Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Khả năng nhận biết từ láy của học sinh tiểu học (khảo sát học sinh lớp 5 trường tiểu học tiền phong b, mê linh, hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.05 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-------------------

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT TỪ LÁY
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
(Khảo sát ở học sinh lớp 5

trường Tiểu học Tiền Phong B, Mê Linh, Hà Nội)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

: Lê Kim N

huNgười hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ THÙY VINH

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ THÙY VINH

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, em đã nhận được
sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu
học, các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Em
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này.


Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Tiến sĩ Lê
Thị Thùy Vinh - giảng viên trường ĐHSP Hà Nội 2, người đã trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình để em thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Cũng qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ nhiệt
tình của tập thể giáo viên, học sinh trường Tiểu học Tiền Phong B, Mê Linh,
Hà Nội đã giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu
thập số liệu để hoàn thành đề tài.
Lần đầu tiên bước vào nghiên cứu khoa học, hơn nữa thời gian nghiên
cứu còn hạn hẹp nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong
nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của
các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Khả năng nhận biết từ láy của học sinh
Tiểu học (khảo sát ở học sinh lớp 5 trường Tiểu học Tiền Phong B, Mê
Linh, Hà Nội)” là kết quả mà tôi đã trực tiếp nghiên cứu từ tháng 10/2015
đến tháng 5/2016 tại trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Đây là kết quả nghiên
cứu của cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng lặp với kết quả của các tác giả
khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hương



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 4
7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ................................. 6
1.1. Khái niệm từ láy ......................................................................................... 6
1.2. Phân loại từ láy........................................................................................... 9
1.2.1. Từ láy đôi ................................................................................................ 9
1.2.2. Từ láy ba................................................................................................ 11
1.2.3. Từ láy tư ................................................................................................ 11
1.3. Nghĩa của từ láy ....................................................................................... 13
1.4. Phân biệt từ ghép và từ láy ....................................................................... 15
1.4.1. Đối với các từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống từ láy: ............. 15
1.4.2. Đối với các từ không có quan hệ về âm và một tiếng trong từ đã mất nghĩa 15
1.4.3. Đối với các từ có quan hệ về âm và một tiếng trong từ đã mất nghĩa: . 16
1.4.4. Đối với các từ không xác định được hình vị gốc nhưng có quan hệ về âm .. 16
1.4.5. Một số trường hợp khác: ....................................................................... 16
1.5. Việc giảng dạy từ láy trong nhà trường Tiểu học .................................... 17
CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT
TỪ LÁY CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC ...................................................... 21
2.1. Thực trạng về khả năng nhận biết từ láy của học sinh Tiểu học ............. 21
2.1.1. Kết quả số liệu thống kê ........................................................................ 21



2.1.2. Phân tích và miêu tả số liệu .................................................................. 21
2.2. Biện pháp để nâng cao khả năng nhận biết từ láy của học sinh Tiểu học.... 23
2.2.1. Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm từ láy ................................................. 23
2.2.2. Giúp học sinh hiểu rõ nghĩa từ láy ........................................................ 25
2.2.3. Giúp học sinh phân biệt từ láy với từ ghép ........................................... 28
2.2.4. Rèn luyện cho học sinh có kĩ năng nhận biết và sử dụng từ láy ........... 29
2.3. Một số dạng bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ láy ở nhà trường Tiểu học ...... 36
2.3.1. Bài tập về từ láy .................................................................................... 36
2.3.2. Bài tập về từ láy trong sự phân biệt với từ ghép ................................... 41
KẾT LUẬN .................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ láy là một trong ba kiểu từ tiếng Việt xét về mặt cấu tạo. Theo
thống kê của các nhà ngôn ngữ học, trong kho tàng từ vựng tiếng Việt hiện
nay, từ láy chiếm một số lượng đáng kể, khoảng 5152 từ. Nhìn từ góc độ sử
dụng, từ láy tiếng Việt có ba giá trị là giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm và giá trị
phong cách. Vì thế từ láy xứng đáng được coi là một loại từ đặc sắc, có vị trí
quan trọng trong ngôn ngữ văn chương.
Đối với học sinh Tiểu học, những kiến thức về từ láy là những kiến
thức cơ bản, nền tảng, rất quan trọng. Bởi nó hướng tới làm phong phú vốn từ
ngữ của học sinh ở độ tuổi này. Mặt khác, hiểu từ láy và sử dụng từ láy một
cách chính xác cũng giúp cho việc giao tiếp của các em có hiệu quả. Đặc biệt
việc cung cấp những kiến thức sơ giản về từ láy còn giúp cho các em hiểu và
cảm thụ tốt hơn nội dung một bài văn (trong giờ tập đọc), vận dụng một cách
thích hợp, có hiệu quả trong việc viết văn (trong giờ tập làm văn) và học tốt
các môn học khác.Vì vậy, có thể nói rằng việc dạy từ vựng nói chung và dạy

từ láy cho học sinh ở bậc Tiểu học nói riêng được coi là một nhiệm vụ quan
trọng và cần thiết.
Vậy hiện nay khả năng nhận biết từ láy của học sinh bậc Tiểu học ra
sao và trước thực trạng về khả năng nhận biết này, người giáo viên cần đưa ra
những phương pháp nắm bắt như thế nào cho thích hợp? Xác định được tầm
quan trọng của vấn đề này và qua tìm hiểu thực tế dạy học chúng tôi lựa chọn
đề tài: “Khả năng nhận biết từ láy của học sinh Tiểu học (khảo sát ở học
sinh lớp 5 trường Tiểu học Tiền Phong B, Mê Linh, Hà Nội)”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Có thể khẳng định, cho tới hiện nay, số lượng công trình nghiên cứu về
từ láy tiếng Việt của các học giả trong nước, ngoài nước là khá lớn. Hầu như tất

1


cả các đặc trưng của từ láy đều đã được đề cập đến ở các mức độ khác nhau:
quá trình cấu tạo, đặc trưng ngữ nghĩa, giá trị biểu cảm… Rất nhiều phát hiện
đã trở thành tri thức mang tính chất nền móng để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn
về vấn đề này. Trong phạm vi tài liệu đã có, khái niệm “từ láy” đã có nhiều ý
kiến khác nhau do các nhà nghiên cứu xuất phát từ hai quan điểm:
Quan điểm coi từ láy là ghép (Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp,…)
Quan điểm coi từ láy là một loại của vốn từ vựng tiếng Việt (Đỗ Hữu
Châu, Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng,…)
Hiện nay các tác giả đều thống nhất coi từ láy là một tiểu loại tương
đương với từ ghép, được sản sinh ra từ phương thức láy. Cuốn “Từ láy trong
tiếng Việt” của tác giả Hoàng Văn Hành nhận được nhiều sự đồng tình, trở
thành xuất phát điểm cho nhiều công trình nghiên cứu sau đó. Từ việc xem xét
các cách nhìn khác nhau đối với hiện tượng láy, tác giả đã khẳng định quan
điểm coi láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa . Ông đã khái quát
thành quy tắc điệp và đối trong hình thức ngữ âm của từ láy, chỉ ra các kiểu láy,

cơ cấu nghĩa của từ láy, cung cấp một số cứ liệu về quá trình hình thành và
phát triển của từ láy tiếng Việt, giá trị sử dụng của từ láy trong thực tế. Ngoài
ra cũng không thể không nhắc tới các tác giả Phi Tuyết Hinh, Nguyễn Thị Hai,
Phan Văn Hoàn, Hoàng Cao Cương, Hà Quang Năng… với những công trình
luận án, những bài nghiên cứu có giá trị về vốn từ láy tiếng Việt.
Như đã trình bày ở phần trước thì kiến thức về từ láy là một trong
những kiến thức cơ bản của chương trình ngữ pháp (Luyện từ và câu) nói
riêng và Tiếng Việt nói chung. Tuy nhiên, từ trước đến nay vẫn chưa có một
công trình nào nghiên cứu riêng về khả năng nhận biết từ láy của học sinh
Tiểu học. Chúng tôi chỉ thấy xuất hiện một số bài viết in trên các tạp chí có đề
cập đến các vấn đề từ láy ở Tiểu học như:
Lê Phương Nga với bài: “Về khái nệm từ đơn, từ ghép, từ láy được dạy
ở Tiểu học” in trên tạp chí Giáo dục Tiểu học (T/C GDTH) số 2-1996
2


Nguyễn Thị Lương với: “Trở lại vấn đề phân biệt từ đơn, từ láy, cụm từ
trong tiếng Việt” (T/C GDTH) số 5-1996
Hà Quang Năng với bài: “Khả năng nhận biết và sử dụng từ láy, từ
ghép ở Tiểu học” (T/C Ngôn ngữ và đời sống) số 10-2002
Vì vậy, lựa chọn đề tài: “Khả năng nhận biết từ láy của học sinh
Tiểu học (khảo sát ở học sinh lớp 5 trường Tiểu học Tiền Phong B, Mê
Linh, Hà Nội)” là một đề tài hết sức mới mẻ, chúng tôi hi vọng sẽ đưa ra
được những ý kiến thiết thực, đóng góp vào công tác nghiên cứu và giảng dạy
từ láy trong trường Tiểu học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm hướng tới tìm hiểu khả năng nhận
biết từ láy của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng. Trên
cơ sở đó, nhận định đúng thực trạng đối tượng học sinh lớp 5. Đồng thời phân

loại được từng đối tượng học sinh để có biện pháp dạy học phù hợp giúp học
sinh xác định đúng một kiểu từ trong cấu tạo từ tiếng Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lí luận của đề tài (thế nào là từ láy, phân loại từ láy,
nghĩa của từ láy, phân biệt từ ghép và từ láy); cơ sở thực tiễn (kiến thức từ láy
được dạy ở khối lớp nào, trong phân môn chương trình nào?)
- Tiến hành việc điều tra, thống kê, miêu tả, phân loại về khả năng nhận
biết từ láy của học sinh Tiểu học
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng nhận biết từ láy
của học sinh Tiểu học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Khả năng nhận biết từ láy của
học sinh Tiểu học”.
3


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu khả năng nhận biết từ láy ở học sinh
lớp 5 trường Tiểu học Tiền Phong B, Mê Linh, Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương
pháp, thủ pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp miêu tả
2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ học
3. Thủ pháp thống kê
Quá trình nghiên cứu đề tài được tiến hành tuần tự theo các bước sau:
1. Đọc lí thuyết có liên quan tới đề tài.
2. Thống kê tư liệu điều tra được.
3. Xử lý tư liệu điều tra bằng các biện pháp: phân tích, phân loại và so sánh.

6. Đóng góp của khóa luận
6.1. Đóng góp về mặt lí luận
Khóa luận hướng tới làm rõ vấn đề từ láy nói chung và khả năng nhận
biết từ láy của học sinh Tiểu học nói riêng.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Tìm hiểu việc giảng dạy từ láy trong nhà trường Tiểu học giúp cho việc
nghiên cứu và phân tích khả năng nhận biết từ láy của học sinh được đầy đủ,
chính xác và toàn diện hơn. Từ đó đưa ra những biện pháp để nâng cao khả
năng nhận biết từ láy của học sinh Tiểu học.
Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về từ láy trong
trường Tiểu học và có đóng góp nhất định trong việc giảng dạy từ láy trong
nhà trường Tiểu học.

4


7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo cấu
trúc của khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiễn
Chương 2: Khả năng nhận biết từ láy của học sinh Tiểu học

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm từ láy
Trước hết, khi nói đến vấn đề khái niệm về từ láy thì hiện vẫn còn rất
nhiều cách định nghĩa khác nhau của các nhà ngôn ngữ học.

Theo Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Từ láy là những từ được cấu tạo theo
phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm
tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo hai nhóm cao: thanh hỏi,
thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền , thanh ngã, thanh nặng)
của một hình vị hay đơn vị có nghĩa”. [Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, tr41].
Nguyễn Thái Hòa định nghĩa: “Từ láy là những từ được cấu tạo bằng cách
lặp lại âm tiết gốc theo quy tắc trùng điệp (toàn phần hay bộ phận), theo sự luân
phiên âm tố chính, hài hòa về âm và nghĩa, tạo ra những tín hiệu đặc biệt trong
kho tàng từ ngữ”. [Từ điển tu từ - Phong cách - Thi pháp học, tr246].
Hoàng Tuệ định nghĩa: “Từ láy là những từ đa tiết mà giữa các yếu tố
tương ứng của các âm tiết có sự hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa, có giá
trị biểu trưng hóa”. [Về những từ gọi là “từ láy” trong tiếng Việt, tr21 - 24].
Định nghĩa về từ láy của Nguyễn Thiện Giáp: “Từ láy là những cụm từ
cố định được hình thành do sự lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó
của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm, gợi
tả”. [Từ vựng học tiếng Việt, tr91].
Xuất phát từ quan điểm coi từ láy là một cơ chế, một phương thức cấu
tạo từ ở đó diễn ra sự hoạt động của một hệ thống những quy tắc chi phối việc
tạo ra những từ đa tiết mà các tiếng của chúng nằm trong thể vừa điệp vừa
đối, Hoàng Văn Hành định nghĩa: “Từ láy là từ được tạo ra bằng phép trượt
để nhân đôi từ tố gốc dưới sự chi phối của quy tắc đối và điệp thể hiện ở quá
6


trình biến đổi ngữ âm hoặc kết hợp khuôn vần trong từ tố láy”. [Về hiện
tượng từ láy trong tiếng Việt, tr5 - 15]
Diệp Quang Bang đưa ra định nghĩa trên cơ sở ngữ pháp học: “từ láy là
một kiểu từ phức (từ đa tiết) được tạo ra bằng phương thức hoà phối ngữ âm
có tác dụng tạo nghĩa”. [Ngữ pháp tiếng Việt, tr33].
Đinh Trọng Lạc định nghĩa: “từ láy là những từ được cấu tạo bằng cách

nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các
tiếng lại toàn trưng hóa”. [99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, tr33].
Tuy có rất nhiều quan điểm khác nhau nhưng tựu chung lại có thể hiểu một
cách cơ bản và đầy đủ như sau: từ láy có hai yếu tố cơ bản, thứ nhất được cấu
tạo từ hai tiếng trở lên và có sự hài hòa về âm về nghĩa; thứ hai đây là một lớp
từ đặc sắc mang màu sắc tu từ cao trong tiếng Việt. Và chúng tôi xét thấy
rằng quan điểm của Đỗ Hữu Châu về vấn đề này là hợp lý hơn cả ở tính chất
rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo được các đặc điểm cần có của một từ láy nên chúng
tôi thống nhất trong đề tài này chọn khái niệm của ông làm cơ sở lí luận trong
quá trình nghiên cứu.
Từ láy là sản phẩm của phương thức láy, là phương thức láy lại toàn
bộ hay bộ phận hình thức ngữ âm của hình vị gốc (hình vị gốc là hình vị
mang ý nghĩa từ vựng).
Ví dụ:
nặng - nằng nặng
cục - cục cằn
xòe - lòe xòe
Xung quanh việc xác định khái niệm từ láy, việc nhận diện từ láy cần
chú ý đến một số điểm sau đây:
- Trong tiếng Việt, có một số từ mà giữa hai yếu tố cấu thành có quan hệ với
nhau về âm. Ví dụ:
+ Lẽo đẽo, lăn tăn, lặc lè, thao láo, thướt tha, nhí nhảnh,…(1)
7


+ Xào xạc, lao xao, thì thào, lách tách, lộp độp,…(2)
+ Cào cào, ba ba, đu đủ, chôm chôm, chiền chiện,…(3)
Trong từng từ trên, tư cách hình vị của mỗi yếu tố đều không rõ ràng
(ví dụ: yếu tố lẽo và yếu tố đẽo trong từ lẽo đẽo; yếu tố lao và yếu tố xao
trong từ lao xao). Mặt khác, ở mỗi từ này chúng ta đều không xác định được

yếu tố nào là gốc, yếu tố nào là sản phẩm láy. Vì vậy, đối chiếu với định
nghĩa về từ láy, những từ này không được coi là từ láy.
Nếu xem xét về mặt nghĩa, chúng ta thấy, những từ thuộc nhóm (1) và
(2) mang đầy đủ đặc trưng ngữ nghĩa của từ láy (tính hình tượng, tính biểu
cảm), hình vị cơ sở có thể chưa xác định được nên thực chất đây vẫn là các từ
láy. Các từ thuộc nhóm (3) có hình thức ngữ âm giống từ láy, nhưng chúng
chỉ gọi tên các sự vật, không có nghĩa biểu cảm, biểu hiện sinh động. Giáo sư
Đỗ Hữu Châu coi đây là các từ đơn có dạng thức láy. Tuy nhiên, để phù hợp
với tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học và để không mâu thuẫn với định nghĩa về
từ đơn mà các em đã học, chúng ta có thể ưu tiên tiêu chí hình thức, tạm coi
đây là các từ láy.
- Một số từ mà cả hai hình vị đều có nghĩa và có sự trùng lặp về ngữ
âm, ví dụ: đắp đổi, tươi cười, bổ béo, đi đứng, khô khan, đậu đũa, mệt mỏi,
săn bắn,… Hai hình vị trong những từ này có quan hệ với nhau về nghĩa và
từng hình vị có thể hoạt động độc lập nên những từ này được coi là từ ghép.
Sự trùng lặp về ngữ âm giữa các hình vị chỉ là tình cờ, ngẫu nhiên.
- Một số từ mà một trong hai hình vị đã mất nghĩa (hình vị mất nghĩa
thường đứng sau). Ví dụ: đất đai, chùa chiền, máy móc, bạn bè, thuốc thang,
hỏi han,… Những từ này hiện tồn tại hai cách giải thích như sau:
+ Nếu nhìn nhận những từ này dưới góc độ lịch đại thì các yếu tố mất
nghĩa trong những từ này trước đây cũng có nghĩa (ví dụ han trong từ hỏi han
cũng có nghĩa là hỏi, chiền trong từ chùa chiền cũng có nghĩa là chùa,…). Do
vậy, có thể coi những từ này là từ ghép.
8


+ Dưới góc độ đồng đại, ta thấy yếu tố thứ hai trong những từ này đều
đã mất nghĩa, hơn nữa lại có sự trùng lặp ngữ âm giữa hai hình vị nên có thể
coi những từ này là từ láy.
Như vậy, việc sắp xếp các đơn vị này vào từ ghép hay từ láy là tùy

thuộc vào kiến thức và cách lí giải của mỗi người.
- Trong tiếng Việt, còn có một số từ mà các âm tiết trong từng từ được
biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu. Chẳng hạn: ồn ã, ấm áp, õng ẹo,
ưỡn ẹo, ẽo ợt, ỉ eo, ao ước, ấm ức,… Đối chiếu những từ này với định nghĩa
về từ láy ta có thể khẳng định đây không phải là những từ láy. Nhưng quan
sát kĩ ta thấy các từ nói trên đều giống nhau về hình thức ngữ âm: đó là
khuyết thiếu phụ âm đầu. Thêm vào đó, đặc trưng ngữ nghĩa của những từ
này cũng rất gần với đặc trưng ngữ nghĩa nói chung của các từ láy. Vì vậy,
cũng có thể coi những từ này là các từ láy. Đó là những từ láy đặc biệt.
1.2. Phân loại từ láy
Căn cứ vào số lần láy lại, người ta chia từ láy tiếng Việt thành hai loại
lớn: từ láy đôi, từ láy ba (sản phẩm của lần láy thứ nhất) và từ láy tư ( sản
phẩm của lần láy thứ hai).
Ví dụ:
xinh - xinh xinh (láy đôi)
dưng - dửng dừng dưng (láy ba)
vội - vội vàng - vội vội vàng vàng (láy tư)
1.2.1. Từ láy đôi
Căn cứ vào yếu tố được giữ lại trong tiếng gốc, người ta chia các từ láy
đôi thành hai loại: từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận.
Ở các từ láy hoàn toàn, từng bộ phận âm tiết của hình vị gốc được lặp
lại y nguyên. Ví dụ: ào ào, bừng bừng, phau phau, hầm hầm, khăng khăng, lù
lù,… Tuy nhiên, số lượng các từ láy đôi toàn bộ không nhiều, phổ biến là các
biến thể. Có hai dạng biến thể:
9


- Từ láy đôi toàn bộ có biến thanh: mơn mởn, hơ hớ, sa sả, chầm chậm,
rau ráu, phơi phới,... Thanh điệu hai tiếng trong từ láy phối hợp theo quy luật
đối lập bằng - trắc thuộc cùng âm vực.

- Từ láy đôi toàn bộ có thể biến đổi phụ âm cuối: đèm đẹp, khang khác,
chiêm chiếp, san sát, nhàn nhạt,... Nếu phụ âm cuối của tiếng gốc là /p/,/t/, /k/
thì phụ âm cuối của tiếng láy sẽ chuyển thành /m/, /n/, /l/.
Cũng vẫn dựa trên tiêu chí nói trên, người ta chia từ láy bộ phận thành từ láy
âm và từ láy vần.
Từ láy âm là những từ láy mà phụ âm đầu của tiếng láy lặp lại phụ âm
đầu của tiếng gốc. Ví dụ: nhỏ nhắn, tung tăng, xum xuê, to tát, đắn đo, gọn
gàng,… Gồm hai loại:
+ Từ láy âm có hình vị gốc đứng trước, ví dụ: vội vàng, chen chúc, cay
cú, khó khăn, cục cằn, chắc chắn,…
+ Từ láy âm có hình vị gốc đứng sau, ví dụ: tấm tức, nhấp nháy, nhấp
nhô, phập phồng,…
Từ láy vần là những từ láy mà vần của tiếng láy lặp lại vần của hình vị
cơ sở. Ví dụ: lác đác, luẩn quẩn, lò dò, bịn rịn, lất phất, tần ngần,… Các từ
láy vần được chia thành từng nhóm dựa vào sự phối hợp giữa phụ âm đầu của
tiếng láy với phụ âm đầu của tiếng gốc. Chẳng hạn:
l - b: lầu bầu, lắp bắp, lềnh bềnh, lõm bõm, lùng bùng,…
l - c: la cà, lập cập, lỡ cỡ, lụi cụi, lủng củng,…
l - ch: lã chã, lẫm chẫm, lỏng chỏng, lừng chừng,…
l - d: lai dai, lim dim, lờ dờ, lù dù,…
l - đ: lác đác, long đong, lênh đênh,…
l - h: loay hoay, lau hau, lụi hụi,…
l - k: lích kích, lỉnh kỉnh, lịch kịch,…
b - nh: bắng nhắng, bầy nhầy, bùng nhùng,…
10


b - ch: bồn chồn, bộp chộp,…
b - h: bải hoải, bồi hồi, bàng hoàng,…
b - kh: bâng khuâng, băn khoăn, bù khú,…

b - ng: bùi ngùi, bỡ ngỡ, bát ngát,…
ch - b: chăm bẵm, chơi bời, chàu bạu,…
ch - l: cheo leo, chi li, chói lói,…
ch - v: chờn vờn, chới với, chênh vênh, chơi vơi,…
1.2.2. Từ láy ba
Số lượng từ láy ba trong Tiếng Việt không nhiều. Đó là những đơn vị
gồm có ba tiếng có sự hòa phối ngữ âm với nhau.
VD: cỏn còn con, dửng dừng dưng, khít khìn khịt,...
Trong ba âm tiết tạo nên từ láy ba luôn có một âm tiết không có khả
năng sử dụng độc lập và có ý nghĩa từ vựng (tiếng gốc). Vì vậy, từ láy ba là
kết quả của hai lần lặp lại tiếng gốc bằng cách biến đổi thanh điệu theo những
quy tắc nhất định. Quy tắc biến đổi thanh điệu ở từ láy ba thường gặp là:
- Đối nhau về bằng - trắc: tiếng thứ hai của từ láy ba thường mang
thanh bằng. VD: dửng dừng dưng, tỉ tì ti, cỏn còn con,...
- Đối nhau về âm vực: yếu tố thứ nhất và yếu tố thứ ba mang thanh điệu
đối lập nhau về âm vực. VD: khít khìn khịt, sạch sành sanh, tóp tòm tọp,...
1.2.3. Từ láy tư
Phần lớn các từ láy tư được tạo ra trên cơ sở những từ láy đôi bộ phận.
Từ láy tư có số lượng nhiều hơn hẳn từ láy ba.
VD: bập bà bập bềnh, đủng đa đủng đỉnh, vất va vất vưởng,....
Từ láy tư khá đa dạng về kiểu láy. Có thể phân thành hai loại lớn:
những từ láy tư được cấu tạo trên cơ sở của từ láy đôi bộ phận; những từ láy
tư được cấu tạo không phải dựa trên cơ sở của từ láy đôi bộ phận.
- Cấu tạo trên cơ sở của từ láy đôi bộ phận, từ láy tư được chia thành
năm kiểu:
11


+ Kiểu 1: Lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở
VD: hấp tấp → hấp ta hấp tấp

bập bõm → bập bà bập bõm
Đại bộ phận từ láy tư được cấu tạo theo kiểu này. Trong kiểu láy tư
này, phần láy bao giờ cũng đứng trước phần gốc.
+ Kiểu 2: Lặp lại toàn bộ từ láy đôi cơ sở. Trong khi lặp lại, biến đổi
thanh điệu sao cho hai âm tiết đầu mang thanh điệu thuộc âm vực cao, hai âm
tiết sau mang thanh điệu thuộc âm vực thấp thường là: hỏi hỏi - huyền huyền,
sắc sắc - nặng nặng. VD: bổi hổi bồi hồi, loáng choáng loạng choạng,...
+ Kiểu 3: Hai tiếng của phần láy và hai tiếng ở phần gốc tách xen nhau
theo thế cặp đôi.
VD: xăng xít - lăng xăng lít xít
thơ thẩn - lơ thơ lẩn thẩn
+ Kiểu 4: Láy lại từng tiếng một của từ láy đôi cơ sở theo đúng thứ tự
trong từ láy đôi cơ sở theo mô hình AB → AABB
VD: hùng hổ - hùng hùng hổ hổ
vội vàng - vội vội vàng vàng
+ Kiểu 5: Ghép hai từ láy đôi bộ phận có ý nghĩa từ vựng tương ứng, gần
gũi nhau để tạo thành từ láy tư
VD: tẩn mẩn tần mần, lôi thôi lếch thếch,...
- Những từ láy tư được cấu tạo không phải dựa trên cơ sở của từ láy đôi bộ
phận được chia làm hai kiểu:
+ Kiểu 1: kiểu ABAC
A là một từ đơn có nghĩa, còn BC là một khuôn láy mà kết hợp AB,AC
không có khả năng tồn tại riêng biệt nhưng khi ghép lại thành khối ABAC thì
lại có nghĩa của A với sắc thái do BC tạo nên.
VD: vắng - vắng ngơ vắng ngắt
12


buồn - buồn thỉu buồn thiu
+ Kiểu 2: Kiểu AABB

Trong kiểu này, AB là một từ ghép hoặc là một tổ hợp từ
VD: trùng điệp - trùng trùng điệp điệp
tầng lớp - tầng tầng lớp lớp
Ngoài ra, cũng còn những từ láy tư mang tính chất lẻ tẻ, chưa thành hệ
thống như: xinh xỉnh xình xinh, tí tị tì ti, teo tẻo tèo teo,...
1.3. Nghĩa của từ láy
Do từ láy được tạo thành từ phương thức láy tác động vào hình vị cơ sở
(hình vị mang nghĩa) cho nên xem xét nghĩa của từ láy chúng ta cần đối chiếu
với nghĩa của hình vị cơ sở. Nghĩa của từ láy thường có hai dạng sau:
* Nghĩa tổng hợp, khái quát:
Nghĩa này có hai dạng: Thứ nhất là nghĩa lặp đi lặp lại cùng một trạng
thái, hoạt động, tính chất. Đó là nghĩa của những từ láy hoàn toàn như ngày
ngày, người người, nhà nhà,… Thứ hai là nghĩa khái quát, chẳng hạn như máy
móc, mùa màng, da dẻ, vải vóc,… Các từ láy này có nghĩa tổng hợp, khái
quát, chỉ loại sự vật hiện tượng nói chung (giống với nghĩa của các từ ghép
đẳng lập).
* Nghĩa sắc thái hóa:
Sắc thái hóa tức là làm thay đổi nghĩa của hình vị gốc, làm cho nó
mang những sắc thái khác nhau. Sắc thái hóa là tác dụng điển hình của
phương thức láy.
Có nhiều dạng sắc thái hóa, nhưng dạng cụ thể hóa nghĩa của hình vị
gốc là dạng phổ biến hơn cả. Cụ thể hóa là so với nghĩa của hình vị gốc, nghĩa
của từ láy cụ thể, rõ nét, xác định hơn, hẹp hơn, gợi tả hơn, có giá trị biểu hiện
và biểu cảm cao hơn. Hãy so sánh nghĩa của hình vị gốc và nghĩa của các từ
láy dưới đây:
13


xấu - xấu xí
khờ - khờ khạo

run - run rẩy
Bằng ngữ cảm bản ngữ, ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt nghĩa giữa từ
láy và hình vị gốc, như đã nói ở trên.
Một dạng cụ thể hóa khác là dạng giảm nhẹ hoặc thu hẹp nghĩa của
hình vị gốc. Ví dụ, hình vị gốc xấu chỉ đặc điểm của nhiều sự vật hiện tượng
(chữ xấu, xấu tính, người xấu…) nhưng xấu xí chỉ dùng cho cái xấu về hình
thức, còn xấu xa nói về cái xấu theo tiêu chuẩn đạo đức. Các từ này đều thu
hẹp phạm vi biểu vật, nói cách khác gọi tên ít sự vật hiện tượng hơn so với
hình vị xấu, kèm theo đó là sắc thái biểu thái chê bai hoặc phê phán.
Nghĩa tổng hợp, khái quát, nghĩa sắc thái hóa là nghĩa chung của các từ
láy. Ngoài đặc trưng ngữ nghĩa chung đó, các nhà nghiên cứu còn nói đến
nghĩa của các từ láy do các khuôn vần láy biểu thị. Cụ thể như sau:
- Các từ láy hoàn toàn mà hình vị láy có thanh bằng đều biểu thị nghĩa
giảm nhẹ so với tiếng gốc, chẳng hạn: nhè nhẹ, khe khẽ, văng vẳng, gật gù,…
- Những từ láy có khuôn vần -ấp: khấp khểnh, gập ghềnh, lấp ló, lập
lòe, bập bùng, nhấp nhô, nhấp nhổm, thập thò, mấp mô,… thường diễn tả
trạng thái ẩn - hiện, có - không, lên - xuống, sáng - tối,… một cách đều đặn
của sự vật, hiện tượng.
- Những từ láy có khuôn vần - ăn: nhỏ nhắn, xinh xắn, bằng bặn, vừa
vặn, vuông vắn, tươi tắn, nhã nhặn, may mắn, lành lặn, đầy đặn, chắc chắn,
già giặn… thường diễn tả tính chất đạt đến mức chuẩn mực, không quá tốt
cũng không thiên về xấu. Các từ này thường đi kèm sắc thái tích cực (Tất
nhiên phải những từ như: nhọc nhằn, cục cằn, khó khăn, muộn mằn,… sẽ
mang một đặc trưng ngữ nghĩa khác).
- Những từ láy có khuôn vần - uc: nhúc nhích, phục phịch, rục rịch,
trục trặc,… biểu thị vận động quãng ngắn theo chiều ngang, cách thức vận
động nặng nề.
14



Tóm lại, nghĩa của từ láy khá phong phú, đa dạng, nhiều màu vẻ, có giá
trị biểu hiện, biểu cảm rất cao. Với đặc trưng này, từ láy xứng đáng được coi
là một loại từ đặc sắc, có vị trí quan trọng trong ngôn ngữ văn chương.
1.4. Phân biệt từ ghép và từ láy
Trong quá trình nhận diện từ láy có một vấn đề gây khó khăn đối với
các nhà nghiên cứu cũng như đối tượng tiếp nhận, đó chính là vấn đề từ láy và
từ ghép giống và khác nhau như thế nào? Tại sao có nhiều từ theo đúng cơ
chế ngữ âm của từ láy nhưng lại là từ ghép? Thật ra giữa từ láy và từ ghép
hoàn toàn khác nhau, từ láy là từ có hai hình vị trong đó có một hình vị được
gọi là hình vị láy được sản sinh từ hình vị kia là hình vị cơ sở. Từ ghép được
cấu tạo hoàn toàn theo một cơ chế khác mặc dù cũng được cấu tạo từ hai hình
vị trở lên nhưng từ ghép được sản sinh do sự kết hợp hai hoặc một số hình vị
tách biệt, riêng lẽ, độc lập đối với nhau.
Một số phương pháp phân biệt các từ ghép và từ láy dễ lẫn lộn:
1.4.1. Đối với các từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống từ láy:
- Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm
thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép. Đây thường là những từ ghép có hình
thức ngữ âm ngẫu nhiên giống từ láy.
VD : thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng,...
1.4.2. Đối với các từ không có quan hệ về âm và một tiếng trong từ đã mất
nghĩa
- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa (tiếng
mất nghĩa thường đứng sau) nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp
vào nhóm từ ghép.
VD : Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa, bếp núc, đường sá,...

15


1.4.3. Đối với các từ có quan hệ về âm và một tiếng trong từ đã mất nghĩa

- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2
tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.
VD : chim chóc, đất đai, tuổi tác , thịt thà, cây cối, máy móc, bạn bè, chùa chiền,...
Những từ này nếu nhìn nhận dưới góc độ lịch đại (tách riêng các hiện
tượng ngôn ngữ, xét trong sự diễn biến, phát triển theo thời gian làm đối
tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có
thể coi đây là những từ ghép (từ ghép hợp nghĩa). Nhưng xét dưới góc độ
đồng đại (tách ra một trạng thái, một giai đoạn trong sự phát triển của ngôn
ngữ làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh vào mối quan hệ ngữ âm giữa 2
tiếng, thì có thể coi đây là những từ láy có nghĩa khái quát (khi xếp cần có sự
lí giải ).Tuy nhiên, ở tiểu học, nên xếp vào từ láy để dễ phân biệt. Song nếu
học sinh xếp vào từ ghép cũng có thể chấp nhận.
1.4.4. Đối với các từ không xác định được hình vị gốc nhưng có quan hệ về âm
- Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc) nhưng có quan hệ
về âm thì ở Tiểu học đều xếp vào lớp từ láy.
VD: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, lững thững, thướt tha, khúc khích, líu
lo, lách cách, thì thào, róc rách, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,...
1.4.5. Một số trường hợp khác
- Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các
tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp
vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu).
VD : ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước, yếu ớt, ế ẩm, ít ỏi, oi ả, óng ả, yên ả,
ấm ức, o ép,... (những từ xác định được tiếng gốc).
Hay : ấp úng, ẽo ợt, oái oăm, óc ách, õng ợt, ỏn ẻn, õng ẹo, ỡm ờ, ậm ọe,…
(những từ không xác định được tiếng gốc).
- Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu
được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc (c/k/q;
16



ng/ngh; g/gh). Chúng đều được xếp vào nhóm từ láy. Khi nhận biết những từ
láy này không nên để hình thức ngữ âm đánh lừa.
VD: cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề, cập kênh, cồng kềnh, quanh co,...
Lưu ý:Trong thực tế, có nhiều từ ghép (gốc Hán) có hình thức ngữ âm giống
từ láy, song thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng học sinh rất khó phân biệt,
ta nên liệt kê ra một số từ cho học sinh ghi nhớ (ví dụ : bình minh, cần mẫn,
tham lam, bảo bối, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính, chính chuyên, chân
chất, chân chính, hảo hạng,khắc khổ, thành thực,...).
- Ngoài ra, những từ không có cả quan hệ về âm và về nghĩa (từ thuần
Việt) như: tắc kè, bồ hóng, bồ kết, bù nhìn, ễnh ương, mồ hôi,... hay các từ
vay mượn như: mì chính, cà phê, xà phòng, mít tinh,... chúng ta không nên
đưa vào chương trình tiểu học (học sinh có hỏi thì giải thích đây là loại từ
ghép đặc biệt, các em sẽ được học sau).
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn phát hiện và đóng góp thêm
nhiều từ láy có giá trị và chứng minh rằng phương thức láy đang vận động và
không ngừng phát triển vì ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nên khi xã hội
phát triển thì tất yếu ngôn ngữ sẽ trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Mặc dù giữa từ láy và từ ghép có nhiều vấn đề nhập nhằng nhưng hầu
hết đã được các nhà ngôn ngữ học đưa ra cơ sở phân biệt và nhận diện vì thực
tế giữa từ ghép và từ láy vẫn có những yếu tố khác nhau cơ bản rất phổ biến.
1.5. Việc giảng dạy từ láy trong nhà trường Tiểu học
Trong chương trình cải cách giáo dục, những kiến thức về từ láy được
cung cấp thông qua phân môn Ngữ pháp và phân môn Từ ngữ cụ thể:
Học sinh bước đầu làm quen với khái niệm từ láy trong giờ lí thuyết về
cấu tạo từ (tiết 8 - Ngữ pháp 4). Trước đó, học sinh đã được học và lấy ví dụ
về từ đơn, từ ghép đặt trong thế đối lập về số lượng tiếng trong từ và nghĩa
của mỗi tiếng có trong từ. Sang tiết 8 học sinh làm quen với từ láy đặt trong
17



thế đối lập với từ ghép để chỉ sự giống nhau về số lượng tiếng giữa từ láy và
từ ghép (cùng có nhiều tiếng) và khác nhau về mối quan hệ giữa các tiếng có
trong từ. Sách giáo khoa đưa ra định nghĩa về từ láy:
“Từ láy là từ do hai hay nhiều tiếng tạo thành. Các tiếng có trong từ láy
có thể có một phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại”.
Sang lớp 5, học sinh tiếp tục được cung cấp những kiến thức về từ láy
trong phân môn Từ ngữ:
Tiết 1: Bài “Từ đơn - Từ ghép - Từ láy”
Tiết 5: Bài “Các kiểu từ láy”
Tiết 7: Bài “Các dạng từ láy”
Tiết 10: Bài “Nghĩa của từ láy”
Cụ thể ở tiết 1: Học sinh tiếp tục được củng cố những kiến thức về từ
láy trong mối quan hệ với từ đơn và từ ghép. Sang tiết 5, sách giáo khoa đưa
ra 4 kiểu từ láy cơ bản để học sinh làm quen:
- Láy tiếng: xanh xanh, xinh xinh.
- Láy vần: hấp tấp, tủn mủn.
- Láy âm: gọn gàng, nhẹ nhõm.
- Láy cả âm lẫn vần: ngoan ngoãn, nho nhỏ.
Trong tiết 7 với bài “Các dạng từ láy” học sinh được giới thiệu 3 dạng
từ láy cơ bản:
- Láy đôi: lủng củng, lả tả
- Láy ba: sạch sành sanh, dửng dừng dưng
- Láy tư: hớt ha hớt hải.
Trong chương trình 2000, những kiến về từ láy được dạy trong kiểu bài
Luyện từ và câu thuộc phân môn Tiếng Việt. Cụ thể ở lớp 4 và lớp 5.
Lớp 4:
Tiết 1: Bài: “Từ láy và từ ghép”
18



Tiết 2: Bài: “Luyện tập về từ láy và từ ghép”
Trong tuần IV chủ điểm “Măng mọc thẳng” sách Tiếng Việt 4 tập 1.
Lớp 5:
Bài: “Nghĩa của từ”
(Tiếng Việt 5 tập 2)
Ở chương trình này, từ láy được xem xét với tư cách là bộ phận của từ
phức (gồm 2 tiếng trở lên). Cụ thể khi tạo từ phức bằng cách phối hợp những
tiếng có âm hay vần lặp lại nhau sẽ tạo ra từ láy (săn sóc, le te,…)
Sách đưa ra bảng phân loại từ láy gồm:
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở hai âm đầu: nhút nhát,…
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: lao xao,…
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm và vần: rào rào,…
Đối với bài “Nghĩa của từ láy” học sinh chỉ cần nắm được hai dạng:
- Từ láy có nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa của từ gốc.
Ví dụ: Xanh xanh < Xanh
Nhè nhẹ < Nhẹ
Đèm đẹp < Đẹp
- Từ láy có nghĩa mạnh hơn so với nghĩa của từ gốc.
Ví dụ: Bực bội > Bực
Sạch sành sanh > Sạch
Như vậy, kiến thức về từ láy cung cấp cho học sinh Tiểu học trong
chương trình mới so với chương trình trước đây đã bị cắt giảm. Lí do của việc
cắt giảm chương trình là giảm tải cho học sinh Tiểu học và các em được học
tiếp ở các bậc trung học cơ sở (Ngữ văn 7 tập 1).
Chính điều này đòi hỏi việc giảng dạy các kiến thức có liên quan đến từ
láy sẽ tăng lên ở các phân môn khác trong bộ môn Tiếng Việt.
Qua thống kê, phân tích các từ láy trong những bài đọc ở sách giáo
khoa lớp 4 và lớp 5, chúng tôi bước đầu có những số liệu sau:
19



Tổng số bài

Số bài có từ láy

Tổng số từ láy

Loại từ láy
- Láy đôi:468

120

111

468

- Láy ba: 0
- Láy tư: 0

Trong tổng số 120 bài (lớp 4: 60 bài, lớp 5: 60 bài) có 111 bài có sử
dụng từ láy. Một số bài đọc có sử dụng từ láy với số lượng lớn (10 bài đọc có
số từ láy sử dụng là 10 từ trở lên).
Có tổng số 468 từ láy (lớp 4: 230 từ, lớp 5: 238 từ) đều là láy đôi không
có láy ba và láy tư.

20


×