Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

SKKN Một số Biện pháp giáo dục phẩm chất đoàn kết yêu thương cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.09 KB, 8 trang )

BIỆN PHÁP “ GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐOÀN KẾT - YÊU THƯƠNG”
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHO HỌC SINH LỚP 5A5
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀU BÀNG
NĂM HỌC 2023-2024
Giáo viên: Vũ Thị Thu Hương
Công việc được giao: Giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5A5
I. Lý do chọn biện pháp:
- Giáo dục đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu, đặc biệt trong chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội giai đoạn hiện nay được thông qua tại Đại hội XIII của Đảng“GD&ĐT cần tập trung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”. Đáng chú ý đây là lần đầu tiên
trong văn kiện, Đảng đồng thời đưa sứ mạng “phát triển con người” cùng với sứ
mạng “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”. Để hoàn thành trách nhiệm này, vai
trị của giáo viên chủ nhiệm là vơ cùng quan trọng. Để nâng cao chất lượng giáo
dục theo hướng phát triển về năng lực, phẩm chất cho học sinh thì ngồi việc học
tập rèn luyện kiến thức ở lớp, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức,
kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập và ứng xử trong cuộc sống. Tăng cường đẩy mạnh
việc giáo dục các phẩm chất cho học sinh thông qua các hoạt động trong nhà
trường, góp phần nâng cao nhận thức của học sinh, giúp các em có ý thức hơn
trong từng hành động, biết quan tâm sẻ chia lẫn nhau trong cuộc sống.
- Hiện nay, học sinh Tiểu học được đánh giá phẩm chất thường xuyên cũng như
định kỳ theo 4 nhóm sau: Chăm học, chăm làm; Tự tin, trách nhiệm; Trung thực,
kỷ luật và Đoàn kết, yêu thương. Trong những năm gần đây, thực hiện việc đổi
mới trong đánh giá theo hướng phát triển năng lực phẩm chất của người học, chất
lượng giáo dục phẩm chất cho học sinh đã đạt được những kết quả đáng kể. Đa số
các em học sinh ngoan, lễ phép với thầy cơ, hịa nhã với bạn bè. Tự tin và có kỉ
luật.
- Đối với lớp 5A5, khi nhận giảng dạy và chủ nhiệm, tơi nhận thấy các em là một
tập thể lớp có truyền thống đoàn kết tương đối tốt. Ban cán sự lớp đặc biệt là em
lớp trưởng có năng lực quản lớp tốt. Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng một số em học
sinh nam hay trêu chọc các bạn quá mức dẫn đến mâu thuẫn như: đánh nhau, phá
hỏng đồ dùng học tập của bạn. Các em chưa biết cách giúp đỡ nhau trong học tập


cũng như lao động vệ sinh và ổn định nề nếp ngủ trưa.
- Để giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn trong việc phát triển phẩm chất. Bản thân tôi
đã áp dụng biện pháp: “Giáo dục phẩm chất đoàn kết – yêu thương” cho học sinh
lớp 5A5 trường Tiểu học Bàu Bàng năm học 2023-2024.”
II. Nội dung của biện pháp.
1.Thực trạng trước khi áp dụng biện pháp


1.1) Đối với học sinh:
- Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập, chưa có quyết tâm học tập.
Một số em mất căn bản kiến thức ngay từ lớp dưới. Nhiều học sinh đuối sức trong
học tập, không theo kịp các bạn (thiếu kiến thức, kỹ năng, khả năng để học tập lớp
đang học (ngồi nhầm lớp), sinh ra chán học, sợ học (hội chứng sợ học).
- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh cịn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập
do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. Khả năng chú ý và tập
trung vào bài giảng của giáo viên khơng bền, lười suy nghĩ, cịn trơng chờ thầy cơ
giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế, chưa biết
phát huy khả năng của mình. Khả năng học tập của HS rất khác nhau, cùng một độ
tuổi và 1 lớp nhưng trình độ các em có thể chênh nhau khá lớn. Đọc chậm, đọc sai,
viết chậm, viết sai đặc biệt là môn ngoại ngữ, khơng biết làm tính, yếu các kỹ năng
tính tốn cơ bản, cần thiết .
- Học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, hầu hết là học thụ động, lệ
thuộc vào các loại sách bài giải (chép bài tập vào vở nhưng khơng hiểu gì cả ), học
vẹt, khơng có khả năng vận dụng kiến thức, trong thi cử thì quay cóp và tài liệu .
1.2)Đối với Phụ huynh :
- Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần thấp, thái độ học tập của học sinh, chất lượng
học tập cho thấy nhận thức và thái độ của phụ huynh trong việc hợp tác với nhà
trường là chưa cao.Qua đó cho thấy một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm,
chăm lo và đôn đốc con em mình học tập, cịn phó thác cho nhà trường, cho thầy
cơ. Một số gia đình khơng hạnh phúc ảnh hưởng đến học tập của học sinh. Người

lớn chưa làm gương về chuyện học
1.3)Đối với giáo viên
- Đa số đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm chút học sinh nhưng cũng có
trường hợp chỉ thành cơng trong đối tượng là học sinh khá trở lên, còn đối với học
sinh yếu kém thì chưa hiệu quả, hoặc ngược lại. Trong q trình dạy học cịn mắc
phải, hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối
tượng; có những tiết giáo viên cịn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức
trọng tâm.
- Chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động cịn
mang tính hình thức chưa phù hợp.
- Chưa động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểu hiện tích cực hay sáng
tạo dù là rất nhỏ. Chưa quan tâm đến tất cả HS trong lớp, GV chỉ chú trọng vào các
em HS khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp.
- Việc dạy cho học sinh tự học và sáng tạo hình như ít thực hiện, chỉ lo dạy hết nội
dung đã qui định, lo cháy giáo án .


* Thuận lợi:
- Năm học 2023 - 2024 tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5A5, sĩ
số lớp là 51 em học sinh.
- Các em học sinh của lớp đa số ngoan, có ý thức trong học tập.
- Được sự quan tâm đầu tư của nhà trường về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
phục vụ quá trình giảng dạy, được sự chỉ đạo sát sao về hoạt động chun mơn.
- Đội ngũ giáo viên có năng lực chun mơn nghiệp vụ, nhiệt tình trong cơng tác,
đoàn kết giúp đỡ nhau cùng nâng cao năng lực chun mơn.
* Khó khăn:
- Sĩ số lớp đơng, một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của
con em mình.
- Một số em chưa hịa đồng cùng các bạn, còn hay trêu bạn đánh nhau gây mất
đoàn kết trong lớp.

* Khảo sát
- Ngay sau khi nhận lớp, tơi nhanh chóng khảo sát thực tế và nắm bắt tình hình của
lớp.
Phân loại

SL

TL (%)

Học sinh gặp hồn cảnh khó khăn.

5

9,8

Học sinh cá biệt về phẩm chất

3

5,9

Học sinh ít nói, giao tiếp kém tự tin.

8

15,7

Học sinh có bố mẹ ly hơn

3


5,9

Học sinh có những biểu hiện tốt về phẩm chất.

32

62,7

Biện pháp 1. Áp dụng các biện pháp cụ thể với từng đối tượng học sinh
- Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học
sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.
- Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ
thể:
+ Đối với những học sinh có hồn cảnh khó khăn.
+ Đối với những học sinh cá biệt về phẩm chất.
+ Đối với những học sinh ít nói, giao tiếp kém tự tin.
+ Đối với những học sinh có bố mẹ ly hơn.
+ Đối với những học sinh có biểu hiện tốt về phẩm chất.

 Biện pháp cụ thể với từng đối tượng học sinh như sau:
+ Đối với những học sinh có hồn cảnh khó khăn.


Tìm hiểu hồn cảnh gia đình, tìm mọi nguồn quỹ từ các nhà hảo tâm, hội cha mẹ
phụ huynh để giúp đỡ các em đến trường.
Trong lớp, có em Lê Xuân Dương gặp khó khăn về kinh tế. Để giúp đỡ
em, tơi đã phát động phong trào “vịng tay u thương” ở lớp: Các em
góp sách vở và những đồ dùng học tập mình khơng dùng nữa nhưng vẫn
cịn sử dụng được thì đem tặng lại cho bạn. Bên cạnh đó tơi đề nghị Hội

cha mẹ phụ huynh của lớp hỗ trợ giúp đỡ thêm em vào dịp khai giảng.
+ Đối với những học sinh cá biệt về phẩm chất.
- Tìm hiểu ngun nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia
đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lơi kéo….Hoặc trẻ có những tính
xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được…
- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng
không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi
các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em
đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều
chỉnh mình.
Lớp tơi có em Thắng dễ bị kích động nên hay gây gổ với bạn. Em
cịn tự làm mình bị thương khi có cãi vã xảy ra với bạn. Em Thiên Ân
rất hiếu động không bao giờ ngồi yên trong lớp, không tập trung trong
giờ học chỉ chăm chú ngắm cảnh vật bên ngoài. Em Thịnh lại dễ hay
khóc mỗi khi bạn góp ý, nhắc tên. Với các em học sinh trên, tôi đã lần
lượt gặp riêng và phân tích trao đổi để các em hiểu. Ln phân cơng
các em làm việc trong nhóm để các em phát huy tính hợp tác. Nhờ vậy
các em đã có tiến bộ rất nhiều biết giúp đỡ các bạn trong lớp, không
gây gổ với bạn.
+ Đối với những học sinh ít nói, giao tiếp kém tự tin
- Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau:
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian
ngoài giờ lên lớp .
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo
hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. Giờ ra chơi nhắc các bạn trong lớp rủ em
chơi
Những em học sinh này thường ngồi yên trong lớp suốt buổi học,
hầu như không chơi đùa cùng các bạn khác trong giờ ra chơi mà chỉ
ngồi làm việc riêng của mình đó là các em Cát Tường, em Văn Trọng,
Đăng Khôi,.... Các em này tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Để giúp đỡ



các em, trong các giờ học tôi thường gọi các em trả lời, giờ ra chơi
nhắc các bạn trong lớp rủ em chơi cùng. Tổ chức cho các em học theo
nhóm để các bạn khác giúp đỡ.
+ Đối với những học sinh có bố mẹ ly hơn.
Giáo viên tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ
trước bạn bè. Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng
phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ
huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt.
Em Lê Minh Phong, bố mẹ li hôn, em ở cùng ông bà lớn tuổi lại
không sử dụng zalo. Do sống trong hoàn cảnh như vậy nên các em
cũng rất tự ti. Tôi luôn gần gũi tâm sự nói chuyện với các em để các
em hiểu và thơng cảm cho bố mẹ của mình. Bên cạnh đó tôi thường
xuyên trao đổi qua điện thoại hoặc đến nhà trao đổi với phụ huynh
các em để phụ huynh hiểu quan tâm đến các em nhiều hơn.
+ Đối với những học sinh có biểu hiện tốt về phẩm chất
Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi hổ trợ cùng với giáo
viên giúp đỡ các bạn trong lớp học tốt hơn.
Đội ngũ ban cán sự lớp luôn là cánh tay phải hỗ trợ đắc lực cho tôi.
Cuối mỗi tuần, tôi họp riêng với các em nắm bắt tình hình lớp. Chính
trong những buổi họp này, tơi đã biết được rất nhiều thông tin mà các em
ngại nói ra trong giờ sinh hoạt tập thể. Ngồi ra, các em cịn được tơi chú
ý phát hiện những năng lực đặc biệt về văn hoá văn nghệ, thể dục thể
thao, hội hoạ, thuyết trình. Và bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lịng say mê
hứng thú học tập thơng qua những hội thi, những buổi ngoại khoá hoặc
ngay trong tiết học chính khố.
Biện pháp 2. Tổ chức phong trào thi đua qua việc xây dựng “Đôi bạn cùng
tiến”.
“Học thầy không tày học bạn” đây là một phương trâm mà tôi rất tâm

đắc. Để giúp các em tiến bộ hơn tôi phân công các bạn trong lớp
giúp các em với phong trào “Đôi bạn cùng tiến”. Bạn Nhật Minh giúp
đỡ bạn Trà My, bạn Mai Na giúp bạn Khánh Hưng, bạn Bảo Châu
giúp bạn Quốc Thịnh, còn bạn Phúc giúp bạn Công Tiến. Trong tiết
sinh hoạt hàng tuần tôi thường khen các đơi bạn có sự tiến bộ, động
viên khuyến khích để các em cố gắng hơn.
Biện pháp 3. Phối hợp chặt chẽ với gia đình để giáo dục học sinh.
Đối với các em học sinh có hồn cảnh như đã nói ở trên tơi thường
xun thơng tin liên lạc với phụ huynh qua điện thoại và xuống thăm gia


đình các em, gặp gỡ trao đổi cùng phụ huynh. Với các em học sinh cịn
lại tơi cũng ln thơng tin với phụ huynh tình hình học tập của các em ở
trên lớp. Mời phụ huynh học sinh các em đến trường trao đổi về việc
giáo dục học sinh khi có những hiện tượng bất thường.
Biện pháp 4. Giáo dục phẩm chất cho học sinh qua từng môn học
Để thực hiện tốt việc giáo dục phẩm chất đoàn kết cho học sinh, tôi quan
tâm giáo dục phẩm chất cho học sinh qua từng môn học, đặc biệt là môn đạo
đức. Qua môn đạo đức trang bị cho các em những tri thức đạo đức, các chuẩn
mực về hành vi đạo đức có trong nội dung của mỗi bài học để trở thành kĩ
năng sống, thói quen hàng ngày của mỗi học sinh. Để gây hứng thú cho học
sinh tôi luôn thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực như thảo luận
nhóm, đóng vai, phỏng vấn, diễn kịch để các em nắm bài tốt hơn, nhớ lâu hơn.
Biện pháp 5. Nêu gương và khen thưởng
- Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên
nên tôi hướng dẫn Ban cán sự lớp lập bảng chấm điểm thi đua từng HS như sau:
- Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất với Ban đại diện phụ huynh về
việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong trào học tập cũng
như các phong trào khác như sau:
+ Mỗi tuần tặng 1 cây bút cho mỗi học sinh đạt số điểm tốt cao nhất tổ.

+ Mỗi đợt kiểm tra định kỳ tặng một 1 bút/ 1 học sinh đạt điểm tốt.
+ Tặng một phần quà cho học sinh đạt phong trào nhà trường đề ra.
- Sau mỗi tuần thi đua lớp đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ trưởng đánh giá cụ
thể các mặt học tập cũng như hoạt động của từng thành viên trong tổ thông qua
bảng điểm . sau đó bầu chọn một học sinh tuyên dương trước lớp và nhận thưởng.
- Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo qui ước 3 tuần mới
được nhận thưởng lại ( nếu em đó điểm nhất tổ thì chọn em điểm nhì tổ..)
- Đặc biệt chú ý đến học sinh chậm trong học nhưng có tiến bộ thì tổ trưởng các tổ
đề nghị Ban thi đua lớp tuyên dương và khen thưởng. Trên đây là một số biện pháp
về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập đã được áp dụng ở rất
nhiều lớp học và đạt được kết quả tốt.
III. Hiệu quả của việc thực hiện biện pháp
- Sau khi áp dụng những biện pháp trên tôi thấy kết quả tốt. Chất lượng đại trà
được nâng lên và đi vào thế ổn định. Điều đặc biệt là chúng tôi nhận thấy học sinh
có vẻ tự tin và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức, các em yêu thích và tự
giác hơn, khơng cịn lười biếng trong giờ học làm cho các tiết học trở nên nhẹ
nhàng hơn. Cụ thể


Từ ngày 28/8 đến 01/10/2023, 100% học sinh đều có phẩm chất đạt, đặc biệt là
phẩm chất Đoàn kết – Yêu thương đến 90,2% các em đạt tốt. Hai em Nhật và
Thịnh đã có thái độ hịa nhã hơn, khơng có những việc làm vi phạm nội quy của
lớp nữa. Em Dũng và Tiến cũng tự tin hơn trong giao tiếp.
So với kết quả khảo sát ngày 28/8 thì đến 01/10/2023 các em đã có tiến bộ rất
nhiều.
Phân loại

SL

TL (%)


Học sinh gặp hồn cảnh khó khăn.

1

2,0

Học sinh cá biệt về phẩm chất

1

2,0

Học sinh ít nói, giao tiếp kém tự tin.

2

3,9

Học sinh có bố mẹ ly hơn

1

2,0

Học sinh có những biểu hiện tốt về phẩm chất.

46

90,1


Song song với phẩm chất học sinh có tiến bộ tốt thì các hoạt động
phong trào của lớp cũng được nâng cao. Các em đã biết phân công công
việc cụ thể, giúp nhau kê bàn, gấp chăn nhanh nhẹn hơn trong giờ ngủ
trưa. Công việc được phân cơng hồn thành nhanh gọn và chất lượng.
Các em học tốt xung phong kèm các bạn học chậm và còn mạnh dạn đề
xuất với thầy giáo một số cách để giúp bạn.
PHẦN IV: Kết luận
1. Ý nghĩa của biện pháp
- Học sinh yếu là một tồn tại khách quan, một phần do giáo viên chưa quan tâm
đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em hổng kiến thức cơ bản. Một phần là do
các em khơng thích học, không biết cách học dẫn đến ngày một tụt hậu so với trình
độ chung của lớp…. Khơng kể ngun nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu là việc
làm cần thiết, khơng nóng vội, có lộ trình hợp lý, có biện pháp hiệu quả và kịp
thời, có kế hoạch riêng cho mỗi học sinh. Giáo viên là người chủ đạo trong việc
khắc phục học sinh yếu, thành hay bại là phần lớn do giáo viên. Vì vậy giáo viên là
người hết sức quan trọng trong việc khắc phục han chế từ học sinh.
- Có thể nói giáo viên là yếu tố quyết định về kết quả. Nếu có được những thầy cơ
tâm huyết, có kinh nghiệm dạy học sinh yếu, tận tụy với từng học sinh thì kết quả
mới khả quan được.
- Làm thế nào để Nâng cao chất lượng giáo dục?" là một câu hỏi đặt ra và suy nghĩ
rất nhiều của những người thầy Tận Tâm với nghề giáo trong thời điểm hiện nay
khi chúng ta đã làm nhiều biện pháp nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã
hội, của nhà trường, của bộ môn.


- Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng năm ở từng khối lớp mà nhà trường có kế
hoạch và biện pháp thích hợp để nâng cao được trình độ cho học sinh lỡ mất căn
bản trong học tập - giúp các em có cơ hội hội nhập cùng với bạn bè. Kế hoạch phải
được lập ngay từ đầu năm và phải tổ chức thực hiện thật chu đáo. Để thành công

trong công tác giáo dục học sinh nhà trường phải biết huy động mọi nguồn lực của
xã hội để cùng làm cho hiệu quả .
- Phải xác định: Mỗi thầy cơ giáo phải có trách nhiệm giúp đỡ học sinh yếu kém để
các em này cải thiện tình hình học tập của mình một cách tốt nhất (Dạy học là dạy
cho người chưa biết để họ được biết).
V. Kiến nghị đề xuất
1. Kiến nghị:
- Tuyên truyền và vận động phụ huynh không coi việc giáo dục con em là việc
riêng của giáo viên. Các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các hội thảo về công
tác giáo dục phẩm chất cho học sinh để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Nhà trường đặc biệt là những người làm công tác quản lý phải coi việc giáo dục
đạo đức là nhiệm vụ hàng đầu để tất cả học sinh khi ra trường đều là những cơng
dân có ích cho xã hội. Phụ trách chuyên môn phải làm cho giáo viên thấy rõ tầm
quan trọng của nội dung phát triển phẩm chất cho học sinh.
2. Đề xuất:
- Đề nghị các cấp lãnh đạo tiếp tục tăng cường cho nhà trường cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học phong phú, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tăng cường
đầu sách, truyện đọc cho học sinh để các em có điều kiện sinh hoạt vui chơi, giải
trí.
3. Bài học :
+ Đối với giáo viên:
- Nắm rõ các đối tượng học sinh trong lớp
- Chủ động lập kế hoạch
- Tạo môi trường cho học sinh chủ động sáng tạo trong thực hiện nền nếp, kỹ năng
tự quản.
- Học hỏi, trao đổi cùng đồng nghiệp về công tác chủ nhiệm lớp.
Người viết

Vũ Thị Thu Hương




×