Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tìm hiểu du lịch tâm linh tại chùa dơi tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.82 MB, 116 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DU LỊCH VÀ VIỆT NAM HỌC

NGI h:m \i iiiami

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TIM HIEƯ DU LỊCH TẨM LINH

TẠI CHÙA DƠI TÍNH SĨC TRẢNG

SINH VIÊN

: NGUYỄN THỊ THU ĐOAN

MSSV

: 1800005946

LỚP

: 18DVN1A

NGÀNH

: VIỆT NAM HỌC

NIEN KHOA

: 2018-2021



TP.HCM-09/2021


II

JJ

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
——

NGUYỄN THỊ THU ĐOAN

TÌM HIẺƯ Dư LỊCH TÂM LINH
TẠI CHÙA DƠI TỈNH SÓC TRĂNG
KHÓA: 2018-2021
CHUYÊN NGÀNH: VIỆT NAM HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẦN:

ThS. NGUYỄN THỊ XUÂN Lộc

TP.HCM, THÁNG 09 NĂM 2021



-Jgj



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong khóa luận là trung thực.

Tác giả

Nguyễn Th| Thu Đoan


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nguyền Tất Thành, quý

thầy cô trong khoa Du lịch và Việt Nam học đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong
suốt q trình học tập tại trường.

Tơi xin cảm ơn gia đình đã ln động viên, khuyến khích trong suốt thời gian

qua. Gia đình ln tạo những điều kiện thuận lợi nhất đe tôi học tập và nghiên cứu.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Cô ThS. Nguyễn Thị Xuân Lộc đã dành
nhiều thời gian quý báu và tâm huyết hướng dần, đưa ra những ý kiến góp ý, những

phương pháp cũng như định hướng phù hợp cho tơi trong q trình thực hiện đề tài
này.

Trong q trình làm khóa luận, rất khó tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận


được ý kiến đóng góp từ q thầy cơ để em hồn thiện bài nghiên cứu.
Kính chúc q thầy cơ nhiều sức khỏe và thành công trong công việc và cuộc
sống.

iv


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẦN

Tp.HCM, ngày ... tháng ... năm ...
Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

V


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Tp.HCM, ngày ... tháng ... năm ...
Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... iv

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN........................................... V

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN.............................................. vi
PHẦN MỞ ĐÀU................................................................................................. xi
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. xi

2. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................. xii

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................. xvỉ
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. xvii
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................xvii
6. Đóng góp của đề tài......................................................................................... xviii
7. Cấu trúc của đề tài.......................................................................................... xviii

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỀN ......................................... 1
1.1. Cơ sở lí luận về du lịch...................................................................................... 1

1.1.1. Khái niệm du lịch.......................................................................................... 1
1.1.2. Sản phấm du lịch........................................................................................... 3
1.1.3. Tài nguyên du lịch......................................................................................... 6

1.1.4. Chức năng của du lịch................................................................................... 8
1.2. Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa....................................................................... 9

1.2.1. Khái niệm Văn hóa........................................................................................ 9
1.2.2. Khái niệm du lịch văn hóa.......................................................................... 11

1.3. Cơ sở lý luận về di tích lịch sử văn hóa........................................................ 12

1.3.1 Khái niệm di tích lịch sừ văn hóa................................................................ 12

1.3.2 Vai trị di tích lịch sử văn hóa trong du lịch................................................. 14

1.4. Cơ sở lý luận về du lịch tâm linh.................................................................... 14

1.4.1. Khái niệm du lịch tâm................................................................................ 14
1.4.2. Vai trò cùa du lịch tâm linh........................................................................ 15
1.5. Cơ sở lí luận về Chùa....................................................................................... 16
vii


1.5.1. Khái niệm về chùa....................................................................................... 16
1.5.2. Vai trò cùa Chùa.......................................................................................... 17
1.6. Đóng góp của chùa Doi trong du lịch tâm linh của tỉnh.............................. 18

Tiểu kết chương 1..............................................................................................19

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIẾN DU LỊCH TÂM LINH TẠI CHÙA
DƠI TỈNH SÓC TRĂNG ......................................................................................... 20
2.1. Tổng quan về chùa Dơi.................................................................................... 20
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển chùa Dơi................................................. 20
2.1.2. Phật giáo Nam Tông Khmer tại chùa Dơi.................................................. 21
2.1.3. Kiến trúc chùa Dơi...................................................................................... 21
2.1.4. Đàn Dơi tại Chùa.........................................................................................24
2.1.5. Dàn hòa tấu tại chùa Dơi............................................................................. 25
2.1.6. Đặc sắc lề Kathina tại chùa Dơi.................................................................26
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh tại chùa Doi.................................... 27
2.2.1. Chùa Dơi trong sự phát triến văn hố tỉnh Sóc Trăng................................. 27

2.2.2. Chùa Dơi trong sự phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng.................................. 29
2.2.3. Chùa Dơi trong sự phát triển kinh tế tỉnh Sóc Trăng.................................. 31
2.3. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tâm linh tại chùa Dơi...................... 31
2.4. Thực trạng du lịch tâm linh tại chùa Dơi......................................................34

2.4.1. Tình hình phát triển du lịch của tỉnh..........................................................34
2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đen hoạt động du lịch tâm linh tại chùa Dơi........ 40
2.4.3. Kết quả khảo sát.......................................................................................... 42

2.4.3.1 Khách du lịch............................................................................................. 43
2.4.3.2. Yeu tố đặc diem kiến trúc.........................................................................46
2.4.3.3. Hoạt động du lịch....................................................................................47
2.4.3.4. Công tác quảng bá.................................................................................. 49
2.4.3.5. Cơ chế quản lý........................................................................................ 52

Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 56
viii


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIẾN Dư LỊCH TÂM

LINH CHỪA DƠI TẠI TỈNH SÓC TRĂNG.......................................................... 57
3.1. Định hướng phát triến du lịch tâm linh tại chùa Dơi.................................. 57
3.2. Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại chùa Dơi...................................... 59

3.2.1. Cơ chế quản lý............................................................................................. 59
3.2.2. Nguồn vốn đầu tư........................................................................................ 60
3.2.3. Nguồn nhân lực...........................................................................................61
3.2.4. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch......................................... 61
3.2.5. Xúc tiến, quảng bá du lịch........................................................................... 62
3.2.6. Bảo ton tài nguyên và môi trường dulịch.................................................... 63

3.2.7. Liên kết du lịch với các tỉnh xung quanh.................................................... 64

Tiểu kết chương 3.............................................................................................. 64

PHẦN KÉT LUẬN............................................................................................ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ XV

PHỤ LỤC........................................................................................................ xviii
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát........................................................................................ xviii
Phụ lục 2: Một số hình ảnh về Chùa Dơi................................................................. xxii
Phụ lục 3: Quyết định công nhận chùa Dơi là di tích.............................................. xl

ix


DANH MỤC BANG

Bảng 2.1 Khảo sát độ tuổi của du khách....................................................................... 43

DANH MỤC BIÉU ĐỒ

Biếu đồ 2.1 Tiềm năng du lịch Chùa Dơi.................................................................... 33
Biếu đồ 2.2 Nghề nghiệp của du khách....................................................................... 44
Biếu đồ 2.3 Ket quả khảo sát số lần du khách đến chùa Dơi....................................... 45
Biếu đồ 2.4 Mức độ hài lòng về kiến trúc chùa Dơi.................................................... 46
Biểu đồ 2.5 Mức độ đồng ý của khách du lịch về các hoạt động diễn ra tại chùa Dơi ở
Sóc Trăng..................................................................................................................... 48
Biếu đồ 2.6 Công tác quảng bá, xúc tiến của chùa Dơi ở Sóc Trăng.......................... 49
Biếu đồ 2.7 Du khách biết đến chùa Dơi bằng phương tiện nào..................................50
Biểu đồ 2.8 Mức độ đồng ý của du khách về các tiêu chí............................................52

X



PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển cùa nền kinh tế, nhu cầu ăn mặc, nghỉ ngơi và vui chơi giải
trí của con người ngày một địi hỏi ở mức độ cao hơn, chính vì thế du lịch ra đời nhằm

đáp ứng cho con người những nhu cầu thiết yếu đó. Du lịch phát triến dựa trên nhiều

yếu tố, bao gồm tài nguyên du lịch, khách du lịch, cơ sở vật chất kì thuật, sản phẩm du
lịch và thị trường du lịch.

Văn hóa đặc trưng của từng vùng miền là một trong những yếu tố hàng đầu quyết

định sự thu hút du khách cũng như q trình phát triển du lịch nói chung và du lịch văn
hóa nói riêng. Việt Nam ta có 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó mồi dân tộc lại mang
những bản sắc văn hóa riêng, thế hiện ở nếp sống, tín ngưỡng, lề hội, trang phục, hay
những làng nghề truyền thống, điều này tạo nên nét đặc trưng riêng của mồi dân tộc,

mồi vùng đất trên lãnh thố Việt Nam.
Sóc Trăng cũng là một trong những tỉnh thành may mắn có những nét văn hóa
đặc trưng tiêu biểu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sau hơn 30 năm thành lập, du
lịch Sóc Trăng giờ đây đã trở thành điếm đến hấp dần du khách trong, ngoài nước và

được xem là ngành quan trọng trong chiến lược thu hút đầu tư, phát trien kinh tế - xã
hội của tỉnh. Khi nhắc đến Sóc Trăng, người dân mọi miền đất nước đều nghĩ ngay đến

“chùa Dơi” (chùa Mahatup) với lối kiến trúc nghệ thuật đặc sắc và là nơi sinh trú của
đàn dơi quạ khổng lồ hàng chục nghìn con, với những tập tính sinh hoạt rất độc đáo.

Những năm qua, nhiều sự kiện phục vụ quảng bá, xúc tiến du lịch chùa Dơi được tỉnh


tổ chức như hội thảo phát triển du lịch chùa Dơi; tổ chức các đoàn du lịch tìm hiểu, làm
quen, tiếp thị cho các cơng ty du lịch, lữ hành và các cơ quan báo chí tìm hiếu thực tế

về du lịch chùa Dơi...Từ đó, giúp cho hoạt động du lịch chùa Dơi tại Sóc Trăng có sự
phát triển khởi sắc, từng bước khăng định vị thế, uy tín. Bên cạnh những kết quả đạt

được, sự phát triển du lịch chùa Dơi vần còn những hạn chế cần khắc phục. Các diem
vui chơi, giải trí phục vụ du khách cịn ít, chất lượng dịch vụ khiêm tốn, vì vậy, lượng

khách lưu trú tại Sóc Trăng cịn khá thấp. Hiện nay, du khách đến Sóc Trăng chủ yếu
mới chỉ là dừng chân tham quan chùa rồi di chuyển về Bạc Liêu, Cà Mau hoặc cần
xi


Thơ để nghỉ ngơi. Hệ thống các cơ sở lưu trú còn hạn chế về số lượng cũng như chất
lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Ket cấu hạ tầng du
lịch cũng còn nhiều bất cập, việc kết nối tour, tuyến đến các điểm tham quan chưa tốt,

do đó, chưa tạo được những đột phá trong phát triển...
Vì vậy, đê du lịch chùa Dơi có thê phát triên tồn diện hơn nữa trong tương lai,

thì hoạt động nghiên cứu chuyên sâu là rất quan trọng và cần thiết. Hoạt động này góp
phần từng bước hoàn thiện khả năng đáp ứng du lịch cũng như quảng bá rộng rãi hơn

nữa về hình ảnh chùa Dơi nói riêng, tỉnh Sóc Trăng nói chung.
Xuất phát từ những thực trạng trên đây, tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài
“Tìm hiểu du lịch tâm tại chùa Doi tỉnh Sóc Trăng” nhằm mục đích tìm hiểu sâu

hơn về những điều kiện, cơ sở phát triển cũng như những thực trạng tồn tại của du lịch


chùa Dơi trong sự phát triển du lịch chung của tỉnh, đồng thời thông qua đó đưa ra
những đề xuất nhằm hướng tới những giải pháp và phương hướng giúp mang lại hiệu

quả cao cho nền du lịch tâm linh chùa Dơi nói riêng và du lịch của tỉnh nhà nói chung
trong việc khai thác tiềm năng du lịch hiện có của mình.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN cúu

Chùa Dơi là ngôi chùa nổi tiếng nhất Sóc Trăng và các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Tuy nhiên, tính đến hiện tại theo sự tìm hiểu của tác giả thì đa số các bài nghiên cứu đề

chỉ khai thác yếu tố du lịch tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng, chưa có bài nghiên cứu chuyên

về chùa Dơi, cụ thế:
Chùa Việt (1996), Trần Lâm Biền, NXB Văn hóa - Thơng tin Hà Nội. Tác giả
nói đến hình ảnh ngơi chùa vốn đã quá quen thuộc với các vùng quê Bắc Bộ và Bắc

Trung Bộ. Cuốn sách là những khảo cứu tồn diện của tác giả về ngơi chùa Việt nhưng

nhiều đoạn mô tả cấu trúc ngôi chùa và mô tả tượng Phật tác giả hơi lạm dụng lối khảo

tả và khơng có đủ hình minh họa. Đa phần hình minh họa (ảnh đen trắng) không khớp
với nội dung quanh đó. Cuốn sách cho biết ngơi chùa Việt Nam xuất hiện từ bao giờ,
cấu trúc của chùa, cách bố trí tượng Phật trong chùa,...

Vấn đề dãn tộc và tôn giáo ở tỉnh Sóc Trăng (2002) của Trần Hồng Liên NXB
Khoa Học Xã Hội, đề cập đen hai vấn đề lớn đó là về dân tộc Khmer và dân tộc Hoa là
xii



hai dân tộc sinh sống lâu đời đã tạo nên nét văn hóa bản địa nơi đây, vấn đề thứ hai đó
là vấn đề tơn giáo là tơn giáo Phật giáo Nam Tông đây là tôn giáo chiếm số lượng lớn
các phật tử tín đồ của tỉnh. Vì đe phát triển hai mảng ngày càng được tiến bộ và phát

huy giá trị sẵn có nên tác giả đã cho ra đời quyến sách nhằm nói lên thực trạng của hai

nhóm dân tộc cũng như là tôn giáo chủ yếu của tỉnh này. Từ đó đưa ra những hướng
giải quyết phù hợp.
Di tích lịch sử Sóc Trăng (2009) của nhiều tác giả, NXB Sóc Trăng, đề cập tới

những di tích lịch sử tại tỉnh. Giới thiệu khái quát về lịch sử được xây dựng của các di

tích, từng giai đoạn lịch sử mà di tích tồn tại, đặc biệt là di tích có vai trị trong q
trình bảo tồn giá trị văn hóa và phát huy nét đẹp văn hóa của tỉnh

Cơng trình nghiên cứu Các yếu tố quyết định sự hài lòng và sự sẵn lòng quay lại
của khách nội địa đổi với du lịch tỉnh Sóc Trăng (2012), Hồ Lê Thu Trang và Phạm

Thị Kim Loan, Tạp chí Khoa học Trường Đại học cần Thơ.Tác giả đã nghiên cứu đánh
giá mức độ hài lòng và hành vi sau khi đi du lịch của khách du lịch nội địa đối với du
lịch Tỉnh Sóc Trăng, đồng thời tìm hiểu các yếu tố quyết định sự hài lòng và sự sẵn

lòng quay lại của du khách. Ket quả nghiên cứu giúp đề xuất các giải pháp giúp ngành
du lịch Sóc Trăng có the nâng cao mức độ hài lịng và sự sằn lịng quay lại của khách
du lịch nội địa.

Ngơi chùa trong đời song người Khmer vùng Tây Nam Bộ, (2015) Phùng Thị

An Na, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. Bài nghiên cứu này tác giả nói đến sự gắn
bó của ngơi chùa của người Khmer là một trong những nét đặc sắc của Phật giáo Nam


tông vùng Tây Nam Bộ. Nó khơng chỉ là biểu tượng của Phật giáo Nam tơng mà cịn là
biểu tượng của đời sống tinh thần của người dân Khmer. Ngôi chùa từng gắn bó với
người dân Khmer như một phần “thân the” khơng thể tách rời trong cuộc sống của họ.

Tuy nhiên, hiện nay, vai trị, chức năng của ngơi chùa đã có nhiều thay đổi. Bài viết đề
cập những đổi thay trong ngơi chùa Khmer, ngun nhân của sự thay đối đó, góp phần

vào việc phát huy những giá trị tích cực của ngôi chùa đối với đời sống của đồng bào

Khmer theo Phật giáo Nam tông ở vùng Tây Nam Bộ.

xiii


về quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển du lịch, có Quyết định số:

2227/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tông the phát triến du lịch vùng Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020, tầm nhìn đen năm 2030. Ngày 18 tháng 11

năm 2016 của Chính phù nước CHXHCNVN. Văn bản này đã the hiện:

Quan điểm phát triển du lịch vùng: Thực hiện theo các quan điềm chung của
Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 và bổ sung các quan điểm phát triển cụ the đối với Vùng ĐBSCL: Phát
triển du lịch Vùng phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng

ĐBSCL, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng

ĐBSCL; bảo đảm thống nhất với các chiến lược, quy hoạch phát triến các ngành và


lình vực liên quan trong khu vực quy hoạch. Phát triển các sản phẩm du lịch mang tính
cạnh tranh góp phần khẳng định thương hiệu du lịch của Vùng trên cơ sở phát huy tối
đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và đặc trưng văn hóa của Vùng. Đầu tư có
trọng tâm, trọng điếm; huy động hợp lí các nguồn lực đế phát triển du lịch bền vừng,

hài hòa với các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo vệ mơi trường.

Phát triển du lịch thích ứng với các diễn biến cùa tình trạng biến đổi khí hậu, phòng,
chống thiên tai, mực nước biển dâng và các biến động bất thường về thủy văn sông Mê

kông.
Mục tiều phát triển: Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, thế mạnh;

khẳng định vị trí quan trọng của Vùng đối với du lịch Việt Nam. Từng bước nâng cao

vị trí, vai trị của du lịch trong phát trien kinh tế - xã hội của Vùng, góp phần cải thiện,

nâng cao đời sống người dân, góp phần quảng bá hình ảnh vùng đồng bằng sông Cửu
Long với cả nước và quốc tế.

Các định hướng phát triển chủ yểu: Phát triển sản phẩm du lịch: Khai thác các
tiềm năng và lợi thế của Vùng để hình thành các dịng sản phẩm du lịch hấp dần, có
sức cạnh tranh cao. Uu tiên phát triến các sản phấm đặc thù, bao gồm: du lịch trải

nghiệm đời sống sông nước, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu di sản văn hóa; củng cố
các sản phẩm chính, bao gom: nghỉ dường biển - đảo và vui chơi giải trí. Đa dạng hóa

sản phẩm du lịch với các sản phẩm bổ trợ, gồm: du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn,
xiv



du lịch tìm hiểu các di tích lịch sử - cách mạng, du lịch hội nghị - hội thảo - sự kiện
(MICE). Phát trien đong thời thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du

lịch quốc tế.

Phát triển du lịch tâm linh ở An giang hiện nay (2017), Võ Văn Thắng, Mai Thị

Minh Thuy, Trần Xuân Hải, Nguyễn Thị Ngọc Thơ, Tạp chí khoa học trường Đại học

An Giang. Đe tài này nhóm tác giả tập trung làm rõ tiềm năng, hoạt động và sản phẩm
du lịch tâm linh độc đáo ở An Giang với đặc thù địa văn hóa của một tỉnh đa dạng nhất

về tơn giáo, tín ngường ở Đồng bằng sơng Cửu Long, đồng thời nhóm tác giả cũng
phân tích thực trạng của hoạt động loại hình du lịch tâm linh từ nhiều góc độ khác

nhau, qua đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát trien loại hình du lịch này
như là một thế mạnh của An Giang hiện nay.

Hội thảo khoa học Du lịch Sóc Trăng - Tiềm năng và giải pháp phát triển
(2017), được tổ chức Trong dịp Lễ hội Ok om bok - Đua ghe Ngo lần thứ 3, khu vực

Đồng bằng sơng Cửu Long - Sóc Trăng năm 2017, trong hội thảo đã đưa ra những
thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch của tỉnh Sóc Trăng tìm hướng giải quyết

thích hợp đế phát trien du lịch cho tỉnh nhà và đề ra những hướng phát trien theo

hướng bền vừng.
Tọa đàm về giải pháp phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng được tơ chức vào ngày


11 - 9 - 2017 Tại buổi tọa đàm, đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Sóc
Trăng cùng đồn Famtrip đã thảo luận về những tiềm năng, giải pháp để góp phần phát
triển du lịch tỉnh Sóc Trăng

Tiềm năng du lịch nhãn văn của người Khmer tại Sóc Trăng - Hiện trạng và

giải pháp (2018), Tác giả Nguyền Thị Lan dựa trên cơ sở đánh giá về tài nguyên du
lịch nhân văn, phân tích thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người

Khmer ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2006 - 2016, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp
nhằm khai thác hiệu quả hơn nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025.
Hoạt động tâm linh ở miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, An Giang và việc khai thác
phục vụ du lịch, (2020). Phạm Xuân Hậu, Nguyền Thị Diềm Tuyết. Tạp chí Khoa học
XV


Trường ĐHSP TPHCM. Hoạt động tâm linh ở Việt Nam thể hiện rõ nét văn hóa,

truyền thống qua đời sống thường ngày và các lễ hội của cộng đồng. Việc khai thác các
hoạt động tâm linh phục vụ du lịch đã diễn ra từ lâu, song vẫn còn nhiều vấn đề cần

quan tâm. Bài viết trình bày kết quả khảo sát ý kiến du khách về các hoạt động tâm linh
ở miếu Bà Chúa Xứ (An Giang) và những giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa
trong hoạt động tâm linh phục vụ phát triển du lịch.
Ket quả nghiên cứu cho thấy hoạt động tâm linh tại Miếu Bà Chúa Xứ còn cần

được đầu tư hon nữa, đồng thời phải bảo quản, tu bo co sở vật chất mới có thể duy trì
hoạt động và thu hút du khách. Đe bảo tồn giá trị văn hóa trong hoạt động tâm linh nơi


đây, bài viết đề xuất một số biện pháp như: nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức
của người dân, nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lí, thiết kế xây dựng và quảng
bá du lịch...
Chỉ có duy nhất một tài liệu nghiên cứu về chùa Dơi với đề tài Nghiên cứu đánh

giả hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn đàn Dơi Ngựa tại Chùa Dơi (Mahatup)
thành phố Sóc Trăng, tinh Sóc Trăng (2013) của Dương Văn Ni. Bài nghiên cứu đưa
ra các đánh giá chi tiết hiện trạng của các đàn dơi ngựa ở khn viên Chùa Dơi thành
phố Sóc Trăng và vùng phụ cận (bao gồm khu vực huyện Cù Lao Dung và chùa có dơi

sinh song trên phạm vi tỉnh Sóc Trăng). Nghiên cứu một số đặc điếm sinh học của các
loài dơi ngựa đang sinh sống ở khu vực Chùa Dơi thành phố Sóc Trăng. Xác định
những nguyên nhân chủ yếu dần đến sự suy giảm số lượng của đàn dơi ngựa ở Chùa
Dơi thành phố Sóc Trăng. Từ đó xây dựng và đề xuất những kế hoạch và giải pháp cấp
bách và lâu dài bảo tồn các loài dơi ngựa ở Chùa Dơi thành phố Sóc Trăng nhằm từng

bước phục hồi và phát triển các đàn dơi ngựa trong khu vực nghiên cứu.
Vì lẽ đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu du lịch tâm linh tại chùa Dơi tỉnh

Sóc Trăng” nhằm tìm ra được những giải pháp mang tính cụ thể, chi tiết, khả thi cho
việc phát triển du lịch tại Chùa Dơi.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM vụ NGHIÊN cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

xvi


Làm rõ được q trình hình thành và những thơng tin liên quan đến chùa Dơi, từ

đó đưa ra những phân tích và đánh giá để phát triển du lịch tại chùa Dơi của tỉnh Sóc

Trăng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Khái quát những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, như: các khái
niệm về du lịch, khách du lịch; Điếm đặc trưng và những tiềm năng cùa chùa Dơi. Từ

đó, đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nơi đây để
làm hài lòng du khách khi đen với Sóc Trăng.

4. ĐĨI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN củu

4.1. Đoi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng phát triển du lịch chùa Dơi tại tỉnh Sóc

Trăng.
4.2. Phạm vì nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Chùa Dơi tỉnh Sóc Trăng
Phạm vi thời gian: 1999 - 2020.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỦƯ
Phương pháp lịch sử: Thông qua các nguồn tư liệu đe nghiên cứu và phục dựng

đầy đủ các điều kiện hình thành, quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn

giản đến phức tạp của các sự kiện, hiện tượng, đồng thời đặt quá trình phát triển đó
trong mối quan hệ tác động qua lại với các nhân tố liên quan khác trong suốt quá trình


vận động của chúng, từ đó có thế dựng lại bức tranh chân thực của sự vật, hiện tượng

như đã xảy ra.
Phương pháp logic: Phương pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện, hiện tượng

lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngầu nhiên, không cơ bản đê làm bộc lộ bản chất, tính tất
yếu và quy luật vận động và phát triển khách quan của sự kiện, hiện tượng lịch sử đang

“ẩn mình” trong các yếu tố tất nhiên lẫn ngầu nhiên phức tạp ấy
Phương pháp điều tra xã hội học: Có ý nghía quan trọng, đây là phương pháp

sử dụng phương pháp hỏi ý kiến (trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phiếu điều tra),

xvii


nghiên cứu tài liệu (sổ thống kê số liệu, sổ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch...).

Phương pháp phãn tích, tổng hợp: Đây là việc tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn
khác nhau làm phong phú và sâu sắc hơn cho bài viết. Các nguồn tài liệu được tổng

hợp chủ yếu từ: sách, báo, tài liệu khác, đe lựa chọn và khái qt hóa thơng tin cần
thiết đe phục vụ cho việc nghiên cứu.
Phương pháp thống kê: Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu thi việc tiếp

theo là thống kê chính xác các kênh số và dừ liệu đe phân tích khi nghiên cứu, khi đó
sẽ thấy rõ được tổng quan của vấn đề và có thể thâu tóm vấn đề một cách nhanh gọn và

linh động.

6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Đe tài là cơ sở cho người đọc cũng như những nhà nghiên cứu có cái nhìn tồn

diện, tổng thê về chùa Dơi thơng qua q trình hình thành và phát triển của nó, qua đó
có một cách nhìn mới về định hướng tương lai, góp phần hồn thiện cũng như củng cố
du lịch chùa Dơi nói riêng, du lịch tỉnh Sóc Trăng nói chung.

Đồng thời, cịn giúp cho ban lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng cùng ban quản lý nhà chùa

kịp thời đưa ra những phương hướng, giải pháp cho việc quy hoạch, phát triển du lịch
văn hóa của tỉnh một cách hợp lí và hiệu quả hon trong tương lai.

7. CẮƯ TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài các phần Mở đầu, Ket luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Báo cảo tong

kết đề tài, có cấu trúc 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lich tâm linh tại chùa Dơi tỉnh Sóc

Trăng.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại Chùa Dơi tỉnh Sóc

Trăng.

xviii


CHƯƠNG 1


Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch
1.1.1. Khải niệm du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mùi nhọn đang phát triến ở

Việt Nam và trên trên thế giới. Đã có nhiều ý kiến và nhận định về du lịch. Một chuyên

gia du lịch nhận định “Đối với du lịch bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì bấy nhiêu định

nghĩa”.
Thuật ngừ “du lịch trở nên rất thông dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour”

nghĩa là đi vịng quanh, cuộc dạo chơi, còn “touriste” là người đi dạo chơi. Du lịch gắn
liền với viện nghỉ ngơi, giải trí hồi phục, nâng cao sức khởe và khả năng lao động của

con người [28;tr. 11 ].
Theo I. I. Pirogionic, du lịch là một dạng hoạt động cùa dân cư trong thời gian

rồi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên

nhằm nghỉ ngơi, chừa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận

thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và
văn hóa.
Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTU (International of Union Official

Travel Oganization) năm 1925 tại Hà Lan. Khái niệm du lịch luôn được bàn với các
quan điểm khác nhau. Đầu tiên, du lịch được hiểu là sự đi lại cùa từng cá nhân hoặc
nhóm người rời khỏi nơi cư trú của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng


xung quanh để vui chơi, giải trí, chừa bệnh [28;tr. 11].

Tại Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch diễn ra ở Canada (1991) đã đưa ra định
nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một nơi ngồi

nơi ở thường xun của mình trong một khoảng thời gian được các to chức du lịch quy
định trước, mục đích của chuyến đi khơng phải là đe tiến hành các hoạt động để kiếm
tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.

1


Nhìn từ góc độ thay đổi về khơng gian của du khách: Du lịch là một trong
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước

này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục

vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc khơng kết họp với các hoạt động
chừa bệnh, the thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.

Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao
gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tong the hết sức phức tạp. Nó vừa mang
đặc điểm cùa ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội.

Xét ở nhiều khía cạnh khác nhau thì du lịch vừa là một dạng hoạt động của con
người lại vừa là một nghành kinh tế, người ta thường ví ngành du lịch là “con gà đẻ

trứng vàng”. Nguồn khách du lịch tăng lên theo thời gian, đồng nghía với doanh thu


mang lại từ du lịch cũng tăng theo, chính vì lẽ đó, ngành kinh tế du lịch đã hình thành

và phát trien ngày một mạnh mè hơn với nhiều cách thức và loại hình đa dạng, phong

phú.
Đứng trên góc độ kinh tế du lịch được định nghĩa như sau: “Du lịch là một

ngành kinh doanh tổng họp bao gồm các hoạt động: tổ chức, hướng dần du lịch: sản

xuất, trao đoi hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu cùa khách du lịch”.
Trong quá trình hoạt động du lịch các chủ thể có tác động qua lại lẫn nhau, trong
đó, khách du lịch được đóng vai trị trung tâm của tồn bộ hoạt động du lịch.

Có the biêu diễn cơng thức về du lịch như sau:
Du lịch = Đi lại + Lưu trú, nghỉ ngơi + Vui chơi, giải trí + Tham quan, tìm hiểu

Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) năm 1994. Đưa ra định nghĩa như sau: “Dz/

lịch là tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm
thời của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích giải trí,

nghỉ ngơi, văn hóa , dưỡng sức, và những lí do khơng đê kiếm sống’'’ [28;tr. 12].
Theo Điều 3, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2017, ban hành ngày
19/6/2017: “Z)u lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi cùa con người ngoài

nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quả 1 năm liên tục nhảm đáp ứng nhu

2



cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khảm phá tài nguyên du lịch hoặc kết

hợp với mục đích hợp pháp khác’'’ [23].
Như vậy, trong bài viết này, tác giả tong hợp lại định nghĩa về du lịch như sau:
“Du lịch là họat động rời khỏi nơi mình cư trú sang một nơi khác sinh sống, với thời

gian trên một ngày và dưới một năm, trong thời gian đó có thể kết hợp với các hoạt
động vui chơi giải trí tham quan tìm hiểu, và khơng kiếm tiền tại nơi mình đi du lịch”.

1.1.2. Sản phẩm du lịch
1.1.2.1. Định nghía

Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến sản phẩm du lịch: “Sản phẩm du lịch là
một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là
tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhãn vàn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ

du lịch và đội ngũ cản bộ nhản viên du lịch

Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vơ hình.
Theo Tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa: “Sản phàm du lịch là một loại sản

phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu cùa du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn ở và
giải trí. Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì sản phẩm du lịch bao gồm 2 mặt chỉnh ”:

- Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phấm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của nhà
kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch và khởi sự du lịch, cung cấp cho du

khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch.

- Xuất phát từ góc độ người du lịch là chỉ q trình du lịch một lần do du khách

bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được.

Tại điều 4, chương 1, Luật du lịch Việt Nam (2017): “Sản phãm du lịch là một

tập hợp các dịch vụ cần thiết đê thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi

du lịch”. Một định nghĩa khác: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hỏa và dịch vụ

trên cơ sở khai thác hợp lí tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách
trong hoạt động du lịch ”.

Sản phẩm du lịch bao gom các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cũng
ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết họp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất
kỳ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó. Như vậy sản phẩm

3


du lịch bao gồm nhừng yếu tố hữu hình (hàng hóa) và những yếu tố vơ hình (dịch vụ)

đe cung cấp cho du khách hay nó bao gồm các hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục
vụ cho khách du lịch.
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch
[H;tr.l2].

Tóm lại có thể hiểu chung, sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các
hàng hóa và tiện nghi cho du khách, nó được tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên và nhân

văn trên cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một cơ sở nào đó.


1.1.2.2. Cơ cấu của sản phẩm du lịch
Nội dung cơ cấu cấu của sản phấm du lịch rất phong phú, đa dạng liên quan đến

rất ngành nghề và có the phân ra các thành phần chủ yếu sau:
4- Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dần đối với du khách): bao gom các

điểm du lịch, tuyến du lịch để thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du

khách; đó là những cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn
hóa thế giới, các di tích lịch sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc gia, các
vùng, ...
4- Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất đe phát triển ngành du lịch): bao gồm mạng

lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để phục vụ cho nhu cầu lưu trú của du
khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở kỳ thuật phục vụ cho vui chơi giải
trí của du khách, hệ thống các phương tiện vận chuyển nhằm phục vụ cho việc

đi lại của du khách.
4- Dịch vụ du lịch: đây được xem là hạt nhân của sản phẩm du lịch; việc thực

hiện nhu cầu chi tiêu du lịch cùa du khác không tách rời các loại dịch vụ mà nhà kinh
doanh du lịch cung cấp. Sản phẩm du lịch mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp cho du
khách ngoài một số sản phẩm vật chất hữu hình như ăn, uống phần nhiều thể hiện bằng
các loại dịch vụ. Dịch vụ du lịch là một qui trình hồn chỉnh, là sự liên kết hợp lí các

dịch vụ đơn lẻ tạo nên; do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hòa, đồng bộ trong toàn bộ
chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch hoàn [30].
1.1.3.3. Các đặc tỉnh của sản phẩm du lịch
4



a. Tỉnh tông hợp

Hoạt động du lịch là hoạt động tong họp, bao gồm nhiều mặt như hoạt động xã
hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lưu quốc tế; bên cạnh đó nhu cầu của du khách

cũng hết sức đa dạng, phong phú, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản vừa
bao gom nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn.

Tính tổng họp của sản phẩm du lịch thể hiện ở sự kết họp các loại dịch vụ mà cơ
sở kinh doanh du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu cùa du khách, nó vừa bao gom
sản phẩm lao động vật chất và phi vật chất. Mặt khác, tính tong hợp của sản phẩm du
lịch thể hiện ở việc sản xuất liên quan đến rất nhiều ngành nghề và bộ phận.

Do tính tổng họp của sản phẩm du lịch mà các quốc gia, các vùng du lịch phải
tiến hành qui hoạch du lịch tồn diện.

b. Tỉnh khơng dự trữ

Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất “khơng the dự trừ”
như sản phẩm vật chất nói chung, có nghĩa là không thể tồn kho.

Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch liền trao
quyền sử dụng liên quan trong thời gian qui định. Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán
ra kịp thời thì khơng the thực hiện giá trị của nó, thiệt hại gây nên sè khơng bù đắp

được.

Đặc tính khơng thể dự trừ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất du
lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền đề “khách


hàng là thượng đế”.
c. Tính khơng thể chuyển dịch

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra song song cùng một thời gian và không

gian sản xuất ra chúng; vì vậy du khách chỉ có thể tiêu thụ ở nơi sản xuất ra sản phấm
du lịch chứ không thể như sản phàm vật chất nói chung có thể chuyển ra khỏi nơi sản

xuất và đem đi tiêu thụ ở một nơi khác.

Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền

sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch
trong thời gian và địa điểm nhất định chứ khơng có quyền sở hữu sản phẩm.

5


Do tính khơng thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lưu thơng sản phẩm
du lịch chỉ có the biếu hiện ra qua việc thông tin về sản phàm, nhờ the dẫn đen sự lưu

động của du khách, hiệu suất và tốc độ thông tin về sản phẩm du lịch sè ảnh hưởng trực
tiếp tới lượng cầu du lịch. Vì vậy mà cơng tác tun truyền quảng cáo và tiếp thị du
lịch có vai trị cực kì quan trọng trong công việc đưa sản phẩm du lịch đến với du
khách.

d. Tỉnh dễ dao động (dễ bị thay đổi)
Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của


nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới tồn bộ q
trình trao đổi sản

1.1.3. Tài ngun du lịch
Theo Điều 3, Chưong I, Luật du lịch 2017: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan
thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phấm du

lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao
gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”. Cũng theo Điều 15,
Chương II của Bộ luật này, tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và

tài nguyên du lịch văn hoá.[23]
1.1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
(1) Địa hình:
Địa hình miền núi thường rất đa dạng và có khả năng thu hút khách du lịch. Có
rất nhiều loại hình du lịch ở miền núi: du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái, săn bắn, leo

núi và the thao, du lịch mạo hiếm,... Địa hình núi thường có rừng, thác nước và hang

động,.. .Vì vậy, miền núi có nhiều hướng phát trien du lịch.
Địa hình biển và bờ biển có khả năng khai thác du lịch khá thuận lợi, nhất là du
lịch biển: tắm biển, nghĩ biển, du thuyền ra đảo, lăn biển và các loại hình du lịch thể

thao. Ngồi ra, biến có nhiều hải đảo nên khả năng khai thác rất đa dạng.
Địa hình đồng bằng thường đơn điệu nên ít có khả năng trực tiếp phát trien du

lịch. Tuy nhiên đồng bằng thường là nơi tập trung sinh sống nên cũng có khả năng phát
triển du lịch.

6



(2) Khí hậu: Khí hậu cịn tạo ra nhịp điệu mùa của du lịch. Thường thì mùa hè
là mùa du lịch của các vùng bãi biển nhiệt đới. Mùa đông lại là mùa cùa các điểm du
lịch thể thao ở các vùng ơn đới.

(3) Nước: là mơi trường có nhiều loại hình hoạt động du lịch: tắm, bơi lặn, du

thuyền, lướt ván, câu cá, tham quan đáy biền,...

Các hồ nước, thác nước, sơng suối... cũng là nhùng yếu tố có giá trị nhiều mặt
đối với du lịch. Nguồn nước khoáng cịn là tiềm năng đe hình thành các khu du lịch
nghĩ dưỡng. Trên thế giới có nhiều điếm du lịch về nước khống.

(4) Tài ngun sinh vật: cũng có giá trị du lịch rất to lớn. Các vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên... là nhùng nơi còn tồn tại nhiều loài động - thực vật nguyên

sinh rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu.
1.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhản văn
Tài nguyên du lịch nhân văn được định nghĩa ngắn gọn là các đối tượng, hiện

tượng do con người tạo ra. Bao gồm tài nguyên vật thể và phi vật thể, tồn tại song song
và có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Di tích lịch sử văn hóa: là những gì tồn tại trong quá khứ. Di tích được chia làm

4 nhóm chù yếu: Di tích khảo cổ; Di tích lịch sử; Di tích kiến trúc nghệ thuật; Danh
lam thắng cảnh: Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết

hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỳ,


khoa học; Lễ hội; Làng nghề thủ công. Các đặc trưng văn hóa dân tộc: thế hiện ở
nhiều khía cạnh khác nhau, như trang phục, tơn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán,
lễ hội, thói quen sinh hoạt kinh tế, văn hóa nghệ thuật,... chính từ đặc điểm này mà du
lịch cũng rất thu hút.

Sự kiện văn hóa - thể thao: các yếu tổ cơ bản sau đây là những thể hiện: Các hội
chợ triền lãm; Các cuộc thi đấu the thao, liên hoan âm nhạc, thi hoa hậu,... cũng là

những yếu tố tác động mạnh mè đến sự thu hút du lịch.
Ngồi ra cịn một số nhân tố khác cũng nằm trong nhóm tài nguyên du lịch nhân

văn đó là: Bảo tàng; Cơng trình kiến trúc và các sản phẩm kinh tế; Các giá trị văn hóa

nghệ thuật, ấm thực.

7


×