Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nguyên tắc đối xử quốc gia trong hiệp định gats – thực tiễn giải quyết tranh chấp và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.64 KB, 89 trang )

NGUYỄN NGÔ VĨNH KHANG
MSSV: 1953801090045

NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA TRONG
HIỆP ĐỊNH GATS – THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2019 - 2023

Người hướng dẫn:
THS. PHẠM THỊ HIỀN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan nội dung của khóa luận tốt nghiệp “Nguyên tắc đối xử quốc
gia trong Hiệp định GATS – Thực tiễn giải quyết tranh chấp và kinh nghiệm
cho Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học tận tình của Thạc sĩ Phạm Thị Hiền – Giảng viên Khoa Luật
Quốc tế - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Mọi tài liệu và trích dẫn
được tham khảo trong khóa luận đều ghi rõ nguồn gốc, vị trí sử dụng tại phần trích
dẫn cuối trang và phần tài liệu tham khảo cuối khóa luận. Tơi hồn toàn chịu trách
nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này.
Người cam đoan

Nguyễn Ngô Vĩnh Khang


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Nội dung bảng

STT
1

2

3

Quy định tại Điều XVII Hiệp định GATS
Tóm tắt vụ kiện Trung Quốc - Ấn phẩm và các sản phẩm
nghe nhìn (DS363)
Tóm tắt vụ kiện Argentina – Dịch vụ tài chính (DS453)

Số trang
9

33
51 – 52


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Từ viết tắt

Tiếng Việt đầy đủ

DN

Doanh nghiệp


DV

Dịch vụ

HH

Hàng hóa

TMDV

Thương mại dịch vụ

TMHH

Thương mại hàng hóa

TV

Thành viên

VN

Việt Nam

Tiếng Anh
Từ viết tắt

Tiếng Anh đầy đủ


Tiếng Việt

AB

Appellate Body

Cơ quan Phúc thẩm


DSU

Dispute Settlement Understanding Thỏa thuận về các Quy tắc và
Thủ tục điều chỉnh việc giải
quyết tranh chấp

GATS

General Agreement on Trade in Hiệp định chung về Thương
Services

GATT

mại dịch vụ

General Agreement on Tariffs and Hiệp định chung về Thuế quan
Trade

và Thương mại

MFN


Most Favored Nation

Tối huệ quốc

NT

National Treatment

Đối xử quốc gia

WTO

World Trade Organisation

Tổ chức Thương mại Thế giới


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA TRONG
HIỆP ĐỊNH GATS ....................................................................................................8
1.1. Khái quát nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định GATS ............................8
1.2. Phạm vi áp dụng của nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định GATS ........11
1.2.1. Phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định GATS
...............................................................................................................................11
1.2.2. Đối tượng điều chỉnh của nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định

GATS .....................................................................................................................13
1.2.3. Mức độ cam kết của nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định GATS ..15
1.2.4. Các ngoại lệ của nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định GATS ........18
1.3. Cơ chế điều chỉnh của nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định GATS ......20
1.3.1. “Dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự” ..............................................21
1.3.2. “Đối xử không kém thuận lợi hơn” .............................................................24
1.3.3. “Bất lợi cạnh tranh cố hữu do đặc tính nước ngồi” ...................................28
1.4. Mối quan hệ của nguyên tắc đối xử quốc gia với các nguyên tắc cơ bản khác
trong Hiệp định GATS ..............................................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................33


CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VỤ KIỆN VỀ THỰC THI NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ
QUỐC GIA TRONG HIỆP ĐỊNH GATS - KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
...................................................................................................................................34
2.1. Vụ kiện Trung Quốc – Các biện pháp ảnh hưởng tới quyền kinh doanh và dịch
vụ phân phối các ấn phẩm và các sản phẩm giải trí nghe nhìn (DS363) ..................34
2.1.1. Bối cảnh vụ kiện ..........................................................................................35
2.1.2. Các vấn đề pháp lý về đối xử quốc gia ........................................................36
2.1.3. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam..............................................................49
2.2. Vụ kiện Argentina – Các biện pháp liên quan tới thương mại hàng hóa và
thương mại dịch vụ (DS453 ) ....................................................................................52
2.2.1. Bối cảnh tranh chấp .....................................................................................53
2.2.2. Các vấn đề pháp lý về đối xử quốc gia ........................................................54
2.2.3. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam..............................................................62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................71
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................72
DANH MỤC THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới
(“WTO”) vào ngày 11/01/2007, việc gia nhập WTO nói chung và Hiệp định chung
về Thương mại dịch vụ (“GATS”) nói riêng khơng chỉ phù hợp với định hướng phát
triển của Việt Nam về “tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” mà còn tạo ra nhiều cơ hội
thuận lợi cho phát triển công nghệ, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt
là hoàn thiện thể chế kinh tế trên cơ sở các cam kết quốc tế.1
Xuất phát từ tiến trình lịch sử của thương mại dịch vụ (“TMDV”), pháp luật
điều chỉnh đối với lĩnh vực này ra đời muộn hơn so với thương mại hàng hóa
(“TMHH”). Cùng với bản chất phức tạp của dịch vụ (“DV”) và các phương thức
cung cấp DV mà pháp luật điều chỉnh cũng vô cũng phức tạp, gây không ít khó khăn
cho các quốc gia trong q trình đàm phán cho đến thực thi các cam kết quốc tế.
Bên cạnh đó, nội tại ngành TMDV Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ
hội và thách thức lớn từ cuộc Cách mạng Cơng nghiệp 4.0, đặt ra bài tốn khai thác
tối đa tiềm năng và hạn chế tối thiểu tiêu cực do nó mang lại. Việc tạo ra hành lang
pháp lý, với những chính sách cụ thể và đồng bộ, trong đó xác định tầm nhìn chiến
lược lâu dài là cần thiết. Các chính sách hợp lý cần tận dụng tối đa các cam kết quốc
tế của Việt Nam để thu hút đầu tư nước ngoài và đồng thời vẫn đảm bảo tính cạnh
tranh cho các doanh nghiệp (“DN”) trong nước.2 Hành lang pháp lý phù hợp quy định
của GATS và các cam kết DV của Việt Nam đồng thời là yêu cầu của nghĩa vụ quốc
tế “pacta sunt servanda” (nghĩa vụ phải được tuân thủ) và giúp Việt Nam tránh được
nguy cơ bị khởi kiện.

Trương Đình Tuyển, “Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và 10 năm gia nhập WTO - Cơ hội
và thách thức, thành tựu và hạn chế. Bối cảnh quốc tế mới và cách tiếp cận”, Diễn đàn Hội nhập Kinh tế Quốc
tế Việt Nam, 2017, tr. 155-156.

2
Nguyễn Thị Thu Hằng và Cao Anh Thịnh, “Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và Thách thức đối với ngành
Thương mại dịch vụ Việt Nam”, Tạp chí Kinh doanh và Cơng nghệ số 16/2022, tr. 108.
1


2

Để hoàn thiện pháp luật trong nước theo định hướng trên, chúng ta cần nắm
vững việc giải thích và vận dụng các điều khoản của Hiệp định GATS. Trong đó, xuất
phát từ tầm quan trọng mang tính bao trùm của nguyên tắc đối xử quốc gia (“NT”)
mà các tranh chấp liên quan đến GATS thường bắt nguồn từ hoặc liên quan đến
nguyên tắc này tại Điều XVII của GATS, theo thống kê của tác giả, trong tổng số 33
yêu cầu tham vấn được gửi đến cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO dẫn chiếu
đến GATS thì có đến 24 yêu cầu liên quan đến NT3. Số liệu trên cho thấy việc vi
phạm NT trên thực tế là phổ biến và đáng quan tâm. Do đó, việc tìm hiểu từ lý luận
cho đến thực tiễn việc giải thích và áp dụng nguyên tắc NT thông qua các giải quyết
tranh chấp tiêu biểu trong WTO là điều cần thiết trong bối cảnh hội nhập thương mại
quốc tế hiện nay.
Vì những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Nguyên tắc đối xử quốc
gia trong Hiệp định GATS – Thực tiễn giải quyết tranh chấp và kinh nghiệm cho
Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các học giả trong nước đã có nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị về mặt lý
luận đối với các quy định của Hiệp định GATS, trong đó có thể kể đến sách “Giáo
trình Luật Thương mại quốc tế” (Trường Đại học Luật Hà Nội phối hợp với tổ chức
MUTRAP thực hiện - do tác giả Nơng Quốc Bình chủ biên); sách “Giáo trình Luật
Thương mại quốc tế - Phần I” (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh – do
tác giả Trần Việt Dũng chủ biên) và sách “Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO Bình luận của người trong cuộc” (Bộ Cơng thương) đã trình bày một cách tổng quan

về khái niệm, phạm vi điều chỉnh và cơ chế điều chỉnh của nguyên tắc NT.
Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu có phân tích một số vụ
kiện trong khn khổ WTO, có thể kể đến sách “Tự do hóa thương mại dịch vụ trong
Thống kê từ cơ sở dữ liệu của WTO, xem tại: />htm (truy cập ngày 26/4/2023).
3


3

WTO: Luật và Thông lệ” (Vũ Như Thăng) và sách “Luật Tổ chức thương mại thế
giới – Tóm tắt và bình luận án” (Mai Hồng Quỳ và Lê Thị Ánh Nguyệt). Ngoài ra,
một số bài viết về các vụ kiện trong WTO đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học,
đặc biệt là Tạp chí Khoa học pháp lý của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Trên
đây đều là các cơng trình có nhiều giá trị thực tiễn trong việc nghiên cứu các vấn đề
liên quan trong thương mại quốc tế.
Đáng chú ý hơn cả, đã có một số đề tài thực hiện phân tích các vụ kiện trong
khuôn khổ WTO liên quan đến Hiệp định GATS và đưa ra các kinh nghiệm quý báu
cho Việt Nam. Trong đó, luận án Tiến sĩ Luật học về đề tài “Các nguyên tắc cơ bản
trong Hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam” của tác giả Đào Thị Thu Hằng
đã cung cấp các luận giải về lý luận và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ một cách tổng
quan về các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định GATS và đánh giá kết quả của quá trình
thực thi các nguyên tắc này của Việt Nam. Bên cạnh đó, cịn có đề tài nghiên cứu cấp
trường “Một số vụ kiện về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ WTO – Bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Hoàng Thái Hy (chủ nhiệm đề tài),
Trần Thị Thùy Dương, Ngô Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Xuân Mỹ Hiền và Nguyễn
Đào Phương Thúy. Cơng trình nghiên cứu này đã phân tích các vụ kiện điển hình
được giải quyết trong WTO liên quan đến nhiều vấn đề của TMDV và rút ra các bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia vào WTO và so sánh với các vấn đề đặt
ra trong các hiệp định thương mại khu vực mà Việt Nam đã ký kết.
2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi

Các học giả trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu kinh điển về các
lý luận liên quan đến TMDV, bao gồm sách “A Handbook on the GATS Agreement”
của WTO Trade in Services Division, sách “Liberalizing Trade in Services” của hai
tác giả Bernard Hoekman và Pierre Sauve, sách “The WTO: Function and Basic
principles, Development, Trade and The WTO” cũng của Bernard Hoekman và bài
viết “The GATS and developing countries – at the service of development?” cũng


4

của Pierre Sauve. Các cơng trình nghiên cứu này đã cung cấp cái nhìn tồn cảnh về
lý luận đối với nội dung của Hiệp định GATS trong đó bao gồm nguyên tắc NT.
Xét riêng về nguyên tắc NT, đã có một số học giả nghiên cứu về nội dung này,
có thể kể đến sách “National Treatment and WTO Dispute Settlement: Adjudicating
the Boundaries of Regulatory Autonomy” của tác giả Gaetan Verhoosel nghiên cứu
các quy định về NT và tác động của các quy định này trong cả TMHH và TMDV và
sách “National regulation and trade liberalization in services: the legal impact of
GATS on National Regulatory Autonomy” của tác giả Markus Krajewski phân tích
về tương tác giữa nguyên tắc NT với các quy định trong nước.
Ngồi ra, về bình diện nghiên cứu các vụ kiện trong WTO, ấn phẩm “The
WTO Analytical Index: Guide to WTO Law and Practice” của Ban Thư ký WTO đã
trích dẫn cách giải thích và áp dụng của các cơ quan giải quyết tranh chấp đối với
từng điều khoản trong các hiệp định WTO. Tài liệu này cung cấp kiến thức căn bản
từ thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến Điều XVII về nguyên tắc NT của
Hiệp định GATS. Cùng với đó, một số học giả đã có bình luận về các vấn đề cụ thể
trong một số tranh chấp của WTO, có thể kể đến bài viết “A Comparative Analysis
of GATS and GATT: A Trade in Services Departure from GATT’s MFN Principle
and the Affect on National Treatment and Market Access” của tác giả Ryan Dain
Teksten, bài viết “The Interaction between GATS Articles VI, XVI, XVII and XVIII
after the US - Gambling Case” của tác giả Panos Delimatsis; và bài viết “Dissents in

Regulating Cultural Trade and Its Mechanisms of Dispute Settlements in Multilateral
Forum: Analyzing the Roles of UNESCO and WTO” của tác giả Annisa Pratamasari.
Các công trình nghiên cứu trên đây là nguồn tài liệu hữu ích để tác giả tham
khảo và triển khai phân tích đề tài nghiên cứu của mình tập trung vào nội dung của
nguyên tắc NT và một số tranh chấp điển hình từ đó rút ra các kinh nghiệm cho Việt
Nam về nội dung có liên quan.


5

3. Mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tác giả sẽ phân tích các nội dung của nguyên tắc NT trên cơ sở lịch sử đàm
phán của GATS và NT, các bình luận của học giả trong và ngồi nước và các kết luận
trong một số vụ kiện thuộc khuôn khổ WTO. Tiếp đó, tác giả sẽ phân tích hai vụ kiện
được lựa chọn theo các khía cạnh về bối cảnh của vụ kiện và các vấn đề pháp lý chủ
yếu liên quan đến nguyên tắc NT. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ trình bày các ý kiến bình
luận và kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam trong quá trình thực thi các cam kết
nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và đảm bảo không vi phạm nguyên tắc NT.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở tình hình nghiên cứu đã có các cơng trình phân tích tổng quan về
TMDV và pháp luật WTO trên phương diện lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp,
cùng với bản chất đa dạng và phức tạp của các quy định về TMDV, trong đề tài nghiên
cứu này, tác giả chỉ tập trung vào phân tích nội dung của nguyên tắc NT theo quy
định của GATS. Đối với thực tiễn giải quyết tranh chấp, tác giả chỉ giới thiệu và phân
tích các tranh chấp điển hình và các vấn đề pháp lý chính trong các tranh chấp đó liên
quan đến các khiếu kiện về nguyên tắc NT trong khuôn khổ WTO. Về phần thực
trạng quy định trong nước, tác giả sẽ phân tích một số lĩnh vực TMDV phát sinh các
vấn đề trong việc xác định phạm vi cam kết và thực thi các cam kết liên quan đến
nguyên tắc NT nhằm đưa ra các kinh nghiệm cho Việt Nam.

3.3 Đối tượng nghiên cứu
Tác giả sẽ phân tích cơ sở pháp lý của nguyên tắc NT trong Hiệp định GATS
tại Điều XVII, các quy định có liên quan đến nguyên tắc này và một số nguyên tắc
cơ bản khác tại các điều khoản có liên quan. Ngồi ra, tác giả cũng phân tích các văn
kiện của WTO liên quan đến quá trình đàm phán và đưa ra các cam kết liên quan đến
nguyên tắc NT.


6

Liên quan đến thực tiễn giải quyết tranh chấp, tham khảo các sách bình luận
án của WTO, tác giả đã lựa chọn hai vụ kiện nổi bật theo thứ tự từ cũ đến mới trên
cơ sở các tiêu chí: (i) tính điển hình – ưu tiên các vụ kiện đặt ra nhiều vấn đề liên
quan đến việc thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia); (ii) tính thời sự - ưu tiên các vụ
kiện mới được ưu tiên lựa chọn); (iii) tính gần gũi với Việt Nam - ưu tiên những vụ
kiện có vấn đề pháp lý gần gũi với thực trạng và nhu cầu điều chỉnh của Việt Nam;
và (iv) giá trị án lệ cao - ưu tiên những vụ kiện đã được xem xét bởi Cơ quan Phúc
thẩm (“AB”). Hai vụ kiện được lựa chọn bao gồm: (i) Trung Quốc – Các biện pháp
ảnh hưởng tới quyền kinh doanh và dịch vụ phân phối các ấn phẩm và các sản phẩm
giải trí nghe nhìn (DS363) và (ii) Argentina – Các biện pháp liên quan tới thương mại
hàng hóa và thương mại dịch vụ (DS453). Nhằm làm rõ lập luận của các bên và kết
luận của cơ quan giải quyết tranh chấp, tác giả cũng sẽ nghiên cứu các biện pháp được
dẫn chiếu và ngành/phân ngành DV tranh chấp trong Biểu cam kết của các bên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngoài ra, tác giả còn sử
dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích và so sánh luật học.
Tại Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm đưa ra các đánh
giá tổng quan về cách giải thích và áp dụng nguyên tắc NT, đồng thời sử dụng phương
pháp phân tích để lập luận cho những vấn đề liên quan đến các quy định và các kết

luận giải quyết tranh chấp có liên quan đến nguyên tắc NT.
Tại Chương 2, tác giả cũng sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích để
trình bày bối cảnh và các nội dung pháp lý chủ yếu của vụ kiện, đồng thời làm sáng
tỏ quan điểm của các bên và cơ quan giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, tác giả sử
dụng phương pháp so sánh luật học nhằm soi chiếu các quy định của pháp luật Việt
Nam với các quy định của GATS và các giải thích của cơ quan giải quyết tranh chấp
trong các vụ kiện về nguyên tắc NT nhằm đưa ra các kinh nghiệm về quản lý TMDV,


7

phát hiện các điểm chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam với luật của WTO và đưa
ra các bình luận và kiến nghị liên quan.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài Lời cam đoan, Danh mục bảng biểu, Danh mục từ viết tắt, phần Mở
đầu, Kết luận, Danh mục tham khảo và Phụ lục, nội dung của khóa luận sẽ bao gồm
hai chương, cụ thể:
Chương 1: Nội dung của nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định GATS
Chương 2: Một số vụ kiện về thực thi nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp
định GATS – Kinh nghiệm cho Việt Nam.


8

CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA TRONG
HIỆP ĐỊNH GATS
1.1. Khái quát nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định GATS
Hiệp định GATS có hiệu lực từ tháng 01 năm 1995, là hiệp định đa phương
đầu tiên về TMDV - thành công đáng kể nhất từ sau sự ra đời của Hiệp định chung
về Thuế quan và Thương mại (“GATT”) từ năm 1947 trong việc phát triển hệ thống

thương mại đa phương.4 Hiệp định này đã ra đời nhờ vào nỗ lực đàm phán và các
nhượng bộ tích cực trên tinh thần cân bằng giữa mong muốn hay nhu cầu tham gia
vào một hiệp định TMDV đa phương và duy trì các biện pháp bảo hộ với DV nội địa
của các TV.5 Nguyên tắc NT trong GATS với các đặc trưng của nó, là biểu hiện rõ
nét cho sự tương tác giữa tự do hóa và chủ nghĩa bảo hộ kể trên.
❖ Trước hết, về khái niệm và cơ sở pháp lý của NT trong GATS
Trong quá trình đàm phán, các nhà biên soạn đã sử dụng các thuật ngữ và khái
niệm được kiểm chứng qua hàng thập kỷ trong TMHH để xây dựng nên Hiệp định
GATS.6 Tuy nhiên, một vài khái niệm tương tự lại có thể gây nên nhầm lẫn, điển hình
là ngun tắc NT, nguyên tắc này đồng thời là xương sống của GATT và GATS,
nhưng cách áp dụng trong hai Hiệp định có sự khác nhau.7 Ngồi ra, ngun tắc NT
của GATS cũng phản ánh nét đặc trưng của GATS và TMDV so với những gì đã từng
được biết đến với GATT và TMHH.8
Cụ thể, tại Điều XVII của GATS quy định:

4

The WTO Secretariat, Guide to the Uruguay Round Agreements, Kluwer Law International, 1999, tr. 161.
Ryan Dain Teksten, “A Comparative Analysis of GATS and GATT: A Trade in Services Departure from
GATT’s MFN Principle and the Affect on National Treatment and Market Access”, 2000, tr. 2, xem tại:
(truy cập ngày 30/4/2023).
6
Bernard Hoekman, The WTO: Function and Basic principles, Development, Trade and The WTO, The World
Bank, 2002, tr.42.
7
The WTO Secretariat, tldd 12, tr. 162.
8
WTO Trade in Services Division, A Handbook on the GATS Agreement, Cambridge University Press, 2005,
tr. 8.
5



9

Điều XVII: Đối xử quốc gia
1. Trong những lĩnh vực được nêu trong Biểu cam kết, và tùy thuộc vào các điều
kiện và tiêu chuẩn được quy định trong Biểu cam kết đó, liên quan tới tất cả các
biện pháp có tác động đến việc cung cấp DV, mỗi TV phải dành cho DV và nhà
cung cấp DV của bất kỳ TV nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử
mà TV đó dành cho DV và nhà cung cấp DV của mình [10].
[10] Các cam kết cụ thể theo Điều này sẽ không được hiểu là yêu cầu bất kỳ TV
nào bồi thường các bất lợi cạnh tranh cố hữu do đặc tính nước ngồi của các DV
hoặc nhà cung cấp DV liên quan gây ra.
2. Một TV có thể đáp ứng những yêu cầu quy định tại khoản 1 bằng cách dành cho
DV hoặc nhà cung cấp DV của bất kỳ một TV nào khác một sự đối xử tương tự về
hình thức hoặc sự đối xử khác biệt về hình thức mà TV đó dành cho DV hoặc nhà
cung cấp DV của mình.
3. Sự đối xử tương tự hoặc khác biệt về hình thức được coi là kém thuận lợi hơn
nếu nó làm thay đổi điều kiện cạnh tranh có lợi cho DV hay nhà cung cấp DV của
TV đó so với DV hoặc nhà cung cấp DV tương tự của bất kỳ TV nào khác.9
(Bảng 1: Quy định tại Điều XVII Hiệp định GATS)
Về mặt hình thức, cấu trúc tại Điều III của GATT đã được lấy làm căn cứ để
xây dựng nên quy định tại Điều XVII của GATS, cùng với đó là một số sửa đổi và
bổ sung trên cơ sở các diễn giải trong quá trình giải quyết tranh chấp thuộc khuôn
khổ GATT 1947. Cụ thể, các thuật ngữ tại Điều XVII.2 được biên soạn dựa trên Báo
cáo của Ban Hội thẩm GATT trong vụ tranh chấp Hoa Kỳ - Phần 337 Đạo luật thuế
quan Hoa Kỳ 1930, đoạn 5.11, trong khi đó, các thuật ngữ tại Điều XVII.3 mang tinh

Tham khảo bản dịch của Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, 2010, xem tại:
/upload/files/wto/4-cac-hiep-dinh-co-ban/18-Phu%20luc%201B%20-%20HD%20chung%20ve%20thuong%

20mai%20dich%20vu%20GATS.pdf (truy cập ngày 15/4/2023).
9


10

thần của Báo cáo Ban Hội thẩm GATT trong vụ tranh chấp Italia - Phân biệt đối xử
với máy móc nông nghiệp nhập khẩu, đoạn 12.10
Về mặt nội dung, nguyên tắc NT yêu cầu mỗi TV phải dành cho DV và nhà
cung cấp DV của bất cứ TV nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử
mà TV đó dành cho DV và nhà cung cấp DV tương tự của mình, trừ các hạn chế
được nêu trong Biểu cam kết của nước đó. Sự đối xử này có thể giống hoặc khác về
mặt hình thức, miễn là nó khơng làm thay đổi điều kiện cạnh tranh theo hướng gây
bất lợi cho DV và nhà cung cấp DV nước ngồi.11
❖ Về vai trị của NT trong GATS và TMDV
Nguyên tắc NT giữ vị thế là một trong những nguyên tắc cơ bản, chi phối
không chỉ GATS mà còn trong cả hệ thống pháp luật của WTO, đồng thời, được xem
là “người gác đền”12, đóng vai trị quan trọng trong việc xóa bỏ sự phân biệt đối xử
giữa các chủ thể cung cấp DV trong nước với các chủ thể cung cấp DV tương tự đến
từ một TV khác.13 Ngày nay, nguyên tắc NT là một quy định không thể thiếu trong
các hiệp định TMDV ở cấp độ đa phương và song phương.14 Trên cơ sở duy trì điều
kiện cạnh tranh tương đương giữa các đối thủ trên thị trường, NT sẽ đảm bảo việc
thực hiện hiệu quả các cam kết mở cửa của các TV cũng như giúp GATS thật sự trở
thành “công cụ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế” như mục tiêu được nêu tại Lời nói
đầu của Hiệp định này.15
Vấn đề pháp lý thường được đặt ra trong các vụ tranh chấp này là việc xem
xét biện pháp đang được một TV áp dụng liệu có phù hợp với nghĩa vụ NT của nước
này hay không. Trong báo cáo gần nhất của Ban Hội thẩm liên quan đến các tranh
chấp về NT trong Hiệp định GATS, Ban Hội thẩm của vụ EU - Các biện pháp liên
10


Gaetan Verhoosel, National Treatment and WTO Dispute Settlement: Adjudicating the Boundaries of
Regulatory Autonomy, Oxford Press, 2002, chú thích số 28, tr. 16.
11
WTO Trade in Services Division, tldd 8, tr. 3.
12
Gaetan Verhoosel, tldd 10, tr.7.
13
Vũ Nhữ Thăng, Tự do hố thương mại dịch vụ trong WTO: Luật và thơng lệ, Nxb. Hà Nội, 2007, tr.139.
14
Đào Thị Thu Hằng, Các nghĩa vụ cơ bản trong Hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam, Luận án Tiến
sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr.53.
15
Trần Việt Dũng, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần I, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2020, tr. 120.


11

quan đến ngành năng lượng (“EU - Năng lượng”) đã đưa ra các câu hỏi pháp lý để
thơng qua đó từng bước xem xét một biện pháp cấu thành vi phạm NT. Câu hỏi thứ
nhất là DV đang xem xét có được ghi nhận trong Biểu cam kết của TV đó hay khơng.
Câu hỏi thứ hai là mức độ cam kết về NT đối với ngành/phân ngành DV đó như thế
nào. Câu hỏi thứ ba là biện pháp đang được áp dụng có làm ảnh hưởng đến việc cung
cấp DV này hay không. Câu hỏi cuối cùng là biện pháp này có tạo ra sự đối xử kém
thuận lợi hơn đối với nhà cung cấp DV của TV khác khi so với nhà cung cấp DV
tương tự trong nước hay khơng.16 Các phần nội dung sau đây sẽ phân tích các khía
cạnh liên quan đến từng câu hỏi trên nhằm cung cấp các kiến thức trong việc xác định
phạm vi cam kết NT của một TV và xem xét một biện pháp là vi phạm NT.
1.2. Phạm vi áp dụng của nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định GATS

1.2.1. Phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định
GATS
Điều XVII của GATS về nguyên tắc NT được quy định tại Phần III “Các cam
kết cụ thể”, điều này thể hiện rõ ràng rằng nguyên tắc này có phạm vi điều chỉnh phụ
thuộc vào Biểu cam kết cụ thể của các TV17. Phạm vi điều chỉnh này xuất phát từ bối
cảnh ra đời của GATS, mặc dù nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ và tầm quan trọng
của TMDV, các quốc gia vẫn ngần ngại trong việc loại bỏ rộng rãi tất cả các biện
pháp phân biệt đối xử.18 Phạm vi áp dụng của NT trong GATS khác với trong GATT
được lý giải dựa vào bản chất khác biệt của HH và DV. Trong khi HH của một TV
Báo cáo của Ban Hội thẩm trong vụ kiện EU – Năng lượng, đoạn 7.235, xem tại:
/dol2fe/Pages/SS/directdoc.aspx?filename=q:/WT/DS/476R.pdf&Open=True (truy cập ngày 07/5/2023).
17
Cấu trúc của các nguyên tắc trong GATS được chia làm hai phần, các nghĩa vụ và nguyên tắc chung và các
cam kết cụ thể (tương ứng với Phần II và Phần III trong Hiệp định). Trong đó, Phần II “Các nghĩa vụ và nguyên
tắc chung” bao gồm các quy định được áp dụng chung cho tất cả các DV, có thể kể đến như nguyên tắc tối huệ
quốc (“MFN”) và một phần của nguyên tắc minh bạch, đây là các nguyên tắc được áp dụng cho tất cả các
ngành/phân ngành DV mà không phụ thuộc vào nội dung của Biểu cam kết. Phần III “Các cam kết cụ thể” chỉ
được áp dụng đối với các lĩnh vực được liệt kê trong Biểu cam kết với mức độ được ghi nhận cụ thể cho
ngành/phân ngành DV đó. Xem thêm tại: Bernard Hoekman, “Tentative First Steps: An Assessment of the
Uruguay Round Agreement on Services”, The Policy Research Working Paper, 1995, tr.1, xem tại:
(truy cập ngày 30/4/2023).
18
Ryan Dain Teksten, “A Comparative Analysis of GATS and GATT: A Trade in Services Departure from
GATT’s MFN Principle and the Affect on National Treatment and Market Access”, 2000, tr. 2, xem tại:
(truy cập ngày 30/4/2023).
16


12


để được tiêu thụ trên lãnh thổ của một TV khác bắt buộc phải có sự dịch chuyển qua
biên giới, việc áp dụng NT như một nguyên tắc chung đối với tất cả HH sẽ không tạo
ra sự tự do thương mại hồn tồn (free trade), các TV vẫn có thể áp dụng thuế nhập
khẩu, hạn ngạch hoặc các biện pháp hải quan khác để kiểm soát các HH này. Tuy
nhiên, DV lại có thể được cung cấp theo nhiều phương thức khác nhau19. Đặt vấn đề
nếu cơ chế tương tự với NT trong GATT được áp dụng cho TMDV, các nhà cung cấp
DV nước ngoài, đặc biệt là các nhà cung cấp DV theo Phương thức 3 20 sẽ được hưởng
sự tiếp cận thị trường hoàn toàn (ở mức độ cao nhất).21 Điều này dẫn đến việc khi
phạm vi của NT được mở rộng như một nguyên tắc được áp dụng chung thì các quốc
gia khó lịng kiểm sốt mức độ tự do hóa TMDV, trong khi các quốc gia chỉ mong
muốn mở cửa với một số ngành/phân ngành DV nhất định với một mức độ mở cửa
hạn chế; và vẫn dành sự đối xử thuận lợi hơn cho các nhà cung cấp DV trong nước
trên cơ sở ảnh hưởng và tác động sâu rộng của các DV này đến các quốc gia đó.
Để đi đến được thỏa thuận cuối cùng, các quốc gia TV đã phải cân nhắc và
nhượng bộ về cấu trúc và hình thức,22 trong đó việc GATS tạo ra sự linh hoạt khi trao
quyền quyết định phạm vi điều chỉnh của NT cho bản thân các nước TV, trên cơ sở
đàm phán và xây dựng Biểu cam kết là phù hợp với thực tiễn khác biệt của DV so
với HH và thể hiện sự nỗ lực của các nước TV. Đồng thời, cũng có thể thấy, vì vị trí
đặc thù của NT trong GATS mà Biểu cam kết DV có ý nghĩa quan trọng trong việc
xác định phạm vi nghĩa vụ của các TV, không chỉ đối với NT mà có đối với cả các
nguyên tắc quan trọng khác.23

Để nhằm thuận tiện cho quá trình đàm phàn, Điều I.2 GATS đã liệt kê bốn phương thức cung cấp DV bao
gồm Phương thức 1 “Cung cấp qua biên giới”; Phương thức 2 “Tiêu dùng ở nước ngoài”, Phương thức 3 “Hiện
diện thương mại” và Phương thức 4 “Hiện diện của thể nhân”.
20
Theo định nghĩa tại Điều I.2.c của GATS thì trong Phương thức 3, DV sẽ được cung cấp bởi một nhà cung
cấp DV của một TV, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ TV nào khác.
21
The WTO Secretariat, Guide to the Uruguay Round Agreements, Kluwer Law International, 1999, tr. 161.

22
Ryan Dain Teksten, tldd 18, tr.2.
23
Panos Delimatsis, “The Interaction between GATS Articles VI, XVI, XVII and XVIII after the US Gambling Case”, SSRN Electronic Journal, 2006, tr.5, xem tại: />228157455_The_Interaction_between_GATS_Articles_VI_XVI_XVII_and_XVIII_after_the_US__Gambling_Case (truy cập ngày 01/5/2023).
19


13

Biểu cam kết DV khi so sánh với Biểu cam kết thuế quan là một văn bản tương
đối phức tạp và khó đọc.24 Trên cơ sở Biểu cam kết, việc xác định phạm vi áp dụng
nguyên tắc NT của một TV đối với một ngành/phân ngành DV cụ thể sẽ phụ thuộc
vào việc xác định đối tượng điều chỉnh, mức độ điều chỉnh và các ngoại lệ của nguyên
tắc này.
1.2.2. Đối tượng điều chỉnh của nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định
GATS
Tại Điều I của GATS quy định Hiệp định này áp dụng với các biện pháp tác
động đến TMDV của các TV. Trong đó, về định nghĩa của “biện pháp”, tương tự với
cách tiếp cận tại Điều XXIV của GATT, các biện pháp này sẽ bao gồm các biện pháp
được thực hiện bởi chính quyền trung ương và địa phương, cùng với các biện pháp
được thực hiện bởi các cơ quan/tổ chức phi chính phủ do chính quyền trung ương
và/hoặc địa phương ủy quyền thực hiện. Biện pháp trong khn khổ của GATS có
thể là bất kỳ một biện pháp nào được một TV thi hành, dù dưới hình thức luật pháp,
quy định, quy tắc, thủ tục, quyết định, hoạt động quản lý hoặc bất kỳ hình thức nào
khác. Về định nghĩa của “DV”, GATS không đưa ra định nghĩa về DV, chỉ quy định
Biểu cam kết này gồm ba phần: Phần Cam kết chung, Phần Cam kết cụ thể và Phần Danh mục các biện pháp
miễn trừ MFN. Bên cạnh đó, Biểu cam kết DV cịn bao gồm 4 cột: i) Cột Mô tả ngành/phân ngành DV; ii) Cột
Hạn chế về tiếp cận thị trường; iii) Cột Hạn chế về NT và iv) Cột Cam kết bổ sung.
Cột Mô tả ngành/phân ngành thể hiện tên ngành/phân ngành DV cụ thể được đưa vào cam kết. Nhằm thuận
tiện trong việc xây dựng Biểu cam kết, các TV thường sử dụng hệ thống phân loại DV với hơn 12 ngành và

160 phân ngành (Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên Hợp Quốc - “CPC”). Các TV sử
dụng phương pháp “chọn – cho” (positive) khi xác định các DV được đưa vào Biểu cam kết. Theo đó, một TV
chỉ cam kết với các nghĩa vụ cụ thể cho các DV xuất hiện trong Biểu.
Cột Hạn chế về tiếp cận thị trường liệt kê các biện pháp hạn chế sẽ duy trì đối với các nhà cung cấp DV nước
ngoài, cũng như Cột Hạn chế về NT liệt kê các biện pháp nhằm duy trì sự phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp
DV trong nước với nhà cung cấp DV tương tự nước ngoài. Phương pháp “chọn - bỏ” (negative) sẽ được áp
dụng với các cam kết này, nghĩa là các TV chỉ được áp dụng các biện pháp hạn chế mà mình đã liệt kê đối với
các ngành/phân ngành DV đã được đưa vào Biểu, tuy nhiên, vẫn có số ít trường hợp các TV áp dụng phương
pháp “chọn - cho”. Các phân tích chi tiết hơn về hai phương pháp “chọn – cho” và “chọn – bỏ” được trình bày
tại Mục I.2.3 Mức độ cam kết.
Cuối cùng là Cột Cam kết bổ sung liệt kê các biện pháp ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và tiêu dùng DV
nhưng không thuộc về hạn chế tiếp cận thị trường hay hạn chế NT, có thể bao gồm những quy định liên quan
đến trình độ, tiêu chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu hoặc thủ tục về việc cấp phép… được liệt kê tại Điều XVIII của
GATS. Xem thêm tại Bộ Công thương, “Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO: Bình luận của người trong
cuộc”, 2009, tr.8, xem tại: />%20gia%20nhap%20WTO%20-%20binh%20luan%20cua%20nguoi%20trong%20cuoc.pdf (truy cập ngày
02/5/2023).
24
Panos Delimatsis, tldd 23, tr. 5.
24


14

Hiệp định này điều chỉnh tất cả các DV, ngoại trừ “các DV được cung cấp để thi hành
thẩm quyền của chính phủ” và các DV theo quy định tại Phụ lục về các DV vận tải
hàng không.25
Tuy nhiên, như đã giải thích, NT khơng được áp dụng đối với tất cả các DV
và nhà cung cấp DV, thay vào đó nguyên tắc này chỉ được áp dụng trong các ngành
và phân ngành mà các TV đã đưa vào Biểu cam kết, trong giới hạn và các điều kiện
ghi nhận tại Biểu cam kết này, “trong những lĩnh vực được nêu trong Biểu cam kết,

và tùy thuộc vào các điều kiện và tiêu chuẩn được quy định trong Biểu cam kết đó”.26
Căn cứ vào các nguyên tắc chung cũng như các cam kết cụ thể này, các TV sẽ ban
hành các quy định trong nước phù hợp cho từng ngành/phân ngành DV đã cam kết.
Với những ngành lĩnh vực chưa cam kết thì các TV được đưa ra quy định hạn chế và
điều kiện mở cửa đối với DV và nhà cung cấp DV nước ngoài, miễn là đảm bảo tuân
thủ các nguyên tắc chung (ví dụ như nguyên tắc MFN và nguyên tắc minh bạch).27
Nghĩa là, việc một ngành/phân ngành DV không xuất hiện trong Biểu cam kết không
được hiểu là TV đó “cấm hoặc khơng cho phép nhà cung cấp DV nước ngồi đầu tư”
hoặc “TV đó khơng phải tuân thủ bất kỳ nguyên tắc nào trong khuôn khổ của
GATS”.28 Nội dung tại Điều XVII.1, “liên quan tới tất cả các biện pháp có tác động
đến việc cung cấp DV” khẳng định rằng NT trong GATS không chỉ được áp dụng
với các biện pháp trong biên giới với các khoản thu và thuế nội địa cũng như các quy
định trong nước như trường hợp của NT trong GATT, mà còn được áp dụng cho các
biện pháp biên giới và phi biên giới (border và non-border), biện pháp thực tế và theo
luật định (de facto và de jure) có ảnh hưởng đến DV và nhà cung cấp DV nước
ngoài.29

Pierre Sauve, “The GATS and developing countries – at the service of development?”, Sida Publications,
2004, tr.3, xem tại: />(truy cập ngày 01/5/2023).
26
Điều XVII.1 GATS.
27
World Trade Organization, “GATS - Fact and Fiction”, 2001, tr. 2-3, xem tại: />tratop_e/serv_e/gatsfacts1004_e.pdf (truy cập ngày 29/4/2023). tr. 10.
28
Bộ Công thương, tldd 24, tr. 8.
29
Panos Delimatsis, tldd 23, tr. 5.
25



15

Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, liên quan đến nội dung trên, cơ quan
giải quyết tranh chấp thường tập trung làm rõ khái niệm thế nào là “tác động đến việc
cung cấp DV” hơn là trả lời cho câu hỏi hình thức cụ thể của biện pháp được xem xét
là gì.30 Điển hình, trong vụ EC – Cơ chế nhập khẩu, kinh doanh và phân phối sản
phẩm chuối (“EC - Chuối III”), nhằm làm rõ khái niệm “tác động đến” (affecting),
Ban Hội thẩm đã dẫn chiếu đến thuật ngữ này tại Điều I.1 của GATS31, và nhận thấy
điều khoản này không thể hiện bất cứ một sự giới hạn nào về loại biện pháp hay lĩnh
vực điều chỉnh nhất định. Bên cạnh đó, Ban Hội thẩm cho rằng do các điều khoản
của GATS không phân biệt giữa các biện pháp trực tiếp chi phối hoặc điều chỉnh DV
với các biện pháp ảnh hưởng đến TMDV, do đó, phạm vi điều chỉnh của GATS và
GATT không loại trừ lẫn nhau. Cuối cùng, Ban Hội thẩm giả định rằng nếu các nhà
biên soạn của GATS có chủ đích áp đặt bất kỳ sự hạn chế nào về phạm vi điều chỉnh
của GATS thì các hạn chế này đã được quy định một cách minh thị.32 Cách giải thích
của Ban Hội thẩm đã nhận được sự ủng hộ từ AB.33 Trên cơ sở đó, các biện pháp
được điều chỉnh bởi GATS và NT phải được hiểu theo nghĩa rộng và các cơ quan giải
quyết tranh chấp dường như bác bỏ các nỗ lực nhằm hạn chế phạm vi điều chỉnh của
nguyên tắc này.
1.2.3. Mức độ cam kết của nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định
GATS
Sau khi xem xét một ngành/phân ngành DV có thuộc đối tượng điều chỉnh của
NT hay khơng thì câu hỏi phải tiếp tục được đặt ra rằng, các quốc gia có ghi nhận các
hạn chế gì đối với ngành/phân ngành này hay khơng hay nói cách khác đó là xác định
mức độ cam kết đối với NT trong một ngành/phân ngành DV của một TV. Xuất phát
từ việc NT được áp dụng có điều kiện và phụ thuộc vào kết quả đàm phán trong quá

30

Gaetan Verhoosel, tldd 10, tr. 20.

Điều I.1 GATS quy định: “Hiệp định này áp dụng đối với các biện pháp tác động đến TMDV của các TV.”
32
Báo cáo của Ban Hội thẩm trong vụ kiện EC – Chuối III, đoạn 7.283-7.284, xem tại:
/>(truy cập ngày 07/5/2023).
33
Báo cáo của AB trong vụ kiện EC – Chuối III, đoạn 217-222, xem tại: />/SS/directdoc.aspx?filename=Q:/WT/DS/27ABR.PDF&Open=True (truy cập ngày 07/5/2023).
31


16

trình gia nhập, mức độ cam kết sẽ là khác nhau giữa các TV và giữa các ngành/phân
ngành DV của TV đó.34
Trong vụ kiện Trung Quốc - Các biện pháp ảnh hưởng tới quyền kinh doanh
và DV phân phối các ấn phẩm và các sản phẩm giải trí nghe nhìn (“Trung Quốc Ấn phẩm và các sản phẩm nghe nhìn”), Ban Hội thẩm một lần nữa khẳng định khả
năng tự quyết về mức độ điều chỉnh đối với cam kết mở cửa thị trường và thực hiện
NT của một TV. Theo đó, một TV có thể giới hạn mức độ mở cửa thị trường và NT
đối với những DV được liệt kê trong Biểu cam kết của họ, bằng cách mô tả các biện
pháp muốn áp dụng vào Cột Hạn chế tiếp cận thị trường hoặc Cột Hạn chế về NT
theo phương thức mà TV đó mong muốn.35
Mức độ NT được ghi nhận tại cả Phần Cam kết chung và Phần Cam kết cụ thể
của Biểu cam kết. Cột Hạn chế về NT liệt kê các biện pháp được áp dụng nhằm duy
trì sự phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp DV trong nước và nhà cung cấp DV tương
tự nước ngoài. Biểu cam kết liệt kê càng nhiều hạn chế thì mức độ phân biệt đối xử
càng lớn. Tuy nhiên, một lưu ý là các cam kết được ghi nhận trong Biểu chỉ nhằm
đảm bảo mức độ đối xử tối thiểu mà không hề ngăn cản các quốc gia dành mức độ
đối xử cao hơn trong thực tế.36 Khác với quy định tại Điều XVI liệt kê tất cả các biện
pháp hạn chế mà một TV có thể áp dụng, Điều XVII cho phép các TV lựa chọn các
hạn chế nhằm phân biệt đối xử và làm thay đổi điều kiện cạnh tranh theo hướng có
lợi cho DV và nhà cung cấp DV tương tự trong nước. Các hạn chế phổ biến nhất

thường được ghi nhận bao gồm các yêu cầu về điều kiện, giấy phép và đăng ký; yêu
cầu hợp pháp hóa lãnh sự và các hạn chế mang tính phân biệt đối xử về trợ cấp và
quản lý thuế.37

34

WTO Trade in Services Division, tldd 8, tr. 16.
Báo cáo của Ban Hội thẩm trong vụ kiện Trung Quốc - Ấn phẩm và các sản phẩm nghe nhìn, đoạn 7.950,
xem tại />pdf&Open=True (truy cập ngày 07/5/2023).
36
WTO Trade in Services Division, tldd 8, tr. 17.
37
Council for Trade in Services, “Guidelines for the Scheduling of Specific Commitments under the General
Agreement on Trade in Services (GATS)”, S/L/92, Attachment 1, 2001, tr. 16.
35


17

Nhìn chung, các TV thường đưa ra ba mức độ cam kết, phụ thuộc vào điều
kiện chính trị, kinh tế - xã hội và quan điểm của nhà nước về ngành/phân ngành DV.
Thứ nhất, mức độ cam kết toàn bộ với cụm “Không hạn chế” (None), nghĩa là không
áp dụng bất cứ hạn chế nào về tiếp cận thị trường hay NT đối với một hoặc nhiều DV
hay đối với một hoặc nhiều phương thức cung cấp DV. Thứ hai, mức độ cam kết một
phần, mức độ cam kết này được thể hiện trong Biểu cam kết theo phương pháp “chọn
- bỏ” với cụm “Không hạn chế, ngoại trừ” (None, except) hoặc phương pháp “chọn cho” với cụm “Chưa cam kết, ngoại trừ” (Unbound, except).38 Thứ ba, chưa cam kết
(Unbound), ở mức độ cam kết này, các TV không chịu ràng buộc phải thực hiện các
nghĩa vụ tại Điều XVI và Điều XVII của GATS.39 Ngồi ra, các TV có thể ghi nhận
mức độ cam kết “chưa cam kết do không khả thi về mặt kỹ thuật” (Unbound*) nếu
một phương thức cung cấp DV khơng thể thực hiện vì lý do kỹ thuật, ví dụ tại Biểu

cam kết của Việt Nam là DV xây dựng theo Phương thức 1.40
Đáng lưu ý, tại Điều XX.2 của Hiệp định GATS quy định khi một biện pháp
không phù hợp với cả hai Điều XVI và XVII thì chỉ cần ghi vào cột dành cho Điều
XVI, khi đó, hạn chế này cũng được coi là đặt một điều kiện hoặc tiêu chuẩn cho
Điều XVII. Trong vụ Trung Quốc - Biện pháp tác động tới DV thanh toán điện tử
(“Trung Quốc - DV thanh toán điện tử”), căn cứ vào quy định tại Điều XX, Ban
Hội thẩm đã cho rằng hạn chế tại Cột Hạn chế tiếp cận thị trường sẽ tạo thành “một
hạn chế tiềm ẩn” đối với NT. Thơng qua sự giải thích này, Ban Hội thẩm đưa ra một
cách tra cứu phù hợp khi xác định mức độ cam kết NT đối với một DV cụ thể trong
Biểu: (i) xem xét mức độ cam kết được nêu tại Cột Hạn chế NT của ngành/phân ngành
DV đó trong Biểu cam kết; (ii) xem xét các quy định tại Phần Cam kết chung; và (iii)

Bộ Công thương, tldd 24, tr. 10-11.
Phạm Thị Hiền và Nguyễn Hoàng Thái Hy, “Một số vấn đề pháp lý về dịch vụ truyền hình trả tiền trên mạng
Internet xuyên biên giới - góc nhìn từ vụ kiện của dịch vụ Netflix tại Việt Nam”, Tạp chí khoa học pháp lý Việt
Nam, số 8 (147)/2021, tr. 107.
40
Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam, tr. 37, xem tại: (truy cập ngày 02/5/2023)
38
39


18

xem xét Cột Hạn chế tiếp cận thị trường của ngành/phân ngành DV cần tra cứu để
đảm bảo không bỏ sót bất cứ hạn chế nào.41
1.2.4. Các ngoại lệ của nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định GATS
Các cam kết về NT nói riêng và các cam kết trong khn khổ GATS nói chung
là nhằm đảm bảo sự ổn định và khả năng dự đoán đối với các điều kiện thương mại,
thay vì tạo ra sự trói buộc cứng nhắc.42 Vì vậy mà các cam kết này có thể được thỏa

thuận lại với điều kiện là sự bồi thường thiệt hại cho các đối tác thương mại bị ảnh
hưởng theo Điều XXI. Điều XII cho phép quy định hạn chế tạm thời nhằm bảo vệ
cán cân thanh toán, cũng như Phụ lục thứ hai về DV tài chính cho phép các TV mở
rộng, sửa đổi hoặc rút lại một phần hoặc toàn bộ những cam kết cụ thể của mình về
DV này. Cùng với đó tại Điều XIII của GATS quy định về ngoại lệ liên quan đến
mua sắm chính phủ, tuy nhiên, ngoại lệ này chỉ cịn mang tính lịch sử vì nhiều quốc
gia TV đã thơng qua Hiệp định mua sắm chính phủ và các hiệp định thương mại khu
vực.43 Ngoài ra, tất cả các cam kết không nhất định phải được tuân thủ từ thời điểm
GATS và Biểu cam kết có hiệu lực với một TV. Thay vào đó, các TV có quyền quy
định về những ngoại lệ của việc áp dụng cũng như tiến độ thực hiện trong Biểu cam
kết của mình.44 Hiện tại, các vịng đàm phán tiếp theo trong khn khổ của GATS
đang diễn ra nhằm phát triển một ngoại lệ mới - biện pháp tự vệ khẩn cấp, cho phép
tạm hoãn các cam kết trong trường hợp có thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại đối với ngành
công nghiệp trong nước.45
Đặc biệt, nhằm dành cơ hội cho các TV thực hiện các mục tiêu chính sách
quốc gia, các quy định về Ngoại lệ chung tại Điều XIV và Ngoại lệ về an ninh tại
Điều XIV bis cho phép các TV ban hành các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện các
mục tiêu như bảo vệ đạo đức công cộng, cuộc sống và sức khỏe con người hay nhằm
Báo cáo của Ban Hội thẩm trong vụ kiện Trung Quốc – DV thanh toán điện tử, đoạn 7.658, xem tại
(truy cập
ngày 07/5/2023).
42
WTO Trade in Services Division, tldd 8, tr. 9.
43
Trần Việt Dũng, tldd 15, tr. 129.
44
WTO Trade in Services Division, tldd 8, tr. 9.
45
World Trade Organization, tldd 27, tr. 13.
41



×