BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
DƯƠNG CHÍ CƠNG
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2021-2030
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
HÀ NỘI - 2023
HÀ NỘI, 2019
BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
DƯƠNG CHÍ CƠNG
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2021-2030
Chuyên ngành
: Quản lý năng lượng
Mã số
: 8510602
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Tuấn Kiệt
HÀ NỘI - 2023
HÀ NỘI, 2019
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các thầy cô
Trường Đại học Điện lực đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình
học tập, nghiên cứu và hồn thanh bản luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS. Ngô Tuấn Kiệt khoa
Quản lý Công nghiệp & Năng lượng, Trường Đại học Điện lực đã hướng dẫn
và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tồn thể cán bộ phịng Quản lý
năng lượng, Sở Cơng Thương TP Hải Phịng đã tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ trong quá trình tìm hiểu và thu thập, khảo sát dữ liệu thực tế cũng
như những góp ý hữu ích đảm bảo tính hiện thực của luận văn.
Cuối cùng tôi cũng xin cảm ơn tới tất cả đồng nghiệp, gia đình và bạn bè
đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023
Tác giả
Dương Chí Cơng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các tài liệu, dữ liệu sử dụng trong luận văn này được
trích dẫn trung thực và đầy đủ và đưa vào mục “Tài liệu tham khảo” của
luận văn.
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn là do tơi tự tìm hiểu, thu thập và tính tốn trong quá trình nghiên cứu và
viết luận văn của mình, không sao chép và chưa được sử dụng cho đề tài luận
văn nào.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023
Tác giả
Dương Chí Cơng
MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... ix
I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
II. NỘI DUNG .................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT
KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG .......................................... 4
1.1. Sự cần thiết sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ................................ 4
1.2. Lý thuyết thống kê và các chỉ tiêu sử dụng năng lượng ................................ 5
1.2.1. Lý thuyết thống kê ......................................................................................5
1.2.2. Các chỉ tiêu sử dụng năng lượng ................................................................7
1.3. Phương pháp dự báo nhu cầu năng lượng ....................................................10
1.4. Phương pháp tiếp cận xây dựng chương trình mục tiêu về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả cấp tỉnh, thành phố .................................................15
1.4.1. Bước 1. Xây dựng kế hoạch thực hiện ......................................................16
1.4.2. Bước 2. Thu thập dữ liệu ..........................................................................17
1.4.3. Bước 3. Tính tốn dữ liệu cơ sở và ước tính tiềm năng TKNL ................18
1.4.4. Bước 4. Đặt mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.............26
1.4.5. Bước 5. Xây dựng kế hoạch hành động ....................................................30
1.4.6. Bước 6. Xây dựng hệ thống theo dõi và cập nhật .....................................36
1.5. Kết luận chương 1 ........................................................................................... 37
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ................................................................. 38
2.1. Hiện trạng sử dụng năng lượng giai đoạn 2016-2021 ..................................38
2.1.1. Hiện trạng sử dụng điện ............................................................................39
i
2.1.2. Hiện trạng sử dụng nhiên liệu ...................................................................41
2.1.3. Tổng hợp hiện trạng sử dụng năng lượng .................................................43
2.2. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ....46
2.2.1. Giai đoạn 2006-2010 .................................................................................46
2.2.2. Giai đoạn 2011-2015 .................................................................................48
2.2.3. Giai đoạn 2016-2020 .................................................................................53
2.3. Cơ hội, thách thức ........................................................................................... 55
2.3.1. Cơ hội ........................................................................................................55
2.3.2. Thách thức .................................................................................................59
2.4. Kết luận chương 2 ........................................................................................... 60
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ
XÂY DỰNG MỤC TIÊU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ
HIỆU QUẢ ..................................................................................................... 61
3.1. Dự báo nhu cầu sử dụng năng lượng thành phố Hải Phòng giai đoạn 20222030 .......................................................................................................................... 61
3.1.1. Dự báo nhu cầu điện năng .........................................................................61
3.1.2. Dự báo nhu cầu nhiên liệu ........................................................................63
3.2. Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng ..................................................... 65
3.2.1. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp – xây dựng ...65
3.2.2. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong ngành thương mại – dịch vụ .......66
3.2.3. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong ngành giao thông vận tải .............66
3.2.4. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong tiêu dùng dân cư ..........................67
3.2.5. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
.............................................................................................................................68
3.3. Mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ....................................68
3.3.1. Mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các ngành ......69
3.3.2. Mục tiêu SDNLTK&HQ toàn thành phố ..................................................80
3.3.3. Khuyến nghị các nhiệm vụ cần triển khai .................................................85
3.4. Kết luận chương 3 .........................................................................................112
III. KẾT LUẬN ............................................................................................ 113
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 115
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 1
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
1
BĐKH
Biến đổi khí hậu
2
CBNL
Cân bằng năng lượng
3
CSDL
Cơ sở dữ liệu
4
CSNL
Chính sách năng lượng
5
CSSDNLTĐ
Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
6
DO
Dầu diesel; dầu DO
7
EVN
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
8
EEAP
Energy efficiency action plan (Kế hoạch hành động
hiệu quả năng lượng)
9
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
10
GRDP
Tổng sản phẩm trên địa bàn
11
GIZ
Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức
12
GSO
Tổng cục Thống kê
13
GTVT
Giao thông vận tải
14
HQNL
Hiệu quả năng lượng
15
HTĐ
Hệ thống điện
16
KCN
Khu cơng nghiệp
17
KTNL
Kiểm tốn năng lượng
18
LNG
Khí tự nhiên hóa lỏng
19
LPG
Khí dầu mỏ hóa lỏng
20
NLCC
Năng lượng cuối cùng
21
NLSC
Năng lượng sơ cấp
STT
iii
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
22
NLTT
Năng lượng tái tạo
23
NN-LN-TS
Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản
24
PC Hải Phịng
Cơng ty TNHH MTV Điện lực Hải Phịng
25
PVN
Tập đồn dầu khí Việt Nam
26
SDHQNL
Sử dụng hiệu quả năng lượng
27
SDNLTK&HQ
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
28
Sở KH&CN
Sở Khoa học công nghệ
29
Sở KHĐT
Sở Kế hoạch đầu tư
30
Sở NN&PTNT
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
31
Sở TNMT
Sở Tài Nguyên và Môi trường
32
Sở TT&TT
Sở thông tin truyền thông
33
STC
Sở Tài Chính
34
SXD
Sở Xây Dựng
35
TKNL
Tiết kiệm năng lượng
36
TOE
Tấn dầu tương đương
37
UBND
Ủy ban nhân dân
38
Vinacomin
Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam
39
VND
Việt Nam Đồng
40
VNEEP 1
Chương trình mục tiêu Quốc gia về sư dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2010
41
VNEEP 2
Chương trình mục tiêu Quốc gia về sư dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012-2015
42
VNEEP 3
Chương trình quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả giai đoạn 2019-2030
STT
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1 Bảng thống kê năng lượng năm bắt đầu ........................................................ 18
Bảng 1-2 Hệ số chuyển đổi năng lượng của một số loại năng lượng ........................... 19
Bảng 1-3 Bảng cân bằng năng lượng của năm bắt đầu ................................................19
Bảng 1-4 Cơ cấu nhu cầu năng lượng theo dạng năng lượng của năm bắt đầu ..........19
Bảng 1-5 Cơ cấu nhu cầu năng lượng của theo ngành/lĩnh vực của năm bắt đầu .......20
Bảng 1-6 Thống kê thông tin về chiếu sáng công cộng của 6 tỉnh/thành phố ..............20
Bảng 1-7 Cơ cấu nhu cầu năng lượng của theo các phân ngành công nghiệp của năm
bắt đầu ..........................................................................................................21
Bảng 1-8 Các chỉ tiêu dự báo trong Quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh/thành phố
....................................................................................................................... 22
Bảng 1-9 Nhu cầu điện năng dự báo đến năm 2030 của tỉnh/thành phố ...................... 22
Bảng 1-10 Điện năng tiêu thụ theo từng ngành và phân ngành năm 2021 ..................22
Bảng 1-11 Điện năng tiêu thụ theo từng phân ngành công nghiệp năm 2021 .............23
Bảng 1-12 Mức tiêu thụ điện năng dự báo theo từng phân ngành công nghiệp ...........23
Bảng 1-13 Mức tiêu thụ điện năng cơ sở theo từng ngành năm 2025 và 2030 ............23
Bảng 1-14 Tiêu thụ năng lượng (trừ điện) của các phân ngành công nghiệp năm 2022
....................................................................................................................... 25
Bảng 1-15 Tiêu thụ năng lượng (trừ điện) của các phân ngành cơng nghiệp (tính riêng
CSSDNLTĐ) năm 2022 .................................................................................25
Bảng 1-16 Mức tiêu thụ năng lượng (trừ điện) cơ sở theo từng phân ngành công
nghiệp năm 2025 và 2030 .............................................................................25
Bảng 1-17 Mức tiêu thụ năng lượng (trừ điện) cơ sở theo từng ngành năm 2025 và
2030...............................................................................................................26
Bảng 1-18 Phương pháp xác định tiềm năng TKNL theo ngành và phân ngành .........26
Bảng 1-19 Mục tiêu tiết kiệm năng lượng theo các ngành/lĩnh vực đến năm 2025 ......27
Bảng 1-20 Mục tiêu tiết kiệm năng lượng theo các phân ngành công nghiệp đến năm
2025...............................................................................................................28
Bảng 1-21 Mục tiêu tiết kiệm năng lượng theo các ngành/lĩnh vực đến năm 2030 ......28
Bảng 1-22 Mục tiêu tiết kiệm năng lượng theo các phân ngành công nghiệp đến năm
2030...............................................................................................................29
v
Bảng 1-23 Biểu mẫu để đánh giá tác động của hành động nhắm mục tiêu đến một
ngành hoặc tiểu ngành ..................................................................................31
Bảng 1-24 Công cụ lập kế hoạch ..................................................................................32
Bảng 1-25. Bảng xác định nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch SDNLTK&HQ cấp
tỉnh ................................................................................................................33
Bảng 1-26 Các đối lượng liên quan, chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch hiệu quả
năng lượng ....................................................................................................33
Bảng 1-27 Công cụ để theo dõi hàng năm ....................................................................36
Bảng 2-1 Nguồn dữ liệu có sẵn tại TP Hải Phịng ........................................................ 38
Bảng 2-2 Thống kê điện năng tiêu thụ của TP Hải Phịng giai đoạn 2015-2019 .........39
Bảng 2-3 Ước tính tiêu thụ điện năng và tiềm năng TKNL chiếu sáng công cộng tại
Hải Phòng .....................................................................................................40
Bảng 2-4 Thống kê năng lượng tiêu thụ (trừ điện) TP Hải Phòng năm 2016 ..............41
Bảng 2-5 Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ nhiên liệu Việt Nam giai đoạn 2016-2020 .......42
Bảng 2-6. Tiêu thụ năng lượng (trừ điện năng) của các ngành giai đoạn 2016-2019 .42
Bảng 2-7. Tiêu thụ năng lượng (trừ điện) của các phân ngành cơng nghiệp (tính riêng
CSSDNLTĐ) năm 2019 .................................................................................42
Bảng 2-8. Bảng thống kê năng lượng năm 2016 ........................................................... 43
Bảng 2-9. Hệ số chuyển đổi năng lượng của một số loại năng lượng .......................... 43
Bảng 2-10. Bảng cân bằng năng lượng của năm bắt đầu 2016 ....................................44
Bảng 2-11 Tổng hợp tiêu thụ năng lượng trong các ngành TP Hải Phòng giai đoạn
2016-2019 .....................................................................................................45
Bảng 2-12 Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng trong các ngành TP Hải Phòng giai đoạn
2016 - 2019 ...................................................................................................45
Bảng 3-1 Nhu cầu điện năng dự báo đến năm 2030 của tỉnh/thành phố ...................... 61
Bảng 3-2 Tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng theo các ngành ............................. 63
Bảng 3-3 Mức tiêu thụ năng lượng (trừ điện) cơ sở theo từng ngành năm 2025 và 2030
....................................................................................................................... 63
Bảng 3-4 Mức tiêu thụ năng lượng (trừ điện) cơ sở theo từng phân ngành công nghiệp
năm 2025 và 2030 ......................................................................................... 63
Bảng 3-5 Dự báo tiêu thụ năng lượng của Hải Phòng giai đoạn 2022-2025 ...............64
Bảng 3-6. Dự báo tiêu thụ năng lượng theo các phân ngành giai đoạn 2022-2025 ....64
vi
Bảng 3-7. Dự báo tiêu thụ năng lượng của Hải Phòng giai đoạn 2026-2030 ..............64
Bảng 3-8. Dự báo tiêu thụ năng lượng theo các phân ngành giai đoạn 2026-2030 ....65
Bảng 3-9 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng các phân ngành công nghiệp ..................... 65
Bảng 3-10 Tổng hợp mức tác động TKNL dự kiến cho các phân ngành công nghiệp
giai đoạn 2022-2030 ..................................................................................... 70
Bảng 3-11 Mục tiêu SDNLTK&HQ của các phân ngành cơng nghiệp TP Hải Phịng
chia theo giai đoạn........................................................................................ 71
Bảng 3-12 Chi tiết mục tiêu SDNLTK&HQ của các phân ngành công nghiệp giai đoạn
2022-2025 .....................................................................................................73
Bảng 3-13 Chi tiết Mục tiêu SDNLTK&HQ của các phân ngành công nghiệp giai đoạn
2026-2030 .....................................................................................................74
Bảng 3-14 Tác động của các nhóm hành động đến lượng tiêu thụ năng lượng ngành
thương mại – dịch vụ ....................................................................................75
Bảng 3-15 Mục tiêu SDNLTK&HQ của ngành thương mại - dịch vụ trong gian đoạn
2022-2030 .....................................................................................................75
Bảng 3-16 Tác động của các nhóm hành động đến lượng tiêu thụ năng lượng ngành
GTVT .............................................................................................................76
Bảng 3-17 Mục tiêu SDNLTK&HQ của ngành GTVT trong gian đoạn 2022-2030 .....76
Bảng 3-18 Tác động của các nhóm hành động đến lượng tiêu thụ năng lượng trong hộ
gia đình .........................................................................................................77
Bảng 3-19 Mục tiêu SDNLTK&HQ trong tiêu dùng dân cư trong gian đoạn 2022-2030
....................................................................................................................... 77
Bảng 3-20 Tác động của các nhóm hành động đến lượng tiêu thụ năng lượng ngành
NN-LN-TS .....................................................................................................78
Bảng 3-21 Mục tiêu SDNLTK&HQ trong ngành NN-LN-TS trong gian đoạn 20222030...............................................................................................................78
Bảng 3-22 Ước tính tiêu thụ điện năng và tiềm năng TKNL đối với chiếu sáng công
cộng tại Hải Phịng (2019) ...........................................................................79
Bảng 3-23 Tác động của các nhóm hành động đến lượng tiêu thụ năng lượng trong
dịch vụ công cộng ......................................................................................... 79
Bảng 3-24 Mục tiêu SDNLTK&HQ trong dịch vụ công cộng trong gian đoạn 20222030...............................................................................................................80
Bảng 3-25 Mục tiêu tiết kiệm năng lượng theo các ngành/lĩnh vực đến năm 2025 ......81
vii
Bảng 3-26. Mục tiêu tiết kiệm năng lượng theo các ngành/lĩnh vực đến năm 2030 .....82
Bảng 3-27 Các Mục tiêu SDNLTK&HQ của TP Hải Phòng so sánh với mục tiêu của
VNEEP3 ........................................................................................................82
Bảng 3-28 Các hành động và đánh giá tác động tiết kiệm năng lượng của các hành
động nhóm nhiệm vụ 1 năm 2025 .................................................................86
Bảng 3-29 Đánh giá tác động tiết kiệm năng lượng của các hành động nhóm nhiệm vụ
2 năm 2025 ....................................................................................................86
Bảng 3-30 Đánh giá tác động tiết kiệm năng lượng của các hành động nhóm nhiệm vụ
3 năm 2025 ....................................................................................................87
Bảng 3-31 Đánh giá tác động tiết kiệm năng lượng của các hành động nhóm nhiệm vụ
4 năm 2025 ....................................................................................................89
Bảng 3-32 Đánh giá tác động tiết kiệm năng lượng của các hành động nhóm nhiệm vụ
5 năm 2025 ....................................................................................................90
Bảng 3-33. Đánh giá tác động tiết kiệm năng lượng của các hành động nhóm nhiệm vụ
6 năm 2025 ....................................................................................................91
Bảng 3-34. Đánh giá tác động tiết kiệm năng lượng của các hành động nhóm nhiệm vụ
7 năm 2025 ....................................................................................................92
Bảng 3-35 Kế hoạch triển khai các hành động giai đoạn 2022-2025 .......................... 93
Bảng 3-36. Bảng tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm ..............................101
Bảng 3-37 Danh mục các chỉ số đánh giá cụ thể cho giai đoạn 2022-2025 ..............102
Bảng 3-38 Phân bổ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn 2022-2025 .....111
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1 Phân loại các phương pháp dự báo ............................................................... 12
Hình 1-2 Quy trình dự báo ............................................................................................ 13
Hình 1-3. Sơ đồ khối tổng thể của phương pháp tiếp cận .............................................16
Hình 1-4. Ma trận của các bên liên quan đến kế hoạch SD NLTK&HQ cấp tỉnh/thành
phố.................................................................................................................35
Hình 2-1 Tỷ trọng tiêu thụ điện năng TP Hải Phòng năm 2019 ...................................40
Hình 2-2. Cơ cấu nhu cầu năng lượng theo từng dạng năng lượng năm 2016 ............44
Hình 2-3. Cơ cấu nhu cầu năng lượng theo ngành của năm cơ sở ............................... 45
Hình 3-1 Dự báo mức tiêu thụ điện năng theo các ngành giai đoạn 2022-2030 ..........62
Hình 3-2 Dự báo mức tiêu thụ điện năng theo phân ngành công nghiệp giai đoạn
2022-2030 .....................................................................................................62
Hình 3-3 Các bước xác định mục tiêu SDNLTK&HQ cấp tỉnh ....................................69
Hình 3-4 Tác động tiết kiệm năng lượng của các nhóm hành động đến ngành cơng
nghiệp ............................................................................................................71
Hình 3-5 Tác động tiết kiệm năng lượng của các nhóm hành động đến ngành thương
mại – dịch vụ .................................................................................................75
Hình 3-6 Tác động tiết kiệm năng lượng của các nhóm hành động đến ngành GTVT .76
Hình 3-7 Tác động tiết kiệm năng lượng của các nhóm hành động đến các hộ gia đình
....................................................................................................................... 77
Hình 3-8 Tác động tiết kiệm năng lượng của các nhóm hành động đến ngành NN-LNTS ..................................................................................................................78
Hình 3-9 Tác động tiết kiệm năng lượng của các nhóm hành động đến dịch vụ cơng
cộng ...............................................................................................................79
Hình 3-10 Mơ hình tham gia của các bên liên quan đến Kế hoạch SDNLTK&HQ TP
Hải Phòng ...................................................................................................100
ix
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm vừa qua kinh tế Thành phố Hải Phòng tăng trưởng cao, trung
bình 14,57%/năm trong giai đoạn 2016-2019, gấp 1,68 lần mức tăng bình quân
chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa và đơ thị hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lượng của thành phố
tăng cao, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng năng lượng khoảng 8,2%/năm, tốc độ tăng
trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2016-2019 là 13,07%/năm, trong đó:
Cơng nghiệp - Xây dựng tăng 16,5%/năm; Nơng - Lâm - Thủy sản tăng
28,61%/năm; Thương mại - Dịch vụ tăng 7,57%/năm; Quản lý tiêu dùng dân cư
tăng 9,22%/năm; Hoạt động khác tăng 5,02%/năm …
Cùng với tình trạng khai thác cạn kiện các nguồn tài nguyên liệu hóa thạch và
tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng gia tăng thì việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả và phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là xu
hướng đang được toàn thế giới quan tâm và khuyến khích đầu tư phát triển. Theo xu
hướng đó, trong các giai đoạn từ 2006-2010, 2011-2015, Thành phố Hải Phịng đã
tích cực thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Dựa trên kết quả đạt
được trong 2 giai đoạn này, Thành phố đã quan tâm đến việc ứng dụng các tiến bộ
khoa học công nghệ trong sản xuất và sinh hoạt, khai thác và sử dụng các nguồn
năng lượng tái tạo thay thế năng lượng truyền thống.
Nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của Thành
phố, đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, khai thác hợp lý các
nguồn năng lượng sạch và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững và an
ninh năng lượng, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 1745/QĐUBND ngày 23 tháng 08 năm 2016 phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020 (Chương
trình) Theo đó hàng năm, Thành phố giao Sở Công Thương và các Sở, ngành liên
quan triển khai thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Đến nay, Thành phố đã đạt được một số kết quả sau: i) Thông qua công tác
tuyên truyền, đã nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân và doanh nghiệp
trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần tích cực trong việc
điều hịa cân bằng phụ tải, giảm thiểu số lần mất điện do quá tải cục bộ vào các giờ
cao điểm, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ các hoạt động kinh tế, xã
hội của thành phố; ii) Các mơ hình ứng dụng năng lượng mặt trời được ứng dụng
vào trong thực tế góp phần hạn chế việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch
đang ngày càng cạn kiệt, góp phần bảo vệ mơi trường, đảm bảo an ninh năng lượng,
1
phát triển bên vững; iii) Thơng qua kiểm tốn năng lượng đã giúp các doanh nghiệp
triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, góp phần thực thi Luật Sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương; iv) Góp phần làm giảm phát
thải khí nhà kính trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, q trình triển khai cịn một số khó khăn: i) Kinh phí triển khai
Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố còn
hạn hẹp; ii) Một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố, ý thức sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả còn hạn chế, sử dụng các phương tiện, thiết bị, công
nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường; iii) Tiềm năng
tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp là tương đối lớn, nhưng chưa được
quan tâm, triển khai đồng bộ; iv) Ngoài ra, việc sử dụng các nguồn năng lượng tái
tạo có suất đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu là một rào cản trong việc thu hút các
nhà đầu tư, cũng như sự tham gia của toàn xã hội trong việc sử dụng các nguồn
năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường.
Việc khắc phục các khó khăn trên địi hỏi phải có một kế hoạch tổng thể về hiệu
quả năng lượng cấp thành phố bao gồm các giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, xây
dựng cơ chế, chính sách, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực,.. về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả. Kế hoạch được xây dựng dựa trên các mục tiêu tổng
quát, mục tiêu cụ thể phù hợp với hiện trạng, tiềm năng hiệu quả năng lượng của
Thành phố, phù hợp với Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả. Do đó, việc xác định mục tiêu về hiệu quả năng lượng đóng vai trị rất
quan trọng trong việc xây dựng một kế hoạch hiệu quả năng lượng có tính khả thi
cao.
Việc xây dựng kế hoạch hiệu quả năng lượng giai đoạn 2021-2030 ở địa phương
cịn nhiều khó khăn. Một trong các nguyên nhân chính là sự thiếu thốn về dữ liệu
thống kê tiêu thụ năng lượng cấp tỉnh/thành phố cũng như thiếu các đánh giá về
tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các ngành/lĩnh vực ở địa phương. Các kế
hoạch hiệu quả năng lượng của TP Hải Phòng giai đoạn 2006-2010, 2012-2015 và
2016 – 2020 được xây dựng nhưng thiếu các số liệu thống kê, dự báo nhu cầu năng
lượng cũng như các đánh giá về tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các ngành/lĩnh
vực tại địa phương. Do đó, mục tiêu và các hành động đặt ra chủ yếu dựa trên các
nội dung của Chương trình cấp quốc gia (VNEEP).
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả sử dụng một số phương pháp khác
nhau nhằm cố gắng ước lượng tiêu thụ năng lượng trong các ngành/lĩnh vực tại TP
Hải Phòng dựa trên các số liệu thống kê thu thập được, dự báo nhu cầu năng lượng
của TP Hải Phòng giai đoạn 2021-2030 dựa trên các giả thiết và tham khảo các dự
báo ở mức quốc gia. Bên cạnh đó, việc xác định Mục tiêu SDNLTK&HQ cho thành
phố Hải Phòng sẽ được thực hiện dựa trên đánh giá tiềm năng TKNL trong các
CSSDNLTĐ trên địa bàn TP (thông qua các báo cáo KTNL) và tham khảo các
nghiên cứu đánh giá tiềm năng TKNL trong các ngành/lĩnh vực ở cấp quốc gia.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu xây dựng một phương pháp tiếp cận khả thi
phù hợp với thực tế trong việc xây dựng chương trình mục tiêu sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả cho Thành phố Hải Phòng dựa trên kết quả khảo sát đánh giá
thực trạng sử dụng năng lượng của Thành phố. Sử dụng phương pháp đề xuất để
xác định mục tiêu và định hướng hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
-
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thống kê, dự báo và tổng hợp, phân tích về sử
dụng năng lượng;
-
Thu thập, tổng hợp dữ liệu về thực trạng tiêu thụ năng lượng trong các lĩnh vực
sản xuất và dân dụng của thành phố Hải Phịng;
-
Tổng hợp, phân tích xác định tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các ngành,
lĩnh vực của thành phố Hải Phòng;
-
Xây dựng mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả toàn thành phố và
cho các ngành, lĩnh vực;
-
Đề xuất, khuyến nghị trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả của thành phố Hải Phòng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
trên địa bàn thành phố Hải Phòng;
Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động quản lý năng lượng và sử dụng năng
lượng cuối cùng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn đến năm 2021
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp: khảo sát, thống kê, phân tích, so
sánh, đánh giá và tổng hợp để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
II. NỘI DUNG
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
được biên chế theo 03 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các địa
phương;
Chương 2: Phân tích thực trạng sử dụng năng lượng của thành phố Hải Phòng;
Chương 3: Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng và xây dựng mục tiêu sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hiệu quả.
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Sự cần thiết sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả1 là việc áp dụng các biện pháp quản lý
và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị
mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống.
Theo đó, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có tác động trực tiếp đến
giảm tiêu thụ năng lượng cuối cùng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và
đạt được các mục tiêu về khí hậu cũng như phát triển bền vững toàn cầu. Quá trình
khai thác, chế biến vận chuyển từ năng lượng sơ cấp đến năng lượng cuối cùng kèm
theo nhiều tổn hao (đối với năng lượng hóa thạch tổn hao này trong khoảng từ 50
đến 90% tùy thuộc dạng năng lượng và cơng nghệ khai thác, chế biến, vận chuyển).
Vì vậy, mỗi đơn vị năng lượng cuối cùng giảm được trong hoạt động hiệu quả năng
lượng sẽ tiết kiệm được từ 2 đến gần 3 lần nguồn NLSC. Chi phí đầu tư khai thác,
chế biến và vận chuyển năng lượng giảm, giảm lượng phát thải gây ơ nhiễm mơi
trường. Vì vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã trở thành quốc sách của
các nước trên thế giới và Việt Nam cũng khơng phải là ngoại lệ.
Sự cần thiết và tính cấp bách của vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả được luận giải thông qua ba nội dung cơ bản sau:
- Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng để đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống xã hội và các nhu cầu văn hoá, sinh hoạt khác;
- Các nguồn tài nguyên năng lượng truyền thống đang cạn kiệt, chi phí đầu tư
khai thác các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng gia tăng. Việc khai thác các
nguồn NLTT thay thế năng lượng truyền thống có giới hạn về đất đai, mặt nước,
v.v... và chi phí đầu tư lớn, giá thành vẫn cịn cao;
- Sử dụng nhiên liệu hóa thạch quá mức có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
sinh thái dẫn đến suy thối mơi trường, làm trái đất nóng lên và gia tăng biến đổi
khí hậu, nước biển dâng cùng với những thay đổi thời tiết cực đoan (nắng nóng kéo
dài, sa mạc hố, bão lũ, v.v…).
Bên cạnh đó, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng mang đến nhiều
lợi ích khác nhau.
1
Theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12
4
Lợi ích đối với quốc gia
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả làm giảm tiêu thụ nguồn NLSC trực
tiếp, đồng thời giảm đầu tư và mức độ khai thác các nguồn năng lượng hoá thạch,
để dành cho các thế hệ mai sau.
Giảm mức tiêu thụ năng lượng đồng nghĩa với giảm ơ nhiễm mơi trường, giảm
phát thải khí nhà kính, góp phần tạo mơi trường sinh thái trong lành và nâng cao đời
sống của nhân dân.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng
trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Lợi ích đối với doanh nghiệp
Giảm chi phí sản xuất từ việc cắt giảm chi phí năng lượng. Giảm nhu cầu sử
dụng năng lượng sẽ cho phép giảm đầu tư vào hệ thống năng lượng cơ sở.
Chi phí sử dụng năng lượng tiết kiệm được, có thể chuyển sang đầu tư vào các
dự án nâng cao công suất, cải thiện chất lượng sản phẩm đầu ra, tăng sức cạnh tranh
cho doanh nghiệp trên thương trường quốc tế.
Cải thiện môi trường làm việc để nâng cao sức khỏe và an toàn cho nhân viên.
Giảm lượng năng lượng tiêu thụ sẽ đồng nghĩa với việc giảm phát thải các chất thải
năng lượng, các rác thải sau quá trình sản xuất.
Lợi ích đối với cá nhân và hộ gia đình
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khơng chỉ mang lại lợi ích giảm chi
phí sử dụng năng lượng trực tiếp và còn nâng cao nhận thức và ý thức hiệu quả
năng lượng trong cộng đồng, tạp thói quen tiết kiệm năng lượng.
1.2. Lý thuyết thống kê và các chỉ tiêu sử dụng năng lượng
1.2.1. Lý thuyết thống kê
Thống kê là phương pháp phân tích tốn học sử dụng các mơ hình, sự biểu diễn
và tóm tắt định lượng cho một tập hợp dữ liệu thực nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế
nhất định nhằm phục vụ cho q trình phân tích, dự đốn và quyết định.
Thống kê được chia làm hai lĩnh vực: thống kê mô tả và thống kê suy luận. Đối
với mỗi lĩnh vực sẽ có chức năng riêng. Xác định được mục đích thống kê là gì giúp
chủ thể lựa chọn được cho mình phương pháp thực hiện, qua đó có thể đưa ra
những đánh giá chính xác nhất khi thực hiện thống kê.
Thống kê có vai trị rất quan trọng trong q trình nghiên cứu để có thể đưa ra
những con số có ý nghĩa phân tích giúp cho các nhà phân tích thống kế có được
những kết quả xác thực nhất để cải thiện các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội.
5
Từ những hiện tượng trong đời sống, thông qua việc thống kê, các nhà phân
tích, nghiên cứu có thể tạo ra các bảng biểu bao gồm số lượng, dữ liệu, biểu đồ thể
hiện những thông tin quan trọng một cách ngắn gọn và dễ hiểu đối với mọi người.
Kết quả của việc thống kê chính là căn cứ, là cơ sở cho các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp, lãnh đạo nhà nước có thể đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến tình hình
chung đời sống xã hội của con người
Thống kê sử dụng 4 phương pháp cơ bản: thu thập và xử lý số liệu, điều tra
chọn mẫu, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng và dự đoán, cụ thể như sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu. Đây là phương pháp được sử dụng
trong trường hợp số liệu có sự hỗn độn, dữ liệu chưa đáp ứng được cho q
trình nghiên cứu. Chính vì thế cần tiến hành xử lý tổng hợp, trình bày, tính
tốn. Từ đó kết quả sẽ giúp khái khốt đặc trưng tổng thể.
- Điều tra chọn mẫu là sử dụng phương pháp chỉ cần nghiên cứu một bộ phận
của tổng thể mà có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo
độ tin cậy cho phép.
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng: phương pháp thống kê này
hướng tới những mối liên hệ của các hiện tượng với nhau.
- Dự đoán: Đây là phương pháp cần thiết và quan trọng trong hoạt động
thống kê. Từ các phương pháp trên thu thập được các đặc trưng, số liệu,…
có thể đưa ra những dự đốn.
Về cơ bản cần có 5 bước khi thực hiện nghiên cứu thống kê, bao gồm:
- Bước 1: Lập kế hoạch nghiên cứu thống kê. Bao gồm việc tìm hiểu các số
liệu để trả lời nghiên cứu bằng việc sử dụng các thông tin như: ước tính sơ
lược của kết quả điều tra, các thuyết,…;
- Bước 2: Thiết kế nghiên cứu thống kê. Nhằm ngăn sự ảnh hưởng của các
biến gây nhiễu và phân bố mẫu ngẫu nhiên của hệ số đáng tin cậy cho các
đối tượng;
- Bước 3: Kiểm tra các nghiên cứu sau các giao thức thử nghiệm và phân
tích;
- Bước 4: Kiểm tra thêm các dữ liệu thiết lập trong phân tích thứ cấp, đề xuất
giả thuyết mới cho nghiên cứu;
- Bước 5: Tìm kiếm tài liệu và trình bày kết quả nghiên cứu.
6
1.2.2. Các chỉ tiêu sử dụng năng lượng 2
Các chỉ tiêu sử dụng năng lượng ở cấp tỉnh/thành phố có nhiều điểm tương đồng
với các chỉ tiêu sử dụng năng lượng ở cấp quốc gia.
Nhu cầu năng lượng là lượng năng lượng mà người tiêu thụ mong muốn và có
khả năng thanh toán. Nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội được thể
hiện ở dạng năng lượng hữu ích và được cung cấp thơng qua thiết bị sử dụng năng
lượng cuối cùng khác nhau. Cùng một nhu cầu năng lượng hữu ích như nhau có thể
được đáp ứng bằng các lựa chọn năng lượng cuối cùng hoặc thiết bị khác nhau.
Dầu và than quy đổi (tương đương) TOE, TCE: Yêu cầu tổng hợp và phân
tích nhiều loại nhiên liệu khác nhau trong thực tế cũng như nghiên cứu, đòi hỏi việc
chuyển các dạng nhiêu liệu với đơn vị đo khác nhau về cùng một đơn vị đo. Đơn vị
đo TOE, TCE được gọi là tấn dầu, tấn than quy đổi (hoặc tương đương). Giá trị của
TOE và TCE được hầu hết các quốc gia thống nhất quy ước bằng một tấn dầu thơ
hoặc một tấn than có nhiệt trị thấp tương đương như sau:
1 TOE = 10 Gcal
T TCE = 7 Gcal
Trong thống kê năng lượng của nhiều quốc gia và nhiều tổ chức năng lượng
quốc tế như IEA (International Energy Agency), APERC (Asia Pacific Energy
Research Centre), SOUNS (Statistical Office of the United Nation Secretariat) …,
đơn vị tính bằng TOE được sử dụng làm đơn vị đo năng lượng phổ biến.
Cường độ năng lượng EI (Energy Intensity): Cường độ năng lượng của quốc
gia, ngành hoặc khu vực là tỷ số giữa tổng năng lượng quốc gia (ngành, khu vực)
với biến kinh tế có liên quan như GDP (đối với quốc gia), VA 3 (ngành), GRDP
(tỉnh/thành phố)…
∑ 𝐸𝐶𝑖
𝐸𝐶
𝐸𝐼 =
=
(𝑇𝑂𝐸/$)
𝐼
𝐼
Trong đó:
EI: Cường độ năng lượng (quốc gia, ngành) (TOE/$ hoặc TOE/VNĐ…)
EC: Tiêu thụ năng lượng quốc gia, ngành, khu vực… (TOE)
ECi: Tiêu thụ năng lượng của từng ngành, khu vực (i) trong nền kinh tế
I: Biến kinh tế có liên quan như GDP, VA, GRDP, GDP/người… ($ hoặc
VNĐ) được chọn phù hợp với phạm vi tính tốn cường độ năng lượng
Tham khảo và trích “TS. Phan Diệu Hương, Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng, NXB Bách
Khoa Hà Nội, Hà Nội, 2015”
3
VA: Value added – Giá trị gia tăng của ngành
2
7
Cường độ năng lượng quốc gia cho biết để có 1 đơn vị GDP cần tiêu hao bao
nhiêu năng lượng. Cường độ năng lượng có thể được tính ở những phạm vi khác
nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu: cường độ năng lượng quốc gia, cường độ
năng lượng ngành, cường độ năng lượng khu vực, địa phương. Các biến kinh tế có
liên quan cần được lựa chọn phù hợp với từng đối tượng được tính cường độ năng
lượng.
Hệ số đàn hồi (Elasticity): Hệ số đàn hồi (hệ số co giãn) phản ánh sự thay đổi
tương đối của một biến phụ thuộc so với một biến độc lập nào đó. Cụ thể hệ số đàn
hồi thể hiện % thay đổi của biến phụ thuộc khi biến độc lập thay đổi 1%. Hệ số đàn
hồi nếu có giá trị nhỏ hơn 1 được gọi là không đàn hồi và nếu bằng 1 thì được gọi là
đàn hồi bằng đơn vị.
Hệ số đàn hồi được đánh giá theo thời gian nghiên cứu: hệ số đàn hồi ngắn hạn
và hệ số đàn hồi dài hạn. Hệ số đàn hồi trong kinh tế năng lượng thường được xem
xét ở bốn dạng: hệ số đàn hồi nhu cầu theo thu nhập (hệ số đàn hồi thu nhập), hệ số
đàn hồi nhu cầu theo giá (hệ số đàn hồi giá), hệ số đàn hồi nhu cầu theo giá chéo (hệ
số đàn hồi giá chéo), hệ số đàn hồi thay thế.
Hệ số đàn hồi thu nhập eI (Income Elasticity of Demand): Hệ số đàn hồi thu
nhập được tính theo cơng thức:
𝑒𝐼 =
∆𝐸/𝐸
𝑎𝐸
𝑑𝐸/𝐸
=
=
∆𝐼/𝐼
𝑎𝐼
𝑑𝐼/𝐼
Trong đó:
eI: Hệ số đàn hồi thu nhập
E: Năng lượng tiêu thụ
I: Thu nhập có liên quan đến tiêu thụ năng lượng
aE: Tốc độ tăng tiêu thụ năng lượng
aI: Tốc độ tăng thu nhập
Đối với các hàng hóa thơng thường, hệ số đàn hồi thu nhập thường có dấu
dương. Ngược lại, với các hàng hóa thứ cấp (chất lượng kém) thường có hệ số đàn
hồi thu nhập âm. Đối với hàng hóa thiết yếu, hệ số đàn hồi thu nhập thường nhỏ hơn
1. Đối với các hàng hóa xa xỉ, hệ số đàn hồi thu nhập thường lớn hơn 1. Các dạng
năng lượng sử dụng trong các ngành và khu vực kinh tế cũng có những mối quan hệ
tương tự với thu nhập. Đối với những dạng năng lượng thiết yếu và khơng có khả
năng thay thế, thường khơng có tính đàn hồi theo thu nhập và ngược lại.
Hệ số đàn hồi giá eP (own price elasticity):
∆𝐸/𝐸
𝑑𝐸/𝐸
𝑒𝑃 =
=
∆𝑃/𝑃
𝑑𝑃/𝑃
8
Trong đó:
eP: Hệ số đàn hồi giá
E: Năng lượng tiêu thụ
P: Giá năng lượng
Hệ số đàn hồi giá của hàng hóa dịch vụ thường có dấu âm. Nếu giá trị tuyệt đối
của hệ số đàn hồi giá nhỏ hơn 1 thì nhu cầu hàng hóa và dịch vụ đó được gọi là
không đàn hồi theo giá. Nếu giá trị tuyệt đối của hệ số đàn hồi giá lớn hơn 1 thì nhu
cầu được coi là đàn hồi theo giá. Nếu hệ số đàn hồi giá có giá trị tuyệt đối bằng 1 thì
nhu cầu được gọi là đàn hồi bằng đơn vị.
Nhu cầu tiêu thụ năng lượng và giá năng lượng cũng thường có quan hệ ngược
chiều (nghịch biến). Hệ số đàn hồi giá năng lượng nói chung có dấu âm. Khi giá
năng lượng tăng, thường lượng tiêu thụ năng lượng giảm và ngược lại. Tuy nhiên,
không phải dạng năng lượng nào cũng có hệ số đàn hồi giá âm, đặc biệt trong
trường hợp những dạng năng lượng khơng có khả năng thay thế thì ngay cả khi giá
của dạng năng lượng đó tăng cũng khơng làm giảm nhu cầu sử dụng.
Hệ số đàn hồi giá chéo eP(X/Y) (Cross Price Elasticity): Hệ số đàn hồi giá năng
lượng chéo thể hiện % thay đổi nhu cầu một dạng năng lượng khi giá dạng năng
lượng khác thay đổi 1%. Hệ số đàn hồi giá chéo được xác định theo công thức
∆𝐸𝑋 /𝐸𝑋
𝑑𝐸𝑋 /𝐸𝑋
𝑒𝑃(𝑋/𝑌) =
=
∆𝑃𝑌 /𝑃𝑌
𝑑𝑃𝑌 /𝑃𝑌
Trong đó:
EX: Tiêu thụ dạng năng lượng (X)
PY: Giá dạng năng lượng (Y)
Dấu của hệ số đàn hồi giá chéo phụ thuộc mối quan hệ giữa các dạng năng
lượng là thay thế, bổ sung hoặc tương đối độc lập với nhau.
Hiệu suất của quá trình, hiệu suất thiết bị: Hiệu suất năng lượng của một quá
trình hoặc thiết bị được đo bằng tỷ số giữa lượng năng lượng hữu ích yêu cầu và
lượng năng lượng tiêu thụ thực tế cho q trình hoặc cho thiết bị.
𝐸𝐻𝐼
𝜂=
(%)
𝐸𝐶𝐶
Trong đó:
η: Hiệu suất của q trình hoặc thiết bị tính bằng %
EHI: Năng lượng hữu ích được yêu cầu
ECC: Năng lượng cuối cùng tiêu thụ thực tế
Hiệu suất của quá trình và thiết bị phụ thuộc vào chính q trình và các thiết bị
cũng như dạng năng lượng sử dụng. Cùng sử dụng một dạng năng lượng nhưng với
9
những quá trình khác nhau hay với những thiết bị khác nhau sẽ có hiệu suất khác
nhau. Cùng một quá trình, cùng một thiết bị nhưng các dạng năng lượng được sử
dụng khác nhau cũng có thể có hiệu suất khác nhau.
Suất tiêu hao năng lượng SEC (Specific Energy Consumption): Suất tiêu
hao năng lượng thể hiện nhu cầu năng lượng cần thiết để sản xuất một đơn vị sản
phẩm hoặc dịch vụ.
1.3. Phương pháp dự báo nhu cầu năng lượng4
Dự báo là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong
nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Dự báo thể hiện nhu cầu mong muốn đốn
biết trước những gì sẽ xảy ra trong tương lai của con người để có kế hoạch ứng phó
với rủi ro. Cho đến nay dự báo đã trở thành một mơn khoa học có hệ thống lý luận
độc lập, cùng các phương pháp dự báo đa dạng phục vụ cho nhu cầu thường xuyên
và cần thiết của xã hội từ dự báo thời tiết, đến dự báo giá cả, thị trường, dự báo kinh
tế vĩ mơ, vi mơ…
Có nhiều cách khác nhau để phân loại dự báo, trong khuôn khổ luận văn này,
tác giả chỉ đề cập đến phân loại dự báo theo phương pháp dự báo. Các phương pháp
dự báo thường được sử dụng là dự báo bằng phương pháp hồi quy, dãy số thời gian,
mơ hình hóa… Cụ thể phân chia phương pháp dự báo được thể hiện trong hình 1.1.
Khi tiến hành dự báo một đối tượng nào đó, có thể sử dụng một phương pháp dự
báo hoặc có thể phối hợp nhiều phương pháp dự báo nhằm mục đích dự báo chính
xác và hiệu quả tùy thuộc mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, cũng như các
ràng buộc khác về thời gian, công cụ, con người và tài chính…
Dự báo nhu cầu năng lượng là việc sử dụng phương pháp dự báo nhằm trả lời
các câu hỏi về nhu cầu năng lượng trong tương lai như:
-
Tổng nhu cầu năng lượng là bao nhiêu?
-
Tỷ trọng của từng dạng năng lượng?
-
Hộ tiêu thụ nào cần dạng năng lượng nào? Bao nhiêu?
-
Nơi nào cần dạng năng lượng nào? có thể cung cấp từ đâu?
Dự báo nhu cầu năng lượng có tầm quan trọng đặc biệt với cơng tác quy hoạch
năng lượng và nhiều công tác khác trong lĩnh vực năng lượng.
Khi thực hiện dự báo nhu cầu năng lượng, mặc dù có thể sử dụng tất cả các
phương pháp dự báo trong kinh tế nhưng có một số phương pháp dự báo được áp
dụng rộng rãi trong dự báo nhu cầu năng lượng:
Tham khảo và trích “TS. Phan Diệu Hương, Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng, NXB Bách
Khoa Hà Nội, Hà Nội, 2015”
4
10
-
Phương pháp ngoại suy dãy số thời gian
-
Phương pháp hồi quy
-
Phương pháp chun gia
-
Phương pháp mơ hình hóa
-
Phương pháp xây dựng kịch bản.
11
Các phương
pháp dự báo
Phương pháp
ngoại suy
Ngoại suy đặc
trưng hệ thống
và cấu trúc
Ngoại suy các
chỉ tiêu của hệ
thống
Ngoại suy các
đặc trưng
quan hệ của
các phần tử
Ngoại suy đặc
trưng đánh giá
chức năng
Ngoại suy các
đặc tính hoạt
động của cơng
cụ khoa học
Ngoại suy các
số liệu về kết
quả khoa học
Phương pháp
chuyên gia
Ngoại suy số liệu,
kích thước, tham
số đặc trưng
Các đánh giá
của tập thể
chuyên gia
Các đánh giá
của cá nhân
chuyên gia
Ngoại suy đặc
trưng tiềm lực
khoa học
Phương pháp
Delphi
Đánh giá phân
tích chun
gia
Ngoại suy
tham số SL
của cơng cụ
kỹ thuật
Phương pháp
so sánh
Đánh giá loại
phỏng vấn
Phương pháp
hội đồng
Phương pháp
mơ hình hóa
Các mơ hình
thơng tin
Mơ hình các
dịng cơng bố
khoa học kỹ
thuật
Mơ hình thơng
tin tương tác
quốc tế
Mơ hình trên
cơ sở thơng
tin bằng phát
minh
Hình 1-1 Phân loại các phương pháp dự báo
12
Các mơ hình
tốn học
Các mơ hình
mẫu logic
Mơ hình kinh
tế kỹ thuật
Phương pháp
kịch bản
Mơ hình tốn
kinh tế
Phương pháp
tương tự lịch
sử
Mơ hình thống
kê xác suất