Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Áp dụng công nghệ thông tin qua 12 TIẾT CHƯƠNG I HÌNH HỌC - LỚP 6 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 11 trang )

Đề tài :

Áp dụng công nghệ thông tin
QUA 12 TIẾT CHƯƠNG I HÌNH HỌC LỚP 6
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

A-ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội lồi người, cuộc cách mạng khoa học
cơng nghệ đã nhanh chóng làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội trong đó đặc biệt là
lĩnh vực giáo dục. Thực sự nền giáo dục nước ta đang đứng trước yêu cầu bức thiết
về đổi mới phương pháp dạy học.
Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII chỉ rõ : “Mục tiêu chủ yếu là thực hiện
giáo dục toàn diện đạo đức, trí dục, thể dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng
giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực
hành”.
Luật Giáo dục quy định : “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho học
sinh” .
Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII cũng nêu rõ : “Đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
nếp sống tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên
tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và
thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh,...”. Như vậy, trong quá trình dạy học ,
giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động để học sinh chủ động chiếm
lĩnh tri thức.
Giáo viên Tơn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng

1



Trong quá trình đổi mới này, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học
hiện đại đóng một vai trị hết sức quan trọng.
Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, cơng nghệ thơng tin có tác động mạnh mẽ,
làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin
là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập” .
Hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Làm thế
nào để vươn ra biển lớn và hội nhập quốc tế? Làm thế nào để đào tạo một thế hệ trẻ
năng động , yêu nước, có tài có đức ? Nhiệm vụ của Giáo dục và Đào tạo hết sức
nặng nề và vô cùng vinh quang.
Hiện nay máy vi tính khơng những dùng để dạy mơn tin học mà là phương
tiện dạy học hiện đại. Về mặt kĩ thuật, máy vi tính có thể thay thế cho các phương
tiện khác như băng từ, đĩa, đèn chiếu ... Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần
mềm dạy học, GV có thể tổ chức tiết dạy một cách sinh động theo hướng tăng
cường hoạt động tự chủ, độc lập giải quyết vấn đề của học sinh.
‘‘Giáo án điện tử’’ với những thơng tin được trình bày theo đúng nguyên
tắc sư phạm , nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách tốt nhất, nâng cao
hiệu quả dạy học.
Đứng trước yêu cầu này, Sở GD-ĐT cũng đã mở nhiều lớp tập huấn về giảng
dạy với máy vi tính và nhiều trường đã được trang bị hệ thống máy tương đối hiện
đại. Nhiều thầy cô giáo đã tâm huyết đầu tư vào ‘‘Giáo án điện tử’’ . Nhưng một số
thầy cơ giáo vẫn cịn xa lạ với mơ hình này. Hơn nữa, nếu mỗi thầy cơ giáo tự soạn
giáo án điện tử để giảng dạy thì mất rất nhiều thời gian.
Vì thế, chúng tơi chọn đề tài “ Áp dụng công nghệ thông tin qua 12
TIẾT CHƯƠNG I HÌNH HỌC - LỚP 6 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học” nhằm
giới thiệu với quý thầy cô giáo những kinh nghiệm của mình.

Giáo viên Tơn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng


2


B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của đề tài:
1. Sự cần thiết phải đổi mới dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh:
Trong những năm trước đây, đa số giáo viên sử dụng hệ thống các phương
pháp dạy học cổ truyền, chủ yếu là thơng báo, giải thích, dạy học theo kiểu thầy
giảng - trò chép, thầy chủ động truyền thụ - trị thụ động tiếp nhận kiến thức, hình
thức dạy học theo kiểu độc thoại, giảng giải của người dạy, và sự thụ động, chấp
nhận, ghi nhớ của người học.
Với phương pháp dạy học truyền thống, dạy học theo lối “thầy đọc - trò
chép”, thầy chủ động truyền thụ kiến thức - trị thụ động tiếp nhận kiến thức đã
khơng cịn phù hợp nữa. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội đặt ra, trong quá trình dạy
học cần đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp, cần dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, chú trọng đến các kỹ năng tự lực
giải quyết vấn đề của học sinh, cần rèn luyện cho học sinh có kỹ năng áp dụng kiến
thức vào thực tiển cuộc sống.
Việc đổi mới phương pháp dạy học có mục đích chính là đào tạo ra con người
mới phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hay
nói một cách cụ thể là đào tạo ra con người năng động, sáng tạo, độc lập trong cơng
việc. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học trước hết là đổi mới cách thức học
của học sinh, tạo điều kiện để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.
Có thể xem đây là một định hướng cơ bản nhất cho việc đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay. Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay không những địi hỏi người
lao động có tay nghề cao mà cịn phải biết độc lập, sáng tạo trong công việc. Do đó,
ngay khi cịn ở phổ thơng, cần phải rèn luyện cho học sinh có những đức tính ấy.

Giáo viên Tơn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng


3


Trong quá trình dạy học cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động như
tổ chức hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để
tìm ra kiến thức mới hoặc khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy qua các bài tập
vận dụng. Theo phương pháp dạy học mới này, giáo viên chỉ là người tổ chức hoạt
động dạy học, tạo ra các tình huống cho hoạt động nhận thức của học sinh, còn học
sinh là chủ thể của hoạt động, giáo viên quan sát, kiểm tra, định hướng hoạt động
của học sinh.

2. Sự hỗ trợ của máy tính trong quá trình dạy học:
Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học , phương tiện dạy học truyền
thống tỏ ra bất cập khi ta tiến hành tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học mới,
do đó chúng ta cần phải phát huy tính tích cực của phương tiện dạy học hiện đại.
Khi sử dụng phương pháp dạy học hiện đại, ngoài bảng đen, phấn trắng, tùy vào
đặc trưng của mỗi mơn học, bài học, có thể cần có thêm :
− Giáo án điện tử với sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
− Phiếu học tập.
− Các tình huống, trao đổi giữa thầy và trò.
− Phòng học phù hợp và các phương tiện hiện đại như máy tính và màn hình
lớn (53 inches), máy chiếu Projector,...
Máy tính là một cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho q trình dạy học thơng qua các
phần mềm dạy học, kiểm tra, đánh giá,... Chẳng hạn, trong phần kiểm tra kiến thức
cũ của học sinh, giáo viên có thể sử dụng máy tính để đưa ra các tình huống có
vấn đề; các câu hỏi phát huy trí lực. Khi củng cố, giáo viên cũng có thể dùng máy
tính để đưa ra bài tập củng cố, trắc nghiệm...

II- Quy trình thiết kế bài giảng điện tử:

Khi xây dựng GAĐT, tiến hành theo quy trình sau :
Giáo viên Tơn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng

4


1. Xác định mục tiêu bài học:
GAĐT trước hết là một bài giảng nên khi thiết kế cần phải xác định được mục
tiêu của bài học (bao gồm mục tiêu về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ), từ đó giúp
cho chúng ta vạch ra kế hoạch thực hiện và dự kiến được nội dung chi tiết của bài
học.
2. Dự kiến nội dung chi tiết:
Đây là một khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị một tiết dạy. Bao gồm:
− Phân tích nội dung : Phân tích nội dung bài dạy giúp cho giáo viên dự kiến
được những đồ dùng dạy học cần thiết trong tiết dạy đồng thời dự kiến được
phương pháp dạy học thích hợp.
− Sắp xếp trình tự các nội dung một cách hợp lý : Sau khi phân tích được nội
dung dạy học, giáo viên dự kiến trình tự giảng dạy các nội dung kiến thức trong tiết
dạy.
− Dự kiến cấu trúc nội dung : Dựa vào nội dung đã phân tích và trình tự nội
dung kiến thức, giáo viên dự kiến cấu trúc của nội dung để việc nhập nội dung bài
giảng vào các Slide được dễ dàng.
− Không nên quá lạm dụng đưa tất cả nội dung sgk lên màn hình mà phải kết
hợp với nhiều phương pháp giảng dạy khác như nêu vấn đề, sử dụng phiếu học tập,
sử dụng sgk…
3. Để GAĐT được sử dụng rộng rãi:

- Không yêu cầu cao về kỹ năng máy tính đối với người sử dụng.
- GAĐT cần phải đơn giản, dễ dàng cho người sử dụng, do đó cần chọn
chương trình, phần mềm vừa đảm bảo nội dung dạy học nhưng không quá phức

tạp trong quá trình sử dụng. Làm thế nào để cho một giáo viên biết các thao tác
dùng chuột, bàn phím cũng có thể sử dụng được.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Giáo viên Tơn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng

5


*Đối tượng :
12 tiết Hình học -Chương I-Lớp 6
*Phạm vi : Sử dụng Microsoft PowerPoint trong việc giảng dạy.

IV. Nội dung:
1. Chương trình Hình học Học kỳ I -Lớp 6 có tất cả 14 tiết, trừ tiết 4:Thực
hành và tiết 14: Kiểm tra viết, 12 tiết Hình học cịn lại đều được soạn dưới dạng
GAĐT:
• Tiết 1: Điểm - Đường thẳng

: gồm 10 Slide

• Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng

: gồm 11 Slide

• Tiết 3: Đường thẳng đi qua hai điểm : gồm 11 Slide
• Tiết 5: Tia

: gồm 12 Slide


• Tiết 6: Luyện tập

: gồm 19 Slide

• Tiết 7: Đoạn thẳng

: gồm 9 Slide

• Tiết 8: Độ dài đoạn thẳng

: gồm 12 Slide

• Tiết 9: Khi nào thì AM+MB = AB?

: gồm 9 Slide

• Tiết 10: Luyện tập

: gồm 12 Slide

• Tiết 11: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài : gồm 9 Slide
• Tiết 12: Trung điểm của đoạn thẳng

: gồm 9 Slide

• Tiết 13: Ơn tập phần Hình học

: gồm 18 Slide

2. Trình bày:

 Font chữ : Unicode, TCVN 3
 Mỗi tiết gồm có nhiều slide để giáo viên trình chiếu trong quá trình dạy học để trợ giúp học sinh nắm được kiến thức, hiểu kỹ bài học và biết vận
dụng thành thạo qua bài tập với các hoạt động cá nhân, hoặc hoạt động tập
thể như sinh hoạt nhóm, trị chơi… giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ
nhàng , sinh động và hiệu quả.
Giáo viên Tơn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng

6


3. Cấu trúc mỗi tiết:
 Phần I

: Kiểm tra bài cũ

 Phần II

: Bài mới

 Phần III

: Củng cố luyện tập: ngồi các bài tập Sgk cịn có bài tập vận

dụng và các bài tập trắc nghiệm kết hợp với phiếu học tập.
 Phần IV

: Hướng dẫn về nhà

4. Hướng dẫn mẫu 1 tiết sử dụng GAĐT:
Tiết 1:


Điểm - Đường thẳng

- Sau khi chọn file rồi kích chuột trái vào

Hướng dẫn
Ấn

→Slide



để trình chiếu, sẽ xuất hiện:

Trên màn hình

1: bìa

Slide 2



- Giáo viên giới thiệu hình ảnh của điểm




1. Điểm






Dấu chấm nhỏ trên trang giấy là

hình ảnh của điểm.
- Cho học sinh tìm vài ví dụ khác về
hình ảnh của điểm.




Dùng các chữ cái in hoa A, B,

C,... để đặt tên cho điểm




Bất cứ hình nào cũng là tập hợp

Giáo viên Tơn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng

7


các điểm, một điểm cũng là một hình





Hai điểm A, B phân biệt.





A





Hai điểm C, D trùng nhau





C D

B

- Giáo viên giới thiệu hình ảnh của
đường thẳng
- Cho học sinh tìm vài ví dụ khác về hình
ảnh của đường thẳng





2.Đường thẳng





Vạch thẳng theo mép thước cho

hình ảnh một đường thẳng




Đường thẳng khơng bị giới hạn

về hai phía


→ Dùng

các chữ cái thường để đặt

tên cho đường thẳng
a










Slide 3





3. Điểm thuộc đường thẳng,

b

điểm khơng thuộc đường thẳng :




Hình vẽ

A

d

B

Giáo viên Tơn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng

8







Điểm A thuộc đường thẳng d

- Giáo viên giới thiệu các cách đọc khác




Còn đọc: điểm A nằm trên

đường thẳng d, kí hiệu A ∈ d, hoặc:
Đường thẳng d đi qua điểm a, hoặc
đường thẳng d chứa điểm A




Điểm B khơng thuộc đường

thẳng d, kí hiệu: B ∉d
- Giáo viên giới thiệu các cách đọc khác





Còn đọc: điểm B nằm ngồi

đường thẳng d hoặc đường thẳng d khơng
đi qua điểm B, hoặc đường thẳng d không
chứa điểm B




? Cho học sinh thực hiện.Yêu

cầu một học sinh trả lời.Cho học sinh
khác nhận xét câu trả lời của bạn. Giáo
viên chốt lại.
* Phát phiếu học tập cho lớp trưởng phát
về các tổ.

→ Slide 4:Luyện tập
Bài 1: Điền...







→ Bảng






đề bài

Lần lượt xuất hiện kết quả từng

câu của bài 1

Giáo viên Tơn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng

9






Slide 5: Bài 2





Đề bài

- Cho hs làm bài trên phim trong
- Chọn 2 phim rọi lên đèn chiếu
- Cho hs nhận xét bài làm của bạn
- GV chốt lại bằng cách ấn


↓ →

Kết

quả




Slide 6: Bài3: Trắc nghiệm





Đề bài

- Cho học sinh suy nghĩ, sau đó chọn
mỗi tổ 1 học sinh nêu kết quả
- Cho hs nhận xét bài làm của bạn


→ Kết

quả xuất hiện trên màn hình






Slide 7: Hoạt động nhóm





Nội dung cần thực hiện của

nhóm
- Chọn 2 nhóm, rọi phim lên đèn chiếu.
- Cho hs nhận xét bài làm của từng
nhóm
Lần lượt cho kết quả









Slide 8: Hướng dẫn về nhà





Nội dung cần thực hiện về nhà






Bài tập mới về nhà

Giáo viên Tơn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng

10






Slide 9: Bài tập mới về nhà

Yêu cầu học sinh làm vào Phiếu học tập
(khi kiểm tra bài cũ ở tiết 2 sẽ chấm một
số Phiếu học tập)


(Lời



Slide 10: Trang cuối

chúc học sinh học tập tốt kèm hình


ảnh để giáo dục tư tưởng hoặc giáo dục
thẩm mỹ…)

Giáo viên Tôn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng

11


Cịn tiếp phần II, III, IV,V (vì dung lượng q lớn > 47 MB nên tôi
đành phải cắt ra làm 5 phần mới tải lên được. Mong quý thầy cô thơng
cảm )

Giáo viên Tơn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng

12



×