Tải bản đầy đủ (.docx) (290 trang)

Quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn oda

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 290 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
----------

HOÀNG THỊ THU HUYỀN

QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
----------

HOÀNG THỊ THU HUYỀN

QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến


2. TS. Lê Thị Ngọc Thúy

HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tơi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu chưa từng được ai công bố trong bất kì cơng trình
nào khác. Trong q trình nghiên cứu Luận án, tơi có tham khảo một số tư
liệu trong các cơng trình khoa học, các thơng tin trích dẫn trong luận án đều
được ghi rõ nguồn gốc trong danh mục tài liệu tham khảo.
.
Tác giả luận án

Hoàng Thị Thu Huyền


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CBQLGD
DAC
GD
GDĐT
GDP
GV
NLĐ
NNKH
NV
NVHT
ODA
TH

THCS
THPT
TTGDTX
UNICEF
VTKHL
WB

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Cán bộ quản lý giáo dục
Ủy ban hỗ trợ phát triển OECD
Giáo dục
Giáo dục đào tạo

Tổng sản phẩm quốc nội
Giáo viên
Người lớn điếc
Ngôn ngữ kí hiệu
Nhân viên
Nhân viên hỗ trợ
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thơng
Trung tâm giáo dục thường xuyên
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
Viện trợ khơng hồn lại
Ngân hàng thế giới


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.......................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ...................................................................................viii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA.............................................................12
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề...........................................................................12
1.1.1. Nghiên cứu về sử dụng nguồn vốn ODA..............................................................12
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn
ODA................................................................................................................................20
1.1.3. Nhận xét chung các cơng trình nghiên cứu về quản lý dự án phát triển giáo

dục sử dụng nguồn vốn ODA và các vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục nghiên cứu
.........................................................................................................................................26
1.2. Các khái niệm cơ bản........................................................................................28
1.2.1. Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục.................................................................28
1.2.2. Khái niệm vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)..............................................31
1.2.3. Khái niệm dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA...........................33
1.2.4. Khái niệm quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA...................35
1.3. Dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA......................................38
1.3.1. Vai trò và khung kết quả đầu ra của các dự án phát triển giáo dục sử
dụng nguồn vốn ODA....................................................................................................38
1.3.2. Đặc điểm của dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA......................41
1.3.3. Các giai đoạn trong vòng đời dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn
ODA................................................................................................................................43
1.3.4. Một số yêu cầu hiện nay đối với các dự án phát triển giáo dục sử dụng
nguồn vốn ODA..............................................................................................................49
1.4. Quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA........................52
1.4.1. Mục tiêu quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA.................52
1.4.2. Nguyên tắc quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA.................53
1.4.3. Nội dung quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA................54
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng
nguồn vốn ODA.........................................................................................................67


1.5.1. Mức độ ổn định của thể chế chính trị và kinh tế - xã hội.....................................67
1.5.2. Chính sách và hành lang pháp lý của Nhà nước về thực hiện dự án sử dụng
nguồn vốn ODA..............................................................................................................68
1.5.3. Trình độ và năng lực của đội ngũ tham gia quản lý điều hành và thực hiện
dự án................................................................................................................................69
1.5.4. Khả năng bố trí vốn, lập kế hoạch vốn và thanh toán quyết toán.........................70
1.5.5. Sự tham gia của các cấp, ngành và địa phương và đối tượng thụ hưởng trực

tiếp chương trình, dự án..................................................................................................71
1.5.6. Hệ thống cơng nghệ thông tin giám sát dự án.......................................................71
Kết luận Chương 1........................................................................................................72
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA.............................................................74
2.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng
nguồn vốn ODA và vận dụng bài học kinh nghiệm cho Việt Nam......................74
2.1.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý dự án phát triển giáo dục sử
dụng nguồn vốn ODA.....................................................................................................74
2.1.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam......................................................................80
2.2. Khái quát về một số dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA
.....................................................................................................................................81
2.3. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng.......................................................95
2.3.1. Mục đích khảo sát.................................................................................................95
2.3.2. Nội dung khảo sát..................................................................................................96
2.3.3. Địa bàn và khách thể khảo sát...............................................................................97
2.3.4. Phương pháp và công cụ khảo sát.........................................................................97
2.4. Kết quả khảo sát thực trạng.............................................................................99
2.4.1. Thực trạng các dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA....................99
2.4.2. Thực trạng quản lý các dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn
ODA..............................................................................................................................112
2.5. Thực trạng về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án phát triển giáo
dục sử dụng nguồn vốn ODA.................................................................................129
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý dự án phát triển giáo dục sử
dụng nguồn vốn ODA.............................................................................................132
2.6.1. Điểm mạnh..........................................................................................................132
2.6.2. Điểm hạn chế và nguyên nhân bất cập................................................................133
Kết luận Chương 2......................................................................................................135



CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA...........................................................137
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý dự án phát triển giáo dục sử
dụng nguồn vốn ODA.............................................................................................137
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển..................................................137
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ trong thực hiện.............................................137
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.........................................................138
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo đúng pháp luật và thẩm quyền..........................................139
3.2. Các biện pháp quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn
vốn ODA..................................................................................................................139
3.2.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế quản
lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA.................................................139
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức hồn thiện quy trình quản lý dự án phát triển giáo
dục sử dụng nguồn vốn ODA........................................................................................145
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức xây dựng khung hệ thống quản lý thông tin dự án
phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA...............................................................155
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn năng lực thực hiện dự án và
quản lý dự án cho cán bộ quản lý và viên chức tham gia dự án...................................159
3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo xây dựng và triển khai Bộ tiêu chí đánh giá dự án và
quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA........................................163
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.....................................................................170
3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp..............171
3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm.................................................................171
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã
đề xuất...........................................................................................................................173
3.5. Thử nghiệm biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn năng lực
thực hiện dự án và quản lý dự án cho cán bộ quản lý và viên chức tham
gia dự án”................................................................................................................176
3.5.1. Khái quát về quá trình thử nghiệm......................................................................176
3.5.2. Kết quả thử nghiệm.............................................................................................178

Kết luận Chương 3......................................................................................................184
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................186
1. Kết luận.................................................................................................................186
2. Khuyến nghị..........................................................................................................188
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................191
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ..............................200


PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tổng hợp mẫu khảo sát....................................................................97

Bảng 2.2.

Mức độ thực hiện các giai đoạn trong vòng đời dự án phát triển
giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA...................................................99

Bảng 2.3.

Mức độ phù hợp của các dự án phát triển giáo dục sử dụng
nguồn vốn ODA.............................................................................101

Bảng 2.4.

Mức độ hiệu quả của các dự án phát triển giáo dục sử dụng
nguồn vốn ODA.............................................................................104


Bảng 2.5.

Tác động của các dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn
ODA...............................................................................................106

Bảng 2.6.

Mức độ bền vững của các dự án phát triển giáo dục sử dụng
nguồn vốn ODA.............................................................................109

Bảng 2.7.

Thực trạng về năng lực thực hiện dự án phát triển giáo dục sử
dụng nguồn vốn ODA....................................................................110

Bảng 2.8a.

Thực trạng xây dựng ý tưởng và kế hoạch thực hiện dự án phát
triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA.........................................113

Bảng 2.8b.

Thực trạng xây dựng ý tưởng và kế hoạch thực hiện dự án phát
triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA.........................................114

Bảng 2.9a.

Thực trạng về mức độ phù hợp trong tổ chức thực hiện dự án
phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA.................................117


Bảng 2.9b.

Thực trạng về mức độ phù hợp trong tổ chức thực hiện dự án
phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA.................................118

Bảng 2.10a.

Nhận thức về mức độ quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng năng
lực đội ngũ nhân sự tham gia quản lý dự án phát triển giáo dục
sử dụng nguồn vốn ODA................................................................120

Bảng 2.10b.

Thực trạng về mức độ quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng năng
lực đội ngũ nhân sự tham gia quản lý dự án...................................121

Bảng 2.11a.

Thực trạng về mức độ chỉ đạo, giám sát dự án phát triển giáo
dục sử dụng nguồn vốn ODA của cơ quan chủ quản......................123


Bảng 2.11b.

Thực trạng về mức độ chỉ đạo, giám sát dự án phát triển giáo
dục sử dụng nguồn vốn ODA của cơ quan chủ quản......................124

Bảng 2.12a.


Thực trạng về mức độ thường xuyên trong đánh giá giá dự án
phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA.................................126

Bảng 2.12b.

Thực trạng về mức độ thường xuyên trong đánh giá giá dự án
phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA.................................127

Bảng 2.13.

Thực trạng về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án phát triển
giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA.................................................129

Bảng 3.1.

Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp..............173

Bảng 3.2.

Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp.................174

Bảng 3.3.

Sự hài lịng về chương trình, tài liệu tập huấn................................178

Bảng 3.4.

Năng lực thực hiện dự án và quản lý dự án của CBQL, viên
chức trước thực nghiệm (Trước TN)..............................................180


Bảng 3.5.

So sánh năng lực thực hiện dự án và quản lý dự án của CBQL,
viên chức tham gia dự án trước và sau thử nghiệm........................181


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1.

Các giai đoạn trong vòng đời dự án phát triển giáo dục sử dụng
nguồn vốn ODA..........................................................................................44

Sơ đồ 3.1.

Cải tiến quy trình quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn
vốn ODA...................................................................................................146

Biểu đồ 2.1.

Thực trạng về năng lực thực hiện dự án phát triển giáo dục sử dụng
nguồn vốn ODA........................................................................................111

Biểu đồ 2.2.

Thực trạng về mức độ phù hợp trong tổ chức thực hiện dự án phát
triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA...................................................119

Biểu đồ 2.3.

Thực trạng về mức độ quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng năng lực

đội ngũ nhân sự tham gia quản lý dự án...................................................122

Biểu đồ 2.4.

Thực trạng về mức độ chỉ đạo, giám sát dự án phát triển giáo dục sử
dụng nguồn vốn ODA của cơ quan chủ quản...........................................124

Biểu đồ 2.5.

Thực trạng về mức độ thường xuyên trong đánh giá giá dự án phát
triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA...................................................127

Biểu đồ 2.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng
nguồn vốn ODA........................................................................................130

Biểu đồ 3.1.

Sự hài lịng về chương trình, tài liệu tập huấn..........................................179

Biểu đồ 3.2.

So sánh năng lực thực hiện dự án và quản lý dự án của CBQL, viên
chức tham gia dự án trước và sau thử nghiệm..........................................182


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của một
quốc gia, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của xã hội và quyết định tương lai của
mỗi con người cũng như của toàn xã hội. Trong những năm qua, Đảng và
Nhà nước ta nhất quán quan điểm xem GD&ĐT là quốc sách hàng đầu.
Quan điểm này được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng. Nghị
quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3, khóa VII năm
1993 khẳng định: “Khoa học và cơng nghệ, GD&ĐT là quốc sách hàng
đầu; đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển”. Đặc biệt, Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI, ngày 04/11/2013 một lần nữa
khẳng định: “GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân”[12]. Chính vì vậy, lĩnh vực GD&ĐT được ưu tiên
đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách Nhà nước. Tại Văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X nêu rõ: Hoàn thiện thể chế, tăng cường hiệu lực quản lý
để đảm bảo đầu tư Nhà nước có hiệu quả, khắc phục tình trạng đầu tư dàn
trải, thất thốt, lãng phí. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tập trung cho kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học
- cơng nghệ, y tế và trợ giúp vùng khó khăn… [13].
Mặc dù ngân sách đầu tư cho giáo dục hàng năm đều được tăng lên,
nhưng để giải quyết các vấn đề giáo dục của Việt Nam trong bối cảnh đổi mới
căn bản và toàn diện nền giáo dục hiện nay vẫn cần được đầu tư hơn nữa.
Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa và tăng cường thu hút các nguồn lực
đầu tư trong và ngoài nước cho giáo dục là hết sức cần thiết, đặc biệt là thu
hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA viện trợ khơng hồn lại vào
Việt Nam. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/06/2019 của Chính phủ về tăng
cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và
đào tạo giai đoạn 2019 - 2025 đã xác định mục tiêu: “Tăng cường huy động


2


các nguồn lực của xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu
hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức ở trong và
ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp
4.0 và hội nhập quốc tế” [8].
Trong những năm qua, việc xây dựng các dự án phát triển giáo dục sử
dụng nguồn vốn ODA thuộc Bộ GD&ĐT làm chủ đầu tư, quản lý đã bám sát
vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, các mục tiêu trong
Chiến lược phát triển giáo dục và 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đổi mới của
ngành theo Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 04/6/2014 của Chính phủ về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cũng như định hướng ưu tiên đầu tư
của Chính phủ cho giáo dục và đào tạo. Trong giai đoạn 2015-2020, ngân
sách Trung ương bố trí nguồn vốn ODA cho giáo dục và đào tạo khoảng
5.400 tỷ VNĐ bao gồm cả hai nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản trong
kế hoạch đầu tư công trung hạn và vốn chi hành chính sự nghiệp. Theo dự báo
tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng cho giáo dục và đào tạo tồn xã hội ước
tính khoảng 5-7 tỷ USD cho giai đoạn 2020-2025. Bộ GD&ĐT đã đề xuất kế
hoạch đầu tư cơng trung hạn giai đoạn 2021-2025 cần được bố trí cho Bộ
GD&ĐT làm chủ đầu tư các cơng trình, chương trình, dự án khoảng 17.000 tỷ
đồng, trong đó: vốn trong nước: 5.000 tỷ đồng, vốn nước ngoài: 12.000 tỷ
đồng. Vốn nước ngoài đề xuất gấp hai lần với số thực tế đã bố trí giai đoạn
trước [23]. Vì vậy, các dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA
trong những năm tới đây sẽ tiếp tục được đầu tư thực hiện với số lượng ngày
một tăng.
Nhìn chung, các dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA
thời gian qua có vai trị quan trọng, tác động tích cực thúc đẩy phát triển sự
nghiệp GD&ĐT, nhất là ở các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn và các lĩnh vực ngành nghề mũi nhọn, góp phần nâng cao chất



3

lượng giáo dục toàn diện và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước nói chung, của từng địa phương, khu vực thụ hưởng dự án nói
riêng. Bên cạnh các kết quả đạt được, hiệu quả của các dự án phát triển giáo
dục sử dụng nguồn vốn ODA vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như:
thời gian thực hiện dự án phải kéo dài hoặc phải gia hạn mới giải ngân hết số
vốn cam kết, kết quả đầu ra không đạt kỳ vọng của dự án về chất lượng và số
lượng, tiến độ các hạng mục đầu tư không đồng bộ dẫn đến lãng phí nguồn
lực, chưa phát huy hết kết quả của dự án…
Trong khi ngân sách Nhà nước đầu tư cho GD&ĐT cịn hạn chế, thì
việc quản lý các dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA là một
trong những yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo tính hiệu quả và tính bền vững
của các dự án, từ đó tăng cường phát triển đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất kỹ
thuật, nâng cao chất lượng dạy và học... Thực tế hiện nay, hạn chế từ bộ máy
tổ chức không hiệu quả hoặc nhiều loại hình tổ chức thực hiện khơng nhất
qn cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu lực, hiệu quả của
Các ban quản lý dự án (Ban QLDA), cơ quan chủ quản hoặc đơn vị thụ
hưởng. Bộ máy nhân sự chưa được chun mơn hóa, trong khi đó nhân lực
chủ chốt của Ban QLDA thường được điều động, bổ nhiệm từ các đơn vị
chuyên môn chứ không phải là chuyên gia về lĩnh vực chuyên ngành thiết kế
dự án, thẩm định dự án, chuyên gia đấu thầu…, do đó chất lượng nhân lực
của các Ban QLDA còn hạn chế. Cơ quan chủ quản, chủ dự án/chủ đầu tư và
Ban QLDA trong nhiều trường hợp thiếu rõ ràng và nhất quán công tác chuẩn
bị dự án; lập kế hoạch chưa sát thực tế; việc triển khai các dự án thường bị
chậm ở nhiều khâu, công tác kiểm tra giám sát, đánh giá tình hình thực hiện
dự án và hiệu quả dự án chưa đầy đủ; có sự chồng chéo ở nhiều khâu; năng
lực cán bộ dự án còn yếu kém, quy trình thủ tục hành chính liên quan đến việc
phê duyệt dự án, tiếp nhận viện trợ, điều chỉnh dự án, gia hạn dự án cịn phức

tạp;... Bên cạnh đó, năng lực hạn chế và nhận thức chưa đúng đắn về vai


4

trò, trách nhiệm của một số chủ đầu tư, cơ quan chủ quản dự án cũng góp
phần làm giảm hiệu quả trong việc quản lý các dự án phát triển giáo dục sử
dụng nguồn vốn ODA.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, NCS quyết
định lựa chọn đề tài luận án “Quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng
nguồn vốn ODA” để nghiên cứu nhằm đánh giá cụ thể về thực trạng quản lý
dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA, làm rõ những hạn chế cùng
những nguyên nhân từ đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về dự án phát
triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA và quản lý dự án phát triển giáo dục
sử dụng nguồn vốn ODA, đề xuất một số biện pháp quản lí dự án phát triển
giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA nhằm khắc phục các hạn chế để nâng cao
hiệu quả thực hiện các dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA
trong bối cảnh đổi mới giáo dục - đào tạo hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động thực hiện dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA.
4. Câu hỏi nghiên cứu
4.1. Quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA bao gồm
những nguyên tắc, nội dung nào?
4.2. Thực trạng hoạt động và quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng

nguồn vốn ODA hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến
việc quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA hiện nay?


5

4.3. Cần phải có các biện pháp quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng
nguồn vốn ODA như thế nào cho hiệu quả trong giai đoạn hiện nay?
5. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý các dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA
hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dự án.
Nếu đề xuất và thực hiện được các biện pháp đổi mới quản lí dự án phát triển
giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA theo hướng hoàn thiện cơ chế và quy trình
quản lý, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân sự tham gia quản lý
và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án thì sẽ giúp nâng cao
hiệu quả thực hiện các dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA,
đảm bảo mục tiêu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Xây dựng cơ sở lí luận về quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng
nguồn vốn ODA.
6.2. Khảo sát đánh giá thực trạng về quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng
nguồn vốn ODA
6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng
nguồn vốn ODA
6.4. Khảo nghiệm nhằm kiểm chứng sự cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
7.1. Về nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các dự án phát triển giáo dục có sử dụng
nguồn vốn ODA viện trợ khơng hồn lại và vấn đề quản lý các dự án này với

chủ thể quản lý là Ban quản lý các dự án, Bộ GD&ĐT; các nội dung quản lý
được nghiên cứu theo vòng đời dự án với các khâu: (1) Khởi tạo dự án; (2)
hoạch định dự án; (3) thực hiện dự án; (4) kiểm sốt dự án; (5) đóng dự án.


6

7.2. Về mẫu và địa bàn nghiên cứu
Luận án lựa chọn nghiên cứu một số dự án phát triển giáo dục sử dụng
nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2015 - 2022 và tập trung khảo sát hai dự án
về giáo dục phổ thông được thực hiện trong khoảng thời gian gần nhất với
thời điểm nghiên cứu luận án, có chung đối tượng thụ hưởng là trẻ em (bao
gồm trẻ em bình thường và trẻ em khuyết tật), có chung một số địa bàn thực
hiện dự án và được tài trợ bởi hai tổ chức tài trợ lớn ở Việt Nam hiện nay là
Unicef và WB, bao gồm: Dự án “Học tập cho trẻ em” (2017 - 2021); Dự án
“Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính thơng qua ngơn ngữ kí
hiệu - QIPEDC” (2019-2022).
7.3. Về thời gian nghiên cứu
Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý các dự án phát triển giáo dục sử
dụng nguồn vốn ODA của Ban quản lý các dự án, Bộ GD&ĐT trong giai
đoạn từ năm 2015 đến năm 2022 và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA trong giai
đoạn từ nay đến 2030.
8. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Cách tiếp cận
8.1.1. Tiếp cận hệ thống
Luận án nghiên cứu một cách hệ thống về hoạt động quản lý dự án phát
triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA, đặt trong bối cảnh phân tích tổng thể
các quy định, chính sách về quản lý dự án sử dụng nguồn vốn ODA của
Chính phủ. Trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm và hạn chế nhằm đề xuất

các biện pháp khắc phục trong quản lý những dự án phát triển giáo dục sử
dụng nguồn vốn ODA tiếp theo.
8.1.2. Tiếp cận quản lý vòng đời dự án
Tiếp cận lý thuyết quản lý vòng đời dự án trong quản lý dự án phát
triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA. Cụ thể sẽ vận dụng xây dựng quy


7

trình và nội dung quản lý quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn
vốn ODA qua các khâu: Khởi tạo dự án (Initiating); Lên kế hoạch (Planning);
Thực hiện dự án (Executing); Giám sát và kiểm soát dự án (Monitoring &
Controlling); Đóng dự án (Closing).
8.1.3. Tiếp cận chức năng quản lý
Dựa trên chức năng quản lý của chủ thể quản lý dự án phát triển giáo dục
sử dụng nguồn vốn ODA là Ban quản lý các dự án, Bộ GD&ĐT để xác định
các công việc quản lý dự án bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm
tra, đánh giá. Tiếp cận chức năng quản lý giúp cho luận án xác định được
hướng nghiên cứu và đi sâu vào các chức năng trong hoạt động quản lý dự án.
8.1.4. Tiếp cận quản lý dự án theo kết quả đầu ra
Quản lý theo kết quả đầu ra (Outcome Based Management) là một
phương thức quản lý mà thông qua đó nhà quản lý xác định các kết quả cần
đạt được một cách cụ thể, rõ ràng và dài hạn, định hướng tất cả các nỗ lực và
hoạt động vào việc đạt được các kết quả một cách hiệu lực và hiệu quả. Cụ
thể là một quá trình bao gồm 5 hoạt động cơ bản: Lập kế hoạch; Tổ chức thực
hiện; Giám sát thực hiện; Đánh giá kết quả; Xem xét lại kết quả.
Việc quản lý các dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA
theo kết quả đầu ra sẽ được xem xét trên các thành tố: Các đầu vào; các hoạt
động hay quá trình; các đầu ra; các kết quả đầu ra (mục tiêu); tác động (mục
đích). Trong đó, đầu vào là cần thiết để thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra

các đầu ra, và các đầu ra này lại tạo ra các kết quả ngắn hạn và trung hạn mà
dẫn đến các tác động lâu dài. Các yếu tố cấu thành quản lý theo kết quả được
xác định trong mối quan hệ với nhau dựa trên một chuỗi nhân quả và theo
chiều thời gian; chúng không thể được sử dụng thay thế cho nhau, cũng
khơng đặt ra ngồi chuỗi, và mối quan hệ giữa chúng có tính ổn định. Bên
cạnh đó, khi tiếp cận theo lý thuyết này, luận án sẽ có các cơ sở tích hợp với


8

chu trình quản lý vịng đời dự án để đảm bảo được yếu tố khả thi của quản lý
dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA.
8.1.5. Tiếp cận theo kinh tế giáo dục
Trong ngành quản lý giáo dục, nhóm phương pháp kinh tế chính là các
phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế
bằng việc sử dụng các địn bẩy kinh tế như: tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt,
giá cả, lãi suất,…để cho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động
có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ. Quản lý dự án phát triển
giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA khi nghiên cứu đều dựa trên tiếp cận theo
kinh tế giáo dục.
8.2. Phương pháp nghiên cứu
8.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Hồi cứu, tổng kết, hệ thống hố lí luận từ các cơng trình nghiên cứu
trong và ngồi nước, các tài liệu được chọn lọc có liên quan chặt chẽ với
nhiệm vụ nghiên cứu để làm luận cứ khoa học cho việc xây dựng các nội
dung quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA.
- Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá các tài liệu lý luận, tìm
hiểu các quan điểm Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, các văn bản
quy phạm về quản lý dự án, tài chính liên quan đến GD, các cơng trình và tài
liệu khoa học có liên quan để hệ thống hoá các khái niệm, quan điểm quản lý,

yêu cầu của đổi mới GD đặt ra cho quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng
nguồn vốn ODA để xây dựng cơ sở lý luận để triển khai nghiên cứu đề tài.
8.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi đối với cán
bộ quản lý và cán bộ viên chức của cơ quan chủ quản và các đơn vị thụ hưởng
dự án để thu thập thông tin về thực trạng quản lý dự án phát triển giáo dục sử
dụng nguồn vốn ODA.


9

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu chuyên gia, CBQL nhà
nước, CBQL, CB, GV, NV ở các đơn vị thụ hưởng về các hoạt động quản lý
dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA hiện nay của Bộ giáo dục
và đào tạo.
- Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động quản lý dự án phát
triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA của cơ quan chủ quản nguồn vốn viện
trợ khơng hồn lại và các đơn vị đã và đang sử dụng nguồn vốn ODA.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu văn kiện
dự án, kế hoạch thực hiện các hoạt động của dự án, báo cáo kết quả thực hiện
và các sản phẩm của dự án để đánh giá thực trạng hoạt động và quản lý các
dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA.
- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài
luận án, tác giả trao đổi lấy góp ý, định hướng của các nhà khoa học, các
chuyên gia nghiên cứu trên các lĩnh vực có liên quan về hướng triển khai
đề tài, những phương pháp nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tế và tiến
hành khảo sát kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm sư phạm: Tiến hành đánh
giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất trong luận án qua khảo
nghiệm lấy ý kiến về các biện pháp và thử nghiêm 01 biện pháp đề xuất trong

luận án.
8.2.3. Nhóm phương pháp thống kê
- Sử dụng các thuật toán thống kê để đánh giá điểm trung bình, tính
tương quan, độ lệch chuẩn, thứ bậc trong xử lý các kết quả số liệu khảo sát,
khảo nghiệm và thử nghiệm về thực trạng quản lý dự án phát triển giáo dục sử
dụng nguồn vốn ODA.
- Sử dụng phần mềm SPSS và WINDERM để nhập số liệu khảo sát; sử
dụng phần mềm Winderm để phân tích kết quả điều tra, khảo nghiệm, thử
nghiệm của nghiên cứu của đề tài.



×