Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Chatgpt và sự tác động đến vấn đề bảo vệ dữ liệu và quyền tác giả trên khô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 95 trang )

LƯƠNG BÍCH THUẬN
MSSV : 1953801090101

CHATGPT VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẤN
ĐỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU VÀ QUYỀN TÁC
GIẢ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2019 - 2023

Người hướng dẫn:
ThS. Ngơ Kim Hồng Ngun

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2023

0


LƯƠNG BÍCH THUẬN
MSSV : 1953801090101

CHATGPT VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN
VẤN ĐỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU VÀ QUYỀN
TÁC GIẢ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2019 - 2023

Người hướng dẫn:
ThS. Ngơ Kim Hồng Ngun

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2023



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan Khóa luận Tốt nghiệp “ChatGPT và sự tác động đến vấn đề
bảo vệ dữ liệu và quyền tác giả trên không gian mạng” là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Ngơ Kim Hồng Ngun, đảm
bảo trung thực và tuân thủ quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 6 năm 2023.
Sinh viên thực hiện

Lương Bích Thuận


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHAT GPT VÀ QUYỀN ĐƯỢC
BẢO VỆ DỮ LIỆU, QUYỀN TÁC GIẢ .................................................................9
1.1. Khái quát về ChatGPT – Cơ chế hoạt động của Chat GPT ..........................9
1.1.1 Định nghĩa trí tuệ nhân tạo, ChatGPT, Cơ sở dữ liệu của ChatGPT................9
1.1.2. Tư cách pháp lý của ChatGPT và các chủ thể có liên quan ...........................17
1.1.3. Cơ chế hoạt động của ChatGPT .....................................................................21
1.1.4. Đặc điểm của ChatGPT ..................................................................................26
1.2. Mối quan hệ giữa ChatGPT và quyền được bảo vệ dữ liệu, quyền tác giả 28
1.2.1. Quyền được bảo vệ dữ liệu và quyền tác giả ..................................................28
1.2.2. ChatGPT và quyền được bảo vệ dữ liệu .........................................................31
1.2.3. ChatGPT và quyền tác giả ..............................................................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ........................................................................................36
CHƯƠNG II: CHATGPT VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ DỮ LIỆU VÀ
QUYỀN TÁC GIẢ - CÁC ĐỀ XUẤT PHÁP LÝ DỰA TRÊN KINH NGHIỆM

CỦA HOA KỲ VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU .......................................................37
2.1. ChatGPT và vấn đề bảo vệ dữ liệu trên không gian mạng theo quy định của
Việt Nam, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu ............................................................37
2.1.1. Xử lý dữ liệu cá nhân không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu ....................37
2.1.2. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu .........................................................................42
2.1.2. Các nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân ..........................................................47
2.1.4. Lạm dụng trí tuệ nhân tạo để xâm phạm dữ liệu cá nhân ..............................54


2.2. ChatGPT và sự tác động đến vấn đề bảo vệ quyền tác giả theo quy định của
pháp luật Việt Nam, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu ...........................................56
2.2.1. Các ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả .................................................56
2.2.2. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả .............................................................62
2.3. Trách nhiệm pháp lý của các chủ thể liên quan tới ChatGPT đối với hành
vi xâm phạm dữ liệu cá nhân và quyền tác giả ....................................................67
2.4. Một số các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá
nhân và quyền tác giả trước sự tác động của ChatGPT ......................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG II.......................................................................................73
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................75


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

WIPO

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.

GDPR


Quy định chung số 2016/679 về bảo vệ
dữ liệu bao gồm các yêu cầu về quyền
riêng tư của dữ liệu thuộc khối Liên
minh châu Âu, có hiệu lực từ ngày
25/5/2018.

CCPA

Đạo luật về Quyền riêng tư của người
tiêu dùng California năm 2018, có hiệu
lực từ năm 2020.

Chỉ thị số 2019/790

Chỉ thị số 2019/790/EC của Nghị viện
và Hội đồng Châu Âu ngày 17 tháng 4
năm 2019 về bản quyền và quyền liên
quan trong Thị trường chung kỹ thuật
số và sửa đổi Chỉ thị 96/9/EC và
2001/29/EC.

Chỉ thị số 2001/29

Chỉ thị 2001/29/EC của Nghị viện và
Hội đồng Châu Âu ngày 22 tháng 5
năm 2001 về hài hịa hóa một số khía
cạnh của quyền tác giả và quyền liên
quan trong xã hội thông tin.

Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ


Đạo Luật Quyền tác giả của Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ năm 1976 (Copyright law
of the United States).

Nghị định 13/2023

Nghị định số 13/2023 quy định về bảo
vệ dữ liệu cá nhân của Chính phủ ngày
17 tháng 4 năm 2023, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.


Luật SHTT

Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11
ngày 29 tháng 11 năm 2005 được sửa
đổi, bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12
ngày 19 tháng 6 năm 2009, Luật số
42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm
2019 và Luật số 07/2022/QH15 ngày
16 tháng 6 năm 2022.

TTNT

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)

Chatbot

Chương trình máy tính sử dụng TTNT

và kỹ thuật xử lý ngôn ngữ để hiểu và
trả lời tự động các câu hỏi được đặt ra
bởi con người.

ChatGPT / GPT

Generative Pre-training Transformer

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(Organization for Economic
Cooperation and Development)


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Khơng thể phủ nhận trí tuệ nhân tạo (TTNT) đã đem lại cho cuộc sống con
người nhiều giá trị tiện ích nhưng đây cũng là lĩnh vực đã được dự đoán là chứa đựng
vô vàn mối đe dọa tiềm ẩn.1 Hiện nay, sự bùng nổ của ChatGPT - được mệnh danh
là công cụ TTNT thông minh nhất thế giới2 - là một chất xúc tác giúp cảnh tỉnh con
người về sự đe dọa của các công cụ TTNT đối với quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Trong đó dễ nhìn nhận nhất chính là sự tác động đến vấn đề bảo vệ dữ liệu và
quyền tác giả đối với những chủ thể đã và đang hiện hữu trên không gian mạng.
Trên thực tế, mặc dù ChatGPT mới chỉ là một mơ hình thử nghiệm nhưng đã
gặt hái rất nhiều thành công và có nhiều người đã sẵn sàng chi tiền để được trải
nghiệm tính năng của Chatbot này. Theo thống kê doanh thu và sử dụng ChatGPT

vào năm 2023, hệ thống này đã lập kỷ lục khi đạt mốc một trăm triệu người dùng sau
hai tháng ra mắt, con số mà Google+ đã phải mất một năm hai tháng mới có thể đạt
được. Doanh thu dự đoán của Chatbot này cũng rơi vào 200 triệu đô la Mỹ cho năm
2023 và dự kiến lên tới một tỷ đô la Mỹ cho năm 2024.3 Trước đó, các hệ thống vận
hành từ TTNT đã nhiều lần mang đến tiếng vang trên toàn cầu nhưng hiếm có hệ
thống nào nhận được sự quan tâm đặc biệt và bùng nổ truyền thông đến như vậy. Khả
năng ngày càng vượt trội của TTNT càng cho thấy lỗ hổng của pháp luật và sự rõ

1

Nhà vật lý học Stephen Hawking và tỷ phú Elon Musk đã từng cảnh báo về mối đe dọa tiềm ẩn của TTNT.
Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2014, Stephen Hawking chia sẻ rằng “Nếu bạn cố gắng tạo ra một cỗ máy
biết suy nghĩ, nó sẽ đe dọa đến cuộc sống của chúng ta”, Elon Musk cũng có những ý tưởng tương tự khi phát
biểu tại MIT’s 2014 AeroAstro Centennial Symposium: “Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải thật cẩn thận về
TTNT. Nếu như tơi phải dự đốn về việc cái gì là sự đe dọa hiện hữu lớn nhất, chắc hẳn là TTNT.”
2
Văn Phong, “ChatGPT là cơng cụ gì? Sử dụng như thế nào?”, Báo Quân đội nhân dân, ngày 03 tháng 02 năm
2023,[ />kho%E1%BA%A3n%20%E1%BB%9F%20Vi%E1%BB%87t%20Nam.], truy cập lần cuối ngày 23 tháng 02
năm 2023.
3
David Curry, “ChatGPT Revenue and Usage Statistics (2023)”, Bussiness of Apps,
[ truy cập lần cuối ngày 2 tháng 3 năm 2023.

1


ràng của viễn cảnh “luật pháp không thể đuổi kịp cơng nghệ” như đã được dự đốn
trước đó. Đồng thời, một TTNT có thể tạo ra văn bản rõ ràng và chi tiết lại càng đe
dọa trực tiếp đối với nền kinh tế tri thức đang củng cố thời đại kỹ thuật số và giúp
nhiều người trong chúng ta có việc làm.4

Nghiên cứu sơ bộ về cách thức vận hành của ChatGPT, có thể thấy cơng cụ
này hoạt động dựa vào một cơ sở dữ liệu “khổng lồ” đã được cơng ty chủ quản là
OpenAI tích hợp cho đến thời điểm trước năm 2021. Các cơ sở dữ liệu này được công
khai trên mạng xã hội Internet và bao gồm sách, bài báo, trang web và bài đăng - bao
gồm cả thơng tin cá nhân của người dùng,5 có lẽ vì tính cơng khai trên mà nhiều người
vẫn đón nhận và sử dụng bất chấp hệ lụy phía sau ra sao. Tuy nhiên, về nguyên tắc,
khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu các cơ sở dữ liệu này, việc ChatGPT có thể thu
thập được, cải tiến và tự mình đưa ra một câu trả lời hồn chỉnh nghiễm nhiên trở
thành nguy cơ xâm phạm trực tiếp đến việc bảo vệ dữ liệu và quyền tác giả của các
chủ thể. Đặc biệt là khi mà câu trả lời của Chatbot này không hề dẫn nguồn hoặc dẫn
nguồn tài liệu tham khảo trong nhiều trường hợp không đảm bảo tính chính xác.6
Đồng thời cũng có rất nhiều những nghi vấn xung quanh việc ChatGPT tự đưa ra
hoặc bị “sửa sai” để đưa ra các thông tin sai lệch, chủ quan, và có liên quan đến nhiều
vấn đề chính trị, sắc tộc nhạy cảm khác. Đó là lý do vì sao đứng dưới góc độ pháp lý,
cần phải suy nghĩ một cách cẩn trọng về cách giám sát và vận hành của ChatGPT,
đồng thời, chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm khi có những hành vi xâm phạm trước khi
cơng cụ này được đưa vào sử dụng tại Việt Nam và xảy ra các tranh chấp sau đó.
Sự cân bằng giữa lợi ích và rủi ro địi hỏi con người khơng những phải bắt đầu,
mà là phải nhanh chóng nhìn nhận về những hành vi xâm hại đã, đang, và có thể diễn

Simon Chesterman, “AI-Generated Content is Taking over the World. But Who Owns it?”, NUS Law Working
Paper, 2023, No 2023/002, tr.2.
5
H.Thủy, “ChatGPT và những vấn đề về quyền riêng tư dữ liệu”, GENK, [ truy cập lần cuối ngày 23 tháng 2 năm 2023.
6
Nguyễn Văn Tuấn, “Trò chuyện với ChatGPT”, [o/2023/01/30/tro-chuyen-voichatgpt/?fbclid=IwAR0q4MczovoMrJmuhyCa3WpJePLrnUOrpV2foAeQfnyu-MsWpKzDBPTb33M], truy
cập lần cuối ngày 23 tháng 2 năm 2023.
4

2



ra mà những chủ thể xâm hại đó là TTNT hoặc các chủ thể có liên quan tới TTNT.
Việc hiểu rõ về cơ chế hoạt động của ChatGPT, đặt trong bối cảnh thực thi quyền bảo
vệ dữ liệu và quyền tác giả trên không gian mạng sẽ là một bước tiến lớn trong việc
hỡ trợ hồn thiện các khung pháp lý quy định về TTNT tại Việt Nam trong tương lai
gần. Bên cạnh đó, việc đề xuất các giải pháp công nghệ bên cạnh các giải pháp pháp
lý cũng là tất yếu, vì trên cơ sở nếu có thể sử dụng cơng nghệ để xâm phạm quyền thì
ngược lại, cần sử dụng công nghệ để ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền và bảo vệ
quyền.7 Đây cũng chính là nguyên nhân thúc đẩy tác giả thực hiện đề tài “ChatGPT
và sự tác động đến vấn đề bảo vệ dữ liệu và quyền tác giả”.
2. Mục tiêu của đề tài
Thông qua đề tài, tác giả mong muốn góp phần làm rõ những hiểu biết chung
về ChatGPT, những vấn đề lý luận xung quanh ChatGPT và quyền được bảo vệ dữ
liệu, quyền tác giả. Đồng thời nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam, Hoa
Kỳ và Liên minh châu Âu để đề xuất các kiến nghị có lợi nhằm hồn thiện khung
pháp lý liên quan đến ChatGPT nói riêng và TTNT nói chung. Theo đó, đề tài hướng
đến những mục tiêu sau:
2.1. Về mặt lý luận:
Giải thích các khái niệm về TTNT, ChatGPT, đối tượng của quyền được bảo
vệ dữ liệu, quyền tác giả và thực trạng pháp luật điều chỉnh những vấn đề này.
Đánh giá những rủi ro pháp lý, hạn chế về mặt pháp luật khi sử dụng ChatGPT
đối với việc bảo vệ dữ liệu và quyền tác giả trên khơng gian mạng thơng qua q trình
nghiên cứu các chế định pháp luật về TTNT của Việt Nam, Hoa Kỳ và Liên minh
châu Âu.

Lê Thị Nam Giang (2014), “Những thách thức về mặt pháp lý trong việc bảo hộ quyền tác giả trong môi
trường Internet”, Tài liệu hội thảo: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số tại Việt Nam, 2014, trường Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.21.
7


3


Nhận định sâu sắc về các đặc điểm, lợi ích và nguy cơ của ChatGPT, làm rõ
những nghi vấn có liên quan đến việc xâm phạm các quyền được bảo vệ dữ liệu và
quyền tác giả trên không gian mạng bao gồm cả việc xem xét các ngoại lệ nếu có.
2.2. Về mặt thực tiễn:
Xác định các vướng mắc về mặt áp dụng quy định pháp luật vào thực tiễn,
những khó khăn, bất cập trong thực tiễn xung quanh việc thiết lập, vận hành và sử
dụng các cơng cụ trí thơng minh nhân tạo như ChatGPT. Từ đó đưa ra các đề xuất về
các biện pháp bảo vệ dữ liệu và quyền tác giả nhằm hoàn thiện khung pháp lý về
TTNT.
3. Tình hình nghiên cứu
3.1. Trong trường
Ngơ Kim Hồng Ngun (2022), Ứng dụng TTNT trong xử lý dữ liệu cá nhân
& quyền riêng tư, NXB Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
Cuốn sách là một cơng trình khoa học tập trung chủ yếu về vấn đề ứng dụng
TTNT vào hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân. Qua đó đưa ra những cảnh báo về nguy
cơ đe dọa quyền được bảo vệ dữ liệu cùng với những khuyến nghị mà các chủ thể
cần phải nhìn nhận đứng trên góc độ hàng rào pháp lý của một số quốc gia tiên tiến,
đi đầu trong phát triển lĩnh vực TTNT.
Nguyễn Lê Minh Hạnh (2022), Quyền tác giả và TTNT trong cuộc cách mạng
cơng nghiệp 4.0, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật TP.HCM.
Đề tài đã tổng hợp những kiến thức chung có liên quan đến quyền tác giả và
TTNT, đồng thời cho thấy các quan điểm và kinh nghiệm của các quốc gia trong việc
bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm do TTNT tạo ra. Đây cũng là đề tài mới nhất
có đề cập đến khía cạnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của TTNT, tuy nhiên đây chỉ
là một phát hiện mới liên quan đến vấn đề xâm phạm đối với các tác phẩm nghệ thuật


4


chứ chưa đi vào khai thác trên góc độ xâm phạm các tác phẩm được thể hiện dưới
dạng chữ viết hay ký tự khác.
Đỗ Huỳnh Yến Vy (2020), Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường
kỹ thuật số theo pháp luật Hoa Kỳ, Pháp và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP.HCM.
Luận văn nghiên cứu một cách cụ thể về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến
các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số dựa trên pháp luật
của các quốc gia Hoa Kỳ, Pháp và Việt Nam đồng thời đề xuất các giải pháp pháp lý
cần thiết. Tuy nhiên, luận văn vẫn chưa có sự đề cập nào liên quan đến TTNT và hành
vi xâm phạm quyền của thực thể này.
3.2. Ngoài trường
Nguyễn Thị Thu Trang, “Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong kỷ nguyên trí tuệ nhân
tạo - Kinh nghiệm của Châu Âu và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam.”, Tạp
chí Luật học, 2022, số 10/2022.
Bài viết đã nhận định rõ rằng sự hình thành TTNT và ứng dụng TTNT trong
cuộc sống có thể xâm phạm tới quyền về đời sống riêng tư nói chung và và quyền
bảo vệ dữ liệu nói riêng. Tác giả cũng đề cập một cách cụ thể và gãy gọn các vấn đề
pháp lý có liên quan trong các quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu của châu Âu.
Trần Kiên và Hồ Minh Thành, “Trách nhiệm pháp lý liên quan đến TTNT
trong việc xử lý dữ liệu cá nhân - Pháp luật Liên minh châu Âu và gợi mở cho Việt
Nam.”, Kỷ yếu hội thảo: “Trách nhiệm pháp lý trong ứng dụng TTNT, thực tiễn quốc
tế và kinh nghiệm cho Việt Nam”, do Khoa Luật Quốc tế Trường Đại học Luật
Tp.HCM tổ chức ngày 12 tháng 11 năm 2022.
Đây là một trong số những bài viết tập trung phân tích đến nghĩa vụ của các
tổ chức, doanh nghiệp sử dụng công nghệ TTNT trong việc thu thập, sử dụng và bảo
vệ dữ liệu cá nhân. Tác giả đã tìm hiểu sâu rộng về pháp luật của Liên minh châu Âu


5


từ đó đưa ra những nghĩa vụ cụ thể, cơ chế giám sát và hậu quả pháp lý, từ đó đưa ra
các kiến nghị cho Việt Nam trong hoạt động lập pháp. Tác giả cũng đưa ra một phát
hiện thú vị rằng bảo vệ dữ liệu là lĩnh vực luật liên quan nhiều nhất đến TTNT, vì cơ
chế hoạt động của TTNT phần lớn phụ thuộc vào việc xử lý cơ sở dữ liệu lớn (big
data), trong đó có chứa dữ liệu thông tin cá nhân.
Ryan Abbott (2020), The Reasonable Robot: Artificial Intelligence and the
Law, Luận án tiến sĩ triết học, Khoa Luật Nghệ thuật và Khoa học Xã hội Trường đại
học Surrey.
Đây là một cơng trình nghiên cứu đồ sộ với trọng tâm nghiên cứu là những ý
nghĩa về mặt pháp lý xoay quanh những tiến bộ của TTNT, xem xét trong mối tương
quan với các lĩnh vực thuế, quyền sở hữu trí tuệ, hình sự,...Tác giả cũng thể hiện quan
điểm rằng việc đối xử bình đẳng hơn với TTNT và hành vi của con người sẽ có xu
hướng giúp luật pháp đạt được mục tiêu cơ bản.
Catherine A. Gao, et al. “Comparing scientific abstracts generated by
ChatGPT to original abstracts using an artificial intelligence output detector,
plagiarism detector, and blinded human reviewers.”, 2023.
Đây là một cơng trình nghiên cứu chi tiết về khả năng đạo văn của ChatGPT
khi so sánh với 50 các tóm tắt bài báo khoa học khác nhau bằng cách sử dụng máy
dị đầu ra TTNT. Nhóm tác giả cũng đưa ra các khuyến nghị đối với những nhà nghiên
cứu sử dụng ChatGPT làm công cụ hỗ trợ trong quá trình sáng tạo, cần phải khai báo
về điều này để được kiểm định về việc liệu các dữ liệu đưa ra đã chính xác hay chưa
và có khả năng đạo văn nào bởi TTNT được phát hiện hay khơng. Tuy nhiên đây đơn
thuần là một cơng trình nghiên cứu và khơng có yếu tố phân tích về các vấn đề pháp
lý có liên quan.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu


6


Đề tài tập trung nghiên cứu về ChatGPT và các vấn đề pháp lý có liên quan
đến quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền tác giả trong bối cảnh Internet phát triển
hiện nay. Trong đó, nổi bật nhất là các vấn đề lý luận về ChatGPT, các quy định có
liên quan đến trí tuệ nhân tạo, quyền riêng tư, quyền tác giả và đề xuất các giải pháp
pháp lý, giải pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm trong trường hợp
có thể xảy ra.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực mới và có nội dung phức tạp, rộng lớn, do đó
đề tài chỉ tập trung vào khía cạnh bảo vệ dữ liệu và quyền tác giả trong mối tương
quan với một trong số các hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo, nổi bật là ChatGPT. Đặc
biệt đặt trong bối cảnh bùng nổ cơng nghệ số và thiếu sót về các quy định pháp luật
hiện nay, đề tài sẽ tập trung khai thác các tiềm năng pháp lý, các biện pháp bảo vệ
thông qua việc nghiên cứu về các quy định cụ thể, các dự luật nếu có của pháp luật
Việt Nam, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với sự kết hợp những phương pháp nghiên cứu khoa học
cơ bản như:
 Phương pháp nghiên cứu tình huống (case - study)
 Phương pháp nghiên cứu so sánh (comparative research)
 Phương pháp xây dựng giả thuyết khoa học (scientific hypothesis)
Ngoài ra, tác giả cũng sẽ tiến hành thu thập, xử lý đa dạng nguồn thơng tin
bằng cách dịch thuật, thống kê, tổng hợp, trích dẫn, tham khảo từ các luận văn, tạp
chí khoa học, đề tài nghiên cứu có liên quan để hồn thành bài nghiên cứu.
6. Cấu trúc của đề tài
Cấu trúc của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận chung sẽ bao gồm 2 chương
với nội dung chủ yếu sau:


7


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHAT GPT VÀ QUYỀN
BẢO VỆ DỮ LIỆU, QUYỀN TÁC GIẢ CỦA CON NGƯỜI
Giới thiệu tổng quan và làm rõ các khái niệm về TTNT, ChatGPT, đối tượng
bảo hộ quyền bảo vệ dữ liệu, quyền tác giả. Đồng thời đào sâu về các vấn đề lý luận
về tư cách pháp lý của ChatGPT và những lợi ích, nguy cơ tiềm ẩn trong mối liên hệ
giữa ChatGPT và quyền bảo vệ dữ liệu, quyền tác giả của con người.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHAT GPT VÀ SỰ TÁC
ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ DỮ LIỆU VÀ QUYỀN TÁC GIẢ TRÊN KHÔNG GIAN
MẠNG - CÁC ĐỀ XUẤT PHÁP LÝ DỰA TRÊN KINH NGHIỆM CỦA HOA
KỲ VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
Đặt ra những giả thuyết pháp lý xung quanh hai vấn đề cụ thể bao gồm: (i)
Vấn đề bảo vệ dữ liệu; và (ii) Vấn đề bảo vệ quyền tác giả trong bối cảnh sử dụng
ChatGPT. Từ đó nhận diện được trách nhiệm pháp lý của các chủ thể có liên quan,
đồng thời đưa ra giải pháp pháp lý và giải pháp công nghệ dựa trên các quy định pháp
luật, dự luật của Việt Nam, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu.

8


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHAT GPT VÀ
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ DỮ LIỆU, QUYỀN TÁC GIẢ
1.1. Khái quát về ChatGPT – Cơ chế hoạt động của Chat GPT
1.1.1 Định nghĩa trí tuệ nhân tạo, ChatGPT, Cơ sở dữ liệu của ChatGPT
1.1.1.1. Trí tuệ nhân tạo
Sự chính xác về mặt pháp lý là nguyên tắc chính của bất kỳ quy định nào. Điều
này bao gồm một định nghĩa thực sự phù hợp cùng với việc áp dụng quy định một
cách minh bạch. Tuy nhiên, áp dụng với TTNT lại tạo nên một tình huống thật khó

khăn khi đứng giữa vơ vàn quan điểm mà chưa hề có một định nghĩa nào được chấp
nhận rộng rãi.8 TTNT được ghi nhận trong tiếng Anh là Atiffical Intelligience, khi mổ
xẻ hai từ này, có thể nhận thấy rằng thật khó để làm rõ sự mơ hồ của khái niệm trí
thơng minh9 (Intelligience) phát sinh từ máy móc, thiết bị, hay bất cứ một thứ gì thuộc
về nhân tạo (Atiffical). Bởi lẽ suy cho cùng, chỉ có sự đồng thuận chắc chắn từ trước
giờ rằng trí thơng minh chỉ có ở người và gắn liền với các đặc điểm thuộc về con
người.
Dựa trên các điều kiện về thời gian và không gian, các định nghĩa về TTNT
lần lượt có sự thay đổi, bổ sung, thống nhất lẫn nhau. Nhiều người cho rằng những
mơ hình về TTNT có nguồn gốc Hy Lạp cổ đại.10 Từ thuở sơ khai của TNTT đã xuất
hiện truyền thuyết về các thực thể thông minh nhân tạo như robot, các cỗ máy tự
động, hay các sinh vật thần kỳ được ban cho mình trí thơng minh giống như con người
trong thần thoại,…Nổi bật trong số đó là vào khoảng thế kỷ thứ VIII trước Công
nguyên với sự xuất hiện của vị thần Hephaestus. Ngài đã chế tạo cỗ máy tự động
bằng vàng, tự vận hành để giúp việc trong sử thi Hi Lạp cổ Iliad.11 Lúc này, khái

Matthew U. Scherer, “Regulating Artificial Intelligence Systems: Risks, Challenges, Competencies, And
Strategies”, Harvard Journal of Law & Technology, 2016, (29), tr.359.
9
Matthew U. Scherer (2016), tlđd (8), tr.359.
10
Ryan Abbott (2020), The Reasonable Robot: Artificial Intelligence and the Law, School of Law Faculty of
Arts and Social Sciences University of Surrey, United Kingdom, tr.68.
11
Tác giả Homer giới thiệu thuật ngữ “máy tự động” (automata trong ngôn ngữ Homeric - dùng để mô tả các
máy tự chuyển động” và Hephaestus là một vị thần công nghệ, là nhà sản xuất giá ba chân tự động, ống thổi
8

9



niệm “automata” được viện dẫn trong sử thi có thể được xem như một mơ hình cỡ
máy tự động nằm trong phạm vi các ứng dụng của TTNT hiện đại. Ngoài ra, lịch sử
cận đại cũng chứng kiến các thành tựu nhất định của trí thơng minh nhân tạo, khởi
nguồn từ việc chế tạo những cỗ máy mà hiện nay thường gọi là robot. Leornado
Devinci có thể được coi là người đầu tiên chế tạo ra robot hình người tại nền văn
minh phương Tây trước khi cụm từ này được biết đến và tồn tại.12 Khái niệm “robot”
xuất hiện kể từ năm 1920 trong một vở kịch mang tên Rossum’s Universal Robots và
được ghi nhận trong từ điển tiếng Anh vào năm 1923. Theo đó, robot là “một cỗ máy
giống con người và có thể tự động sao chép một số chuyển động và chức năng của
con người”.13
Quay trở lại với thuật ngữ “TTNT”, các quan điểm vẫn thống nhất rằng cụm
từ này lần đầu tiên được giới thiệu bởi John McCarthy vào năm 1956, khi TTNT bước
vào thời kỳ hiện đại. Trong Hội nghị Dartmouth – hội nghị đầu tiên về TTNT diễn ra
vào năm 1956, McCarthy đã đề cập thuật ngữ TTNT vào bài phát biểu của mình.
Đồng thời ông cũng định nghĩa TTNT là “một ngành khoa học và kỹ thuật với mục
đích chế tạo ra máy móc thơng minh, đặc biệt là các chương trình máy tính thơng
minh. Nó cũng tương tự như việc sử dụng máy tính để tìm hiểu về trí tuệ con người,
ngoại trừ việc TTNT khơng cần phải tự gị bó bản thân về mặt sinh học.”14 Mặc dù
giữ vững niềm tin về một trí thơng minh nhân tạo có bản sao trí thơng minh ở mức
độ con người15, cha đẻ của TTNT16 cũng phải thừa nhận rằng khơng có “định nghĩa

thích ứng và người máy giống như người phụ nữ bằng vàng; D. Kalligeropoulos and S. Vasileiadou, “The
Homeric Automata and Their Implementation”, Science and Technology in Homeric Epics, 2008, tr.78.
12
Ryan Abbott (2020), tlđd (10), tr.72.
13
“robot (n.)”, Online Etymology Dictionary, [ truy cập lần cuối
ngày 10 tháng 5 năm 2023.
14

John McCarthy, “What is artificial intelligence?”, 2007,
[ truy cập lần cuối ngày 10 tháng 5 năm 2023.
15
Cade Mezt, “John McCarthy -- Father of AI and Lisp -- Dies at 84”, Wired,
[ truy cập lần cuối ngày 10
tháng 5 năm 2023.
16
McCarthy được xem là cha đẻ của TTNT, một trong những nhà khoa học sáng lập ngành học nghiên cứu về
TNTT; Dr Nivash Jeevanandam, “Who is the farther of Artificial Intelligence”, INDIAai,
[ truy cập lần cuối ngày 22 tháng 5
năm 2023.

10


chắc chắn về trí thơng minh mà khơng phụ thuộc vào việc liên hệ nó với trí thơng
minh của con người” bởi vì “chúng ta chưa thể mơ tả một cách tổng qt những loại
quy trình tính tốn mà chúng ta muốn gọi là thông minh”.17 Nỗ lực của McCarthy là
tạo ra một hệ thống TTNT thuần túy có thể vượt qua bài kiểm tra Turing Test nổi
tiếng mà cho đến cuối đời ông cũng không thể thực hiện. Turing Test là một bài kiểm
tra được phát triển bởi Alan Turing nhằm đánh giá mức độ cư xử giống con người
của máy tính. Bài kiểm tra được tiến hành giữa một điều tra viên, một người trả lời
và máy tính. Thông qua việc đặt câu hỏi và tương tác, nếu điều tra viên khơng thể xác
định liệu đó là con người hay máy tính đang trả lời, thì máy tính được xem là có trí
tuệ,18 bất kỳ hệ thống nào có thể vượt qua bài kiểm tra này đều có nguy cơ lừa dối
con người.19
Nếu như vẫn cứ đi theo lối mịn tìm kiếm một định nghĩa đúng nhất và hồn
chỉnh nhất dựa trên góc độ thời gian, sẽ rất khó đưa tới một kết luận cuối cùng. Nhưng
có thể thấy cụm từ TTNT vẫn được duy trì trên hầu hết các khu vực pháp lý và điều
cần thiết là tìm kiếm là một định nghĩa phù hợp đối với quốc gia tiếp nhận nó. Vì thế,

tác giả xem xét định nghĩa TTNT được thừa nhận trong pháp luật của Hoa Kỳ và Liên
minh châu Âu, tượng trưng cho hai khu vực tài phán có sự phát triển tiến bộ cả về
TTNT lẫn quy định pháp luật liên quan tới lĩnh vực này.
Định nghĩa về TNNT theo quan điểm của Hoa Kỳ được đề cập trong Đạo Luật
Sáng kiến TTNT quốc gia năm 2020: “TTNT là một hệ thống dựa trên máy móc, phần
mềm, được thiết lập mục tiêu nhất định do con người xác định, có thể đưa ra các dự
đoán, khuyến nghị hoặc quyết định ảnh hưởng đến mơi trường thực tế hoặc mơi
trường ảo, có tiềm năng thay đổi và có thể biến đổi mọi lĩnh vực của nền kinh tế và
xã hội Hoa Kỳ”.20 Bên cạnh đó, dự thảo Đạo luật TTNT sớm được thơng qua của
John McCarthy (2007), tlđd (14), truy cập lần cuối ngày 23 tháng 5 năm 2023.
Ngơ Kim Hồng Ngun (2022), Ứng dụng TTNT trong xử lý dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư, NXB. Đại
học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.3
19
Will Oremus, “Google’s AI passed a famous test — and showed how the test is broken”, The Washington
Post. [ truy cập lần
cuối ngày 11 tháng 5 năm 2023.
20
Khoản 1, 6 Điều 2 Đạo luật Sáng kiến TTNT quốc gia năm 2020 của Hoa Kỳ.
17
18

11


Liên minh châu Âu được đề xuất từ năm 2021 đã đề ra định nghĩa về một hệ thống
TTNT. Ban đầu, dự thảo vấp phải sự phản đối gay gắt xoay quanh phạm vi điều chỉnh
của định nghĩa TTNT.21 Sau đó định nghĩa này đã được thay đổi theo hướng quy định
rộng hơn vào năm 2023, đạt được sự đồng thuận của các nghị sĩ châu Âu với định
nghĩa của Tổ chức OECD.22 Theo đó, “Hệ thống TTNT có nghĩa là hệ thống dựa trên
máy móc được thiết kế để hoạt động với các mức độ tự chủ khác nhau và có thể, đối

với các mục tiêu rõ ràng hoặc tiềm ẩn, tạo ra các đầu ra như dự đoán, đề xuất hoặc
quyết định mà có thể ảnh hưởng đến môi trường vật lý hoặc môi trường ảo”.23 Đây
được xem là định nghĩa có khả năng cao sẽ được bàn luận để gắn liền với Đạo luật
TTNT của Liên minh châu Âu ngay khi có hiệu lực.
Trước đó, vào năm 2019, một nhóm các chuyên gia thành lập bởi Ủy ban Liên
minh châu Âu dã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn khi xem xét TTNT trên hai phương
diện hệ thống TTNT và ngành khoa học TTNT:
“TTNT là hệ thống phần mềm (và có thể cả phần cứng) do con người thiết kế,
với mục tiêu phức tạp, hoạt động theo chiều hướng vật lý hoặc kỹ thuật số bằng cách
nhận thức môi trường của chúng thông qua thu thập dữ liệu, diễn giải dữ liệu có cấu
trúc hoặc phi cấu trúc được thu thập, lý luận về kiến thức hoặc xử lý thông tin, xuất
phát từ dữ liệu này và quyết định (các) hành động tốt nhất cần thực hiện để đạt được
mục tiêu nhất định. […] Là một ngành khoa học, TTNT bao gồm một số phương pháp
và kỹ thuật, chẳng hạn như học máy (trong đó học sâu và học tăng cường là những
ví dụ cụ thể), lý luận máy (bao gồm lập kế hoạch, lên lịch, biểu diễn và lý luận kiến
thức, tìm kiếm và tối ưu hóa), và người máy (bao gồm điều khiển, nhận thức, cảm

Dịch vụ Nghiên cứu của Nghị viện châu Âu (European Parliamentary Research), “Artificial intelligence act
- Briefing EU Legislation in Progress”, 2021, tr.9.
22
Luca Bertuzzi, “EU lawmakers set to settle on OECD definition for Artificial Intelligence”,
[ truy cập lần cuối ngày 18 tháng 5 năm 2023.
23
OECD, “Recommendation of the Council on Artificial Intelligence”, 2019,
[ truy cập lần cuối ngày 10 tháng 5 năm
2023.
21

12



biến và cơ cấu chấp hành, cũng như sự tích hợp của tất cả các kỹ thuật khác vào các
hệ thống thực-ảo)”24.
Việt Nam là quốc gia đã đưa việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật và hành lang pháp lý liên quan đến TTNT trở thành định hướng chiến lược phải
hoàn thành cho đến năm 2030.25 Trước mắt, vẫn chưa có một định nghĩa TTNT nào
được ghi nhận trong tồn bộ hệ thống pháp luật. Do đó, việc học hỏi định nghĩa từ
các quốc gia phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện trong lĩnh vực này như Hoa Kỳ và Liên
minh châu Âu là cực kỳ cấp thiết. Có thể thấy, cả Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đều
thống nhất xem xét TTNT là một công nghệ hữu hình26 chứ khơng cịn là việc định
nghĩa đơn thuần về mặt nội dung. Nghĩa là TTNT được quy định rõ ràng là một hệ
thống máy móc (phần cứng) hoặc phần mềm, nhằm đưa ra một hành động tốt nhất
cần thực hiện để đạt được một mục tiêu nào đó, có thể là dự đốn, khuyến nghị hay
quyết định bất kỳ. Đặc biệt giống với cách quy định của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu
cũng có thiên hướng xem xét tốc độ phát triển công nghệ cùng thị trường liên quan
đến TTNT, nhằm mục đích trung lập về cơng nghệ và định hướng tương lai càng
nhiều càng tốt.27
Có thể hiểu TTNT chính là trí thơng minh của máy móc được tạo lập bởi con
người và tập trung vô số các đặc điểm của con người liên kết với nhau mà bản thân
chúng khó có thể xác định. Mục tiêu của TTNT là tạo ra những cỡ máy có ý thức, có
khả năng sử dụng ngơn ngữ, có khả năng học hỏi, khả năng trừu tượng hóa, khả năng

Nhóm Chuyên gia cấp cao về TTNT (AI. High-level Expert Group on Artificial Intelligence), “A definition
of AI: Main capabilities and disciplines”, set up by the European Commission, 2019, tr.6
25
Quyết định số 127/2021 ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chiến lược
quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT đến năm 2030.
26
Thuật ngữ hệ thống TTNT được sử dụng để phân biệt TTNT với tư cách là một cơng nghệ hữu hình và TTNT
với tư cách là một khái niệm. Đối với TTNT dựa trên điện toán kỹ thuật số hiện đại, một hệ thống TTNT sẽ

bao gồm cả thành phần phần cứng và phần mềm. Do đó, hệ thống này có thể đề cập đến một robot, một chương
trình chạy trên một máy tính, một chương trình chạy trên các máy tính được nối mạng hoặc bất kỳ bộ thành
phần nào khác chứa TTNT; Matthew U. Scherer (2016), tlđd (8), tr.362.
27
Melih Burak Yıldız (2022), EU’s Proposed AI Regulation in the context of Fundamental Rights: Analysing
the Swedish approach through the lens of the principles of good administration, Master's Programme in
European Legal Studies, Södertörn University, tr.30.
24

13


thích ứng và khả năng suy luận.28 Tác giả cho rằng pháp luật Việt Nam có thể học hỏi
cách định nghĩa TTNT theo quy định của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu: Đặt TTNT
nằm trong phạm vi các hệ thống hữu hình và nên có sự liệt kê các chức năng hoạt
động cụ thể sao cho hoàn chỉnh, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.
Nhìn chung, TTNT là một thuật ngữ tương đối bao quát và trải đầy trên nhiều
lĩnh vực khác nhau. Các định nghĩa sơ khai như automata, hay robot mà tác giả đề
cập ban đầu có thể được xem là nền tảng của TTNT, nhưng TTNT lại không đơn
thuần chỉ là cỗ máy tự động hay robot mà còn được thể hiện trên nhiều bình diện
khác. Dựa trên mục đích tạo lập, TTNT được ứng dụng một cách đa dạng và phổ biến
hiện nay, nhất là trong nhận diện giọng nói, xử lý ngơn ngữ, nhận diện hình ảnh, robot
gia dụng, cơng nghệ tự động,…29
1.1.1.2. ChatGPT, cơ sở dữ liệu của ChatGPT
Từ khái niệm tưởng chừng xa xơi, trí tuệ nhân tạo từng bước đi vào đời sống,
hiện thực hóa giấc mơ về những loại máy móc có khả năng tư duy như con người.30
Trong một cuộc khảo sát các nhà nghiên cứu học máy được tiến hành bởi Đại học
Oxford, Yale,… từ năm 2017 đã đưa ra dự đoán rằng TTNT sẽ có thể vượt trội hơn
con người trong 10 năm tới. Cụ thể TTNT có khả năng “dịch ngơn ngữ (vào năm
2024), viết bài luận tại trường học (năm 2026), lái xe tải (năm 2027), làm việc trong

lĩnh vực bán lẻ (năm 2031), viết một cuốn sách bán chạy nhất (năm 2049), cho đến
làm việc như một bác sĩ phẫu thuật (năm 2053)…”31 Tuy nhiên, có thể thấy tốc độ
phát triển của TTNT đang tăng nhanh đến mức đáng kinh ngạc. Đặc biệt, chưa tới
năm 2026, sự xuất hiện của ChatGPT – mơ hình xử lý ngơn ngữ vận dụng TTNT thực hiện được mục tiêu viết bài luận tại trường học gây ra sự bùng nổ trên toàn cầu

Matthew U. Scherer (2016), tlđd (8), tr.360.
Ngơ Kim Hồng Ngun (2022), tlđd (18), tr.3.
30
Vũ Thị Linh, “TTNT: Góc nhìn và giải pháp”, Bài viết hội thảo: TTNT và những vấn đề đặt ra với pháp luật
và quyền con người (Workshop Artificial Intelligence: Impacts on Law and Human Rights): Hà Nội, ngày 28
tháng 5 năm 2019, tr.114.
31
Katja Grace et al., “When Will AI Exceed Human Performance? Evidence from AI Experts”, Journal of
Artificial Intelligence Research, 2018, tr.1.
28
29

14


hiện nay.32 Mặc dù Việt Nam không nằm trong danh sách các quốc gia mà OpenAI
cung cấp dịch vụ sử dụng Chatbot này nhưng khơng vì thế mà làm ngơ được trước
sự ảnh hưởng của ChatGPT trên phạm vi toàn quốc.
ChatGPT chính là một mơ hình Chatbot vận hành bởi TTNT có thể tương tác
với con người thơng qua các đoạn hội thoại. Tên đầy đủ của ChatGPT là Generative
Pre-training Transformer, được phát triển bởi công ty Open AI và được ra mắt vào
ngày 30 tháng 11 năm 2022. Theo thơng tin giới thiệu của cơng ty chủ quản thì
ChatGPT là một mơ hình được huấn luyện để tương tác thơng qua hội thoại hai chiều.
Các hình thức hội thoại giúp cho ChatGPT noi theo các câu hỏi, chấp nhận những lỡi
sai của chính nó, phản biện với những giả thuyết và từ chối những u cầu khơng

thích đáng.33 Ngồi ra, OpenAI còn huấn luyện cho ChatGPT dựa trên một số lượng
lớn dữ liệu thu thập cho tới thời điểm tháng 9 năm 2021 gồm 300 tỉ từ lấy từ Internet,34
trong những nguồn tài liệu công khai được viết bởi con người như Wikipedia, bách
khoa toàn thư, các tờ báo lớn, bao gồm cả hội thoại hay thông tin cá nhân của con
người,… với khối lượng dữ liệu lên tới 45TB.35 Sau khi dữ liệu được làm sạch và
chọn lọc sẽ được giao cho ChatGPT để đọc và đào tạo nhiều lần khiến cho những câu
trả lời mà ChatGPT cung cấp sẽ tự nhiên giống như thể cách trả lời của con người.36
Lưu ý rằng đây là một cơ sở dữ liệu cố định được đưa vào hệ thống của ChatGPT tại

Nguyễn Mai, “Bê bối ChatGPT viết luận văn tốt nghiệp tại trường đại học Nga”, [ truy cập lần cuối
ngày 24 tháng 5 năm 2023.
33
OpenAI, “Introducing ChatGPT”, [ truy cập lần cuối ngày 10 tháng 5 năm
2023.
34
Daniel Ruby, “57+ ChatGPT Statistics 2023 (Updated Data With Infographics)”,
[ />n%20Feedback.], truy cập lần cuối ngày 10 tháng 5 năm 2023.
35
E2Analyst, “GPT-4: Everything you want to know about OpenAI’s new AI model, MEDIUM”, Mar. 14,
2023,
[ />modela5977b42e495], truy cập lần cuối ngày 10 tháng 5 năm 2023.
36
Natalie, “What is ChatGPT”, OpenAI, [ truy
cập lần cuối 18 tháng 5 năm 2023.
32

15


thời điểm huấn luyện, do đó ChatGPT sẽ chỉ truy cập vào cơ sở dữ liệu này chứ không

thực hiện tìm kiếm thơng tin trên Internet theo thời gian mà người dùng đặt câu hỏi.37
Khơng có gì là thách thức đối với ChatGPT khi ai đó yêu cầu nó làm những
cơng việc địi hỏi trí tuệ và cách sử dụng ngôn ngữ của con người như trả lời các câu
hỏi phức tạp, viết truyện cười, viết mã máy tính, viết bài luận cấp đại học, giải thích
các khái niệm khoa học ở nhiều cấp độ…38 OpenAI còn khẳng định những kết quả
đầu ra của ChatGPT hoàn toàn thuộc về người sử dụng,39 do đó nó nhanh chóng trở
thành cơng cụ kỳ diệu của Internet khi chỉ bằng một cú nhấp chuột, bất kỳ người dùng
internet nào cũng có thể viết một cuốn sách hoặc một bài báo hoặc thậm chí thiết kế
một ứng dụng máy tính thuộc về riêng mình.40 Trên thực tế, mặc dù ChatGPT mới
chỉ là một mô hình thử nghiệm nhưng đã gặt hái rất nhiều thành cơng và có nhiều
người đã sẵn sàng chi tiền để được trải nghiệm thêm tính năng của Chatbot này. Theo
thống kê doanh thu và sử dụng ChatGPT vào năm 2023, hệ thống này đã lập kỷ lục
khi đạt mốc một trăm triệu người dùng sau hai tháng ra mắt, con số mà Google+ đã
phải mất một năm hai tháng mới có thể đạt được. Doanh thu dự đốn của Chatbot này
cũng rơi vào 200 triệu đô la cho năm 2023 và một tỷ đô la cho năm 2024. 41 Trước đó,
các hệ thống vận hành từ TTNT đã nhiều lần mang đến tiếng vang trên tồn cầu
nhưng hiếm có hệ thống nào nhận được sự quan tâm đặc biệt và bùng nổ truyền thông
đến như vậy. Khả năng ngày càng vượt trội của TTNT càng cho thấy được lỗ hổng
của pháp luật và sự rõ ràng của viễn cảnh “luật pháp không thể đuổi kịp công nghệ”
như đã được dự đốn trước đó. Đồng thời, một TTNT có thể tạo ra văn bản rõ ràng

Tania Vanessa Eslava Suarez, “ChatGPT: Risks and challenges from a Data Privacy perspective”,
[ truy cập lần cuối ngày 22 tháng 5 năm 2023.
38
Trọng Đức, “Giải mã ''cơn sốt'' ChatGPT khuynh đảo làng công nghệ thế giới”, [ truy cập laafnn cuối ngày 10
tháng 5 năm 2023.
39
Chính sách sử dụng OpenAI (OpenAI Terms of use), [ truy cập lần
cuối ngày 12 tháng 5 năm 2023.
40

Ayman Al Ashry, “United Arab Emirates: Chat GPT And Its Legal Impact On Society As A New Form Of
AI.”, [ truy cập lần cuối ngày 12 tháng 5 năm 2023.
41
David Curry, tlđd (3), truy cập lần cuối ngày 2 tháng 3 năm 2023.
37

16


và chi tiết lại càng đe dọa trực tiếp đối với nền kinh tế tri thức đang củng cố thời đại
kỹ thuật số giúp nhiều người trong chúng ta có việc làm.42
1.1.2. Tư cách pháp lý của ChatGPT và các chủ thể có liên quan
Trong bất kỳ một quan hệ pháp luật nào thì việc xác định tư cách của TTNT
phải được thực hiện thì mới có thể hiện thực hóa các quy định liên quan đến những
vấn đề pháp lý sau đó, điển hình là trách nhiệm của TTNT đối với các hành vi mà nó
gây ra.43 Xem xét trên góc độ sử dụng ChatGPT, ta cần làm rõ tư cách pháp lý của
TTNT này đồng thời của các chủ thể có liên quan trong pháp luật các quốc gia được
tham chiếu, bao gồm Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.
1.1.2.1 Tư cách pháp lý của ChatGPT
Trước khi đi vào xác định tư cách chủ thể, phải nhận diện được ChatGPT nằm
trong giai đoạn phát triển nào của TTNT. Có quan điểm cho rằng ChatGPT đang gần
bước tới giai đoạn TTNT tổng thể (AGI)44 mà khi đó tư cách pháp lý của ChatGPT
có thể được cơng nhận dưới dạng “chủ thể điện tử” để chịu trách nhiệm cho những
thiệt hại mà mình gây ra theo quan điểm từng xuất hiện của Nghị viện Châu Âu.45
Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng, ChatGPT chưa được thừa nhận là phát triển tới
mức độ của AGI, cũng như quan điểm về trao tư cách pháp lý bao gồm “chủ thể điện
tử” đã được ủy ban châu Âu bác bỏ sau đó.46 Như vậy, tư cách pháp lý của ChatGPT

Simon Chesterman (2023), tlđd (2), tr.2.
Christophe Lachièze, “Intelligence Artificielle: Quel modèle de responsabilité ?”, Dalloz IP/IT, 2020, tr. 663,

Trích theo: Nguyễn Thị Hoa, “Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do TTNT gây ra – kinh nghiệm của
Liên minh châu Âu cho Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo: “Trách nhiệm pháp lý trong ứng dụng TTNT, thực tiễn
quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam”, do Khoa Luật Quốc tế Trường Đại học Luật Tp.HCM tổ chức ngày 12
tháng 11 năm 2022, tr.68.
44
TTNT có 3 giai đoạn phát triển: TTNT hẹp (ANI), TTNT tổng thể (AGI) và Siêu TTNT (ASI), trong đó AGI
là “loại trí thơng minh có thể được tìm thấy ở con người, một dạng trí thơng minh linh hoạt có khả năng học
cách thực hiện nhiệm vụ khác nhau”; Nguyễn Thị Hoa (2022), tlđd (43), tr.68; ChatGPT được dự đoán là đang
từng bước đạt tới khả năng trở thành AGI, Albert Tarkaa, “ChatGPT: A Step Towards Artificial General
Intelligence?,
[ truy cập lần cuối ngày 12 tháng 5 năm 2023.
45
Quy định tại điểm f khoản 59 của Nghị quyết ngày 16/2/2017 của Nghị viện châu Âu. (Civil Law Rule on
Robotics, European Parliament resolution of 16 February 2017 with recommendations to the Commission on
Civil Law Rules on Robotics).
46
Ủy ban châu Âu đã bác bỏ đề xuất trao tư cách pháp lý cho AI “bắt đầu bằng việc làm rõ rằng các hệ thống
AI khơng có tư cách pháp lý hoặc nhân tính như con người”. Phụ lục (6) Nghị quyết, tlđd (37).
42
43

17


vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ trong hệ thống quy định pháp luật này. Tuy nhiên, ChatGPT
có thể được xác định trong Dự thảo Đạo luật TTNT với thuật ngữ “Hệ thống TTNT
có mục đích chung” theo quy định của Điều 3.1(b) như sau: “là một hệ thống TTNT
- được đưa ra thị trường hay đưa vào sử dụng như thế nào, kể cả dưới dạng phần
mềm nguồn mở - được nhà cung cấp dự định thực hiện các chức năng áp dụng chung
như nhận dạng hình ảnh và giọng nói, âm thanh và video tạo, phát hiện mẫu, trả lời

câu hỏi, dịch thuật và những thứ khác; một hệ thống TTNT có mục đích chung có thể
được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh và được tích hợp trong nhiều hệ thống AI khác”;
Bên cạnh đó, đối với Hoa Kỳ, việc quy định tư cách pháp lý của TTNT dường như
cũng khơng cần thiết mà thay vào đó tập trung đến việc diễn giải định nghĩa khi TTNT
tham gia vào các hệ quy chiếu pháp lý có liên quan.47
Theo quan điểm của một số học giả tại Việt Nam, việc công nhận tư cách chủ
thể của TTNT (hay ChatGPT) khơng phải là khơng có khả năng. Cũng như những hệ
thống TTNT khác, ChatGPT chỉ có thể được cơng nhận tư cách chủ thể khi và chỉ khi
“phát triển đạt đến ngưỡng có thể tự mình hoạt động độc lập không phụ thuộc vào
con người, cộng thêm với việc được tích hợp trong cơ thể của một robot, thì mới có
thể được cơng nhận là chủ thể mới của quan hệ pháp luật”.48 Có thể thấy xu hướng
né tránh việc thừa nhận tư cách chủ thể của một công nghệ TTNT như ChatGPT trong
các quan hệ pháp lý đang tồn tại ngay cả trong các quốc gia phát triển mạnh mẽ về
TTNT. Do đó, là một nước theo sau cơng nghệ này, Việt Nam cũng không nhất thiết
phải quan tâm đến tư cách pháp lý của ChatGPT mà thay vào đó nên tập trung diễn
giải những định nghĩa xoay quanh ChatGPT trong các mối quan hệ pháp luật.
1.1.2.2. Chủ thể có liên quan tới ChatGPT

Nguyễn Tấn Hồng Hải và Ngơ Thị Phương Nam, “Xác định địa vị pháp lý của TTNT”, Kỷ yếu hội thảo:
“Trách nhiệm pháp lý trong ứng dụng TTNT, thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam”, do Khoa Luật
Quốc tế Trường Đại học Luật Tp.HCM tổ chức ngày 12 tháng 11 năm 2022, tr.57.
48
Bùi Thị Hằng Nga, Nguyễn Thảo Linh, “Xác lập tư cách pháp lý cho TTNT”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp,
số 12(436), tháng 6/2021.
47

18



×