TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MÔ 2
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TRỊ CHƠI ĐỂ PHÂN TÍCH
CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETTEL
TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2023
Mã lớp học phần: 2324MIEC0311
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Hồng Lan
Nhóm thực hiện: 07
Năm học: 2022-2023
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỘC QUYỀN NHĨM VÀ
LÝ THUYẾT TRỊ CHƠI............................................................................................................. 5
1.1. ĐỘC QUYỀN NHĨM...........................................................................................................5
1.1.1. Đặc trưng của thị trường độc quyền nhóm.........................................................................5
1.1.1.1. Khái niệm............................................................................................................................ 5
1.1.1.2. Các đặc trưng cơ bản..........................................................................................................5
1.1.2. Nguyên tắc xác định trạng thái cân bằng trên thị trường độc quyền nhóm........................6
1.1.3. Một số mơ hình độc quyền nhóm cơ bản...........................................................................7
1.1.3.1. Mơ hình Cournot.................................................................................................................7
1.1.3.2. Mơ hình Stackelberg.........................................................................................................10
1.1.3.3. Mơ hình Bertrand.............................................................................................................. 11
1.1.3.4. Mơ hình đường cầu gãy....................................................................................................14
1.2. LÝ THUYẾT TRỊ CHƠI....................................................................................................16
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản trong lý thuyết trò chơi.............................................................16
1.2.1.1. Lý thuyết trị chơi là gì?....................................................................................................16
1.2.1.2. Các khái niệm cơ bản........................................................................................................16
1.2.2. Xác định cân bằng Nash trong trò chơi đồng thời............................................................18
1.2.3. Xác định cân bằng Nash trong trò chơi tuần tự................................................................20
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETTEL TRÊN THỊ
TRƯỜNG VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2023...........................................23
2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG TẠI VIỆT NAM..................................23
2.2. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY VIETTEL............................................................................25
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Viettel Group..........................................................25
2.2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty Viettel giai đoạn 2019-2023.......................26
2.3. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA VIETTEL GIAI ĐOẠN 2019-2023........................29
2.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh của Viettel....................................29
2.3.2. Lựa chọn chiến lược cạnh tranh của công ty Viettel giai đoạn 2019-2023.......................31
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
2
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
2.4. ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TRỊ CHƠI ĐỂ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
CỦA VIETTEL GIAI ĐOẠN 2019-2023...................................................................................34
2.4.1. Phân tích chiến lược cạnh tranh của Viettel dưới góc độ lý thuyết trị chơi.....................34
2.4.2. Đánh giá các ưu điểm và hạn chế trong chiến lược cạnh tranh của Viettel......................37
2.4.2.1. Ưu điểm............................................................................................................................37
2.4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................................................38
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
CỦA VIETTEL TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI........39
3.1. XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2023-2025 VÀ
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VIETTEL...............................................................................39
3.1.1. Xu hướng thị trường viễn thông ở Việt Nam giai đoạn 2023-2025..................................39
3.1.2. Mục tiêu phát triển của công ty Viettel giai đoạn 2023-2025...........................................41
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA
VIETTEL THỜI GIAN TỚI.......................................................................................................42
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.........................................................................................................44
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
3
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức mà cá nhân và xã hội đưa ra lựa chọn
trong điều kiện nguồn lực khan hiếm. Kinh tế học quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế
và hành vi của các chủ thể riêng lẻ trong nền kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp, hộ tiêu dùng
và Chính phủ. Nghiên cứu bộ mơn này giúp chúng ta có được lời giải đáp về cách thức các
doanh nghiệp làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận, các hộ tiêu dùng làm thế nào để tối đa hóa lợi
ích và cách Chính phủ đưa ra các chính sách như thế nào để điều tiết những khuyết tật của thị
trường.
Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu cách thức mà các tác nhân
trong nền kinh tế đưa ra các quyết định lựa chọn tối ưu trong điều kiện nguồn lực khan hiếm của
nền kinh tế thị trường. Điều đó có nghĩa rằng, với cùng một nguồn lực sẵn có, tác nhân nào đưa
ra sự lựa chọn hợp lý hơn sẽ thu được mức lợi ích cao hơn. Điển hình như trong một doanh
nghiệp, việc quyết định một chiến lược ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh và lợi nhuận
sau cùng của doanh nghiệp đó. Một trong những cơng cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong hành trình
theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình là “lý thuyết trị chơi”.
Nghiên cứu ứng dụng của lý thuyết trò chơi trong kinh doanh, đặc biệt trong xác định chiến
lược cạnh tranh đã trở thành một vấn đề tất yếu đối với doanh nghiệp. Vì vậy, việc hiểu rõ ứng
dụng của lý thuyết trị chơi và áp dụng được nó trong mơi trường kinh doanh có thể giúp doanh
nghiệp đưa ra được phương án cạnh tranh tốt nhất cho mình trước những tình huống cụ thể để
đối phó với các đối thủ. Việc nghiên cứu lý thuyết trò chơi và vận dụng lý thuyết trò chơi trong
chiến lược kinh doanh sẽ giải quyết được bài toán: Lựa chọn nào là tốt nhất để doanh nghiệp thu
được mức lợi ích cực đại.
Trên bất kì thị trường nào, lý thuyết trị chơi đều thể hiện tính ứng dụng vơ cùng cao của nó;
đặc biệt là thị trường viễn thông của Việt Nam. Thị trường viễn thông của Việt Nam với bản
chất là thị trường độc quyền nhóm, trong thời gian vừa qua cuộc cạnh tranh giữa các nhà mạng
trên thị trường này diễn ra hết sức khốc liệt, cùng với tính phụ thuộc lẫn nhau rất lớn; nên mỗi
quyết định của doanh nghiệp này đều ảnh hưởng mạnh đến quyết định của các doanh nghiệp cịn
lại. Để có thể thu được mức lợi ích lớn nhất, chiếm được nhiều thị phần trên thị trường viễn
thông nhất; các nhà mạng, ở đây chúng em lựa chọn nghiên cứu cụ thể là nhà mạng Viettel, phải
vô cùng kĩ lưỡng trong việc thực hiện các chiến lược cạnh tranh của mình.
Vậy những chiến lược, những quyết định trong cuộc chiến tranh giành thị phần của Viettel sẽ
được lý giải như thế nào dựa trên lý thuyết trò chơi? Và lựa chọn chiến lược đó đã làm cho hãng
đạt lợi nhuận như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi đó nhóm em đã lựa chọn nghiên cứu đề
tài: “Ứng dụng lý thuyết trò chơi để phân tích các chiến lược kinh doanh của Viettel trên thị
trường viễn thông ở Việt Nam giai đoạn 2019-2023”.
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
4
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỘC QUYỀN NHÓM VÀ
LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI
Một cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi số lượng người mua và người bán tham gia trên
thị trường và mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Cấu trúc thị trường đầy đủ bao gồm thị trường
cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường độc quyền thuần tuý và thị
trường độc quyền nhóm. Với ba thị trường đầu, các nhà doanh nghiệp không cần xem xét phản
ứng của các đối thủ cạnh tranh khi thay đổi mức giá. Doanh nghiệp cạnh tranh hồn hảo thì tất
nhiên sẽ khơng tìm cách lên xuống mức giá đã được định sẵn vì họ là những người chấp nhận
giá, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cũng khá nhỏ so với tổng kích thước của thị trường nên
sự thay đổi giá thường không đến nỗi khiến các đối thủ phải tìm cách trả đũa và doanh nghiệp
độc quyền thì khơng có đối thủ. Ngược lại, xét trường hợp thị trường độc quyền nhóm, chỉ vài
doanh nghiệp sản xuất hầu hết hoặc toàn bộ tổng sản lượng của thị trường, cho nên các chiến
lược cạnh tranh của bất kì một hãng nào cũng có tác động rõ rệt đến doanh thu của những hãng
khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về thị trường độc quyền nhóm.
1.1. ĐỘC QUYỀN NHĨM
1.1.1. Đặc trưng của thị trường độc quyền nhóm
1.1.1.1. Khái niệm
Thị trường độc quyền nhóm có số lượng người mua hoặc người bán không nhiều, mua bán
những sản phẩm giống hệt nhau hoặc khác biệt nhau chút ít, họ có thể kiểm soát được sản lượng
và giá cả tuỳ theo thế lực độc quyền, các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhau vì quyết định của
mỗi doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến nhau, việc gia nhập hoặc rút lui ra khỏi thị trường rất khó
khăn.
1.1.1.2. Các đặc trưng cơ bản
Có một số ít các hãng cung ứng phần lớn hoặc toàn bộ sản lượng của thị trường. Các nhà độc
quyền nhóm có lợi nhất nếu được hợp tác với nhau và hành động như nhà độc quyền – sản xuất
số lượng nhỏ và bán hàng hố với giá cao hơn chi phí cận biên. Nhưng vì mỗi nhà độc quyền
nhóm chỉ quan tâm đến lợi nhuận của mình, nên tồn tại những động lực mạnh mẽ ngăn cản một
nhóm doanh nghiệp duy trì vị thế độc quyền.
Sản phẩm hàng hoá trên thị trường độc quyền nhóm có thể đồng nhất (như xăng dầu, thép,
nhơm...) hoặc khơng đồng nhất (như máy tính, thiết bị điện...).
Có rào cản lớn về việc gia nhập thị trường. Các rào cản này có thể xuất phát từ những nguyên
nhân tự nhiên, khách quan như: do nắm giữ bằng phát minh hoặc do quy mô kinh tế trong một
số ngành có thể làm cho sự tồn tại của nhiều nhà sản xuất trên thị trường là khơng có lợi; hay
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
5
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
các rào cản này là do những nguyên nhân chủ quan từ những hành động chiến lược để ngăn chặn
sự gia nhập của các doanh nghiệp mới.
Tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các hãng là rất lớn:
Là đặc điểm riêng của thị trường độc quyền nhóm
Mỗi quyết định về giá, sản lượng... của mỗi hãng đều có tác động đến hãng khác. Do vậy
hãng phải nắm bắt được thông tin, tiên đoán ý đồ cạnh tranh cũng như phản ứng khác
nhau của đối thủ trước các quyết định của nhau nhằm bảo vệ lợi ích của mình.
Việc đặt giá bán hay quyết định mức sản lượng của một hãng phụ thuộc vào hành vi cạnh
tranh của đối thủ.
1.1.2. Nguyên tắc xác định trạng thái cân bằng trên thị trường độc quyền nhóm
Trạng thái cân bằng trên thị trường độc quyền nhóm được xác định bằng cân bằng Nash.
Cân bằng Nash: Mỗi hãng thực hiện điều tốt nhất có thể khi cho trước hành động của các
hãng đối thủ. Điều tốt nhất mà các hãng có thể làm là xác định giá và sản lượng để thu được lợi
nhuận lớn nhất khi cho trước hành động của các hãng đối thủ.
Cân bằng Nash là một lát cắt chiến lược, trong đó khơng có đối thủ nào muốn đơn phương
thay đổi chiến lược của mình, một khi đã biết được chiến lược mà các đối thủ khác sử dụng. Cân
bằng Nash, một khi đã đạt được, thì sẽ có được sự ổn định. Nhờ thuộc tính này, khái niệm cân
bằng Nash có thể giúp giải thích được nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại trên thực tế,
chẳng hạn như tại sao các cải cách kinh tế, chính trị lại khó thực hiện, bởi khi một trạng thái
kinh tế xã hội nào đó đã đạt được cân bằng Nash, thì sẽ không dễ bị thay đổi.
“Thế lưỡng nan của tù nhân” là một trong những ví dụ kinh điển cho khái niệm cân bằng
Nash. Giả sử có hai người tù đang ở trong 2 buồng giam riêng biệt và cùng nhận được những lời
gợi ý giống nhau từ điều tra viên. Nếu họ cùng thú tội đã giết người, mỗi người sẽ bị phạt 8 năm
tù giam. Nếu một trong hai người im lặng trong khi người khác thú tội, người im lặng sẽ được
khoan hồng trong khi người kia lãnh án tù 20 năm. Nếu cả hai khơng nói gì, cả hai đều lãnh án
nhưng chỉ 1 năm do khơng đủ bằng chứng để kết tội. Hình dưới đây miêu tả tóm tắt tình thế
trên:
Người B
Thú tội
Khơng thú tội
Thú tội
8, 8
0, 20
Người A
Khơng thú tội
20, 0
1, 1
Bảng 1.1: Tình thế lưỡng nan của những người tù
Mặc dù cả hai người bị tình nghi đều được lợi (bị phạt tù thời gian ngắn hơn) nếu không ai
thú tội, tuy nhiên kết cục của ví dụ này là cả hai sẽ thú tội. Có kết quả này là nhìn vào chiến lược
của những người bị tình nghi, mỗi người tách riêng sẽ được lợi nếu thú tội cho người kia dù
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
6
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
người kia có tội hay không. Tù nhân này sẽ suy nghĩ rằng nếu tù nhân kia nói ra thì mình cũng
phải nói vì như vậy sẽ tránh được án 20 năm; cịn nếu tù nhân kia im lặng thì mình thú tội sẽ
được trả tự do. Như vậy thú tội mới là cách tốt nhất. Cân bằng Nash của trò chơi này là kết quả
cả hai cùng thú tội. Trong trường hợp 2 tù nhân, giữ im lặng không bao giờ là một lựa chọn tốt
dù cho người cịn lại chọn gì.
1.1.3. Một số mơ hình độc quyền nhóm cơ bản
1.1.3.1. Mơ hình Cournot
Đây là mơ hình kinh tế do Augustin Cournot đưa ra vào năm 1838. Với giả định:
+ Các hãng hoạt động độc lập, phải quyết định về sản lượng và sự quyết định này là đồng thời.
+ Sản phẩm của các hãng là đồng nhất và các hãng đều biết về cầu thị trường.
Hãng sẽ điều chỉnh sản lượng dựa trên những gì mà họ dự báo về đối thủ. Mỗi hãng phải
quyết định sản xuất bao nhiêu sản lượng một cách đồng thời dựa trên cơ sở cân nhắc hành vi của
đối thủ. Vì sản phẩm là giống nhau nên mức giá bán sẽ phụ thuộc vào tổng sản lượng của cả 2
hãng thông qua đường cầu thị trường. Các hãng độc quyền nhóm trong tình huống này cạnh
tranh với nhau bằng sản lượng. Bản chất của mô hình Cournot là mỗi hãng coi sản lượng của
hãng đối thủ là cố định và từ đó đưa ra mức sản lượng của mình.
Vậy cách thức các hãng quyết định sản lượng trong tình huống này là như thế nào? Chúng ta
cùng phân tích thơng qua ví dụ sau: Giả sử trên thị trường có 2 hãng đối thủ đều biết về đường
cầu thị trường là hãng 1 (H1) và hãng 2 (H2) (như hình 1.1). Hai hãng sản xuất một loại sản
phẩm đồng nhất, cùng quyết định sản lượng một cách đồng thời và cùng sản xuất với chi phí
biên khơng đổi là MC1. H1 sản xuất ra bao nhiêu đơn vị sản phẩm sẽ phụ thuộc vào việc H 1 dự
báo H2 sản xuất bao nhiêu. Nếu H 1 dự báo H2 không sản xuất bất cứ đơn vị sản phẩm nào thì
đường cầu của H1 là D1(0) và cũng là đường cầu thị trường, tương ứng với doanh thu cận biên
của H1 là MR1(0). Để tối đa hố lợi nhuận H1 sản xuất Q1* tại điểm có MR1(0) cắt MC1 với mức
sản lượng 50 đơn vị sản phẩm (đvsp). Nếu H1 dự báo H2 sẽ sản xuất ở mức sản lượng là 50
(đvsp) thì đường cầu của H1 là đường cầu thị trường sẽ dịch chuyển sang trái 50, đó là D 1(50).
Doanh thu cận biên sẽ là MR1(50) với mức sản lượng Q1* = 25 (đvsp). Nếu H1 dự báo H2 sản
xuất 75 (đvsp) thì đường cầu H 1 tiếp tục dịch chuyển sang trái D 1(75). Doanh thu cận biên là
MR1(75) và sản xuất mức sản lượng Q1* = 12,5 (đvsp).
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
7
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
Hình 1.1: Quyết định sản lượng của hãng 1
Như vậy sản lượng hãng 1 sản xuất để tối đa hoá lợi nhuận giảm dần khi dự đoán số lượng sản
lượng hãng 2 định sản xuất tăng lên.
Thông qua số liệu trên ta xây dựng được đường mô tả mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của
hãng 1 trên cơ sở mức sản lượng của hãng 2. Với Q 2 = 0, Q1* = 50 ta xác định được điểm C
(như hình 1.1); Q2 = 50, Q1* = 25 ta có điểm B; Q2 = 75, Q1* = 12,5 có điểm A. Nối liền 3 điểm
ta xây dựng được đường có dạng như hình 1.2. Đường này được gọi là đường phản ứng của
hãng 1.
Hình 1.2: Đường phản ứng hãng 1
Đường phản ứng là đường chỉ ra mối quan hệ giữa mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của một
hãng với mức sản lượng mà hãng nghĩ rằng các hãng khác định sản xuất.
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
8
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
Phân tích tương tự về hãng 2 như vậy để xác định mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của
hãng khi biết những giả định về số lượng mà hãng 1 định sản xuất. Kết quả ta cũng sẽ thu được
đường phản ứng của hãng 2. Đường phản ứng của hai hãng sẽ cắt nhau tại một điểm được gọi là
điểm cân bằng Cournot (hình 1.3).
Hình 1.3: Đường phản ứng và cân bằng Cournot
Để đảm bảo trạng thái cân bằng, mỗi hãng phải ấn định đầu ra phù hợp với đường phản ứng
của mình, các mức đầu ra cân bằng nằm trên giao điểm đường phản ứng, các tập hợp đầu ra do
đó mà có và gọi là cân bằng Cournot. Trong trạng thái cân bằng, mỗi hãng sẽ dự báo đúng mức
sản lượng của hãng đối thủ và xác định mức sản lượng của mình theo mức dự báo đó. Cân bằng
Cournot chính là cân bằng Nash.
Ta xét một ví dụ cơ bản về mơ hình Cournot: Giả sử có hai hãng 1 và 2 trong một ngành cùng
sản xuất một loại sản phẩm đồng nhất. Q 1 và Q2 biểu thị cho lượng sản phẩm được sản xuất bởi
hai hãng tương ứng. Hai hãng có mức chi phí cân biện khác nhau: chi phí cận biên của hãng 1 là
MC1 = C1 và chi phí cận biên của hãng 2 là MC 2 = C2 và đều khơng có chi phí cố định. Hai hãng
lựa chọn quyết định sản lượng đồng thời để sản xuất và hoạt động độc lập. Ta có hàm cầu thị
trường là P = a – bQ, trong đó Q = Q1 + Q2.
Hàm lợi nhuận của mỗi hãng sẽ được viết như sau:
π 1= TR1- TC1 = TR1 (Q1,Q2) – TC1(Q1) = P.Q1 – c.Q1 = (a – bQ1 – bQ2)Q1 – c1Q1
π 2= TR2- TC2 = TR2 (Q1,Q2) – TC2(Q2) = P.Q2 – c.Q2 = (a – bQ1 – bQ2)Q2 – c2Q2
Áp dụng điều kiện tối đa hoá lợi nhuận với hãng 1:
∂ π1 / ∂ Q1 = a – bQ2 – 2bQ1 – c1 = 0
=> 2bQ1 = a – bQ2 – c1
=> Q1 = (a – bQ2 – c1) / 2b (1) .
=> Đây cũng chính là hàm phản ứng của hãng 1.
Tương tự, ta có hàm phản ứng của hãng 2:
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
9
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
Q2 = (a – bQ1 – c2) / 2b (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2), ta xác định được sản lượng của mỗi hãng:
Q1* = (a + c2 – 2c1) / 3b
Q2* = (a +c1 – 2c2) / 3b
Hình 1.4 miêu tả đường phản ứng của hãng 1 và hãng 2. Hai hãng này cắt nhau tại điểm NE,
biểu thị cặp sản lượng cân bằng (Q1*, Q2*).
Hình 1.4: Mơ hình Cournot
Mơ hình này cho thấy hãng chọn mức sản lượng tối đa hố lợi nhuận khi có các dự đốn về
các quyết định của các doanh nghiệp cùng cạnh tranh về sản lượng.
1.1.3.2. Mơ hình Stackelberg
Stackelberg đưa ra mơ hình độc quyền nhóm với giả định:
+ Thị trường có hai hãng độc quyền hãng 1 và hãng 2 hoạt động độc lập
+ Sản phẩm trên thị trường là đồng nhất
+ Các hãng ra quyết định sản lượng tuần tự. Hãng 1 quyết định cơng bố trước sản phẩm của
mình
Vậy cách các hãng quyết định sản lượng trong trường hợp này là như thế nào? Chúng ta cùng
xét ví dụ sau: Giả sử trên thị trường có hai hãng 1 và 2 cùng quyết định lựa chọn sản lượng để
sản xuất các sản phẩm đồng nhất. Hai hãng hoạt động độc lập và thơng tin thị trường là hồn
hảo. Hãng 1 quyết định cơng bố trước hãng 2 về sản lượng của mình là Q 1. Hãng 1 sẽ là hãng
chiếm ưu thế (hãng đi đầu), hãng 2 quan sát hãng 1 và quyết định lượng sản phẩm sản xuất ra là
Q2. Các hãng này phải đối mặt với hàm cầu ngược: P = a – bQ, trong đó Q = Q 1 + Q2. Cả hai
hãng có chi phí biên khơng đổi đều bằng c và chi phí cố định đều bằng 0.
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
10
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
Hàm lợi nhuận của mỗi hãng được viết như sau:
π 1= TR1- TC1 = TR1 (Q1,Q2) – TC1(Q1) = P.Q1 – c.Q1 = (a – bQ1 – bQ2)Q1 – cQ1
π 2= TR2- TC2 = TR2 (Q1,Q2) – TC2(Q2) = P.Q2 – c.Q2 = (a – bQ1 – bQ2)Q2 – cQ2
Do hãng 1 đi trước nhưng dự đoán hãng 2 sẽ quyết định như thế nào tương ứng với quyết định
của mình. Áp dụng điều kiện tối đa hoá lợi nhuận đối với hãng 2 ta có:
∂ π2 / ∂ Q2 = a – bQ1 – 2bQ2 – c = 0
=> 2bQ2 = a – bQ1 – c
=> Q2 = (a – bQ1 – c) / 2b
Thay thế Q2 vào hàm lợi nhuận tương ứng của hãng 1:
π1= aQ1 – bQ12 – bQ1[(a – bQ1 – c) / cQ1]
=> π1 = aQ1 / 2 – bQ12 / 2 – cQ1 / 2
Áp dụng điều kiện tối đa hoá lợi nhuận đối với hãng 1:
∂ π1 / ∂ Q1 = a / 2 – 2bQ1 / 2 – c / 2 = 0
Giải phương trình, ta xác định được mức sản lượng tối ưu đối với hãng 1:
Q1* = (a – c) / 2b
Thay thế Q 1* vào phương trình sản lượng của hãng 2, xác định được mức sản lượng tối ưu của
hãng 2:
Q2* = (a – c) / 4b
Cặp sản lượng (Q1*, Q2*) chính là điểm cân bằng Stackelberg.
Nếu mơ hình Cournot xem xét hai hãng độc quyền quyết định đầu ra một cách đồng thời thì
mơ hình Stackelberg hai hãng quyết định một cách tuần tự, một hãng ra quyết định trước, hãng
kia căn cứ vào quyết định của hãng trước để quyết định sản lượng của mình.
1.1.3.3. Mơ hình Bertrand
Mơ hình Bertrand do nhà kinh tế người Pháp, Joseph Bertrand, xây dựng năm 1883. Đây là
mơ hình độc quyền nhóm nhưng các hãng cạnh tranh nhau về giá cả.
Có ba tình huống mà hãng phải xử lý về định giá: những sản phẩm đồng nhất, những sản
phẩm khác biệt – quyết định đồng thời và những sản phẩm khác biệt – một hãng quyết định
trước, hãng kia theo sau.
Trước hết ta xét đến tình huống cạnh tranh về giá cả đối với những sản phẩm đồng nhất bằng
ví dụ sau:
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
11
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
Giả sử có hai hãng 1 và 2 trong một ngành cùng sản xuất một loại sản phẩm đồng nhất. Hai
hãng có mức chi phí cận biên như nhau là c và đều khơng có chi phí cố định. Mỗi hãng coi giá
của hãng đối thủ là cố định và ra quyết định đặt giá đồng thời. Hàm cầu thị trường là P = a – bQ.
Mỗi hãng sẽ chọn giá nào và mức lợi nhuận mỗi hãng thu được là bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi
này, lưu ý rằng vì sản phẩm đồng nhất nên người tiêu dùng chỉ mua hàng từ hãng có giá bán
thấp hơn. Vì thế nếu hai hãng định giá khác nhau thì hãng định giá thấp hơn sẽ cung ứng thị
trường, hãng cao hơn sẽ chịu thiệt. Do các hãng giả định rằng giá của hãng khác là cố định, nên
mỗi hãng sẽ cố gắng đặt giá thấp hơn giá đối thủ đặt một chút ít để có được tồn bộ thị trường.
Hãng khơng có chi phí cố định và chi phí biên đều bằng nhau, khi đó cân bằng Nash duy nhất
đạt được khi cả hai hãng đều đặt giá bằng chi phí biên P = MC = c. Và vì giá bằng chi phí biên
nên lợi nhuận kinh tế bằng 0.
Với trường hợp hai sản phẩm khác biệt – quyết định giá đồng thời, cách định giá của mỗi
hãng như thế nào? Chúng ta cùng phân tích ví dụ: Giả sử có một thị trường với hai hãng cạnh
tranh đồng thời về giá cả. Mức giá của hai hãng tương ứng là P 1 và P2. Chi phí cận biên mỗi
hàng là cố định và đều bằng c. Phương trình đường cầu của mỗi hãng là:
Q1 = a – P1 + bP2
Q2 = a – P2 + bP1
với b ≥ 0
Khi đó lợi nhuận mỗi hãng là:
π1 = TR1 – TC1 = TR1(P1,P2) – TC1(P1,P2) = P1Q1 – cQ1 = P1(a – P1 + bP2) – c(a – P1 + bP2)
π2 = TR2 – TC2 = TR2(P1,P2) – TC2(P1,P2) = P2Q2 – cQ2 = P1(a – P2+ bP1) – c(a – P2 + bP1)
Áp dụng điều kiện tối đa hoá lợi nhuận của mỗi hãng:
∂ π1 / ∂ P 1 = 0
∂ π2 / ∂ P 2 = 0
Ta thu được đường phản ứng của mỗi hãng lần lượt là
P1* = (a + bP2 +c) / 2
P2* = (a + bP1 +c) / 2
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
12
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
Điểm cân bằng đạt được tại điểm hai đường phản ứng cắt nhau mơ tả như hình 1.5.
Hình 1.5 : Cân bằng Bertrand
Tại điểm cân bằng Nash, mỗi hãng dự đoán đúng về đối thủ từ đó ra quyết định tối đa hố lợi
nhuận. Tại điểm này, Nếu điểm thuộc đường phản ứng của hãng 2 và khác điểm cân bằng thì khi
đó, hãng 2 sẽ tối đa hóa lợi nhuận cịn hãng 1 khơng có lợi nhuận tối đa. Ngược lại, nếu điểm
thuộc đường phản ứng của hãng 1 và khác điểm cân bằng thì hãng 1 sẽ tối đa hóa lợi nhuận và
hãng 2 khơng có lợi nhuận tối đa.
Trường hợp cuối cùng xảy ra khi sản phẩm khác biệt – quyết định không đồng thời. Để thấy
được sự khác biệt hoạt động như thế nào, ta cùng xét ví dụ sau: Giả sử có một thị trường với hai
hãng cạnh tranh về giá cả. Mức giá của hai hãng tương ứng trên thị trường là P 1 và P2. Chi phí
cận biên của mỗi hãng đều cố định và đều bằng c. Phương trình đường cầu cho mỗi hãng là:
Q1 = a – P1 + bP2
Q2 = a – P2 + bP1
với b ≥ 0
Trong trường hợp này, hãng 1 quyết định về giá trước, sau đó hãng 2 căn cứ vào mức giá của
hãng 1 để đưa ra quyết định về giá cho hãng. Hàm lợi nhuận của mỗi hãng là:
π1 = TR1 – TC1 = TR1(P1,P2) – TC1(P1,P2) = P1Q1 – cQ1 = P1(a – P1 + bP2) – c(a – P1 + bP2)
π2 = TR2 – TC2 = TR2(P1,P2) – TC2(P1,P2) = P2Q2 – cQ2 = P1(a – P2+ bP1) – c(a – P2 + bP1)
Hãng 1 ra quyết định trước nhưng dự đoán hãng 2 sẽ quyết định mức giá như thế tương ứng
với quyết định của mình. Áp dụng điều kiện tối đa hố lợi nhuận với hãng 2, có:
∂ π2 / ∂ P 2 = 0
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
13
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
Ta sẽ thu được đường phản ứng của hãng 2:
P2*= [a(2 – b2) + b(2a +ab +bc +2c +cb2) + c(2 – b2)] / 2(2 – b2)
Thay P2* vào hàm lợi nhuận của hãng 1 và áp dụng điều kiện tối đa hoá với hãng 1, ta tính
được đường phản ứng của hãng 1:
P1* = (2a +ab +bc + 2c + cb2) / (2 – b2)
Cân bằng Bertrand là cân bằng Nash tại giao điểm hai đường phản ứng. Tại điểm cân bằng
này ta xác định được cân bằng Bertrand là (P1*, P2*)
1.1.3.4. Mơ hình đường cầu gãy
Vì kết cấu khơng tồn tại lâu dài, nên các hãng đều mong muốn có sự ổn định nhất là sự ổn
định giá cả. Đó là lý do tại sao tính cứng nhắc của giá cả là một đặc điểm của thị trường độc
quyền nhóm. Cho dù chi phí giảm hay nhu cầu giảm, thì các hãng cũng khơng giảm giá, vì có
thể gây ra hiểu lầm và chiến tranh giá cả lại tái diễn. Điều này được mơ tả bằng mơ hình đường
cầu gãy trong hình 1.6.
Hình 1.6: Đường cầu gãy thể hiện giá cả
Giả sử ban đầu hãng đặt mức giá P * với mức sản lượng Q* và điểm A nằm trên đường cầu của
hãng. Ở những mức giá cao hơn P*, đường cầu rất co dãn, bởi vì hãng cho rằng nếu tăng giá sản
phẩm cao hơn mức giá P* thì khơng một đối thủ nào tăng giá theo, do đó thị phần và doanh thu
của hãng sẽ bị giảm. Ngược lại ở mức giá thấp hơn P *, đường cầu ít co dãn, vì thế khi hãng hạ
giá bán sản phẩm của mình thấp hơn mức giá hiện hành P* thì các đối thủ cũng sẽ hạ giá theo vì
họ khơng muốn bị giảm thị phần, do đó lượng sản phẩm bán ra của hãng chỉ tăng đến phạm vi
lượng cầu của thị trường tăng do giá giảm.
Vì thế, đường cầu của hãng độc quyền nhóm là đường cầu gãy tại mức giá P *. Đường cầu gãy
là sự kết hợp của hai đường cầu riêng biệt, nên sẽ có hai doanh thu cận biên tương ứng với hai
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
14
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
đường cầu. Giữa hai đường doanh thu cận biên có một khoảng cách, nên chi phí cận biên có thể
thay đổi tăng từ MC1 lên MC2 (hoặc giảm từ MC2 xuống MC1) nhưng hãng vẫn sản xuất ở mức
sản lượng cũ Q* và bán với mức giá P*.
Nếu đường cầu của độc quyền nhóm là đường cầu gãy thì cạnh tranh hồn hảo đường cầu
trùng với đường giá. Do thị trường cạnh tranh hồn hảo, các hãng khơng có sức mạnh thị
trường, là người “chấp nhận giá”. Hãng không thể bán với mức giá cao hơn thị trường và không
lý do để bán với mức giá thấp hơn thị trường. Nếu hãng bán với giá cao hơn thị trường sẽ khơng
có ai mua sản phẩm của hãng vì sản phẩm các hãng là giống nhau. Nếu hãng bán với mức thấp
hơn sẽ bị thiệt, lợi nhuận giảm. Hãng phải hoạt động tại mức giá được ấn định trên thị trường
nhưng hãng có thể bán bất cứ mức sản lượng nào mà hãng muốn ở mức giá thị trường. Do đó,
cầu của một hãng cạnh tranh hồn hảo đó là một đường nằm ngang, song song với trục hoành tại
mức giá cân bằng của thị trường, trùng với doanh thu biên và doanh thu bình quân như hình 1.7.
P
P0
D = MR
Q
0
Hình 1.7: Đường cầu hãng cạnh tranh hoàn hảo
Hay với hãng cạnh tranh độc quyền, các hãng đều có chút ít thế lực độc quyền, có thể kiểm sốt
giá sản phẩm của mình, thể hiện đường cầu của doanh nghiệp dốc xuống về phía phải (hình 1.8).
P
D
MR
Q
0
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
15
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
Hình 1.8: Đường cầu hãng cạnh tranh độc quyền
Có thể thấy, nếu mơ hình đường cầu gãy của hãng độc quyền nhóm có hai đường cầu riêng biệt
do có sự thay đổi về giá thì các hãng khác chỉ có một đường cầu và sự tác động của giá chỉ làm
trượt dọc các điểm trên đường cầu chứ không làm cho đường cầu thay đổi hình dạng.
Mơ hình đường cầu gãy dùng để giải thích tính cứng nhắc của giá cả nhưng nó cho biết mức
giá ban đầu hình thành như thế nào. Để khắc phục tình trạng này, thị trường xuất hiện hiện
tượng “lãnh đạo giá”. Giá cả phụ thuộc vào người lãnh đạo trên thị trường. Người lãnh đạo giá
thường là hãng kinh doanh lớn, có uy tín trên thị trường. Có thể có sự lãnh đạo truyền thống,
nhưng cũng có trường hợp lãnh đạo luân phiên.
1.2. LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản trong lý thuyết trò chơi
Cho đến nay, chúng ta đã nghiên cứu bốn hình thái cấu trúc thị trường cơ bản là cạnh tranh hoàn
hảo, độc quyền, cạnh tranh độc quyền, và độc quyền nhóm. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của
các hãng hoạt động trên ba loại thị trường đầu là quy tắc quen thuộc MR = MC. Trong khi đó, ở
thị trường độc quyền nhóm, mỗi hãng trên thị trường có một thế lực nhất định, đồng thời tồn tại
tương tác chiến lược (về định giá và sản lượng chẳng hạn) với những hãng khác thì cơng thức
MR = MC khơng cịn thích hợp nữa. Vì vậy, để nghiên cứu ứng xử của các hãng trong loại hình
cấu trúc thị trường này, chúng ta phải sử dụng một cơng cụ có khả năng phân tích được những
tương tác chiến lược của các hãng tham gia thị trường. Cơng cụ đó là lý thuyết trị chơi.
1.2.1.1. Lý thuyết trị chơi là gì?
Lý thuyết trị chơi là một nhánh của tốn học ứng dụng sử dụng trong phân tích kinh tế.
Ngành này nghiên cứu các tình huống chiến thuật trong đó các đối thủ lựa chọn các hành động
khác nhau để cố gắng làm tối đa kết quả nhận được. Ban đầu lý thuyết trị chơi được phát triển
như là một cơng cụ để nghiên cứu hành vi kinh tế học, ngày nay, lý thuyết trò chơi được sử dụng
trong nhiều ngành khoa học, từ Sinh học tới Triết học.
Lý thuyết trò chơi sử dụng các mơ hình nghiên cứu các tình huống chiến thuật, trong đó người
tham gia (người chơi) cố gắng để tối đa kết quả thu được của mình có tính đến hành động và
phản ứng của đối thủ khác.
1.2.1.2. Các khái niệm cơ bản
Trị chơi: một tình huống mà trong đó người chơi (người tham gia) đưa ra quyết định chiến
lược có tính đến hành động và phản ứng của các đối thủ.
Người chơi: những người tham gia và hành động của họ có tác động đến kết quả của bạn. Họ
có thể là một cá nhân, một tổ chức hay một quốc gia. Chẳng hạn, trong thi đấu tennis, bóng bàn
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
16
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
hay tranh cử chức vụ tổng thống, người chơi là những cá nhân. Trong cạnh tranh kinh tế, các
người chơi có thể là những công ty trên thị trường. Trong chiến tranh hay chạy đua vũ trang, các
quốc gia là những người chơi trong trò chơi.
Chiến lược: nguyên tắc hoặc kế hoạch hành động trong khi tiến hành trò chơi. Chẳng hạn,
trong tennis hay bóng bàn, chiến lược có thể là đánh về phía trái tay hay thuận tay của đối thủ.
Trong cạnh tranh kinh tế, chiến lược của một cơng ty có thể là tăng giá hay giảm giá. Trong lĩnh
vực chính trị, chiến lược có thể là các cương lĩnh tranh cử khác nhau.
Mỗi người chơi trong trị chơi có thể có nhiều chiến lược. Số lượng các chiến lược có thể là vơ
số, ví dụ như các cơng ty có thể lựa chọn vô số các mức giá khác nhau trong một khoảng nào đó
khi tham gia cạnh tranh.
Kết cục:
+ Giá trị tương ứng với một kết quả có thể xảy ra
+ Phản ánh lợi ích thu được của mỗi người chơi
Căn cứ vào thời điểm đưa ra quyết định, trị chơi có thể chia thành trị chơi bước đi đồng
thời và trò chơi tuần tự
+ Trò chơi đồng thời: các đối thủ ra quyết định khi không biết đến quyết định của đối phương.
+ Trò chơi tuần tự: một người chơi ra quyết định trước, người chơi tiếp theo ra quyết định căn
cứ vào quyết định của người đi trước.
Căn cứ vào hành vi của trò chơi, lý thuyết trò chơi chia thành là trò chơi hợp tác và trò chơi
bất hợp tác.
Trò chơi hợp tác: là trò chơi mà trong đó những người chơi có thể đàm phán những cam kết ràng
buộc lẫn nhau cho phép họ cùng lập các kế hoạch chiến lược chung.
Trò chơi bất hợp tác: các bên tham gia không thể đàm phán và thực thi có hiệu lực các cam kết
ràng buộc.
- Các giả định:
+ Những người chơi là người có lý trí: mục đích của người chơi đều là tối đa hố kết cục của
bản thân họ, những người chơi đều là những người có tính tốn hồn hảo
+ Hiểu biết chung
Mỗi người chơi đều biết nguyên tắc trò chơi
Mỗi người chơi đều biết rằng người khác cũng biết nguyên tắc của trò chơi
Mỗi người chơi đều biết người chơi khác cũng là người có lý trí
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
17
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
1.2.2. Xác định cân bằng Nash trong trò chơi đồng thời
Trò chơi bước đi đồng thời là trò chơi mà các đối thủ cạnh tranh đưa ra quyết định của mình
cùng một lúc. Ví dụ mơ hình lưỡng quyền Cournot, cả hai hãng chọn mức sản lượng cùng một
lúc. Giải quyết trò chơi đồng thời ta xác định hành động có kết quả tốt nhất cho cả mình và đối
thủ. Qua đó ta sẽ tìm ra được cân bằng Nash: tập hợp các chiến lược (hoặc hành động) mà mỗi
người chơi có thể làm điều tốt nhất cho mình, khi cho trước/ dự đốn đúng hành động của các
đối thủ. Ta có thể giải quyết trị chơi đồng thời khi người chơi có chiến lược ưu thế, người chơi
có chiến lược bị lấn át và khi người chơi khơng có chiến lược ưu thế và bị lấn át.
Trước hết ta tìm hiểu với người chơi có chiến lược ưu thế. Chiến lược ưu thế là chiến lược
hoặc hành động mang lại kết cục tốt nhất dù cho các đối thủ có quyết định gì đi chăng nữa.
Ngun tắc ra quyết định khi có chiến lược ưu thế:
Nếu bạn có chiến lược ưu thế hãy sử dụng nó.
Dự đốn rằng đối thủ của bạn cũng sử dụng chiến lược ưu thế của họ nếu như họ cũng có
chiến lược ưu thế.
Trong một trị chơi có chiến lược ưu thế, các đối thủ sẽ lựa chọn chiến lược ưu thế của mình.
Chiến lược ưu thế là chiến lược luôn luôn được lựa chọn. Để hiểu rõ hơn về chiến lược này ta
xét ví dụ:
Giả sử có 2 hãng A và B bán các sản phẩm cạnh tranh và đang có quyết định có nên mở một
chiến dịch quảng cáo không. Nhưng mỗi hãng lại bị ảnh hưởng bởi quyết định của đối thủ cạnh
tranh. Các kết cục có thể có của trị chơi được minh hoạ bằng một ma trận lợi ích ở bảng sau:
Hãng B
Không quảng cáo
Quảng cáo
Hãng A
Không quảng cáo
50, 50
20, 60
Quảng cáo
60, 20
30, 30
Bảng 1.2: Ma trận lợi ích trong trò chơi quảng cáo
Mỗi hãng nên chọn chiến lược như thế nào? Trước hết hãy xét hãng A, rõ ràng là nên quảng cáo,
vì cho dù là hãng B làm gì thì hãng A cũng được lợi nhất nếu quảng cáo (nếu hãng B quảng cáo,
hãng A sẽ thu được lợi nhuận bằng 30 nếu quảng cáo, nhưng chỉ bằng 20 nếu khơng quảng cáo.
Cịn nếu hãng B khơng quảng cáo, hãng A sẽ thu được 60 nếu quảng cáo, nhưng chỉ 50 nếu
không quảng cáo). Như vậy, quảng cáo là chiến lược ưu thế đối với hãng A. Với hãng B cũng
thế, bất kể hãng A làm gì, hãng B cũng được lợi nhất khi quảng cáo. Vậy chiến lược ưu thế của
hãng B cũng là quảng cáo. Chiến lược ưu thế của cả hai hàng đều quảng cáo. Đó cũng là cân
bằng Nash bởi vì cho trước quyết định của đối thủ, mỗi hãng đều bằng lòng là mình đã ra một
quyết định tốt nhất có thể có và khơng có động cơ thay đổi quyết định của mình. Ta có thể thấy
rằng hai hãng đều có thể lựa chọn không quảng cáo để thu về lợi nhuận cao hơn, tuy nhiên trong
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
18
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
trường hợp này sẽ khơng có tính ổn định về chiến lược, hãng A và B đều có thể thay đổi quyết
định của mình để thu về lợi nhuận cao hơn, hãng cịn lại sẽ bị thiệt và cũng sẽ ra quyết định thay
đổi chiến lược của mình.
Qua ví dụ trên ta rút ra được kết luận:
Chiến lược ưu thế: Tôi đang làm điều tốt nhất có thể được cho tơi, bất kể bạn có làm gì đi
chăng nữa. Bạn đang làm gì cho bạn bất kể tơi làm gì đi chăng nữa.
Cân bằng Nash: Tôi đang làm điều tốt nhất có thể được, cho trước cái bạn đang làm; Bạn
đang làm điều tốt nhất có thể được, cho trước cái tôi đang làm. Chiến lược ưu thế là một
trường hợp đặc biệt của cân bằng Nash.
Trong một số trò chơi, các đối thủ có thể nhận thấy rằng một hoặc một vài chiến lược của
mình ln ln đem lại các kết cục kém hơn các chiến lược khác. Các chiến lược kém hơn này
được gọi là các chiến lược bị lấn át. Chiến lược này được giải quyết qua nguyên tắc:
Loại bỏ chiến lược bị lấn át
Làm giảm kích thước ma trận lợi ích
Lặp lại bước trên cho đến khi khơng cịn chiến lược lấn át
Xác định điểm cân bằng
Xét ví dụ sau để tìm hiểu rõ hơn về chiến lược này. Giả sử có hai hãng Alpha và Beta. Hai hãng
có 3 sự lựa chọn: khơng mở rộng sản xuất (giữ nguyên quy mô), mở rộng khả năng sản xuất với
quy mô nhỏ và mở rộng khả năng sản xuất với quy mô lớn. Sự lựa chọn được biểu thị bằng
bảng:
Hãng Beta
Giữ nguyên
Nhỏ
Lớn
Hãng Alpha
Giữ nguyên
18, 18
15, 20
9, 18
Nhỏ
20, 15
16, 16
8, 12
Lớn
18, 9
12, 8
0, 0
Bảng 1.3: Ma trận lợi ích của hai hãng Alpha và Beta
Nếu hãng Alpha chọn giữ nguyên, hãng Beta sẽ lực chọn mở rộng với quy mơ nhỏ để thu về lợi
ích cao nhất là 20. Nếu Alpha chọn mở rộng với quy mô nhỏ, hãng Beta cũng chọn mở rộng với
quy mô nhỏ để thu về lợi nhuận 16. Alpha chọn mở rộng với quy mô lớn, hãng Beta sẽ chọn giữ
nguyên để thu lợi nhuận 9. Như vậy hãng Beta với lựa chọn mở rộng với quy mô lớn sẽ là chiến
bị lấn át do ln có chiến lược tốt hơn nó, chiến này sẽ bị loại bỏ để thu hẹp lại kích thước ma
trận.
Xét với hãng Beta, nếu Beta chọn giữ nguyên, hãng Alpha sẽ chọn mở rộng với quy mô nhỏ để
thu về lợi nhuận lớn nhất là 20. Nếu hãng Beta chọn mở rộng với quy mô nhỏ, hãng A lpha vẫn
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
19
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MƠ 2
NHĨM 07
chọn mở rộng với quy mô nhỏ. Chiến lược bị lấn át xảy ra khi hãng Alpha giữ nguyên và mở
rộng ở quy mô lớn. Chiến lược này tiếp tục bị lại bỏ.
Sự lựa chọn chỉ còn lại là hãng Alpha sản xuất với quy mô nhỏ và hãng Beta giữ nguyên và mở
rộng với quy mơ nhỏ. Khi đó, hãng Beta sẽ chọn mở rộng sản xuất với quy mô nhỏ để thu về lợi
nhuận cao nhất là 16. Kết cục của trò chơi này là hãng Alpha và Beta cùng mở rộng với quy mô
nhỏ với cặp lợi nhuận (16, 16). Điểm này xác định cân bằng Nash.
Loại bỏ các chiến lược bị lấn át là một trong những cách giải trị chơi rất đơn giản và lơ-gíc. Tuy
nhiên, khơng phải lúc nào trong trị chơi cũng có những chiến lược bị lấn át như vậy (điều này
phụ thuộc vào cấu trúc ma trận lợi ích của trị chơi).
Trên thực tế, có những trị chơi khơng có cả chiến lược ưu thế và chiến lược bị lấn át. Để đưa
ra lời giải cho trò chơi này người ta sử dụng cách phân tích phản ứng tốt nhất ứng với mỗi phản
ứng của đối thủ. Cân bằng Nash trong chiến lược này sẽ xảy ra ở ô cao nhất của cả hai người
chơi. Ví dụ sau là phân tích rõ ràng cho trường hợp này: Có hai hãng cạnh tranh với nhau, với
lựa chọn chiến lược được biểu diễn:
Hãng 2
Chiến lược A
Chiến lược B
Chiến lược A
350, 350
350, 300
Hãng 1
Chiến lược B
300, 450
400, 400
Bảng 1.4: Ma trận lợi ích của hãng A và B
Nếu hãng 1 chọn chiến lược A thì hãng 2 cũng chọn chiến lược A (mang lại lợi ích 350). Nhưng
nếu hãng 2 chọn chiến lược A, đối với hãng 1 tối ưu cũng chọn chiến lược A. Chiến lược A là
phản ứng tốt nhất đối với hai hãng. Nhưng cặp chiến lược (B, B) cũng tạo ra cân bằng Nash. Khi
hãng 1 chọn chiến lược B thì hãng 2 cũng chọn chiến lược B. Sự lựa chọn này nhất quán với sự
lựa chọn B của hãng 1 ở chỗ nếu hãng 2 chọn B thì B cũng là chiến lược tối ưu cho hãng 1. Vì
thế, trong hình có hai cân bằng Nash.
1.2.3. Xác định cân bằng Nash trong trò chơi tuần tự
Trò chơi tuần tự là trò chơi mà người chơi sẽ tiến hành tuần tự những bước đi. Mơ hình
Stackelberg là một ví dụ về trị chơi tuần tự: một hãng đặt trước sản lượng trước hãng kia. Trị
chơi tuần tự thường dễ phân tích hơn các trị chơi trong đó các người chơi cùng đi lúc. Trong trò
chơi tuần tự, điểm then chốt là phải nghĩ đến hết các hành động có thể có và các phản ứng hợp
lý của mỗi người chơi. Trò chơi tuần tự được thực hiện theo nguyên tắc: Nhìn xa hơn và suy
luận ngược. Nguyên tắc này sẽ được làm rõ thơng qua ví dụ sau:
Xét bài tốn: Trên thị trường có hai hãng A và B. Hãng A là hãng độc quyền, hãng B muốn
xâm nhập vào thị trường. Hãng A có hai sự lựa chọn là: khơng phản ứng gì hoặc đe doạ bằng
MÃ HỌC PHẦN: 2324MIEC0311
20