Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Báo cáo thuyết minh đồ án: Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 131 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH THUẬN
TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN







BÁO CÁO THUYẾT MINH ĐỒ ÁN


QUY HOẠCH TỔNG THỂ CẤP NƯỚC
NÔNG THÔN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020




* CHỦ ĐẦU TƯ: TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN BÌNH THUẬN

* ĐƠN VỊ TƯ VẤN: TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN BÌNH THUẬN





Bình Thuận, tháng 8/2013

2


SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH THUẬN
TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN







BÁO CÁO THUYẾT MINH ĐỒ ÁN

QUY HOẠCH TỔNG THỂ CẤP NƯỚC NÔNG THÔN
TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020




CƠ QUAN PHÊ DUYỆT-
UBND TỈNH BÌNH THUẬN:





CƠ QUAN THẨM ĐỊNH-
SỞ XÂY DỰNG BÌNH THUẬN:





CHỦ ĐẦU TƯ; ĐƠN VỊ TƯ VẤN-
TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ VỆ
SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
TỈNH BÌNH THUẬN:







CHỦ BIÊN:










Bình Thuận, tháng 8/2013

3


DANH SÁCH VIÊN CHỨC THAM GIA LẬP ĐỒ ÁN

TT


HỌ TÊN
TRÌNH ĐỘ
CHUYÊN MÔN
ĐƠN VỊ CHỨC DANH

1 Huỳnh Kim Hưng
Kỹ sư Điện tử,
KS Địa chất
Phòng Quản
lý cấp nước
(P.QLCN)
Trưởng phòng
(TP)
2 Lương Đăng Khánh Kỹ sư Cơ khí P.QLCN Phó TP
3 Nguyễn Ngọc Trắng

Kỹ sư Địa chất,
Kỹ sư Xây dựng
P.QLKT-
XDCT
TP
4 Trần Văn Thảo Kỹ sư Xây dựng
P.QLKT-
XDCT
Phó TP
5 Lê Quang Phong Kỹ sư Xây dựng P.QLCN
Trạm trưởng
Trạm cấp nước
KV1

6 Lê Nhật Nam Cử nhân Kinh tế P.QLCN
Trạm trưởng
CN KV2
7 Lương Thanh Châu
Kỹ sư Kỹ thuật
Công nghiệp
P.QLCN
Trạm trưởng
CN KV3
8 Nguyễn Văn Bàng Kỹ sư Thủy lợi P.QLCN
Tổ trưởng Tổ
GIS
9 Trần Minh Công Kỹ sư Xây dựng P.QLCN Chuyên viên
10 Trần Thị Hiền
CĐ Kỹ thuật Môi
trường
P.QLCN Chuyên viên
11
Tổ Công nghệ
thông tin –
Kỹ sư CNTT
Phòng TH-
TCNS

12 Các cá nhân khác


4
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN ĐỒ ÁN QUY HOẠCH 11
2. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
QUY HOẠCH

12
2.1. Mục tiêu tổng quát 12
2.2. Nhiệm vụ 12
2.3. Phạm vi 12
3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ YÊU CẦU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

3.1. Nội dung 13
3.2. Phương pháp 13
3.3. Yêu cầu trong công tác lập quy hoạch 14
4. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH 15
4.1. Các văn bản của Trung ương 15
4.2. Văn bản của UBND tỉnh Bình Thuận 16
5. CHỦ DẦU TƯ, ĐƠN VỊ TƯ VẤN, PHẢN BIỆN, THẨM ĐỊNH 16
5.1. Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn 16
5.2. Đơn vị phản biện 16
5.3. Đơn vị thẩm định 16
6. THỜI GIAN THỰC HIỆN 17
7. NỘI DUNG BÁO CÁO THUYẾT MINH 17
PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
CHƯƠNG I:
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, TỰ NHIÊN VÀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 19
1.1. Vị trí, diện tích tự nhiên 19
1.2. Khí hậu 19

1.3. Nhiệt độ 19
1.4. Mưa 20
1.5. Nắng 20
1.6. Lượng bốc hơi và độ ẩm 20
1.7. Chế độ gió 20
1.8. Bão và áp thấp nhiệt đới 20
2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH 20
3. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN 21
3.1. Về lưu lượng 21
3.2. Về chất lượng nước 23
4. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 24
4.1. Đặc điểm tổng quát 24
4.2. Các tầng chứa nước 25
4.3. Trữ lượng khai thác 27

5
4.4. Chất lượng nguồn nước dưới đất 28
5. NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 29
CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG
1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -XÃ HỘI 30
1.1. Cơ cấu hành chính 30
1.2.Dân số 30
1.2.1. Dân số toàn tỉnh 30
1.2.2. Tỷ lệ hộ nghèo 31
1.2.3. Hiện trạng các khu dân cư nông thôn 31
2. HIỆN TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 32
2.1. Tổng sản phẩm quốc nội 32
2.2. Cơ cấu kinh tế 32
2.3. Hiện trạng nông nghiệp 32

2.3.1 Trồng trọt 32
2.3.2 Chăn nuôi 33
2.4. Lâm nghiệp 33
2.5. Thủy sản 34
2.6. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 35
2.7. Dịch vụ du lịch 36
2.8. Dịch vụ thương mại 37
3. CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT 37
3.1. Giao thông 37
3.1.1 Đường bộ 37
3.1.2 Đường sắt 38
3.1.3 Đường thủy 38
3.2. Hệ thống điện 38
3.2.1 Nguồn điện 38
3.2.2 Lưới điện 38
3.3. Công trình thủy lợi 39
3.3.1. Hiện trạng 39
3.3.2. Hồ chứa 40
3.3.3. Các ao bàu 42
3.3.4. Đập dâng 42
3.3.5. Trạm bơm 43
3.3.6. Hệ thống kênh nối mạng 43
4. CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG XÃ HỘI 44
4.1. Giáo dục – đào tạo 44
4.2. Y tế 44
4.3. Quản lý và Bảo vệ môi trường 45
5. THIÊN TAI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 45
5.1. Lũ lụt 45
5.2. Các thiên tai khác 46
6. ĐÁNH GIÁ CHUNG 46


6
CHƯƠNG III:
HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TỈNH BÌNH THUẬN

1. HIỆN TRẠNG CÁC CTCN NÔNG THÔN (đến cuối năm 2011) 47
1.1. Công trình cấp nước phân tán 47
1.2. Công trình cấp nước tập trung 47
2. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆN TRẠNG CÁC CTCN NÔNG THÔN VÀ TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN CTMTQGNS VÀ VSMTNT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 49
2.1. Kết quả đạt được 49
2.2. Tồn tại, nhược điểm 51
2.3. Nguyên nhân 52
2.3.1. Đối với kết quả đạt được 52
2.3.2. Đối với tồn tại, nhược điểm 52
PHẦN II
QUY HOẠCH TỔNG THỂ CẤP NƯỚC NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020
CHƯƠNG IV:
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 55
1.1. Quan điểm phát triển 55
1.2. Mục tiêu phát triển 55
1.2.1. Mục tiêu tổng quát 55
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 55
2. CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN 57
2.1. Dự báo phát triển dân số 57
2.2. Định hướng sử dụng đất 58
2.3. Dự báo phát triển các khu, cụm công nghiệp 59
2.4. Nông - Lâm nghiệp 59

2.4.1. Trồng trọt 59
2.4.2. Chăn nuôi 59
2.4.3. Lâm nghiệp 59
2.4.4. Thủy sản 59
2.5. Phát triển các ngành dịch vụ 59
2.5.1. Du lịch 59
2.5.2. Thương mại 60
2.6. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông 60
2.6.1. Định hướng chung 60
2.6.2. Hệ thống quốc lộ 61
2.6.3. Hệ thống các đường tỉnh 61
2.6.4. Mạng lưới đường huyện 62
2.6.5. Giao thông nông thôn 62
2.7. Quản lý và Bảo vệ môi trường 62
2.8. Tổ chức không gian lãnh thổ 63
2.8.1. Tổ chức chung 63
2.8.2. Phát triển hệ thống đô thị 63
2.8.3. Phát triển nông thôn, miền núi 64
2.9. Quy hoạch thủy lợi đến 2020 65

7
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 67
CHƯƠNG V:
QUY HOẠCH TỔNG THỂ CẤP NƯỚC NÔNG THÔN
TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
1. PHƯƠNG CHÂM THỰC HIỆN QUY HOẠCH 69
2. MỤC TIÊU THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐỂN NĂM 2015 VÀ 2020 70
3. DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC 71
3.1. Nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh 71
3.2. Nhu cầu sử dụng nước sạch 71

4. KHẢ NĂNG NGUỒN NƯỚC CẤP 73
4.1.Đối với nguồn nước dưới đất 73
4.2. Nguồn nước mặt 74
4.3. Các nguồn nước khác 75
4.3.1. Nước mưa 75
4.3.2. Nước biển 75
5. ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUY HOẠCH 76
5.1. Đối với việc thực hiện mục tiêu giải quyết nước hợp vệ sinh 76
5.2. Đối với việc thực hiện mục tiêu cấp nước sạch tứ CTCN phân tán 77
5.3. Đối với việc thực hiện mục tiêu cấp nước sạch từ các công trình
cấp nước tập trung 79
5.3.1. Về quy mô đầu tư và phương án bố trí các nhà máy nước 79
5.3.2. Về lựa chọn nguồn nước thô, vị trí lấy nước và xây dựng nhà
máy nước 79
5.3.3. Về chất lượng nước 81
6. TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030: 82
7. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH: 82
7.1. Đối với các CTCN phân tán 82
7.2. Đối với các CTCN tập trung 85
7.2.1. Tính toán nhu cầu sử dụng nước và nhu cầu đầu tư bổ sung 85
7.2.2. Phương án quy hoạch cấp nước sạch từ các HTN 86
7.2.3. Nhu cầu sử dụng đất 101
7.3. Kinh phí thực hiện quy hoạch 101
7.4. Nguồn vốn và phân kỳ đầu tư: 101
7.4.1. Nguồn vốn 101
7.4.2. Phân kỳ đầu tư 102
8. ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN: 103
9. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC VÀ CTCN 104
9.1. Đối với khu vực khai thác nước 104
9.2. Đối với khu vực nhà máy nước 105

9.3. Đối với mạng lười tuyến ống 105
CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1. TÁC ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG: 106
1.1. Giai đoạn trước khi xây dựng 106
1.2. Giai đoạn xây dựng 106
1.3. Giai đoạn vận hành 107

8
2. TÁC ĐỘNG KINH TẾ- XÃ HỘI 108
2.1. Tác động đối với quá trình phát triển đô thị hóa 108
2.2. Tác động đối với vệ sinh môi trường và đời sống cộng đồng 109
3. ĐỀ PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG 109
3.1. Giai đoạn trước khi xây dựng 109
3.2. Giai đoạn xây dựng 110
3.3. Giai đoạn vận hành 111
PHẦN III
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƯƠNG VII:
CÁC GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 113
1.1. Giải pháp về thông tin - truyền thông, giáo dục - vận động 113
1.2. Giải pháp về huy động vốn 114
1.3. Giải pháp về thể chế 116
1.4. Giải pháp về tăng cường công tác quản lý CTCN sau đầu tư 116
1.5. Về công tác chống thất thoát, thất thu nước sạch 117
1.6. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 118
1.7. Giải pháp về ứng dụng kỹ thuật – công nghệ 118
1.8. Giải pháp về tăng cường sự tham gia của cộng đồng 119
1.9. Giải pháp về đất xây dựng 119
1.10. Về các ưu tiên liên quan đến công tác đầu tư 119

2. PHÂN CÔNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 120
2.1. UBND Tỉnh 120
2.2. Sở Nông nghiệp và PTNT – Cơ quan thường trực Ban điều hành
CTMTQG về Nước sạch và VSMTNT Sở KH và CN 120
2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư 121
2.4. Sở Tài chính 121
2.5. Sở Y tế 122
2.6. Sở Giáo dục và Đào tạo 122
2.7. Sở Tài nguyên và Môi trường 122
2.8. Ban Dân tộc 122
2.9. Ngân hàng Chính sách xã hội 122
2.10. Các đoàn thể có liên quan cấp Tỉnh và các cơ quan truyền thông 123
2.11. UBND các huyện, thị xã, thành phố 123
2.12. Các đơn vị quản lý đầu tư xây dựng và quản lý vận hành 123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 124
A. KẾT LUẬN 125
B. KIẾN NGHỊ 125
Các tiêu chuẩn, quy phạm sử dụng trong đồ án quy hoạch cấp nước 127
Văn bản và tài liệu tham khảo 127
PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM 130
CÁC BẢN ĐỒ 131


9
GIẢI THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


1. BCKTKTXDCT Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình
2. BQLCTCC Ban quản lý công trình công cộng
3. CNH Công nghiệp hóa

4. CSTK Công suất thiết kế
5. CTCN Công trình cấp nước
6. CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
7. Cụm CN Cụm công nghiệp
8. DAĐT Dự án đầu tư
9. DA NCMR Dự án nâng cấp mở rộng
10. ĐBDTTS Đồng bào dân tộc thiểu số
11. HĐH Hiện đại hóa
12. HTN Hệ thống cấp nước (công trình cấp nước tập trung)
13. NLTK Năng lực thiết kế
14. NMN Nhà máy nước
15. NSNN Ngân sách nhà nước
16. QCVN Quy chuẩn Việt Nam
17. SKHĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư
18. TMĐT Tổng mức đầu tư
19. QĐ 62/TTg Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg, ngày 16/04/2004
của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện chiến nlược quốc gia về cấp nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
20. TTLT số 04/2013 Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BNNPTNT-

BTC-BKHĐT ngày 16/01/2013 của Liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân
sách Nhà nước chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn giai đoạn 2012-2015
21. UBND Ủy ban nhân dân
22. VSMTNT Vệ sinh môi trường nông thôn



10


GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ

1. Hoạt động cấp nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất,
cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây
dựng, quản lý vân hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước.
2. Dịch vụ cấp nước là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân trong
lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch.
3. Đơn vị cấp nước là tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các
hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn nước sạch và bán lẻ nước sạch.
4. Đơn vị cấp nước bán buôn là đơn vị cấp nước thực hiện việc bán nước
sạch cho một đơn vị cấp nước khác để phân phối, bán trực tiếp đến khách hàng sử
dụng.
5. Đơn vị cấp nước bán lẻ là đơn vị cấp nước thực hiện việc bán nước sạch
trực tiếp đến khách hàng sử dụng nước.
6. Khách hàng sử dụng nước là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình mua nước
sạch của đơn vị cấp nước.
7. Nước sạch là nước có các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh đạt Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT theo quy định của Bộ Y tế.
8. Nước hợp vệ sinh là nguồn nước trong, không bị vẩn đục, không màu,
không mùi, không vị; không có nguy cơ bị ô nhiễm và chứa các chất gây nguy hiểm
đến sức khỏe; khi sử dụng không gây ra dịch bệnh.
9. Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh (CTCN/ HTN): là một hệ thống
bao gồm các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước
sạch đến khách hàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên quan.
10. Mạng lưới cấp nước là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ nơi
sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III và các
công trình phụ trợ có liên quan.
11. Mạng cấp I là hệ thống đường ống chính có chức năng vận chuyển nước
tới các khu vực của vùng phục vụ cấp nước và tới các khách hàng sử dụng nước lớn.

12. Mạng cấp II là hệ thống đường ống nối có chức năng điều hòa lưu lượng
cho các tuyến ống chính và bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nước.
13. Mạng cấp III là hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các đường
ống chính và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sử dụng nước.
14. Công trình phụ trợ là các công trình hỗ trợ cho việc quản lý, vận hành,
bảo dưỡng, sửa chữa đối với hệ thống cấp nước như sân, đường, nhà xưởng, tường
rào, trạm biến áp, các loại hố van, hộp đồng hồ, họng cứu hỏa…
15. Thiết bị đo đếm nước là thiết bị đo lưu lượng, áp lực bao gồm các loại
đồng hồ đo nước, đồng hồ đo áp lực và các thiết bị, phụ kiện kèm theo.
16. Trộm cắp nước là hành vi lấy nước trái phép không qua đồng hồ đo nước,
tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của đồng hồ và các thiết bị khác có liên
quan đến đo đếm nước, cố ý hoặc thông đồng ghi sai chỉ số đồng hồ và các và các
hành vi lấy nước gian lận khác.
17. Vùng phục vụ cấp nước là khu vực có ranh giới xác định mà đơn vị cấp
nước có nghĩa vụ cung cấp nước sạch cho các đối tượng sử dụng nước trong khu vực
đó.

11
MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN ĐỒ ÁN QUY HOẠCH
Bình Thuận là tỉnh có điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn phức tạp; trữ lượng
nước dưới đất kém phong phú và phân bố không đồng đều; đa số các đồng bằng ven
biển bị nhiễm mặn, phèn; vùng cao thường bị nhiễm vôi; khí hậu đặc biệt khô hạn;
các sông suối hầu hết đều cạn kiệt trong mùa khô nên các năm qua, các cấp, ngành,
địa phương trong Tỉnh rất quan tâm đến việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (Chương trình) nhất là giải quyết
nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó hướng đến mục tiêu chủ yếu là cung cấp
nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn cho nhân dân khu vực nông thôn, góp phần làm thay
đổi nhận thức, hành vi, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện sức khỏe, từng bước

rút ngắn dần khoảng cách giữa khu vực nông thôn và đô thị.
Tính đến cuốn năm 2011, theo số liệu điều tra của Bộ chỉ số theo dõi-đánh giá
về nước sạch và vệ sinh môi trường (Bộ chỉ số), toàn Tỉnh đã có 89,27% dân số nông
thôn sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, có 42,74% dân số nông thôn toàn
tỉnh có cơ hội tiếp cận và sử dụng nguồn nước đạt QCVN 02/BYT, trong đó có
khoảng 33% số hộ sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung. Toàn bộ
các CTCN sau khi đầu tư đã được giao cho các đơn vị chuyên ngành quản lý, vận
hành. Kết quả về công tác giải quyết nước sinh hoạt nông thôn tỉnh ta đạt được cao
hơn mục tiêu bình quân của cả nước, được Bộ nông nghiệp và PTNT, các nhà tài trợ
và các địa phương bạn đánh giá cao.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Chương trình cũng còn thể hiện một số khó
khăn, tồn tại nhất định về nguồn lực đầu tư, quy mô công trình, chất lượng nước
cấp,…so với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân các địa phương trong tỉnh nên cần
phải có những định hướng để chấn chỉnh, khắc phục trong thời gian tới, thể hiện:
- Tỷ lệ người dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch còn thấp. Số lượng
công trình cấp nước tập trung chưa nhiều, thiếu đồng bộ, hệ thống mạng đường ống
chưa bao phủ hết các khu vựcdân cư có nhu cầu sử dụng nước.
- Nguồn nước thô cung cấp cho các nhà máy nước hiện khai thác từ các hồ nhỏ
không ổn định; nguồn nước dưới đất ngày càng bị suy kiệt, nhiều CTCN vận hành
vượt công suất thiết kế.
- Việc thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn theo quy định của Bộ Xây dựng
mới được triển khai; trình độ áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ tiên tiến; số
lượng, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực cấp nước nông thôn còn hạn chế
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước, vấn đề tam nông, phát triển nông nghiệp-nông thôn-nông dân và góp
phần thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới hiện nay, trong đó việc đáp ứng
nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển đời sống và kinh tế - xã hội khu vực
nông thôn là rất bức xúc nhằm phục vụ cho chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế
theo yêu cầu phát triển chung của toàn nền kinh tế trong giai đoạn sắp đến.
Để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ môi

trường, cần thiết phải lập quy hoạch công trình cấp nước sạch nông thôn. Quy hoạch
này là cơ sở định hướng cho việc đầu tư, xây dựng các công trình cấp nước có hiệu
quả, ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến nguồn nước và môi trường; đồng thời

12
cũng làm cơ sở khoa học phục vụ trực tiếp cho quá trình thực hiện CTMTQG Nước
sạch và VSMTNT giai đoạn năm 2012 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 366/QĐ/TTg ngày 31/03/2012 và cả giai đoạn 2016 -2020.
Do vậy, việc triển khai xây dựng Đồ án Quy hoạch cấp nước nông thôn tỉnh
Bình Thuận đến 2020 để làm cơ sở xem xét, đánh giá thực trạng và quyết định các
chủ trương về đầu tư xây dựng công trình cấp nước, tạo tiền đề đẩy nhanh phát triển
kinh tế- xã hội của tỉnh giai đoạn đến năm 2020 và sau năm 2020 là rất bức thiết.
2. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
QUY HOẠCH
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Quy hoạch cấp nước là cơ sở để đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống các
công trình cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn tỉnh Bình Thuận mang
tính ổn định lâu dài và bền vững. Quy hoạch này sẽ gắn kết với quy hoạch của các
ngành, lĩnh vực khác nhằm thực hiện các mục tiêu trong Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh đến năm 2020 đảm bảo tính chặt chẽ, đồng bộ và hiệu
quả;
- Hiện thực hoá Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn
đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt nhằm nâng cao sức khoẻ và chất lượng
sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, vệ
sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
- Định hướng cho việc lập kế hoạch 05 năm, trung hạn và hàng năm trong quá
trình triển khai thực hiện CTMTQG Nước sạch và VSMTNT;
- Khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường, đặc
biệt là môi trường nước để phát triển bền vững, góp phần khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường.

2.2. Nhiệm vụ
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân nông thôn, yêu cầu phát triển
bền vững, phù hợp với Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến
năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, góp phần thực hiện CTMTQG xây dựng
nông thôn mới đến năm 2020.
- Rà soát đánh giá lại các nguồn nước trong tỉnh, khả năng phát triển nhằm
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn vùng nghiên
cứu.
- Đề xuất các giải pháp bổ sung nguồn nước, nâng cao năng lực khai thác các
CTCN hiện có.
- Đề xuất các giải pháp và lộ trình đầu tư xây dựng CTCN trên từng địa bàn
đến năm 2020 và các dự án ưu tiên.
2.3. Phạm vi
- Theo đề cương đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1086/QĐ-
UBND ngày 20/5/2010, phạm vi thực hiện Quy hoạch cấp nước nông thôn đến năm
2020 gồm: địa bàn nông thôn toàn tỉnh Bình Thuận bao gồm các xã, thị trấn của 10
huyện, thị xã, thành phố nhưng không bao gồm các phường, thị trấn và khu dân cư,

13
khu du lịch thuộc phạm vi quản lý của Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bình Thuận
cụ thể như sau:
+ Huyện Tuy Phong: thị trấn Phan Rí cửa;
+ Huyên Bắc Bình: xã Hải Ninh, Phan Hiệp, Hòa Thắng và thị trấn Chợ Lầu;
+ Thành phố Phan Thiết: các phường và xã Phong Nẫm, Tiến Thành;
+ Huyện Hàm Thuận Nam: xã Thuận Quý, Tân Thành;
+ Thị xã La Gi: các phường và xã Tân Bình, Tân Phước.
- Ngoài ra, đối với các thị trấn thuộc các huyện và khu dân cư trung tâm huyện
Phú Quý, tuy thuộc địa bàn của Đồ án Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt nông
thôn nhưng do nhu cầu sử dụng nước sạch, quy mô công trình và nguồn vốn đầu tư
đã được tính toán trong Quy hoạch cấp nước đô thị đã được UBND Tỉnh phê duyệt

nên cũng không được đề cập trong Đồ án này để tránh bị trùng lắp về quy mô cấp
nước và kinh phí thực hiện.
3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ YÊU CẦU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
3.1. Nội dung
- Điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên, đánh giá thực trạng và dự báo khả năng;
- Đánh giá hiện trạng các công trình cấp nước hiện hữu trên địa bàn nông thôn;
- Xác định nhu cầu sử dụng nước sạch để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và các
hoạt động khác trên địa bàn nông thôn;
- Đánh giá nguồn nước mặt trên sông suối, công trình hồ chứa và nguồn nước
dưới đất phục vụ cho các công trình cấp nước;
- Xác định quan điểm, giải pháp cấp nước và quy mô hệ thống công trình cấp
nước cho các khu dân cư nông thôn theo các giai đoạn đến năm 2015, 2020;
- Sơ bộ xác định khái toán tổng mức đầu tư các công trình cấp nước theo giai
đoạn đến năm 2015, 2020;
- Xác định các nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư và đề xuất các Dự án ưu tiên;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện Quy hoạch ;
- Đánh giá tác động môi trường;
- Kết luận và kiến nghị.
3.2. Phương pháp
Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra, Quy hoạch được xây dựng dựa trên cơ sở các
hệ phương pháp nghiên cứu, triển khai chủ yếu như sau:
- Phương pháp kế thừa: Trên cơ sở tổng hợp, phân tích và xử lý tất cả các thông
tin, tài liệu, dữ liệu có liên quan thu thập và cập nhật được trên phạm vi nghiên cứu, kế
thừa có chọn lọc các thông tin cần thiết đáp ứng mục tiêu của Đồ án. Đây là một trong
những phương pháp được ứng dụng, triển khai liên tục trong suốt quá trình thực hiện và
có vai trò rất quan trọng.
- Phương pháp phân tích logic toán học: Trên cơ sở các thông tin cập nhật
được, kết hợp với những kinh nghiệm thực tế các tác giả đã phân tích tất cả các yếu tố
có lợi và các yếu tố không cần thiết để thiết lập mạng lưới và kế hoạch điều tra khảo sát
thực tế có hiệu quả nhất.


14
- Phương pháp điều tra thực tế: Triển khai trên địa bàn hầu hết các huyện, xã
trong tỉnh. Thông qua việc khảo sát, đo đạc, lấy và phân tích mẫu các loại ngoài hiện
trường, kết hợp với việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân, chính quyền địa
phương và các đơn vị đang trực tiếp quản lý vận hành các CTCN đã cập nhật được
lượng thông tin lớn và sát thực. Từ đó làm cơ sở khoa học để tiến hành phân tích,
đánh giá các yếu tố tác động đến cấp nước nông thôn, đánh giá tài nguyên nước, hiện
trạng khai thác, sử dụng nước, vệ sinh môi trường, giá thành xây dựng các công trình
cấp nước
- Phương pháp phân tích thí nghiệm: Được áp dụng trong việc phân tích các
mẫu nước ở trong phòng và ngoài trời phục vụ công tác đánh giá chất lượng nước
phục vụ cho cấp nước sạch nông thôn trong tỉnh
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng trong suốt quá trình cập nhật, thống
kê hiện trạng khai thác, sử dụng nước ở nông thôn thông qua các phiếu mẫu điều tra
thực tế và các tài liệu, thông tin thu thập được.
- Phương pháp chồng chập các loại bản đồ: Áp dụng trong việc phân tích
chồng chập các loại bản đồ có liên quan (địa hình, hành chính, địa chất, thuỷ văn, thổ
nhưỡng, sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế ) để thành lập ra các sản phẩm
chính của Dự án là: Bản đồ địa chất thuỷ văn, bản đồ hiện trạng sử dụng nước sạch,
bản đồ Quy hoạch cấp nước sạch.
- Phương pháp sử dụng Hệ thống thông tin địa lý thông tin (GIS): áp dụng
trong suốt quá trình lập và số hoá các loại sản phẩm dạng bản đồ và đồ thị đã được xây
dựng trong quá trình xử lý và cập nhật thông tin.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Thông qua việc khảo sát, đo đạc thực tế
ngoài hiện trường, tập thể tác giả đã đánh giá tổng quan và chi tiết các nhân tố tác
động đến việc khai thác sử dụng nước sạch nông thôn trong tỉnh.
- Phương pháp chuyên gia: Tận dụng và tranh thủ tối đa các ý kiến trao đổi,
đóng góp của chuyên gia các ngành liên quan ở trong và ngoài tỉnh để tiến hành phân
tích các phương án cấp nước, tính toán chi phí, các nguồn vốn đầu tư cho việc thực hiện

Đồ án.
3.3. Yêu cầu đối với công tác lập quy hoạch
- Nghiên cứu toàn diện về điều kiện, yếu tố tự nhiên, môi trường và xã hội có
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực cấp nước sạch khu vực nông thôn trên
địa bàn tỉnh;
- Bảo đảm tính thống nhất với Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh
môi trường nông thôn, CTMTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2012-2015
(NTP 3), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương, với quy
hoạch các ngành, lĩnh vực liên quan, nhất là với Quy hoạch thuỷ lợi, giao thông,
CTMTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình xóa đói giảm nghèo và lồng ghép
với các chương trình khác của Chính phủ và của tỉnh Bình Thuận;
- Đảm bảo việc khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, phù hợp với
phương án khai thác, sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông;
- Nghiên cứu áp dụng đa dạng hóa các loại hình công nghệ phù hợp với điều
kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của nông thôn; trong đó, ưu tiên cấp nước cho những

15
vùng tập trung đông dân cư; khu vực rất khó khăn về nguồn nước sinh hoạt, tận dụng
các công trình cấp nước hiện có để nâng cấp, mở rộng, đồng thời tìm kiếm các nguồn
nước ổn định cho các vùng thường xuyên hạn hán, lũ lụt.
- Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn nước bằng các loại hình công nghệ
phù hợp, nâng cao chất lượng nước thông qua việc áp dụng các công nghệ mới phù
hợp trên cơ sở ưu tiên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cấp nước đồng thời
tiếp tục duy trì công nghệ truyền thống, vận hành đơn giản, kinh phí đầu tư và giá
thành sản xuất nước thấp đối với các khu vực miền núi, dân cư rải rác;
- Thực hiện chủ trương về xã hội hóa trong việc đầu tư và quản lý khai thác
các công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn theo Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg
ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

4. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH

4.1. Các văn bản của Trung ương
- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
- Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch
xây dựng
- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 và Nghị định số
124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ
nước sạch (xem Phụ lục M.1);
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2009 và Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình
cấp nước sạch nông thôn;
- Quyết định số 366/2012/QĐ-TTg ngày 31/03/2012 V/v: phê duyệt Chương
trình mục tiêu Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn
2012-2015 (xem Phụ lục M.2)
- Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/04/2004 về tín dụng thực hiện
Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Quyết định số 120/2009/QĐ-TTg ngày 06/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ
v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ
đến năm 2020 ;
- Quyết định số 104/2000/QĐ - TTg ngày 25/8/2000 V/v: phê duyệt chiến lược
quốc gia nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
- Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày
16/01/2013 của Liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch
và Đầu tư về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi
cho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai
đoạn 2012-2015.
- Thông tư số 54/201/TT-BTC ngày 04/05/2013 của Bộ Tài chính Quy định về

quản lý sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;

16
- Quyết định 439/QĐ-BXD ngày 26/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng V/v:
công bố Tập suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận
kết cấu công trình năm 2012;
4.2. Văn bản của UBND tỉnh Bình Thuận
- Quyết định số 1086/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 và Quyết định số 167/QĐ-
UBND ngày 15/01/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận V/v phê duyệt đề cương nhiệm
vụ quy hoạch cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (xem Phụ lục
M.3);
- Quyết định số 50/2008/QĐ-UBND, ngày 25/06/2008 về ban hành Quy định
phân công, phân cấp quản lý nhà nước về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
- Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 V/v phê duyệt Đồ án Quy
hoạch tổng thể cấp nước đô thị tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;
- Quyết định số 720/QĐ-UBND ngày 11/04/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận
V/v công bố Bộ chỉ số theo dõi-đánh giá nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Bình
Thuận năm 2011;
- Quyết định số 1290/QĐ-UBND ngày 04/06/2013 của UBND tỉnh Bình
Thuận V/v công bố số liệu Bộ chỉ số theo dõi-đánh giá nước sạch và Vệ sinh môi
trường tỉnh Bình Thuận năm 2012;
- Quy hoạch phát triển thủy lợi các xã miền núi vùng cao tỉnh Bình Thuận đến
năm 2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1552 QĐ/CT-UBBT ngày
23/4/2004;
- Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 18/02/2013 của UBND tỉnh về Phê duyệt
Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìm
2030;
- Quy hoạch giai đoạn 2010-2020 của các ngành Nông nghiệp và PTNT, Giao
thông, Công nghiệp, Du lịch, Xây dựng;

5. CHỦ ĐẦU TƯ, ĐƠN VỊ TƯ VẤN, PHẢN BIỆN, THẨM ĐỊNH
5.1. Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn
- Chủ đầu tư: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình
Thuận là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Bình Thuận
- Đơn vị tư vấn: Chủ đầu tư tự thực hiện.
Địa chỉ: 61 Cao Thắng – Phan Thiết
Điện thoại: 0623.821775 Fax: 0623.827819
5.2. Đơn vị phản biện: Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Bình Thuận
Địa chỉ: 08 Nguyễn tất Thành, thành phố Phan Thiết
Điện thoại: 0623.829084 Fax: 0623.829084
5.3. Đơn vị thẩm định: Sở Xây dựng Bình Thuận
Địa chỉ: 03 Đại lộ Nguyễn Tất Thành
Điện thoại: 0623.827411 Fax: 0623.827058

17
6. THỜI GIAN THỰC HIỆN
- Từ tháng 10/2010: Tổ chức đi thực địa, khảo sát và thu thập số liệu Lựa
chọn phân tích phương án, vị trí xây dựng. Đối chiếu, cập nhật số liệu ban đầu. Công
tác nội nghiệp biên tập, hiệu chỉnh.
- Tháng 10/2012: Hội thảo lấy ý kiến các ngành và địa phương liên quan (xem
Phụ lục M.4: Thông báo kết quả cuộc họp tổ chức lấy ý kiến các ngành và địa
phương về dự thảo Đồ án Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch nông thôn);
- Tháng 12/2012: Rà soát, đề nghị điều chỉnh mục tiêu Quy hoạch;
- Tháng 01/2013: UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung mục tiêu Quy
hoạch;
- Tháng 05/2013: Hoàn chỉnh Đồ án theo mục tiêu điều chỉnh và tổ chức lấy ý
kiến phản biện.
- Tháng 7/2013: Thực hiện công tác phản biện (xem Phụ lục M.5: Báo cáo
phản biện của Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh và Phụ lục M.6: Công văn giải trình

tiếp thu ý kiến phản biện về Đồ án Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn đến năm
2020 tỉnh Bình Thuận);
- Tháng 8/2013: Chỉnh sửa, hoàn thiện sau khi tiếp thu ý kiến phản biện và
trình Hội đồng thẩm dịnh tỉnh.
7. NỘI DUNG BÁO CÁO THUYẾT MINH
- Mở đầu
- Phần I: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng cấp nước
sinh hoạt nông thôn;
- Phần II: Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt nông thôn đến năm 2020;
- Phần III: Giải pháp và tổ chức thực hiện;
- Kết luận và kiến nghị.







18















PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN

19
CHƯƠNG I:
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, TỰ NHIÊN VÀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN (nguồn Niên giám Thống kê Bình Thuận)
1.1. Vị trí, diện tích tự nhiên
Tỉnh Bình Thuận có tọa độ địa lý từ 10
o
33’42’’ đến 11
o
33’18’’ vĩ độ Bắc và
từ 107
o
23’41’’ đến 108
o
52’42’’ kinh độ Đông, với tứ cận như sau:
- Phía Đông - Đông Nam : giáp biển Đông.
- Phía Tây : giáp tỉnh Đồng Nai.
- Phía Tây Nam : giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Phía Bắc : giáp tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận.
Tổng diện tích tự nhiên 781.360 ha




















Vị trí địa lý vùng tỉnh Bình Thuận

1.2. Khí hậu
Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực khô hạn, có khí hậu nhiệt đới gió mùa
điển hình, ít mưa, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa Đông.
1.3. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình trong năm 26,5
o
C – 27,5
o
C, trung bình năm cao nhất 30
o
C
- 32

o
C, trung bình năm thấp nhất 22
o
C - 23
o
C, biên độ nhiệt ngày và đêm 8-9%. Tổng
nhiệt độ năm 6.800
o
C – 9.900
o
C.



20
1.4. Mưa
Mùa mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm 85% lượng
mưa cả năm. Lượng mưa hàng năm thay đổi theo hướng tăng dần về phía Nam,
lượng mưa trung bình từ 800 – 1.600 mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước (1.900
mm/năm).
1.5. Nắng
Vùng ven biển 2.900-3.000 giờ/năm, trung du 2.500-2.600 giờ/năm. Số giờ
nắng bình quân trong ngày 9-10 giờ vào mùa khô và 7-8 giờ vào mùa mưa.
1.6. Lượng bốc hơi và độ ẩm
Lượng bốc hơi trung bình 1.250 - 1.450 mm/năm, lượng bốc hơi > 4 mm/ngày
vào mùa khô và 1,5 – 2 mm/ngày vào mùa mưa.
Độ ẩm trung bình 75-85%.
Bảng 1.1: Đặc trưng khí hậu
TT Đặc trưng khí hậu Đơn
vị

Phan Rí Phan
Thiết
Hàm
Tân
1 Tổng nhiệt độ năm
0
C

9807.0

9773.4
9628.4

2 Nhiệt độ trung bình năm
0
C 26.9

26.7
26.4

3 Số tháng có n.độ tr.bình < 20
0
tháng 0

0

0

4 Nhiệt độ tháng lạnh nhất
0

C 25.3

24.7

24.6

5 Biên độ năm của nhiệt độ
0
C

2.7

4.0

3.6

6 Tổng lượng mưa năm mm 709.8

1069.5

1695.5

Nguồn: Đề án QH-KH Thuỷ lợi 2010-2015 và tầm nhìn 2020
1.7. Chế độ gió

Hàng năm có 2 loại gió chính có ảnh hưởng đến khí hậu tỉnh là:
- Gió mùa Tây Nam: Từ tháng 5 đến tháng 10;
- Gió mùa Đông Bắc: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Cường độ gió lớn ở các vùng ven biển gần như quanh năm có thể gây ra
những khó khăn cho sản xuất, đời sống, nhưng lại là nguồn năng lượng sạch, tái sinh

vô tận.
1.8. Bão và áp thấp nhiệt đới
Theo số liệu trắc quan trong 84 năm (1910-1994) chỉ có khoảng 20% số năm
có bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Bình Thuận. Song những năm gần đây, số
lượng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ và có ảnh hưởng trực tiếp đến Bình Thuận có
xu hướng gia tăng và diễn biến bất thường. Bão, áp thấp nhiệt đới thường có khả
năng xuất hiện vào các tháng 10 - 12 trong năm. Bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ thường
kéo theo mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở đất đai, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống
của người dân.
2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH
Tỉnh Bình Thuận trải dọc biển Đông theo hướng Đông Bắc – Tây Nam có
chiều dài khoảng 160 km, chiều rộng 95 km, nơi hẹp nhất 32 km. Chiều dài bờ biển
192 km. Phía Bắc giáp sườn núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, phía Nam có dãi đồi

21
cát chạy dài dọc bờ biển. Phần lớn lãnh thổ Bình Thuận là đồi núi thấp, đồng bằng
ven biển.
Toàn tỉnh chia ra làm 4 dạng địa hình sau:
- Đồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên, phân bố dọc
ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân; rộng lớn nhất là ở Bắc Bình, dài khoảng 52
km, rộng 20 km, địa hình chủ yếu là những đồi lượn sóng.
- Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên, gồm: đồng bằng phù sa
ven biển ở các lưu vực từ sông Lòng Sông đến sông Dinh nhỏ hẹp, độ cao từ 0-12 m,
riêng đồng bằng thung lũng sông La Ngà, độ cao từ 90-120 m.
- Vùng đồi gò chiếm 31,66% diện tích, độ cao 30-50 m kéo dài theo hướng
Đông Bắc - Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh.
- Vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích tự nhiên. Đây là những dãy núi của
khối Trường Sơn chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam từ phía Bắc huyện Bắc
Bình đến Đông Bắc huyện Đức Linh. Các đỉnh núi cao nhất của tỉnh là B’Nom
M’Hai (1.642 m, huyện Đức Linh), Hỏa Diệm (1.533 m, huyện Tuy Phong).

Đặc điểm địa hình trên tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế đa dạng.












Sơ đồ phân tích địa hình
3. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN:
3.1. Về lưu lượng:
Hệ thống sông suối của tỉnh Bình Thuận hầu hết xuất phát từ phía Tây, nơi có
các dãy núi của dãi Trường Sơn Nam, tiếp giáp với lưu vực thượng nguồn sông Đồng
Nai và đổ ra biển Đông theo hướng Bắc - Nam hoặc Tây Bắc - Đông Nam, ngoại trừ
sông La Ngà đổ vào sông chính là sông Đồng Nai. Đa số các sông, suối có lưu vực
hẹp, độ dốc lòng sông lớn, dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa, nhiều sông suối bị
cạn kiệt hoàn toàn vào mùa khô, riêng sông La Ngà có dòng chảy dồi dào hơn do
lượng mưa nhiều, lưu vực rộng và bắt nguồn từ Lâm Đồng. Tỉnh có 7 lưu vực sông
chính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan,
sông Dinh và sông La Ngà.


22
- Sông Lòng Sông: bắt nguồn từ núi cao phía Tây huyện Tuy Phong đổ ra vũng
Long Hương, chiều dài 50 km, diện tích lưu vực 520 km

2
, lưu lượng bình quân 5,2
m
3
/s, độ dốc lòng sông lớn, thường có lũ quét vào mùa mưa.
- Sông Luỹ: bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy qua huyện Bắc Bình, đổ ra
biển ở Phan Rí Cửa. Chiều dài 85 km, diện tích lưu vực 1.973 km
2
, lưu lượng trung
bình 19,7 m
3
/s. Tổng lượng nước hàng năm khoảng 930 triệu m
3
.
- Sông Cái Phan Thiết (sông Phú Hài): bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy
qua phía Bắc Phan Thiết đổ ra vịnh Phú Hài. Chiều dài 87 km, diện tích lưu vực
1.050 km
2
, sông bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều.
- Sông Cà Ty: bắt nguồn từ núi Ông chảy qua Phan Thiết đổ ra biển tại cửa
Thương Chánh. Diện tích lưu vực 820 km
2
, chiều dài 65 km, lưu lượng trung bình
10,9 m
3
/s.
- Sông Phan: có tổng chiều dài 58 km, diện tích lưu vực 465 km
2
, lưu lượng
bình quân, sông đổ ra biển tại xã Tân Hải, thị xã La Gi.

- Sông Dinh bắt nguồn từ núi Ông (Tánh Linh), chiều dài 55 km, diện tích lưu
vực 835 km
2
, lưu lượng bình quân 18,3 m
3
/s
- Sông La Ngà bắt nguồn từ tỉnh Lâm Đồng đổ ra sông Đồng Nai, chiều dài
270 km. Lưu lượng trung bình về mùa mưa là 65,2 – 190 m
3
/s, lưu lượng mùa kiệt là
7,37 m
3
/s. Về mùa mưa thường gây ngập úng ở các vùng thấp huyện Đức Linh, đặc
biệt năm 1999 xảy ra lũ lớn trên sông La Ngà đạt cao trình 122,12 m
.
Bảng 1.2: Các đặc trưng của 07 sông chính


Đặc trưng thủy lý sông

Đơn vị

Sông
Lòng
Sông
Sông

Lũy
Sông
Cái

Phan
Thiết

Sông


Ty
Sông
Phan
Sông

Dinh

Sông
La
Ngà
Toàn
tỉnh
A B 1 2 3 4 5 6 7 8
Nơi bắt nguồn

nội
tỉnh
Di
Linh
Di
Linh
Núi
Ông
Núi

Ông
Núi
Ông
Bảo
Lộc

Cửa sông

Liên
Hương
Phan

Phan
Thiết
Phan
Thiết
Tân
Hải
La Gi

S Đồng
Nai

Chiều dài sông km 50 98 71 56 58 58 272 663
Chiều dài lưu vực km 45 61.5 88 45 55 61.5 160

Diện tích lưu vực km
2
511 1910 1050 753 582 904 4170 9.880
Cao dộ bình quân lưu vực m 531 371 190 159 121 371 468


Độ dốc bình quân lưu vực % 14.9 12.3 3.8 11.2 6 12.3 5.6
Độ rộng lưu vực bình quân km 11.4 31 15.4 16.7 16.4 31 26.1

Mật độ lưới sông km/km

0.46 0.38 0.44 0.32 0.15 0.38 0.58

Hệ số uốn khúc 1.32 1.69 2.5 1.4 1.1 1.69 3.02

Nguồn: Đề án QH-KH Thuỷ lợi 2010-2015 và tầm nhìn 2020

Nguồn tài nguyên nước của tỉnh Bình Thuận chủ yếu dựa vào nguồn nước mặt
của 7 lưu vực sông chính nêu trên; tuy nhiên do lòng sông dốc, mùa mưa nước chảy
xiết gây lũ lụt, mùa khô cạn kiệt gây khô hạn, do còn thiếu nhiều các công trình hồ và

23
đập dâng giữ nước nên khả năng khai thác còn hạn chế nên hiện nay một số khu đô
thị và các khu công nghiệp mới chưa được cân đối đủ nguồn nước cấp.
Bảng 1.3: Đặc trưng nguồn nước mặt tại các lưu vực sông
Sông, vị trí
Flv (km
2
) Mo
(l/s.km
2
)
Qo
(m
3

/s)
Wo
(10
6
m
3
)

Ghi chú
Th

y Văn Phú Hi

p



3
.
060

41,6

127,2

4.011,888

33 năm

Cửa sông Dinh 904 20,8 18,8 592,95

Cửa sông Phan 582 19,5 11,35 357,979
C

a sông Cà Ty



753

18,0

13,57

427,998


Cửa sông Quao 930 15,1 14,03 442,506
C

a sông L
ũy



1.910

1
2,93

24,71


779,353


Cửa sông Lòng Sông 511 12,02 6,25 197,125

Nguồn: Chi cục Thủy lợi Bình Thuận
3.2. Về chất lượng nước:
Quan trắc chất lượng nước mặt tại 12 địa điểm: sông La Ngà, sông Phan, sông
Dinh, sông Cà Ty, sông Cái, sông Lũy, sông Lòng Sông, hồ Phú Hội, đập Đá Dựng,
đập Xuân Quang, hồ Sông Quao và hồ Bàu Trắng. So với Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt QCVN 08: 2008/BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành, kết quả quan trắc cho thấy:
- Hầu hết các mẫu nước mặt đều có giá trị pH nằm trong giới hạn cho phép của
Quy chuẩn là từ 6 – 8,5;
- DO thay đổi theo từng năm có giá trị từ 3,04 - 8,29 mg/l. Giá trị DO thường
thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (5 mg/l) vào mùa khô. Tại thời điểm quan trắc tháng
05/2010, hầu hết các điểm quan trắc đều thấp hơn quy chuẩn cho phép từ 0,42 – 0,95
lần. Cụ thể: sông La Ngà 2,81 mg/l; sông Phan 2,12 mg/l; sông Dinh 3,56 mg/l; sông
Cà Ty 4,04 mg/l; sông Cái 4,06 mg/l; sông Luỹ 3,62 mg/l; sông Lòng Sông 4,13
mg/l; đập Đá Dựng 3,84 mg/l, hồ Phú Hội 4,12 mg/l, đập Xuân Quang 3,39 mg/l, hồ
Bàu Trắng 4,76 mg/l, đập sông Quao 4,67 mg/l. Nguyên nhân làm giá trị DO thấp là
do nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ hoặc nhiễm mặn;
- TSS tại các điểm quan trắc vượt chuẩn dao động trong khoảng 2,79-359
mg/l, một số vị trí vượt chuẩn cho phép (30 mg/l) từ 1-11,97 lần. Từ năm 2005 –
2009, giá trị TSS có chiều hướng tăng dân qua mỗi năm và đến năm 2009 hầu hết các
điểm quan trắc nước mặt đều bị vượt chuẩn (giới hạn cho phép là 30 mg/l) ở chỉ tiêu
này. Cao nhất tại: sông Dinh (326 mg/l), đập Xuân Quang (253 mg/l);
- Cl
-

tại hầu hết các sông, hồ, đập đều đạt chuẩn cho phép (400 mg/l), chỉ riêng
tại sông Cà Ty có giá trị Cl
-
rất cao (1.770,5 mg/l), vượt quy chuẩn 4,4 lần. Phần lớn
nguồn nước nhiễm mặn do điểm lấy mẫu nằm gần cửa sông đổ ra biển hoặc do thời
điểm lấy mẫu vào lúc triều lên nước biển xâm nhập mặn sâu vào đất liền;
- Hầu hết các giá trị COD đo được dao động trong khoảng 9,2 – 60,5 mg/l, một
số vị trí vượt chuẩn từ 1,03-4,03 lần (giá trị cho phép là 15 mg/l). Cao nhất là tại hồ
Phú Hội (60,5 mg/l), tiếp theo là đập Đá Dựng (50,9 mg/l). Nguồn gốc ô nhiễm hữu
cơ chủ yếu do các hoạt động vận chuyển, các hoạt động chăn nuôi, tưới tiêu nông
nghiệp và chất thải sinh hoạt;
- Một vài vị trí quan trắc có nồng độ NO
3
-
dao động từ 5,3 – 14,55 mg/l, vượt
giá trị giới hạn quy định trong quy chuẩn nước mặt cột A2 (5 mg/l) từ 1,06 – 2,91
lần. NO
3
-
hiện diện trong nguồn nước từ một số nguyên nhân như: chất thải đô thị,
công nghiệp, sinh hoạt, phân bón hóa học, chất thải chăn nuôi và khí thải lắng đọng;

24
- Kết quả quan trắc chỉ tiêu Fe năm 2009 vượt chuẩn từ 1,2 – 3,5 lần (giới hạn
cho phép của cột A2 là 1 mg/l) tại hồ Phú hội (3,53 mg/l), hồ Bàu Trắng (1,22 mg/l),
đập Xuân Quang (4,84 mg/l). Hàm lượng Fe cao phụ thuộc vào kiến tạo địa chất khu
vực mà nguồn nước chảy qua;
- Các chỉ tiêu dầu mỡ, As, Hg, CN
-
, Pb đều nằm trong giới hạn cho phép của

QCVN 08: 2008/BTNMT;
- Coliform trong nước mặt tại sông lớn dao động từ 1,5 x 10
4
- 9,3 x 10
4

MPN/100 ml, vượt chuẩn từ 3 - 18,6 lần. Tại các hồ, Coliform hầu như nằm trong
giới hạn cho phép của QCVN 08: 2008/BTNMT cột A2. Riêng tại hồ Bàu Trắng, hồ
Sông Quao, hồ Phú Hội, coliform đột ngột cao vào năm 2007 với các giá trị lần lượt
là 11 x 10
4
, 11 x 10
3
và 24 x 10
3
MPN/100 ml; những năm khác tại các vị trí trên thì
nồng độ coliform không đáng kể và nằm trong giới hạn cho phép. Nhìn chung, mức
độ ô nhiễm vi sinh thay đổi theo từng vị trí và theo từng năm, hầu hết nước mặt bị ô
nhiễm coliform là do chất thải từ hoạt động sinh hoạt của con người gây nên.
- Trong các năm gần đây qua thực tế theo dõi nguồn nước thô từ các sông suối
và các công trình thủy lợi cho thấy chất lượng có chiều hướng bị suy giảm, độ đục
biến động khá mạnh, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, vào thời gian đầu mùa mưa
độ đục tăng đột biến rất cao, có trường hợp vượt trên 1.000 NTU (NMN Hàm Thuận
Bắc, Thuận Nam, Sông Phan ), đồng thời tăng, giảm bất thường gây rất nhiều khó
khăn cho công tác xử lý của Nhà máy. Mặt khác, do ý thức về bảo vệ môi trường của
phần lớn dân cư còn rất hạn chế nên việc xả rác thải, nước thải và các hóa chất bảo
vệ thực vật vào nguồn nước còn tùy tiện làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
nguồn nước thô cung cấp cho các nhà máy nước. Do vậy, trong thời gian tới cần tăng
cường công tác truyền thông, vận động nhằm nâng cao nhận thức và làm thay đổi
hành vi của cộng đồng dân cư, đồng thời có các biện pháp bảo vệ rừng đầu nguồn và

ngăn chặn có hiệu quả các tác động xấu đến chất lượng nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, chất lượng nguồn nước mặt trên các sông suối, ao hồ trong tỉnh
đến nay vẫn cơ bản đáp ứng được Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt theo QCVN 08: 2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường nên có thể
cung cấp nguồn nước thô phục vụ cho các nhà máy nước sản xuất nước sạch trên địa
bàn nông thôn trong tỉnh.
4. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN:
4.1. Đặc điểm tổng quát
Bình Thuận tuy có nhiều tầng chứa nước, song nước dưới đất phân bố không
đồng đều cả trên diện và theo phương thẳng đứng và thuộc dạng kém phong phú do
điều kiện khí hậu khô hạn, lượng mưa thấp, lượng bốc hơi cao, địa hình dốc, cấu tạo
địa chất khá phức tạp. Mặt khác là một tỉnh ven biển nên nước ngầm của Bình Thuận
thường bị nhiễm mặn, ở các vùng này thành phần hoá học của nước ngầm biến động
rất lớn. Tổng trữ lượng tiềm năng khai thác nước nhạt thiên nhiên dưới đất toàn tỉnh
là 2.151.851 m
3
/ngày, trữ lượng dự báo khai thác khu vực 80.410 m
3
/ngày. Các trầm
tích bở rời vùng địa hình thấp thường bị nhiễm mặn, các tầng chứa nước khu vực địa
hình cao thường bị nhiễm phèn, nhiễm vôi. Tại các cửa sông tổng độ khoáng hóa
khoảng 3 – 14 g/l phụ thuộc vào cấu tạo địa chất và xâm nhập mặn, khu vực cửa
sông Phan, sông Cà Ty, sông Lũy có mức độ ô nhiễm cao.

25
Tuy nhiên, hiện nay nước dưới đất lại là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ
yếu cho hơn 60% dân số trong tỉnh. Vào thời điểm khô hạn, người dân còn tận dụng
khai thác nước dưới đất để tưới sản xuất nông nghiệp, nhất là các khu vực trồng cây
thanh long.
4.2. Các tầng chứa nước

Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Điều tra – Quy hoạch Địa chất thủy văn
705, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có các tầng chứa nước sau:
1) Tầng chứa nước trong các trầm tích Đệ tứ không phân chia (Q):
Tầng chứa nước phân bố rải rác ở các dải viền quanh khối nhô dưới dạng các
thềm sông gặp phổ biến ở khu vực Đông Bắc và Tây Nam Phan Thiết.
Thành phần thạch học gồm cuội, sỏi lẫn sét, cát hoặc sét pha, cát thạch anh hạt
mịn đến trung. Bề dày tầng chứa nước thường < 5m, có nơi 5 – 15m. Hệ số thấm của
sét pha thay đổi từ 0,1 đến 0,5 m/ng; Cát, cát pha 5 - 8 m/ng. Độ giàu nước kém, lưu
lượng các mạch nước dao động trong khoảng 0,1 đến 0,2l/s.
Nước trong các trầm tích này thuộc loại nước dưới đất có mặt thoáng tự do. Về
chất lượng nước chủ yếu là nước lợ với độ tổng khoáng hoá thường gặp từ 0,1 - 1g/l,
nước thuộc loại nhạt.
Động thái của nước biển đổi theo mùa, nguồn cung cấp cho tầng chứa nước là
nước mưa, nước từ các đới chứa nước trong vỏ phong hoá của granit.
2) Tầng chứa nước Holocen (QIV):
Các trầm tích Holocen phân bố ven các thung lũng sông và trên đồng bằng sông
Bắc Ruộng, Tánh Linh, Phan Rí và cửa sông Phan. Tầng chứa nước phân bố rộng ở
vùng Lương Sơn, chúng trải dài dọc theo hai bờ sông Lũy trên diện tích 70km2, bề
dầy có xu hướng tăng dần từ thượng lưu (2m) xuống hạ lưu (28m), trung bình 15m.
Ở vùng Phan Thiết các trầm tích Holocen phân bố dọc quốc lộ 1 từ xã Hàm Kiệm
đến thị trấn Phú Long và theo tỉnh lộ 8 từ xã Hàm Trí đến thành phố Phan Thiết với
diện tích 130km2, bề dày nhỏ hơn 15m.
Đất đá chứa nước hình thành từ nhiều nguồn gốc bao gồm sông - đầm lầy
(abQIV), biển (mQIV), biển - gió (mvQIV) và sông biển đầm lầy (ambQIV), trong
đó nước ngọt trong các trầm tích biển tồn tại dưới dạng thấu kính. Thành phần thạch
học đất đá chứa nước gồm các lớp cát mỏng, cuội sỏi, bột sét xen kẽ nhau. Bề dày
tầng chứa nước thay đổi trong phạm vi rộng từ 2 đến 25 m. Hệ số thấm cũng biến đổi
rất mạnh theo không gian với khoảng giá trị thường gặp từ 0,4 đến 10 m/ng, với
thành phần đất đá chứa nước là cát lẫn sạn có nguồn gốc sông - biển - đầm lầy.
Về chất lượng, nước trong các trầm tích Holocen có độ khoáng hoá tăng dần từ

rìa đồng bằng ra rìa sông và cửa biển. Ở rìa đồng bằng M = 0,1 – 1 g/l nhưng ở vùng
cửa sông độ tổng khoáng hoá tăng đến trên 1,5 g/l, cá biệt có nơi lớn hơn 10 g/l. Với
các thấu kính ở vùng ven biển, ở phần trung tâm chứa nước ngọt còn phần ven rìa
nước bị mặn. Động thái nước dưới đất biến đổi theo mùa với biên độ dao động từ 0,5
đến 3m. Nguồn cung cấp cho nước dưới đất là nước mưa, nước mặt.
Nhìn chung tầng chứa nước Holocen có chiều dày nhỏ, độ chứa nước kém, hầu
hết bị nhiễm mặn do sự xâm nhập của nước biển (vùng cửa sông, ven biển) hoặc
muối hoá thổ nhưỡng (vùng nội đồng) nên không có ý nghĩa lớn đối với cung cấp
nước, trừ một số khu vực và trong các thấu kính nhỏ, biệt lập có chứa nước nhạt.
3) Tầng chứa nước lỗ hổng nhiều nguồn gốc tuổi Pleistocen – Holocen (QII -
IV):

×