Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Quyền được học tập theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam thực trạng và kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.17 KB, 80 trang )

HỒ PHẠM MINH ANH
MSSV: 1953801015007

QUYỀN ĐƯỢC HỌC TẬP THEO PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2019 - 2023
Người hướng dẫn: TH.S LÊ ĐỨC PHƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023


HỒ PHẠM MINH ANH
MSSV: 1953801015007

QUYỀN ĐƯỢC HỌC TẬP THEO PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2019 - 2023
Người hướng dẫn: TH.S LÊ ĐỨC PHƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN ĐƯỢC HỌC TẬP THEO PHÁP
LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM ..................................................7
1.1. Quyền được học tập theo pháp luật quốc tế ................................................7


1.1.1. Khái niệm về quyền được học tập .............................................................7
1.1.2. Ý nghĩa của quyền được học tập và mối quan hệ giữa quyền được học tập
với các quyền con người cơ bản khác ..................................................................8
1.1.3. Cơ sở pháp luật quốc tế về quyền được học tập ......................................13
1.1.4. Nội dung của quyền được học tập theo pháp luật quốc tế .......................14
1.2. Quyền được học tập theo pháp luật Việt Nam ..........................................21
1.2.1. Khái quát lịch sử hình thành, phát triển về quyền được học tập theo pháp
luật Việt Nam .....................................................................................................21
1.2.2. Nội dung của quyền được học tập theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành ............................................................................................................25
Tiểu kết Chương I ...............................................................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC THI, BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC HỌC
TẬP TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...............................................33
2.1. Những kết quả đạt được trong thực thi, bảo đảm quyền được học tập tại
Việt Nam ...............................................................................................................33
2.1.1. Về chủ thể của quyền được học tập .........................................................33
2.1.2. Về cơ sở vật chất để bảo đảm thực thi quyền được học tập ....................35
2.1.3. Về thành tích học tập ...............................................................................36
2.1.4. Về đội ngũ giảng dạy ...............................................................................37
2.1.5. Về chương trình giáo dục ........................................................................38
2.1.6. Về các quy định pháp luật trong lĩnh vực giáo dục .................................39


2.1.7. Về ứng dụng khoa học – công nghệ trong giáo dục ................................40
2.2. Những hạn chế, tồn tại trong thực thi, bảo đảm quyền được học tập tại
Việt Nam ...............................................................................................................41
2.2.1. Về chủ thể của quyền được học tập .........................................................41
2.2.2. Về cơ sở vật chất để bảo đảm thực thi quyền được học tập ....................42
2.2.3. Về chương trình giáo dục ........................................................................43
2.2.4. Về đội ngũ giảng dạy ...............................................................................44

2.2.5. Về các quy định pháp luật trong lĩnh vực giáo dục .................................46
2.3. Đánh giá nguyên nhân của những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn
tại trong thực thi và bảo đảm quyền được học tập tại Việt Nam ...................48
2.3.1. Nguyên nhân của những kết quả .............................................................48
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................50
2.4. Thực thi, bảo đảm quyền được học tập tại một số quốc gia và các gợi ý
cho Việt Nam ........................................................................................................53
2.4.1. Vương quốc Anh......................................................................................53
2.4.2. Singapore .................................................................................................56
2.5. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi và bảo đảm quyền được
học tập tại Việt Nam ............................................................................................58
2.5.1. Kiến nghị về giải pháp hoàn thiện pháp luật ...........................................58
2.5.2. Kiến nghị về các giải pháp khác ..............................................................60
Tiểu kết Chương 2 ...............................................................................................63
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................65


LỜI CẢM ƠN
Để có cơ hội được viết và hồn thành đề tài khoá luận tốt nghiệp niên khoá
2019 – 2023, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô trong khoa Luật
Quốc tế, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn thầy
Lê Đức Phương đã tận tình hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình, đưa ra những góp ý để giúp
em hồn thiện đề tài khố luận.
Em xin chân thành cảm ơn.


DANH MỤC VIẾT TẮT
A. Danh mục viết tắt nước ngoài


Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

UDHR

Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

ICESCR

ICCPR

CEDAW

CRPD

Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh
tế, Xã hội và Văn hóa
Cơng ước Quốc tế về các Quyền Dân
sự và Chính trị
Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ
Công ước Quốc tế về các Quyền của
Người khuyết tật
Công ước về chống phân biệt đối xử

CADE
CRC
OHCHR


UNESCO
OECD

trong giáo dục
Cơng ước về Quyền trẻ em
Văn phịng Cao ủy Nhân quyền Liên
Hợp Quốc
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa Liên Hợp Quốc
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Chương trình Đánh giá học sinh quốc

PISA

tế

B. Danh mục viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

TH

Cấp bậc Tiểu học

THCS

Cấp bậc Trung học cơ sở



THPT

Cấp bậc Trung học phổ thông

DTTS

Dân tộc thiểu số

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Bộ GDĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi xã hội ngày càng trở nên văn minh, các vấn đề về nhân quyền bắt đầu
nhận được sự quan tâm từ trong nước đến quốc tế và trong số đó vấn đề được chú
trọng nhất là quyền được học tập của con người. Từ lâu, học tập là công cụ hữu hiệu
giúp con người phát triển về mặt nhận thức lẫn tâm hồn; hoàn thiện nhân cách của
bản thân, là phương tiện giúp con người có thể kết nối được với nhau trong xã hội và
quan trọng hơn cả học tập là nhân tố quyết định đến việc “thịnh hay suy, yếu hay
mạnh” của một quốc gia. Hơn hết, quan điểm này còn được thể hiện rõ qua các bản
Hiến pháp của Việt Nam và trong cả tư tưởng của Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ đáng
kính của đất nước, người luôn đề cao việc học “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ

vang hay khơng, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc năm châu hay khơng
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập”.
Việt Nam là quốc gia luôn xác định việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền
được học tập là nguyên tắc cho mọi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Điển hình nhất phải kể đến là đến nay, Việt Nam đã tham gia và ký kết các
điều ước quốc tế liên quan đến quyền được học tập (Công ước về các Quyền Kinh tế,
Xã hội và Văn hóa 1966, Tun ngơn quốc tế về nhân quyền 1948, Hiến chương Liên
Hợp quốc,….), nội luật hoá các quy định tiến bộ trong các văn kiện quốc tế để hoàn
thiện hệ thống pháp luật quốc gia, đặt ra những cơ chế bảo đảm quyền được học tập.
Bên cạnh những điều ước quốc tế, nước ta đã chủ trương coi trọng ưu tiên cho phát
triển giáo dục đã được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật: Luật Giáo dục, Luật
Trẻ em và cao nhất là Hiến pháp cũng đề cập đến quyền được học tập. Có thể thấy
Việt Nam đang từng bước tiến gần hơn với việc đổi mới và cải thiện hệ thống giáo
dục trong nước.
Trong tiến trình giao lưu, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, việc phát
triển và đầu tư cho giáo dục là điều thật sự cấp bách và cần thiết bởi “Giáo dục và


2

đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”1.
Mặc dù quyền được học tập đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật của Việt
Nam nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế và thách thức. Có thể thấy rõ nhất là hiện
nay, dù được Đảng và Nhà nước quan tâm hết mực nhưng vẫn còn tồn tại một số
trường hợp bỏ học, cụ thể trong một nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ biết chữ của
trẻ em dân tộc thiểu số chỉ đạt tỷ lệ 78% so với tỉ lệ biết chữ chung và tỷ lệ mù chữ,
tái mù chữ trong đồng bào còn khá cao, tỷ lệ người có trình độ học vấn cao là rất
thấp2, điều này xảy ra nhiều nhất tại các vùng miền sâu xa, những địa bàn cịn gặp
nhiều khó khăn về kinh tế. Hoặc các vấn đề liên quan đến môi trường giáo dục tại các
trường học cũng không được bảo đảm để xảy ra những vấn nạn học đường đáng tiếc,

tình trạng chất lượng giáo dục khơng được bảo đảm diễn ra rất phổ biến như giáo
viên không đủ chuyên môn để giảng dạy, các tài liệu học tập không còn phù hợp với
kinh tế đổi mới. Gần đây nhất vào năm 2020, một năm có đầy biến động khi nước ta
phải đối mặt với đại dịch Covid-19, thiếu hụt tài nguyên giáo dục, thiếu giáo viên, cơ
sở vật chất và trang thiết bị học tập và hơn hết dẫu cho xã hội có hiện đại, có phát
triển vượt bậc thế nào đi chăng nữa thì vẫn tồn tại sự bất bình đẳng về giới tính, địa
lý và khoảng cách về kinh tế - tài chính cũng là những rào cản vô cùng lớn đối với
quyền được học tập của nhiều người. Trước thực trạng trên, tác giả chọn đề tài
“Quyền được học tập theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - Thực trạng
và kiến nghị” nhằm đóng góp những ý kiến để từ đó đưa ra nhiều kiến nghị giải pháp
hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo ra cơ chế bảo đảm quyền được học tập một cách
hiệu quả và tốt nhất.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề về nhân quyền nói chung và quyền được học tập nói riêng khơng cịn
là vấn đề “mới” nhưng cũng khơng “cũ” nhất là trong tình thế hiện nay khi nền giáo
dục đang liên tục có nhiều sự thay đổi qua từng thời kỳ, giai đoạn. Vì vậy, việc bàn

Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2
Hoàng Yến, “Thực trạng giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số hiện nay”, ngày 19/8/2022, xem tại:
(truy cập ngày 06/3/2023).
1


3

luận về vấn đề học tập luôn trở thành tâm điểm chú ý của các nhà nghiên cứu, các
luật gia và đã có một số cơng trình nghiên cứu, đề tài liên quan đến quyền được học
tập, có thể kể đến:

1. Trần Nguyễn Hồi Hương, Quyền bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo - Thực trạng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật 2008 –
2012
Nhận xét: luận văn đã tiếp cận và làm rõ vấn đề bình đẳng giữa nam giới và
nữ giới trong việc thụ hưởng quyền được học tập. Tuy nhiên, đề tài áp dụng cơ sở
pháp lý là Luật Giáo dục 2005, hiện nay đã hết hiệu lực thi hành.
2. Nguyễn Thị Hoà, Vấn đề bảo đảm quyền học tập của công dân ở Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường, Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật 2008 – 2012
Nhận xét: luận văn đã khái quát các vấn đề liên quan đến quyền được học tập
của công dân như cơ sở lý luận về quyền được học tập theo pháp luật Việt Nam và
các công ước quốc tế; thực trạng bảo đảm quyền được học tập trong nền kinh tế thị
trường và đề xuất các kiến nghị. Tuy nhiên đề tài cũng áp dụng Luật Giáo dục 2005
đã hết hiệu lực thi hành và không đề cập đến thực trạng bảo đảm quyền tại các quốc
gia trên thế giới để Việt Nam có nhiều cơ hội học hỏi.
3. Nguyễn Thị Tố Như, Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam, Luận
văn Thạc sĩ luật học Đại học quốc gia Hà Nội 2013
Nhận xét: đề cập đến vấn đề liên quan đến quyền được học tập của trẻ em như
quy định pháp luật về quyền được học tập của trẻ em theo pháp luật Việt Nam và các
công ước quốc tế; thực trạng bảo đảm quyền được học tập và kiến nghị giải pháp.
Tuy nhiên đề tài áp dụng Luật Giáo dục 2005 đã hết hiệu lực thi hành và không bàn
về thực trạng bảo đảm quyền tại các quốc gia khác trên thế giới để Việt Nam học hỏi.
4. Trịnh Như Quỳnh, Quyền giáo dục ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ
luật học 2020
Nhận xét: nội dung của luận án đã nêu rõ các vấn đề về quyền giáo dục của
công dân như các vấn đề pháp lý, thực trạng bảo đảm quyền và các giải pháp hoàn
thiện cơ chế bảo đảm quyền giáo dục tại Việt Nam. Tuy nhiên, luận án chỉ đề cập các


4


nội dung trong phạm vi Luật Hành chính và Hiến pháp, không đề cập và mở rộng
phạm vi bằng các văn kiện pháp luật quốc tế hay không đề cập thực trạng của các
quốc gia khác trên thế giới để Việt Nam có cơ hội học tập.
5. Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Kiều Lan Hương, Giáo dục Việt Nam - Thực
trạng, cơ hội và thách thức, Tạp chí giáo dục lý luận, số 279 (9/2018)
Nhận xét: tạp chí đã nêu ra một số vấn đề tổng quát về giáo dục Việt Nam như
nêu ra những thành tựu đạt được trong giáo dục, một số hạn chế còn gặp phải và đánh
giá nguyên nhân cho các kết quả và thách thức đó. Nhưng trong tạp chí chỉ dừng lại
việc thực trạng của giáo dục, không nêu chi tiết các vấn đề về quyền được học tập
của công dân hay các quy định pháp luật. Mặt khác, giai đoạn tạp chí được viết là
năm 2018 và Luật Giáo dục 2019 chưa được ban hành và có hiệu lực.
6. Đỗ Thị Thu Hương, Chu Thị Diễm Hương, Công bằng xã hội trong giáo
dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay - Quan điểm và giải pháp, Tạp chí khoa học và
cơng nghệ, tập 23, số 2, năm 2021
Nhận xét: phạm vi của tạp chí này chỉ tập trung làm rõ các vấn đề liên quan
đến thực tiễn về công tác thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Không khái quát
những vấn đề lý luận liên quan đến quyền được học tập.
7. Nguyễn Đức Hiếu, Nguyễn Mai Anh, Đặng Tất Dũng, Kinh nghiệm nước
ngoài về Luật Giáo dục và các khuyến nghị cho Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường, năm 2019
Nhận xét: nội dung đề tài mặc dù có đề cập đến các giải pháp mà Việt Nam
cần học hỏi tuy nhiên phạm vi đề tài chủ yếu tập trung và làm rõ các vấn đề lý luận
liên quan đến lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia khác trên thế giới, không đề cập nhiều
đến thực trạng và quy định pháp luật của Việt Nam.
Nhìn chung những cơng trình nghiên cứu trên có phạm vi nghiên cứu hẹp,
chưa có sự tổng quát cao và áp dụng cơ sở lý luận không phù hợp với giai đoạn hiện
nay là Luật Giáo dục 2019 đã có hiệu lực thi hành. Vì vậy, tác giả đã chọn một đề tài
mang tính bao quát cao hơn, đồng thời nghiên cứu thêm pháp luật nước ngoài để từ



5

đó là tư liệu cho sự ra đời của các giải pháp hữu ích để bảo đảm quyền được học tập
tại Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm:
Thứ nhất, làm rõ các vấn đề pháp lý về quyền được học tập trong hệ thống
pháp luật Việt Nam và các văn kiện pháp luật quốc tế khác mà Việt Nam là thành
viên.
Thứ hai, tìm hiểu thực trạng thực thi bảo đảm quyền được học tập tại Việt
Nam để biết được kết quả đạt được và thách thức cịn gặp phải, qua đó đưa ra các giải
pháp khắc phục hạn chế và phát huy tốt hơn các thành tựu đạt được.
Thứ ba, liên hệ pháp luật của một số quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến
để đề xuất những ý tưởng hay và phù hợp mà Việt Nam có thể học hỏi để bảo đảm
tốt nhất quyền được học tập của công dân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơ sở pháp lý trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
quy định về quyền được học tập.
- Nghiên cứu về thực trạng thực thi bảo đảm quyền được học tập ở Việt Nam
và tham khảo thực trạng thực thi của một số quốc gia khác.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào nghiên cứu các quy định pháp
luật về quyền được học tập tại Việt Nam như Hiến pháp, Luật Giáo dục 2019 và các
văn bản pháp luật có liên quan; văn bản pháp luật quốc tế quy định về quyền được
học tập chủ yếu tìm hiểu về Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn
hóa 1966, ngồi ra cũng đề cập đến các nghị định, nghị quyết của Tổ chức quốc tế.
Mặt khác tác giả nghiên cứu về pháp luật của 2 quốc gia chính có nền giáo dục phát
triển là Singapore và Vương quốc Anh để hiểu rõ hơn về bản chất của quyền được
học tập.



6

Ngồi ra đề tài cũng nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng thực thi bảo đảm
quyền được học tập tại Việt Nam và đánh giá nguyên nhân của thực trạng đó, qua đó
xây dựng các giải pháp phù hợp để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền
được học tập của công dân.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp
làm rõ quy định về quyền được học tập trong pháp luật Việt Nam và các công ước
quốc tế; phương pháp lịch sử để nghiên cứu quá trình hình thành, sự phát triển trong
các quy định pháp luật về quyền được học tập cụ thể trong Hiến pháp qua mỗi thời
kỳ; phương pháp thống kê số liệu để làm rõ tình hình thực tiễn bảo đảm quyền tại
Việt Nam trong thời gian gần đây có gì tiến triển và đang gặp hạn chế gì; cuối cùng
là phương pháp so sánh dùng để nghiên cứu pháp luật, thực trạng thực thi bảo đảm
quyền được học tập tại 2 quốc gia để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm.
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Những nội dung đề cập trong đề tài có giá trị về mặt học thuật, đối với sinh
viên trường đại học Luật và sinh viên chuyên ngành Luật khác, các giảng viên trường
Luật có thể dùng tham khảo; học hỏi và biết thêm kiến thức chuyên sâu về quyền
được học tập. Mặt khác, đề tài có giá trị về khía cạnh pháp lý, các cơ quan quản lý
Nhà nước có thể áp dụng cơ sở lý luận để áp dụng trên thực tiễn và hoàn thiện cơ chế
pháp luật về giáo dục, bảo đảm quyền được học tập.
7. Bố cục của đề tài
- Chương I: Tổng quan về quyền được học tập theo pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam.
- Chương II: Thực trạng thực thi, bảo đảm quyền được học tập tại Việt Nam
và một số kiến nghị.



7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN ĐƯỢC HỌC TẬP THEO PHÁP
LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. Quyền được học tập theo pháp luật quốc tế
1.1.1. Khái niệm về quyền được học tập
Quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản nhất của con người và
thuộc nhóm quyền về văn hoá được quy định trong các văn kiện pháp luật. Để nắm
rõ bản chất của quyền được học tập và cơ chế bảo vệ quyền của con người, đầu tiên
cần hiểu được thuật ngữ theo quy định của pháp luật:
- “Quyền”: Quyền là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà
pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá
nhân được hưởng, được làm, được địi hỏi mà khơng bất kỳ ai được ngăn cản, hạn
chế3.
- “Học tập”: theo từ điển Bách khoa toàn thư “Học tập ở đây được hiểu là học
văn hoá và học nghề bằng các hình thức khác nhau, từ học mẫu giáo đến các cấp học
phổ thông, đại học, sau đại học, trung học chuyên nghiệp và học nghề”. Tuy nhiên
nhìn chung cách giải thích này chưa thực sự đầy đủ và cũng chưa đề cập nhiều về bản
chất thật sự của “học tập”. Hiểu rộng hơn “học tập” không chỉ dừng lại ở mức độ học
ở các cấp bậc (mẫu giáo, trung học, đại học,…) mà còn là một q trình tiếp thu, tìm
hiểu để có sự hiểu biết về kỹ năng, những kiến thức cơ bản cho bản thân. “Học tập”
là không ngừng trau dồi, bổ sung kiến thức mới, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hay
sở thích và liên quan đến việc tổng hợp những thơng tin khác nhau, từ đó giúp chúng
ta cải thiện tồn diện được bản thân mình.
Tuy nhiên trong thực tế, thuật ngữ “học tập” và “giáo dục” được sử dụng nhiều
và hay bị nhầm lẫn. Nếu “học tập” chỉ quá trình trau dồi kiến thức thì theo từ điển
Tiếng Việt phổ thông “giáo dục” là “hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống
đến sự phát triển của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được


“Quyền là gì”, ngày 12/9/2016, xem tại: (truy cập ngày 11/3/2023).
3


8

những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra”4 hay nói một cách dễ hiểu khác
“giáo dục” là hệ thống các phương pháp và nội dung kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm
được truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua các giai đoạn, hình thức
giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo. Nhìn chung, hai thuật ngữ “giáo dục” và “học tập”
có sự khác biệt nhau, “học tập” là quá trình tiếp thu các kiến thức, kỹ năng thì “giáo
dục” lại mang nội hàm rộng hơn là bao gồm cả những phương tiện để truyền đạt các
kiến thức đó. Nhưng khi dẫn chiếu đến các văn kiện pháp luật quốc tế, “học tập” và
“giáo dục” dường như có sự tương đồng về mặt nội dung và được sử dụng chung một
từ “education” hoặc “the right to education”. Theo họ vấn đề này được giải thích rằng
dù là quyền được học tập hay quyền được giáo dục thì chung quy lại chúng đều là
quyền cơ bản của con người, là quyền để hướng con người đến sự phát triển tồn diện
về thể chất, trí tuệ, đạo đức và cả tinh thần của con người. Điều này đã được cơng
nhận trong nhiều cơng ước và chương trình quốc tế, bao gồm Công ước Quốc tế về
các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR), Cơng ước về Quyền trẻ em (CRC),
và cụ thể nhất là Tuyên bố Nhân quyền chung của Liên Hợp Quốc (UDHR) đã khẳng
định trong câu đầu tiên của Điều 26 rằng “Mọi người đều có quyền được hưởng giáo
dục” (Everyone has the right to education).
Từ những phân tích trên, quyền được học tập có thể được hiểu như sau:
“Quyền được học tập (Quyền được giáo dục) là một trong những quyền cơ bản của
con người, tất cả các chủ thể đều được hưởng quyền này một cách công bằng thông
qua việc tiếp cận cơ sở giáo dục, phương tiện học tập mà không có bất kỳ sự xâm
phạm, ngăn cấm hay một sự phân biệt nào dựa trên chủng tộc, độ tuổi, thành phần
tơn giáo. Mọi người có quyền học bất kỳ đâu, học mọi lúc mọi nơi để có cơ hội phát
triển toàn diện, nâng cao tri thức và trau dồi đạo đức và được bảo đảm thực hiện bởi

các cơ quan quản lý Nhà nước”.
1.1.2. Ý nghĩa của quyền được học tập và mối quan hệ giữa quyền được học
tập với các quyền con người cơ bản khác
Thứ nhất, ý nghĩa của quyền được học tập
4

Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt phổ thơng, Nxb TP. Hồ Chí Minh, tr. 349.


9

Học tập khơng chỉ là quyền mà cịn là nhu cầu cần thiết của mỗi cá nhân, mang
tính tự nguyện, học tập còn là một đòi hỏi xã hội bởi lẽ một xã hội muốn trở nên văn
minh - tiến bộ - phát triển thì điều kiện cần có là những con người tài năng, được tôi
luyện và mài dũa. Học tập là công cụ quan trọng không thể thiếu trong q trình hồn
thiện và phát triển bản thân và cũng mang lại nhiều lợi ích và có ý nghĩa quan trọng:
Đối với sự phát triển của con người, quyền được học tập giúp con người
được tiếp cận và tham gia vào các hoạt động giáo dục, học hỏi và phát triển bản thân,
giúp phát triển các kỹ năng, kiến thức và qua đó con người có thể phát huy tiềm năng
cá nhân. Việc học là một chặng đường dài, chưa bao giờ đủ và sẽ khơng có hồi kết
và chỉ có học mới giúp chúng ta theo kịp xu hướng của nhân loại, thích nghi với đời
sống văn minh, hiện đại.
Đối với công cuộc xây dựng đất nước, quyền được học tập là yếu tố không
thể thiếu trong việc xây dựng một xã hội văn minh, phát triển và nó cũng đóng vai
trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, bởi vì việc đầu tư vào giáo dục
giúp tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ tốt và cũng có khả năng sáng
tạo. Quyền được học tập mang lại cho đất nước những cơng dân tốt, có đức có tài,
kiên định với mục tiêu phát triển quốc gia thịnh vượng theo con đường XHCN.
Đối với sự nghiệp xóa bỏ rào cản giới tính, quyền được học tập cũng giúp
thúc đẩy sự bình đẳng giới. Bởi phát triển giáo dục đồng nghĩa công cuộc phá bỏ các

rào cản về giới tính và địa vị xã hội diễn ra ngày càng nhanh chóng, đồng thời giúp
các cá nhân phát triển tiềm năng của mình một cách bình đẳng. Hơn nữa, theo báo
cáo của UNESCO về những điều cần biết về quyền được học tập thì giáo dục cịn là
cơng cụ để giảm tình trạng đói nghèo (dữ liệu của UNESCO cho thấy nếu tất cả người
trưởng thành hoàn thành giáo dục trung học, số người nghèo trên tồn cầu có thể giảm
hơn một nửa)5.
Đối với sự phát triển và làm mới bản sắc dân tộc, quyền được học tập tạo
điều kiện để con người phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, những truyền thống có từ

“What you need to know about the right to education”, ngày 26/11/2020, xem tại:
(truy cập ngày 11/3/2023).
5


10

bao đời nay thông qua con đường học tập để hiểu biết nhiều hơn, học tập để hội nhập
với bè bạn quốc tế, học tập để có cơ hội tiếp thu vơ vàn tinh hoa văn hố nhân loại,
tiếp thu sự tiến bộ và từ đó góp phần làm giàu hơn kho tàng giáo dục của quốc gia.
Thứ hai, mối quan hệ giữa quyền được học tập với quyền con người cơ bản
khác
Quyền được học tập có mối quan hệ mật thiết đến các quyền con người khác
trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 (UDHR). Trong phạm vi đề tài, tác giả
sẽ đưa ra một vài quyền con người khác mà theo tác giả là có mối liên hệ mật thiết
nhất với quyền được học tập.
- Mối quan hệ giữa quyền được học tập với quyền tự do ngôn luận và bày tỏ
chính kiến
Mối quan hệ giữa quyền được học tập và quyền tự do ngôn luận là rất chặt chẽ
và tương đồng. Cả hai quyền này là quyền cơ bản của con người trong việc tìm kiếm,
nhận thức, truyền đạt và chia sẻ thông tin, kiến thức và đều được đảm bảo bởi các

văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia. Quyền được tự do ngôn luận
theo quy định tại Điều 19 của UDHR và được cụ thể hoá và được ghi nhận tại Điều
19 và Điều 20 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) là
quyền bao gồm “…tự do tìm kiếm, tiếp nhận, truyền đạt mọi thơng tin, ý kiến, khơng
phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới
hình thức nghệ thuật, thơng qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo
sự lựa chọn của họ”, nói cách khác “tự do ngơn luận” là được hành động theo ý chí
chủ quan, khơng bị ràng buộc bởi một thế lực nào trong việc trình bày ý kiến, những
quan điểm cá nhân về một vấn đề nào đó miễn khơng có sự xâm phạm nhất định đến
lợi ích chung của cộng đồng, xã hội; được tuỳ ý giữ quan điểm của mình mà khơng
bị can thiệp; được tự do tiếp nhận các thơng tin từ bên ngồi. Vì vậy, để có nền tảng
vững chắc cho việc tự do ngơn luận, biểu đạt con người phải có tri thức, được thụ
hưởng quyền được học tập đầy đủ và trọn vẹn. Một bên tạo ra một môi trường thuận
lợi cho cá nhân phát triển bản thân và truyền đạt kiến thức cho người khác, một bên
khác cho phép mọi người truyền đạt và chia sẻ thông tin và kiến thức một cách tự do


11

và khơng bị hạn chế. Nhìn chung, cả hai quyền này đều đóng vai trị quan trọng trong
việc tạo ra một xã hội trí thức, sáng tạo, phát triển và cần sử dụng đúng mức độ để
không vi phạm đến quyền của người khác hoặc gây ra hậu quả không tốt cho xã hội.
- Mối quan hệ giữa quyền được học tập với quyền được làm việc và hưởng thù
lao công bằng, hợp lý
Mối liên hệ giữa hai quyền được thể hiện thông qua bản chất và nội hàm của
chúng. Quyền được học tập cho con người kiến thức, kỹ năng và trang bị cho bản
thân những năng lực cần thiết để có thể phát triển bản thân và cơng việc tương lai
nhưng nếu khơng có tài chính ổn định, có thể làm cho việc học tập bị chững lại. Vì
vậy, quyền được làm việc và hưởng thù lao cơng bằng sẽ cung cấp nguồn thu nhập
ổn định cho con người và khi có một mức thu nhập đủ sống, có tài chính ổn định con

người sẽ khơng cần lo lắng về vấn đề kinh tế, từ đó có thể tập trung hơn vào việc học
tập, nâng cao trình độ chuyên môn và đáp ứng được các yêu cầu công việc đề ra.
Ngồi ra, trong q trình làm việc thì con người cũng được quyền hưởng lương công
bằng và hợp lý. Việc hưởng lương phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng
của mỗi người, điều này chứng tỏ để nâng cao kỹ năng, chun mơn nghiệp vụ; để
có mức lương phù hợp, nâng cao hiệu quả làm việc địi hỏi mỗi cá nhân phải khơng
ngừng tiếp thu và cải thiện học vấn của mình. Điều này được ghi nhận trong các tài
liệu của Tổ chức Lao động quốc tế ILO và ICESCR đề cập tại Điều 6, Điều 7, Điều
8 và Điều 13, tuy không đề cập trực tiếp mối quan hệ giữa hai quyền này hay tầm
quan trọng của chúng nhưng nó nhấn mạnh quyền được học tập là một phần quan
trọng không thể thiếu của quyền được làm việc và hưởng thù lao công bằng và hợp
lý, đồng thời khẳng định mọi người đều có quyền tiếp cận với giáo dục, đào tạo và
học tập để cải thiện khả năng làm việc và tăng cường sự nghiệp của mình.
- Mối quan hệ giữa quyền được học tập và quyền tham gia quản lý nhà nước
Đối với quyền tham gia quản lý nhà nước đồng nghĩa việc tạo điều kiện cho
con người có thể tham gia vào các hoạt động chính trị của đất nước. Theo Điều 21
UDHR “Mọi người đều có quyền tham gia quản lý đất nước mình…” và Điều 25
ICCPR cụ thể hố quy định Điều 21 UDHR cũng khẳng định rõ mọi công dân không


12

có bất kỳ sự phân biệt nào đều được tham gia vào các hoạt động mang tính chính trị
như: tham gia điều hành các công việc xã hội, tham gia bầu cử và ứng cử định kỳ,
được tiếp cận các dịch vụ cơng cộng trên cơ sở bình đẳng. Để tham gia vào các hoạt
động chính trị một cách có hiệu quả, mọi người cần phải có kiến thức và sự hiểu biết
cơ bản về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước cũng như phải hiểu rõ về
quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Do đó, quyền được học tập có vai trị quan trọng
trong việc đảm bảo quyền tham gia vào đời sống chính trị của cơng dân, giúp cho họ
có kiến thức và năng lực để tham gia vào các hoạt động xã hội. Từ đó, có thể thấy

rằng quyền được học tập và quyền tham gia vào đời sống chính trị là hai quyền không
thể tách rời với nhau.
- Mối quan hệ giữa quyền được học tập và quyền được tham gia vào đời sống
văn hoá và được hưởng các thành tựu khoa học
Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá được đề cập tại Điều 27 UDHR
và được cụ thể hố tại Điều 15 ICESCR, theo đó mọi người được quyền tham gia vào
đời sống văn hoá của cộng đồng, xã hội; được thưởng thức và chia sẻ những tiến bộ
trong khoa học kỹ thuật và những lợi ích từ sự tiến bộ đó. Để có thể tự do chia sẻ hiểu
biết về các lĩnh vực văn hoá, con người phải có kiến thức, am hiểu tường tận. Vì thế
quyền được học tập luôn song hành và là yếu tố không thể thiếu khi mỗi cá nhân tham
gia vào đời sống văn hoá. Học tập giúp trau dồi các kiến thức, kỹ năng cần thiết, giúp
con người có sự kết hợp hài hoà giữa các chuẩn mực lịch sử, kinh tế - xã hội và các
giá trị văn hoá khác. Đồng thời học tập giúp cho cá nhân có sự phát triển về mặt tư
duy và sự đổi mới về thế giới quan của mình, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để tham
gia vào các hoạt động văn hoá như nghệ thuật, văn hóa, giáo dục và các hoạt động
khác trở nên sôi động và hiệu quả hơn.
Như vậy, quyền được học tập không chỉ là một quyền con người độc lập mà
nó cịn là nền tảng để đảm bảo và thúc đẩy các quyền con người khác. Quyền này
giúp cho cá nhân có cơ hội được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết và có sự
nhận thức tốt để tham gia vào đời sống văn hoá, từ đó đóng góp vào sự phát triển của
xã hội và thế giới.


13

1.1.3. Cơ sở pháp luật quốc tế về quyền được học tập
Để bảo vệ quyền được học tập của nhân loại một cách đầy đủ và hiệu quả nhất,
cần có hệ thống pháp luật chặt chẽ, trong đó cần đề cập đến các văn kiện sau:
- Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (UDHR): Điều 26 của UDHR, được
thông qua bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 1948 quy định về quyền được

học tập "Mọi người đều có quyền được học tập. Giáo dục phải được miễn phí ít nhất
ở cấp sơ đẳng và căn bản. Giáo dục sơ đẳng có tính bắt buộc ".
- Cơng ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hố (ICESCR), được
thơng qua bởi Liên Hợp Quốc vào năm 1966 "Mọi người đều có quyền được tham
gia vào cuộc sống văn hố của cộng đồng, tận hưởng lợi ích của sự tiến bộ khoa học
và kỹ thuật, và có quyền được học hỏi, học tập và dạy học".
- Công ước về chống phân biệt đối xử trong giáo dục 1960 (CADE) của Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO).
Ngồi các văn kiện cơ bản trên cịn các cơng ước quốc tế khác quy định cho
một số đối tượng cụ thể:
- Công ước về Quyền Trẻ em (CRC), được thông qua bởi Liên Hợp Quốc vào
năm 1989 tại Điều 28 và Điều 29 tóm gọn nội dung như sau "Mỗi trẻ em đều có quyền
được giáo dục, và giáo dục này phải hướng tới việc phát triển đầy đủ tiềm năng cá
nhân của trẻ, tôn trọng quyền riêng tư và quyền của cha mẹ, và phải giúp trẻ em trở
thành thành viên tích cực và đóng góp cho xã hội".
- Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW),
năm 1979 quy định tại Điều 10 “Các quốc gia thành viên Công ước phải áp dụng tất
cả các biện pháp thích hợp để xố bỏ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ nhằm bảo
đảm cho họ được hưởng các quyền bình đẳng với nam giới trong lĩnh vực giáo dục”.
- Công ước Quốc tế về các Quyền của Người khuyết tật 2006 (CRPD) quy
định tại Điều 24 “Quốc gia thành viên thừa nhận quyền được giáo dục của người
khuyết tật…”.
- Công ước quốc tế về Bảo vệ các quyền của tất cả các lao động di cư và thành
viên trong gia đình họ 1990 quy định quyền được học tập trong Điều 30 “Con cái


14

của người lao động di trú có quyền cơ bản được tiếp cận giáo dục trên cơ sở đối xử
bình đẳng như các cơng dân của quốc gia có liên quan”.

- Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc bản địa 2007 quy định tại Điều 14
“Các dân tộc bản địa có quyền thiết lập và kiểm sốt hệ thống giáo dục của họ và
các cơ sở giáo dục bằng ngôn ngữ của họ, theo cách thức phù hợp với phương pháp
văn hóa dạy và học của họ”.
- Tun ngơn về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc,
chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ 1992 (Declaration on the Rights of Persons
Belonging to National or Ethnic, Religious and Linguistic Minorities) quy định về
quyền được học tập của nhóm dân tộc thiểu số tại Điều 4(4) “Các quốc gia, trong
trường hợp thích hợp, cần thực hiện các biện pháp trong lĩnh vực giáo dục để giúp
phát triển kiến thức về lịch sử, truyền thống, ngôn ngữ và văn hóa của các nhóm thiểu
số đang sống trong phạm vi lãnh thổ của họ. Những người thuộc các nhóm thiểu số
cần có đầy đủ những cơ hội để có được kiến thức về xã hội nói chung”.
- Cơng ước quốc tế về xóa bỏ hình thức phân biệt chủng tộc 1965 tại Điều 5(5)
cũng quy định về quyền được giáo dục và đào tạo.
- Tuyên bố thế giới về giáo dục cho mọi người 1990 - OHCHR chủ yếu đề cập
những khía cạnh để bảo vệ quyền được học tập cho mọi chủ thể như tăng cường hợp
tác quốc tế, nâng cao môi trường giáo dục, thúc đẩy công bằng và nhiều biện pháp
khác.
Bên cạnh đó cịn có các bình luận chung hay khuyến nghị của các Uỷ ban Liên
hợp quốc như:
- Bình luận chung số 13 của Uỷ ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hố được
thơng qua tại phiên họp lần thứ 21 năm 1999 của uỷ ban.
- Bình luận chung số 11 của Uỷ ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hố được
thơng qua tại phiên họp lần thứ 20 năm 1999 của uỷ ban.
1.1.4. Nội dung của quyền được học tập theo pháp luật quốc tế
Quyền được học tập chỉ thực sự mang lại ý nghĩa khi nó được thực thi trên
thực tế và để làm được điều đó phải có một khung pháp lý vững chắc. Có hàng trăm


15


các văn kiện quốc tế liên quan đến quyền được học tập của con người nói chung và
của nhóm đối tượng cụ thể được soạn thảo và thông qua. Và mỗi văn kiện có một nội
hàm quy định về cơ chế bảo vệ quyền được học tập khác nhau. Để làm rõ nội dung
các điều ước quốc tế đó, cần phân tích theo các khía cạnh cơ bản sau:
Thứ nhất, về chủ thể của quyền được học tập
Chủ thể của quyền gồm hai loại là quyền cá nhân và quyền của nhóm. Quyền
cá nhân là cá nhân khi muốn được hưởng nhóm quyền nào đó mà khơng cần phụ
thuộc vào việc có phải là thành viên của nhóm đó hay khơng, quyền của nhóm hồn
tồn ngược lại, nó là quyền chung của một tập thể. Tuy nhiên, để áp dụng cách phân
chia đó vào việc giải thích các điều ước quốc tế có một chút bất cập và dường như
khơng được đầy đủ, bởi các quyền của nhóm vẫn chính là các quyền con người và
phải hiểu quyền cá nhân và quyền của nhóm là “tổng thể các quyền của bất kỳ một
cá nhân nào được hưởng”6.
Quyền được học tập là quyền cơ bản cơ bản của con người và tại Điều 26 trong
UDHR đã khẳng định “Mọi người đều có quyền được hưởng giáo dục”. Học tập là
quyền của mọi chủ thể, bất kỳ ai cũng đều được thừa hưởng kể từ khi sinh ra và hơn
hết đây là một quyền bất khả xâm phạm, khơng một ai có thể ngăn cản hay kìm hãm
việc tiếp cận. Sử dụng từ “mọi” mang hàm ý“đây là một từ chỉ số lượng khơng xác
định, có nghĩa là hết thảy, tất cả” 7 hay theo một cách định nghĩa rõ ràng hơn thì từ
“mọi” có thể hiểu “…gồm tất cả những sự vật được nói đến”8. Chung quy, từ “mọi”
hay “mọi người” dùng trong trường hợp này mục đích chỉ một quần thể số nhiều, tập
hợp tất cả những người đang tồn tại và sống trên thế giới. Mặt khác, trong UDHR bản
tiếng Anh đã sử dụng từ “Everyone” và tương đồng với cách định nghĩ trên, nó cũng
được dịch là tất cả mọi người. Vì vậy, đã là quyền thì dù có là ai, ở độ tuổi nào hay
thuộc chủng tộc nào thì hiển nhiên đều được hưởng quyền đó một cách trọn vẹn.

Trường Đại học Luật TP.HCM, Sách chuyên khảo Quyền con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật
Việt Nam, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, 2014, tr. 52.
7

Nguyễn Văn Xô, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh niên, 2008, tr. 454.
8
Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt phổ thơng, Nxb TP.Hồ Chí Minh, tr. 571.
6


16

Kế thừa tinh thần UDHR, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và
văn hoá (ICESCR) cụ thể hoá tại Điều 13 đề cập quyền được học tập như sau “Các
quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được học tập” và nội
dung của Điều 13 được giải thích khá tồn diện và chi tiết tại Bình luận chung số 13
của Uỷ ban về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá được thông qua tại phiên họp lần thứ
21 năm 1999 của uỷ ban. Trong phần bình luận, quyền được học tập được xem “là
một quyền con người …”, đã là quyền con người thì tất cả mọi người sẽ được thụ
hưởng một cách đầy đủ nhất. Bên cạnh những điều ước quốc tế mang tính phổ qt
thì vẫn có một số đối tượng đặc biệt cần có cơ chế bảo đảm riêng. Ngoài việc được
hưởng các quyền chung được quy định trong UDHR hay ICESCR, họ sẽ được hưởng
những quyền đặc thù, bởi họ là những người yếu thế trong xã hội và địa vị của họ
cũng hạn chế hơn so với nhóm người thơng thường khác. Bắt nguồn từ đó, các công
ước chuyên biệt được ra đời từ đây. Nội dung những công ước này sẽ quy định và
thừa nhận quyền con người dưới góc độ là quyền của một nhóm (group rights) như
đã đề cập ở trên, do vậy quyền của nhóm sẽ mang tính đặc thù, quyền chung của một
tập thể bao gồm phụ nữ, trẻ em, các nhóm dân tộc thiểu số, những người bản địa,
người khuyết tật,….Và hiển nhiên, chủ thể hưởng quyền sẽ có một sự khác biệt, rõ
ràng và trong phạm vi nghiên cứu, tác giả xin đưa ra một số nội dung của các văn
kiện quốc tế nổi bật nhất để bàn luận:
- Tại Điều 10 CEDAW quy định sự bình đẳng và ngang nhau giữa nữ giới và
nam giới về cơ hội được học tập, chú trọng trang bị những điều kiện vật chất cơ bản
hay tạo một môi trường giáo dục lành mạnh cho phụ nữ và các quốc gia phải có nghĩa

vụ “ áp dụng tất cả các biện pháp thích hợp để xố bỏ sự phân biệt đối xử chống lại
phụ nữ nhằm bảo đảm cho họ được hưởng các quyền bình đẳng với nam giới trong
lĩnh vực giáo dục”.
- Tại Điều 28 và Điều 29 CRC, các quốc gia phải tạo điều kiện cho nhóm trẻ
em có cơ hội tiếp cận giáo dục để phát triển tối đa nhân cách và trí tuệ của trẻ em, tơn
trọng quyền con người và các quyền cơ bản khác và bảo đảm quyền được học tập của
các em bằng cách “thúc đẩy và khuyến khích sự hợp tác quốc tế trong những vấn đề


17

liên quan đến giáo dục, đặc biệt nhằm đóng góp vào việc xóa bỏ nạn dốt nát và mù
chữ trên toàn thế giới…”.
- Tại Điều 24 CRPD quy định “Quốc gia thành viên thừa nhận quyền được
giáo dục của người khuyết tật”, như vậy quyền được học tập của người khuyết tật
cũng cần phải được tôn trọng và được công nhận từ phía xã hội, gia đình và Nhà nước
phải tạo điều kiện hợp lý cho họ được tiếp cận với giáo dục như những người bình
thường trong xã hội dựa trên nguyên tắc “bình đẳng - trọn vẹn”.
Mỗi đối tượng sẽ có một hình thức và cách thức bảo đảm quyền được học tập
khác nhau, nhưng dù như thế nào thì các đối tượng đó vẫn là con người và tất cả đều
được hưởng các quyền lợi liên quan đến vấn đề học tập ngang nhau và bình đẳng.
Thứ hai, về cơ sở vật chất để bảo đảm thực thi quyền được học tập
Một trong những tiêu chí đặc trưng trong quá trình bảo đảm quyền được học
tập là tính sẵn có (availability) thể hiện thơng qua cơ sở vật chất trong phạm vi lãnh
thổ của mỗi quốc gia thành viên. Theo Bình luận chung số 13(2), để vận hành các
chương trình và cơ sở giáo dục tốt, cần phải phụ thuộc vào từng điều kiện kinh tế
hiện tại ở mỗi quốc gia thành viên nhưng vẫn phải đáp ứng được một số điều kiện cơ
bản mà bất kỳ một cơ sở giáo dục đào tạo nào cũng cần phải có. Cơ sở vật chất bao
gồm từ việc xây dựng trường lớp, khơng gian trường học được tính tốn kỹ lưỡng
đến các trang thiết bị để phục vụ trong quá trình học tập và giảng dạy. Đây là đặc

trưng quan trọng của một mơi trường giáo dục an tồn và hiện đại.
Đầu tiên, cơ sở vật chất phải luôn tạo ra một không gian học tập và sinh hoạt
thoải mái. Các tiêu chuẩn về nhiệt độ, vệ sinh không khí, ánh sáng và âm thanh đều
phải được đảm bảo và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra, các vật dụng như bàn ghế,
tủ đồ, bảng, dụng cụ học tập cũng phải đảm bảo về mặt kích thước lẫn chất lượng.
Thứ hai, cơ sở vật chất kỹ thuật như máy móc, các phương tiện dùng để giảng dạy
hay các thiết bị trong phịng học, phịng vi tính phải được đầu tư kỹ lưỡng, được thiết
kế hiện đại và đơn giản nhưng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy. Như
vậy, được học tập trong một môi trường có cơ sở vật chất khang trang và chất lượng
mang lại ý nghĩa rất lớn đối với mỗi con người. Bên cạnh đó, một cơ sở giáo dục tốt


18

đồng nghĩa với việc chất lượng giáo dục từ đó cũng dần được cải thiện hơn và quyền
được học tập của mỗi người sẽ được bảo đảm một cách tốt nhất. Từ đó, sự kỳ vọng
về chất lượng cuộc sống cũng như công việc sẽ được nâng lên theo thời gian.
Thứ ba, về mức học phí giáo dục
Bất kỳ ai cũng được hưởng quyền được học tập với một mức phí có thể chấp
nhận được, điều này được giải thích rõ trong Bình luận chung số 13(6) “giáo dục
phải phù hợp với túi tiền của tất cả mọi người”. Dù xuất thân trong gia cảnh nào, khi
tiếp cận với vấn đề học tập thì mọi người đều có đủ khả năng để đáp ứng và chi trả
cho nhu cầu đó mà không cần sự trợ giúp. “Phù hợp với túi tiền” được hiểu là một
mức phí “ăn khớp” với kinh tế - tài chính của mỗi người, ai cũng có thể trả được mà
khơng có sự trợ giúp hay vay mượn từ yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp khác, việc tham gia giáo dục sẽ được miễn phí. Đây là một chính sách tốt
vì nó vừa tạo điều kiện cho mọi người được quyền tiếp cận giáo dục, vừa hỗ trợ về
mặt tài chính cho một số thành phần gặp khó khăn. Việc “miễn phí” trong giáo dục
ngày càng được nhiều quốc gia áp dụng hơn, được mở rộng hơn trong các văn bản
quốc gia lẫn quốc tế. Cụ thể khi nghiên cứu trong UDHR, quy định về “miễn phí” đối

với học tập được ấn định sẵn tại Điều 26(1) “Giáo dục phải được miễn phí ít nhất ở
cấp sơ đẳng và căn bản” hay như trong các văn bản chuyên biệt cũng bàn về vấn đề
này:
- Điều 28(1) (a) CRC khẳng định các nguyên tắc của giáo dục tiểu học là bắt
buộc và miễn phí cho trẻ em “Thực hiện chính sách giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn
có và miễn phí cho tất cả mọi người”.
- Điều 24(2) (b) CRPD cũng tiếp thu tinh thần của Tuyên ngôn nhân quyền về
giáo dục sẽ được miễn phí “Người khuyết tật có thể tiếp cận giáo dục tiểu học và
trung học cơ sở có chất lượng tốt và miễn phí trên cơ sở bình đẳng với những người
khác trong cùng cộng đồng mà họ sinh sống”.


×