Tải bản đầy đủ (.pptx) (98 trang)

Chuong 5 viết và thuyết trình báo cáo khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 98 trang )

CHƯƠNG IV

VIẾT VÀ THUYẾT TRÌNH
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC
Trường đại học Thương Mại
Bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học
Tháng 3 năm 2018


5.1. Cấu trúc và cách viết báo cáo nghiên cứu khoa
học
• Nghiên cứu khoa học khơng chỉ là tìm ra, phát hiện vấn đề hoặc
trả lời các câu hỏi đặt ra mà cần trình bày các u cầu đó theo
một hình thức phù hợp để những người khác có thể tham khảo,
sử dụng như những kho kiến thức chung.
• Viết báo cáo nghiên cứu khoa học là bước sau cùng của quá
trình nghiên cứu, yêu cầu những kĩ năng và tn theo một cấu
trúc có trình tự logic.


5.1. Cấu trúc và cách viết báo cáo nghiên cứu khoa
học
Với các báo cáo nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nghiên
cứu khoa học kinh tế, cấu trúc phổ biến thường được dùng gồm
có bốn phần, trong tiếng Anh, cấu trúc này còn được goi là cấu
trúc IMRAD (Introduction, Methods, Results, và Discussions).
• Phần 1 Giới thiệu
• Phần 2 Phương pháp nghiên cứu
• Phần 3 Kết quả nghiên cứu
• Phần 4 Thảo luận




5.1. Cấu trúc và cách viết báo cáo nghiên cứu khoa
học
Trình tự logic của viết báo cáo nghiên cứu khoa học kinh tế
theo cấu trúc IMRAD có thể được diễn giải như sau:
• Phần 1: Giới thiệu (Introduction) vấn đề gì cần được nghiên
cứu?
• Phần 2: Phương pháp nghiên cứu (Methods) vấn đề đó như thế
nào, hay vấn đề nên được nghiên cứu như thế nào?
• Phần 3: Kết quả (Results) hay các phát hiện (Findings) của
nghiên cứu là gì?
• Phần 4: Thảo luận (Discussions) các phát hiện, các hàm ý, các


5.1. Cấu trúc và cách viết báo cáo nghiên cứu khoa
học
Chú ý
Trong khuôn khổ của phần này, chúng tôi chỉ đề cập tới cấu
trúc và cách viết hai loại chính là: bài báo khoa học và luận
văn/khóa luận tốt nghiệp đại học.


5.1.1 Cấu trúc báo cáo nghiên cứu khoa học
Cấu trúc báo cáo nghiên cứu khoa học thường gồm ba
phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc. Trong mỗi
phần, có các nội dung cụ thể. Tùy loại báo cáo nghiên cứu khoa
học mà cấu trúc có thể có các nội dung, phần viết riêng hoặc viết
kết hợp khác nhau. Tuy nhiên, cấu trúc các báo cáo nghiên cứu
khoa học nên bao gồm:

• Tiêu đề, tên bài báo, tên đề tài (Title)
• Tóm lược (Summary, Abstract)


5.1.1 Cấu trúc báo cáo nghiên cứu khoa học
• Phần một hoặc chương 1: Đặt vấn đề, dẫn nhập, giới thiệu
(Introduction)
• Phần hoặc chương 2: Tổng quan lí thuyết hoặc tổng quan tài
liệu (Literature Review)
• Phần hoặc chương 3: Phương pháp nghiên cứu (Methods)
• Phần hoặc chương 4: Kết quả và thảo luận (Results and
Discussions)
• Phần hoặc chương 5. Kết luận (Conclusions)


5.1.1 Cấu trúc báo cáo nghiên cứu khoa học
• Phần hoặc chương 6: Khuyến nghị, hàm ý chính sách
(Recommendation/ Policy Implication). Phần 5 và phần 6 có thể
viết kết hợp chung.
• Tài liệu tham khảo TLTK (References)
Ngồi ra cịn có thể có phần
• Lời cảm tạ (Acknowledgements)
• Phụ lục (Appendices)


5.1.2 Cách viết báo cáo nghiên cứu khoa học
Đối với bài báo khoa học
• Phần tóm lược của bài báo khoa học thường là một đoạn văn
ngắn và súc tích, có nội dung dài khoảng 150 - 200 chữ. Đoạn
văn này nên chứa bốn thành phần:

1) mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu
2) phương pháp nghiên cứu;
3) các phát hiện chủ yếu;
4) kết luận.


5.1.2 Cách viết báo cáo nghiên cứu khoa học
Đối với bài báo khoa học
• Phần này nên viết ngắn gọn, không dông dài, và dùng câu
ngắn, cụ thể, rõ nghĩa.Hơn nữa, phần này nên tập trung tóm
lược các kết quả, các phát hiện của nghiên cứu, và hạn chế
trình bày về bối cảnh nghiên cứu.
• Ví dụ về phần tóm lược của bài báo khoa học có nhan đề Tác
động của năng lực lõi tới lợi thế cạnh tranh của các doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam


Phần tóm lược
Nội dung đoạn văn
Nghiên cứu này xem xét tác động của năng lực

Mô tả thuộc phần
Mục tiêu nghiên cứu

lõi tới lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Mô hình nghiên cứu được kiểm định với 92 nhà
quản trị tại 18 doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

Phương pháp nghiên
cứu


Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại mối tương Các phát hiện chủ yếu
quan giữa năng lực lõi và lợi thế cạnh tranh từ
tập mẫu
Nghiên cứu cũng cho thấy năng lực lõi tác động
đáng kể đến lợi thế cạnh tranh của các doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam

Kết luận


Việc viết tóm lược của luận văn, hoặc báo cáo khoa học
Trang tóm lược thường được viết đầu tiên để người đọc có
thể hiểu ngay nội dung cơ bản của sản phẩm. Cấu trúc tóm lược
thường gồm từ hai đến bốn đoạn văn. Cũng có khi tóm lược được
viết liền mạch, khơng phân định thành các đoạn riêng.
Nội dung tóm lược cần bao gồm:
1. Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
2. Phương pháp nghiên cứu
3. Các phát hiện của nghiên cứu
4. Kết luận hoặc/và khuyến nghị.


Chú ý
• Độ dài của phần tóm lược của luận văn thường không vượt quá
400 từ, hoặc không dài quá 2/3 trang giấy A4 theo chuẩn soạn
thảo văn bản.
• Trong phần tóm lược khơng cần trình bày lời cảm ơn của tác
giả. Cần tránh viết và trình bày phần tóm lược giống như khi
viết kết cấu của khóa luận tốt nghiệp hoặc báo cáo nghiên cứu

khoa học.


Phần/chương 1: Đặt vấn đề hoặc giới thiệu
• Mục đích của viết phần đặt vấn đề là nhằm xác định tính cấp
bách và cần thiết của vấn đề nghiên cứu. Nó nhằm thuyết phục
người đọc về tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu.
• Đối với những đề tài nghiên cứu mang tính hàn lâm, học thuật
thì phần đặt vấn đề cần tập trung làm rõ về khoảng trống kiến
thức lí thuyết, và cần được giải quyết. Nếu đề tài nghiên cứu
mang tính ứng dụng, phần đặt vấn đề nên tập trung làm rõ
những tồn tại, khó khăn trong thực tiễn và đề ra các giải pháp
giải quyết.


Phần/chương 1: Đặt vấn đề hoặc giới thiệu
• Trong phần đặt vấn đề, tác giả cũng cần trình bày mục tiêu, câu
hỏi và giả thuyết nghiên cứu.
• Đối với bài báo khoa học, phần giới thiệu không nên viết quá
hai trang.


Phần/chương 1: Đặt vấn đề hoặc giới thiệu
Đối với luận văn hoặc khóa luận tốt nghiệp đại học, hoặc
báo cáo khoa học, phần đặt vấn đề thường được cấu trúc thành
một chương với các nội dung sau:
• Trình bày bối cảnh nghiên cứu: việc trình bày này nhằm trình
bày các phát hiện chủ yếu liên quan đến khoảng trống kiến
thức, với mục tiêu là chứng minh rằng đề tài chưa được nghiên
cứu, và do đó chỉ ra sự cần thiết phải nghiên cứu. Bối cảnh

nghiên cứu có độ dài khoảng 2 - 4 trang A4 chuẩn, không quá
ngắn hoặc quá dài.


Phần/chương 1: Đặt vấn đề hoặc giới thiệu
• Tuyên bố đề tài nghiên cứu: thơng qua trình bày bối cảnh
nghiên cứu, tác giả cần xác lập vấn đề nghiên cứu chính và đó
chính là tên đề tài nghiên cứu. Tên đề tài nghiên cứu được ví
như "bộ mặt" hoặc là "linh hồn" của tồn bộ cơng trình nghiên
cứu. Người nghiên cứu không nhất thiết phải đưa ra nguyên
nhân chọn đề tài nghiên cứu là do phù hợp với chuyên môn của
người nghiên cứu hoặc để thực hiện các yêu cầu cần đạt được
của một cấp bậc đào tạo.


Phần/chương 1: Đặt vấn đề hoặc giới thiệu
• Mục tiêu nghiên cứu: là xác định vấn đề cần giải quyết, kết quả
của nghiên cứu đạt được. Đối với nghiên cứu hàn lâm, mục tiêu
nghiên cứu là giải quyết khoảng trống kiến thức đã được phát
hiện.Đối với nghiên cứu ứng dụng, mục tiêu nghiên cứu là các
đề xuất, các gợi ý, các giải pháp để giải quyết vấn đề (xung
đột, tồn tại bất hợp lí… ) được đưa ra trong phần bối cảnh
nghiên cứu.


Phần/chương 1: Đặt vấn đề hoặc giới thiệu
• Câu hỏi nghiên cứu: trình bày các câu hỏi tổng quát nhất mà
người nghiên cứu phải trả lời để giải quyết được vấn đề nghiên
cứu, khoảng trống kiến thức. Đối với nghiên cứu ứng dụng, việc
trả lời câu hỏi là đóng góp về thực tiễn.Đối với nghiên cứu hàn

lâm, việc trả lời được câu hỏi là đóng góp về lí luận.


Phần/chương 1: Đặt vấn đề hoặc giới thiệu
Ví dụ
Với bài báo khoa học có nhan đề Tác động của năng lực lõi
tới lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam,
nhóm nghiên cứu đã xác lập một số câu hỏi: Năng lực lõi (năng
lực quản trị, tri thức, marketing, tài chính và cơng nghệ) có tác
động như thế nào đối với việc đạt được lợi thế cạnh tranh của các
doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam?



×