Tải bản đầy đủ (.doc) (379 trang)

TẬP BÀI THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 379 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC

TẬP BÀI THẢO LUẬN
CHÍNH SÁCH XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO

Giảng viên HD: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Biên soạn: K54 Xã hội học


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

Hà Nội, 12/2012

2


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

MỤC LỤC

ĐO LƯỜNG NGHÈO KHỔ VÀ TIÊU CHÍ ĐỂ NHẬN DIỆN .......................77
NGHÈO KHỔ Ở VIỆT NAM...........................................................................77
NGHÈO ĐƠ THỊ Ở VIỆT NAM.......................................................................93
CHƯƠNG TRÌNH XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG
THÁCH THỨC TRONG GIAI ĐOẠN MỚI..................................................114
+ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 1: Xóa bỏ tình trạng nghèo đói
cùng cực và thiếu đói..............................................................................124
+ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2: Phổ cập giáo dục tiểu học.....124
+ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 3: Tăng cường bình đẳng giới và


nâng cao vị thế cho phụ nữ....................................................................125
+ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 4: Giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em...125
+ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 5: Nâng cao sức khỏe bà mẹ.....125
+ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 6: Ngăn chặn HIV/AIDS, sốt rét
và các bệnh dịch khác............................................................................125
+ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 7: Đảm bảo bền vững môi trường.
..................................................................................................................126
+ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 8: Xây dựng quan hệ đối tác tồn
cầu vì sự phát triển.................................................................................127

3


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NGHÈO
I. Khái niệm
1.1 Nghèo
Trong một thời gian dài, các nhà kinh tế và nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa
giàu nghèo theo quan điểm định lượng, tức là đưa ra một chỉ số để đo lường chủ yếu
nhằm đơn giản hố việc hoạch định chính sách.
Một số quan điểm về "nghèo":
Hội nghị về chống nghèo ở khu vực Châu á-Thái Bình Dương do ESCAP tổ
chức tháng 9-1993 tại Bangkok, Thái Lan đã đưa ra định nghĩa về nghèo như sau : “
Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản
của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ
phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương”
Nhà kinh tế học Mỹ Galbraith cũng quan niệm: “Con người bị coi là nghèo khổ
khi mà thu nhập của họ, ngay dù thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt
dưới mức thu nhập cộng đồng. Khi đó họ khơng thể có những gì mà đa số trong cộng

đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mực”.
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức năm 1995 đưa định
nghĩa về nghèo:"Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới một đô
la mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm cần
thiết để tồn tại."
Cịn nhóm nghiên cứu của UNDP, UNFPA, UNICEF trong cơng trình "Xố đói
giảm nghèo ở Việt Nam-1995" đã đưa ra định nghĩa: “Nghèo là tình trạng thiếu khả
năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là tham gia vào lĩnh vực kinh
tế”.
Xác định giàu nghèo là một việc khó. Ở nước ta, từ khi có chủ trương xố đói
giảm nghèo, các cơ quan trong nước và quốc tế đã đưa ra những chuẩn mực để xác
định tình hình đói nghèo. Đó là: chuẩn mực của bộ lao động thương binh xã hội,
chuẩn mực của Tổng cục Thống Kê, chuẩn mực đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới để

4


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

có cơ sở xây dựng chương trình xố đói giảm nghèo phù hợp với tập qn và mức
sống ở nước ta hiện nay
1.2 Nghèo khó
Nghèo khó là một tình trạng thiếu thốn về nhiều phương diện như: thu nhập
thiếu do bị thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu những nhu cầu cơ bản hàng ngày của cuộc
sống, thiếu tài sản để tiêu dùng lúc bất trắc xảy ra và dễ bị tổn thương trước những
mất mát.
Hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại
Băng Cốc, Thái Lan (tháng 9/1993) đã đưa ra định nghĩa như sau: Nghèo khó là tình
trạng một bộ phận dân cư khơng được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của
con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát

triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
1.3 Các khái niệm khác
Nghèo được nhận diện trên 2 khía cạnh: nghèo đói tuyệt đối (Absolute Poverty) và
nghèo đói tương đối (Relative Poverty).
Nghèo tuyệt đối:
Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát
triển, Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái
niệm nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở
mức độ tuyệt đối... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo
tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và
trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của
cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta."
Nghèo tương đối
Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào
cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi
những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách
quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên
phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hóa-xã hội, thiếu
tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội
học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng.

5


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

Các ranh giới nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối đều khơng có thể xác định
được nếu như khơng có trị số tiêu chuẩn cho trước. Việc chọn lựa một con số phần
trăm nhất định từ thu nhập trung bình và ngay cả việc xác định một giỏ hàng đều
khơng thể nào có thể được giải thích bằng các giá trị tự do. Vì thế mà chúng được

quyết định qua những q trình chính trị.
II.Chuẩn nghèo, cận nghèo qua các năm, các thời kỳ của Việt Nam từ trước đến
nay
2.1.Chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo đói của
các hộ dân tại Việt Nam.
Tiêu chí xác định chuẩn nghèo:
Việc xác định một chuẩn nghèo thống nhất và chính xác là một yêu cầu bức
bách hiện nay đối với mỗi quốc gia nói riêng và đối với các tổ chức quốc tế nói
chung. Năm 2011 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, trong đó đưa ra ba
phương án chuẩn nghèo mới.
Phương án 1: Ước lượng theo cơ cấu tiêu dùng năm 2006 của nhóm dân cư có
mức tiêu dùng đạt nhu cầu tối thiểu về lương thực, thực phẩm và một phần phi lương
thực, thực phẩm, dự kiến chuẩn nghèo là 500.000 đồng/người/tháng đối với khu vực
thành thị, 400.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn. Theo phương án
này, dự báo tỷ lệ hộ nghèo cả nước sẽ vào khoảng 14,5 - 15,5%, tương ứng khoảng
3,3 triệu hộ (16,5 triệu người nghèo), trong đó, khu vực thành thị có khoảng 6% thuộc
diện nghèo và khu vực nơng thơn có 17%.
Phương án 2: Ước lượng theo cơ cấu chi tiêu năm 2006 của nhóm dân cư có
mức tiêu dùng đạt nhu cầu tối thiểu về cả lương thực, thực phẩm và phi lương thực,
thực phẩm. Dự kiến 600.000 đồng/người/tháng với khu vực thành thị, 450.000
đồng/người/tháng với khu vực nông thôn. Dự báo tỷ lệ hộ nghèo cả nước 17 - 19%,
tương ứng khoảng 3,96 triệu hộ (19,8 triệu người nghèo).
Phương án 3: Ước tính trên cơ sở dự báo cơ cấu chi tiêu của nhóm dân cư có
mức tiêu dùng đạt nhu cầu tối thiểu đến năm 2011. Dự kiến 700.000

6



Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

đồng/người/tháng đối với thành thị và 480.000 đồng/người/tháng đối với nông thôn.
Dự báo tỷ lệ hộ nghèo 20 - 22%, tương ứng 4,62 triệu hộ, 23,1 triệu người nghèo.
Tuy chuẩn nghèo theo phương án 2 và phương án 3 phản ánh được sát hơn cơ
cấu chi tiêu của người nghèo nhưng lại không phù hợp với khả năng cân đối ngân
sách. Vì thế, Chính phủ đã chọn phương án nâng chuẩn nghèo ở mức thấp nhất, tức
400.000 đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng cho
khu vực thành thị để áp dụng từ đầu năm 2011.
Chuẩn nghèo mới đã tăng gấp hai lần chuẩn đang được áp dụng là 200.000
đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và 260.000 đồng/tháng đối với thành
thị. Đây là phương án có tính tốn đến yếu tố tăng giá lương thực thực phẩm theo dự
báo chỉ số giá tiêu dùng, tuy vậy, những yếu tố còn lại như giáo dục, y tế, nhà ở chưa
được tính vào chuẩn này. Trong khi đó, chuẩn cao nhất mà Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội đề nghị đã tính tốn hết các nhu cầu sống tối thiểu của một người dân,
bao gồm cả các vấn đề liên quan đến ăn, ở, chữa bệnh…
Cịn chuẩn trung bình (450.000 đồng và 600.000 đồng áp dụng cho hai khu
vực như trên) là chuẩn mà Bộ rất muốn thực hiện vì khơng q cao so với khả năng
của ngân sách, và cũng đã tính đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của dân cư.
Tính theo sức mua tương đương (PPP) chuẩn nghèo (mới) của chúng ta
khoảng 1,610 USD/người/ngày ở khu vực thành thị và 1,25 USD/người/ngày ở khu
vực nông thôn.1
2.2 Chuẩn nghèo Việt Nam qua các năm, các thời kỳ
Chuẩn nghèo không chỉ là cơ sở cơ bản và quan trọng nhất để xác định các hộ
gia đình đưa vào chương trình Xóa đói giảm nghèo mà còn phải phản ảnh thực chất
nghèo của dân cư, giúp cho các nhà quản lý và các nhà khoa học một cái nhìn căn cơ
hơn về thực chất tình trạng nghèo đô thị. Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để
đo lường mức độ nghèo của các hộ dân tại Việt Nam. Chuẩn này khác với chuẩn
nghèo bình quân trên thế giới.


1

[Nguồn: />
nguoi-ngheo/]

7


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

Đối với Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo trong
thời gian từ 1993 đến cuối năm 2005, và đến nay là có thêm 2 sự thay đổi mức chuẩn
nghèo là từ giai đoạn 2006 – 2010 và 2011- 2015. Cụ thể:
• Năm 1993:
Năm 1993 theo Tổng cục thống kê lấy mức tiêu dùng là 2100 calo nếu quy đổi
tương đương với lượng tiêu dùng lương thực, thực phẩm theo giá phù hợp với từng
thời điểm, từng địa phương thì người dân Việt nam phải có mức thu nhập bình qn
tối thiểu là 50. 000 đồng/người/tháng ở vùng nông thôn và 70.000 đồng đối với khu
vực thành thị, để làm ranh giới xác định giữa người giàu và người nghèo.
Thu nhập bình quân/người/tháng ( VNĐ)
Loại hộ nghèo
<50.000
Loại hộ trung bình
50.000 – 70.000
Loại hộ trên trung
>70.000 – 125.000
bình
Loại hộ giàu
• Năm 1997


>125.000

Năm 1997: Sau 1 thời gian căn cứ vào trình độ phát triển của nền kinh tế thì tại
thơng báo số1751/LĐ-TB&XH của bộ LĐ-TB&XH ngày 20.5.1997 thì chuẩn mực về
đói nghèo được quy định lại như sau:
+ Hộ đói: là hộ có mức thu nhập bình qn theo đầu người dưới 13 kg
gạo/tháng tương đương 45.000 đồng đối với tất cả các vùng.
+ Hộ nghèo: là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người 15kg
gạo/người/tháng tương đương 55.000 đồng ở khu vực nông thôn, miền núi.
-20kg gạo/người/tháng dối với khu vực nông thôn đồng bằng và trung du.
- 25kg gạo/người/tháng đối với khu vực thành thị.
• Giai đoạn năm 2001 – 2005
Tại quyết định số 1143/2000 QĐLĐTBXH ngày 1.11.2000 của bộ trưởng bộ
LĐ-TBXH đã phê duyệt chuẩn mức đói nghèo mới giai đoạn 2001-2005 theo mức thu
nhập bình quân đâu người cho từng vùng cụ thể như sau:
- Vùng nông thôn miền núi hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng tương đương 960.000
đồng/năm.

8


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

- Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng tương đương 1.200.000
đồng/năm.
- Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng tương đương 1.800.000 đồng /năm.
• Giai đoạn 2006 – 2010
Theo quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký
ngày 08 Tháng 07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn
2006 – 2010:

+ Khu vực nơng thơn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
+ Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo
• Giai đoạn 2011 - 2015
Đối với giai đoạn mới hiện nay 2011 – 2015 Thủ tướng Chính phủ vừa ký
quyết định ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011 2015. Theo đó:
+ Hộ nghèo ở nơng thơn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống.
+ Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6 triệu đồng/người/năm) trở xuống.
+ Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình qn từ 401 nghìn đồng đến
520.000 đồng/người/tháng.
+ Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình qn từ 501 nghìn đồng đến
650.000 đồng/người/tháng.
Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách an
sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/1/2011.
Từ năm 1993 tới nay, Việt Nam đã nâng tới 5 lần chuẩn nghèo, tuy nhiên các
mức nâng lên không đáng kể, thậm chí duy trì ở mức q thấp suốt 5 năm liên tiếp
(2006 – 2010) cho thấy các chính sách và nỗ lực giảm nghèo tại Việt Nam vẫn còn
khoảng cách lớn với khu vực và thế giới.

9


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

Các nghiên cứu xã hội học gần đây lưu ý, chuẩn nghèo không thể xây dựng
trên những mơ hình thống kê tổng hợp mà cần có quá trình nghiên cứu đặc trưng của

người nghèo phân theo khu vực. Tại Việt Nam, đa số người nghèo tập trung ở các
vùng đồi núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người sinh sống. Phần lớn người
nghèo là những người làm nghề nơng, ít được tiếp cận với nguồn lực sản xuất (vốn,
công nghệ...). Họ cũng gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm do cách
biệt về mặt địa lý.
Điều đáng quan tâm là hiện có rất nhiều hộ dân ở dạng cận nghèo hoặc có khả
năng tái nghèo. Vì vậy nếu nâng chuẩn nghèo lên một mức mới ví dụ 550k/người
tháng ở vùng nơng thơn và 650k/người/tháng ở vùng thành thị thì tỉ lệ hộ nghèo có
thể tăng lên 20% thay vì 9% như hiện nay. Điều đó nói lên rằng thành tích giảm
nghèo của Việt Nam là ấn tượng nhưng chưa thật sự bền vững.
Vấn đề làm sao cho đời sống của người dân nghèo ngày càng được cải thiện
một cách bền vững lâu dài là một bài tốn khó địi hỏi quản lý vĩ mô của nhà nước
phải được nâng lên một bước.
Thủ tướng chỉnh phủ vừa ký quyết định ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận
nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011 -2015
- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình qn từ 501 nghìn đồng đến
650.000 đồng/người/tháng.
- Hộ cận nghèo ở nông thôn là có mức thu nhập bình qn từ 401 nghìn đồng đến 520
nghìn đồng/người/tháng.
Qua các lần thay đổi mức chuẩn nghèo ở nước ta có thể nhận thấy một điều
rằng tuy mức chuẩn nghèo ở nước ta có tăng theo các giai đoạn nhưng nếu so với thế
giới thì mức chuẩn nghèo ở nước ta hiện nay vẫn còn quá thấp (chỉ bằng 1/3 của thế
giới). Giả sử với mức chuẩn nghèo hiện tại ở nơng thơn là 400.000 đồng/người/tháng
thì có nghĩa một ngày thu nhập là hơn 13.000 đồng/người/ngày. Với số tiền này cịn
khơng đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống chứ chưa nói đến các chi phí để phục vụ nhu cầu
đi lại, nhà ở… Từ đó đến nay lại có sự biến động rất lớn về kinh tế, lạm phát tăng cao
trong một số năm, rồi sau đó là suy giảm kinh tế, trượt giá vào khoảng 40%. Mà

10



Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

chuẩn nghèo hiện nay tính theo sức mua thực tế chưa hẳn đã bằng những năm trước
đây. Hãy tính lại thu nhập thực tế của chuẩn nghèo 2006 áp dụng để tính cho năm
2008.
Căn cứ vào sự biến động của CPI qua các năm để tính cho ta một kết quả như sau:
Bảng 2. Chỉ số giá tính với gốc cố định của một số mốc so sánh2
Mức
chuẩn của

Tính cho 2000 (lần)
Chỉ số Hàng ăn Riêng Riêng

Tính cho 2008 (lần)
Chỉ số Hàng ăn Riêng Riêng thực

giá
1
1994
2000
2005

và dịch

lương

thực

giá


chung
2
1,31

vụ
3
1,36

thực
4
1,27

phẩm
5
1,40

chung
6
2,63
2,00
1,78

và dịch lương thực
vụ
7
3,35
2,44
1,74


8
3,11
2,33
1,78

phẩm
9
3,56
2,55
1,74

Là hộ nghèo thì tiêu dùng chủ yếu cho ăn. Vì thế, nếu so chỉ số giá 2008 với
1994 về các mặt hàng ăn uống và dịch vụ nói chung (cột 7 dịng 1); mặt hàng lương
thực (cột 8 dòng 1) và mặt hàng thực phẩm (cột 9 dòng 1) đều cao gấp hơn 3 lần.
Trong khi đó chuẩn nghèo điều chỉnh của năm 2008 so với 1994 theo thu nhập danh
nghĩa chỉ bằng 2,857 lần với khu vực nông thôn và 2,6 lần với khu vực thành thị. Như
vậy, về mặt thu nhập thực tế của người nghèo kém hơn cả chuẩn của năm 1994.
Tương tự như vậy ta so sánh chỉ số giá năm 2008 với 2000 và hệ số điều chỉnh chuẩn
nghèo 2006 mà hiện áp dụng cho 2008 với chuẩn nghèo 2000 cũng cho thấy tốc độ
tăng thu nhập danh nghĩa nhỏ hơn tốc độ tăng giá. Như vậy mức quy định người
nghèo theo chuẩn mới 2006 cũng xẩy ra tình trạng tương tự thu nhập thực tế của họ
năm 2008 thấp hơn năm 2000 và năm 1994. Nói cách khác, chuẩn nghèo hiện nay
nếu tính ra thu nhập thực tế thì thấp hơn cả mức chuẩn nghèo của năm 1994; 2000 và
2005.
Vậy một câu hỏi đặt ra là chúng ta có nên thay đổi mức chuẩn nghèo lấy theo
mức chuẩn nghèo quốc tế?

2

Nguồn: Tính từ số liệu bảng 17- Thời báo kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2007-2008 Việt Nam và Thế giới; trang


81. Riêng số liệu năm 2008 TG dự đoán: CPI chung là 130%; Hàng ăn và dịch vụ 135,7%; riêng lương thực là
135%; thực phẩm là 136,7%.

11


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

Hiện có những quan điểm khác nhau về chuẩn nghèo giữa Việt Nam và thế
giới. Quan niệm chuẩn nghèo của thế giới quy định quốc gia có thu nhập bình qn
người hàng năm là 735 USD (mức thu nhập 2USD/người/ngày). Trong khi quan niệm
của Việt Nam coi chuẩn nghèo dựa trên các tính tốn của các cơ quan chức năng như
Tổng cục Thống kê hay Bộ LĐ-TB&XH. Chuẩn nghèo theo Tổng cục Thống kê được
xác định dựa trên cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WB), gồm hai mức:


Nghèo lương thực thực phẩm: tổng chi dùng chỉ tính riêng cho phần lương

thực thực phẩm, làm sao để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối thiểu cho một người là
2100 kcal/ngày đêm;


Nghèo chung: tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được xác định

bằng cách ước lượng tỷ lệ: 70% chi dùng dành cho lương thực thực phẩm, 30% cho
các khoản còn lại.
Còn chuẩn nghèo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội được xác định một
cách tương đối bằng cách làm tròn số và áp dụng cho từng khu vực và vùng miền
khác nhau (nông thôn miền núi, hải đảo, nông thôn đồng bằng, thành thị) dung

phương pháp dựa trên thu nhập của hộ. Các hộ được xếp vào diện nghèo nếu thu nhập
đầu người của họ ở dưới mức chuẩn được xác định, mức này khác nhau giữ thành thị,
nông thôn và miền núi. Tỷ lệ nghèo được xác định bằng tỷ lệ dân số có thu nhập dưới
ngưỡng nghèo. Những số liệu khác nhau từ các cơ quan này đã dẫn tới nhiều những
khâu phân tích trung gian với sai số cao. Chính vì thế việc sử dụng một chuẩn nghèo
thống nhất của quốc tế để đo tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam và làm tài liệu để thực hiện
so sánh quốc tế là một việc làm hết sức cần thiết. Hiện nay chúng ta đang hội nhập
một cách toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế này cần có
một sự quan sát khắp địa cầu và phải biết toạ độ của mình trong tổng thể đó. Mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ là mốc phấn đấu chung cho mọi quốc gia. Trong số các mục
tiêu đó mục tiêu số một là “Xố bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói” là giảm
một nửa tỷ lệ người dân có thu nhập ít hơn 1 đô la mỗi ngày và tỷ lệ người thiếu đói
trong thời gian từ 1990 tới 2015. Muốn so sánh được với các quốc gia thì chỉ tiêu “Tỷ
lệ người nghèo hoặc tỷ lệ hộ nghèo” phải được tính tốn thống nhất với chuẩn mực
quốc tế. Bởi lẽ, điều kiện cần thiết để một chỉ tiêu có thể thực hiện so sánh nó theo
thời gian (qua các năm); theo khơng gian (giữa các vùng hoặc các quốc gia) là chỉ

12


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

tiêu đó phải thống nhất về phạm vi tính; phương pháp tính và nội dung chỉ tiêu. Về tỷ
lệ người nghèo và tỷ lệ hộ nghèo ta thường xem là giống nhau. Bởi lẽ, ở Việt Nam
hiện nay quy mô nhân khẩu/hộ về cơ bản là xấp xỉ bằng nhau. Về thực chất thì quy
mơ nhân khẩu của hộ nghèo thường cao hơn hộ giàu một chút ta có thể chấp nhận
được. Trong những năm qua Việt Nam công bố tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mực của
Việt Nam. Điều này không thuận tiện trong so sánh quốc tế. Nếu ta muốn xem xét tỷ
lệ người nghèo của Việt Nam so với các nước trong vùng hoặc ở các châu lục khác
quả là khó. Bởi vì tỷ lệ hộ nghèo của ta được tính theo chuẩn mực Việt Nam còn các

nước kia hoặc theo chuẩn mực quốc tế hoặc chuẩn riêng nước họ. Sự không đồng
nhất này còn gây trở ngại trong việc đánh giá về mặt động thái. Chẳng hạn, 2 quốc
gia trong 1 năm đều giảm nghèo được 2% nhưng chuẩn nghèo khác nhau thì nỗ lực
trong sự nghiệp này chắc chắn là khác nhau.
Các nghiên cứu xã hội học gần đây lưu ý, chuẩn nghèo khơng thể xây dựng trên
những mơ hình thống kê tổng hợp mà cần có q trình nghiên cứu đặc trưng của
người nghèo phân theo khu vực. Tại Việt Nam, đa số người nghèo tập trung ở các
vùng đồi núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người sinh sống. Phần lớn người
nghèo là những người làm nghề nơng, ít được tiếp cận với nguồn lực sản xuất (vốn,
cơng nghệ...). Họ cũng gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm do cách
biệt về mặt địa lý. Ngồi ra, có một hạn chế khi so sánh trong nước theo thời gian
khơng đảm bảo tính khoa học do chuẩn nghèo bị điều chỉnh thường xuyên và không
đồng nhất theo tỷ lệ giữa các vùng một cách hợp lý.
2.3 Chuẩn nghèo và cận nghèo của thành thị, nông thơn
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các
tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn
đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới
định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm
ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita
Incomme, PCI) của quốc gia.3
Bảng chuẩn nghèo qua các năm ở thành thị và nơng thơn
Đơn vị: Nghìn đồng.
3

/>
13


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)


Năm
2004
2006
2008
2010
2011

Thành thị
220
260
290
500
600

Nông thôn
170
200
220
400
480

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cơng bố: Cả nước có 5 tỉnh, thành phố có
tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% là TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và
Hà Nội. Đây là những khu vực đô thị hóa mạnh mẽ, đã ban hành chuẩn nghèo riêng,
cao hơn chuẩn nghèo quốc gia. Nhiều năm gần đây, khi lượng người nghèo ở nơng
thơn giảm, thì số người nghèo đô thị lại tăng lên khá nhanh. Người nghèo thành phố
chính là nhóm dân cư bị "nghèo hóa" do q trình đơ thị hóa, di cư vì đất nơng nghiệp
bị thu hẹp, như người nhập cư làm xe ôm, phụ hồ, xích lơ, hàng rong, người lao động
nghèo làm cơng nhân trong các khu công nghiệp và cả những người thất nghiệp.
Nhóm người nghèo này ít được tiếp cận các dịch vụ văn hóa, tiến bộ kỹ thuật xã hội

tối thiểu, trẻ em khó tiếp cận với cơ sở học đường, y tế…
Chuẩn nghèo được áp dụng với thu nhập bình quân đầu người khu vực thành thị
là 500.000 đồng và khu vực nông thôn là 400.000 đồng/người/tháng. Tức là chênh
lệch thu nhập chỉ 100.000 đồng. Tuy nhiên, mức chuẩn này thực sự chưa phù hợp với
thực tế cuộc sống hiện nay. Bên cạnh đó, những người nghèo ln phải đối mặt với
bệnh tật, thiên tai hoặc các rủi ro khác trong cuộc sống, kèm theo đó là các tệ nạn xã
hội, trở thành nguồn gốc của bất ổn xã hội. Chính vì vậy, Nhà nước cũng như các
nhà quản lý đô thị phải nỗ lực hơn nữa trong công tác quản lý và thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế-xã hội, xác định "chuẩn" nghèo một cách thực tế để có chiến lược an sinh xã
hội phù hợp, tạo khả năng tiếp cận tài nguyên, tiếp cận các dịch vụ công với chi phí
thấp, có chính sách phù hợp với nhóm đối tượng này để đưa vào định hướng, kế
hoạch phát triển của đất nước.
III. Tỷ lệ nghèo của cả nước qua các năm, các thời kỳ.
Tỷ lệ người nghèo là phần trăm dân số có mức chi tiêu thực tế thấp hơn chuẩn
nghèo trong năm xác định trong tổng dân số. Chuẩn nghèo là số tiền đảm bảo mức
tiêu dùng thiết yếu (bao gồm cả lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm)
cho 1 người trong 1 tháng. Những người có mức chi tiêu bình qn dưới chuẩn nghèo

14


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

là người nghèo. Chi tiêu thực tế là chi tiêu hiện hành của người dân tại thời gian điều
tra sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của giá cả theo thời gian (theo tháng) và không gian
(theo thành thị, nông thôn các vùng).
Tỉ lệ người nghèo được tính dựa vào số liệu chi tiêu bình qn đầu
người/tháng của hộ gia đình, chứ khơng phải là số liệu thu nhập, trong khảo sát mức
sống và chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới (WB) và Tổng cục thống kê xây dựng
năm 1993, được cập nhật theo biến động của giá cả tại các năm tiến hành khảo sát

mức sống dân cư. Chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới chỉ có một mức chung cho cả
thành thị và nơng thơn.
Dựa vào chuẩn nghèo này để tính tỉ lệ người nghèo chứ khơng phải hộ nghèo,
do vậy có tên gọi là “nghèo chung” hoặc “nghèo chi tiêu”.
Bảng: Tỷ lệ hộ nghèo theo các vùng của Việt Nam từ 2004-2008 (%)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tỷ lệ hộ nghèo
2004 2005 2006 2007 2008
Cả nước
18,1 15,5 14,8 13,4 12,3
Thành thị
8,6
7,7
7,4
6,7
6,0
Nông thôn
21,2 18,0 17,7 16,1 14,8
Đồng bằng sông Hồng
12,7 10,0 9,5

8,6
7,7
Trung du, miền núi phía Bắc
29,4 27,5 26,5 25,1 23,5
Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 25,3 22,2 21,4 19,2 17,6
Tây Nguyên
29,2 24,0 23,0 21,0 19,5
Đông Nam bộ
4,6
3,1
3,0
2,5
2,1
Đồng bằng sông Cửu long
15,3 13,0 12,4 11,4 10,4
Nguồn: Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê, 2010
Theo số liệu thống kê tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta từ 2004 đến 2008 liên tục giảm.

Nếu vào năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 18,1% thì đến năm 2008 giảm cịn
12,3%; trung bình mỗi năm giảm gần 1,2%. Tuy nhiên tỉ lệ hộ nghèo giảm không đều
ở các vùng miền trong cả nước. Tỉ lệ nghèo giảm nhanh ở vùng đồng bằng sơng Hồng
từ 12,7% xuống cịn 7,7%, nhưng giảm chậm ở vùng trung du, miền núi phía Bắc: từ
29,4% xuống còn 23,5% trong giai đoạn 5 năm từ 2004 đến 2008. Hà Nội ở đồng
bằng sông Hồng nên cũng có xu hướng giảm nhanh tỉ lệ nghèo trong những năm qua.
Dựa vào chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới, ví dụ chuẩn nghèo năm 2004 là
173 nghìn đồng/người tháng, 2006: 213 và năm 2008 là 280 nghìn đồng tháng, Tổng

15



Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

cục thống kê xác định được tỉ lệ người nghèo chung hay tỉ lệ nghèo chi tiêu cho các
năm.
Bảng: Tỷ lệ người nghèo chung theo các vùng ở Việt Nam từ 1998-2008 (%)4
TT Tỷ lệ hộ nghèo
1998 2002 2004 2006 2008
1 Cả nước
37,4
28,9
19,5
16,0
14,5
2 Thành thị
9,0
6,6
3,6
3,9
3,3
3 Nông thơn
44,9
35,6
25,0
20,4
18,7
4 Đồng bằng sơng Hồng
30,7
21,5
11,8
8,9

8,0
5 Trung du, miền núi phía, Bắc
64,5
47,9
38,3
32,3
31,6
6 Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 42,5
35,7
25,9
22,3
18,4
7 Tây Nguyên
52,4
51,8
33,1
28,6
24,1
8 Đông Nam bộ
7,6
8,2
3,6
3,8
2,3
9 Đồng bằng sông Cửu long
36,9
23,4
15,9
10,3
12,3

Nguồn: Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê, 2010
Bảng tỉ lệ nghèo chung dưới đây cho biết, Việt Nam đã rất thành cơng trong
cơng cuộc xố đói giảm nghèo: tỉ lệ người nghèo chung đã giảm hơn một nửa từ
37,4% năm 1998 xuống cịn 14,5% năm 2008.
So với nơng thơn, tỉ lệ nghèo ở thành thị giảm nhanh hơn nhiều gần ba lần
trong khi đó nơng thơn chỉ giảm hơn hai lần trong cùng thời kỳ này. Năm 2008: tỉ lệ
nghèo ở thành thị là 3,3% chỉ bằng 1/6 so với tỉ lệ nghèo ở nông thôn: 18,7%.
Trong 6 vùng, khơng kể Trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sơng
Hồng trong đó có thủ đơ Hà Nội là nơi có tỉ lệ nghèo giảm nhanh nhất, giảm hơn 3,5
lần từ 30,7% năm 1998 xuống còn 8% năm 2008.
Năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu
hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất
nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm khơng phản ánh thực chất vì số người
nghèo trong xã hội khơng giảm, thậm chí cịn tăng do tác động của lạm phát (khoảng
40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế. Theo chuẩn
trên, nhiều hộ nghèo thốt nghèo nhưng vẫn khơng đủ sống và do đời sống khó khăn
nên rất nhiều người muốn còn được thuộc diện nghèo mãi để còn nhận các khoản hỗ
trợ như như vay vốn ưu đãi, bảo hiểm y tế... Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho
rằng khơng thể duy trì chuẩn nghèo 200.000-260.000 đồng như hiện nay mà cần rà sát
và ban hành chuẩn nghèo mới cho năm 2011.
4

Tỉ lệ nghèo chung hay còn gọi là tỉ lệ nghèo chi tiêu theo cách tính của

16


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

Chuẩn nghèo của một vài tỉnh, thành phố trong cả nước thời kỳ mới

• Chuẩn nghèo tại Hà Nội
Hộ nghèo: là hộ có mức thu nhập dưới 750.000 đồng/người/tháng (đối với khu vực
thành thị) và dưới 550.000 đồng/người/tháng (đối với khu vực nông thôn) những hộ
nghèo
+ Mức chuẩn cận nghèo : đối với khu vực thành thị từ 751.000 đồng - 1.000.000
đồng/người/tháng, ở khu vực nông thôn từ 551.000 - 750.000 đồng/người/tháng. Đây
là quy chuẩn mới nhất mà UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành theo Quyết định số
01/2011/QĐ-UBND về chuẩn nghèo, cận nghèo thành phố Hà Nội giai đoạn 20112015. Theo tiêu chuẩn nêu trên thì Hà Nội sẽ có khoảng 148.000 hộ nghèo, chiếm
9,6% (trước đó là 117.000 hộ nghèo), số hộ ở mức chuẩn cận nghèo khoảng 61.000
hộ, chiếm 3,98%.
Trước đây, Hà Nội áp dụng cách tính chuẩn nghèo theo tiêu chí: với khu vực thành
thị là dưới 500.000 đồng/tháng, với khu vực nông thôn là dưới 330.000 đồng/tháng;
chuẩn cận nghèo ở thành thị từ 500.000 - 650.000 đồng/tháng, ở nông thôn là 330.000
- 430.000 đồng/tháng.
• Chuẩn nghèo ở TP.HCM
Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình qn từ 12tr đồng/ người/ năm trở xuống)
không phân biệt nội thành, ngoại thành ( áp dụng giai đoạn 2009-2015
• Chuẩn nghèo của tỉnh Bình Dương
Quyết định số 49/2010/QĐ-UBND, ngày 22/12/2010, Quy định chuẩn nghèo
tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015. Theo quy định, đối với khu vực nơng thơn,
những hộ có mức thu nhập bình quân từ 800.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ
nghèo.
Đối với khu vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân từ 1.000.0000
đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo.
Với tiêu chí trên, chuẩn nghèo tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015 cao gấp
2 lần so với chuẩn nghèo Trung ương, Hà Nội và Đà Nẵng; gấp 1,2 lần so với chuẩn
nghèo tỉnh Đồng Nai; chuẩn nghèo khu vực thành thị bằng với chuẩn nghèo của Tp.
Hồ Chí Minh.
• Chuẩn nghèo tại tỉnh Khánh Hòa


17


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

UBND tỉnh Khánh Hịa vừa có Chỉ thị về việc tổ chức tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận
nghèo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011- 2015.
Theo đó, cuộc tổng điều tra được tiến hành từ ngày 1-10 đến 30-11-2010 nhằm phục
vụ cho chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2011 - 2015. Đối tượng, phạm vi điều tra:
toàn bộ dân cư trên địa bàn tỉnh.
Mức chuẩn nghèo quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 ở khu vực nông thôn
là 400.000 đồng/người/tháng (4.800.000 đồng/người/năm); khu vực thành thị 500.000
đồng/người/tháng (6.000.000 đồng/người/năm).
• Chuẩn nghèo tại Đà Nẵng
Mức chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2013-2017 trên địa bàn TP Đà
Nẵng quy định cao hơn so với mức chuẩn nghèo hiện tại của TP .
Thu nhập bình qn của hộ nghèo ở khu vực nơng thơn theo chuẩn nghèo hiện này là
hộ có mức thu nhập từ 400.000 đồng/hộ/tháng trở xuống và từ 500.000 đồng/hộ/tháng
trở xuống
Ở thành thị được nâng lên từ 600.000 đồng/người/tháng (từ 7.200.000
đồng/người/năm) trở xuống ở khu vực nông thôn và từ 800.000 đồng/người/tháng (từ
9.600.000 đồng/người/năm) trở xuống ở khu vực thành thị cho giai đoạn 2013- 2017.
"Mức chuẩn hộ nghèo này sẽ được TP chính thức áp dụng từ ngày 1/1/2013 (thay cho
mức chuẩn nghèo cũ từ năm 2009 đến nay); đồng thời đây cũng sẽ là căn cứ để Đà
Nẵng áp dụng trong xây dựng chính sách an sinh xã hội và Đề án giảm nghèo giai
đoạn 2013-2017" .
• Chuẩn nghèo tại Bà Rịa- vũng tàu
Nay quy định mức chuẩn nghèo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn
2011 - 2015, cụ thể như sau:
Hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh là những hộ có thu nhập bình qn đầu người trong hộ

ở mức:
+ Khu vực nông thôn: từ 700.000 đồng/người/tháng (8.400.000 đồng/người/năm) trở
xuống.
+ Khu vực thành thị: từ 900.000 đồng/người/tháng (10.800.000 đồng/nguời/năm) trở
xuống, baogồm các hộ dân thuộc phường, thị trấn và huyện Côn Đảo.

18


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

Tài liệu tham khảo
/> /> /> />co_id=10045&cn_id=549309
/> />khanhhoa.gov.vn.

PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ NGHÈO ĐĨI
Nhóm 2:
1. Một số khái niệm cơ bản về phân tầng xã hội
1. 1. Cách tiếp cận của Mác và Weber về phân tầng xã hội
1.1.1. Quan niệm Mác Xít:
Giai cấp (class) được quyết định hồn tồn bởi mối quan hệ của cá nhân với
phương thức sản xuất.

19


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

Mối quan hệ với phương thức sản xuất có liên hệ với nghề nghiệp nhưng khơng
hồn tồn như nhau. Yếu tố chủ chốt ở đây khơng phải là thu nhập hay nghề nghiệp

mà liệu cá nhân có kiểm sốt cơng cụ hay phương thức sản xuất của họ hay khơng, có
nghĩa là có kiểm sốt cơ hội cuộc sống của họ hay không.
Các giai cấp khác nhau là do địa vị kinh tế của chúng trong xã hội khác nhau.
Địa vị ấy không phải được hiểu một cách giản đơn là “người tổ chức” và “người chấp
hành” mà bao gồm hàng loạt các mối quan hệ xã hội giữa người và người trong sản
xuất.
Điều có ý nghĩa quyết định tạo nên việc phân biệt giai cấp là mối quan hệ của
các tập đoàn người đối với tư liệu sản xuất. Giai cấp nào nắm các điều kiện vật chất,
các phương tiện vật chất, giai cấp ấy sẽ chi phối tồn bộ q trình sản xuất dưới hình
thức này hay hình thức khác.
Giai cấp khơng chỉ là một phạm trù kinh tế mà là một phạm trù xã hội học.
Ngoài những sự khác biệt về vật chất, các giai cấp còn khác nhau về lối sống, về tâm
lý và tư tưởng. Những yếu tố tinh thần này là yếu tố thứ hai, chúng được sinh ra từ cơ
sở kinh tế và phụ thuộc vào yếu tố kinh tế.
Tiếp tục những nghiên cứu ủa Mác và Ăng –ghen về chủ nghĩa tư bản, Leenin
đã phân tích những mâu thuẫn kinh tế xã hội gay gắt trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản
độc quyền vào thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; qua đó Lenin nhận thấy nghèo khổ khơng
chỉ trong các nước tư bản mà cịn ở tỏng các nước thuộc địa, phụ thuộc, các dân tộc bị
áp bức khỏi ách thống trị của chủ nghĩa tư bản phải tiến hành cuộc cách mạng vô sản
do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917,
trong bước chuyển từ “chính sách cộng sản thời chiến” sang “Chính sách kinh tế
mới” Lênin à người chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa, dùng lợi ích vật chất, coi
đó như một nhân tố địn bẩy kinh tế, để khuyến khích người lao động từ các giai cấp,
tầng lớp xã hội, giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ cơ sở của cơ cấu xã hội và sự phân
tầng xã hội là phương thức sản xuất và phương thức trao đổi giữa người với người.
Tuy nhiên, cùng với yếu tố kinh tế đóng vai trị quyết định, nhưng không phải là duy
nhất. các yếu tố khác như các thiết chế chính trị, văn hóa, xã hội cũng đóng những vai
trị rấy quan trọng đối với sự vận động, biến đổi cơ cấu phân tầng xã hội. Quan điểm


20


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

của chủ nghĩa Mác – Lenin đã chỉ ra xu hướng chung là sự phân tầng xã hội sẽ biến
đổi từ tình trạng bất cơng, bât bình đẳng xã hội sang tình trạng cơng bằng, bình đẳng
xã hội. mác cũng chỉ ra nguyên nhân và con đường biến đổi có tính cách mạng của sự
phân tầng xã hội và sự bến đổi đó là một trình cách mạng rất lâu dài.
Khi vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào đánh giá thực trạng và vạch ra xu
hướng biến đổi cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội cần chú ý tới những yếu tố phi kinh tế
như xu hướng hành động của các giai cấp, các tầng lớp xã hội với trình độ nhận thức,
tính tự giác và sự tiến bộ khoa học, công nghệ.
1.1.2. Quan niệm của Max Weber
Không phản đối việc phân chia giai cấp từ góc độ kinh tế. Tuy nhiên, ơng cho
rằng việc phân chia nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế là chưa đầy đủ để nhận diện xã
hội. Mặc dù vị thế (status) hay uy tín (prestige) về mặt xã hội và quyền lực (power)
thường thay đổi theo địa vị kinh tế, chúng cũng có thể có vị trí riêng và có tác động
độc lập đến sự bất bình đẳng xã hội. Đặc biệt, uy tín xã hội (prestige) thường đối lập
với quyền lực kinh tế. Thay vào hệ thống phân tầng một chiều cạnh của Mác (chỉ chia
ra hai giai cấp) Weber đề xuất 3 chiều cạnh độc lập (mặc dù có liên quan với nhau)
cần phân tích, dựa vào đó con người có thể được xếp loại trong một hệ thống phân
tầng (xem hình vẽ dưới đây, trích theo 9.1 trang 220, Brinkerhoff và đồng nghiệp)
Giai cấp mối quan hệ với PTSX
Vị thế hay danh dự XH

Giai cấp xã hội

Quyền lực khả năng ảnh hưởng hành động
Hệ thống phân tầng có 3 khía cạnh

Giai cấp (class) nói về vị trí của một người trong hệ thống kinh tế của xã hội,
dẫn đến những khác biệt về công việc, thu nhập, và tài sản.
Vị thế (status) nói về mối quan hệ của một cá nhân với những địa vị xã hội
được thiết lập trong xã hội mà những địa vị này thay đổi theo nghĩa uy tín (prestige).
Các vị thế thường khác nhau tùy thuộc vào nghề nghiệp hoặc hồn cảnh gia đình xuất
thân.

21


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

Quyền lực (power) nói về quan hệ của một cá nhân với các thiết chế chính
quyền hoặc các thiết chế chính trị khác. Quyền lực thường được thể hiện ở khả năng
của cá nhân huy động các nguồn lực và đạt được các mục tiêu.
Giai cấp, vị thế, và quyền lực thường đi cùng với nhau và hỗ trợ lẫn nhau,
nhưng không nhất thiết luôn trùng hợp với nhau.
Như vậy thay vì nói về giai cấp, các nhà nghiên cứu theo quan điểm Weber nói
về giai cấp xã hội. Một giai cấp xã hội là một nhóm người mà có chung giai cấp, vị
thế, và quyền lực, và họ có chung một sự nhận diện để phân biệt mình với người
khác. Khi chúng ta nói về một giai cấp thượng lưu hay trung lưu chính là chúng ta nói
về giai cấp xã hội theo ý nghĩa này.
Con người giống với người khác trong cùng giai cấp xã hội nhưng khác biệt về
những đặc điểm quan trọng đối với những người thuộc giai cấp xã hội khác.
Giai cấp xã hội bao gồm sự liên kết lẫn nhau năng động giữa 3 yếu tố là địa vị
chính trị (quyền lực), địa vị xã hội (vị thế), và địa vị kinh tế (của cải, tài sản).
Mỗi thứ bậc địa vị chính trị, xã hội, và kinh tế có hệ thống đẳng cấp riêng của
nó, song chúng có quan hệ tác động mật thiết với nhau. Tuy nhiên mỗi loại thứ bậc
trật tự đó có một lối phân phối quyền năng riêng biệt.
Địa vị kinh tế không chỉ dựa trên quyền sở hữu về kinh tế, những điều kiện sinh

hoạt bên ngồi mà cịn cả mặt năng lực của họ về kinh tế trên thị trường. Weber
hướng trọng tâm vào năng lực trên thị trường và cho rằng nguyên nhân đầu tiên của
sự bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản là khả năng thị trường, bao gồm những kỹ
năng mà người làm thuê mang ra thị trường lao động để bán và những cơ may mà
người ta có thể có được do thị trường mang lại.
Địa vị xã hội dựa trên cơ sở “danh dự về mặt xã hội”, hay nói cách khác nó dựa
vào sự đánh giá được mọi người công nhận trong một tập thể nhất định. Có thể dễ
dàng phân biệt địa vị xã hội theo lối sống của họ, cụ thể dựa vào tập tục, những thói
quen của xã hội, giáo dục, và uy tín mà nguồn gốc gia đình và nghề nghiệp đem lại.
Khi địa vị xã hội được củng cố người ta có thể đảm bảo cho mình quyền lực về mặt
kinh tế và cũng có thể được biểu hiện bằng cách cư xử về mặt kinh tế như lối ăn tiêu
phung phí, lối sinh hoạt giao tiếp, v.v
Trên lĩnh vực chính trị, quyền lực được thể hiện trong các “chính đảng” và

22


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

quyền lực chính trị thường được thể chế hóa. Các chính đảng có thể đại diện cho
những quyền lợi do vị trí của họ trong xã hội. Tuy nhiên đây là vấn đề không được
nhiều nhà nghiên cứu đồng tình vì những người trong các đảng phái khác nhau khơng
phải ai cũng có địa vị xã hội tương ứng khác nhau mà chỉ có địa vị xã hội cao thấp
khác nhau trong nội bộ từng đảng là đáng kể.
Khác với Mác xác định khái niệm giai cấp chủ yếu trong mối liên hệ với
phương thức sản xuất và chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, weber cho rằng ngoài tiêu
chuẩn về kinh tế liên quan đến sở hữu tư liệu sản xuất cịn có các tiêu chuẩn khác nữa
để phân biệt các giai cấp trong xã hội. weber sử dụng khái niệm “giai cấp” để chỉ một
tập hợp người có chung cơ hội sống, có chung lợi ích kinh tế và có chung cơ hội hay
điều kiện trên thị trường5.Weber phân biệt hai loại tình huống giai cấp chính: một là

tình huống của những người sở hữu tài sản và sử dụng tài sản đó để thu lợi nhuận, hai
là tình huống của những người khơng có tài sản đó để thu lợi nhuận, hai là tình huống
của những người khơng có tài sản phải bán sức lao động, tay nghề,dịch vụ lấy tiền
công hay tiền lương. Từ đó weber xem xã hội cấu thành từ hai nhóm giai cấp tương
ứng với hai tình huống trên và mỗi giai cấp bao gồm các tầng lớp xã hội khác nhau,
cụ thể như sau:
- Tình huống giai cấp thứ nhất: gồm hai tầng lớp: (1) tư sản – chủ vốn đầu tư và
(2) tư sản cho thuê mướn kiếm lời. Cả hai giai tầng này đều thuộc “giai cấp tài sản”
hay theo Mác là “giai cấp tư sản”
- Tình huống giai cấp thứ hai gồm ba giai tầng: (3) Người bán sức lao động có
trình độ chun mơn và có khả năng làm dịch vụ (người làm dịch vụ và người quản
lý), (4) người bán sức lao động có trình độ chun mơn, tay nghề (cơng nhân có tay
nghề, cơng nhân kỹ thuật,cịn gọi là “cơng nhân cổ trắng”), (5) người bán sức lao
động thô sơ (công nhân khơng có tay nghề,cịn gọi là “cơng nhân cổ xanh”). Cả ba
giai tầng này đều thuộc về giai cấp thu nhập. giai cấp làm thuê. Giai cấp thượng lưu –
giầu có và giai cấp hạ lưu – nghèo khổ.
Hai tầng lớp này khơng hồn tồn trùng khít nhau mà đan xen, tương tác,
chuyển hóa cho nhau. Trong mối tương tác đó. Weber nhận xét, phân tầng xã hội
5

Weber viêt: Chúng ta có teher nói đến “giai cấp” khi (1) một số người có chung mọt phần hợp thành có tính
nhân quả cụ thể của cơ hội sống của họ với chừng mức là (2) phần hợp thành này biểu hiện chủ yếu bởi các lợi
ích kinh tế trong năm giữ hàng hóa và các cơ hội thu nhập và (3) được thể hiện trong các điều kiện cuỷa thị
trưởng hàng hóa hay thị trường lao động” H. H. Gerth and C. Wright Mills. From Max Weber in sociology.

23


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)


thành các nhóm thu nhập diễn ra phổ biến trong xã hội hiện đại.
1.2. Giai cấp: Nghề nghiệp, thu nhập, và tài sản
Nghề nghiệp: Hay công việc được trả lương là một yếu tố chủ chốt vì đó là nguồn
thu nhập và tài sản quan trọng trong các xã hội hiện đại. Nhiều cách phân loại khác
nhau để nhóm gộp những hình thức nghề nghiệp đa dạng.
Trong các xã hội phát triển có 3 cách phân loại phổ biến. Các việc làm được
phân loại như là công nhân cổ cồn xanh nếu chúng được dựa chủ yếu trên cơ sở của
lao động chân tay (chẳng hạn công nhân nhà máy, lái xe tải, công nhân mỏ). Gọi là
cổ cồn trắng nếu các công việc chủ yếu địi hỏi những kỹ năng trí tuệ (chẳng hạn các
nhà chuyên môn như bác sĩ, luật sư, hay nhà quản lý). Gần đây hơn, thuật ngữ cổ cồn
hồng được sử dụng để đặc trưng cho những việc làm chủ yếu sử dụng phụ nữ trong
các công việc không phải lao động chân tay bán kỹ năng (nonmanual semiskilled)
(chẳng hạn như thư ký, nhân viên, đánh máy). (Appelbaum và Chambliss 1995)
Thu nhập : là tổng số tiền mà một người hoặc một hộ gia đình kiếm được trong một
khoảng thời gian cho trước (thường là năm).
Tài sản: Là giá trị của mọi thứ thuộc quyền sở hữu của một người. Là chỉ báo chủ
yếu của sự phân tầng thực sự về mặt kinh tế. Một cách đo lường tài sản là giá trị tài
sản thuần túy (net financial assets) tức là giá trị của mọi thứ mà một người có (trừ
nhà cửa và xe) trừ đi giá trị của mọi thứ mà người đó nợ. Thơng thường với những
người giàu nhất có thu nhập cao, phần lớn tài sản mà họ có được khơng phải là từ thu
nhập mà từ các tài sản tài chính như nhà cho thuê, c ổ phiếu, trái phiếu, và các hình
thức đầu tư khác.
Những khác biệt về tài sản thường có thể xuất hiện dưới hình thức những khác
biệt về đặc quyền, đặc lợi và tác động đến cơ hội cuộc sống của cá nhân như thu nhập
bằng tiền. Các quan chức chính phủ, sĩ quan cao cấp khơng có thu nhập bằng lương
cao như các giám đốc kinh doanh tư nhân nhưng có những đặc quyền có thể chuyển
thành tài sản. Nói chung, sự tăng lên về tài sản phần lớn được coi là bắt nguồn từ việc
đạt được quyền lực, nghề nghiệp, và học vấn cao hơn.
1.3. Vị thế xã hội
a) Vị thế xã hội phản ánh mức độ uy tín và sự kính trọng từ người khác. Cơ sở

cho sự kính trọng đó tuỳ thuộc vào phẩm chất cá nhân được người khác coi là quan

24


Tập bài thảo luận Chính sách xóa đói giảm nghèo _k54 Xã hội học (2012)

trọng trong xã hội.
b) Nghề nghiệp là một trong những chỉ báo quan trọng nhất của vị thế vì nó thể
hiện cách thức chủ yếu để có quyền lực và tài sản. Học vấn cũng là một chỉ báo quan
trọng của vị thế xã hội vì nó thể hiện cách thức chủ yếu để tham gia vào các nghề
nghiệp có giá trị nhất và có được những bậc thang xã hội cao.
c) Các nhà xã hội học Mỹ Blau, Duncan (1967) và Treiman (1977) là những
người đi tiên phong trên lĩnh vực nghiên cứu phân loại nghề nghiệp theo vị thế hay
uy tín xã hội của chúng căn cứ vào dư luận xã hội. Những nghiên cứu của họ cho
thấy rằng những việc làm cổ cồn trắng thường có uy tín cao hơn các việc làm cổ cồn
xanh. Nói chung, những cơng việc liên quan đến ý tưởng hay con người thì có uy tín
cao hơn những nghề nghiệp làm việc bằng tay hoặc liên quan đến các đối tượng vật
chất (Treiman 1977).
1.4. Quyền lực
Quyền lực là khả năng ảnh hửơng hay kiểm soát hành vi của người khác mà
khơng có sự ưng thuận của họ. Để phân tích phân tầng xã hội, các loại quyền lực
quan trọng nhất là quyền lực tự nhiên (referent) hay là “ảnh hưởng”, và quyền lực
hợp pháp hay là “quyền uy”. Theo Ăngghen, quyền uy là ý chí của người khác buộc
ta phải tiếp thu; quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề. Những nhân tố này quyết
định bằng cách nào các quyết định được ban hành và ai ban hành.
Việc phân tích về quyền lực cho ta thấy một bức tranh ở dạng hình tháp như đối
với hệ thống phân tầng ở hầu hết các xã hội. Trên đỉnh tháp là một số ít ỏi các nhân
vật chính trị hay quân sự, các nhà kinh doanh, và những người lãnh đạo khác. Khi
chúng ta đi dần xuống đáy tháp ta sẽ gặp những con người với quyền lực ít hơn.

Có nhiều tranh luận về bản chất của quyền lực. Một lý thuyết về quyền lực gọi
là phân bố ngang nhau hay là đa quyền (pluralism) cho rằng quyền lực được phân
bố trong các nhóm khác nhau, đấu tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng quan hệ
(Dahl 1961). Theo quan điểm này, quyền lực của một công ty kinh doanh lớn là
ngang với quyền lực của các liên đồn lao động lớn, các nhóm người tiêu dùng, hay
các tổ chức bảo vệ môi trường. Các cá nhân thể hiện quyền lực của mình thơng qua
các tổ chức, và các tổ chức cung cấp một hệ thống kiểm soát và cân bằng với nhau.
Lý thuyết thứ hai, gọi là thuyết giai cấp thống trị (class dominance), cho rằng

25


×