Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi “Bạo lực học đường” của học sinh trường Trung học Phổ thông Châu Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.52 KB, 32 trang )






SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁC BƯỚC XỬ LÝ, NGĂN CHẶN
HÀNH VI “BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH


LÝ LỊCH BẢN THÂN
- Họ và tên: Đặng Quang Nguyên Ngày sinh: 04 – 03 – 1973
- Mã ngạch: 15.113 Bậc lương: 05
- Đơn vị công tác: Trường THPT Châu Thành, tỉnh Kiên Giang
- Giảng dạy môn: Công nghệ
- Công tác kiêm nhiệm: Bí thư Đoàn trường.
NỘI DUNG
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Bối cảnh của đề tài:
Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm và dành nhiều tình cảm thương yêu sâu sắc
đối với thế hệ trẻ. Trong “Thư gửi các bạn thanh niên” ngày 12/8/1947, Bác
viết: “… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh
niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải
rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương
lai đó”. Trong “Di chúc”, Bác cũng dành những lời lẽ tâm huyết nói về thanh
niên: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung
phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục
đào tạo cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ
nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời


sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Bác xem đạo đức là yếu tố quan
trọng hình thành nhân cách con người. Đối với học sinh thì việc giáo dục đạo
đức lại là việc cần quan tâm trước tiên, như ông bà ta thường nói “dạy con từ
thuở còn thơ”. Ý thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học
sinh, từ năm học 2009-2010, Bộ Gíao dục và Đào tạo đã đưa ra chủ đề là “Học
làm người trước khi học lấy chữ”. Chủ đề này được sự đồng tình của nhiều
ngư
ời,
b
ởi những năm

g
ần đây hạnh kiểm của
m
ột số
em
h
ọc sinh

có chi
ều
hướng giảm sút gây nỗi lo âu cho xã hội cũng như những người công tác trong
ngành giáo dục.
Trong những năm gần đây vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận rất
quan tâm và được coi là một hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và
nghiêm trọng. Có rất nhiều cuộc hội thảo về chuyên đề phòng chống bạo lực
trong nhà trường để đưa ra những biện pháp nhầm giải quyết hiện tượng bạo lực
trong học sinh. Có ý kiến cho rằng “Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn
tới hiện tượng trên đó chính là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người làm
giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chưa quan tâm

đầy đủ và huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức học
sinh”. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm
thường xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên,
trong nhà trường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của các
thầy cô giáo, không thể phủ nhận vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong
việc hình thành nhân cách của học sinh. Với thực trạng bạo lực trong học đường
hiện nay, nhà trường cần phải làm gì để ngăn chặn và giúp học sinh phát triển
nhân cách trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm
chủ đất nước, có đức có tài?
2. Lý do chọn đề tài:
Thời gian gần đây chúng ta đã nghe và đọc rất nhiều đến cụm từ “Bạo lực
học đường”; sách báo đã dành rất nhiều trang để nói về điều này. “Bạo lực học
đường”: đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả
nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường. Nếu nhìn từ góc độ lấy học
sinh làm trung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm hại của học sinh đối với học
sinh, sự xâm hại của học sinh đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại,
là sự xâm hại của giáo viên đối với học sinh và ngược lại… Bạo lực ấy xâm
phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự của người bị hại, hoặc xâm phạm đến tính
m
ạng v
à nhân ph
ẩm của ng
ư
ời bị hại. Bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạm
vi nhà trường mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trường. Ở đây tôi chọn đề tài
các bước xử lí, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường của học sinh trường trung
học phổ thông Châu Thành, nhằm giải quyết tình trạng bạo lực đang leo thang
trong các trường phổ thông. Đây là một trong những biện pháp mà tôi đã áp
dụng nhiều năm và thấy hiệu quả cao khi thực hiện.
3. Phạm vi và đối tượng của đề tài:

Đề tài tập trung nghiên cứu để giải quyết những mâu thuẫn của học sinh
trường trung học phổ thông Châu Thành nhằm ngăn chặn bạo hành vi lực học
đường.
Đối tượng nghiên cứu là học sinh ở bậc trung học phổ thông.
4. Mục đích của đề tài:
Đứng trước những bức xúc của xã hội về bạo lực học đường ngày càng
diễn ra phức tạp và nguy hiểm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn thì
các mâu thuẫn sẽ đẩy đến chỗ gay gắt hơn. Ở đây tôi đưa ra một vài biện pháp
để giải quyết những mâu thuẫn tiềm ẩn trong các em học sinh nhằm xử lí, hòa
giải những mâu thuẫn đó một cách triệt để. Với những cách làm này nó sẽ ngăn
chặn, răn đe các em còn lại và đồng thời xóa hết những mâu thuẫn mà các em đã
gây ra.
5. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề:
Đây là một trong những biện pháp mà tôi đã áp dụng trong những năm làm
công tác theo dõi việc thực hiện nội qui của học sinh và trực tiếp xử lí các mâu
thuẫn đánh nhau của học sinh. Các biện pháp này nó đã giúp cho trường chúng
tôi rất nhiều và đã hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi bạo lực trong
trường.
II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
1.1. Vì sao chúng ta phải quan tâm giáo dục học sinh có hành vi không
mong đợi:
- Trong tập thể nhà trường luôn tồn tại những học sinh dễ giáo dục và
những học sinh khó giáo dục, hay có những hành vi không mong đợi. Những
học sinh khó giáo dục là những em thường có những thái độ, hành vi không phù
hợp với giá trị, nội quy, truyền thống của tập thể, không thực hiện tròn bổn
phận và trách nhiệm của người học sinh, hoặc thiếu văn hóa, thiếu đạo đức
trong quan hệ ứng xử với mọi người mặc dù đã được nhà trường, gia đình quan
tâm chỉ dẫn, giáo dục… Nếu hành vi không mong đợi của các em lặp lại thường
xuyên và trở thành hệ thống thì trong thực tiễn nhà trường hiện nay được gọi là

học sinh cá biệt. Những học sinh này được giáo viên coi là khó dạy, thậm chí
hư hỏng.
- Trách nhiệm của giáo dục nói chung và giáo viên nói riêng về lý thuyết
không được để còn những học sinh có hành vi chưa phù hợp với giá trị, chuẩn
mực xã hội và những qui định chung của nhà trường, lớp học, cộng đồng. Bởi
giáo dục có sứ mạng là hình thành và phát triển nhân cách vừa có cá tính (mang
bản sắc riêng của mình) nhưng phải biết sống hài hòa với các giá trị chung của
loài người, dân tộc và cộng đồng để có cuộc sống hạnh phúc.
- Nếu trong lớp tồn tại những học sinh cá biệt, luôn có những hành vi tiêu
cực, không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến tập thể, những thành viên khác. Trong
thực tế nhiều giáo viên chủ nhiệm cảm thấy rất bị áp lực, có khi bất lực khi
trong lớp có những học sinh được gọi là cá biệt. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm
không chỉ gặp khó khăn trong ứng phó với chính học sinh đó , mà đôi khi còn
gây ảnh hưởng đến học sinh khác, đến tập thể lớp. Biểu hiện phổ biến của học
sinh được coi là cá biệt có thể như sau:
+ Có những thay đổi khác lạ trong thái độ, cách cư xử: trở nên lãnh đạm,
không chan hòa, không mu
ốn h
òa
đ
ồng, cáu kỉnh, xúc phạm
ngư
ời khác, thậm
chí gây gổ dẫn đến đánh nhau.
+ Không quan tâm, hứng thú với những trường học và việc học, học sa sút,
thậm chí là bỏ học.
+ Thiếu tự tin vào bản thân. Không tin cậy người khác.
+ Thường xuyên vi phạm nội qui của lớp, trường.
+ Cố thu hút sự chú ý của người khác bằng những hành vi như phá phách,
vô lễ, ăn cắp, nói dối…

+ Hay đánh đập bạn, hay ồn trong giờ học, bỏ học trốn học để đi chơi.
+ Thậm chí có những em rơi vào con đường nghiện ngập ma túy và các tệ
nạn xã hội khác…
Tóm lại học sinh cá biệt là những học sinh có sự bất thường về tính cách,
không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định.
+ Trong số những học sinh được coi là cá biệt, đôi khi có những em có
tiềm năng về cá tính, do giáo viên không hiểu được, không có cách tiếp cận và
tác động phù hợp hoặc không được sự giúp đỡ kịp thời, đúng cách… mà dẫn
đến sự biểu hiện những hành vi không phù hợp của học sinh.
Vì vậy, đối với học sinh cá biệt, giáo viên chủ nhiệm thực sự cần là kỹ sư
tâm hồn, có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường, mà trước hết là với tập thể lớp giúp những em này điều chỉnh, thay
đổi niềm tin, thái độ, hành vi của mình để các em có tương lai tốt đẹp hơn.
1.2. Tìm hiểu các căn nguyên của hành vi không mong đợi:
1.2.1. Để hiểu được nội dung và biện pháp giáo dục học sinh cá biệt cần
tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này.
a. Nguyên nhân do yếu tố sinh học:
Một số em sinh ra đã có vấn đề, bản thân tính hay gây gổ, hung hăng… do
tình trạng cha mẹ yếu về thể chất, tinh thần, học sinh kém dinh dưỡng…
b. Nguyên nhân do yếu tố tâm lí – xã hội:
Các chuyên gia tâm lí và những người nghiên cứu về hành vi của học sinh
ở trường học kết luận rằng những vấn đề thái độ và cách cư xử bất thường của
các em phần lớn bắt nguồn từ những vấn đề thực tế mà các em phải đối mặt
trong cuộc sống. Đó là những vấn đề có liên quan đến môi trường, hoàn cảnh
sống của các em. Có thể các em gặp các vấn đề trong gia đình, hoặc trong quan
hệ với bạn bè, thầy cô, hoặc những trở ngại khác… nên luôn gây khó chịu trong
các mối quan hệ khiến mọi người không bằng lòng. Do đó mọi người lại đối xử
khắt khe, không thông cảm. Chính sự khắt khe, thiếu quan tâm, bỏ mặc, không
lắng nghe, thiếu thông cảm và tha thứ của mọi người lại càng làm cho các em
thấy cô đơn,d ẫn đến sa sút trong học tập, buông thả trong lối sống.

Trong số những học sinh có những hành vi không mong đợi , thậm chí trở
thành học sinh cá biệt có cả những học sinh tiềm năng nhưng vì nguyên nhân
nào đó cảm thấy chán nản về năng lực của mình, mất dần hứng thú, động cơ
học tập, hoạt động. Học sinh đó tin rằng mình không thể “khá” lên được, đánh
giá thấp về bản thân mình, không vượt qua được khó khăn, dễ bỏ giữa chừng,
kém tự tin.
Các nhà nghiên cứu về giáo dục đã kết luận rằng “tất cả những học sinh
“hư” hay có hành vi không phù hợp đều là những học sinh chán nản”. Khi chán
nản, học sinh không còn hứng thú hoạt động và động cơ hoạt động nữa. Chán
nản là nguyên nhân của hầu hết những thất bại học đường, đặc biệt với những
học sinh mới lớn. Một số em cho rằng mình không đáp ứng được mong mỏi của
thầy cô, cha mẹ. Cảm giác, tâm trạng chán nản của học sinh nảy sinh còn do
những nhu cầu cơ bản như: an toàn, yêu thương, tôn trọng… không được đáp
ứng, hoặc gặp những vấn đề trong tình cảm, học sinh sẽ buồn rầu, có cảm xúc
tiêu

c
ực, cảm thấy bất hạnh, có thể không kiềm chế đ
ư
ợc bản thân.

1.2.2. Mục đích hành vi tiêu cực của học sinh:
Giáo viên cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Có rất
nhiều lí do được đưa ra nhưng lại không giúp lí giải được mục đích hành vi tiêu
cực của học sinh. Xét cho cùng tất cả các hành vi đều có mục đích và có lí do,
nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Giáo viên cần xác định được mục đích
hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của học sinh để hiểu được tại sao
học sinh lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả.
Mục đích hành vi tiêu cực của học sinh thường tồn tại dưới các dạng sau:
1.2.2.1 Thu hút sự chú ý: Đằng sau hành vi thu hút sự chú ý là suy nghĩ sai

lệch của học sinh “Mình chỉ cảm thấy quan trọng khi nhận được sự quan tâm,
chú ý của cha mẹ, thầy cô”. Đến tuổi mới lớn, học sinh thường hướng hành vi
này tới bạn cùng tuổi nhiều hơn. Muốn được chú ý là nhu cầu, động cơ phổ
biến ở bất cứ học sinh nào. Nếu không thu hút được sự chú ý thông qua việc
được điểm cao, thành tích thể thao, hoạt động nhóm lành mạnh thì học sinh sẽ
làm bằng cách tiêu cực khác.
1.2.2.2. Thể hiện quyền lực: Học sinh liên tục cố gắng khám phá xem mình
“mạnh” đến mức nào. Đằng sau hành vi chứng tỏ mình cũng có “quyền lực” có
thể để ra oai với bạn bè, hoặc muốn chứng tỏ mình xứng đáng làm thủ lĩnh…
“Mình chỉ cảm thấy quan trọng nếu là người điều khiển và có những gì mình
muốn” là suy nghĩ sai lệch của học sinh. Hoặc là một số học sinh chỉ cảm thấy
quan trọng khi chúng thách thức quyền lực của người lớn, vi phạm nội quy,
không làm theo lời cha mẹ, thầy cô.
1.2.2.3. Trả đũa: Học sinh cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn thương và
không được yêu quý, không được đối xử tôn trọng, công bằng, bị trừng phạt,
mình phải đáp trả”. Học sinh làm người khác (anh chị em hay bạn cùng lớp) và
cha mẹ, thầy cô bị tổn thương vì trước đó học sinh cảm thấy bị tổn thương, bị
đ
ối xử không công bằng. Do đó để tránh học sinh có thái độ v
à hành vi v
ới mục
đích là trả đũa nhà trường, cha mẹ học sinh cần rất thận trọng trong ứng xử với
các em sao cho không để lại những ấn tượng tiêu cực này.
1.2.2.4. Thể hiện sự không thích hợp: Hành vi thể hiện sự không thích hợp
chính là hành vi rút lui, né tránh thất bại của học sinh vì cảm thấy nhiệm vụ quá
sức so với mong mỏi của thầy cô. Trong trường hợp này học sinh sẽ thiếu tự
giác, không muốn thực hiện các nhiệm vụ, bổn phận của người học sinh, có thể
có biểu hiện của sự tự ti trước những yêu cầu chung của lớp.
1.2.3. Những dạng suy nghĩ không hợp lí cũng dẫn đến học sinh có hành
vi không mong đợi trong quan hệ với người khác hoặc đối với những sự việc,

hiện tượng hay những việc cần làm.
- Suy nghĩ trắng – đen: nhìn sự vật, hiện tượng một cách tuyệt đối hoặc
trắng hoặc đen.
- Khái quát hóa quá mức: Nhìn sự vật hiện tượng như một khuôn mẫu luôn
như vậy.
- Định kiến: Chỉ tập trung vào điểm tiêu cực, bỏ qua điểm tích cực.
- Hạ thấp các điểm tích cực: Cho rằng những gì đã đạt được là không đáng
kể.
- Kết luận vội vã: Nhanh chóng cho rằng người khác phản ứng với mình
một cách tiêu cực khi chưa có bằng chứng rõ ràng.
- Phóng đại hoặc đánh giá thấp:Phóng đại sự việc, hiện tượng hoặc hạ thấp
tầm quan trọng của sự việc, hiện tượng.
- Suy đoán cảm tính: Suy đoán từ trạng thái cảm xúc.
- Suy nghĩ là “phải” thế này hay thế kia: phê phán bản thân hay người
khác, cho rằng mình hay người khác “phải” hay “không được” thế này hay thế
kia.
- Chụp mũ: Đồng nhất mình với những khiếm khuyết của bản thân. Đáng
lẽ nghĩ “mình có sai lầm” thì lại nghĩ “mình đúng là thằng ngu”.
- Cá nhân hóa và đổ lỗi: Đổ lỗi cho bản thân và người khác về những gì
mà bản thân hay họ không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.
1.3. Nội dung và biện pháp giáo dục học sinh có hành vi không mong
đợi:
1.3.1. Nội dung cần giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi:
Từ nguyên nhân và mục đích của những hành vi không mong đợi, để cho
các em có thể tự thấy cần phải thay đổi… cho phép đề xuất nội dung cốt lõi cấn
giáo dục các em bao gồm:
* Nhận thức đúng điểm mạnh và điểm yếu của bản thân:
Để học sinh có những ứng xủ phù hợp trong mối quan hệ, trong các tình
huống, trước hết cần giúp học sinh nhận thức đúng được bản thân, trong đó xác
định được đúng mình là ai? Mình có điểm mạnh, điểm yếu gì. Đây vừa là một

kĩ năng sống quan trọng của mỗi cá nhân, nó càng trở nên quan trọng đối với
những người hay có những thái độ, hành vi ứng xử không phù hợp, gây khó
chịu, phản cảm cho mọi người.
* Nhận thức được những giá trị đối với bản thân:
Việc nhận thức được điều gì có nghĩa và quan trọng đối với mình và những
điều đó có phải thực sự là chân giá trị của con người và đời người không? Rất
quan trọng nữa là cần nhận thấy bên cạnh những hạn chế nhất định, mình là
người có giá trị thì học sinh mới có nhu cầu, động lực để hoàn thiện bản thân.
* Tự tin về giá trị và những điểm mạnh của mình để làm điểm tựa cho
những hành vi và ứng xử một cách tích cực:
Trên cơ sở làm cho học sinh nhận thức được những điểm mạnh, giá trị của
bản thân khích lệ để các em tự tin phát huy những điểm mạnh và giá trị đó,
đ
ồng thời cố gắng khắc phục những hạn chế, những niềm tín v
ào cái phi giá tr


hoặc phản giá trị để thay đổi hành vi, thói quen xấu, tiêu cực theo hướng lành
mạnh và tích cực lên.
* Nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay
đổi thói quen hành vi cũ:
Giáo viên phối hợp với tập thể lớp giúp học sinh dần nhận thức được nếu
cứ hành động, ứng xử theo cách làm mọi người khó chịu, làm mọi người tổn
thương, cản trở sự phát triển chung… thì không chỉ làm khổ, làm hại người
khác, mà nguyên tắc sống trong tập thể, xã hội không cho phép bất cứ ai làm
cũng vậy.
Nếu không thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng đến
tương lai, đến sự thành công và chất lượng cuộc sống của bản thân. Thay đổi
hay là chấp nhận mọi sự rủi ro, thất bại?
Sau khi nhận thức được điều này và học sinh có nhu cầu thay đổi hành vi,

thói quen tiêu cực thì giáo viên cần giúp các em xây dựng kế hoạch thay đổi
hành vi, thói quen cũ. Thay đổi thói quen, hành vi tiêu cực không phải là
chuyện dễ, không chỉ cần có kế hoạch thực hiện mà còn phải có ý chí, quyết
tâm, kiên định thực hiện kế hoạch để biến kế hoạch thành hiện thực, do đó giáo
viên và tập thể lớp cần luôn theo dõi sự tiến bộ để khích lệ và phòng ngừa hoặc
hỗ trợ, giúp đỡ khi có dấu hiệu lập lại thói quen cũ.
* Suy nghĩ tích cực và suy nghĩ trước khi hành động:
Cùng với việc khắc phục những suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu
cực của học sinh, giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen suy nghĩ cẩn trọng
trước khi hành động để tránh những hành vi không mong đợi và các hậu quả
đáng tiếc khác.
* Giáo dục kỉ luật tích cực:
Thông thường đối với những học sinh có hành vi không mong đợi, giáo
viên thư
ờng khó kiểm soát cảm xúc n
ên r
ất
d
ễ có những lời nói hoặc h
ành vi
gây tổn thương cho học sinh về tinh thần hoặc thể chất. Cách ứng xử này đang
bị ngành giáo dục nghiêm khắc xử lý. Để tránh xảy ra những trường hợp đáng
tiếc như giáo viên sử dụng hình thức trừng phạt đối với học sinh có hành vi
tiêu cực, một mặt giáo viên cần học cách kiểm soát cảm xúc, mặt khác cần giáo
dục kỉ luật tích cực cho các em. Giáo dục kỉ luật tích cực thay thế cho trừng
phạt là giải pháp không chỉ có ý nghĩa nhân văn, mà còn đem lại hiệu quả giáo
dục cao.
Triết lý của giáo dục kỉ luật tích cực dựa trên sự điều chỉnh bên trong hơn
là kiểm soát bên ngoài. Giáo dục kỉ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên
tắc vì lợi ích tốt nhất của học sinh, mang tính phòng ngừa, tôn trọng trẻ, không

làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của các em, có sự thỏa thuận của giáo
viên và học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh.

1.3.2. Giáo viên cần phải làm như thế nào để thay đổi thái độ, h
ành vi
tiêu cực của học sinh:
1.3.2.1. Giáo viên cần phải quan tâm đến những khó khăn của học sinh.
Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm
lí của học sinh để kịp thời hỗ trợ, khích lệ các em hành động đúng sẽ giúp các
em tránh được những hành vi không mong đợi.
1.3.2.2. Giáo viên cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học
sinh để có cách ứng xử phù hợp.
Nhiều người cho rằng học sinh hư vì bản thân học sinh có tính hay gây gổ
hoặc được nuông chiều quá mức, hư vì cha mẹ hay anh chị đều hư, vì gia đình
quá nghèo hoặc quá giàu… có rất nhiều lí do được đưa ra nhưng lại không giúp
lí giải được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Xét cho cùng tất cả các
hành vi đều có mục đích và lí do, nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Hành
vi tiêu c
ực hay c
ư x


không phù h
ợp của học sinh cũng vậy. Giáo vi
ên c
ần xác
định được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh để hiểu được tại sao học sinh
lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả. Điều đáng lưu ý là nhiều
khi học sinh không ý thức được những suy nghĩ, niềm tin sai lệch của mình.
Nếu sau này giáo viên có hỏi học sinh tại sao lại cư xử như vậy, các em thường

trả lời là “không biết” hoặc đưa ra một vài lí do, nguyên cớ để bao biện.
Nguyên tắc chủ yếu là trong các tình huống đó, giáo viên cần cố gắng bình tĩnh,
hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực,
lắng nghe tích cực, khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết.
Cách ứng xử đối với những hành vi không mong đợi của học sinh
* Với loại hành vi nhằm thu hút sự chú ý giáo viên nên:
- Giảm thiểu hoặc không để ý đến hành vi của học sinh khi có th
ể, chủ động
chú ý học sinh vào lúc khác, những lớp phù hợp dễ chịu hơn.
- Nhìn nghiêm nghị nhưng không nói gì. Hướng học sinh vào hành vi có ích
hơn.
- Nhắc nhở cụ thể (tên, công việc phải làm), cho học sinh lựa chọn có giới
hạn.
- Dùng hệ quả lôgic.
- Lập nội quy hay lịch trình mà giáo viên sẽ thường xuyên dành thời gian
cho học sinh.
* Với hành vi nhằm thể hiện quyền lực, giáo viên nên:
- Bình tĩnh, rút khỏi cuộc đôi co, xung đột, không “tham chiến” để học sinh
nguôi dần.
- Sử dụng các bước khuyến khích học sinh hợp tác (hiểu cảm xúc của học
sinh, thể hiện mình hiểu cảm xúc đó, chia sẽ cảm xúc của mình về tình huống đó,
cùng nhau trao đổi để phòng tránh vấn đề tương tự trong tương lai).
- Giúp học sinh thấy có thể sức mạnh, quyền lực theo cách thức tích cực.
Giáo viên cần biết rằng tham gia đôi co quyền lực hoặc nhượng bộ chỉ làm học
sinh mong muốn có “quyền lực” hơn.
- Quyết định xem mình sẽ làm gì, chứ không phải sẽ bắt học sinh làm gì.
- Lập nội quy hay kế hoạch mà giáo viên sẽ thường xuyên dành thời gian
cho học sinh.
* Với hành vi nhằm trả đũa thì giáo viên nên:
- Kiên nhẫn, rút khỏi vòng luẩn quẩn “trả miếng” lẫn nhau. Tránh những

hình thức trừng phạt học sinh.
- Duy trì tâm lí bình thường trong khi đợi học sinh nguôi dần.
- Khích lệ sự hợp tác, xây dựng lòng tin từ học sinh.
- Tâm sự riêng với học sinh để giải quyết khó khăn.
- Sử dụng kỹ năng khích lệ, cho học sinh thấy học sinh được thương yêu tôn
trọng.
- Lập nội quy hay kế hoạch mà giáo viên thường xuyên dành thời gian cho
học sinh.
* Với loại hành vi thể hiện sự không thích hợp giáo viên nên:
- Không phê phán, chê bai học sinh.
- Dành thời gian rèn luyện, phụ đạo cho học sinh, đặc biệt về học tập.
- Chia nhỏ nhiệm vụ, bắt đầu từ việc dễ để học sinh có thể đạt thành công
ban đầu.
- Sử dụng kỹ năng khích lệ, tập trung vào điểm mạnh, vốn quý của học sinh.
- Không thể hiện thương hại, không đầu hàng.
- Dành thời gian thường xuyên cho học sinh, giúp học sinh.
1.3.2.3. Tiếp cận cá nhân đối với những học sinh có hành vi không mong đợi
theo quan điểm tích cực:
Giáo viên một mặt cần phát huy tối đa được những điểm mạnh, phát triển
tiềm năng, mặt khác phải hạn chế, phòng ngừa những hành vi không mong đợi
của từng học sinh. Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần quán triệt cách tiếp cận
cá nhân.
1.3.2.4. Trong tình huống học sinh thực hiện các hành vi không mong đợi,
giáo viên cần đặt mình vào vị thế của các em để lắng nghe tích cực các vấn đề
của các em, khích lệ những suy nghĩ và thái độ hành vi tích cực đối với những
vấn đề các em đang phải đương đầu.
Tôn trọng quyền tự ra quyết định và giải quyết vấn đề của các em. Giáo viên
chỉ giữ vai trò khơi gợi những hướng giải quyết tích cực, hoặc phản biện những
suy nghĩ, thái độ có thể dẫn đến hành vi có nguy cơ rủi ro.
Nguyên tắc chủ yếu là trong các tình huống đó, giáo viên cần cố gắng bình

tĩnh, hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực,
khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết. Giáo viên cần kiềm chế, không nên thể
hiện thái độ quá nóng nảy, căng thẳng trước mặt học sinh. Nếu giáo viên không
kiểm soát được cảm xúc thì có thể khiến học sinh trở nên tức giận hơn, làm học
sinh suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hậu quả không lường. Đồng thời cũng cần tránh
hồ đồ và quan liêu đưa ra những lời chỉ trích chưa tìm hiểu nguyên nhân, mục
tiêu của hành vi không mong đợi.
1.3.2.5. Muốn thay đổi hành vi của học sinh một cách hiệu quả, giáo viên
cần có sự hợp tác của học sinh, được học sinh tin cậy. Do đó, giáo viên cần chủ
động tiếp xúc với học sinh để nắm bắt về điều kiện, hoàn cảnh, tâm sự, sức
khỏe… của học sinh. Học sinh cần được giáo viên hiểu những khó khăn, nhu cầu
tình cảm của mình. Do đó giáo viên cần quan sát và tìm ra nguyên nhân không
được đáp ứng những nhu cầu tình cảm của các em và phải quan tâm đến những
khó khăn c
ủa học sinh. Việc t
ìm hi
ểu những trở ngại trong học tập v
à nh
ững khó
khăn về mặt tâm lí của học sinh sẽ giúp giáo viên không phải dùng biện pháp xử
phạt mà vẫn giáo dục học sinh có kết quả.
1.3.2.6 Sử dụng biện pháp khích lệ và củng cố tích cực:
Khi giáo viên giao cho các em nhiệm vụ gì cần thức tỉnh lòng tự trọng, kết
hợp với tin tưởng và tôn trọng học sinh, kể cả trong quá trình các em thực hiện
bằng những câu hỏi mang tính khích lệ như: “thầy/cô tin tưởng ở em đấy; thầy/cô
nghĩ em có thể làm được hơn thế.”
1.3.2.7. Phương pháp sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic:
Mục đích chủ yếu của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic dạy cho
học sinh có ý thức trách nhiệm về các hành vi của chính mình, khích lệ học sinh
đưa ra những quyết định có trách nhiệm, do đó cách làm này có thể thay thế cho

trừng phạt: học sinh vẫn học được cách ứng xử tốt giúp cho mối quan hệ ấm áp
hơn, ít xung đột hơn.

1.3.2.8. Những hình thức xử phạt phù hợp nhất quán:
Khi những yêu cầu, mong đợi đã được đặt ra rõ ràng thì cũng cần có những
biện pháp xử phạt cụ thể, rõ ràng đối với những hành vi vi phạm và các biện
pháp phải được áp dụng một cách nhất quán. Giáo viên cần lưu ý những điều sau
đây khi sử dụng các biện pháp xử phạt:
Các biện pháp xử phạt phải nhằm mục đích dạy học sinh biết rằng thái độ,
hành vi của các em như vậy là sai. Không bao giờ sử dụng những hình phạt khiến
học sinh cảm thấy mình là đồ bỏ đi, vô dụng. Tuyệt đối không sử dụng hình thức
phạt mang tính bạo lực. Sử dụng những hình phạt bạo lực không những không có
tác dụng đối với học sinh mà chỉ thể hiện sự bất lực và còn vi phạm những điều
giáo viên không được làm và vi phạm pháp luật. Các hình thức phạt cần phù hợp
với mức độ vi phạm.
Những hình phạt nên mang tính tích cực để thông qua những hình phạt học
sinh có thể học thêm được một kỹ năng nào đó.
Biện pháp xử phạt có thể vận dụng là:
- Tước bỏ hoạt động yêu thích cho đến khi khắc phục được lỗi.
- Tạm dừng việc học tập để học sinh tự kiểm điểm bản thân với mục đích để
giúp học sinh thoát ra khỏi trạng thái căng thẳng để kiềm chế bản thân và tạo
điều kiện cho học sinh bình tĩnh trở lại.
- Yêu cầu viết báo cáo hằng ngày với mục đích là để học sinh nhận biết
được những lỗi thường xuyên mắc phải và tạo cho các em cơ hội điều chỉnh.
Lưu ý: không nên phạt học sinh bằng cách giao thêm bài tập, hoặc nhiệm vụ
lao động cho học sinh sẽ khiến cho các em nghĩ rằng học tập hay lao động là sự
trừng phạt.
1.3.2.9. Phát huy tối đa vai trò của tập thể thân thiện, các mối quan hệ gắn
bó, chia sẻ, thiện chí, tạo điều kiện để các em tham gia vào các hoạt động đa
dạng của lớp để các em được trãi nghiệm những cảm xúc tích cực.

1.3.2.10. Giáo viên cần phải nói chuyện với cha mẹ các em về vấn đề của
các em để cùng phối hợp hỗ trợ. Trong những trường hợp đó, tình yêu thương, sự
động viên của cha mẹ, thầy cô sẽ có sức thuyết phục giúp các em phát triển
những suy nghĩ tích cực khắc phục được những tâm trạng căng thẳng.
1.3.2.11. Những điều cần tránh trong giáo dục học sinh có hành vi không
mong đợi, học sinh cá biệt:
- Không dùng các biện pháp trừng phạt thể chất hoặc tinh thần đối với học
sinh. Nếu giáo viên trừng phạt học sinh thì không những không mang lại hiệu
quả mà còn gây hại cho học sinh, làm học sinh lo âu và hạn chế kết quả học tập
và phát triển của bản thân. Nếu dùng các hình phạt mang tính xúc phạm sẽ đẩy
học sinh đi xa hơn, làm cho học sinh muốn chống đối hơn là hợp tác. Nếu học
sinh có thay đ
ổi th
ì có th
ể v
ì ép bu
ộc nhiều h
ơn là mu
ốn hay tự nguyện thay đổi.

- Đánh giá học sinh thiếu khách quan, thiếu thận trọng. Trong trường hợp bị
đánh giá không đúng, học sinh sẽ quyết định không đáp lại các mong mỏi, các
yêu cầu do người lớn đặt ra cho học sinh nữa. Học sinh mất dần hứng thú và cố
gắng. Hầu hết người lớn thường nhìn nhận học sinh đang có vấn đề về cảm xúc
hoặc hành vi một cách tiêu cực hơn thực tế (“bôi đen”). Khi đó, các em có thể
biểu hiện sự chán nản, cảm thấy giận dữ, bất lực, có khi trầm cảm. Học sinh cảm
thấy chán đến trường, dần dần học sinh sợ đi học và không cố gắng nữa. Học
sinh mất dần động cơ hoạt động. Khi các hành vi của người lớn ở nhà và ở
trường tạo cho học sinh cảm xúc bất lực, đau đớn, sợ hải, ngượng ngùng và bất
an thì học sinh khó phát triển bình thường, khỏe mạnh. Giáo viên cũng cảm thấy

căng thẳng và bất lực khi có những học sinh hư, gây rối trong lớp.
- Tập thể lớp không nên có thái độ thiếu thiện chí đối với bạn. Nếu một học
sinh cảm thấy bất lực và gặp thêm những thất bại, học sinh sẽ càng cảm thấy
không có hy vọng. Nếu bị bạn học trêu chọc thêm, học sinh càng cảm thấy chán
nản hơn.
Nếu giáo viên trừng phạt, đánh giá không đúng, bạn bè thiếu thiện chí sẽ
làm động cơ của các em học sinh giảm dần, học sinh càng ngày càng ít cố gắng,
chán nản, bất lực và buồn bả, thậm chí bị tổn thương. Càng ít cố gắng học sinh
lại càng dễ thất bại. Trong trường hợp này, vòng xoắn tròn ốc sẽ tiến triển theo
chiều đi xuống. Điều đó tạo ra sự củng cố tiêu cực.
Những tiêu cực sau đây khiến cho một vòng xoắn tiêu cực ở học sinh tiếp
tục đi xuống:
+ Môi trường sống trong gia đình tiêu cực.
+ Bị coi thường, chê trách, sỉ nhục, la mắng, đánh phạt.
+ Khi cần không được ai giúp đỡ.
+ Những lời nhận xét không hay của bạn bè.
+ Bị bạn bè gán tội hay tẩy chay.

2. Thực trạng vấn đề:
Bây giờ chúng ta dễ dàng bắt gặp một bộ phận học sinh bậc phổ thông có
tính tình hung hăng, ngang ngược; các em sẵn sàng đánh các bạn trong trường
dù có khi vì một lý do rất đơn giản. Một học sinh dù học giỏi đến đâu mà thiếu
đạo đức cũng trở thành người vô dụng. Tệ hại hơn có tài mà không có đức thì
các em có thể dùng trí tuệ của mình làm hại người khác với mức độ nguy hiểm
hơn một người ít học. Để chú tâm vào việc rèn luyện đạo đức cho học sinh trong
nhà trường không chỉ là những khẩu hiệu suông mà cần có biện pháp cụ thể và
cần làm lâu dài. Trong những năm gần đây vì áp lực chất lượng bộ môn đã đè
nặng lên giáo viên; nên giáo viên bộ môn chỉ tập trung sâu vào chuyên môn. Vì
vậy việc dạy đạo đức cho học sinh không được thường xuyên, chỉ khi nào phát
hiện học sinh vi phạm thì mới nhắc nhở nên dần dần các học sinh cá biệt đã lôi

kéo theo các em khác trong lớp gây mất trật tự trong giờ học cũng như gây mâu
thuẫn đánh nhau. Như vậy, để giáo dục đạo đức cho học sinh và góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục thì cần giải quyết phần gốc của vấn đề chứ không phải
là phần ngọn. Phong trào xây dựng “Trư
ờng học thân thiện, học sinh tích cực”
đến nay đã và đang tiếp tục nhận được sự đồng thuận cao của toàn xã hội vì sự
hướng đến giáo dục một nhân cách toàn diện cho những chủ nhân tương lai. Tuy
nhiên, để tới đích, vẫn có không ít khó khăn, trở ngại. Nhất là trong thời gian
gần đây, một số tệ nạn xã hội vẫn tiếp tục xâm nhập vào trường học, trong đó,
đáng báo động là tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng ở tất cả
các bậc học, cấp học. Nhận thức rõ điều này, chúng ta cần phải tìm ra các giải
pháp phối kết hợp “Ngăn chặn và phòng chống bạo lực học đường”.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự tại
trường Trung học phổ thông Châu Thành tôi có những thuận lợi, khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi:
Nhìn chung đa số đoàn viên thanh niên trong trường đều rất tốt, có lập
trường tư tưởng vững vàng, kiên định, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mọi qui định của địa phương và
trường, lớp đề ra; luôn thể hiện sự nhiệt tình và tính tiên phong gương mẫu
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Có Quyết định 1118/QĐ, ngày 2 tháng 12 năm 1987 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, về việc quy định về quyền hạn, nhiệm vụ khen thưởng và kỷ luật học
sinh các trường phổ thông; có luật Giáo dục 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
tạo điều khiện thuận lợi cho việc ngăn chặn hành vi bạo lực học đường.
- Có Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA ngày 20/11/2009
của Liên Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Công an về Hướng dẫn phối hợp thực
hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân và căn cứ Quy chế phối hợp số 967/QCPH-GD&ĐT-CAT ngày
30/10/2010 của Sở Giáo dục & Đào tạo và Công an tỉnh Kiên Giang về thực
hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo

dục quốc dân trên địa bàn tỉnh.
- Có văn bản ký kết Quy chế phối hợp giữa công an huyện Châu Thành với
Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Châu Thành, về việc bảo đảm an
ninh trật trự trong và ngoài trường học.
- Được sự chỉ đạo và lãnh đạo đoàn kết thống nhất của Chi bộ Đảng, Ban
giám hiệu nhà trường, các tổ chức Đoàn thể như Đoàn thanh niên, Công đoàn,
các giáo viên chủ nhiệm,…
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Giám hiệu với Đoàn thanh niên trong
trường; giữa Đoàn thanh niên với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục hoàn
thiện nhân cách cho học sinh.
- Trong năm học đoàn viên thanh niên học sinh trong toàn trường luôn nỗ
l
ực h
ọc tập, có chí h
ư
ớng v
ươn lên đ
ể lập thân, lập nghiệp, nhạy bén tiếp cận
với cái mới, tiếp thu tốt những thành tựu khoa học công nghệ. Đa số các em có
nhận thức tốt, chấp hành tuyệt đối mọi quy định của nhà trường, tham gia tốt các
phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ do Đoàn –Hội tổ chức, cũng như
các phong trào trong nhà trường và địa phương phát động tổ chức.
2.2. Khó khăn:
Tuy nhiên vẫn còn một số ít đoàn viên thanh niên còn hạn chế trong nhận
thức, có lối sống thực dụng, thờ ơ với những vấn đề chính trị, xã hội, chỉ biết
sống hưởng thụ nên đôi khi vi phạm pháp luật, vi phạm nội qui nhà trường…
- Đoàn viên thanh niên nhiều rất hiếu động, đây cũng là nhược điểm lớn
của các em khi thực hiện. Vì nếu có một mâu thuẫn nhỏ các em cũng có thể dẫn
đến các hành vi bạo lực học đường. Các hành vi bạo lực học đường diễn ra rất
phức tạp nó diễn ra ở mọi lúc mọi nơi; nên giáo viên chủ nhiệm chưa xử lí kịp

thời.
- Các hành vi bạo lực học đường không chỉ đơn thuần là giữa các thành
viên trong lớp chủ nhiệm, giữa lớp này với lớp kia trong trường, mà còn diễn ra
phức tạp hơn khi có sự tham gia của các thanh niên ngoài trường học và cả thân
nhân của học sinh với nhau…
- Phần lớn giáo viên chủ nhiệm còn trẻ chưa có kinh nghiệm xử lí triệt để
khi có các hành vi bạo lực học đường diễn ra, giáo viên chỉ xử lí qua loa cho các
em viết tự kiểm là xong; nên đôi khi các vấn đề càng diễn ra nghiêm trọng hơn.
Mặt khác giáo viên chủ nhiệm còn dành nhiều thời gian cho chuyên môn nên
thời gian dành cho công tác rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho các em còn
hạn chế…
2.3. Nguyên nhân khó khăn:
Qua nhiều năm làm công tác đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường, tôi
nhận thấy nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường là từ nhiều phía có
nh
ững mâu thuẫn ở địa ph
ương, nh
ững mâu thuẫ
n do cá t
í
nh hay cách ăn nói
của các em, do quan hệ nam, nữ,… Nhưng nguyên nhân chủ yếu của những
hành vi bạo lực là do lứa tuổi học sinh phổ thông dễ bốc đồng và khó tự chủ,
thường bị bạn bè kích động. Các em chịu ảnh hưởng rất nhiều những thông tin
bạo lực từ bên ngoài như phim ảnh, internet, game,… dần dần nhiễm các tư
tưởng bạo lực, thích thể hiện, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Do đó, có
những lý do tưởng chừng như rất đơn giản vẫn có thể dẫn đến bạo lực học
đường như bị bạn nói xấu, tẩy chay, bị bạn ức hiếp, bị bạn phụ tình…Phần lớn
học sinh tham gia vào các vụ bạo lực học đường là con em những gia đình có
nhiều khó khăn, bất hạnh (lam lũ, đói nghèo, ly hôn, rượu chè, cờ bạc, hung

bạo…) thiếu sự quan tâm đến con em hoặc giáo dục không đúng cách.
Gần đây chúng ta thấy được hành vi sử dụng bạo lực của các em không chỉ
giới hạn trong trường học, các địa điểm được chọn để thực hiện hành vi bạo lực
là bất cứ nơi nào, từ trong lớp học, sân trường, nhà vệ sinh trường học mà có
thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi và có thể nói rằng, dấu hiệu này báo động cho toàn
thể xã hội một nguy cơ lớn hơn đang dần hình thành trong giới trẻ ngày nay đó
là sự coi thường trật tự kỷ cương của xã hội, các em không biết “sợ” là gì. Mức
độ bạo lực từ những hành động ban đầu như chửi mắng, tát tai dần dần tiến đến
túm tóc, đạp đá vào người nạn nhân một cách ngẫu nhiên, rồi cấp độ tàn bạo
nâng cao hơn nữa khi nhằm vào những chỗ dễ tổn thương trên người nạn nhân
(mặt, bụng, vùng bụng dưới ). Như vậy có thể thấy cấp độ có sự thay đổi, từ
việc sử dụng bạo lực để giải tỏa bức xúc cá nhân, chuyển dần lên đến hành vi
làm nhục người khác và chưa biết chừng sẽ có lúc dẫn đến án mạng.
Biết vận dụng được những thuận lợi và khắc phục những khó khăn, nắm
được nguyên nhân chủ yếu gây ra hành vi bạo lực học đường; trong thời gian
qua bản thân tôi đã áp dụng các bước để giải quyết những hành vi bạo lực học
đường tại trường Trung học phổ thông Châu Thành như sau:
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Số lượng học sinh đông nhưng đại đa số các em đều chấp hành tốt nội qui
của nhà trường và những qui định của ngành; bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận
học sinh cá biệt thường xuyên vi phạm nội qui của nhà trường. Ở đề tài này tôi
chỉ tập trung vào việc xử lí những vụ việc gây mâu thuẫn đánh nhau trong và
ngoài nhà trường.
Ở đầu năm học các em mới vào trường có nhiều cảnh vật mới, con người
mới, bạn bè mới nên em nào cũng muốn thể hiện mình. Ở đây chúng tôi không
đổ lỗi cho cấp trung học cơ sở vì quản lí cấp học nào cũng như nhau mà đây tôi
chỉ nói đến việc quản lí lỏng lẻo của gia đình vì không ít phụ huynh học sinh đã
cho rằng con mình đã đủ lớn nên ít quan tâm đến con mình chơi với ai? và ba
tháng chuyển cấp học các em làm gì? đây là một thời điểm rất nhạy cảm thanh
niên bên ngoài trường học rất dễ lôi kéo các em, mượn cớ bênh vực để đánh các

bạn trong trường lấy uy. Nắm được điều này nên đầu năm học thông qua giáo
viên chủ nhiệm chọn hai em cờ đỏ để theo dõi việc thực hiện nội qui của học
sinh và chọn một em cán sự lớp làm công tác theo dõi an ninh trật tự của lớp
trong và ngoài trường học. Nếu có mâu thuẫn hoặc đe dọa đón đường đánh nhau
là lên báo cho giáo viên chủ nhiệm hoặc các đồng chí trong Ban thường vụ
Đoàn trường để kịp thời giải quyết. Đây là một biện pháp ngăn chặn có hiệu quả
nhất vì nó đã ngăn chặn được trước khi có hành vi bạo lực diễn ra.
Có những mâu thuẫn được phát hiện trước khi đánh nhau và cũng có những
vụ việc đã đánh nhau rồi. Ở đây không phải là việc đánh nhau chưa mà việc giải
quyết như thế nào để các em không còn tái phạm nữa. Với chức vụ Bí thư Đoàn
trường và phụ trách mãng an ninh trật tự nhiều năm liền đã cho tôi những kinh
nghiệm và việc làm có hiệu quả sau:
a. Bước thứ nhất: Khi phát hiện hoặc có nguồn tin từ các em báo lên thì
chúng ta phải xác minh và mời tất cả các em có liên quan lên để điều tra làm rõ
nguyên nhân vì đây là một bước ngoặc khá quan trọng, muốn được như thế thì
người phụ trách phải tách riêng từng em một cho các em viết tường trình. Trong
quá trình vi
ết đó ta phải
x
âu chu
ỗi lại sự việc nếu phát h
i
ện có sự dối trá, bao
che thì chúng ta sẽ làm việc với từng em một để cho các em tường trình lại cho
đúng vì khi viết tường trình em nào cũng muốn khai những cái sai của đối
phương, nói cái đúng của mình và bao che cái sai của mình đã gây ra. Từ đó
nắm được mấu chốt quan trọng để các em khai đúng có được điểm chung thống
nhất giữa các em (nếu các em khai không đúng thì phải cho các em viết lại đến
khi nào đúng mới thôi)
b. Bước thứ hai: Sau khi đã có được điểm chung tiếp tục mời các em liên

quan trực tiếp để phân tích cho các em tìm ra cái sai, cái đúng, cái lợi, cái hại
trong việc làm của các em. Sau đó cho các em nhận xét rút kinh nghiệm và ký
cam kết bảo lãnh cho nhau từ đó về sau.
c. Bước thứ ba: Chúng tôi sẽ gọi các em lại để các em tường trình lại vụ
việc để kể từng giai đoạn, diễn biến, nguyên nhân của sự mâu thuẫn. Trong lúc
này có thể sẽ xuất hiện nhiều tình tiết mới, chúng ta phải tôn trọng các em,
không nên thiên vị hay đàn áp các em vì rất dễ dẫn đến xung đột thậm chí đánh
nhau trong lúc ta đang xử lí đối với những em có cá tính mạnh, bất đồng…
Tường trình song các em đã thống nhất tình tiết của sự mâu thuẫn chúng ta cho
từng em một nhận xét về hành vi và khuyết điểm của mình trước các bạn. Việc
làm này nhằm để từng em một thấy được cái sai của mình, cái đúng của bạn để
rút kinh nghiệm. Sau khi từng em một nhận xét xong chúng ta chốt lại cái sai,
cái đúng của các em như thế nào, mức độ nào, tự nhận hình thức kỷ luật nào.
Sau đó cho các em ký cam kết bảo lãnh cho nhau và bắt tay giải hòa. Để tránh
trường hợp ra khỏi trường các em lại bị bạn bè của mình tấn công đối phương,
chúng tôi cho các em về một lượt để khi có trường hợp đó các em can ngăn và
báo nhà trường đã giải quyết rồi.
d. Bước thứ tư: Sau khi bắt tay giải hòa xong tôi kêu viết một bản tự kiểm
gởi giáo viên chủ nhiệm (Nếu giáo viên chủ nhiệm không có mặt trên trường) và
thông qua giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh học sinh của các em lên cùng
m
ột ng
ày đ
ể h
òa gi
ải tr
ư
ớc b
ư
ớc một. Khi mời phụ huynh học sinh l

ên chúng ta
phải là trung gian hòa giải vì nếu phụ huynh mà không biết nhau thì có thể rất dễ
thông cảm. Còn những mâu thuẫn xuất phát từ gia đình của các em thì chúng tôi
cố gắng là trung tâm hòa giải, làm sao cho gia đình hòa thuận để cùng dạy dỗ
các em vì chuyện học của các em là quan trọng nếu gia đình không thông cảm
thì mâu thuẫn không được giải quyết thì không thể an tâm mà học hành. Còn
những mâu thuẫn không thể giải quyết thì chúng tôi phải nhờ đến công an thị
trấn Minh Lương vào để cùng làm việc và giao cho địa phương quản lí. Nói
chung đây là một bước khá phức tạp. Nhưng nếu chúng ta làm được thì rất dễ để
hòa giải các mâu thuẫn vì mục đích của phụ huynh các em là đến trường để học
tập.
e. Bước thứ năm: Ra hội đồng kỷ luật sau khi nghe tường trình lại vụ việc
song, các thành viên còn lại tiếp tục phân tích cái đúng, cái sai của các em và
hội đồng ra mức kỷ luật đối với từng em một.
Lưu ý: Tùy vào mức độ của các hành vi và sự thống nhất của gia đình và sự
thành khẩn nhận lỗi mà chúng ta đề nghị hay không đề nghị đưa ra hội đồng kỷ
luật, Trong khi xử lý thì chúng ta phải đặt công tác giáo dục và hoàn thiện nhân
cách cho các em là chính, rèn luyện kỹ năng sống cho các em, hướng các em
đến chổ phải biết kiềm chế bản thân và biết từ chối trước những lời nói khích
tướng của bạn bè…
Trên là cách giải quyết đối với học sinh học chung trường, còn những
trường hợp có thanh niên ngoài trường học đánh học sinh của trường thì nhiệm
vụ khó hơn nhiều. Đối với trường hợp này tôi phải chuyển cho công an thị trấn
Minh Lương để giải quyết. mặt khác, trường Trung học phổ thông Châu Thành
nằm trong khu vực huyện Châu Thành mà còn rất nhiều học sinh từ ngoài thành
phố Rạch Giá chuyển vào nên đối tượng rất phức tạp. Để có sự kết hợp chặt chẽ
với các địa phương, thực hiện Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-
BCA ngày 20/11/2009 của Liên Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Công an về

×