Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vài nét về giống gà chọi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.29 KB, 3 trang )

Vài nét về giống gà
chọi
Phải công nhận là con gà cựa miền Nam thật đẹp, nhiều con
trông như chim công chim phụng. Gà đá miền Nam đẹp hơn hẳn
gà đá Thái Lan, gà đá Philippin Gà đá miền Nam đá có thế có
miếng rất tinh khôn chứ không như gà Thái Lan chuyên nhảy
như con choi choi. Còn gà Philippin thì đá nhau giống như anh
chàng liều lĩnh vậy, cứ nhắm mắt nhào vô cắn lung tung. Nếu tổ
chức giải vô địch gà đá Đông Nam Á thì có lẽ ba thứ hạng đầu
sẽ thuộc về gà miền Nam hết.
Theo Bách khoa thư mở Wikipedia thì chọn gà tài trước tiên là
xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là
ngũ thường.
Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.
Cổ to, dài, thẳng.
Lưng rộng, cánh dài.
Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.
Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng - khô.
Tuy nhiên, như ông bà xưa thường nói "dị kỳ tướng tất hữu kỳ
tài", cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài.
Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó
thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô
phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen;
gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mới có câu rằng: "Nhứt
điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt".
Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám
chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng
thì hay, bén đòn nên có những câu: Gà ô chân trắng mẹ mắng
cũng mua/Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.
Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó
có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê,


vậy mới có câu: Gà ô chân trắng mỏ ngà/Đá đâu thắng đấy gọi
là thần kê.
Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng
tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: "Gà sợ nhau tiếng gáy"
là do đó mà ra.
Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay,
gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại
vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên
chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều,
xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa
(địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân),
nếu lục đinh có 2 cựa rung rinh gà ấy mới quý; đặc biệt gà có
vảy "đệ nhất thần đao" (linh giáp tử) được gọi là linh kê
Trong dân gian truyền rằng gà ba giái, hoặc một giái cũng là gà
tài nhưng làm sao biết được? Chọn gà tài còn xem cả cách đi,
dáng đứng: "Nhất thời hốt cát vãi ra/Nhì thời lắc mặt, thứ ba né
lồng". Hốt cát vãi ra là khi bước các ngón chân gà chụm lại
quăng về phía trước. Lắc mặt: là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn
lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng: là gà khi úp
giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp.
Quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà
được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu,
hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá xỏ
ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm
lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu,
mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.
Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh
đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di
(mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến
đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao

đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối
phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả

×