Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

NCKH THUC TRANG TU NHAN TPHCM (truongcongbac) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.23 KB, 49 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Karl Marx viết: “chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập
và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng
hóa”. Như vậy một trong những điều kiện để sản xuất hàng hóa là sự tách
biệt tương đối về mặt kinh tế của người sản xuất. Kinh tế tư nhân được xem
là một giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Thực tế cho thấy chưa
có một quốc gia nào thành công trong việc phát triển kinh tế thị trường lại
thiếu khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân như một động lực thúc đẩy
sản xuất hàng hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt là đối với
thời kì quá độ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thì thành phần kinh tế
tư nhân lại có quan trọng hơn bao giờ hết. Nó giúp hội nhập với nền kinh tế
thế giới, giúp đất nước có thể đón đầu khoa học công nghệ hiện đại để phát
triển kinh tế thị trường ở Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy
nên sự tồn tại của kinh tế tư nhân là một yêu cầu khách quan. Nhà nước
không chỉ thừa nhận mà còn phải khai thác những tiềm năng của nó để phục
vụ mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một quốc gia công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt là khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đây là khu vực chiếm tỉ trọng lớn trong GDP của cả nước.
Với tư duy đổi mới, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã xác định cải tạo là
nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kì quá độ với những hình
thức và bước đi thích hợp. Do vậy cần có chính sách sử dụng và cải tạo
đúng đắn các thành phần kinh tế đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân. Cho
nên, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách biện pháp để phát triển thành
phần kinh tế này. Vì vậy, kinh tế tư bản tư nhân (bao gồm tư bản tư nhân
hoạt động dưới hình thức kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp
của tư nhân như công ty TNHH, công ty cổ phần…) đã phát triển rất nhanh,
thu hút đông đảo các tầng lớp dân cư tham gia.
1
Tuy nhiên ,bên cạnh những tích cực mà thành phần kinh tế tư nhân
đóng góp cho nền kinh tế nó còn có bộc lộ nhiều mặt hạn chế và yếu
kém.Vì vậy việc nghiên cứu đề tài :


“Phân tích thực trạng, nguyên nhân yếu kém và phương hướng
phát triển của kinh tế tư bản tư nhân ở tp Hồ Chí Minh.”
là cần thiết và nó giúp đánh giá thực trạng của thành phần kinh tế tư bản tư
nhân ở tp HCM từ đó tìm nhưng nguyên nhân để khắc phục cũng như tìm
hướng phát triển.
Tuy nhiên, do thời gian và không gian có hạn cho nên việc thu thập
số liệu và tài liệu vẫn chưa đựơc cập nhật vì thế không tránh khỏi những
thiếu sót mong bạn đọc thông cảm, hoan nghênh tất cả những ý kiến đóng
góp cho bài nghiên cứu.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn
cùng các bạn đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm bài nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu.
2
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ BẢN TƯ NHÂN
I. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân .
Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa
trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột
sức lao động làm thuê.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, thành phần
này có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất ,xã
hội hoá sản xuất cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội.
Đây cũng là thành phần kinh tế rất năng động nhạy bén với kinh tế thị
trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng
kinh tế của đất nước. Kinh tế tư bản tư nhân có khả năng đóng góp vào
công cuộc xây dựng đất nước như huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn, giải quyết và tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động,
tăng nguồn thu cho ngân sách.
Hiện nay, kinh tế tư bản tư nhân bước đầu có sự phát triển, nhưng phần
lớn tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ và kinh doanh bất động sản;

đầu tư vào sản xuất con ít và chủ yếu quy mô vừa và nhỏ .
1. Doanh nghiệp tư nhân .
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân bỏ vốn
ra thành lập làm chủ. Cá nhân này vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng
tài sản, đồng thời cũng là người quản lý hoạt động của doanh nghiệp.
Thông thường chủ doanh nghiệp là giám đốc, trực tiếp tiến hành hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng cũng có trường hợp vì những lí do
3
cần thiết, chủ doanh nghiệp không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh
mà thuê người khác làm giám đốc. Nhưng dù trực tiếp hay gián tiếp điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư
nhân quản lý và tự chịu trách nhiệm không có sự phân chia rủi ro với ai
Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiêm vô hạn về các khoản nợ
trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh, nếu làm ăn phát đạt thu được nhiều lợi nhuận, chủ doanh
nghiệp được hưởng toàn bộ số lợi đó. Ngược lại, nếu gặp rủi ro hay kinh
doanh bị thua lỗ, họ phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của doanh
nghiệp.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp có không quá 50 thành
viên góp vốn thành lập công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty bằng tài sản của mình.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chỉ có một thành viên.
Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụtài sản
khác của công ty bằng tài sản của mình (trách nhiệm hữu hạn). Thành viên
công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghiac vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Đối với công ty

trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu công ty chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm
vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Như vậy, trong công ty trách nhiệm
hữu hạn có sự phân tách tài sản: tài sản của công ty và tài sản của thành
viên. Nguyên tắc phân tách được áp dụng trong mọi quan hệ tài sản, nợ nần
và trách nhiệm của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu ra
công chúng để công khai huy động vốn. Việc chuyển nhượng vốn góp của
thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn trước hết phải ưu tiên cho các thành
viên khác của công ty. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là
4
thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc
không mua hết. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ
sở hữu công ty ó quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ
của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
3.Công ty cổ phần .
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công
ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, ngưòi sở hữu cổ
phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho
đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.
Trong suốt quá trình hoạt động của công ty cổ phần ít nhất phải có 3
thành viên tham gia công ty cổ phần. Là loại công ty đặc trưng cho công ty
đối vốn cho nên có sự liên kết của nhiều thành viên và vì vậy việc quy định
số thành viên tôis thiểu phải có đã trở thành thông lệ quôcs tế trong mấy trăm
năm tồn tại của công ty cổ phần. Ở hầu hết các nước đều có quy định số thành
viên tốithiểu của công ty cổ phần.
Phần vốn góp (cổ phần ) của các thành viên được thể hiện dưới hình thức
cổ phiếu. Các cổ phiếu do công ty phát hành là một loại hàng hoá. Người có
cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Công ty
cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của

công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Trong quá trình hoạt
động công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán (như cổ phiếu, trái
phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy
động vốn. Điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn của công ty cổ
phần.
4. Công ty hợp danh.
Công ty hợp danh được pháp luật ghi nhận là một hình thức của công ty
đối nhân, trong đó có ít nhất 2 thành viên (đều là cá nhân và là thương
nhân) cung tiến hành hoạt động thương mại (theo nghĩa rộng) dưới một
5
hãng chung (hay hội danh) và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi
khoản nợ của công ty.
Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn. Thành viên
hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và
phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của
công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công
ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Do tính an toàn pháp lý đối với công chúng cao, mặt khác các thành viên
thường có quan hệ mật thiết về nhân thân, nên việc quản lý công ty hợp
danh chịu rất ít sự ràng buộc của pháp luật. Về cơ bản, các thành viên có
quyền tự thoả thuận về việc quản lý, điều hành công ty. Tuy nhiên cần lưu ý
là quyền quản lý công ty hợp danh chỉ thuộc về các thành viên hợp danh,
thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty
Trong công ty hợp danh , Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao
nhất của công ty bao gồm tất cả các thành viên hợp danh. Hội đồng thành
viên có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty. Khi họp Hội đồng
thành viên, các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau trong biểu quyết
(mỗi thành viên chỉ có một phiếu biểu quyết) mà không phụ thuộc vào giá
trị phần vốn góp của họ trong công ty. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa

quyền của các thành viên trong uản lý của công ty hợp danh với quyền của
các thành viên trong quản lý công ty đối vốn (công ty trách nhiệm hữu hạn
và công ty cổ phần).
Trong quá trình hoạt động của công ty, các thành viên hợp danh phân
công nhau đảm nhiệm các trức trách quản lý và kiểm soat công ty, và cử
một người (trong số thành viên hợp danh ) làm Giám đốc công ty. Giám
đốc thực hiện nhiêm vụ điều hành công việc trong công ty, phân công, điều
hoà, phối hợp công việc của các thành viên hợp danh và thực hiên các công
việc khác theo uỷ quyền của các thành viên hợp danh.
6
 Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường là một xu
hướng tất yếu, một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta. Điều
này thể hiện ở chỗ, thứ nhất, với trình độ phát triển như hiện nay của lực
lượng sản xuất ở nước ta, sự tồn tại của kinh tế tư nhân vẫn là nhu cầu
khách quan, thứ hai, kinh tế tư nhân đã và đang tiếp tục chứng tỏ vai trò
động lực của nó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, thứ ba,
sự phát triển của kinh tế tư nhân trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã đóng
góp không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội của đất
nước. Tất nhiên, kinh tế tư nhân chỉ phát triển đúng hướng khi Đảng và
Nhà nước chính sách và biện pháp quản lí phù hợp, không làm mất động
lực phát triển của nó nhưng cũng không để nó vận động một cách tự phát.
Khái niệm kinh tế tư nhân được dùng để chỉ các thành phần kinh tế
dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bao gồm kinh tế cá thể,
tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin đã
khẳng định sự tồn tại của kinh tế tư nhân là một tất yếu khách quan trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và việc cải tạo thành phần kinh tế này là
một trong những nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của cả thời kì quá độ. Thực tiền
cho thấy việc phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng
ta dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan , là sự

vận dụng một cách tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin vào điều kiện lịch sử cụ thể
của đất nước.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Là loại hình đặc biệt của công ty TNHH hai thành viên trở lên. Thành
viên là doanh nghiệp do tổ chức hoặc cà nhân. Các thành viên chịu trách
nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn của mình .Chủ sở hữu là cá nhân phải
tách bách chi tiêu. Thời gian thành lập:5 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ
hợp lệ. Hồ sơ thành lập bao gồm đơn đăng ký kinh doanh; Điều lệ Công ty;
Danh sách thành viên. Huy động vốn: Không được quyền phát hành cổ
phiếu ra công chúng để huy động vốn.Không được giảm vốn điều lệ.Tăng
7
vốn điều lệ bằng cách chủ sở hữu đầu tư thêm. Được quyền chuyển nhượng
vốn. Chủ sở hữu:
+Tổ chức(bổ nhiệm nhiều người):Hội đòng TV,GĐ(TGĐ),kiểm soat
viên.
+Tổ chức(bổ nhiện một người):Chủ tịch Cty,GĐ(TGĐ),Kiểm soát viên.
+Cá nhân: Chủ tịch Cty,GĐ(TGĐ).
8
Chương II
VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN
I. GÓP PHẦN QUAN TRỌNG ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .
1.Trên giác độ tổng cung.
Kinh tế tư nhân cung cấp cho xã hội sản phẩm vật chất và dịch vụ để thoả
mãn nhu cầu về đời sống , nhu cầu cho quá trình tái sản xuất của xã hội .
Với ưu thế nổi trội của khu vực kinh tế tư nhân : suất đầu tư thấp , dễ
chuyển đổi phương hướng sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị
trường , quy mô nhỏ phù hợp với năng lực quản lý của các hộ gia đình , nên
đã thu hút được đông đảo các tầng lớp dân cư . Tốc độ tăng trưởng của khu
vực kinh tế tư nhân khá ổn định .
2. Trên giác độ tổng cầu .

Khu vực kinh tế tư nhân phát triển sẽ làm tổng cầu tăng nhanh , thực hiện
được chủ trương kích cầu của Nhà nước do mở rộng sản xuất làm cho nhu
cầu các yếu tố đầu vào gia tăng , đồng thời thu nhập của người lao động
tăng do sản xuất phát triển và số lao động được huy động vào làm tăng
thêm . Đây chủ yếu là tầng lớp có thu nhập thấp nên tỷ lệ tiêu dùng cận biên
(MPC) lớn , tỷ lệ tiêt kiêm cận biên (MPS)nhỏ hơn so với tầng lớp có thu
nhập cao .
Trong những năm gần đây khu vực kinh tế tư nhân tăng rất nhanh về mặt
số lượng , nhiều doanh nghiệp được hình thành vì thế việc sản xuất hàng
hoá với nhiều mặt hàng trở nên rất đa dạng và phong phú . Việc tiêu dùng
của người dân cũng như của các doanh nghiệp tăng nhanh rõ rệt , doanh
nghiệp thì cần sử dụng nhiều nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất , người
tiêu dùng do nhu cầu đời sống ngày càng cao , kèm theo mặt hàng trở nên
phong phú đa dạng cho nên mức tiêu dùng của toàn xã hội tăng rất nhanh vì
thế xét trên giác độ tổng cầu thì khu vực kinh té tư nhân đã đóng vai trò rất
quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
9
II. TẠO VIỆC LÀM VÀ XOÁ ĐÓI GẢM NGHÈO.
1.Tạo việc làm.
Sự gia tăng của các doanh nghiệp tỷ lệ thuận với sự gia tăng về số lượng
lao động phù hợp với trình độ kỹ thuật của lao động , việc sử dụng lao động
tại chỗ của khu vực kinh tế tư nhân đã giảm bớt khâu giải quyết nơi ăn ở ,
các điều kiện cơ sở hạ tầng khác như phương tiện giao thông , trường học
trạm xá…. , tình trạng thất nghiệp dã giảm dần .
Công nghệ kỹ thuật sản xuất ngày càng được cải thiên và nâng cao , dây
truyền sản xuât ngày càng hiện đại , đòi hỏi ở công nhân một trình độ tay
nghề phù hợp với điều kiện làm việc, chính vì thế quá trình đào tạo tay nghề
được đưa lên vị trí hàng đầu .Hiện nay ,trình độ tay nghề của công nhân
được nâng cao rõ rệt , bên cạnh đó việc xây dựng chiến lược và chương
trình phát triển đào tạo nghề được hình thành ,như việc xây dựng chiến lược

và chương trình phát triển đào tạo nghề đến năm 2005và 2010.Trong đó cần
chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề và công nhân trình độ cao
cho khu vực KTTN. Mặt khác điều kiện để đào tạo tay nghề cho người lao
động thuận lợi hơn so với cáckhu vực kinh tế khác, hầu hết được đào tạo tại
chỗ, thông qua kèm cặp của người nhà đã có tay nghề. Chi phí cho đào tạo
không đáng kể, đồng thời qua truyền nghề như vậy sẽ duy trì được những
làng nghề truyền thống, góp phần cùng xã hội dạy nghề mà chi phí chung
của xã hội (kể cả chi phí của tư nhân và nhà nước ) không đáng kể .
Việc tạo ra hiều chỗ làm việc mới đã góp phần thu hút nhiều lao động
trong xã hội, nhất là số người trẻ tuổi hàng năm đến tuổi lao động chưa có
việc làm, giải quyết số dôi dư từ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước do tinh
giảm biên chế và giải thể.
2.Xoá đói giảm nghèo.
Khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần đáng kể vào việc xoá đói giảm
nghèo, cải thiện đời sống nhân dân ở khu vực thành thị và nông thôn . Theo
thực tế khảo sát, thu nhập của người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân
10
thường có mức tương hoặc cao hơn thu nhập của lao động trồng lúa ở nông
thôn cùng địa bàn.
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân góp phần rất quan trọng để tạo ra việc
làm tại chỗ cho gia đình và địa phương , đem lại thu nhập cho người lao
động.
Mức thu nhập của khu vực kinh tế tư nhân tuy thấp hơn các DNNN
nhưng cao hơn khu vực kinh tế tập thể . Thu nhập trung bình của 1 lao động
trong khu vực kinh tế tư nhân cao gấp 2đến 3 lần so với mức lương cơ bản
của Nhà nước quy định .
III. ĐÓNG GÓP VÀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN TRONG XÃ HỘI NỘP
NGÂN SÁH NHÀ NƯỚC .
1. Huy động các nguồn vốn trong xã hội sử dụng vào sản xuất kinh
doanh .

Trong 10 năm gần đây, vốn đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh,
chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 1999 tổng vốn đầu
tư khu vực kinh tế tư bản tư nhân đạt 31.542 tỷ đồng chiếm 24,05%; năm
2000 đạt 35.894 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 1999, chiếm 24,31% tổng
vốn đầu tư toàn xã hội.
2. Đóng góp phần lớn vào ngân sách nhà nước.
Với sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp
rất lớn vào sự phát triển của đát nước, với số vốn huy động lớn trong toàn
xã hội, khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp ngày càng tăng vào ngân sách
nhà nước.
IV. THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ XÃ HỘI,
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.
1.Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế.
Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã xuất
11
hiện nhiều doanh nhân kinh doanh thành đạt, đưa doanh nghiệp của mình
phát triển, cải thiện được đời sống người lao động, đóng góp ngày càng
nhiều cho xã hội, được xã hội tôn vinh.
Trình độ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tiến
bộ hơn, số lượng hàng hoá tham gia xuất khẩu ngày càng tăng. Nhiều sản
phẩm của khu vực kinh tế tư nhân được xuất khẩu uỷ thác qua doanh nghiệp
nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực kinh tế tư nhân
còn tham gia nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất hàng xuất khTrình độ
sản xuất của khu vực kinh tê tư nhân ngày càng tiến bộ , với máy móc trang
thiết bị ngày càng hiện đại vì thế sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều, mẫu
mã phong phú và chất lượng dần được cải thiện.Tham gia tích cực vào xuất
khẩu trực tiếp.
2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân góp phần thu hút được nhiều

lao động ở nông thôn vào các ngành phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp đã
giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đât nước.
Khu vực kinh tế tư nhân tăng về số lượng và khẳng định vị trí của mình
trong nền kinh tế . Nếu như trước đây , kinh tế tư nhân không được thừa
nhận, bị coi là đối tượng của cách mạng XHCN, phải đựơc cải tạo xoá bỏ, với
tư tưởng như thế trong giai đoạn đó kinh tế tư nhân vẫn chưa được phát triển
mà hầu như còn bị vùi dập , kinh tế đất nước với sự hiện diện toàn bộ bởi kinh
tế tập thể với cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Từ đường lối
đổi mới (Đại hội 6 của Đảng tháng 12.1986) khẳng định xây dựng phát triển
nền kinh tế nước ta với cơ cấu nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh
tế tồn tại lâu dài thì kinh tế tư nhân đựơc phát triển rất mạnh mẽ, tạo cho cơ
cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch cân bằng giữa kinh tế tư nhân với kinh
tế tập thể .
12
Trình độ sản xuất của khu vực kinh tê tư nhân ngày càng tiến bộ , với máy
móc trang thiết bị ngày càng hiện đại vì thế sản phẩm sản xuất ra ngày càng
nhiều, mẫu mã phong phú và chất lượng dần được cải thiện.Tham gia tích cực
vào xuất khẩu trực tiếp.
 Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào sự phát
triển chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội, như huy động được nhiều nguồn
vốn đầu tư với số lượng lớn vào sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao sức
sản xuất của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mới vừa làm tăng của cải vật chất
cho xã hội, vừa làm giảm áp lực giải quyết việc làm cho người lao động, thúc
đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường, làm tăng sức cạnh tranh
của hàng hoá sản xuất trong nước, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, vừa góp phần tạo
nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa tham gia giải quyết nhiều vấn đề xã
hội… Sự biến đổi của quan hệ sở hữu khiến quan hệ quản lý và phân phối
cũng thay đổi, do vậy, quan hệ sản xuất trở nên linh hoạt và phù hợp với trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất vốn còn thấp và phát triển không đều giữa
các vùng, ngành trong cả nước. Nhờ vậy, đã khơi dậy và phát huy được tiềm
năng về vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất của các tầng lớp nhân
dân vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì những lý
do đó, thành phố đã chú trọng vào phát triển kinh tế tư nhân.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực
kinh tế tư nhân trong tất cả các lĩnh vực, các ngành sản xuất, kinh doanh đã
đẩy lùi dần tình trạng độc quyền, làm cho sản xuất hàng hoá phát triển, thị
trường được mở rộng, các quy luật kinh tế thị trường phát huy được tác dụng
đẩy lùi cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp vốn đã ăn sâu trong tiềm
thức xã hội. Thông qua việc phát triển kinh tế tư nhân mà quyền làm chủ của
nhân dân, trước hết là quyền làm chủ về kinh tế được phát huy. Trong Nghị
quyết Đại hội lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “tiếp tục thực hiện nhất quán
chủ trương phát triển mạnh các thành phần kinh tế, xoá bỏ mọi sự phân biệt
đối xử theo hình thức sở hữu, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng,
13
minh bạch, thông thoáng và thuận lợi hơn, ổn định chính sách, bảo đảm quyền
của mọi người dân được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp
luật không cấm”.
14
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ TẾ TƯ NHÂN Ở TP.HCM
I.Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phần kinh tế tư nhân đã tăng nhanh cả về số doanh nghiệp lẫn tỷ
trọng trong tổng GDP trên địa bàn. Nguyên nhân chủ yếu là hành lang pháp
lý được thông thoáng hơn trước, điển hình là Luật doanh nghiệp mới ra đời
năm 2000 và Luật Đầu tư nước ngoài mới được sửa đổi năm 2000. Chính
hai bộ luật này đã kích thích các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước
ngoài phát triển mạnh.
Sau vài năm thực hiện chính sách đổi mới của đất nước, khu vực kinh tế

tư nhân đã có mặt ở hầu hết các ngành khác nhau của nền kinh tế thành phố.
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng sản phẩm trong nước của thành phố của giai
đoạn 2006 – 2010 bình quân là 12% năm; trong đó giá trị giá trị gia tăng
của các ngành kinh tế như sau:
+ Nông nghiệp: từ 5% trở lên
+ Công nghiệp và xây dựng: 12,2%, trong dó giá trị gia tăng công nghiệp
tăng bình quân 12,5%.
+ Dịch vụ: 12%.
Chiếm 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị công nghiệp. Năm 2010, thu
nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2800 USD / năm, cao hơn nhiều
so với trung bình cả nước. Tổng GDP cả năm đạt 418053 tỉ đồng, tốc độ
tăng trưởng 11,8%. Kinh tế tư nhân chiếm 44,6%. Dịch vụ chiếm tỉ trọng
cao nhất trong lĩnh vực sản xuất 80%. Phần còn lại công nghiệp 19% , nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1%.
linhvucsanxuat
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid nongnghiep 2 1.0 1.0 1.0
congnghiep 38 19.0 19.0 20.0
dichvu 160 80.0 80.0 100.0
Total 200 100.0 100.0
15

Multiple Comparisons
doanhthu
Bonferroni
(I) linhvucsanxuat (J) linhvucsanxuat
Mean Difference
(I-J) Std. Error Sig.

95% Confidence Interval
Lower Bound Upper Bound
dimension2
nongnghiep
dimension3
congnghiep -17891.053 25221.958 1.000 -78791.91 43009.81
dichvu -9935.875 24736.493 1.000 -69664.53 49792.78
congnghiep
dimension3
nongnghiep 17891.053 25221.958 1.000 -43009.81 78791.91
dichvu 7955.178 6273.883 .619 -7193.72 23104.07
dichvu
dimension3
nongnghiep 9935.875 24736.493 1.000 -49792.78 69664.53
congnghiep -7955.178 6273.883 .619 -23104.07 7193.72
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm
mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu
thương mại xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn đang giữ một vai trò quan
trọng quan trọng. Những thập niên gần đây xuất hiện như Parson, Diamond
Plaza…
Tại Tp. Hồ Chí Minh, hiện có trên 128.000 doanh nghiệp tư nhân,
chiếm tới 80% số lượng doanh nghiệp trên địa bàn(tỉnh trên khu vực miền
nam), về vốn chiếm khoảng 53% không chỉ giải quyết việc làm cho lao
động địa phương và các vùng lân cận, khu vực kinh tế tư nhân còn là lực
lượng nòng cốt giúp chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư, đóng góp tích
cực vào tăng trưởng GDP của Thành phố.
16
linhvucsanxuat
nongnghiep congnghiep dichvu
Count Row N % Count Row N % Count Row N %

soluongnhanvien duoi10nguoi 2 2.9% 9 12.9% 59 84.3%
tu10den200nguoi 0 .0% 17 16.5% 86 83.5%
tu200den300nguoi 0 .0% 9 42.9% 12 57.1%
tren300nguoi 0 .0% 3 50.0% 3 50.0%
Trong ngành bánh kẹo, nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư máy móc,
đưa người ra nước ngoài học công nghệ sản xuất hiện đại, học từ quản trị
doanh nghiệp đến tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm và mẫu mã bao bì…, nhiều
doanh nghiệp tư nhân đã làm thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng về hàng
hoá do Việt Nam sản xuất chỉ trong một thời gian không dài. Thậm chí,
cũng không ngoa khi cho rằng rằng sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư
nhân phần nào đã kích thích, làm đòn bẩy cho sự phát triển của không ít
doanh nghiệp sản xuất thuộc khối doanh nghiệp nhà nước tại thành phố và
một số địa phương lân cận khác thời gian sau này.
Với 70% doanh nghiệp trong ngành là doanh nghiệp tư nhân, xuất khẩu
đồ gỗ hiện là ngành mang về cho thành phố nguồn thu không nhỏ. Nhiều
doanh nghiệp thuộc nhóm ngành hàng này không những xuất khẩu nhiều
17
mà còn tạo được thương hiệu ở thị trường trong nước. Trong ngành dệt
may, nhiều doanh nghiệp nhà nước ngày một teo tóp kể từ sau khi thị
trường Đông Âu mất dạng thì không ít doanh nghiệp tư nhân lần lượt định
danh ở nhiều phân khúc thị trường. Có đơn vị còn sản xuất được sợi cao cấp
cung cấp cho các công ty dệt trong nước và xuất khẩu – lĩnh vực vốn độc
quyền của doanh nghiệp nhà nước những năm chưa xa.
Trong khi nhiều DNNN ì ạch chuyển đổi công nghệ thì sự chuyển dịch
của kinh tế tư nhân cứ đều đặn tăng dần tỷ trọng các ngành có giá trị gia
tăng và hàm lượng khoa học-công nghệ cao. Sự năng động, thích nghi và
đáp ứng nhanh nhậy của khu vực kinh tế tư nhân này trước yêu cầu phát
triển của thành phố là không phủ nhận được.
18
CHƯƠNG IV

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ
TƯ BẢN TƯ NHÂN Ở TP.HCM
I. NHỮNG TỒN TẠI VÀ YẾU KÉM.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được kinh tế tư bản tư nhân cũng còn một
số hạn chế, tồn tại.
1. Qui mô nhỏ, năng lực và sức cạnh tranh hạn chế.
Tình trạng qui mô nhỏ bé là một vấn đề cản trở rất lớn tới sự phát triển của
khu vực kinh tư bản tư nhân.
Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân
trong nước có quy mô rất nhỏ. Chủ trương xây dựng vai trò chủ đạo của
doanh nghiệp nhà nước với sự bành trướng của các tổng công ty nhà nước,
hiện là mối lo ngại về tình trạng “lấn sân”, vốn là trở lực chính của sự phát
triển khu vực kinh tế tư bản tư nhân, sẽ còn tiếp diễn. Trong bối cảnh của
thời kỳ hội nhập hậu WTO, sự kém hiệu năng cố hữu của các doanh nghiệp
nhà nước và sự phát triển mất cân đối của các doanh nghiệp tư nhân có thể
làm suy yếu năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, như nhận định
trên tài liệu của Ngân hàng Thế giới ( World Bank ) : ” từ gốc độ của sự phân
tối ưu theo qui mô doanh nghiệp và tính đến khả năng cạnh tranh trên thị
trường thế giới, có thể nói rằng khu vực tư bản tư nhân của Việt Nam không
chỉ thiếu vắng các doanh nghiệp ở khoảng giữa, mà còn thiếu vắng các doanh
nghiệp quy mô lớn.”
Mức độ trang bị vốn/lao động của khu vực kinh tế tư bản tư nhân nhìn
chung còn quá nhỏ bé; đặc biệt là các hộ gia đình trong lĩnh vực sản xuất
công nghiệp. Đa phần trong số vốn của các doanh nghiệp bỏ ra là để thuê
mặt bằng sản xuất, xây dựng nhà xưởng…Do đó, cơ sở không có điều kiện
để mua sắm máy móc thiết bị, kỹ thuật sản xuất lạc hậu.
19
Theo điều tra năm 2004, các doanh nghiệp tư nhân qui mô lớn trong nước
chiếm chỉ 0,3 % GDP trên tỷ phần 23.6% GDP của các doanh nghiệp qui mô
lớn trong nước . Chỉ có 44 doanh nghiệp tư nhân trong nước – 17 doanh

nghiệp trong số đó cổ phần với nhà nước - có vốn trên 33 triệu USD. Trong
số hơn 60 ngàn doanh nghiệp tham dự cuộc điều tra, chưa đến 1/1000 doanh
nghiệp tư nhân có vốn trên 33 triệu US và lương lao động chỉ bằng 50-60%
của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI . Theo cuộc điều tra
doanh nghiệp năm 2006, nếu lấy tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa là dưới
300 lao động và vốn dưới 625 ngàn USD, thì có tới 96,81% doanh nghiệp
thuộc nhóm nhỏ và vừa và tài sản cố định trên mỗi lao động bình quân là
4100 USD . Với quy mô nhỏ bé và vốn đầu tư rất thấp, các doanh nghiệp tư
nhân khó có thể hội đủ tiềm lực tiếp cận với tri thức, nghiên cứu và phát triển
cũng như xây dựng các quy trình sản xuất, trang bị công nghệ hiện đại, đào
tạo và nâng cao khả năng quản lý.
Bên cạch đó thì vẫn tồn đọng sự yếu kém về năng lực sản xuất , gần ¼
năng lực sản xuất của khu vực kinh tế tư bản tư nhân vẫn trong tình trạng
yếu kém , chỉ có hơn ¼ năng lực sản xuất của khu vực này đạt mức tốt.Và
phần còn lại có năng lực sản xuất trung bình.Trong các loại hình doanh
nghiệp thì công ty trách nhiệm hữu hạn có tỉ lệ năng lực sản xuất kém là
cao nhất (25,6%). Và công ty hợp doanh thì có tỉ lệ năng lực sản xuất tốt là
cao nhất (50%).
20
loaihinhdoanhnghiep * nangsuatlaodong Crosstabulation
nangsuatlaodong
Totalkem binhthuong tot
loaihinhdoanhnghiep ctcp Count 5 11 8 24
% within
loaihinhdoanhnghiep
20.8% 45.8% 33.3% 100.0%
cttnhh Count 30 59 28 117
% within
loaihinhdoanhnghiep
25.6% 50.4% 23.9% 100.0%

dntn Count 7 13 8 28
% within
loaihinhdoanhnghiep
25.0% 46.4% 28.6% 100.0%
cttnhh1tv Count 2 17 10 29
% within
loaihinhdoanhnghiep
6.9% 58.6% 34.5% 100.0%
cthd Count 0 1 1 2
% within
loaihinhdoanhnghiep
.0% 50.0% 50.0% 100.0%
Total Count 44 101 55 200
% within
loaihinhdoanhnghiep
22.0% 50.5% 27.5% 100.0%
2. Máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu và nguồn nhân lực hạn chế.
Sự yếu kém của các doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh bộc
lộ rõ khi chỉ có một số rất nhỏ doanh nghiệp hội đủ điều kiện trở thành các
nhà cung cấp phụ kiện cho các doanh nghiệp FDI và có khả năng xâm nhập
thị trường thế giới. Khuynh hướng hướng nội của các doanh nghiệp tư nhân
là điều đáng e ngại. Theo cuộc điều tra ba vòng các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, chỉ có 9% doanh thu của các doanh nghiệp này từ xuất khẩu trực tiếp .
Tình trạng kém phát triển của ngành công nghệ phụ trợ hiện là một trong
những khâu yếu của nền kinh tế Việt Nam. Một ví dụ điển hình được báo cáo
của WB nêu lên là công ty Fujisu, một doanh nghiệp FDI xuất khẩu lớn nhất
năm 2004 với kim ngạch xuất trên 400 triệu USD, song đã chi 94% số này để
nhập khẩu đầu vào .
21
Khu vực kinh tế tư bản tư nhân còn gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì

hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong khoảng thời gian dài đảm bảo sức cạnh
tranh cần thiết, nhất là khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, do máy
móc thiết bị công nghệ còn lạc hậu mà nguyên nhân sâu xa là do vấn đề vốn
trong các doanh nghiệp, và công ty, trong điều kiện vốn quá ít, chỉ nguyên số
vốn doanh nghiệp bỏ ra cho việc thuê mặt bằng sản xuất xây dựng nhà
xưởng đã làm cho doanh nghiệp không có điều kiện để mua sắm máy móc
thiết bị, vì thế kỹ thuật sản xuất lạc hậu. Do không tiếp cận được với nguồn
vốn của ngân hàng nên khu vực kinh tế tư bản tư nhân phải vay “nóng”của
dân cư, làm giảm lợi nhuận kinh doanh và khả năng nâng cáp máy móc trang
thiết bị là rất khó khăn.
Mặc dù dân số trong độ tuổi lao động của nước ta là rất lớn, nhưng để
kiếm được một lao động có trình độ kỹ thuật tay nghề cao thì rất hạn chế, bởi
khả năng đào tạo tay nghề còn rất hạn chế và khổng đủ điều kiện để có thể
đáp ứng đủ yêu cầu đối với một lao động có tay nghề cao. Vì thế, hầu hết các
công nhân có trình độ tay nghề cao thì thường tìm đến các công ty của nước
ngoài, công ty liên doanh để làm việc. Tình trạng khu vực kinh tế tư bản tư
nhân có nguồn nhân lực hạn chế là khá phổ biến.
sudungcongnghe
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid congnghecu 74 37.0 37.0 37.0
kethopcuvamoi 111 55.5 55.5 92.5
congnghehiendai 15 7.5 7.5 100.0
Total 200 100.0 100.0
Qua phân tích trên, có thể thấy khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại
trong sản xuất còn rất hạn chế, chỉ chiếm (7,5%) .việc ứng dụng công nghệ
cũ thì vẫn còn phổ biến chiếm đến (37%).
22
3 . Thiếu mặt bằng sản xuất và mặt bằng sản xuất không ổn định.

Đa số số các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư bản tư nhân mới được
thành lập trong mấy năm gần đây, phần nhiều không có mặt bằng để sản xuất
kinh doanh nên phải sử dụng một phần diện tích nhà ở của mình trong khu
dân cư để làm mặt bằng sản xuất, gây ảnh hưởng tới môi trường sống của
dân cư như tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí…Nhiều doanh
nghiệp phải đi thuê mặt bằng để sản xuất, kinh doanh,chi phí thuê đất phải
trả giá cao hơn nhiều lần so với giá qui định của nhà nước, dẫn đến chi phí
sản xuất cao, tỷ suất lợi nhuận thấp. Mặt khác, do mặt bằng thuê của các hộ
dân cư trong thời hạn ngắn (hợp đồng chỉ kéo dài từ 3 đến 6 tháng vì các hộ
thường điều chỉnh giá tăng lên)nên người đi thuê không giám đầu tư xây
dựng, sản xuất không ổn định. Nhà nưởctung ương và địa phương nên thu
hồi quĩ đất đã giao cho các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị hành chính sự
nghiệp nhưng hiện vẫn chưa sử dụng, sử dụng sai mục đích hoặc sử dụng
kém hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư bản tư nhân
thuê với giá cả và thời hạn hợp lý để họ yên tâm đầu tư xây dựng nhà xưởng
phục vụ co sản xuất, kinh doanh.
matbangsan xuat
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid thieu 93 46.5 46.5 46.5
binhthuong 96 48.0 48.0 94.5
du 11 5.5 5.5 100.0
Total 200 100.0 100.0
Có thể thấy rằng ,việc thiếu mặt bằng sản xuất là phổ biến khi gần ½
doanh nghiệp cảm thấy thiếu mặt bằng trong sản xuất và chỉ có 5,5% doanh
nghiệp cho rằng mặt bằng sản xuất là dư thừa.
23
4. Thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Mặc dù khu vực kinh tế tư bản tư nhân đã được sự khuyến khích của nhà

nước, nhưng khả năng cạnh tranh của chúng còn rất kém đặc biệt là trên thị
trường quốc tế. Do vốn ít nên làm ăn cũng chỉ ở quy mô nhỏ, làm đến đâu
đòi hỏi phải tiêu thụ sản phẩm ngay đến đó. Nếu tiêu thụ sản phẩm chậm,
hoặc do bên mua thanh toán tiền chậm dễ dẫn tới tình trạng ngừng trệ sản
xuất. Vì thế khả năng cạnh tranh kém và yếu tố ổn định trong kinh doanh rất
hạn chế dẫn đến thiếu thị trường tiêu thụ.
Yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất cao, kèm theo vấn đề mặt bằng
trong sản xuất kinh doanh lớn…Làm cho giá thành sản phẩm lớn, sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp trên thị trường giảm cũng là nguyên nhân dẫn
đến thị trường tiêu thụ của khu vực kinh tế tư bản tư nhân ở Việt Nam còn
rất hạn chế.
danhgiathitruong
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid thieu 10 5.0 5.0 5.0
vuadu 58 29.0 29.0 34.0
du 132 66.0 66.0 100.0
Total 200 100.0 100.0
Khảo sát cho thấy,thị trường đối với khu vực kinh tế tư bản tư nhân là dư
thừa . Điều này có thể giải thích với sự hội nhập của nước ta vào WTO cũng
như việc chúng ta đang mở rộng thị trường thông qua xuất khẩu. Điều này
cũng kèm theo sự thách thức vô cùng lớn khi cạnh tranh ở môi trường quốc
tế (thị trường rộng mở).
5. Thiếu khả năng thích ứng của các doanh nghiệp tư nhân trong môi
trường kinh doanh.
Tình trạng tranh tối tranh sáng do luật pháp không nghiêm và nạn tham
nhũng lan tràn là môi trường thuận lợi cho sự tồn tại của khu vực kinh tế tư
bản tư nhân không chính thức rộng lớn, ước tính chiếm đến 50% GDP. Hiện
24

trạng này được các nhà nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Á châu nhận
định vừa là yếu tố tích cực, thể hiện khả năng thích ứng của các doanh
nghiệp tư nhân trong môi trường kinh doanh còn nhiều mặt hạn chế, nhưng
đồng thời lại vừa giới hạn khả năng phát triển, tiếp cận và hội nhập của các
doanh nghiệp hoạt động không chính thức đối với cộng đồng doanh nghiệp
hoạt động chính thức trong nước và nước ngoài.
kehoachmorong
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co 149 74.5 74.5 74.5
khong 51 25.5 25.5 100.0
Total 200 100.0 100.0
Trong môi trường nền kinh tế mở cửa, thì kế hoạch mở cửa của các
doanh nghiệp cũng nhiều . Tuy nhiên đó chỉ là xu hướng chung , còn việc
cạnh tranh được với các doanh nghiệp bên ngoài nước được hay không còn
phụ thuộc vào năng lực của từng doanh nghiệp.Và thực tế đã cho thấy nhiều
doanh nghiệp đã bị “đuối” khi không đủ sức cạch tranh trong môi trường
quốc tế.
khanangthongtin
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid thieu 77 38.5 38.5 38.5
daydu 123 61.5 61.5 100.0
Total 200 100.0 100.0
Đồng thời khả năng thông tin của các doanh nghiệp cũng chưa được cao
so với sự phát triển của công nghệ truyền thông cũng như điều kiện hội
nhập hiện có.
25

×