Những phẩm chất cần phải đạt được
Hãy nhờ các tay đàn giỏi ở dòng nhạc đương đại nghe và nhận xét, tôi để ý rằng họ có nhiều
phẩm chất giống nhau. Những điều dưới đây sẽ cho bạn vài ý kiến để cùng xem xét.
- Dáng vẻ, tạo sự thu hút và chú ý từ khán giả.
- Chất lượng và sự trong sáng của âm thanh
- Sự chắc chắn về tiết tấu: Khả năng chơI với ban nhạc và hoà nhập cùng nhau trong khi vẫn giữ
chắc nhịp và tiết tấu
- Kỹ năng hoà thanh: Khả năng tạo bassline trong dàn nhạc, làm nền cho người solo và ban
nhạc. Tài sáng tạo này sẽ được dành để thể hiện ở những chỗ solo bass.
- Kỹ thuật: Đủ kỹ thuật để chuyển tải âm nhạc được đúng đắn và chính xác.
- Sự truyền cảm: Có khả năng trình diễn rực lưả, truyền cảm chinh phục ban nhạc và khán giả.
- Nghe: Có khả năng nghe và nhái lại với những gì đang diễn ra.
- Linh hoạt: Sẵn sàng thử một việc trong nhiều cách khác nhau và mở ra những ý tưởng mới.
- Bớt đi sự quan trọng hoá: Vui trên sân khấu, cười với mình và những người xung quanh – Làm
cho mọi việc trở nên nhẹ nhàng và nói chung hãy hưng phấn trong khi diễn.
Luyện tập
Một trong những phạm vi tiềm năng và quan trọng ở một người nhạc công là khả năng luyện tập
đúng đắn. Trong những khoá dạy bass nhiều năm qua tôi thấy rõ rằng chỉ có số ít sinh viên biết
cách luyện tập và luyện tập như thế nào hoặc cách để áp dụng những gì luyện tập được vào
những tình huống biểu diễn. Phần này sẽ dành để nói về hướng luyện tập và cách để có lợi ích
nhất từ những sự luyện tập này.
Trong tất cả các nhạc công bạn sẽ nghe trong suốt cuộc đời (cứ cho là bạn đã quyết định sẽ trở
thành người nhạc công chuyên nghiệp), sẽ không có người nào chơi giống bạn hơn là chính bạn.
Điều này dẫn đến, nếu bạn không thích những gì bạn chơi, thì sẽ trở nên khó khăn để tạo một vị
trí, một thái độ tự tin đối với người bạn sẽ chơi cùng. Nhớ rằng một phần lớn của việc trở thành
một người chơi bass cũng có ảnh hưởng qua lại đối với những người khác.
Vì vậy, việc phải làm là nhìn vào chính bạn một cách khách quan:
- Tìm ra những điểm mạnh, những điều đến tự nhiên, có thể làm được mà không phải cố gắng
nhiều?
- Tìm ra những điểm yếu. Những điểm mà bạn phải cố gắng rất nhiều mới làm được.
Hãy viết ra 2 cột trên giấy. Một bên là những điểm bạn cho là mạnh và bên kia là những điểm
yếu. Hãy nghiêm khắc với chính mình. Đây là một ví dụ:
Điểm mạnh:
- Tiếng đàn hay.
- Kỹ thuật tốt.
- ý tưởng hay.
- Linh hoạt với những người
trong ban nhạc.
- Tai nghe tốt.
Điểm yếu:
- Hiểu biết không đầy đủ về
hoà thanh và các nốt trong
hoà thanh.
- Đọc bài kém
- Khái niệm về nhịp kém.
- Nhầm ngón trong khi chạy
các thang âm cụ thể.
... và cứ tiếp theo như vậy. Chỉ có bạn mới biết thực sự những điểm mạnh và điểm yếu, và chỉ có
bạn mới có thể khắc phục và có trách nhiệm với chúng.
Hãy nhớ rằng ngay cả những người chơi bass giỏi nhất cũng có những điểm yếu. Phát huy những
điểm mà bạn đã làm tốt thì một cách tự nhiên và luyện tập thêm những điểm khó đối với bạn.
Không có ai sinh ra lại có ngay khả năng đọc nhạc tốt. Đây là một kỹ năng được phát triển dần
và cách để trở thành người đọc nhạc tốt là rất đơn giản.
Hãy bắt đầu từ đầu. Học các nguyên tắc sơ đẳng nhất của âm nhạc trong sách vở hay từ các
giáo viên. Học từ từ, từng bước một và đi lên dần có hệ thống tới mức độ phức tạp. Đừng bỏ
qua những gì không hiểu kỹ. Quay trở lại điểm đã hiểu rồi và tìm xem những khái niệm sai sảy ra
ở đâu. Hãy sửa những thứ đó trước.
Lúc này là lúc quan trọng nhất để xem xét những vấn đề và tìm câu trả lời đối với những câu hỏi
dưới đây:
- Tình trạng – khả năng âm nhạc của bạn hiện nay?
- Cái lý tưởng nhất về khả năng âm nhạc của bạn trong tương lai?
- Mục đích thật sự của bạn trong hoạt động âm nhạc là gì?
- Bạn có kế hoạch gì để đạt được mục đích này?
- Hàng ngày bạn có thể thực sự làm được những gì để đạt tới những lý tưởng đó?
Sẽ rất tốt nếu bạn ghi lại những tiến triển và hành động qua từng ngày để biết rằng bạn đang
vươn tới mục đích.
Nên xác định mục đích mà mình vươn tới, cố gắng tìm hiểu công việc của những người chơi bass
đã có vị trí những người vẫn luôn phát triển, mở rộng phạm vi và sự ảnh hưởng của họ. Tìm hiểu
những người này, hãy cố gắng xác định cho mình những phẩm chất mà họ đã đạt được và đã
đưa họ lên đỉnh cao.
- Nghe và xem họ chơi bạn có thích không? Điều đó có gây cho bạn cảm hứng, mở mang và
thích thú không?
- Bạn khâm phục phẩm chất nào nhất trong cách mà họ diễn đạt và giao lưu âm nhạc.
- Âm thanh mà họ tạo ra có để lại trong bạn hiệu quả tốt không?
- Khi nghe và xem họ chơi bạn học được những gì về mặt kỹ thuật chơi đàn?
- Bạn có thể học được những gì khi họ ngẫu hứng.
- Họ có thể hiện mình và những phẩm cách tốt của họ không? Họ có cử chỉ, thái độ vui vẻ
không?
Những ý tưởng trên giúp bạn khám phá chính bạn bằng cách học cách mà những người khác đã
tìm được vị trí của họ. Xem xét phạm vi rộng lớn của âm nhạc mà một người chơi bass đương
đại phải làm quen, sẽ rất quan trọng khi ta xác định được vị trí của mình trên quá trình phát triển
của bản thân.
Tất nhiên những sự xem xét này có thể thay đổi cùng với quá trình học và mở rộng kiến thức, và
thực sự là rất tốt khi duy trì sự mềm dẻo, nhạy bén với sự thay đổi sẽ sảy ra trong âm nhạc và
cuộc đời của chính bạn. Tồn tại với tư cách là một nhạc công là rất khó và có thể học được rất
nhiều từ những người mà đã tồn tại và tiếp tục tồn tại về mặt nghệ thuật, tài chính, tinh thần và
thể xác.
Về cơ bản, mục đích chơi nhạc là đem lại vui thú, khoái lạc và thoải mái cho mọi người. Bây giờ
ta sẽ chỉ ra phương pháp luyện tập mà cho ta hiệu quả cao nhất so với thời gian mà ta bỏ ra.
1. Quyết định một thời gian tập cụ thể, một giờ luyện tập tập trung còn hơn nhiều giờ tập không
chú ý và không có hiệu quả.
2. Tập trung vào một vấn đề cụ thể, nhìn vào danh mục những điểm yếu và tìm cách khắc phục
và mỗi lần chỉ sửa một điểm yếu.
3. Không bao giờ chọn những điều mà không thể làm được trong một thời điểm nhất định. Đặt
ra mục tiêu và đáp ứng mục tiêu đó. Nếu đạt được mà vẫn còn thời gian hãy đặt ra mục tiêu
khác. Nên nghỉ một chút trước khi quay trở lại luyện tập.
4. Đừng phí thời gian và việc tập những đIểm mạnh, để dành việc này vào lúc biểu diễn. Hãy
nhớ rằng, khi vượt qua được những điểm yếu tức là đã bổ xung vào điểm mạnh của mình.
5. Trong quá trình tập nảy sinh những vấn đề khó, đừng bỏ qua – hãy quay trở lại và khắc phục
nó trước khi tiếp tục, điều này hết sức quan trọng.
6. Vui vẻ! Hãy làm cho việc tập luyện trở nên nhẹ nhàng, thách thức chính bạn, coi nó như một
cuộc chơi và bạn phải thắng cuộc.