Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bệnh sán lá gan docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.57 KB, 4 trang )

Bệnh sán lá gan

Sán lá gan là bệnh phổ biến trên thế giới, trâu, bò, dê, cừu
và người đều mắc bệnh. Bệnh do 2 loài sán lá gan gây ra
là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Fasciola
gigantica có chu trình phát triển, bệnh lý và phòng, trị như
Fasciola hepatica. Fasciola hepatica có dạng hình chiếc lá
(30 x 13mm), trứng (140 x 80 micromet).
Sán lá gan trưởng thành ký sinh ở ống dẫn mật làm cho
gia súc suy nhược, thiếu máu, giảm sức kéo, giảm sản
lượng sữa, thường chết trong vụ đông xuân các tỉnh miền
núi phía Bắc nước ta. Miền Trung cũng là vùng dịch tễ
của bệnh, gia súc và người bị nhiễm rất cao. Sán lá gan có
thể ký sinh trong cơ thể gia súc nhiều năm và mỗi sán
trong 1 ngày có thể thải qua phân từ 20.000-50.000 trứng
nên khả năng lây truyền bệnh rất cao.
Chu trình phát triển của sán lá gan:
Sán trưởng thành thải trứng qua phân, dưới điều kiện
thích hợp của môi trường (nhiệt độ, ẩm độ) trứng phát
triển thành miracidium. Miracidium sẽ chui vào ốc ký chủ
trung gian là các loài ốc lymnae và sinh sản trong ốc sau
đó ra khỏi ốc dưới dạng metacercaria bơi lội trong nước
và bám vào các cây thủy sinh.
Gia súc, người ăn phải rau, cỏ nhiễm metacecaria vào
đường tiêu hoá sẽ chui qua vách ruột non vào xoang bụng
xâm nhập vào gan và sống ở nhu mô gan trong 6-7 tuần
trước khi phát triển thành sán lá trưởng thành ký sinh
trong ống dẫn mật.
Chẩn đoán:
- Mổ khám: Chẩn đoán chính xác nhất, có thể phát hiện
sán non ở gan trong trường hợp cấp tính.


- Xét nghiệm phân tìm trứng sán: Phương pháp này có
khuyết điểm là trong giai đoạn sán còn non chưa thải
trứng qua phân nên không thể phát hiện được mặc dù gia
súc đã bị nhiễm. Phương pháp này thường sử dụng trong
thể mãn tính.
- Phương pháp Elisa: Ngày nay được sử dụng phổ biến,
phương pháp này có độ nhạy rất cao (trên 95%) có thể
phát hiện kháng thể sán lá gan 2 tuần sau khi nhiễm.
Các thể bệnh sán lá gan:
Cấp tính: Do gia súc bị nhiễm 1 số lượng lớn metacecaria
gây nên xuất huyết nặng ở gan trong quá trình ấu trùng di
hành. Bệnh thường xảy ra trên gia súc non từ 1-2 năm
tuổi.
Bán cấp tính: Biểu hiện đặc trưng là thiếu máu và hoàng
đản (vàng mắt, vàng da) do sán non di hành làm tổn
thương nhu mô gan. Gia súc có thể chết từ 8-10 tuần.
Mãn tính: Ở thể này trên 50% gia súc bị nhiễm nhưng
không biểu hiện triệu chứng, thường xảy ra trên gia súc
trưởng thành gây xơ gan, tắc ống dẫn mật gây nên hoàng
đản, sán hút máu gây ra thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt,
độc tố của sán lá tiết ra có thể làm cho gia súc tiêu chảy
mãn tính, gia súc ăn ít, lông mốc, rụng lông, phù mi mắt,
yếm, ngực, nhai lại kém, trở nên còi cọc, đôi khi có biểu
hiện thần kinh. Bệnh kéo dài làm cho gia súc suy kiệt và
chết.
Phòng, trị sán lá gan:
Thuốc điều trị: Triclabendazole điều trị sán lá gan có hiệu
quả nhất hiện nay, kết quả điều trị thường khỏi 100%.
Công ty Navetco có sản phẩm Navet-Xinil 25%.
Trâu, bò, dê, cừu liều dưới da 1ml cho 25 kg thể trọng,

tiêm 2 lần cách nhau 3 tuần cho hiệu quả cao trong điều
trị sán lá gan trưởng thành, sán non và một số giun tròn
đường tiêu hoá.
Các thuốc khác: Closantel, Oxyclosanide, Closulon
Phòng bệnh:
- Ủ phân gia súc để diệt trứng sán.
- Nên chăn nuôi bò trên đồng cỏ được kiểm soát sán lá
gan.
- Gia súc mới nhập đàn nên cách ly điều trị sán lá gan.
- Mùa mưa là mùa ốc ký chủ trung gian phát triển để lây
truyền bệnh do đó cần diệt ốc trong mùa mưa.
- Tẩy sán lá gan 2 lần trong một năm: trước và sau mùa
mưa (tháng 4 và tháng 12).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×