Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ II (CPCU) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.82 KB, 44 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI DỰ ÁN PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ II (CPCU) BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO.
2.1. Tổng quan về Dự án Phát triển giáo dục THCS II.
2.1.1. Mô tả chung và mục tiêu của Dự án.
Dự án Phát triển giáo dục Trung học cơ sở II (tên viết tắt tiếng Anh là CPCU) – Bộ
Giáo dục và Đào tạo do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ với tổng số vốn là
80.000.000 USD, trong đó,
- Nguồn vốn vay ADB: 55.000.000 USD.
- Nguồn vốn đối ứng từ Chính phủ Việt Nam: 25.000.000 USD.
Trong nguồn vốn đối ứng: + Vốn từ ngân sách Trung ương là 14.000.000 USD.
+ Vốn từ ngân sách địa phương là: 11.000.000 USD.
Dự án được thiết kế dựa trên Kế hoạch tổng thể phát triển giáo dục Trung học, theo
mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, và
trong khuôn khổ Kế hoạch hành động quốc gia về Giáo dục cho tất cả mọi người (EFA)
giai đoạn 2003 – 2015. Dự án Phát triển Giáo dục THCS II sẽ góp phần xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam thơng qua việc phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả, công bằng
tiếp cận và năng lực quản lý giáo dục THCS, thông qua việc cải thiện hệ thống hỗ trợ chất
lượng và hoàn thành mục tiêu phổ cập THCS vào năm 2010.
a. Mục tiêu chủ yếu của dự án là nhằm:
(1) Hỗ trợ, nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục Trung học cơ sở (THCS),
hoàn thiện, củng cố những kết quả đã đạt được ở Dự án Phát triển giáo dục THCS;
(2) Hỗ trợ, tăng cường cơ hội tiếp cận và công bằng trong giáo dục THCS;


(3) Hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý của giáo dục THCS theo cơ chế phân cấp,
quản lý và giám sát thực hiện dự án ở cấp Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục
và Đào tạo và cấp Trường THCS.
Thời gian thực hiện dự án: Từ ngày 18/3/2005 đến ngày 31/12/2010.
b. Dự án gồm 03 thành phần như sau:
Thành phần 1: Nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục Trung học cơ sở


Cung cấp các dịch vự tư vấn, đào tạo tập huân trong nước và nước ngồi, phần cứng
và mềm của máy vi tính, thiết bị phịng thí nghiệm khoa học, thư viện, phịng thí nghiệm
đa phương tiện thơng tin, sách giáo khoa, tài liệu dạy và học, tài liệu giảng dạy và dụng cụ
dạy học, công nghệ thông tin và truyền thông, trang thiết bị và xe cộ. Những đầu vào này
sẽ được cung cấp để phục vụ các mục đích của 5 tiểu thành phần sau:
(i)

Nâng cao chất lượng Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
 Tổ chức bồi dưỡng cho tất cả giáo viên, hiệu trưởng, cán bộ Phòng và Sở GD
& ĐT tham gia vào việc đánh giá học sinh;
 Tổ chức đào tạo ở mức độ cao hơn cho các cán bộ chủ chốt được lựa chọn từ
Sở GD & ĐT để trở thành các chuyên gia về đánh giá;
 Xây dựng tài liệu đánh giá mẫu cho tất cả các khối lớp và bộ môn cùng
khoảng 4 giờ tập huấn về cách sử dụng mọi tài liệu này cho mọi giáo viên;
 Xây dựng các mẫu hình về sử dụng thơng tin kết quả học tập của học sinh để
xây dựng, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch giáo dục và tổ chức khoảng 20 giờ
tập huấn về cách sử dụng những mẫu hình này cho tất cả hiệu trưởng;
 Cung cấp trang thiết bị cho các trung tâm khảo thí thuộc Sở GD & ĐT và
Phòng GD & ĐT;
 Xây dựng một hệ thống báo cáo hàng năm để phân tích các bài kiểm tra và
phản ứng của học sinh;
 Xây dựng một thư mục về khoản mục đánh giá trên giấy hoặc trên vi tính cho
mỗi bộ mơn ở mỗi khối lớp;


 Xây dựng hệ thống giám sát thành tích học tập của học sinh cấp quốc gia
thông qua một hệ thống giám sát kết quả học tập của học sinh dựa trên mẫu
(ii)

Nâng cao chất lượng giảng dạy với sự trợ giúp của trang thiết bị và cơ sở

vật chất
 Nâng cấp cơ sở vật chất và cung cấp trang thiết bị cho khoảng 384 phòng chức
năng của 64 trưởng điểm cấp tỉnh
 Nâng cấp cơ sở vật chất và cung cấp trang thiết bị cho khoảng 54 phòng chức
năng của 9 trường phổ thông dân tộc nội trú huyện;
 Mở các phòng học chức năng mẫu tại 64 trường điểm để các trường khác có
thể cử giáo viên tới học tập kinh nghiệm phát huy tối đa dụng cụ dạy học.

(iii)

Tăng cường dạy ngoại ngữ và việc sử dụng CNTT TT trong nhà trường
 Hỗ trợ Bộ GD & ĐT trong việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả của việc dạy
học ngoại ngữ với chương trình và sách giáo khoa mới thông qua:

(a)

Đổi mới các phương pháp và thực tiễn dạy học ngoại ngữ bao gồm bồi dưỡng

cho giáo viên dạy ngoại ngữ;
(b)

Cung cấp trang thiết bị cho các trường trung học cơ sở chuyên dạy ngoại ngữ,

ác tài liệu tham khảo, đặc biệt là các băng video và chương trình phần mềm dạy ngoại ngữ
chop giáp viên ngoại ngư.
 Kết hợp sử dụng CNTT_TT trong thực tiễn giảng dạy trên lớp bằng cách:
(a)

xây dựng các tài liệu phù hợp về ứng dụng và dạy CNTT_TT;


(b)

tổ chức tập huấn cho khoảng 24000 giáo viên và hỗ trợ trang thiết bị cho các

trung tâm CNTT_TT của Bộ GD & ĐT và 64 Sở GD & ĐT.
(iv)

Hỗ trợ cho Giáo dục hướng ngiệp và giáo dục thường xuyên
 Xây dựng tài liệu về các hướng nghề nghiệp và giáo dục;
 Đào tạo cán bộ cốt cán tại nước ngoài để tổ chức bồi dưỡng cho những giáo
viên chịu trách nhiệm cung cấp thông tin nghề nghiệp và hướng nghiệp cho
học sinh;
 Xây dựng các tài liệu học tập phù hợp cho học sinh bổ túc trong chương trình
sửa đổi có sử dụng phương pháp dạy/học tích cực;


 Cung cấp trang thiết bị cho các trung tâm giáo dục thường xuyên và các trung
tâm giáo dục hướng nghiệp.
(v)

Cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy
 Xây dựng các tài liệu hướng dẫn cho giáo viên, giảng viên , cán bộ cốt cán và
hiệu trưởng nhà trường;
 Cung cấp các cuốn Sổ tay phuong pháp giảng dạy, Sách hướng dẫn cho giáo
Viên và Cẩm Nang tự học bao gồm một cuốn sách hướng dẫn và một sách tự
học của tất cả 15 bộ môn cho khoảng 260000 giáo viên; khoảng 70000 cẩm
nang cho cán bộ cốt cán; khoảng 4500 cẩm nang cho giảng viên về đào tạo
giáo viên từ xa; 28500 cẩm nang (mỗi bộ ba cuốn) cho khoảng 9500 hiệu
trưởng trường học về giám sát giáo viên;
 Tổ chức bồi dưỡng giáo viên và xây dựng đội ngũ cán bộ nhằm tập trung vào

nội dung và việc sử dụng các tài liệu hướng dẫn bằng cách cử một số giảng
viên từ Bộ GD & ĐT tham gia các khố đào tạo ngắn hạn ở nước ngồi; nâng
chuẩn của 3200 cán bộ cốt cán; đào tạo thường xuyên chuẩn hoá cho 10000
giáo viên dưới chuẩn; bồi dưỡng tại trường cho hơn 1800 giáo viên âm nhạc,
mỹ thuật, giáo dục thể chất và ngoại ngữ; đào tạo thường xuyên đội ngũ cán
bộ hỗ trợ giáo viên gồm 1 cán bộ thư viện và một trợ lý phịng thí nghiệm cho
mỗi trường trung học cơ sở ở mỗi tỉnh.

Thành phần 2: Tăng cường cơ hội tiếp cận và công bằng trong Giáo dục Trung học Cơ sở
ở các vùng khó khăn
Cung cấp trang thiết bị, đồ gỗ, khu vệ sinh và cấp nước, xây dựng cơ bản, các chương
trình và tài liệu thông tin, giáo dục và truyền thông, bao gồm các phương tiện thông tin đại
chúng và in ấn cho 28 tỉnh khó khăn được chọn lọc cho Thành phần này. Những đầu tư đầu
vào này sẽ được cung cấp để phục vụ cho các mục đích của ba tiểu thành phần sau:
(i)

Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất trường học

Xây mới và xây thay thế tổng số 3186 phịng tại 247 trường trong đó bao gồm
khoảng 1482 phòng học, 247 thư viện, 247 phòng vi tính/ CNTT_TT,247 phịng thí
nghiệm,960 phịng nội trú, và 3 phịng đa chức năng.


(ii) Hỗ trợ cho học sinh khó khăn
 Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ giảng dạy cốt cán của các tỉnh thuộc diện khó khăn
đồng thời với các tài liệu giảng dạy được đề cập tới trong Thành phần 1;
 Hỗ trợ các nghiên cứu khác nhau về các vấn đề liên quan tới học sinh dân tộc, đặc
biệt về tâm lý, cơ hội tiếp cận giáo dục, và giáo dục truyền thống;
 Hỗ trợ trực tiếp cho học sinh dân tộc, học sinh nghèo, học sinh nữ thông qua việc
cấp sách giáo khoa và sách tham khảo lớp 9, cung cấp các nhạc cụ truyền thống và

hiện đại cho học sinh dân tộc tại các trường nội trú, cung cấp các tài liệu về giáo
dục giới cho học sinh nữ, và cung cấp các điều kiện sống thuận lợi trong các trường
bán trú và nội trú, bao gồm cung cấp máy bơm điện, và xây giếng cung cấp nước
sạch.
Thành phần 3: Tăng cường năng lực quản lý của Giáo dục Trung học Cơ Sở trong hệ
thống phân cấp quản lý
Cung cấp các dịch vụ tư vấn, tập huấn, trang thiết bị, CNTT_TT và khảo sát. Những
hỗ trợ đầu vào máy sẽ được cung cấp phục vụ cho các mục đích của ba tiểu thành phần
sau:
(i)

Xây dựng Mức Chất lượng cơ bản trường học cho Giáo dục THCS

 Hỗ trợ việc xây dựng Mức Chất Lượng Cơ Bản trường học cho Giáo dục Trung học
Cơ sở
 Tăng cường năng lực quản lý của Giáo dục Trung học Cơ sở
 Tăng cường năng lực quản lý cấp huyện và cấp trường thơng qua các chương trình:
(a) Tập huấn và cung cấp thiết bị CNTT_TT
(b) Thông tin, giáo dục và truyền thông
(c) Lập bản đồ trường học
 Hỗ trợ cho các chương trình thơng tin, giáo dục và truyền thơng để thơng tin, thu
hút và duy trì học sinh trong hệ thống giáo dục trung học cơ sở.
(ii)

Hỗ trợ thực hiện và quản lý Dự án
 Tăng cường năng lực quản lý, giám sát và đánh giá công tác thực hiện Dự án từ
cấp trung ương xuống cấp tỉnh, huyện và xã thông qua việc cung cấp:


-


các khoá tập huấn về quản lý và thực hiện Dự án cho khoảng 50 cán bộ
cấp trung ương và cấp tỉnh;

-

các khoá tập huấn cho khoảng 300 cán bộ cấp huyện và xẫ về các vấn đề
liên quan tới xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị;

-

Một mạng quản lý và thực hiện Dự án;

-

Thiết bị mạng cho Sở GD & ĐT và Phòng GD & ĐT để xây dựng một
mạng thông tin về quản lý dự án;

 Khảo sát về đánh giá tác động của dự án đối với giáo dục trung học cơ sở và xác
định những thách thức cần được giải quyết trong qua trình thực hiện dự án

2.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy của Dự án.
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ quản Dự án đồng thời là cơ quan quản lý
và thực hiện Dự án. Cơ cấu quản lý và thực hiện Dự án ở các cấp bao gồm:
(i)

Cấp Trung Ương có Hội đồng chỉ đạo Dự án TW (CPSC) và Ban Điều hành

Dự án TW (CPCU);
(ii)


Cấp Tỉnh có Hội đồng Chỉ đạo Dự án Tỉnh (PPSC) và Ban thực hiện Dự án

Tỉnh (PPIU) trực thuộc Sở GD và ĐT, bên cạnh Ban thực hiện Dự án tỉnh cịn có Nhóm
điều phối viên của trường CĐSP chịu trách nhiệm về công tác bồi dưỡng cán bộ giáo
viên;
(iii) Cấp huyện và trường có Nhóm điều phối viên thực hiện Dự án trực thuộc
phòng GD và ĐT và Hiệu trưởng các trường THCS trong phạm vi Dự án.
a, Cơ quan thực hiện Dự án cấp Trung ương
Hệ thống tổ chức bộ máy của Cơ quan thực hiện Dự án cấp Trung ương gồm: Hội
đồng chỉ đạo liên Bộ Dự án và Ban điều hành Dự án.


Hội đồng chỉ đạo liên Bộ Dự án: Gồm đại diện các bộ, ngành liên quan: Tài chính,

Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đại diện một số đơn vị chức
năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hội đồng chỉ đạo liên Bộ do Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ra quyết định thành lập. Một Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm


Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Ban điều hành Dự án là ủy viên thường trực của Hội
đồng.


Ban Điều hành Dự án: Do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập.

Cơ cấu tổ chức của Ban Điều hành Dự án sẽ được mô tả rõ hơn ở phần 2.1.4 của chuyên đề
này.
b, Cơ quan thực hiện Dự án cấp tỉnh
Hệ thống tổ chức bộ máy của Cơ quan thực hiện Dự án cấp tỉnh/thành phố trực

thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) gồm: Hội đồng chỉ đạo Dự án cấp tỉnh, Ban
thực hiện Dự án cấp tỉnh do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Dự án ra quyết
định thành lập.
* Hội đồng chỉ đạo Dự án cấp tỉnh:
Hội đồng chỉ đạo Dự án cấp tỉnh gồm đại diện ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) và
các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng. Một Phó Chủ
tịch UBND tỉnh là Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo; một lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo là
Phó Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo Dự án cấp tỉnh. Trưởng ban thực hiện Dự án cấp tỉnh là
thành viên thường trực của Hội đồng chỉ đạo Dự án cấp tỉnh.
- Giúp lãnh đạo UBND tỉnh và Ban Điều hành Dự án cấp Bộ theo dõi, chỉ đạo, giám sát
việc thực hiện các chủ trương, kế hoạch của Dự án trong tỉnh; cân đối, điều chỉnh kế hoạch
phù hợp với thực tế địa phương để đạt kết quả cao; huy động, tổ chức, phối hợp với các cơ
quan trong tỉnh nhằm hỗ trợ việc thực hiện, quản lý và giám sát các hoạt động của Dự án
trong tỉnh;
- Hình thành tổ chức, nhân sự và hướng dẫn hoạt động của Ban thực hiện Dự án cấp tỉnh
và Nhóm điều phối viên thực hiện Dự án của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định
chung của Ban Điều hành Dự án cấp Bộ;
- Thông qua các chủ trương, phương hướng, kế hoạch triển khai các hoạt động của Dự án
thuộc địa phận tỉnh, đảm bảo kế hoạch của Dự án được thực hiện đúng tiến độ, đúng các


thủ tục pháp lý theo quy định của Nhà nước và ADB; tham mưu UBND tỉnh quyết định các
vấn đề về quy hoạch đất đai, giải phóng mặt bằng để xây dựng trường, cân đối vốn đối ứng
xây dựng cơ bản và bảo trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc ngân sách địa
phương;
- Thông qua báo cáo định kỳ của Ban thực hiện Dự án cấp tỉnh về công tác quản lý, kiểm
tra, giám sát, sử dụng vốn, tiến độ triển khai các hoạt động của Dự án, đánh giá tình hình
và có quyết định chỉ đạo kịp thời;
- Chế độ làm việc và hội họp của Hội đồng chỉ đạo Dự án cấp tỉnh, Ban thực hiện Dự án
cấp tỉnh và Nhóm điều phối viên thực hiện Dự án của Phòng Giáo dục và Đào tạo do Chủ

tịch Hội đồng chỉ đạo, Trưởng ban thực hiện Dự án cấp tỉnh quy định trên cơ sở nhiệm vụ
được và phù hợp với các quy định chung của Dự án.
* Ban thực hiện Dự án cấp tỉnh
- Ban thực hiện Dự án cấp tỉnh được thành lập tại mỗi tỉnh tham gia Dự án, gồm các đại
diện của Sở Giáo dục và Đào tạo và các Phòng Giáo dục và Đào tạo; do một lãnh đạo Sở
Giáo dục và Đào tạo làm Trưởng ban, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm là Phó
trưởng ban và phụ trách công tác bồi dưỡng giáo viên của tỉnh; Ban thực hiện Dự án cấp
tỉnh được sử dụng con dấu của Sở Giáo dục và Đào tạo trong các quan hệ giao dịch và làm
việc thuộc phạm vi Dự án;
- Chịu sự lãnh đạo, quản lý của và chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và giám sát của Hội đồng
chỉ đạo thực hiện Dự án cấp tỉnh, Ban Điều hành Dự án cấp Bộ và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về những hành vi của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- Chỉ đạo, lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án trên địa bàn
tỉnh theo đúng tiến độ kế hoạch được giao; sử dụng, quản lý đúng mục đích và hiệu quả
vốn, vật tư thiết bị được trang bị;
- Thay mặt chủ đầu tư (Sở Giáo dục và Đào tạo) chịu trách nhiệm đối với các cơng trình
xây dựng cơ bản, trang thiết bị thuộc địa phương. Tổ chức đấu thầu, trao thầu các gói thầu


xây dựng cơ bản tại địa phương; chỉ đạo các đơn vị tiếp nhận những trang thiết bị do Ban
Điều hành Dự án cấp Bộ tổ chức đấu thầu tập trung;
- Định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả việc thực hiện Dự án cho Ban Điều hành Dự án cấp Bộ
hàng tháng vào ngày mùng 5 tháng sau; báo cáo hàng quý vào ngày mùng 5 các tháng 4, 7,
10 và tháng 01 năm sau. Ngoài ra, thực hiện các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban
Điều hành Dự án cấp Bộ.
c, Nhóm điều phối viên thực hiện Dự án của Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu có xây dựng
cơ bản)
- Trưởng phịng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo về việc thực hiện, giám sát
Dự án tại quận (huyện);
- Tổ chức thực hiện, giám sát các hoạt động của Dự án theo sự chỉ đạo, phân công của Ban

thực hiện Dự án cấp tỉnh tại địa phương.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu quản lý và thực hiện Dự án.
Bộ GD&ĐT
Giám đốc Dự án
Phó Giám đốc Dự án
Nhân viên dự án/ các chuyên gia tư vấn

Ban Chỉ đạo Dự án TW
Chủ tịch:
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT
Các thành viên: Bộ GD&ĐT, Viện CLGD&PHTCTQG, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, VPCP, Ngân hàng NNVN, Kho
bạc Nhà nước, Giám đốc BĐHDA (Ủy viên thường trực)
Hội đồng chuyên gia FSQL
Các thành viên:
Bộ GD&ĐT, Viện CLGD&PTCTQG, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ KH&ĐT, Ngân hàng NNVN

Chủ tịch
(Phó Chủ tịch UBND tỉnh)

Ban Chỉ đạo DA cấp tỉnh ở 28 tỉnh ưu tiên
Phó chủ tịch
(Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở GD&ĐT)
Các thành viên:
Chính quyền tỉnh, nhân viên Sở GD&ĐT, Giám đốc (Ủy viên thường trực)
Ban THDA tại 64 Sở GD&ĐT

Giám đốc
Phó Giám đốc



(Hiệu trưởng CĐSP phụ trách về bồi dưỡng giáo viên)
Nhân viên dự án

Phòng GD&ĐT
Thực hiện dự án
(Do Trưởng Điều phối Phòng GD&ĐT chỉ huy)
Ủy ban Nhân dân Xã
Trường THCS/ TT GDTX & TT Hướng nghiệp
Hiệu trưởng

2.1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Dự án.
- Ban Điều hành Dự án được thành lập để giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quản lý thực hiện dự án. Nhiệm vụ của Ban Điều hành Dự án được quy định trong Quyết
định số 8006/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 13/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo về cơ cấu tổ chức Ban Điều hành Dự án Phát triển giáo dục Trung học cơ sở II;
- Ban Điều hành Dự án có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam
và các Điều ước quốc tế đã ký với nhà tài trợ; đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước của
Chính phủ đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức được quy định tại khoản vay số
2115-VIE (SF) ký ngày 18/3/2005 giữa Chính phủ và Ngân hàng Phát triển Châu á. Mọi
hoạt động của Ban Điều hành dự án phải được công khai và chịu sự giám sát theo quy định
hiện hành;
- Ban Điều hành Dự án chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
ADB và pháp luật về hành vi của mình trong việc tổ chức thực hiện dự án; tuân thủ sự chỉ
đạo, giám sát của Hội đồng chỉ đạo liên Bộ Dự án được thành lập theo Quyết định số
835/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 24/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Ban Điều hành Dự án phải đảm bảo thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn
hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày
9/11/2006 của Chính phủ; Thơng tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12/3/2007 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy chế trên và các quy định của ADB. Quản lý và sử dụng
có hiệu quả, chống thất thốt, lãng phí các nguồn lực của dự án và thực hiện các quy định

của pháp luật về phòng chống tham nhũng; có các biện pháp phịng chống tham nhũng.


2.1.4. Ban điều hành của Dự án.
a, Cơ cấu tổ chức.
- Thành phần Ban Điều hành Dự án gồm có: Giám đốc Ban điều hành, giúp việc
cho Giám đốc Ban điều hành có Phó Giám đốc Ban điều hành, các Trợ lý và Kế toán
trưởng;
- Ban Điều hành Dự án có các bộ phận chức năng để thực hiện các thành phần của
Dự án là: Hành chính, nhân sự; Tài chính; Mua sắm đấu thầu; Xây dựng cơ bản; Chun
mơn; Giám sát, đánh giá; Đối ngoại;
- Giám đốc Ban điều hành Dự án do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm và
chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộ hoạt động của Dự án. Giám đốc Ban điều
hành làm việc theo chế độ biệt phái toàn thời gian;
- Phó Giám đốc Ban điều hành, các Trợ lý cho Giám đốc Ban điều hành và Kế toán
trưởng Dự án do Giám đốc Ban điều hành Dự án đề xuất trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo xem xét, quyết định bổ nhiệm; làm việc theo chế độ biệt phái toàn thời gian hoặc
kiêm nhiệm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
b, Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Điều hành Dự án.
* Lập kế hoạch thực hiện Dự án
- Ban Điều hành Dự án có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết
hàng năm thực hiện dự án (kế hoạch hoạt động, kế hoạch đấu thầu, kế hoạch trao thầu và
giải ngân...) trình lãnh đạo Bộ phê duyệt, trong đó xác định rõ các nội dung hoạt động, tiến
độ thực hiện, phương tiện thực hiện (tài chính, nguồn nhân lực và các phương tiện khác),
địa điểm thực hiện, kết quả dự kiến và những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra đối với từng
hoạt động của dự án để làm cơ sở theo dõi, đánh giá;
- Kế hoạch chi tiết hàng năm phải được xây dựng trên cơ sở các Điều ước quốc tế được
quy định tại Hiệp định tài trợ đã ký kết, phù hợp với lịch biểu xây dựng kế hoạch hàng năm của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm tiến độ thực hiện Dự án; xây dựng kế hoạch sử dụng vốn đối
ứng hàng năm theo cơ chế tài chính trong nước;



- Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động và phê duyệt các thủ tục, dự toán chi tiêu đảm
bảo thực hiện công việc theo kế hoạch đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt, bổ sung các công việc
đã được thoả thuận với Phái đoàn giám sát ADB tại các Biên bản Ghi nhớ; sử dụng hiệu quả các
nguồn lực của Dự án, đảm bảo thực hiện theo đúng mục tiêu, đối tượng, tiến độ và nội dung
trong kế hoạch.
* Nhiệm vụ thực hiện các hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng
-

Ban Điều hành Dự án có trách nhiệm trình lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt các
công việc sau:
1/ Phê duyệt Kế hoạch đấu thầu; Kế hoạch hoạt động hàng năm;
2/ Phê duyệt hồ sơ mời thầu; Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
3/ Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu;
4/ Xin ý kiến xử lý các tình huống và các vi phạm pháp luật trong đấu thầu. Hồ sơ
trình Lãnh đạo Bộ duyệt 4 công việc này phải kèm theo văn bản thẩm định của Vụ
Kế hoạch - Tài chính và ý kiến của các đơn vị liên quan (nếu có);

-

Các nội dung cơng việc, thủ tục khác (ngồi 4 điểm phải trình Bộ nói trên) có trong quy
định của Luật đấu thầu và các quy định, thủ tục hiện hành về ký kết, thực hiện hợp đồng,
Bộ Giáo dục và Đào tạo uỷ quyền cho Giám đốc Ban điều hành Dự án tự quyết định phê
duyệt theo thẩm quyền của Chủ đầu tư. Những công việc cụ thể, thủ tục phát sinh khác
(nếu có), Giám đốc Ban điều hành Dự án thực hiện theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ (cơng
văn, Quyết định ho?c phê duyệt tại tờ trình);

-


Quản lý việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng đã được Giám đốc Ban điều hành
Dự án đã ký kết với nhà thầu về tiến độ, khối lượng, chất lượng. Theo dõi, giám sát (tự thực
hiện hoặc thuê tư vấn giám sát), đánh giá hoạt động và kết quả hoạt động của nhà thầu.

-

Kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện đấu thầu và thực hiện các hợp
đồng theo thẩm quyền; Tổ chức thực hiện nghiệm thu sản phẩm; thanh quyết toán theo quy
định của pháp luật.
* Nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản và giải ngân : Quản lý tài chính, tài sản và thực
hiện các thủ tục giải ngân theo quy định của pháp luật và phù hợp với các quy định của nhà
tài trợ.


* Nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình
-

Tổ chức văn phịng và quản lý nhân sự Ban Điều hành Dự án: Căn cứ vào cơ cấu tổ chức
đã được phê duyệt trong Kế hoạch hoạt động tổng thể, Ban Điều hành Dự án xác định chức
năng nhiệm vụ cho các vị trí trong Văn phịng Ban Điều hành Dự án; tổ chức tuyển chọn
cán bộ, nhân viên hợp đồng cho Dự án theo sự uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo
liên Bộ Dự án. Việc tuyển chọn cán bộ, nhân viên phải đảm bảo tiêu chuẩn về chun mơn,
phẩm chất, trình độ của cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc; thực hiện việc tuyển chọn
chuyên gia tư vấn trong nước theo các quy định hiện hành; phối hợp với ADB tuyển chọn
tư vấn quốc tế làm việc cho Dự án;

-

Chuẩn bị yêu cầu và chỉ tiêu kỹ thuật của hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho các hoạt động của
Dự án. Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, tập hợp, phân loại, lưu trữ tồn bộ thơng tin, tư

liệu gốc liên quan đến Dự án và Ban Điều hành Dự án theo các quy định của pháp luật;

-

Cung cấp thơng tin chính xác và trung thực cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, nhà tài trợ, các cơ quan thông tin đại chúng và các cá nhân liên quan
trong khuôn khổ nhiệm vụ và trách nhiệm được giao, ngoại trừ những thông tin được giới
hạn phổ biến theo luật định. Chuẩn bị để Bộ Giáo dục và Đào tạo cơng khai hóa nội dung,
tổ chức, tiến độ thực hiện và ngân sách của Dự án cho chính quyền địa phương, các cơ
quan dân cử, các tổ chức chính trị, xã hội tại địa bàn có tác động của Dự án theo đúng quy
định của pháp luật;

-

Là đại diện theo uỷ quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong các giao dịch dân sự trong
phạm vi đại diện được xác định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Điều hành Dự
án và tại các văn bản uỷ quyền;

-

Làm đầu mối của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan tham gia thực hiện Dự án trong
việc liên hệ với các nhà tài trợ về các vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện Dự án;

-

Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo tham gia các
hoạt động của Dự án;

-


Hướng dẫn, giám sát và giúp đỡ các Ban thực hiện Dự án cấp tỉnh hoạt động theo kế hoạch
điều hành chung của Dự án; giải quyết các bất đồng về mặt kỹ thuật giữa các đơn vị tham
gia thực hiện Dự án (nếu có).


* Thực hiện công tác theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện Dự án
-

Tổ chức đánh giá về hoạt động của Ban Điều hành Dự án;

-

Tổ chức theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện Dự án theo quy định hiện hành:
+ Báo cáo tình hình thực hiện Dự án định kỳ và đột xuất theo kế hoạch đã được
phê duyệt cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để Bộ gửi báo cáo trên tới Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi thực
hiện Dự án để theo dõi, giám sát và hỗ trợ q trình thực hiện; cung cấp, chia sẻ
thơng tin qua hệ thống quốc gia theo dõi, đánh giá dự án ODA;
+ Làm đầu mối phối hợp với các nhà tài trợ, cơ quan quản lý có thẩm quyền để
đánh giá Dự án.
-

Chấp hành đúng chế độ báo cáo theo quy định tại Quy chế “Quản lý và sử
dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức” ban hành kèm theo Nghị định số
131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ và Thơng tư số
03/2007/TT-BKH ngày 12/3/2007 hướng dẫn Nghị định trên và các yêu cầu
của ADB về báo cáo tài chính, kiểm toán;

-


Thuê tư vấn tiến hành đánh giá ban đầu, giữa kỳ và kết thúc theo nội dung
Hiệp định đã ký kết;

-

Tổ chức thực hiện các quyết định và chịu sự giám sát, kiểm tra của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, ADB và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

-

Phát hiện các trường hợp cần điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung Dự án, chuẩn bị
các tài liệu cần thiết và làm thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt;

-

Hướng dẫn, giám sát và giúp đỡ các Ban thực hiện Dự án cấp tỉnh hoạt động
theo kế hoạch điều hành chung của Dự án.

* Cơng tác nghiệm thu, bàn giao, quyết tốn Dự án
- Sau khi kết thúc Dự án, trong vòng 6 tháng, Giám đốc Ban Điều hành Dự án phải
hoàn thành báo cáo kết thúc Dự án và báo cáo quyết toán Dự án trình Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;
- Chuẩn bị để Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiệm thu sản phẩm của Dự án và bàn giao
các sản phẩm đã hoàn thành của Dự án cho đơn vị tiếp nhận theo Quyết định


của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, bàn giao toàn bộ tài sản
của Ban Điều hành Dự án cho Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Trường hợp chưa thể kết thúc được các công việc nêu trên trong thời hạn quy
định, Ban Điều hành Dự án phải làm văn bản giải trình trình Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo xem xét gia hạn để Ban Điều hành Dự án tiếp tục hoàn
thành các cơng việc dở dang và bảo đảm kinh phí cần thiết để Ban Điều hành
Dự án duy trì hoạt động trong thời gian gia hạn.
* Các nhiệm vụ khác
- Căn cứ nội dung, quy mơ, tính chất và năng lực của Ban Điều hành Dự án, Bộ
Giáo dục và Đào tạo có thể uỷ quyền (bằng văn bản, quyết định hoặc bút phê vào tờ
trình của Lãnh đạo Bộ) cho Giám đốc Ban Điều hành Dự án quyết định hoặc ký kết
các văn bản thuộc thẩm quyền của mình trong quá trình quản lý thực hiện Dự án và
chịu trách nhiệm về việc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước
quốc tế ký kết với ADB đối với các công việc được ủy quyền.
- Giám đốc Ban Điều hành Dự án thực hiện các nhiệm vụ khác trong khuôn khổ Dự
án do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao.
c, Chế độ làm việc.
• Chế độ làm việc của Hội đồng chỉ đạo liên Bộ :
-

Chỉ đạo Ban Điều hành Dự án triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án
theo đúng mục đích, nội dung, tiến trình đã được phê duyệt;

-

Thơng qua Kế hoạch hoạt động tổng thể trình Bộ trưởng phê duyệt; thông
qua Kế hoạch hoạt động năm của Dự án; các báo cáo định kỳ của Dự án;
giám sát Ban Điều hành Dự án trong việc triển khai thực hiện kế hoạch;

-

Xem xét các đề nghị của Ban Điều hành Dự án về việc điều chỉnh nội dung
hoạt động, tiến độ triển khai để trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các
cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền và ADB xem xét, quyết định điều

chỉnh;


-

Huy động các cơ quan liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tham gia
thực hiện Dự án. Các thành viên thuộc các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào
tạo tham gia Hội đồng chỉ đạo liên Bộ có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ về
chun mơn trong các hoạt động của Dự án có liên quan đến chức năng
nhiệm vụ của đơn vị mình;

-

Phối hợp với ADB và các bộ, ngành có liên quan trong việc hỗ trợ Ban Điều
hành Dự án giải quyết các vấn đề nảy sinh vượt quá thẩm quyền xử lý của
Ban Điều hành Dự án;

-

Đánh giá tiến trình và kết quả hoạt động của Ban Điều hành Dự án; kiến
nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có biện pháp xử lý trong trường hợp
Ban Điều hành dự án vi phạm các quy định về quản lý dự án của Chính phủ
và của ADB;

-

Hội đồng chỉ đạo liên Bộ định kỳ họp 6 tháng một lần. Trường hợp đặc biệt,
Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập họp bất thường tồn thể Hội đồng hoặc
một số thành viên liên quan. Thông báo nội dung phiên họp Hội đồng Chỉ
đạo được gửi tới tất cả các thành viên Hội đồng để làm căn cứ thực hiện, chỉ

đạo, giám sát và kiểm tra;

-

Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo liên Bộ chủ trì các phiên họp của Hội đồng thảo
luận về các vấn đề chuyên môn thuộc trách nhiệm của Hội đồng; xem xét và
phê duyệt các văn bản quan trọng của Dự án (kế hoạch hoạt động và báo cáo
định kỳ hàng năm, báo cáo giải ngân và dự tốn kinh phí cho các hoạt động
lớn);

-

Các thành viên của Hội đồng chỉ đạo liên Bộ có trách nhiệm tham gia đầy đủ
các cuộc họp của Hội đồng. Trường hợp thành viên Hội đồng vắng mặt vì lý
do chính đáng, có thể uỷ nhiệm một cán bộ đi họp thay và phải chịu trách
nhiệm về ý kiến của người được uỷ nhiệm. Người đi họp phải báo cáo nội
dung cuộc họp với người uỷ nhiệm; Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm
trả lời các văn bản Hội đồng gửi đến xin ý kiến về các vấn đề của Dự án
đúng thời gian quy định;


-

Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc chỉ đạo
toàn bộ hoạt động của Dự án và trực tiếp chỉ đạo Ban Điều hành Dự án.

• Chế độ làm việc của Ban Điều hành Dự án.
-

Ban Điều hành dự án định kỳ hội ý giao ban hàng tuần, họp giao ban

hàng tháng. Giám đốc Ban điều hành dự án chủ trì các cuộc họp giao ban
tháng. Trường hợp bất khả kháng có thể uỷ quyền cho Phó Giám đốc Ban
điều hành điều khiển phiên họp. Nội dung họp giao ban: kiểm điểm về
kết quả, tiến độ triển khai các hoạt động của Dự án và thông báo, thảo
luận công việc trong thời gian tới.

-

Trợ lý hành chính chuẩn bị nội dung, lưu trữ các báo cáo, chỉ đạo thư ký
ghi biên bản các phiên họp của Văn phòng Dự án; truyền đạt các ý kiến
chỉ đạo của Giám đốc Ban Điều hành và đôn đốc tiến độ thực hiện;

-

Các tổ chuyên môn hội ý giao ban hàng tháng dưới sự điều hành của Tổ
trưởng và Trợ lý phụ trách. Giám đốc và Phó Giám đốc Ban Điều hành
Dự án tham dự chỉ đạo cuộc họp các tổ khi cần thiết. Nội dung họp: kiểm
điểm về kết quả, tiến độ triển khai các hoạt động của tổ chuyên môn và
thông báo, thảo luận công việc trong thời gian tới hoặc các vấn đề mới
phát sinh. Trường hợp cần thiết, có thể họp đột xuất.

2.2.

Thực trạng Dự án Phát triển Giáo dục THCS - CPCU.
Năm 2004 mới có 16/61 tỉnh hồn thành phổ cập giáo dục THCS. Năm 2005, con số

này đã tăng lên 30 tỉnh. Dự kiến đến năm 2010, sẽ hoàn thành phổ cập THCS trên tồn
quốc. Theo các chun gia, nếu chỉ nhìn vào số lượng thì cho đến năm 2007 Dự án mới đi
được một nửa chặng đường. Tuy nhiên, 30 tỉnh cịn lại phần đơng là những tỉnh khó khăn.
Vấn đề phổ cập giáo dục tại những địa phương này mới thực sự là thách thức lớn.

Về công tác xây dựng cơ bản trong thời gian qua, dự án đã ưu tiên đầu tư đối với 247
trường THCS thuộc 28 tỉnh. Riêng việc xây dựng các phịng học bộ mơn cho 65 trường


điểm tỉnh và bảy trường dân tộc nội trú (chiếm hơn 40% tổng kinh phí của dự án), dự án
hồn thành việc trao thầu cho hơn 90% số cơng trình và có thể đạt 100% vào cuối năm
2008.
Nhiều hoạt động khác được cải tiến như: phát huy vai trò của giám sát cộng đồng ở
các địa phương trong xây dựng cơ bản, hợp đồng với đơn vị tư vấn có năng lực triển khai
công tác giám sát đối với các cơng trình xây dựng do dự án đầu tư... Ngồi ra, nhằm đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng, dự án xây
dựng hai bộ tài liệu về đổi mới phương pháp và kiểm tra đánh giá, 500 đề kiểm tra, tập
huấn thay sách lớp 9, tập huấn nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
cũng như tham gia xây dựng và vận động thực hiện mơ hình trường học thân thiện.
Cho đến năm 2010, dự án tập trung hỗ trợ công tác đánh giá chất lượng giáo dục, do
đó việc triển khai xây dựng thư viện câu hỏi đối với môn học, biên soạn tài liệu và tổ chức
tập huấn rộng rãi qua hình thức phân tầng cần được chú trọng. Cùng với nhiệm vụ này là
việc khảo sát cụ thể kết quả học tập của học sinh lớp 6 và lớp 9, tổ chức cho một số cán bộ
cốt cán đi học tập lý luận và kỹ thuật đánh giá ở nước ngoài; đồng thời hỗ trợ nghiên cứu
các đề tài khoa học về đánh giá và tập huấn trên quy mơ rộng cho tồn thể giáo viên
THCS.
Dự án tiếp tục cung cấp các thiết bị kỹ thuật phục vụ việc thiết lập đề kiểm tra và in
sao đề cho khoảng 100 phòng giáo dục và đào tạo (GD và ÐT). Ðặc biệt, tiếp tục hồn
thiện thí điểm triển khai đại trà các chuẩn trường học, bao gồm chuẩn hiệu trưởng, chuẩn
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo hướng "trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Dự án tiếp tục hỗ trợ, đổi mới tổ chức và sử dụng cơ sở vật chất, trong đó có việc bổ
sung thiết bị dạy học cho các phịng học bộ mơn, phịng tin học, ngoại ngữ và thư viện 65
trường điểm tỉnh, bảy trường dân tộc nội trú cũng như hồn thành việc cung cấp thiết bị
phịng thí nghiệm tổng hợp, phịng máy vi tính và thư viện cho 247 trường THCS.
Các mục tiêu này sẽ góp phần tăng cường dạy học ngoại ngữ, tin học và ứng dụng

công nghệ thông tin; nhất là với việc triển khai đề án "Thí điểm dạy tiếng Anh tăng cường
và dạy song ngữ" và bồi dưỡng các chuyên đề cần thiết cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo
dục về các phần mềm ứng dụng trong trường THCS.


Dự án còn tiếp tục đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và hỗ trợ giáo dục thường
xuyên. Ở lĩnh vực này, dự án tổ chức tập huấn cho 600 hiệu trưởng các trường THCS trọng
điểm về giáo dục hướng nghiệp, bồi dưỡng hoàn thiện đổi mới phương pháp dạy học và
kiểm tra đánh giá cho khoảng 380 giáo viên môn tốn, ngữ văn và 384 giáo viên mơn tiếng
Anh, giáo dục cơng dân...
Ðể hồn thành nhiệm vụ hỗ trợ và nâng cao chất lượng giáo dục THCS, đơn vị tiếp
tục hỗ trợ hoàn thiện đổi mới phương pháp dạy học từng phần một. Với nhiệm vụ này, cần
tiếp tục phổ biến rộng rãi các tài liệu đổi mới phương pháp, hướng dẫn sử dụng đồ dùng
dạy học, biên soạn và phát hành cẩm nang hiệu trưởng. Ðặc biệt là việc hỗ trợ các trường
cao đẳng, đại học sư phạm có đào tạo giáo viên THCS để bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng
chuẩn hơn sáu nghìn giáo viên, nâng cao trình độ cho khoảng 1.800 giáo viên âm nhạc, thể
dục, mỹ thuật và ngoại ngữ kiêm nhiệm của các tỉnh khó khăn với hình thức cấp kinh phí
đi học tại các trường cao đẳng và đại học sư phạm.
Ðối với việc tăng cường cơ hội tiếp cận và công bằng trong giáo dục THCS, thời gian
tới sẽ có những điều chỉnh về kinh phí để hỗ trợ học sinh có hồn cảnh khó khăn, học sinh
các dân tộc thiểu số. Mặt khác, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức biên soạn tài liệu và
bồi dưỡng giáo viên dân tộc thiểu số phù hợp đặc điểm nhận thức và điều kiện học tập của
học sinh dân tộc thiểu số...
Bên cạnh đó, cùng các đơn vị chức năng của Bộ GD và ÐT nghiên cứu hoàn thiện
các đề tài giáo dục dân tộc về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh dân tộc thiểu số, phong
tục tập quán của các dân tộc thiểu số, đổi mới chương trình đào tạo trong các trường dân
tộc nội trú, dạy nghề truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số. Phối hợp các địa phương
cung cấp đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, đồ dùng học tập cho 100% số học sinh dân
tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh nghèo, con em các vùng bị thiên tai, bão lụt;
hoàn thành việc cung cấp các thiết bị như máy vi tính, máy in, máy bơm điện, bình chứa

nước, máy thu hình, đầu DVD, hệ thống âm thanh... cho các trường nội trú, bán trú vùng
khó khăn và các trường dân tộc nội trú.
Ở mục tiêu hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý giáo dục, dự án tập trung xây dựng
mức chất lượng cơ bản trường THCS, trong đó đặc biệt chú ý việc nghiệm thu và triển khai


đại trà về chuẩn chất lượng trường THCS, chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo
viên, đặc biệt là việc xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện và thử nghiệm bộ chuẩn chất
lượng cơ bản trường THCS, trong đó có nội dung triển khai thực hiện phong trào xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực, chỉ đạo tập trung tại 343 trường THCS được thụ
hưởng dự án theo hướng tăng cường các hoạt động tích cực của học sinh.
Dự án còn tập trung hỗ trợ, tăng cường năng lực quản lý giáo dục THCS với nhiều
công việc thiết thực. Tiếp tục hỗ trợ biên soạn tài liệu và tập huấn cán bộ quản lý cấp
phòng GD và ÐT và các trường THCS về ứng dụng công nghệ thông tin, về công tác quản
lý chuyên môn, thi cử, đánh giá chất lượng học sinh, thanh tra, giám sát hoạt động dạy
học ...

2.2.1. Quản lý tổng thể :
Để giám sát các thành quả Dự án, hệ thống quản lý hoạt động dự án hiện hành của Bộ
GD&ĐT sẽ được hoàn thiện hơn và thể chế hóa để giám sát và đánh giá tác động của Dự
án tại các thời điểm khác nhau của chu trình Dự án. Giám sát hoạt động của Dự án sẽ tập
trung vào phần kế hoạch thực hiện, mục tiêu và mức độ hoàn thành. Đánh giá hoạt động
Dự án tập trung kiểm tra tác động của các hoạt động Dự án (như cải thiện được tỉ lệ tham
gia THCS nhờ các hoạt động xây dựng cơ bản, cung cấp thiết bị, tài liệu; tỉ lệ chuyển cấp),
các khó khăn và hạn chế phải đối mặt, lý do và giải pháp của những khó khăn, hạn chế đó.
Các tỉnh sẽ có trách nhiệm nộp các báo cáo giám sát sáu tháng cho Ban Điều hành Dự án
Trung ương, và thực hiện các chuyến khảo sát, nghiên cứu thực tế. Mỗi tỉnh sẽ thực hiện ít
nhất một năm một chuyến nghiên cứu đánh giá và nộp báo cáo về Ban điều hành Dự án
TW. Tại các Phòng và Trường, Phòng GD&ĐT sẽ cùng với trường tập hợp và cung cấp các
thông tin cần thiết để thành lập các chỉ số giám sát Dự án cho Ban ĐH Dự án tỉnh phục vụ

báo cáo giám sát 6 tháng và nghiên cứu đánh giá hàng năm. Các nghiên cứu đánh giá khác
nên thực hiện khi có khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện. các chuyên gia trong
nước và quốc tế về giám sát, đánh giá và quản lý chất lượng sẽ tập huấn cho các cán bộ địa
phương về các kỹ năng giám sát đánh giá sử dụng trong Dự án.


Ngân hàng ADB và chính phủ Việt Nam sẽ cùng thực hiện các đợt kiểm tra giữa năm
về tình hình thực hiện Dự án. Các cuộc kiểm tra sẽ đánh giá tiến độ triển khai mỗi thành
phần, xác định các khó khăn, hạn chế, và giúp đưa ra giải pháp khắc phục. Cuối đợt kiểm
tra sẽ có lập báo cáo trình Chính phủ và ADB. Ban Điều hành Dự án TW và Ban Thực hiện
Dự án cấp tỉnh sẽ là nguồn cung cấp thơng tin chính cho các đồn kiểm tra. Chính phủ và
ADB sẽ thực hiện đánh giá giữa kỳ trong quý 4 của năm thứ 3. Kiểm tra đánh giá giữa kỳ
sẽ cung cấp thông tin và kế hoạch cho giai đoạn hai của Dự án bao gồm :
(i)

Kiểm tra pham vi, thiết kế và kế hoạch thực hiện Dự án ;

(ii)

Đưa ra các sửa đổi cần thiết ;

(iii)

Đánh giá hoạt động dựa trên mục tiêu và kế hoạch ;

(iv)

Kiểm tra tính phù hợp và tuân thủ theo Hiệp định Dự án ;

(v)


Đề xuất các sửa đổi trong thiết kế Dự án hoặc kế hoạch thực hiện.

Các kết quả nghiên cứu được sẽ được thảo luận tại Hội nghị đánh giá giữa kỳ với sự
tham gia của lãnh đạo Bộ và cán bộ cấp cao, đại diện các Bộ / Ngành liên quan, các chuyên
gia, và ADB.

2.2.2. Quản lý phạm vi :
Quản lý phạm vi là việc xác định, giám sát việc thực hiện mục đích, mục tiêu của dự
án, xác định công việc nào thuộc về dự án và cần phải thực hiện, công việc nào nằm ngoài
phạm vi của dự án. Phạm vi dự án thể hiện mối quan hệ ràng buộc giữa 3 yếu tố: thời gian,
chất lượng và nguồn lực và có thể minh họa bằng hình vẽ sau :
Hình 2.2. Mơ hình quản lý phạm vi dự án


Chất
lượng
Phạm vi dự
án
Thời gian

Nguồn
lực

Quy trình quản lý phạm vi trong dự án bao gồm 4 bước cơ bản sau: Lập kế hoạch
phạm vi, duyệt phạm vi, kiểm tra và giám sát, quản lý thay đổi phạm vi.
Trước tiên, Ban điều hành dự án tiến hành lập kế hoạch phạm vi, nhằm cung cấp nền
tảng cho các quyết định về dự án trong tương lai. Trong đó nêu rõ mục tiêu chung và mục
tiêu cụ thể của dự án, xác định địa điểm, vị trí và ranh giới của khu vực triển khai dự án,
xác định các công việc cần phải thực hiện trong dự án. Mục tiêu chung của Dự án Giáo dục

THCS là góp phần giảm đói nghèo ở Việt Nam thông qua việc phát triển và nâng cao chất
lượng giáo dục THCS. Đặc biệt là dự án hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả,
công bằng tiếp cận và năng lực quản lý giáo dục THCS, thông qua việc cải thiện hệ thống
hỗ trợ chất lượng và hoàn thành mục tiêu phổ cập THCS vào năm 2010. Mục tiêu cụ thể
của dự án gồm có ba nội dung cơ bản : (1) là nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
THCS qua việc hoàn tất đổi mới chương trình và sách giáo khoa, và bồi dưỡng giáo viên ;
(2) là tăng cường tiếp cận công bằng cho học sinh THCS ở những vùng khó khăn ; (3) là
tăng cường năng lực quản lý THCS theo cơ chế phân cấp mới từ cấp Bộ GD&ĐT xuống
các cấp sở : Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, và trường THCS. Xác định vị trí, địa điểm và


ranh giới triển khai dự án cụ thể là Dự án diễn ra trên phạm vi toàn quốc, riêng thành phần
2 chỉ tập trung đầu tư cho 28 tỉnh ưu tiên. Đó là các tỉnh :
-

Khu vực đồng bằng sơng Hồng : Vĩnh Phúc ;

-

Vùng Đông Bắc : Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ,
Tuyên Quang, Yên Bái ;

-

Vùng Tây Bắc : Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hịa Bình ;

-

Vùng Dun hải Bắc Trung Bộ : Nghệ An, Hà Tĩnh ;


-

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ : Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam ;

-

Khu vực Tây Nguyên : Kon Tum, Gia Lai, Đăc Lắc, Đăk Nông, và Lâm Đồng ;

-

Vùng Đông Nam Bộ : Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Tây Ninh ;

-

Vùng đồng bằng sông Cửu Long : Trà Vinh.

Dựa trên kế hoạch phạm vi đã lập, Ban điều hành dự án trình Chính phủ và nhà tài trợ
là Ngân hàng ADB phê duyệt phạm vi của dự án, của từng hạng mục nội dung và kiểm tra
phạm vi để hợp thức hóa việc chấp nhận phạm vi của dự án.
Việc giám sát và quản lý thay đổi phạm vi: sẽ được hai bên cùng phối hợp thực hiện.
Các cuộc kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần sẽ đánh giá tiến độ triển khai mỗi hạng mục, xác
định các khó khăn, hạn chế, và giúp đưa ra các giải pháp khắc phục. Cuối mỗi đợt kiểm tra
đều có báo cáo trình chính phủ và ngân hàng ADB. Việc thay đổi, bổ sung, điều chỉnh mỗi
nội dung trong phạm vi dự án sẽ phải được xem xét, cân nhắc cùng với ý kiến hỗ trợ của
các chuyên gia tư vấn và phải được sự phê duyệt đồng thời của cả hai bên là Chính phủ
Việt Nam và Ngân hàng ADB.

2.2.3. Quản lý chi phí :
Tổng kinh phí Dự án ước tính khoảng 80 triệu đơla, bao gồm thuế, dự phịng và lãi
suất vốn vay. Chi phí ngoại tệ ước tính khoảng 21,6 triệu và chi phí nội tệ ước tính khoảng

58,4 triệu đơla trong tổng chi phí Dự án.
Bảng 2.3. Dự trù kinh phí.
Đơn vị : triệu USD

Thành phần

Ngoại tệ

Nội tệ

Tổng chi phí


A. Chi phí cơ bản
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả GD THCS
2. Tăng cường tiếp cận và công bằng GD

8.3
8.7

17.7
26.8

26.0
35.5

THCS ở các vùng khó khăn
3. Tăng cường năng lực quản lý GD THCS

1.0


3.4

4.4

0.0
18.0

5.1
53.0

5.1
71.0

0.4
1.4
1.8
1.8
21.6

1.2
4.2
5.4
0.0
58.4

1.6
5.6
7.2
1.8

80.0

theo cơ chế phân cấp quản lý mới
4. Thuế
Tổng (A)
B. Dự phòng
1. Dự phòng về cơ sở vật chất.
2. Dự phòng về giá
Tổng (B)
C. Lãi suất
Tổng
Nguồn : Dự trù kinh phí do ADB thực hiện

ADB sẽ cung cấp một khoản vay tương đương 55 triệu USD từ các nguồn Quỹ đặc
biệt của ADB để tài trợ 68.8% tổng chi phí dự án. ADB sẽ tài trợ 100% chi ngoại tệ. Vốn
vay ADB sẽ có thời hạn là 32 năm, trong đó thời gian ân hạn là 8 năm có tỉ lệ lãi suất là 1%
một năm, thời gian cịn lại sẽ tính lãi suất 1,5% một năm. 25 triệu đơla tương đương cịn lại
là vốn đối ứng của phía Việt Nam tương đương 31,2% tổng chi phí Dự án.
Bảng 2.4. Kế hoạch tài chính
Đơn vị : triệu USD.

Nguồn
Ngân hàng ADB
Trung ương
Tổng

Ngoại tệ
21.6
0.0
21.6


Nội tệ
33.4
25.0
58.4

Tổng kinh phí
55.0
25.0
80.0

%
69
31
100

Các hạng mục hàng hóa dịch vụ và các hoạt động khác sẽ được tài trợ từ số tiền
khoản vay và số tiền phân bổ cho từng hạng mục. Việc phân bổ số tiền khoản vay được
thực hiện theo bảng 2.4 dưới đây.
Bảng 2.5. Phân bổ khoản vay.
STT

Hạng mục

Số phân bổ SDR
Hạng mục
Tiểu hạng mục

% ADB


Cơ sở rút vốn từ tài

tài trợ

khoản vốn vay


1

Xây dựng cơ bản

% tổng chi tiêu

15.368.000

25% chi tiêu ngoại tệ
và 64% chi tiêu nội
tệ

2

Thiết bị, phương tiện đi lại và

2A

7.126.000

đồ gỗ
Thiết bị và phương tiện đi


89
5.790.000

100/56 100% chi tiêu ngoại
tệ và 56 tổng chi tiêu

lại
2B
3
3A
3B
4
4A
4B
5
6
6A
6B
7

Đồ gỗ
Đào tạo và phát triển đội ngũ
Tập huấn tại nước ngoài
Tập huấn trong nước
Dịch vụ tư vấn
Quốc tế
Trong nước
Tài liệu tập huấn
Các chương trình đặc biệt
Tập huấn

Đề tài nghiên cứu
Hỗ trợ học sinh có hồn cảnh

8

khó khăn
Chi phí hoạt động (khơng bao

9

gồm tiền lương)
Tiền lãi

1.204.000

Vốn chưa phân bổ
Tổng số

nội tệ
Ngoại tệ và nội tệ

1.336.000

100

421.000
4.376.000

100 Ngoại tệ
100 Nội tệ


3,128,000
37,346,000

4.797.000
767.000
489.000
278.000

100 Ngoại tệ
100 Nội tệ
100 Ngoại tệ và nội tệ

708.000
1.653.000
136.000

100 Ngoại tệ và nội tệ
100 Ngoại tệ và nội tệ
100 Nội tệ

402.000

100 Nội tệ

2.057.000
2.361.000

100 % số tiền lãi khi đáo
hạn


10

Mặc dù việc phân bổ số tiền khoản vay và tỷ lệ rút vốn đã được quy định rõ ràng trong
Hiệp định khoản vay (đoạn 5, Phụ lục 3),
(a) Nếu số tiền khoản vay phân bổ cho bất cứ hạng mục nào được xem là ko phù hợp
để tài trợ tất cả các chi phí trong hạng mục đó, ADB, phải thơng báo cho bên vay
i, phân bổ lại cho hạng mục đó, với mức phù hợp để giải quyết tình trạng thâm hụt
dự kiến, số tiền khoản vay đã được phân bổ cho hạng mục khác nhưng theo ADB
không dùng hết, và


×