháp lý khi ly hôn
1. Khái niệm ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật do Tòa án
quyết định. Việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật do người vợ hoặc
người chồng yêu cầu bằng đơn khởi kiện xin ly hôn gửi đến Tòa án. Tòa án sẽ
hòa giải đoàn tụ vợ chồng, nếu không thành thì Tòa án sẽ xem xét và quyết định
bằng bản án xử cho ly hôn hoặc không cho ly hôn. Nếu xử không cho ly hôn gọi
là bác đơn xin ly hôn.
2. Quyền phụ nữ
Ngoài quyền lợi của một công dân, phụ nữ còn có các quyền được quy
định rõ trong Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quyền có địa vị
pháp lý bình đẳng với nam giới về mọi mặt, quyền được bảo vệ khỏi mọi hành vi
phân biệt đối xử, quyền được bảo vệ tạo điều kiện để có thể thực hiện tốt chức
năng làm mẹ, là người lao động (Điều 40, Điều 63 Hiến pháp 1992)
1
3. Quyền trẻ em
Trẻ em là tất cả những người dưới 16 tuổi theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em của Việt Nam. Người chưa thành niên là những người dưới 18
tuổi. Các em có quyền được sống, trưởng thành, phát triển mạnh khoẻ và hạnh


phúc, trong tình thương yêu của cha mẹ, gia đình và cộng đồng. (Công ước LHQ
về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên).
II. Chế định ly hôn với việc bảo vệ bà mẹ
1. Sơ lược về lịch sử chế định bảo vệ quyền phụ nữ khi ly hôn trong luật
HN & GD Việt Nam qua các giai đoạn phát triển.
Hôn nhân (trong đó có Ly hôn) là một hiện tượng xã hội, mang tính giai
cấp sâu sắc. Pháp luật của nhà nước phong kiến, tư sản thường quy định hoặc là
cấm vợ chồng ly hôn, hoặc đặt ra các điều kiện hạn chế quyền ly hôn của vợ
chồng, hoặc đặt ra các quy định giải quyết ly hôn trên cơ sở lỗi của vợ chồng.
Dưới chế độ cũ, quyền yêu cầu ly hôn và những quyền lợi của phụ nữ sau khi ly
hôn bị hạn chế bởi mối quan hệ “bất bình đẳng”, duy trì chế độ gia trưởng.
Người phụ nữ sau khi ly hôn phải gắng chịu hậu quả vô cùng lớn về nhân thân
và tài sản, hầu như những quyền lợi của họ mặc nhiên không được công nhận.
Luật HN& GD năm 1959 ra đời, người phụ nữ đã được hưởng các quyền lợi khi
ly hôn. Đây là một chính sách của nhà nước ta nhằm bảo vệ quyền phụ nữ khi ly
hôn. Theo đó, Luật HN & GD năm 1959 bắt đầu quy định người chồng không
được xin ly hôn khi người vợ đang mang thai nhằm bảo vệ quyền phụ nữ. Đến
Luật HN& GD năm 1986 và năm 2000 các quy định bảo vệ người phụ nữ khi ly
hôn dần được hoàn thiện và ghi nhân trong luật.
2. Bảo vệ quyền phụ nữ trong việc giải quyết hậu quả ly hôn theo Luật
HN& GD năm 2000.
2
1.2. Luật HN& GD 2000 về các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền
phụ nữ trong việc giải quyết hậu quả của Ly hôn
Điều 85. Quy định quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu toà án giải quyết ly hôn
2. Trong trường hợpvợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì
chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.
Điều92: Quy định về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Điều95: Quy định nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

Điểu 96 Quy định tài sản trong trường hợp vợ chồng chung sống với gai
đình mà ly hôn
Điều 97 Quy định chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn
Điều 98: chia nhà ở thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng,
Điều 99: giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp
nhà ở thuộc sở hữu riêng của 1 bên.
Như vậy, Luật HN& GD năm 2000 đã có những quy định đầy đủ về bảo
về quyền phụ nữ trong vấn đề tài sản và nhân thân của việc giả quyết hậu quả
pháp lý khi ly hôn. Được áp dụng cụ thể trong thực tế, với phương châm phụ nữ
luôn được quan tâm đặc biệt.
2.2. Bảo vệ bà mẹ khi giải quyết hậu quả pháp lý khi ly hôn
Xét về mặt xã hội, ly hôn ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích vợ chồng, gia đình
và toàn xã hội. Từ góc độ pháp luật, việc tòa án giải quyết cho vợ chồng ly hôn
dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định: Chấm dứt quan hệ vợ chồng, đồng
thời Tòa án cần phải giải quyết vấn đề chia tài sản giữa vợ chồng, quyết định cấp
dưỡng cho người vợ, người chồng gặp khó khăn, túng thiếu sau khi ly hôn và
vấn đề con cái.
2.2.1. Hậu quả về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi ly hôn
3
Theo nguyên tắc chung, khi bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu
lực pháp luật, quan hệ vợ chồng được chấm dứt, người vợ, người chồng đã ly
hôn có quyền kết hôn với người khác. Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ
nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn, dù vợ chồng có thỏa thuận hay
không thỏa thuận được thì Tòa án cũng sẽ quyết định. Nghĩa là quyền và nghĩa
vụ nhân thân của vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn gắn bó tương ứng giữa vợ và
chồng trong thời kỳ hôn nhân (như nghĩa vụ thương yêu, quý trọng, chăm sóc
giúp đỡ nhau tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ và chồng; quyền đại diện cho
nhau…) sẽ đương nhiên chấm dứt. Một số quyền nhân thân của vợ chồng với tư
cách là công dân thì không ảnh hưởng, không thay đổi dù vợ chồng ly hôn (như
quyền về họ tên, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp). Điều 85, Luật

HN&GD năm 2000 quy định rõ giữa vợ và chồng có quyền bình đẳng trong việc
yêu cầu ly hôn. Ngoài ra, luật cũng quy định trường hợp vợ có thai hoặc đang
nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn nhằm bảo
vệ quyền phụ nữ, tạo mọi điều kiện cho người phụ nữ thực hiện thiên chức làm
mẹ, đảm bảo tâm lý ổn định khi mang thai và nuôi con nhỏ.
Ví dụ: Đầu năm 2002, anh Nguyễn Trung Kiên và chị Bùi Thùy Linh kết
hôn. Cuối năm 2002, chị Linh sinh được một cháu trai là Nguyễn Trung Nghĩa.
Hai vợ chồng sống hạnh phúc được hơn một năm thì nảy sinh mâu thuẫn do anh
Kiên thường xuyên la cà hàng quán, lấy tài sản trong nhà đi đánh bạc. Khi thua
bạc, anh Kiên thường đánh vợ con, đã có lần chị Linh phải đi cấp cứu, chính
quyền địa phương phải can thiệp. Chị Linh đã nhiều lần nhờ người thân, làng
xóm khuyên can nhưng anh Kiên vẫn không từ bỏ được. Không thể tiếp tục duy
trì quan hệ vợ chồng, tháng 8/2006, chị Linh làm đơn đề nghị Toà án giải quyết
cho ly hôn và xin được nuôi con. Anh Kiên đồng ý ly hôn nhưng không đồng ý
để chị Linh nuôi con vì đứa bé mang họ của anh. Chị Linh đã đến gặp cán bộ tư
4
pháp xã nhờ giúp đỡ. Vậy, cán bộ tư pháp xã phải tư vấn cho chị Linh cách bảo
vệ quyền nuôi con của mình như thế nào?
Vấn đề pháp lý đặt ra trong tình huống nói trên là nguyện vọng xin được
nuôi con của chị Linh sẽ được giải quyết như thế nào khi giải quyết ly hôn. Để
giúp chị Linh có được những hiểu biết pháp luật cần thiết, từ đó thực hiện
nguyện vọng và bảo vệ quyền được nuôi con của mình, cán bộ tư pháp cần phân
tích để chị Thuỳ nắm rõ các vấn đề sau đây:
Quyền bình đẳng của cha mẹ trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
chung. Theo nguyên tắc chung về quan hệ giữa vợ và chồng được quy định tại
Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì vợ, chồng bình đẳng với nhau,
có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Trên cơ sở quy
định này có thể hiểu, người cha và người mẹ bình đẳng với nhau trong việc nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Do đó, anh Kiên, chồng chị Linh không thể
đưa ra lý do là do đứa con mang họ của anh nên anh có quyền nuôi con sau khi

ly hôn. Pháp luật không chấp nhận lý do này làm căn cứ để giải quyết yêu cầu
được nuôi con khi ly hôn.
Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn. Khi giải
quyết ly hôn, quyền bình đẳng của cha mẹ trong nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục trẻ em cũng là một căn cứ quan trọng để Toà án có thẩm quyền xem xét,
quyết định việc giao con chung cho người vợ hay người chồng nuôi dưỡng. Do
đó, theo khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định, vợ,
chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
sau khi ly hôn đối với con.
Trong trường hợp này, đến thời điểm anh Kiên và chị Linh ly hôn thì cháu
Nghĩa, con chung của anh chị đã được 4 tuổi. Do đó, việc quyết định giao cháu
cho anh Kiên hay chị Linh nuôi dưỡng sẽ được giải quyết theo quy định tại
5
khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Toà án quyết định giao
con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Như
vậy, cơ sở để quyết định việc giao cháu Nghĩa cho anh Kiên hay chị Linh là việc
đánh giá toàn diện về hoàn cảnh kinh tế, đạo đức, lối sống..., anh Kiên và chị
Linh ai sẽ là người có khả năng bảo đảm nuôi dưỡng, chăm sóc cháu Nghĩa tốt
hơn để cháu được phát triển toàn diện về thể lực, trí lực, đạo đức, tư cách.
Trong vụ việc này, nguyên nhân dẫn đến ly hôn là do anh Kiên đam mê cờ
bạc (tệ nạn xã hội) và có hành vi thường xuyên đánh đập vợ con. Vì vậy có cơ sở
để khẳng định rằng, việc giao cháu Nghĩa cho người có tư cách đạo đức, lối sống
như anh Kiên nuôi là không bảo đảm cho cháu bé được nuôi dưỡng, phát triển
lành mạnh. Tuy nhiên, để Toà án có thể đi đến nhận định như trên, chị Linh cần
thu thập các bằng chứng để chứng minh trước Toà án về vấn đề này.
Qua tình huống trên chứng tỏ trong mỗi trường hợp, luật pháp có những
quy định linh hoạt trong việc giải quyết ly hôn nhằm bảo vệ quyền phụ nữ.
2.2.1. Chia tài sản vợ chồng sau khi ly hôn
Việc chia tài sản vợ chồng sau khi ly hôn là vấn đề phức tạp, có nhiều
tranh chấp giữa vợ và chồng khi ly hôn và gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn

xét xử nhiều năm qua ở nước ta. Khi ly hôn vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản,
nếu vợ chồng không tự thỏa thuận với nhau thì yêu cầu tòa án giải quyết. Tòa án
sẽ quyết định chia tào sản giữa vợ và chồng dựa trên Điều 95 đến Điều 99 luật
HN&GD năm 2000.
- Tài sản riêng bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu bên ấy. Sau khi ly hôn,
vợ chồng có tài sản riêng thì có quyền lấy về. Nếu có tranh chấp thì người có tài
sản riêng phải chứng minh được tài sản của mình. Như vây, quy định này nhằm
đảm bảo tài sản riêng của người phụ nữ có được trước khi kết hôn vẫn được đảm
bảo. Sau khi ly hôn người phụ nữ vẫn có tài sản để nuôi bản thân mình.
6

×