Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học môn tiếng việt cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.85 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
----------

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ÁP DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN VÀO Q TRÌNH DẠY HỌC
MƠN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Họ và tên sinh viên : ĐỖ THỊ THANH HƯỜNG
Lớp
: 19STH2
Giảng viên hướng dẫn : PGS - TS. Hoàng Nam Hải

Tháng 3, năm 2023


i

LỜI CẢM ƠN
Với sự chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn đến
thầy PGS - TS. Hồng Nam Hải, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Xin dành lời tri ân gửi đến các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học
- Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã góp phần giáo dục và hướng dẫn tơi
trong q trình học tập và nghiên cứu suốt thời gian qua.
Cảm ơn các thầy cô giáo hiện đang giảng dạy tại trường Tiểu học Ngô
Mây cùng các em học sinh các lớp và quý phụ huynh đã hỗ trợ nhiệt tình trong
q trình tơi thực hiện bài khố luận này.
Kính chúc các thầy cơ, các em học sinh cùng quý phụ huynh giàu sức
khoẻ và thành công trong cuộc sống.


XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 4 năm 2023
Người thực hiện

ĐỖ THỊ THANH HƯỜNG


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ___________________________________________________ i
MỤC LỤC ______________________________________________________ ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT _____________________________ iv
PHẦN MỞ ĐẦU _________________________________________________ 1
1. Lí do chọn đề tài: ______________________________________________ 1
2. Mục đích nghiên cứu:___________________________________________ 2
3. Đối tượng nghiên cứu: __________________________________________ 2
4. Giả thuyết khoa học: ___________________________________________ 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu: __________________________________________ 2
6. Phạm vi nghiên cứu:____________________________________________ 2
7. Phương pháp nghiên cứu: _______________________________________ 2
8. Dự kiến đóng góp của đề tài: _____________________________________ 3
8.1. Đóng góp về mặt lí luận: _____________________________________ 3
8.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn: _____________________________ 3
9. Cấu trúc của đề tài _____________________________________________ 3
PHẦN NỘI DUNG _______________________________________________ 4
CHƯƠNG 1 _____________________________________________________ 4
1.1. Cơ sở lí luận khi áp dụng CNTT vào dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học: ___ 4
1.1.1. Khái niệm và vai trò của Tiếng Việt: __________________________ 4

1.1.2. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học: ______________________ 4
1.1.3. Vai trị của mơn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học: ____________________ 5
1.1.4. Vai trò của CNTT trong dạy học môn Tiếng Việt: _______________ 6
1.1.5. Những lưu ý khi áp dụng CNTT trong quá trình dạy học: ________ 11
1.2. Cơ sở thực tiễn khi áp dụng CNTT vào dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học: 12
1.2.1. Thực trạng khi áp dụng CNTT dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học: ____ 12
1.2.2. Các giải pháp áp dụng CNTT trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học: 16
CHƯƠNG 2 ____________________________________________________ 20
2.1. Giới thiệu về BGĐT: ________________________________________ 20
2.1.1. Khái niệm: _____________________________________________ 20
2.1.2. Vai trị của BGĐT trong q trình dạy học: ___________________ 20
2.1.3. Ưu điểm của BGĐT trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học: 20
2.1.4. Nhược điểm của BGĐT trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở Tiểu
học: ________________________________________________________ 20


iii

2.2. Các nguyên tắc khi thiết kế BGĐT: _____________________________ 21
2.2.1. Sử dụng màu sắc, chủ đề, hình ảnh trong bài BGĐT: ____________ 21
2.2.2.Thiết lập chữ viết trong bài BGĐT: __________________________ 21
2.2.3. Sắp xếp các thơng tin, hình ảnh trong các trang (slides) trình chiếu: 21
2.3. Các phần mềm ứng dụng trang web dùng để thiết kế BGĐT: __________ 23
2.3.1. Phần mềm Microsoft Powerpoint: ____________________________ 23
2.3.2. Trang web Google Slides: ___________________________________ 24
2.3.3. Trang web Canva: _________________________________________ 25
2.4. Cách sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế BGĐT: _____________ 25
2.4.1. Các thao tác cơ bản để thiết kế BGĐT trên Powerpoint: ___________ 25
2.2.2. Các hiệu ứng (Effects) dành cho đối tượng: _____________________ 27
2.2.2.1. Tuỳ chỉnh Effects (các hiệu ứng dành cho đối tượng): _________ 28

2.2.2.2. Một số mẹo khi sử dụng: ________________________________ 30
2.2.3. Các hiệu ứng chuyển tiếp (Transitions) dành cho slide: ____________ 30
2.2.4. Cách sử dụng liên kết (Hyperlink) giữa các trang slide: ___________ 30
2.2.4.1. Cách sử dụng Hyperlink trên hệ điều hành Windows: __________ 31
2.2.4.2. Cách sử dụng Hyperlink trên hệ điều hành MacOS: ___________ 32
2.2.5. Ứng dụng thiết kế trò chơi bằng phần mềm Powerpoint: ___________ 34
2.3. Cách sử dụng trang web Canva để thiết kế BGĐT: __________________ 35
2.3.1. Cách tìm và thiết kế trên mẫu thuyết trình có sẵn của Canva: _______ 35
2.3.2. Cách sử dụng các tính năng của Canva: ________________________ 38
2.3.3. Thành phần động và trang động trong Canva: ___________________ 38
3.3.4. Cách tải nội dung thiết kế trên Canva về máy tính: _______________ 39
2.4. Một số cơng cụ CNTT hữu ích khác: _____________________________ 40
2.4.2. Các nguồn tìm kiếm tài liệu trực tuyến: ________________________ 40
2.4.3. Các cơng cụ chỉnh sửa: _____________________________________ 40
3.4.3. Lưu ý: __________________________________________________ 40
CHƯƠNG 3 ____________________________________________________ 41
2.1. Những yêu cầu để áp dụng CNTT vào dạy học tiếng việt ở tiểu học: ____ 41
2.1.1. Yêu cầu về điều kiện vật chất của nhà trường: _________________ 41
2.1.2. Những yêu cầu đối với GV: ________________________________ 41
2.2. Các KHBD và BGĐT áp dụng CNTT vào dạy học môn Tiếng Việt ở cấp
Tiểu học: _______________________________________________________ 41
2.2.1. Các KHBD và BGĐT của môn Tiếng Việt: _____________________ 41


iv

2.2.2. Điều chỉnh sau khi áp dụng CNTT vào quá trình dạy học mơn Tiếng
Việt ở Tiểu học:________________________________________________ 73
CHƯƠNG 4 ____________________________________________________ 74
4.1. Mục đích khảo nghiệm: ________________________________________ 74

4.2. Nội dung khảo nghiệm: ________________________________________ 74
4.3. Phương pháp nghiên cứu: ______________________________________ 74
4.4. Phân tích kết quả khảo nghiệm sư phạm: __________________________ 74
TÀI LIỆU KHAM KHẢO _________________________________________ 77

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NL

Năng lực

BT

Bài tập

PP

Phương pháp


SGK

Sách giáo khoa

GVTH

Giáo viên Tiểu học

HSTH

Học sinh Tiểu học

CNTT

Công nghệ thông tin

KHBD

Kế hoạch bài dạy

BGĐT

Bài giảng điện tử


P1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Nền móng là bệ đỡ cho một cơng trình vĩ đại cũng như tri thức là gốc rễ

cho sự phát triển loài người. Tri thức được hình thành từ việc học tập và cấp học
đầu tiên bắt đầu q trình học tập chính là cấp Tiểu học. Theo luật phổ cập giáo
dục có đề cập: “Giáo dục tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ
sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt
của đất nước.” Giáo dục ở Tiểu học chính là giáo dục nền tảng cơ sở, là sự khởi
đầu để có thể tiến lên các bậc học cao hơn.
Ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo
dục phổ thơng 2018. Chương trình 2018 đem lại một luồng gió mới cho cấp
Tiểu học khi đồng bộ tồn diện từ chương trình đến SGK, PP dạy học và kiểm
tra đánh giá; chỉ đạo theo hướng tăng quyền tự chủ cho địa phương, cơ sở giáo
dục và giáo viên. Sự thay đổi này đem lại sự tự do và vừa tạo ra nhiều áp lực khi
GV cần liên tục đổi mới và học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm nghiệp vụ.
Môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học là môn học giúp phát triển năng lực ngôn
ngữ, năng lực chung và phẩm chất cho HS. Với các phân môn như: Học vần,
Tập đọc, Kể chuyện, Tập viết - Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, mỗi
phân mơn địi hỏi GV cần phải sáng tạo nhiều cách tổ chức và truyền đạt khác
nhau. Khối lượng công việc cần làm là rất nhiều nhưng năng lực và thơi gian
của GV là có hạn. Vì lẽ đó, áp dụng CNTT vào dạy học mơn Tiếng Việt sẽ là
phương pháp hiệu quả đem lại sự hỗ trợ tuyệt vời cho GV trong quá trình thực
hiện giảng dạy tạo trường tiểu học.. Một trong những sản phẩm CNTT điển hình
trong việc dạy học là bài giảng điện tử (BGĐT). Sử dụng BGĐT giúp các thầy
cô linh hoạt hơn trong tiết dạy, tiết kiệm thời gian và công sức nhưng vẫn truyền
tải được đẩy đủ kiến thức.
Mặc dù việc áp dụng CNTT đem lại nhiều tiện ích nhưng việc tận dụng tối
đa các tính năng, cơng dụng của máy tính và các cơng nghệ phần mềm vào dạy


P2

học vẫn cịn nhiều hạn chế. Thấu hiểu sự khó khăn của các thầy cô giáo, chúng

tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Áp dụng công nghệ thơng tin
vào q trình dạy học mơn tiếng Việt cho học sinh tiểu học”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện nhằm giúp GV áp dụng CNTT vào quá trình dạy học
mơn Tiếng Việt cho HSTH, nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở các
trường Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học.
- Thực trạng dạy học môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học.
- Các giải pháp áp dụng CNTT vào dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
- Các phần mềm có hiệu quả giúp GV áp dụng CNTT vào q trình dạy học
mơn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học:
Áp dụng CNTT vào dạy học sẽ giảm bớt áp lực và công việc cho GV, giúp
HS phát huy được tính chủ động và sáng tạo theo hướng phát triển phẩm chất và
năng lực. Từ đó, nâng cao chất lượng DẠY HỌC mơn Tiếng Việt ở trường Tiểu
học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Đề xuất các phương án áp dụng CNTT vào trong q trình dạy học mơn Tiếng
Việt cho HSTH trong thực tiễn.
- Tìm hiểu về các cơng cụ giúp áp dụng CNTT vào môn Tiếng Việt.
6. Phạm vi nghiên cứu:
- Giáo viên, học sinh tại trường Tiểu học Ngô Mây – Quận Sơn Trà – TP. Đà
Nẵng.
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu nội dung của môn Tiếng Việt.
- Thực hiện dạy học áp dụng CNTT.



P3

- Sử dụng các PP so sánh, đối chiếu, kiểm nghiệm trên hai đối tượng: Tiết dạy
có áp dụng CNTT và tiết dạy khơng áp dụng CNTT. Từ đó, rút ra các ưu và
nhược điểm, đưa ra các kết luận và đề xuất các phương án.
- Tìm hiểu các ứng dụng, phần mềm thích hợp để sử dụng trong quá trình xây
dựng áp dụng CNTT vào dạy học ở trường Tiểu học, các cách hướng dẫn sử
dụng các công cụ phục vụ cho việc thiết kế BGĐT.
8. Dự kiến đóng góp của đề tài:
8.1. Đóng góp về mặt lí luận:
- Thức trạng daỵ học môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
- Các giải pháp áp dụng CNTT vào dạy học Tiếng Việt ở cấp Tiểu học.
8.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn:
- Cải thiện chất lượng giảng dạy tại các trường Tiểu học.
- Đưa ra các phương án và tìm ra những cơng cụ thích hợp dùng để áp dụng
CNTT vào q trình dạy học của các GVTH nói riêng và các GV ở các cấp
khác nói chung.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài dự kiến bố cục
thành 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Áp dụng CNTT vào dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học.
Chương 3. Các cơng cụ CNTT phục vụ cho q trình dạy học.
Chương 4. Khảo nghiệm sư phạm.


P4

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận khi áp dụng CNTT vào dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học:
1.1.1. Khái niệm và vai trò của Tiếng Việt:
Tiếng Việt hay Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) được
nhà nước Việt Nam công nhận cho người dân sử dụng. Tiếng Việt không chỉ là
phương tiện quan trọng trong giao tiếp hàng ngày, mà cịn là phương tiện trao
đổi thơng tin trong các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, văn hố, giáo dục,
qn sự,…Tiếng Việt cịn là dấu ấn lịch sử, nét đẹp văn hoá, yếu tố chứng minh
cho sự phát triển của nền văn minh dân tộc Việt suốt chiều dài lịch sử thế giới.
Để chúng ta có thể sử dụng Tiếng Việt như hiện nay, ông cha ta đã mất
rất nhiều công sức và sự nỗ lực trong việc bảo vệ bản sắc dân tộc. Dù trải qua
một ngàn năm Bắc thuộc hay chính sách cầm quyền của đế quốc Pháp, dân tộc
Việt vẫn không bị đồng hoá hay bị phụ thuộc vào tiếng Hán, tiếng Pháp. Tổ tiên
chúng ta đã khéo léo trong việc chắt lọc ra những tinh hoa, vay mượn các từ
ngoại lai rồi Việt hố chúng để tạo nên ngơn ngữ Tiếng Việt được sử dụng phổ
biến như hiện tại. Nếu khơng có Tiếng Việt thì dân tộc Việt khơng thể tự hào nói
rằng chúng ta là một dân tộc độc lập. Tiếng Việt đã làm tốt vai trò của một
phương tiện giao tiếp, là chất liệu cho sự sáng tạo của nghệ thuật ngôn từ, là
công cụ thể hiện sự nhận thức, tư duy của người Việt, là phương tiện quan trọng
trong các lĩnh vực xã hội, là công cụ dùng để tổ chức, phát triển xã hội và hơn
hết là đặc điểm nhận diện của người Việt Nam.
1.1.2. Mục tiêu của mơn Tiếng Việt ở Tiểu học:
Bản thân HSTH đã có khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt, nhưng để
HS phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ như biểu đạt cảm xúc, miêu tả sự vật,
nêu lên cảm nghĩ,… thì HS khó mà làm tốt được nếu trong trường hợp khơng
nhận được sự giáo dục bài bản. Đó cũng là lí do các em cần rèn luyện và mài


P5


dũa nhờ sự hướng dẫn và uốn nắn từ các thầy cô.
Về phẩm chất, GV phát huy sức sáng tạo để HS được tiếp nhận những mặt
thú vị, hấp dẫn nhất của môn Tiếng Việt. Thông qua sự hứng thú, HS sẽ hình
thành được tình yêu đối với Tiếng Việt. Chính vì u thích Tiếng Việt, các em
dần dần sẽ nhận thức được việc nên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình một cách
đúng đắn, hay nói cách khác là hình thành được các thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Đồng thời, GV cần kết hợp xây dựng cho HS ý
thức về việc thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và mơi
trường xung quanh; góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam cho các
em.
Về năng lực, GV linh hoạt trong việc kết hợp giảng dạy các năng lực chung
và năng lực đặc thù trong mỗi tiết học. Ngoài việc chú trọng vào các năng lực
đặc thù (kĩ năng nghe, nói, đọc viết với mức độ cơ bản), các năng lực chung như
(Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo) sẽ được
lồng ghép thông qua các hoạt động dạy học bằng cách sử dụng các PP dạy học
như làm việc nhóm, trị chơi, đóng vai…; hoặc kĩ thuật dạy học như mảnh ghép,
động não, khăn trải bàn,…
Song song với việc hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực, GV sẽ
giúp HS hình thành và phát triển thêm các PP học tập, PP tư duy, cách thức vận
dụng các kiến thức, kĩ năng thu nhận chọn lọc các thơng tin cần thiết để ghi nhớ.
Đây chính là những cơ sở trên chặng đường học tập suốt đời của HS.
1.1.3. Vai trị của mơn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học:
Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt là bộ môn quan trọng giúp HS phát triển khả
năng sử dụng ngôn ngữ, tư duy lô-gic, giao tiếp, bày tỏ cảm xúc và truyền đạt ý
tưởng của bản thân.
Ở khối lớp 1,2 và 3, môn Tiếng Việt giúp HS xây dựng nền tảng cơ bản
để phát triển năng lực ngôn ngữ, tư duy thơng qua các kĩ năng nghe, nói, đọc,
viết ở mức độ cơ bản dựa trên vốn ngơn ngữ có sẵn cùng và vốn ngôn ngữ được
tiếp nhận thêm. Giai đoạn này HS chủ yếu thiên về thực hành, làm quen và sử



P6

dụng các đơn vị ngôn ngữ trong Tiếng Việt, các em sẽ tự ghi nhớ và thẩm thấu
kiến thức mới một cách tự nhiên.
Đối với các khối lớp 4 và 5, các em sẽ được bổ sung về các định nghĩa,
khái niệm của các đơn vị ngôn ngữ, các quy tắc sử dụng Tiếng Việt; nâng cao kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết của HS; tiếp nhận thêm kiến thức mới về ngữ pháp, từ
vựng, phong cách văn học, các loại văn bản,… Bên cạnh đó, việc phát triển
phẩm chất của học sinh cũng được chú trọng; kết hợp với phát triển thêm nhiều
các kỹ năng sống, kỹ năng mềm cần thiết cho HS.
1.1.4. Vai trò của CNTT trong dạy học môn Tiếng Việt:
Sự đa dạng của các phân môn là một trong những lí do khiến việc dạy học
mơn Tiếng Việt phát sinh nhiều nhu cầu. Các giải pháp hỗ trợ bằng CNTT đã
đem đến rất nhiều lợi ích trong quá trình dạy học và dưới đây là một số vai trị
của CNTT trong việc dạy học mơn Tiếng Việt:
 Hỗ trợ tổ chức các hoạt động, sắp xếp lại các nội dung thông tin dạy học,
minh hoạ kiến thức một cách trực quan:
Mơn Tiếng Việt có nhiều thơng tin, kiến thức phức tạp nên địi hỏi GV
phải có kinh nghiệm sống và góc nhìn đa chiều mới có thể giải thích nội dung
bài học. Muốn trình bày cho HS hiểu, GV cần đưa ra những dẫn chứng cụ thể, rõ
ràng và phù hợp với sự tiếp nhận của HS. Mặc dù cách dạy của mỗi GV sẽ khác
nhau nhưng việc trình bày kiến thức mới cũng sẽ mất ít nhiều thời gian của tiết
học, đặc biệt là các phân mơn như Tập đọc, Lun từ và câu,…
Lấy ví dụ trong một tiết dạy Tập đọc, khi giải thích ý nghĩa của câu trả lời
cho câu hỏi trong bài tập đọc, GV cần diễn giải bằng cách nêu các ví dụ có trong
thực tiễn mà HS đã biết, sau đó ghi chép lại một lần nữa lên bảng. Nếu bài Tập
đọc đó có 4 câu hỏi u cầu giải thích và nêu dẫn chứng tương tự như vậy thì sẽ
tốn mất 15 – 20 phút của tiết học. Khi sử dụng quá nhiều thời gian cho phần tìm
hiểu bài dễ dấn đến cháy giáo án và các GV thường phải giảng qua cả giờ ra

chơi hoặc tiết học tiếp theo mới có thể dạy xong bài học cho HS. Khi trình bày
và rút các ý chính của nội dung bài học vào trong BGĐT sẽ giúp GV giảm bớt


P7

các cơng việc trong q trình giảng dạy kiến thức mới, đồng thời GV có thể
minh hoạ các từ khó, ý nghĩa, nội dung của bài học một cách trực quan bằng
cách sử dụng tranh ảnh, đoạn phim ngắn, hỗ trợ GV trong các hoạt động như
học thuộc lòng bằng cách xoá từng đoạn, xoá các từ khoá để HS ghi nhớ,…
Áp dụng CNTT khơng chỉ mang lại lợi ích cho GV mà còn tạo cơ hội tổ
chức cho HS tự chủ động trong việc nắm bắt kiến thức mới khi các hoạt động
chính khơng cịn do GV làm nữa mà chính HS sẽ là người thực hiện dựa vào
những chỉ dẫn có sẵn. GV có thể đưa tên hoạt động và cách thức thực hiện, ban
cán sự, tổ trưởng, nhóm trưởng sẽ phụ trách phân cơng nhiệm vụ và điều hành
các hoạt động trong tiết học. Bắt đầu từ khối lớp 1-2 có thể cho các em làm quen
với cách làm việc này và đến khi các em lên lớp thì chỉ cần các GV chủ nhiệm
hướng dẫn lại là các em sẽ tự chủ động làm việc trong mọi tiết có các hoạt động
được giao.
 Linh hoạt trong việc cung cấp tài liệu học tập thông qua mạng trực tuyến:
Trong một tiết học sẽ có những tình huống khơng thể đốn trước được, bắt
buộc GV cần phải cung cấp thêm các thơng tin, tài liệu bên ngồi để phụ trợ cho
tiết dạy. Những lúc như vậy, việc dự đốn và chuẩn bị trước giờ lên lớp là điều
khơng thể. Nhiều những trường hợp như thế diễn ra mà người nhà giáo khơng có
đủ cơng cụ và tài liệu phụ trợ cho việc giảng dạy thì sẽ đem lại nhiều bất tiện
trong việc giúp HS nâng cao tri thức và phát triển năng lực, phẩm chất.
Lấy ví dụ về phân mơn Tập làm văn, để có thể được viết một bài văn miêu
tả thì HS cần phải có trí tưởng tượng phong phú, có sự hình dung cụ thể về sự
vật đã biết hoặc những sự kiện đã từng trải qua. Vì vậy, trong mỗi tiết học, ngồi
việc hướng dẫn các em viết bài văn theo bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết

bài) thì GV cịn cần lập dàn ý chung nêu các ý chính cần có để HS có sự hình
dung về thứ tự viết văn và đưa ra các gợi ý để phát huy trí tưởng tượng của các
em. Đối với các em đã có năng khiếu với phân mơn này hoặc học tốt thì ngay
sau khi hướng dẫn và gợi ý về các bước làm bài, các em thực hiện làm rất suôn
sẻ. Nhưng với các HS yếu hơn, các em gặp khó khăn trong việc vận dụng vốn từ


P8

ngữ của bản thân để miêu tả các sự vật, sự việc. Mặc dù GV hướng dẫn qua về
bố cục và nêu các ý cần miêu tả nhưng khi các em làm thì vẫn có nhiều khuyết
điểm như: một là nội dung chưa nêu rõ về các đặc điểm của sự vật cần tả; hai là
sắp xếp thứ tự miêu tả sự vật một cách lộn xộn, nhớ được bộ phận nào thì tả các
đó; ba là nói các nội dung khơng liên quan một cách lan man, khơng có sự liên
kết giữa các câu và đoạn.
Nhằm khắc phục các khuyết điểm trên và giúp các em có cái nhìn tổng thể
hơn về sự vật hoặc sự việc để miêu tả vào bài tập làm văn thì GV cần tìm kiếm
các tài liệu minh hoạ phù hợp với sự vật hoặc sự kiện mà các em muốn viết. Dó
là lí do cần đến những cơng cụ CNTT giúp tìm kiếm nhanh như Google,
FireFox, Coccoc,…Khi HS có những thắc mắc tìm hiểu về các thơng tin GV
khơng có sẵn thì GV có thể tìm nhanh trên các cơng cụ trên để cung cấp tài liệu
minh hoạ giúp các em làm tốt bài làm, hỗ trợ các em kham khảo các bài văn có
nội dung liên quan, có các cách trình bày đặc biệt sẽ giúp HS nâng cao kĩ năng
làm bài.
Việc sử dụng các cơng cụ tìm kiếm trực tuyến khơng chỉ dành riêng cho
mơn Tập làm văn mà cịn áp dụng cho tất cả các phân môn khác khi cần tìm hiểu
về các hình ảnh, thơng tin liên quan đến bài học,… Bất cứ thơng tin nào u cầu
cần tìm trong một thời điểm bất chợt phát sinh trong quá trình học tập mơn
Tiếng Việt đều có thể giải quyết bằng các công cụ CNTT trên.
 Giúp lưu trữ các tài liệu phục vụ cho q trình học tập:

Cơng việc dạy học chưa bao giờ là dễ dàng. Mỗi lần đến lớp, GV đều cần
mang theo một khối lượng tài liệu cố định có sẵn bên mình nhằm phục vụ cho
các tiết học trong ngày như SGK, KHBD, phiếu học tập, hình ảnh mình hoạ,…
Nhưng đơi khi việc mang theo quá nhiều tài liệu dẫn đến những bất tiện như khó
khăn khi tìm kiếm cũng như hay xảy ra thất lạc tài liệu.
Với công dụng lưu trữ một số lượng lớn thơng tin qua bộ nhớ máy tính,
việc lưu trữ các tài liệu dạy học vào máy tính sẽ mang lại sự tiện lợi khi không
cần phải sắp xếp lại một đống giấy tờ và có sự an tồn cao hơn khi tài liệu


P9

khơng bị thất lạc đi mất, lúc cần tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn vì tất cả mọi tài liệu
đều nằm ở vị trí cố định. Máy tính cịn có tính năng tìm kiếm trên tồn bộ dữ
liệu trên ổ lưu trữ bằng cách gõ các chữ hoặc kí hiệu có trong tài liệu đang cần
sử dụng, cách làm này giúp tìm ra nhanh hơn so với việc phải lật tung tất cả tập
tài liệu khi lưu trữ thông tin bằng giấy. Việc lưu trữ những thông tin quan trong
bằng dữ liệu số cũng khắc phục tình trạng hư hại tài liệu so với việc lưu trữ bằng
tài liệu giấy. Như vậy, các thơng tin sẽ được quản lí và đảm bảo về mặt số liệu
hơn.
 Giúp phát huy tính sáng tạo để thiết kế các đồ dùng học tập mới:
Đối với HSTH, màu sắc và hình ảnh đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong
việc khơi gợi sự tị mị, hứng thú cho HS. Vì vậy, việc thiết kế các phương tiện
dạy học đều cần có sự phối hợp tinh tế giữa các màu sắc và hình ảnh. Khi CNTT
chưa phát triển, để có những hình ảnh trực quan, màu sắc hấp dẫn thì GV chỉ có
thể dựa vào những nguồn hình ảnh có sẵn từ SGK, bài báo, tạp chí,… hoặc tự
mình thiết kế thủ cơng các hình ảnh, các phiếu học tập,... Nhưng việc tự làm một
cách thủ cơng như vậy địi hỏi các GV cần có năng lực mĩ thuật và khiếu thẩm
mĩ cùng sự kiên nhẫn để ngồi hàng giờ đồng hồ chuẩn bị đủ số lượng đồ dùng
dạy học. Đồng thời, việc này cũng lãng phí rất nhiều thời gian mà GV dành cho

cơng việc khác. Ngồi giờ làm việc, GV cịn có các sinh hoạt khác trong cuộc
sống nên việc tìm kiếm hoặc tự tạo đồ dùng học tập gây nên nhiều điều bất tiện.
Vào thời điểm hiện tại, việc tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn khi đã có rất
nhiều nguồn thơng tin được đăng tải miễn phí trên mạng. Khơng cịn bó buộc
vào những hình ảnh minh hoạ trong sách hay phải chật vật để vẽ và thiết kế
dụng cụ dạy học nữa, GV có thể tìm thấy các hình ảnh minh hoạ, phiếu học tập
ngay trên mạng hoặc có thể sử dụng các công cụ CNTT và tự thiết kế ý tưởng
trên máy tính. Các cơng cụ CNTT dùng để thiết kế đều có đầy đủ các tính năng
để sử dụng các màu sắc, hình ảnh vẽ mẫu giúp việc thiết kế các ý tưởng trở nên
dễ dàng, nhanh chóng và đặc sắc hơn.
Tự chủ khi chuẩn bị dụng cụ giảng dạy giúp GV khơng cịn lo việc bị thiếu


P10

các phương tiện cần thiết cho HS tham gia hoạt động cũng như những dụng cụ
dạy học được làm ra phù hợp với quy trình và cách dạy của GV hơn.
 Hỗ trợ quản lí HS, năng lực học tập của HS thông qua sự trợ giúp của
các phần mềm thống kê:
Việc thống kê lại điểm số của các bài kiểm tra rất quan trong bởi vì nhờ
điểm số mà GV có thể nắm rõ năng lực học tập của từng em HS. Nhưng với số
lượng học sinh mỗi lớp từ 30 - 40 em thì việc kiểm tra và ghi chép lại điểm số,
tìm ra những phân mơn Tiếng Việt các em còn yếu sẽ tốn rất nhiều thời gian.
CNTT đem đến nhiều tiện ích hơn khi khơng cần phải rà soát và ghi chép vào
những tài liệu giấy, GV chỉ cần nhập trực tiếp điểm số của các bài kiểm tra lên
các phần mềm máy tính và khi cần thống kê những dữ liệu thì GV chỉ cần sử
dụng các tính năng của phần mềm thực hiện các cơng việc theo mong muốn.
Ngồi việc thống kê điểm số và quản lí năng lực HS, GV cịn có thể quản
lí sỉ số của lớp, quản lí số lượng HS ăn bán trú và không ăn bán trú, liên lạc với
phụ huynh qua các ứng dụng điện tử.

 Linh hoạt làm việc ở tất cả mọi nơi:
Để chuẩn bị bài dạy, các GV cần có những tài liệu để kham khảo cũng như
dựa vào nội dung trong SGK để thực hiện thiết kế KHBD và BGĐT. Nhờ tính
tiện lợi giúp lưu trữ thông tin cũng như sự kết nối của mạng trực tuyến, chỉ cần
có máy tính có kết nối mạng thì GV có thể thực hiện cơng việc của mình ở bất
cứ đâu mà khơng cần phải đợi về đến nhà và chợt nhận ra mình đã quên mất ý
tưởng hay vừa mới nảy ra trong đầu.
Việc có thể tương tác đến nhiều người từ xa cũng là một trong những cơng
dụng hữu ích và đem đến các giải pháp tuyệt vời cho GV khi xảy ra những tình
huống bất khả kháng không thể cùng các em HS trực tiếp đến lớp như khi đang
xảy ra dịch bệnh hoặc khi đi công tác xa. Vào năm 2019 khi dich bệnh bùng
phát, việc di chuyển ra khỏi nhà để đến trường học sẽ đem đến rất nhiều vấn đề
nguy hiểm về sức khoẻ của HS. Nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh đồng thời có
thể tiếp tục dạy học cho các em HS thì việc sử dụng cơng nghệ máy tính là giải


P11

pháp tối ưu và hợp lí nhất. Trong q trình dạy và học mơn Tiếng Việt, GV và
HS cần có sự trao đổi qua lại, GV cần biết và hỏi về những kiến thức HS đã nắm
được cũng như HS cần GV để giải đáp các thắc mắc về bài học mà các em chưa
hiểu. Mặc dù là học online nhưng GV và HS đều có thể tương tác, hỏi và trị
chuyện như khi đối mặt trực tiếp. Ngồi ích lợi này, việc kiểm tra số lượng em
HS đang học tập cũng như việc cho các em thực hiện các bài ơn tập trở nên
nhanh chóng và dễ dàng hơn. Có thể nói sau đại dịch, sau khi thực hiện cách dạy
học qua mạng trực tuyến đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực và mở ra nhiều cơ
hội mới để áp dụng CNTT vào trong quá trình dạy học ở tương lai.
 Tạo môi trường để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm:
Việc trao đổi và tìm kiếm thơng tin qua mạng trực tuyến ngày càng trở nên
phổ biến và thơng dụng. Hiện nay, ngồi rào cản về ngơn ngữ, hầu như việc các

GV ở trên thế giới học tập và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau thông qua màn hình
máy tính là chuyện hồn tồn bình thường. Ngay tại Việt Nam, đã có sự xuất
hiện của những kênh youtube hướng dẫn thiết kế bài giảng, trò chơi cũng như
những trang web cung cấp môi trường để chia sẻ các bài giảng của các GV ở tất
cả các khối lớp, cấp học. Thông qua trao đổi và học tập trên máy tính đã góp
phần đem đến nhiều kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm quý báu cho các
GV trong q trình thực hiện cơng việc của mình.
1.1.5. Những lưu ý khi áp dụng CNTT trong quá trình dạy học:
Mặc dù CNTT hỗ trợ rất nhiều trong quá trình giảng dạy nhưng vẫn cần sử
dụng hợp lí để tránh kết quả không mong muốn xảy ra. GV cần cân nhắc:
- Áp dụng CNTT vào dạy học chỉ làm nhẹ bớt khối lượng công việc, các hoạt
động cần thiết chứ không thể thay thế vai trị người hướng dẫn của GV.
Khơng nên phụ thuộc hồn tồn vào BGĐT mà GV cịn cần nâng cao năng lực
của bản thân theo từng ngày.
- Thiết kế bài giảng điện tử nên ngắn gọn và súc tích, hạn chế thêm q
nhiều thơng tin, kiến thức ngồi sẽ gây hoang mang, bội thực thơng tin.
- Tránh để HS quan sát màn hình điện tử quá lâu. Không chỉ gây ảnh hưởng


P12

đến sức khoẻ và thị lực của trẻ mà còn làm giảm sự tập trung đối với bài học.
- Nên chuẩn bị các phương án dự bị để phòng trường hợp xảy ra các vấn đề
liên quan đến đường truyền, thiết bị trình chiếu, kết nối mạng,…
Dưới sự trợ giúp của CNTT, GV sẽ có thêm nhiều cơng cụ hỗ trợ hiệu quả
và nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.
1.2. Cơ sở thực tiễn khi áp dụng CNTT vào dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học:
1.2.1. Thực trạng khi áp dụng CNTT dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học:
1.2.1.1. Thực trạng dạy học môn Tiếng Việt hiện nay:
Nếu so sánh năng lực học tập của HS Việt Nam với HS các nước khác

trên thế giới thì chúng ta có thể tự tin mà nói rằng HS Việt Nam khơng thua kém
bất cứ ai. Mặc dù việc phát triển năng lực học tập thì HS Việt Nam làm rất tốt
nhưng nói về các kĩ năng trong q trình học tập như làm việc nhóm, trao đổi ý
kiến và thuyết trình,… thì rõ ràng là HS Việt Nam cịn thua kém rất nhiều, đặc
biệt là các kĩ năng mềm trong việc ứng xử và giao tiếp cộng đồng.
Lấy ví dụ về sự tự tin, tự tin khơng tự nhiên mà có, nó cần thời gian ni
dưỡng và củng cố hàng ngày. Việc cảm thấy tự tin đến từ sự tự hào về những
thành quả của bản thân - khi các em cảm thấy mình được lắng nghe và tơn trọng,
có quyền bày tỏ thái độ và cảm xúc, được công nhận. Điều này liên quan đến
việc các hoạt động HS được tham gia trong quá trình học tập trong trường và
sinh hoạt ngồi trường học. Để phát triển được tính cách này, trong quá trình
học GV cần xây dựng nhiều các hoạt động để HS được nói, được trình bày quan
điểm và thể hiện năng lực của bản thân. Các hoạt động giúp HS xây dựng sự tự
tin đòi hỏi HS cần có kĩ năng nghe và nói. Việc nhiều em dần mất đi tính cách
này chứng tỏ các kĩ năng được phát triển trong quá trình học tập chưa được phát
huy một cách tối ưu.
Trong chương trình cũ, HS chỉ được chú trọng về kĩ năng đọc - hiểu và
viết, hai kĩ năng nghe - hiểu và nói cịn chưa được quan tâm đúng mức. Các bậc
phụ huynh chỉ quan tâm đến điểm số những môn trên giấy, những kiến thức
thiên về lí thuyết cịn các kĩ năng khác liên quan đến việc thực hành lại không


P13

mấy được quan tâm. Xu hướng này cũng ảnh hưởng đến việc dạy học của các
thầy cô giáo khi để đáp ứng được sự kì vọng của phụ huynh HS, họ cần đầu tư
nhiều vào việc phát triển các năng lực đọc - hiểu, viết và làm bài trong sách vở
hơn là các bài tập định hướng cho HS thực hành ngồi thực tiễn. Năng lực ngơn
ngữ khơng chỉ bao gồm đọc, viết mà cịn phải biết nghe, nói thường xuyên. Việc
phát triển lệch các năng lực dẫn đến việc những em HS thực hiện các bài tập

trong sách rất tốt, đọc hiểu và làm tập làm văn xuất sắc nhưng khi đứng lên phát
biểu hay trình bày về bài văn của mình hoặc cảm nhận về một tác phẩm thì các
em lại ấp úng, rụt rè và khơng thể nói thành lời.
Những khuyết điểm của chương trình dạy học cũ đã bộc lộ rõ ràng ở các
thế hệ HS hiện nay. Chính vì vậy, ngành giáo dục đã đổi mới tư tưởng và thay
đổi để khắc phục những điểm yếu còn tồn đọng và đưa ra các cách dạy hiệu quả
hơn. Chương trình 2018 vừa được ban hành là một cuộc cách mạng giáo dục khi
đã đưa ra nhiều sự thay đổi trong việc giảng dạy và học tập của tất cả các cấp
học. Việc bổ sung thêm các bài học phát triển đều các năng lực ngôn ngữ là đọc,
viết, nói, nghe cùng việc kết hợp hình thành và phát triển đều năng lực, phẩm
chất sẽ thích hợp hơn để tạo điều kiện cho HSTH phát triển toàn diện. Trẻ em
chính là tương lai, đầu tư vào trẻ em chính là đầu tư cho sự phát triển của đất
nước sau này. Việc có thể thực hiện được các thay đổi trong cách dạy và học
cho HS hay không cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có phụ huynh
HS và cộng đồng xung quanh khi tất cả mọi người đều cần cố gắng tích cực hỗ
trợ các em HS trong mọi tình huống. Mặc dù việc thay đổi cịn cần chỉnh sửa và
thay đổi theo tình trạng HS trong thực tế nhưng sự đổi mới này đã đem lại nhiều
lợi ích và tạo khơng gian rộng mở cho GV và HS có thể phát huy hết năng lực
sáng tạo của bản thân.
Việc tổ chức kiểm tra cho học sinh hiện này cũng còn nhiều điểm chưa
được minh bạch. Có những trường hợp GV chèn ép HS bằng cách ra các bài
kiểm tra với những kiến thức mới chưa được học để khi phụ huynh biết được
điểm số của con mình quá kém lại sốt sắng cho con xin học thêm ở nhà cô. Các


P14

em HS học ở nhà cơ giáo sẽ có một đặc quyền đó chính là biết trước đề và được
cơ chấm điểm châm chước cho, cịn những HS khơng theo học cơ thì liên tục bị
gây áp lực vào điểm số của những bài thi trên trường. Hành động này khiến HS

cảm thấy thiếu sự cơng bằng và tính minh bạch khi đi thi cũng như các em cảm
thấy mất tự tin và niềm u thích đối với các mơn học. Với một môn học phát
triển các năng lực ngôn ngữ và các phẩm chất tốt đẹp như môn Tiếng Việt thì
những hành động nãy đã đi ngược lại với đạo đức nghề nhà giáo, không đáp ứng
được yêu cầu của khung chương trình mới 2018. Một khi đã khiến các em mất
đi niềm yêu thích học sẽ hạn chế khả năng phát triển các năng lực và phẩm chất
cần thiết, tạo một tấm gương xấu ảnh hưởng đến hướng phát triển nhân cách và
đạo đức của HS. Đây là một thực trạng nhức nhối và cần có những giải pháp
mạnh mẽ từ phía nhà trường trong việc quản lí lại cách thức tổ chức kiểm tra của
GV cũng như tình trạng chèn ép HS bằng cách chấm điểm kém.
1.2.1.2. Thực trạng khi áp dụng CNTT vào dạy học ở Tiểu học:
Đề cập đến áp dụng CNTT chính là đề cập việc phổ cập việc sử dụng máy
tính và các phần mềm điện tử. Để có thể áp dụng CNTT thì nhà trường cần đáp
ứng đầy đủ yêu cầu về cơ sở vật chất, nhưng không phải ngôi trường nào cũng
có thể trang bị đủ các thiết bị cần thiết cũng như có mơi trường dạy học thích
hợp. Hiện nay, đa số các trường Tiểu học tại các tỉnh và thành phố lớn đều trang
bị tối thiểu các cơ sở vật chất như máy tính hoặc máy chiếu,… và được tân trang
đổi mới qua từng giai đoạn cụ thể. Nhưng ở các khu vực vùng cao hoặc dân tộc
thiểu số thì khơng đủ điều kiện để làm như vậy khi một số trường cịn được lập
lên tạm bợ, có trường còn còn thiếu thốn các cơ sở vật chất như bàn ghế, quạt,
đèn điện phục vụ cho quá trình học tập huống gì là trang bị đủ các thiết bị thích
hợp để áp dụng CNTT. Việc này liên quan đến nguồn ngân sách của nhà trường,
để cải thiện chỉ có thể dựa vào các quỹ đầu tư cho giáo dục hoặc quỹ từ thiện để
hỗ trợ các trường bổ sung thêm các trang thiết bị cần thiết và cải thiện môi
trường học tập cho các em HS. Bên cạnh điều kiện vất chất của nhà trường, GV
cũng cần trang bị máy tính mới có thể soạn bài và thiết kế BGĐT. Một số GV


P15


gặp khó khăn về kinh tế khi mức lương thu nhập từ việc dạy học còn rất thấp,
việc chi tiêu cho sinh hoạt đã khiến họ gần như khó có thể có một khoản tiết
kiệm huống gì là dành ra một khoản tiền để đầu tư mua máy tính. Chưa kể đến
các trường ở vùng cao, nơi mà hoàn toàn khơng có các thiết bị điện tử thì dù các
thầy cơ giáo có thể đầu tư một chiếc máy tính cũng không thể sử dụng. Để giúp
đỡ và hỗ trợ các GV nâng cao chất lượng dạy học, một số trường tiểu học đã có
các chính sách giúp các GV chi trả một phần số tiền khi các GV có ý định mua
máy tính phục vụ cho cơng việc. Mặc dù khơng phải ngơi trường nào cũng có
thể có khả năng giúp đỡ các GV nhưng sự quan tâm của ban giám hiệu nhà
trường cũng góp một phần nhỏ cho những nỗ lực nhằm áp dụng CNTT vào dạy
học ở trường Tiểu học.
Ngồi việc có thể áp dụng CNTT vào dạy học, các GV cịn cần mơi
trường để trao đổi và trau dồi thêm kiến thức mới, nguồn tìm kiếm các tài liệu
kham khảo để đa dạng các bài giảng và phương tiện dạy học của mình để tránh
tình trạng HS sử dụng các tài liệu học tập của các anh chị đi trước. Nội dung các
môn học không thay đổi theo các năm nhưng năng lực học sinh mỗi năm sẽ một
khác. Đặc biệt, những đối tượng HS khiếm khuyết thì cần chuẩn bị các KHBD
riêng và xác định những yêu cầu cần đạt phù hợp cho các em. Để đáp ứng nhu
cầu tìm kiếm các bài giảng hay và học hỏi thêm các cách dạy học mới, các trang
web chia sẻ các BGĐT đã xuất hiện. Các trang web như violet.vn, edulive.net,
baigiang.co,… được lập ra để GV có thể đăng tải các bài giảng của mình hoặc
kham khảo và tải về các bài giảng hay của các GV đến từ các tỉnh, thành phố
khác. Trên các trang web này cịn có hệ thống tích điểm mỗi khi tải về hoặc
đăng lên các BGĐT có thể tạo thêm động lực sáng tạo cho GV.
Để GV giao lưu và trao đổi kinh nghiệm dạy học mới, Bộ Giáo dục và
Đào tạo hằng năm đều phát động phong trào “ Cuộc thi thiết kế bài giảng điện
từ E- learning”, các bài dự thi được tuyển chọn gắt gao từ khâu đánh giá tại
trường, quận, thành phố và trên toàn quốc. Những bài giảng hay, được đánh giá
cao có thể sử dụng như tư liệu kham khảo để các GV giảng dạy ở các trường



P16

Tiểu học.
Dù vậy, các kênh thông tin để GV học hỏi và thu thập thêm tài liệu giảng
dạy còn hạn chế vì nếu chỉ có các bài giảng mẫu hoặc hướng dẫn soạn bài thì
khơng đủ. Các GV cịn có nhu cầu tìm kiếm nhiều nguồn tài liệu phụ trợ cho nội
dung bài học và cần các công cụ đặc biệt để soạn KHBD, GBĐT. Trong môn
học như môn Tiếng Việt, ngồi sử dụng kênh chữ, GV cịn phải sử dụng kênh
hình để HS có cái nhìn rõ hơn về nội dung, hồn cảnh của tác phẩm. Điển hình
là khi dạy Tập đọc thì GV cần nói cho HS hiểu về hoàn cảnh sáng tác của tác
phẩm, nội dung tác phẩm đề cập đến, ý định của tác giả,… để làm được điều
này, cần cho HS xem những đoạn phim, hình ảnh có liên quan đến nội dung.
Đối với các tác phẩm Việt thì việc tìm kiếm hình ảnh và video minh hoạ có thể
dễ dàng hơn nhưng khi tìm hiểu về văn học nước ngồi thì vì rào cản ngôn ngữ
cũng như nguồn thông tin hạn chế khiến việc tìm kiếm trở nên khó khăn. Ngồi
ra, GV cịn có nhu cầu chỉnh sửa hình ảnh cũng như video cho phù hợp với
BGĐT và thời lượng bài dạy nhưng chưa tìm được các cơng cụ để sử dụng.
Trong q trình giảng dạy hoặc khi kham khảo các bài giảng của các GV khác
đem lại rất nhiều ý tưởng mới. Tuy nhiên, việc có ý tưởng nhưng khơng có cơng
cụ để thực hiện lại gây khó khăn cho GV phát huy sức sáng tạo của mình. Đây
cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng GV lưu lại các
BGĐT mẫu và sử dụng lặp lại trong nhiều năm liền.
Để có thể hỗ trợ các GV giải quyết những khó khăn trên, cần đề ra những
giải pháp và cơng cụ thích hợp để phục vụ trong q trình GV chuẩn bị bài dạy
và khi thực hiện giảng dạy vào giờ lên lớp.
1.2.2. Các giải pháp áp dụng CNTT trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học:
1.2.2.1. Áp dụng CNTT trong dạy học Tiếng Việt ở cấp Tiểu học:
Sinh hoạt và học tập tại trường chiếm phần lớn quỹ thời gian của các em
HSTH, chính vì thế áp dụng CNTT có thể giúp việc giáo dục các em trở nên

tồn diện hơn. Các giải pháp có thể được áp dụng trong nhà trường như:
 Sử dụng BGĐT để dạy môn Tiếng Việt trong giờ lên lớp:


P17

Với việc sử dụng BGĐT để dạy học môn Tiếng Việt trong giờ lên lớp, GV
có thể tự do sáng tạo và khai thác các nội dung có trong SGK. Điển hình như
việc giải thích từ mới, thay vì đưa ra các dịng thơng tin để các em đọc, GV có
thể đưa hình ảnh hoặc video để các em quan sát sau đó đốn nghĩa các từ. Việc
tổ chức cho các em làm các bài tập trong sách hoặc các bài tập ngồi để ơn tập
sẽ tốn ít thời gian hơn khi không cần phải ghi chép đề lên bảng hoặc đưa ra các
câu trả lời, nội dung giải thích.
Ngồi ra, BGĐT còn tạo thuận lợi cho GV trong việc tổ chức các trị chơi để
kiểm tra hoặc ơn tập lại kiến thức. GV không cần hoạt động nhiều trong giờ học,
có thể để ban cán sự lớp điều hành các hoạt động mà các em có thể làm như mời
bạn lên thuyết trình, mời ban nhận xét dựa vào các hiệu lệnh trình chiếu trên
slide. Các các tổ chức hoạt động để các em tự chủ trong việc học tập như đưa
sẵn thông tin và chuẩn bị trước các dụng cụ phục vụ cho quá trình dạy, GV
hướng dẫn và phân cơng cho các ban cán, tổ trưởng, nhóm trưởng tự điều hành
trong từng tổ.
 Sử dụng CNTT để tạo ra các hình ảnh, video minh hoạ theo nhu cầu dạy
học môn Tiếng Việt:
Khi dạy học Tiếng Việt, GV cần tạo sự hứng thú cho HS đối với bài học, đặc
biệt là những bài học có những nội dung có thể kết hợp phát triển năng lực và
phẩm chất cho HS. Để HS được tiếp cận một cách trực quan với con người và
các sự vật, sự việc có trong nội dung bài thì rất cần những hình ảnh và video
minh hoạ cụ thể. Mặc dù các bộ SGK có cung cấp một vài tài liệu minh hoạ
nhưng khơng phải bài nào cũng đều có những tài liệu mà GV cần. Chính vì vậy,
nhờ sự trợ giúp của CNTT mà GV có thể tự thiết kế các phương tiện dạy học

theo ý muốn của mình. Tạo điều kiện để GV phát huy trí tưởng tượng và sự sáng
tạo của bản thân để tạo nên nhưng tiết học hấp dẫn và thú vị cho các em HS.
Bằng việc tìm kiếm các mẫu hình ảnh có sẵn và cắt ghép chúng là GV đã có thể
tạo thành một bức tranh có nội dung hoặc tự tạo video, cắt ghép video sao cho
phù hợp với nội dung của tiết dạy. Có rất nhiều nguồn thơng tin có thể khai thác


P18

như hình ảnh, âm thanh, chuyển động,… để làm phong phú hơn cho bài giảng
mà GV thiết kế.
 Tổ chức các cuộc thi, bài kiểm tra môn Tiếng Việt với hình thức thi thơng
qua máy tính:
Hình thức tổ chức thi trên máy tính hiện nay khơng cịn xa lạ, việc tổ chức thi
theo hình thức này giúp rút ngắn thời gian chấm điểm và yêu cầu ít nhân lực để
vận hành và tổ chức hơn hình thức thi trên giấy. Mặc dù Tiếng Việt là môn học
thiên nhiều về kiến thức lí thuyết những vẫn có thể tổ chức thi trên máy tính và
đưa được cả hai nội dung kiểm tra trắc nghiệm và tự luận vào. Đối với các em
HSTH đã được làm quen với môn Tin học, các em có thể dễ dàng làm quen và
thực hiện hình thức thi trên màn hình điện tử. Việc xáo đề và sự linh hoạt trong
việc thay đổi đề cũng là một yếu tố khiến hình thức thi này trở nên khả thi, đảm
bảo được tính minh bạch khi các em thực hiện làm bài.
 Sử dụng các phần mềm CNTT để thống kê điểm số, chọn lọc ra các phân
môn Tiếng Việt các em cịn yếu:
Những lợi ích của CNTT đem lại là khơng thể bàn cãi. Để có thể có góc
nhìn bao qt về học lực của các em HS trong một lớp học hoặc một trường học
thì cần có thống kê để nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu của các em. Các
phần mềm máy tính sẽ giúp việc thống kê điểm số trở nên nhanh chóng và cung
cấp nhiều chức năng để chọn lọc ra những thông tin mà người sử dụng mong
muốn như thống kê nhũng em dưới điểm trung bình hoặc trên điểm trung bình,

chỉ ra các kiến thức HS cịn yếu và hay bị sai nhiều,…
Điểm hạn chế trong việc thống kê điểm số hiện nay là đa số việc nhập
điểm chỉ diễn ra vào giữa hoặc cuối một học kì, chỉ nhập các điểm tổng chứ
không chọn lọc được các câu mà HS hay làm sai. Chính vì vậy, các năng lực
trong các phân mơn Tiếng Việt mà các em cịn yếu được phát hiện ra vào những
thời điểm quá muộn, trong một khoảng thời gian giới hạn không thể cải thiện
ngay cho các em và dẫn đến HS xuất hiện những lỗ hổng kiến thức. Việc thống
kê điểm số hoặc tình trạng học tập của HS nếu được diễn ra thường xuyên và


P19

trong một giai đoạn ngắn thì có thể giúp HS cải thiện các kết quả học tập của các
em sớm. Nếu như áp dụng được hình thức thi và kiểm tra mơn Tiếng Việt trên
máy tình thì việc sử dụng các phần mềm để thống kê các câu HS hay sai, các
kiến thức HS còn chưa tốt sẽ trở nên vơ cùng nhanh chóng và tiện lợi. Ngồi ra,
sử dụng máy tính để phân loại chính xác các kiến thức mà HS làm bài được,
không làm bài được sẽ nhanh hơn là kiểm tra thủ công.
1.2.2.2. Những ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp áp dụng CNTT
vào dạy học môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học:
CNTT đã giúp nâng cao hiệu quả dạy học của các GV, một số ưu điểm
của việc áp dụng CNTT trong quá trình dạy học mơn Tiếng Việt ở Tiểu học có
thể kể đến như:
- Cung cấp các công cụ, phần mềm để thiết kế BGĐT.
- Tiết kiệm thời gian chuẩn bị dụng cụ và phương tiện dạy học.
- Giúp quản lí thời gian của các hoạt động trong tiết học hợp lí hơn.
- Tinh giản các nội dung dạy học.
- Hỗ trợ tìm kiếm hình ảnh, video minh hoạ bổ trợ cho nội dung bài học.
- Thống kê các số liệu cần thiết trong q trình dạy và học mơn Tiếng Việt.
- Cung cấp tài liệu kham khảo, giải đáp các thắc mắc liên quan đến các

kiến thức trong môn Tiếng Việt.
Mặc dù CNTT có thể đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng xuất hiện một số
nhược điểm như:
- Yêu cầu trang bị các thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết.
- Dễ xảy ra các tình huống hư hỏng máy móc, lỗi đường truyền, lỗi khi sử
dụng các phần mềm,… khiến trì hỗn cơng tác dạy học.
- Sử dụng các thiết bị điện tử có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của GV
và HS, gây nên các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị,…
- Các giải pháp áp dụng cho HS như việc thi trên máy tính cịn nhiều hạn
chế, chưa đưa vào tổ chức rộng rãi được và chỉ có thể áp dụng ở các khối
lớp 3,4,5.


P20

CHƯƠNG 2
CÁC CƠNG CỤ CNTT PHỤC VỤ CHO Q TRÌNH DẠY HỌC
2.1. Giới thiệu về BGĐT:
2.1.1. Khái niệm:
Bài giảng điện tử là toàn bộ bài giảng của GV được đưa vào máy tính.
Trong đó, các nội dung giảng dạy sẽ được thiết kế trở nên ngắn gọn và đẹp mắt,
cùng với các yếu tố tăng tính thẩm mĩ và minh hoạ như hình ảnh, video,..
2.1.2. Vai trị của BGĐT trong quá trình dạy học:
Trước đây, mỗi giáo viên đều cần chuẩn bị một giáo án cầm tay cùng
nhiều tài liệu, hình ảnh,… để có thể thực hiện một tiết dạy. Việc chuẩn bị giáo
án thủ công mang đến nhiều rủi ro cao như thất lạc tài liệu, chuẩn bị sai nội dung
bài dạy,…
Việc áp dụng CNTT bằng các sử dụng BGĐT giúp GV chuẩn bị nội dung
dạy học dễ dàng, linh hoạt và khắc phục được những rủi ro về lưu trữ tài liệu,
tìm kiếm thơng tin,…

2.1.3. Ưu điểm của BGĐT trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học:
- Thiết kế BGĐT giúp GV phát triển các ý tưởng, sắp xếp thơng tin và chèn
thêm hiệu ứng, hình ảnh phù hợp làm tăng sự sinh động, thú vị cho tiết dạy.
- Sử dụng BGĐT giúp GV hạn chế bớt các hoạt động không cần thiết, tận
dụng hiệu quả quãng thời gian của một tiết dạy.
- Kết hợp chèn các tài liệu minh hoạ và thông tin cùng một lúc, hiện thị thông
tin để HS dễ quan sát và theo dõi tiến trình của bài học.
- BGĐT được lưu trữ trên máy tính nên có thể dễ dàng chỉnh sửa và cập nhập
thông tin mới.
2.1.4. Nhược điểm của BGĐT trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở Tiểu
học:
- Sự tiện lợi đi kèm với những đòi hỏi cao về vật chất, để sử dụng BGĐT cần
có các thiết bị như máy tính, máy chiếu và màn hình chiếu (màn hình hiển
thị), loa,…


×