Năm học 2011- 2012
Người viết : Lưu Văn Bình
Chức vụ : Phó Hiệu trưởng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
TRƯỜNG THPT AN MINH
Sáng kiến kinh nghiệm
THỰC HÀNH TIẾT KIỆM
TRONG TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
I. Phần mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đã luôn
đề cao đạo đức tác phong của người cách mạng. Bốn đức tính mà Người xem là
“gốc của đạo đức cách mạng” là: cần, kiệm, liêm, chính.
Trong cuộc họp Giám đốc và Chủ tịch các Uỷ ban công sở ở Hà Nội,
ngày 17/01/1946, Hồ Chủ Tịch nói: “Để giúp công việc Chính phủ một cách đắc
lực, để nâng cao tinh thần kháng chiến, anh em viên chức bây giờ phải có bốn
đức tính là: cần, kiệm, liêm, chính. Cần là anh em viên chức phải tận tâm làm
việc ; kiệm phải biết tiết kiệm đồng tiền kiếm được cũng như các vật liệu đồ
dùng trong các công sở… có cần, có kiệm mới trở nên liêm chính để cho người
ngoài kính nể được”.
Để nhấn mạnh hơn tầm quan trọng và mối quan hệ mật thiết lẫn nhau của
bốn đức tính này, tháng 6 năm 1949 Người đã viết bài “Cần, kiệm, liêm, chính” :
Trời có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương : Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn nết : Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người.
Như vậy, theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong bốn đức
tính không thể thiếu được của con người là phải biết tiết kiệm. Thừa hưởng
truyền thống của quê hương, ý thức cao về lợi ích của sự tiết kiệm, Người luôn
tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi, trong công việc cũng như trong cuộc sống thường
ngày. Bên cạnh đó Người vẫn luôn nhắc nhở, kêu gọi mọi người tiết kiệm. Tiết
kiệm trở thành phương châm sống của Người. Tiết kiệm cũng đã trở thành chính
sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước suốt trong những năm kháng chiến trường
kỳ gian khổ. Không chỉ trong thời chiến mà ở ngay thời bình hay bất cứ thời đại
nào, tiết kiệm vẫn luôn là một chính sách, phương châm sống đúng đắn. Vì vậy,
khẩu hiệu “Tiết kiệm là quốc sách” cho đến nay vẫn mang ý nghĩa tích cực lớn
lao trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước.
Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XI, ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội đã thông qua Luật Thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo tinh thần Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X của Đảng quán triệt thì
“đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của
công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp thường xuyên của cả hệ thống chính
trị và toàn xã hội”. Vì vậy, cần tích cực phòng ngừa và đấu tranh phòng chống
tham nhũng, lãng phí để thực hành tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm của công. Việc
thực hành tiết kiệm không thể mang lại hiệu quả cao nếu mỗi cá nhân không tự ý
thức tự giác tiết kiệm. Càng không thể thực hiện tiết kiệm một cách hình thức,
máy móc, rập khuôn bởi đôi khi như thế lại là lãng phí.
Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Bộ Chính trị (khoá X) đã ban hành Chỉ thị
06-CT/TW về “Tổ chức Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”. Mục đích của cuộc vận động là: Làm cho toàn Đảng, toàn
dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng
đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về ý
thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng
trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn
viên, thanh niên, học sinh nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X
của Đảng.
Nội dung cuộc vận động gồm: Tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tư
tưởng đạo đức trong các tác phẩm" Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân", "Di chúc" và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào
các phẩm chất "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", ý thức tổ chức kỷ luật, ý
thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân,
quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Năm 2008 chuyên đề của cuộc vận động là: "Tư tưởng và tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu", tác
phẩm "sửa đổi lối làm việc".
Ngày 11 tháng 3 năm 2008 Ban Tuyên giáo Trung ương có hướng dẫn số
32-HD/BTGTW về tổ chức học tập chuyên đề “Tư tưởng và tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí”. Cuộc vận động đã
được các ngành các cấp và đông đảo cán bộ công chức cùng với quần chúng
nhân dân ủng hộ.
Hưởng ứng cuộc Vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, là một Phó Hiệu trưởng được phân công phụ trách chuyên môn, tuy
công việc không liên quan nhiều đến nguồn tài chính và tài sản công nhưng tôi
vẫn luôn suy nghĩ, học hỏi và áp dụng các biện pháp nhằm tiết kiệm tối đa các
chi phí không cần thiết, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có.
Qua hơn bốn năm học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, tôi đã rút ra
nhiều kinh nghiệm thực hành tiết kiệm trong quản lý chuyên môn, từ khâu dự
kiến, phân công công việc cho cán bộ giáo viên, xếp thời khoá biểu giảng dạy
đến việc tổ chức sử dụng trang thiết bị giảng dạy và học tập đặc biệt là khâu tổ
chức kiểm tra đánh giá học sinh. Trong đề tài kinh nghiệm này, tôi xin đề cập
nội dung Thực hành tiết kiệm trong tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh ở
trường trung học. Đề tài tuy không lạ với nhiều đơn vị, cá nhân nhưng với
những điều chỉnh trong cách tổ chức kiểm tra và những thay đổi trong in ấn hy
vọng rằng sẽ giúp nhiều đơn vị có thể tiết kiệm phần nào chi phí hoạt động
chuyên môn.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá
Định hướng phát triển giáo dục được Đảng ta khẳng định qua nhiều kỳ
đại hội và tiếp tục được khẳng định trong văn kiện hội nghị lần thứ 9 khoá X
“Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo toàn diện, phát triển nguồn
nhân lực… tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và
công tác quản lý giáo dục ”.
Ba thành tố quan trọng trong quá trình dạy học là người dạy, người học và
nội dung, phương tiện, phương pháp dạy học. Như vậy, với nội dung dạy học là
chương trình giáo dục trung học phổ thông đã được ban hành. Với đặc điểm hiện
nay của lực lượng giáo viên và học sinh ở tỉnh Kiên Giang thì cần thiết có sự đổi
mới phương pháp, cách thức tổ chức và phương tiện dạy học nhằm làm cho
người học tích cực hơn trong việc tiếp thu, lĩnh hội và tìm tòi nguồn kiến thức.
Một trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông là
đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, đánh giá nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
Để đánh giá hiệu quả đào tạo của nhà trường trong từng giai đoạn cụ thể
cần thiết dựa trên kết quả nhiều mặt của quá trình giáo dục như kết quả hai mặt
giáo dục, tỉ lệ học sinh lưu ban bỏ học, số lượng học sinh giỏi các cấp và đặc
biệt là tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp- sản phẩm đầu ra của cả một quá trình đào
tạo. Để có tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cao cần phải thực hiện một loạt các biện
pháp từ việc nâng cao nhận thức của người học và cả gia đình người học, đổi
mới phương pháp dạy học, tăng cường cơ sở vật chất, cho đến việc đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá.
Kết quả của việc kiểm tra đánh giá là cơ sở để xác định hiệu quả quá trình
giáo dục của một cá nhân, một đơn vị, địa phương trong một khoảng thời gian
nhất định như kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm để xét lên lớp, thi để xét tốt
nghiệp Kiểm tra đánh giá còn nhằm mục đích xác định chuẩn đầu vào để lập
kế hoạch dạy học phù hợp như thi tuyển, kiểm tra khảo sát đầu năm Nhưng
quan trọng hơn hết, kết quả của việc kiểm tra đánh giá nhằm giúp cho học sinh
tự điều chỉnh quá trình học tập của bản thân đồng thời là cơ sở để cán bộ quản lý
và giáo viên điều chỉnh, thay đổi phương pháp, cách thức giảng dạy. Kết quả
học tập cũng là căn cứ để cha mẹ học sinh thay đổi cách thức quản lý, giáo dục
con mình.
1.2. Thực hành tiết kiệm
Theo Hồ Chí Minh, tiết kiệm “là không xa xỉ, không hoang phí, không
bừa bãi”.
- Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những việc ích lợi cho đồng bào,
cho Tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng.
- Tiết kiệm là tích cực. “Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và
nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất,
mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và
nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu
cực”.
Điều 23, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định cụ thể
việc Quản lý, sử dụng văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí như sau:
1. Việc mua sắm văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí của cơ quan, tổ chức
phải xuất phát từ nhu cầu công việc và trong phạm vi dự toán được
duyệt; thực hiện khoán chi văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí đến người sử
dụng.
2. Người quyết định mua sắm văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí và
những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 Ðiều này gây lãng phí
thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
Như vậy, thực hành tiết kiệm trong tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh vừa
nhằm đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục, vừa thực hiện tốt Luật Thực
hành tiết kiệm chống lãng phí và phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh. Ở góc độ đơn vị, điều này sẽ góp phần giảm chi trong đơn vị,
chống lãng phí chi tiêu xã hội.
2. Kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục hiện nay
Để đánh giá khách quan hiệu quả giảng dạy và học tập các địa phương,
đơn vị cần có một mức chuẩn chung hay nói cách khác là cần có đề chung. Bộ
Giáo dục và Đào tạo hằng năm tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông
qua đó có thể đánh giá hiệu quả dạy- học của các địa phương và công nhận
thành quả học tập của học sinh trung học phổ thông trong cả nước. Ở cấp tỉnh,
Sở giáo dục và Đào tạo Kiên Giang thường xuyên tổ chức kiểm tra theo đề
chung cho học sinh trung học phổ thông toàn tỉnh qua đó các trường có thể tự
đánh giá và điều chỉnh quá trình dạy học của đơn vị mình. Ở hầu hết các huyện,
Phòng Giáo dục cũng tổ chức kiểm tra chung cho học sinh vào cuối mỗi học kỳ,
nhất là với khối lớp cuối cấp (học sinh lớp 5 và lớp 9).
Trong các cuộc hội thảo chuyên môn, các phòng chuyên môn của Sở cũng
khuyến khích các trường trung học phổ thông tổ chức kiểm tra định kỳ sử dụng
đề chung cho học sinh toàn trường. Qua việc sử dụng đề chung toàn trường, giáo
viên và học sinh các lớp có thể tự so sánh kết quả và điều chỉnh quá trình dạy-
học của mình. Hiệu quả của việc tổ chức kiểm tra theo đề chung đã được khẳng
định ở chất lượng tốt hơn của đề kiểm tra, đồng thời, kết quả kiểm tra là thước
đo để điều chỉnh quá trình dạy học của các lớp và giáo viên bộ môn. Chính vì
vậy, ở hầu hết các trường trung học trong tỉnh Kiên Giang đều đã tổ chức
kiểm tra định kỳ theo hình thức tập trung toàn trường.
Theo phân phối chương trình giáo dục phổ thông hiện hành ở cấp trung
học phổ thông có tổng số bài kiểm tra viết định kỳ trong năm học của mỗi khối
lớp là 12 môn học với trên 50 bài kiểm tra. Tuy nhiên, ở hầu hết các trường
trung học phổ thông chỉ tổ chức kiểm tra tập trung cho học sinh toàn trường ở 8
môn Văn, Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa và Ngoại ngữ (thường là tiếng Anh).
Các môn còn lại giáo viên bộ môn sẽ tổ chức kiểm tra theo đơn vị lớp học, sử
dụng giấy tập học sinh để làm bài. Một số trường đã thực hiện kiểm tra tập trung
tất cả các bài kiểm tra định kỳ (kể cả bài thi) tổng số lần kiểm tra trong năm học
cho mỗi khối lớp là hơn 40 lần. Nhiều trường chỉ tổ chức kiểm tra tập trung mỗi
môn 4 lần trong năm học, trong đó có 02 lần kiểm tra định kỳ và 02 lần thi học
kỳ nên tổng số bài kiểm tra ở 01 học sinh sẽ là 32 bài.
Về hình thức, các bài kiểm tra của môn Văn, Toán, Sử, Địa là tự luận. Các
trường thường ra đề thi các môn Lý, Hoá, Sinh, Anh khối lớp 12 ở hình thức
trắc nghiệm nhưng ở các khối còn lại có thể ở hình thức tự luận hoặc kết hợp
giữa tự luận với trắc nghiệm. Tuỳ theo trường mà môn Toán, Văn có thể có thời
gian làm bài thi là 90 phút. Các môn còn lại, có thời gian làm bài theo quy định
là 45 phút.
Trường THPT An Minh tổ chức kiểm tra tập trung tất cả các bài định kỳ ở
8 môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh với tổng số lần kiểm tra
trong năm học là 40 bài kiểm tra. Trong đó các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học
và Tiếng Anh khối 12 được kiểm tra theo dạng đề trắc nghiệm như dạng đề thi
tốt nghiệp. Các môn học còn lại thực hiện kiểm tra theo hình thức tự luận.
Hưởng ứng cuộc Vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, các trường trung học trong tỉnh Kiên Giang đã phát động mạnh mẽ
phong trào tiết kiệm, đặc biệt từ khi thực hiện chủ đề Cuộc vận động năm 2008.
Nhiều trường đã tiết kiệm chi tiêu trong quản lý kinh phí hoạt động thường
xuyên. Tuy vậy, vẫn còn trường chưa chú ý thực hiện triệt để tiết kiệm trong
hoạt động chuyên môn, mà cụ thể là trong tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh.
Còn rất nhiều trường trong tỉnh thực hiện kiểm tra theo cách thức phổ biến trước
đây là photo đề thi và học sinh làm bài trên giấy thi riêng biệt, thường là giấy
đôi dùng trong kiểm tra, thi học kỳ. Qua khảo sát, các trường như THPT Gò
Quao, THCS Bình An, THPT Châu Thành huyện Châu Thành… vẫn thực hiện
theo cách thức này.
Vấn đề đặt ra là cần tổ chức kiểm tra sử dụng đề chung toàn trường với
chi phí thấp nhất trong in ấn đề, giấy thi và công tác tổ chức coi kiểm tra. Với
nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên có hạn, qua nhiều năm tổ chức kiểm tra
định kỳ theo hình thức tập trung cho học sinh toàn trường tôi đã rút ra một số
giải pháp hiệu quả nhằm tiết kiệm tối đa chi phí, đảm bảo chất lượng của kỳ
kiểm tra.
3. Giải pháp đã thực hiện
3.1. Xếp phòng kiểm tra phù hợp
Để việc tổ chức kiểm tra theo đề chung toàn trường mang lại hiệu quả cao
nhất thiết phải sắp xếp lại học sinh giữa các lớp thành các đơn vị phòng kiểm tra
với số lượng học sinh có giới hạn (thường là 24 học sinh/ phòng như phòng thi
tốt nghiệp). Học sinh tất cả các lớp sẽ được chia đều ở các phòng theo thứ tự
A,B,C. Thông thường, khi xếp phòng kiểm tra sẽ có phòng cuối cùng không đủ
24 học sinh. Vì vậy, để tiết kiệm nhân lực giám thị coi kiểm tra phó hiệu trưởng
phụ trách chuyên môn nên chia đều số học sinh ở các phòng kiểm tra, nên các
phòng có thể có đến 25 hoặc 26 học sinh. Với số học sinh này vẫn đảm bảo cho
giám thị thực hiện tốt nhiệm vụ coi thi, không để xảy hiện tượng quay cóp.
Các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện, xã thường có hiện
tượng học sinh bỏ học trong học kỳ 1. Tỉ lệ bỏ học đặc biệt cao ở học sinh đầu
cấp vì vậy sau thi học kỳ 1, bộ phận chuyên môn nên sắp xếp lại phòng kiểm tra
nhằm loại bỏ tên những học sinh đã bỏ học. Với tỉ lệ bỏ học phổ biến ở các
trường huyện là 5% ở khối lớp 10 thì số học sinh bỏ học đến sau thi học kỳ 1
tương đương với 01 phòng kiểm tra. Khi loại học sinh bỏ học khỏi danh sách
phòng kiểm tra sẽ giảm được 01 phòng kiểm tra tức là tiết kiệm được 16 giờ làm
việc của giáo viên. Bên cạnh đó, sẽ tiết kiệm được trên 350 đề kiểm tra so với
không loại những học sinh bỏ học (khoảng 24 học sinh X 16 bài kiểm tra).
Những việc đơn giản như trên nếu được tất cả các trường chú ý thực hiện
thì sẽ tiết kiệm một lượng lớn giấy, mực và công sức của cán bộ giáo viên.
3.2. Phân công hợp lý giám thị coi kiểm tra
Trong những năm học gần đây, ở hầu hết các trường trung học phổ thông
ở địa bàn huyện, xã đều có tình trạng thừa giáo viên. Một số trường có số giáo
viên nhiều hơn biên chế quy định đến hơn 10 giáo viên. Một số trường khác lại
có hiện tượng thừa thiếu cục bộ nhưng không thể phân công vì không phù hợp
với chuyên môn nên một số giáo viên có tình trạng “không đủ việc làm”.
Việc phân công hợp lý giám thị coi kiểm tra vừa đảm bảo chế độ làm việc
của giáo viên vừa tạo tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng để người được phân công
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trước hết, nhà trường mà cụ thể là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
cần giải thích để cán bộ giáo viên biết được mục đích giá trị của việc tổ chức
kiểm tra theo hình thức tập trung. Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị
trong hoạt động chuyên môn của nhà trường vì vậy mọi cán bộ giáo viên đều có
trách nhiệm chung trong tổ chức, coi kiểm tra.
Đối với giáo viên bộ môn, coi kiểm tra là công việc bắt buộc trong công
tác chuyên môn và được thể hiện trong tiết kiểm tra ở phân phối chương trình
giảng dạy. Tuy vậy, nếu giáo viên dạy 01 lớp với 40 học sinh thì chỉ phải coi
kiểm tra 01 tiết/ bài kiểm tra. Khi tổ chức kiểm tra tập trung thì 1 lớp với 40 học
sinh cần đến 1,66 tiết coi kiểm tra (ví dụ: 3 lớp có 120 học sinh thay vì cần 3
giáo viên coi kiểm tra theo lớp thì cần 5 giáo viên coi kiểm tra theo đề chung,
chia theo phòng). Số giờ coi kiểm tra cần huy động thêm cho mỗi lớp là 0.66
giờ/ bài kiểm tra sẽ được phân công cho những giáo viên thiếu giờ dạy theo quy
định giờ dạy chuẩn của Bộ giáo dục.
Tất cả các nội dung được nêu trên đây cần được thể hiện bằng văn bản
quy định cụ thể trách nhiệm của giáo viên ngay từ đầu năm học. Việc phân công
coi kiểm tra cần có văn bản và được công khai với tất cả giáo viên, nhất là giáo
viên được phân công.
3.3. Sử dụng tiết kiệm giấy, mực.
Hiện nay, ở hầu hết các trường trung học việc sử dụng giấy kiểm tra, đề
kiểm tra vẫn theo cách thức truyền thống, gây nhiều tốn kém, lãng phí. Khi tổ
chức kiểm tra, nhà trường in đề và phát cho học sinh. Học sinh sử dụng giấy
kiểm tra thông thường được bán trên thị trường với giá từ 300 đến 350 đồng/tờ.
Đây là loại giấy đôi thường được sử dụng trong tất cả các kỳ thi. Qua 3 năm
khảo sát thực tế bài làm của học sinh từ năm 2006 đến 2008, có đến hơn 99%
các em chỉ viết khoảng hơn 1 trang đến gần 2 trang giấy của bài kiểm tra 45
phút thông thường. Như vậy, ở mỗi bài kiểm tra một học sinh đã lãng phí 50%
số tiền giấy đã bỏ ra.
Theo các nghiên cứu, khảo sát khoa học vào năm 1995 của Amundson,
một nhà khoa học người Mỹ, cho thấy tốc độ viết tay trung bình của học sinh
tăng dần đến cuối bậc học phổ thông đạt 16 chữ trong 1 phút. Tuy nhiên đây là
mức trần cho tốc độ viết liên tục, không cần suy nghĩ và được nghiên cứu ở dạng
sao chép văn bản. Trong một nghiên cứu vào năm 1998 của Graham, Berninger,
Weintraub và Schafer cho thấy, khi làm bài kiểm tra hoặc làm các công việc
thành phần khác cần phối hợp suy nghĩ và viết thì tốc độ viết giảm đi chỉ còn
gần một nữa tốc độ tối đa.
Như vậy, với khoảng thời gian 45 phút dành cho làm bài kiểm tra định kỳ
nếu học sinh khá giỏi thì có thể viết khoảng 500 từ. Những học sinh khác thì sẽ
viết được ít hơn vì phải dành thời gian suy nghĩ, nhất là với những câu hỏi khó,
những nội dung cần tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề. Từ đó có thể khẳng
định học sinh chỉ sử dụng chưa đầy hai trang giấy A4 cho mỗi bài kiểm tra 45
phút với đề bài yêu cầu trả lời bằng ngôn ngữ chữ viết.
Với các đề kiểm tra trắc nghiệm, trước đây học sinh thường trả lời ở một
tờ giấy riêng (không phải đề thi) bằng cách ghi lại số của câu hỏi và chữ cái của
đáp án nên rất khó thực hiện cắt phách. Ví dụ : 1. A ; 2. B…. Mỗi bài kiểm tra
cần 01 tờ giấy đề thi và từ ½ đến 1 tờ giấy làm bài cho một học sinh. Thông
thường, học sinh sử dụng cả tờ giấy để trả lời câu hỏi vì yêu cầu thẩm mĩ.
Làm sao hạn chế tiêu cực, đảm bảo khách quan trong kiểm tra và thực
hiện được tiết kiệm chi tiêu văn phòng phẩm ?
Trên cơ sở nghiên cứu tốc độ viết tay của học sinh phổ thông và khảo sát
bài làm của học sinh các năm học 2006-2007, 2007- 2008, tôi đã thực hiện đổi
mới trong sao in đề và sử dụng giấy trong tổ chức kiểm tra tập trung ở trường
trung học phổ thông An Minh. Giải pháp 2 trong 1 bắt đầu được hình thành từ
năm học 2009- 2010.
Đối với bài kiểm tra trắc nghiệm ở 4 môn Lý, Hóa, Sinh và Tiếng Anh lớp
12, tôi đã thực hiện thiết kế đề kiểm tra cũng là giấy làm bài của học sinh. Học
sinh làm bài bằng cách khoanh tròn chữ cái A, B, C hoặc D trước ý trả lời ngay
trên đề thi. Đề thi được thiết kế phần trên để học sinh ghi thông tin cá nhân và
ghi mã phách (xem phụ lục 1). Với cách làm này đã tiết kiệm được giấy trả lời
đáp án A, B, C hoặc D của học sinh mà giáo viên chấm bài không sợ nhầm lẫn
với mã đề khác vì có sẵn nội dung câu hỏi và nội dung đáp án ngay trong bài
làm của học sinh. Bên cạnh đó vì bài thi đã được cắt phách nên hạn chế những
tiêu cực khi chấm bài. Với cách làm này, mỗi bài kiểm tra theo hình thức trắc
nghiệm đã tiết kiệm cho học sinh từ ½ đến 1 tờ giấy làm bài và đảm bảo chống
được tiêu cực. Việc tổ chức để học sinh khối 12 làm quen với cách tô phiếu trả
lời trắc nghiệm khi làm bài thi tốt nghiệp được thực hiện trong các lần kiểm tra
theo đề chung của Sở.
Đối với các bài kiểm tra ở hình thức tự luận, đề bài cũng là giấy làm bài
của học sinh. Cách làm này không khác nhiều so với đề bài kiểm tra trắc
nghiệm. Phần trên của giấy kiểm tra thể hiện môn, ngày kiểm tra, và thông tin
của học sinh. Phần dưới là đề bài và khoảng trống dành cho học sinh làm bài. Để
đảm bảo học sinh có đủ khoảng trống làm bài, căn cứ vào đáp án của từng câu
hỏi tôi dành những khoảng trống phù hợp, có khoảng dự trữ trong trường hợp
học sinh ghi sai, làm lại (xem mẫu phụ lục 2). Qua 2 năm dần thực hiện cách
làm này đơn vị tôi chỉ có 06 trường hợp học sinh cần thêm giấy trắng làm bài và
đều là những trường hợp ghi sai, làm lại. Khi học sinh cần thêm giấy làm bài có
thể sử dụng các đề dư do có học sinh không dự kiểm tra hoặc sử dụng mẫu giấy
trắng có đầu phách và dòng kẻ ngang để học sinh viết bài (xem phụ lục 3).
4. Hiệu quả của giải pháp
4.1. Ở quy mô nhà trường
Từ năm 2008 trường THPT An Minh đã từng bước thực hiện các biện pháp
nêu trên. Đến năm học 2010- 2011 và năm học 2011- 2012 nhà trường đã áp
dụng đồng bộ tất cả các biện pháp và tiết kiệm trên 6.400.000 đồng. Hiệu quả
của giải pháp nêu trên còn tiết kiệm được hơn 40 giờ làm việc của giáo viên, cụ
thể như sau:
Đối với các môn Ngữ văn và Toán do thời gian làm bài có thể đến 90 phút
và thường yêu cầu vẽ hình nên vẫn thực hiện in đề và học sinh làm bài trên giấy
thi như cách làm thông thường.
Năm học 2007- 2008 số tiền hỗ trợ cho việc coi kiểm tra vượt giờ quy định
là hơn 50 tiết tương đương 3.000.000 đồng. Với cách xếp phòng kiểm tra và
phân công giám thị như đã nêu trên, năm học 2011- 2012 nhà trường không phải
chi cho công tác coi kiểm tra vượt giờ quy định. Số tiền tiết kiệm hơn 3.000.000
đồng.
Qua việc loại những học sinh bỏ học khỏi danh sách kiểm tra ở học kỳ 2,
tôi đã giúp nhà trường tiết kiệm gần 1000 tờ giấy thi ở khối lớp 10 (24 học sinh
X 40 bài) với giá tối thiểu hiện nay là 300 đồng/ tờ thì đã tiết kiệm khoảng
300.000 đồng mỗi học kỳ. Bên cạnh đó, mỗi bài kiểm tra giảm được 1 giám thị
nên tổng số giờ làm việc của giám thị được giảm là 40 giờ.
Với giải pháp 2 trong 1 được áp dụng ở các bài kiểm tra trắc nghiệm đã
tiết kiệm 01 tờ giấy làm bài cho mỗi bài kiểm tra trắc nghiệm khối 12. Ở các bài
kiểm tra tự luận thì ứng với mỗi học sinh vừa tiết kiệm tiền giấy làm bài, vừa tiết
kiệm được ½ tờ giấy đề cho mỗi lần kiểm tra các môn Lịch sử, Địa lý, Hoá học,
Vật lý, Sinh học và Tiếng Anh. Với yêu cầu thực hiện kiểm tra tập trung để có
cơ sở đánh giá, so sánh và điều chỉnh việc dạy học các môn này, trường đã thực
hiện kiểm tra tập trung tất cả các bài định kỳ nên đã tiết kiệm được 3500 đồng/
học sinh ở mỗi năm học (20 bài kiểm tra X 175 đồng/ lần). Tổng số tiền tiết
kiệm chi phí mua giấy hằng năm ở giải pháp này là 3.150.000 đồng. Đó là chưa
tính số tiết kiệm ở các môn trắc nghiệm khối 12. (Xem bảng so sánh)
Bảng So sánh chi phí giấy kiểm tra
4.2. Khi được áp dụng trong toàn tỉnh
Hiện nay, tất cả các trường trung học phổ thông trong toàn tỉnh đều đã thực
hiện kiểm tra theo hình thức tập trung với đề chung toàn trường nên việc phổ
biến áp dụng giải pháp nêu trên sẽ góp phần rất lớn trong thực hành tiết kiệm.
Giải pháp “2 trong 1” khi biên soạn đề có thể áp dụng ở hầu hết các bài kiểm tra
với hình thức tự luận có thời gian làm bài 45 phút. Đối với các môn Vật lý, Hoá
học, Sinh học của khối lớp 10 và 11 nhiều trường ra đề ở hình thức tự luận dạng
câu hỏi ngắn, hoặc kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm nên hoàn toàn có thể áp
dụng giải pháp này.
Trường hợp các trường chỉ thực hiện kiểm tra tập trung ở mỗi môn là 01 bài
định kỳ và 01 bài thi đối với các môn: Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa thì tổng số lần
kiểm tra trong năm học có thể áp dụng Giải pháp 2 trong 1 là 20 lần nên số tiền
tiết kiệm được ở mỗi học sinh là 3.500 đồng (20 bài X 175 đồng). Như vậy, với
số học sinh trung học phổ thông hiện nay của tỉnh là trên 35.000 học sinh sẽ tiết
kiệm được trên 120 triệu đồng. Và nếu được thực hiện ở cả các trường THCS thì
số tiền tiết kiệm hằng năm sẽ còn lớn hơn nhiều.
Cách làm cũ Cách làm mới
Chủng loại photo 1/2 mặt A4 0
Đơn giá 1 mặt 200 0
Thành tiền
125 0
Chủng loại 1 tờ giấy thi photo 2 mặt A4
Đơn giá 300 250
Thành tiền
300 250
425 250
20 20
900 900
7,650,000 4,500,000Tổng chi
Đề thi 1
môn
Giấy thi 1
môn
Tổng chi 1HS/1 bài
Nội dung chi
Số bài kiểm tra
Tổng số HS
III. Kết luận
Ngày 07/11/2011 thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành
Chỉ thị số 1973/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô,
lãng phí. Chỉ thị yêu cầu “Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức qua học tập liên hệ
bản thân và đề ra nhiệm vụ làm theo Bác”. Để việc học tập và làm theo tấm
gương của Bác đi vào cuộc sống phải bắt đầu từ những tiết kiệm nhỏ nhất có thể
thực hiện. Mỗi ½ trang giấy hoặc 175 đồng tiết kiệm được ở một học sinh trong
một lần kiểm tra không phải là nhiều, nhưng với trên 20 bài kiểm tra/ năm học
có thể áp dụng giải pháp này thì số tiền giấy tiết kiệm cho học sinh trung học
trên toàn tỉnh không phải là con số nhỏ. Đặc biệt hơn, sử dụng tiết kiệm giấy
kiểm tra về lâu dài đã góp phần đáng kể trong việc bảo vệ rừng, qua đó góp phần
làm giảm biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
Đổi mới kiểm tra đánh giá cần được thực hiện đồng bộ giữa giải pháp về
nội dung kiến thức và đổi mới kỹ thuật. Trong khi phong trào Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vẫn đang được Đảng, Nhà nước, chính
quyền các cấp và các đơn vị tích cực ủng hộ thì việc đổi mới kỹ thuật nhằm
giảm thiểu những chi phí không cần thiết là việc cần được tiếp tục nghiên cứu và
thực hiện. Với cách làm nêu trên đây, rất mong nhận được nhiều góp ý của quý
vị và đồng nghiệp để hoàn thiện hơn đề tài Thực hành tiết kiệm trong tổ chức
kiểm tra đánh giá học sinh ở trường trung học này.
IV. Đề xuất, kiến nghị
1. Đối với trường THPT
- Tiếp tục tổ chức kiểm tra định kỳ theo hình thức đề chung toàn trường,
tiến dần đến việc tổ chức kiểm tra tập trung ở tất cả các môn học.
- Tuỳ theo điều kiện nhà trường, có thể áp dụng đồng bộ các giải pháp nêu
trên hoặc áp dụng một trong các giải pháp, với giải pháp sử dụng tiết
kiệm giấy, mực thì hầu như trường nào cũng thực hiện được.
- Có thể vận động xã hội hóa trong tổ chức kiểm tra. Chi phí tiết kiệm
được là tiết kiệm cho học sinh, chống lãng phí trong xã hội học tập.
2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
a. Tăng cường tổ chức hội thảo về kiểm tra đánh giá cho cán bộ giáo viên
theo từng cụm trường, từng vùng.
b. Tiếp tục tổ chức kiểm tra tập trung toàn tỉnh nhất là với học sinh khối 12
để rèn luyện học sinh cách làm bài thi.
Người viết sáng kiến
Löu Vaên Bình
Phụ lục 1
Trường THPT An Minh
Họ và tên: ………………………………………
Lớp: 10B…
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT VẬT LÍ 10CB
Học kì 2 Năm học 2011 – 2012
Thời gian làm bài: 45 phút (ngày 08/3/2012)
Khoanh tròn chữ cái A, B, C hoặc D trước ý trả lời đúng nhất. Chú ý: Không bôi, sửa
Câu 1. Một bình chứa 0,2m
3
không khí ở áp suất 5atm. Khi
nhiệt độ không đổi, thể tích khối khí này ở áp suất 1atm là
A. 0,2 m
3
. B. 1 m
3
. C. 5 m
3
. D. 10
5
m
3
.
Câu 2. Một khẩu súng khối lượng M = 4kg bắn ra một viên đạn có khối lượng m = 20g. Vận tốc của viên đạn
khi vừa ra khỏi nòng súng là v = 600m/s. Súng giật lùi với vận tốc V có độ lớn bằng:
A. 3 m/s. B. -3 m/s. C. -1,2 m/s. D. 1,0 m/s.
Câu 3. Một lò xo có độ dài ban đầu l
o
= 10cm. người ta kéo dãn với độ dài l
1
= 14cm. Thế năng của lò xo là bao
nhiêu? Biết k = 150N/m.
A. 0,13 J. B. 0,12 J. C. 1,2 J. D. 0,2 J.
Câu 4. Chất rắn và chất lỏng KHÔNG CÓ chung tính chất nào sau đây
A. có hình dạng xác định. C. cấu tạo từ các phân tử chuyển động không ngừng.
B. có thể tích xác định. D. các phân tử của chúng không thể tự do chuyển động hỗn loạn về mọi phía.
Câu 5. Khi vận tốc của vật tăng lên gấp ba thì
A. động lượng của vật tăng gấp ba. B. động năng của vật tăng gấp ba.
C. thế năng của vật tăng gấp ba. D. gia tốc của vật tăng gấp ba.
Câu 6. Một vật nằm yên có thể có
A. vận tốc. B. động năng. C. động lượng. D. thế năng.
Câu 7. Một khối khí lí tưởng qua thực hiện quá trình biến đổi mà kết quả là nhiệt độ tuyệt đối tăng gấp đôi và áp
suất tăng gấp đôi. Gọi V
1
là thể tích ban đầu của khí, thể tích cuối là V
2
thì
A. V
2
= 4V
1
. B. V
2
= 2V
1
. C. V
2
= V
1
. D. V
2
= V
1
/4.
Câu 8. Trong xilanh của một động cơ đốt trong, hỗn hợp khí ở áp suất 1,5atm, nhiệt độ 57
o
C, có thể tích
110cm
3
. Nếu nén hỗn hợp khí đến thể tích 10cm
3
, áp suất 15atm thì nhiệt độ của khí nén là
A. 300
o
C. B. 27
o
C. C. 363
o
C. D. 573
o
C.
Câu 9. Cần một công suất bằng bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 100 N lên độ cao 20 m trong
thời gian 4 s ?
A. 250 W. B. 0,5 kW. C. 1000 W. D. 500 kW.
Câu 10. Một khối khí lí tưởng được nhốt trong một bình hàn kín. Tăng nhiệt độ của khối khí từ 100
o
C lên
200
o
C. Áp suất của khối khí trong bình sẽ
A. có thể tăng hoặc giảm. B. tăng lên hơn 2 lần áp suất cũ. C. tăng lên. D. giảm đi.
Câu 11. Một vật có khối lượng m = 1kg rơi tự do không vận tốc ban đầu. Lấy g = 10m/s
2
. Động năng của vật sau
2s là : A. 200 J. B. 100 J. C. 150 J. D. 60 J.
Câu 12. Khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì:
A. Động lượng và động năng của vật không đổi. B. Động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần.
C. Động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần. D. Động lượng tăng 2 lần, động năng không đổỉ.
Câu 13. Theo thuyết động học phân tử, chuyển động của các phân tử không khí có đặc điểm là
A. chuyển động theo một phương ưu tiên. B. dao động tại những vị trí cân bằng tạm thời.
C. sau mỗi khoảng thời gian 10
-11
s thì ngừng lại. D. hoàn toàn hỗn loạn.
Câu 14. Trong quá trình đẳng nhiệt của một khối lượng khí xác định, muốn tăng áp suất khí lên gấp đôi, ta phải
A. tăng thể tích lên gấp đôi. C. giảm thể tích đi một nửa.
B. tăng thể tích lên gấp bốn lần. D. giảm thể tích đi bốn lần.
Câu 15. Hệ thức nào sau đây phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng ?
A.
1 1 2 2
pV p V
; B.
1 1 2 2 2 1
pVT p V T
; C.
1 2
1 2
p p
T T
; D.
1 2
1 2
V V
T T
.
Mã
Mã
Điểm
Câu 16. Trong xi lanh có chứa 10 lít khí hydro ở áp suất 2 atm và nhiệt độ 315 K. Người ta cho chất khí trong xi
lanh giãn nở đẳng áp và nhiệt độ khí trong bình tăng lên thêm 35 K. Thể tích khí trong xi lanh khi đó bằng
A. 11,1 lít B. 9 lít C. 11 025 lít D. 10 lít
Câu 17. Hai vật có cùng khối lượng m, chuyển động với vận tốc có độ lớn bằng nhau. Động lượng của hệ hai vật
sẽ được tính theo biểu thức nào sau đây ?
A.
1
2
p mv
B.
2
2
p mv
C.
1 2
p mv mv
D.
1 2
p m v v
Câu 18. Khi nhiệt độ tuyệt đối tăng 6K
A. nhiệt độ Celcius cũng tăng 6
o
C. B. nhiệt độ Celcius tăng 267
o
C.
C. nhiệt độ Celcius tăng 279
o
C. D. nhiệt độ Celcius tăng hơn 6
o
C.
Câu 19. Một vật có khối lượng m = 50g chuyển động thẳng đều với vận tốc 50 cm/s thì động lượng của vật là
A. 200 g.cm/s. B. 0,025 kg.m/s. C. 0,25 kg.m/s. D. 2,5 kg.m/s.
Câu 20. Chọn câu SAI. Khi một vật chuyển động tròn đều thì
A. động năng của vật không đổi. B. động lượng của vật không đổi.
C. vận tốc góc không đổi. D. gia tốc hướng tâm của vật có độ lớn không đổi.
Câu 21. Một vật ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6 m/s. Lấy g = 10 m/s
2
. Độ cao lớn nhất mà vật có thể lên
tới là: A. 2,4 m. B. 2 m. C. 1,8 m. D. 0,3 m.
Câu 22. Một chiếc lá cây có khối lượng 3g ở trên cành cao 2m đối với mặt đất. Gió thổi chiếc lá rơi xuống đất.
Cho g = 10m/s
2
. Công do trọng lực thực hiện trên chiếc lá khi chiếc lá chạm mặt đất là
A. 6 J. B. 0,06 J. C. 60 J. D. 0,6 J.
Câu 23. Nguyên nhân cơ bản gây ra áp suất chất khí là
A. Do chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ.
B. Do chất khí thường có thể tích lớn.
C. Do trong khi chuyển động, các phân tử khí va chạm với nhau và va chạm vào thành bình.
D. Do chất khí thường được đựng trong bình kín.
Câu 24. Một cầu thủ đá trái bóng bay lên theo đường cong. Thế năng của hệ Trái đất – trái bóng lớn nhất
A. ngay trước khi chân cầu thủ chạm bóng. B. ngay sau khi trái bóng được đá đi.
C. khi trái bóng bay lên đến điểm cao nhất. D. khi trái bóng bay xuống chạm đất.
Câu 25. Đơn vị nào sau đây KHÔNG dùng để đo công suất?
A. J. B. W. C. hp. D. CV.
Câu 26. Một động cơ có công suất 5 kW. Tính công do động cơ này thực hiện trong 5 phút.
A. 1,5.10
6
J. B. 1,5.10
5
J. C. 25 J. D. 1500 J.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ trong quá trình đẳng tích ?
A. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của chất khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
B. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
C. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
D. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỉ lệ với bình phương nhiệt độ tuyệt đối.
Câu 28. Chất khí ở 0
o
C có áp suất 5 atm. Coi thể tích khí là không đổi. Áp suất của nó ở 273
o
C là
A. 10 atm. B. 17,5 atm. C. 5 atm. D. 2,5 atm.
Câu 29. Khi các ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương thì
A. động năng của vật tăng. B. động năng của vật giảm.
C. cơ năng không đổi. D. cơ năng giảm.
Câu 30. Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi của một lượng khí nhất định, trong đó
A. nhiệt độ của chất khí không đổi. B. áp suất của chất khí không đổi.
C. thể tích của chất khí không đổi. D. hình dạng của chất khí không đổi.
Hết
Phụ lục 2
Trường THPT An Minh KIỂM TRA MÔN SINH HỌC 11
Tổ Hóa –Sinh Thời gian làm bài 45 phút (ngày 03/3/2012)
Họ Tên:……………………………….Lớp 11….
Câu 1: Nêu vai trò của tim trong tuần hoàn máu ở động vật ? Tại sao
hệ tuần hoàn của cá ,chim, thú…được gọi là hệ tuần hoàn kín? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 2:Cân bằng nội môi là gì ?Cho ví dụ. (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Phân biệt hiện tượng ứng động và hướng động ở thực vật? Hiện tượng nở hoa ở
hoa Mười giờ thuộc loại ứng động nào? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Hãy cho biết ếch sẽ phản ứng như thế nào khi ta dùng một chiếc que nhọn kích
thích vào chân nó? Phản ứng của ếch có phải là phản xạ không? Tại sao. (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
Câu 5:Cho 2 ví dụ về phản xạ không điều kiện và 2 ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động
vật có hệ thần kinh dạng ống? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………… …
…………………………………………………………………………………………………
Mã
Mã
Câu 6: Điện thế nghỉ là gì? Nguyên nhân nào giúp duy trì nồng độ ion K
+
bên trong tế
bào luôn cao hơn so với bên ngoài tế bào khi tế bào ở trạng thái không bị kích thích? (1
điểm)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Điện thế hoạt động là gì? Ở giai đoạn mất phân cực và giai đoạn đảo cực, loại
ion nào đi qua màng tế bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………
… ……………………………………………………………………………………
Câu 8: vẽ sơ đồ cấu tạo 1 xinap hóa học? Tại sao xung thần kinh khi được truyền qua
xinap chỉ được truyền theo 1 chiều từ màng trước đến màng sau mà không theo chiều
ngược lại? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 9: Phân biệt tập tính học được và tập tính bẩm sinh ở động vật? cho ví dụ. (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 10:Cho 2 ví dụ về tập tính học được chỉ có ở người (không có ở các động vật khác).
(1 điểm) …………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1
- Vai trò của tim trong tuần hoàn máu ở động vật :là cái bơm hút máu về và đẩy
máu đi (là động lực chính đẩy máu chảy tuần hoàn trong các mạch máu(0,5).
- Hệ tuần hoàn của cá ,chim, thú…được gọi là hệ tuần hoàn kín vì máu lưu
thông liên tục trong mạch kín (qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch rồi trở về
tim) (0,5).
Câu 2
- KN Cân bằng nội môi ( 0,5 )
- Ví dụ ( 0,5 )
Câu 3
- Phân biệt hiện tượng ứng động và hướng động ở thực vật: .(0,5)
+ ứng động : là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích
khôngđịnh hướng
+ Hướng động : là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích từ
1 hướng xác định
- Hiện tượng nở hoa ở hoa Mười giờ thuộc loại ứng động sinh trưởng (0,5)
Câu 4
- Khi ta dùng một chiếc que nhọn kích thích vào chân Ếch, chân đó sẽ co lại
(0,5)
- Phản ứng của ếch có phải là phản xạ không điều kiện. (0,5)
Câu 5
Mỗi ví dụ (0,25)
Câu 6
- KN Điện thế nghỉ. (0,5)
- Bơm Na-K. (0,5)
Câu 7
- KN Điện thế hoạt động. (0,5)
- Ở giai đoạn mất phân cực và giai đoạn đảo cực, ion Na
+
nào đi qua màng tế
bào và sự di chuyển của ion Na
+
đó có tác dụng làm điện tích âm bên trong
màng giảm dần rồi chuyển sang dương. (0,5)
Câu 8
- Vẽ sơ đồ cấu tạo 1 xinap hóa học. (0,5)
- Xung thần kinh khi được truyền qua xinap chỉ được truyền theo 1 chiều từ
màng trước đến màng sau vì màng sau có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian
hóa học. (0,5)
Câu 9
- Phân biệt tập tính học được và tập tính bẩm sinh ở động vật. (0,5)
- Cho ví dụ. (0,5)
Câu 10
Cho 2 ví dụ về tập tính học được chỉ có ở người (mỗi ví dụ 0,5)
Phụ lục 3
Bài kiểm tra môn:……………………ngày ……….……
Họ và tên:…………………………………… lớp……….
………………………………………………………………………………………… ….
……………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………
………….…………………………………………………………………………
…………….………………………………………………………………………
……………….……………………………………………………………………
………………….…………………………………………………………………
…………………….………………………………………………………………
……………………….……………………………………………………………
………………………….…………………………………………………………
…………………………….………………………………………………………
……………………………….……………………………………………………
………………………………….…………………………………………………
…………………………………….………………………………………………
……………………………………….……………………………………………
………………………………………….…………………………………………
…………………………………………….………………………………………
……………………………………………….……………………………………
………………………………………………….…………………………………
…………………………………………………….………………………………
……………………………………………………….……………………………
………………………………………………………….…………………………
…………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………….……………………
………………………………………………………………….…………………
…………………………………………………………………….………………
……………………………………………………………………….……………
……………………………………………………………………….……………
Mã…………………
…
Mã…………………
…
Tài liệu tham khảo
(1) Amundson, SJ. Đánh giá công cụ chữ viết tay của trẻ em, NXB Homer,
Alasska 99603- 1995.
(2) Chỉ thị số 1973/CT-TTg ngày 17/11/2011 của Thủ Tướng Nguyễn Tấn
Dũng
(3) Graham, S.Berninger, Weiintraub & Shafer. Phát triển tốc độ và mức độ
dễ đọc chữ viết tay trong lớp 1-12, NXB Homer, Alasska 99603- 1998.
(4) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995.
(5) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000.
(6) Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2002
(7) Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 92.
(8) Website Chính phủ, Website Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Mục lục
I. Phần mở đầu …………………………………………… ……. 1
II. Phần nội dung ……………………………………………… . 4
1. Cơ sở lý luận ……………………………………………… 4
1.1. Tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá ……………… 4
1.2. Thực hành tiết kiệm …………………………………… 5
2. Kiểm tra đánh giá trong hoạt động giáo dục hiện nay … 6
3. Giải pháp đã thực hiện …………………………………… 8
3.1. Xếp phòng kiểm tra phù hợp ………………………. 8
3.2. Phân công hợp lý giám thị ………………………… 8
3.3. Sử dụng tiết kiệm giấy, mực ………………………… 9
4. Hiệu quả của giải pháp …………………………………… 11
4.1. Ở quy mô nhà trường ………………………… …… 11
4.2. Khi được áp dụng trong toàn tỉnh …………………. 13
III. Kết luận ………………………………………………………… 14
IV. Đề xuất, kiến nghị …………………………………………… 14
Phụ lục 1 ………………………………………………………………. 16
Phụ lục 2 ………………………………………………………………. 18
Phụ lục 3 ………………………………………………………………. 21
Tài liệu tham khảo …………………………………………………… 22
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP CƠ SỞ
- Tên đề tài: “Thực hành tiết kiệm trong tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh
ở trường trung học”.
- Người thực hiện: Lưu Văn Bình, phó hiệu trưởng trường THPT An Minh, tỉnh
Kiên Giang.
- Cấp đăng ký đề tài: Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, năm học 2011 – 2012.
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
(Tổng số điểm đánh giá: 100 điểm)
1. Tính sáng tạo (30 điểm):
- Có đối tượng nghiên cứu mới (10 điểm), điểm đạt: điểm
- Có giải pháp mới và sáng tạo (10 điểm), điểm đạt: điểm
- Có đề xuất hướng nghiên cứu mới (10 điểm), điểm đạt: điểm
cộng mục 1, điểm đạt: điểm
2. Lợi ích (30 điểm)
cộng mục 2, điểm đạt: điểm
3. Khoa học (20 điểm)
- Có phương pháp nghiên cứu, (10 điểm),điểm đạt: điểm
- Trình bày lôgic, nội dung dễ hiểu, (10 điểm) điểm đạt: điểm
cộng mục 3, điểm đạt: điểm
4. Phổ dụng (10 điểm)
cộng mục 4, điểm đạt: điểm
5. Đúng yêu cầu về hình thức (10 điểm)
cộng mục 5, điểm đạt: điểm
Tổng cộng số điểm đạt được: điểm
Xếp loại:
, ngày tháng năm 2012
TM. HỘI ĐỒNG
CHẤM SKKN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên)