Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cảnh Báo Bệnh Trắng Lá Mía pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.23 KB, 4 trang )

Cảnh Báo Bệnh Trắng Lá Mía
Trong khi người trồng mía đang lo lắng với bệnh chồi cỏ, thì theo các nhà
khoa học, căn bệnh trắng lá mía cũng đang có nguy cơ lây lan và gây hại
không nhỏ trên các cánh đồng mía.

Cây mía bị bệnh trắng lá

Cánh đồng mía (Ảnh chụp tại Cù Lao Dung)
TS Cao Anh Đương, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía đường
cho biết, bệnh trắng lá trên mía đã xuất hiện ở nước ta từ hơn 10 năm nay.
Vào năm 1997, lần đầu tiên bệnh xuất hiện và gây hại trên diện tích hơn
2.000 ha ở các huyện Xuân Lộc và Định Quán của tỉnh Đồng Nai. Hồi đó,
bệnh phát triển mạnh ở giai đoạn cây non. Tuy nhiên sau đó, căn bệnh này
không thấy tái xuất hiện nữa, nên đã phần nào bị lãng quên.
Thế nhưng, trong những năm gần đây căn bệnh này đã xuất hiện trở lại. TS
Đương khẳng định hiện tại ở các đồng mía, chỗ nào cũng có cây mía bị bệnh
trắng lá. Trong đó, tỉnh Đồng Nai xuất hiện bệnh nhiều nhất. Cây mía khi bị
bệnh trắng lá rất khó chữa bằng thuốc, vì mía có sinh khối lớn, phun thuốc
không thể thấm hết được. Vì thế, ở những ruộng mía bị bệnh trắng lá, nông
dân chỉ có một giải pháp duy nhất là phải nhổ bỏ đi.
Bệnh trắng lá mía hiện chưa thành dịch, nhưng đây là một căn bệnh nguy
hiểm, có thể bùng phát thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi. Ở một số
nước trồng mía lớn nhưThái Lan, Sri Lanka, bệnh trắng lá mía đã từng bùng
phát thành dịch và gây ra thiệt hại lớn cho ngành mía đường.
Theo TS Cao Anh Đương, bệnh trắng lá cũng có cùng tác nhân phytoplasma
như bệnh chồi cỏ, nhưng khác chủng, khác điều kiện phát sinh (bệnh chồi cỏ
nảy sinh ở miền Bắc trong thời tiết khô lạnh, còn bệnh trắng lá xuất hiện ở
miềnNamtrong tiết trời nóng ẩm). Trên thế giới, bệnh trắng lá mía lây truyền
qua hom hoặc qua tác nhân trung gian là con rầy Matsumuratettix
hiroglyphicus. Hiện nay, ở nước ta chưa xuất hiện loài rầy này, nên bệnh
trắng lá được cho là đang lây lan qua hom.


Điều đáng nói là hiện nay chưa có giống mía kháng được căn bệnh này.
Trong thời gian qua, nhiều đơn vị nhập giống mía ở Trung Quốc về nói là
giống kháng, nhưng trên thực tế không kháng được chút nào, thậm chí có
nơi trồng giống này, bệnh lại nặng hơn.
Bởi thế, giải pháp khả dĩ nhất hiện nay để đối phó với bệnh là phải quân tâm
tới việc phòng ngừa. Trong đó công tác quản lý giống là hàng đầu. Theo TS
Cao Anh Đương, mới đây Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía đường
đã gửi 3 mẫu bệnh trắng lá ra nhờ Viện Bảo vệ Thực vật và Đại học Y Hà
Nội xem xét. Kết quả cho thấy gene gây bệnh trắng lá mía ở Đồng Nai trùng
khớp với gene Phytoplasma gây bệnh trắng lá mía ở Thái Lan và Đài Loan.
Trong khi đó, thực tế sản xuất mía hiện nay cho thấy đang có nhiều giống
mía được nhập về từ Thái Lan và đưa thẳng xuống các vùng mía nguyên liệu.
Mà Thái Lan là nơi đã từng bùng phát dịch bệnh trắng lá mía. Do đó, nếu
không kiểm soát chặt chẽ nguồn giống mía nhập khẩu, nhất là ở khâu kiểm
dịch sau nhập khẩu, nhiều khả năng, bệnh trắng lá mía sẽ lây lan mạnh theo
đã mở rộng của các diện tích dùng giống mía Thái Lan.
Nếu không đủ nguồn giống mía tốt ở trong nước, bắt buộc phải nhập giống
để đáp ứng yêu cầu sản xuất, thì công tác xử lý hom mía là rất cần thiết.
Người trồng mía có thể áp dụng biện pháp xử lý hom bằng cách ngâm hom
giống trong bể nước nóng 50oC trong 2 giờ hoặc trong buồng hơi nước nóng
54oC trong 2,5 giờ, hay trong dung dịch thuốc kháng sinh ledermycin với
nồng độ 500 ppm để loại trừ mầm bệnh trước khi đem trồng trong ruộng
giống cơ bản.
Theo TS Cao Anh Đương: Rầy Matsumuratettix hiroglyphicus tuy không
thấy có ở Việt Nam, nhưng không vì thế mà mất cảnh giác với tác nhân gây
bệnh trung gian. Bởi qua quan sát, chúng tôi nhận thấy mỗi khi con rầy đầu
vàng xuất hiện nhiều, thì bệnh trắng lá cũng xuất hiện nhiều trên các ruộng
mía. Bởi thế cần tiến hành phân tích xem có sự liên hệ nào giữa rầy đầu
vàng với bệnh trắng lá mía hay không


×